BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
-& -NGUYỄN ĐÌNH HÒA
NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC LOẠI THỨC ĂN
ĐẾN SINH TRƯỞNG CÁ GHÉ (Bagarius rutilus Ng&Kottelat,
2000) GIAI ĐOẠN CÁ GIỐNG
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆPKỸ SƯ NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
Trang 2Vinh – 11/2010
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
-& -NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC LOẠI THỨC ĂN
ĐẾN SINH TRƯỞNG CÁ GHÉ (Bagarius rutilus Ng&Kottelat,
2000) GIAI ĐOẠN CÁ GIỐNG
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
Người thực hiện : Nguyễn Đình HoàNgười hướng dẫn : KS Lê Minh Hải
Trang 3Vinh – 11/2010
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khoá luận tốt nghiệp này trước hết tôi xin gửi lời cảm
ơn sâu sắc đến giảng viên KS Lê Minh Hải là người thầy đã định hướng
và tận tâm hướng dẫn để tôi hoàn thành khoá luận này.
Tiếp theo tôi xin bày tỏ lòng biết ơn trường Đại học Vinh, khoa NôngLâm Ngư, tổ bộ môn Nuôi Trồng Thuỷ Sản cùng các thầy cô giáo đã luôntạo điều kiện để tôi hoàn thành khoá luận này.
Tôi xin chân thành căm ơn tập thể cá bộ trại thực nghiệm nước ngọtHưng Nguyên đã giúp đỡ tôi trong quá trình làm đề tài.
Một lần nữa tôi xin ghi nhận sâu sắc những sự giúp đỡ quý báu trên Tôi xin chân thành cảm ơn !
Vinh, 29/11/1010
Sinh viên
Nguyễn Đình Hoà
Trang 4CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC VẤN NGHIÊN CỨU 3
1.1 Một số đặc điểm sinh học của cá Ghé Bagarius rutilus 1.2 Tình hình nghiên cứu cá Ghé trên thế giới và Việt Nam 9
1.2.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu ngoài nước 9
1.2.2 Tình hình nghiên cứu cá Ghé ở Việt Nam 11
1.3 Nhu cầu dinh dưỡng của cá da trơn 13
CHƯƠNG2 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 15
2.1 Vật liệu và Đối tượng nghiên cứu 15
2.1.1 Đối tượng nghiên cứu 15
2.1.2 Vật liệu nghiên cứu 15
Trang 52.2 Nội dung nghiên cứu ……… 16
2.3 Phương pháp nghiên cứu 16
2.3.1 Phương pháp bố trí thí nghiêm……… 16
2.3.2 Sơ đồ khối nghiên cứu ……… 16
2.4 Phương pháp thu thập số liệu ……… 18
2.5.1 Phương pháp xác định các yếu tố môi trường ………
182.4.2 Phương pháp đo chiều dài cá 18
2.4.3 Phương pháp xác định khối lượng cá 18
2.4.4 Phương pháp xác định tỷ lệ sống 19
2.4.5 Hệ số chuyển đổi thức ăn FCR (Feed conversion rate) ………… 20
2.4.6 Phương pháp tính hiệu quả kinh tế ……… 20
2.5 Phương pháp xử lý số liệu ……… 20
2.6 Thời gian và địa điểm nghiên cứu ……… 20
CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ……… 21
3.1 Diễn biến các yếu tố môi trường trong quá trình thi nghiệm ……… 21
3.1.1 Nhiệt độ (To ) ……… 21
3.1.2 Độ pH ……… 23
3.1.3 Hàm lượng ôxy hòa tan (DO) ……… 24
3.2 Ảnh hưởng của các loại thức ăn đến tốc độ tăng trưởng của cá Ghé 26 3.2.1 Ảnh hưởng của thức ăn đến tốc độ tăng trưởng chiều dài cá Ghé….263.2.1.1 Tốc độ tăng trưởng trung bình chiều dài toàn thân của cá Ghé… 26
3.2.1.2 Tốc độ tăng trưởng chiều dài tuyệt đối của cá Ghé……… 28
3.2.1.3 Tốc độ tăng trưởng chiều dài tương đối cá Ghé (%/ngày) 30
3.2.2 Ảnh hưởng của thức ăn đến tốc độ tăng trưởng khối lượng của cá Ghé …323.2.2.1 Ảnh hưởng của các CT thức ăn đến tốc độ tăng trưởng khối lượngtrung bình……… 32
Trang 63.2.2.2 Tốc độ tăng trưởng khối lượng tuyệt đối của cá Ghé……… 34
3.2.2.3 Tốc độ tăng trưởng khối lượng tương đối giữa của cá Ghé ………35
3.3 Ảnh hưởng của các công thức ăn đến tỷ lệ sống ……… 38
3.4 Ảnh hưởng của các loạ thức ăn đến hệ số chuyển đổi thức ăn FCR …39 3.5 Đánh giá hiệu quả kinh tế ……… 40
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ……….42
Kết luận ………42
Kiến nghị ………42
Trang 8DANH MỤC CÁC BẢNG
1 Bảng1.1 Một số chỉ tiêu tăng trưởng về chiều dài và khối lượng 7 2 Bảng 2.2 Thành phần dinh dưỡng của Giun Quế, cá tạp, thức
3 Bảng 3.3 Biến động nhiệt độ trong quá trình thí nghiệm 21 4 Bảng 3.4 Biến động pH trong quá trình thí nghiệm 23 5 Bảng 3.5 Biến động DO trong quá trình thí nghiệm 24 6 Bảng 3.6 Tốc độ tăng trưởng trung bình về chiều dài của cá Ghé trong quá trình thí nghiệm 26 7 Bảng 3.7 Tốc độ tăng trưởng tuyệt đối về chiều dài tiêu
8 Bảng 3.8 Tốc độ tăng trưởng tương đối về chiều dài của cá
12 Bảng 3.12 Tỷ lệ sống của cá Ghé trong các công thức thí nghiệm 38 13 Bảng 3.13 Hệ số chuyển đổi thưc ăn của các loại thức ăn 39 14 Bảng 3.14 Hiệu quả kinh tế chi tiết trong quá trình ương nuôi
Trang 9DANH MỤC HÌNH
1 Hình 1.1 : Hình thái ngoài của cá Ghé Bagarius rutilus 3
5 Hình 3.5 Đồ thị biến động hàm lượng ôxy hoà tan (DO) 25 6 Hình 3.6 Đồ thị biểu thị tốc độ tăng trưởng chiều dài trung bình
Trang 10MỞ ĐẦU1 Lý do chon đề tài
Trong những năm gần đây, nuôi trồng thủy sản mặn lợ có những bước phát triển đáng kể nhưng cá nước ngọt hiện vẫn là nhóm đối tượng thủy sản chiếm tỷ trọng chủ yếu, theo FAO (2009), sản lượng cá nước ngọt trên toàn cầu (2007) là 29.057.816 tấn, chiếm 57,7% tổng sản lượng thủy sản nuôi trồng Trong 10 năm (1998-2007), sản lượng cá nước ngọt nuôi trồng trên toàn thế giới tăng 1,8 lần.[16]
Loài cá ghé Bagarius rutilus (Ng&Kottelat, 2000) thuộc giống Cá Ghé
Bagarius là một giống cá da trơn thuộc phân họ Sisorinae, họ Sisoridae, bộ
Siluriformes, lớp Actinopterygii Giống cá Ghé gồm 5 loài, trong đó có 4 loài
còn tồn tại ngày nay là B bagarius, B rutilus, B suchus, B yarelli và 1 loài đã
bị tuyệt chủng là B gigas
Trong tự nhiên, cá Ghé B rutilus thường sống thành đàn ở trung và
thượng lưu của các con sông Khu vực phân bố được xác định là Vân Nam (Trung Quốc), lưu vực sông Nậm Mạ (Lào), sông Mã (Việt Nam), lưu vực Sông Cả, vùng Điện Biên Các dẫn liệu đã có cho thấy, đây là một loài có phạm vi phân bố khá rộng trên các lưu vực sông ở Việt Nam, Lào, Nam Trung Quốc, là loài có kích thước lớn nhất trong các loài thuộc giống cá Ghé
Bagarius, kích thước trưởng thành có thể đạt tới trên 100cm, khối lượng có
thể đạt tới trên 30kg Đây là một trong những loài cá da trơn bản địa được đánh giá là có triển vọng gia hóa và cho hiệu quả kinh tế cao.
Cá Ghé B rutilus là một loài cá ăn thịt, khi còn nhỏ, thức ăn là các ấu
trùng của các loại côn trùng sống trong nước, tôm nước ngọt và cá nhỏ Cá trưởng thành, thức ăn là cá nhỏ, các loại tôm nước ngọt và các loại động vật không xương sống khác
Hiện nay các nghiên cứu về cá Ghé chưa nhiều, chỉ mới tập trung vào
Trang 11nghiên cứu đặc điểm sinh học, Trần Ngọc Hùng, Nguyễn Văn Hóa năm 2008 nghiên cứu các chỉ tiêu sinh lý cá Ghé.
Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 1 năm 2007, Trần Ngọc Hùng năm 2009 - 2010 đã nghiên cứu xây dựng quy trình sản xuất giống cá Ghé.
Cá Ghé là thuỷ đặc sản mới được đưa vào nuôi, hiện nay chỉ có các đề tài nghiên cứu về sinh sản bên cạnh đó nhu cầu giống ngày càng cao (chất lượng, số lượng) Trong khi đó các nghiên cứu về dinh dưỡng chưa được tiến hành, trong sản xuất giống thì ương giống còn gặp nhiều trở ngại Tỷ lệ sống thấp có thể là do điều kiện dinh dưỡng (thức ăn) chưa phù hợp.
Trong các nghiên cứu về sản xuất giống đã chỉ ra kho khăn dẫn đến số lượng cá giống ít là do trong ương nuôi chưa tìm được thức ăn phù hợp.
Xuất phát từ thực tiễn đó tôi thực hiện nghiên cứu đề tài: ‘‘Nghiên
cứu ảnh hưởng của các loại thức ăn đến sinh trưởng cá Ghé Bagariusrutilus (Ng&Kottelat, 2000) giai đoạn cá giống”
2 Mục tiêu đề tài
Xác định ảnh hưởng của các loại thức ăn đến sinh trưởng của cá Ghé
Bagarius rutilus (Ng&Kottelat, 2000) giai đoạn cá giống.
Xác định loại thức ăn phù hợp cho quá trinh ương nuôi cá Ghé
Bagarius rutilus (Ng&Kottelat, 2000) giai đoạn cá giống.
Trang 12CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC VẤN NGHIÊN CỨU
1.2 Một số đặc điểm sinh học của cá Ghé Bagarius rutilus
1.2.1 Vị trí phân loại
Cá Ghé Bagarius rutilus là một chi cá da trơn thuộc họ Sisoridae Nó có
4 loài còn tồn tại đến ngày nay là B.bagarius, B.rutlus, B.suchus, B.yarelli cùngmột loài đã tuyệt chủng là B.gigas.
Hình 1.1 : Hình thái ngoài của cá Ghé Bagarius rutilus
Phân loại khoa học:
Giới (regnum): Animalia.
Ngành (phylum): Chordata Lớp (class): Actinopterygii Bộ (ordo): Siluriformes Họ (familia): Sisoridae.
Phân họ (Sisorinae): Sisorinae
Loài(spacyl): Bagariusrutilus (Ng&Kottelat, 2000)
1.1.2 Đặc điểm phân bố
Trang 13Theo Kottelat M và nnk (2000, 2001), loài cá Ghé Bagarius rutilus
phân bố tại Vân Nam (Trung Quốc), lưu vực sông Nậm Mạ (Lào), sông Mã (Việt Nam) [18],[19] Hiện những nghiên cứu về loài cá này mới chỉ dừng lại ở mức độ mô tả hình thái, định loại và một số đặc điểm sinh học ban đầu.
Các loài trong chi Bagarius sinh sống tại khu vực Nam và Đông Nam
Châu Á Có thể tìm thấy chúng từ lưu vực sông ấn ở Pakistan và Ấn Độ, kéo dài về phía đông tới lưu vực sông Hồng Việt Nam và về phía nam bán đảo
Mã Lai và Indonesia B.bagarius có mặt trong lưu vực sông Hằng, Chao
Phraya và Mê Kông cũng như tại bán đảo Mã Lai và sông Salween cùng các
sông Mê Kong, Brahmaputra và Ayeyarady B.suchs có mặt trong khu vựcsông Mê Kông và Chao Phraya B.rutilus sinh sống tại khu vực sông Hồngvà sông Mã ở miền Bắc Việt Nam B.yrelli phân bố rộng khắp tại Nam và
Đông Nam Châu Á (Ferraris, Carl J.Jr, 2007) [21]
Chi B bagarius sinh sống trong khu vực thác ghềnh hay vực đá củacác hệ thống sông lớn và vừa B.suchus thông thường gắn liền với các sônglớn B.yarelli có mặt tại các sông lớn ở phần đáy, thậm chí với dòng chảy
mạnh, không thấy ở các suối và sông nhỏ Người ta hay thấy nó trong các hòn đá cuội, gần chỗ đỗ xuống của thác ghềnh.
Cá Ghé sống ở những nơi nước chảy xiết, có nhiều ghềnh thác Ban ngày cá trú trong các hang hốc của thác nước, ban đêm mới ra hoạt động, bắt
mồi ở vùng nước xung quanh Cá Ghé B rutilus phân bố rộng trong hệ
thống sông Hồng, giới hạn hạ lưu xuống tận Hưng Yên nhưng có nhiều ở khu vực thượng lưu, trung lưu các sông suối (Mai Đình Yên,1978) [13]
1.1.3 Đặc điểm hình thái
Các loài trong chi Bagarius có đầu rộng, hẹp, bẹp vừa phải hoặc bẹp
nhiều Thân dẹt bên, miệng rộng, các lỗ mang rộng, vây lưng và các vây ức
Trang 14có các gai (ngạnh) khoẻ Ngạnh của vây lưng nhẵn, còn ngạnh của các vây ức thì phía trước nhẵn, phía sau khía răng cưa nhỏ Các thuỳ của vây lưng, ức và đuôi đôi khi kéo dài hình sợi Đầu và thân gần như toàn bộ được bao phủ bằng lớp da dày keratin hóa Các loài trong chi Bagarius thiếu bộ phận kết dính ở ngực và các cặp vây bị kéo dãn ra.
Các loài trong chi Bagarius có cùng một kiểu màu chung bề ngoài, bao gồm 3 dải hay vết sẫm màu trên cơ thể Các đốm bất thường cũng có thể có trên thân Các đốm trên vây thay đổi tuỳ theo loài, từ không đốm tới có đốm hay vạch kẻ dọc.
Theo Nguyễn Văn Hảo (2005)[3], tên tiếng việt là cá Ghé ,tiếng thái là Pa Khẻ , tiếng địa phương vùng Nghệ An, Thanh Hóa là cá Ghé Bắc, cá Ghé.
Cá Ghé B.rutilus có thân hình trụ, thon dần về phía đuôi Đầu rất to và
bản rộng nhưng dẹp Hàm dưới hơi nhô ra, răng hàm nhỏ và sắc, hai đôi râu cằm dài và nhỏ, râu ngoài kéo dài đến đường thẳng đứng viền sau mắt, râu trong tương đối ngắn, màng nắp mang chuyển rời không liền với eo mang.
Vây lưng có một gai chất xương cứng, mé sau trơn bóng, mút mềm mại, kéo thành sợi, khới điểm xa mút mõm hơn tới vây mỡ Vây mỡ ngắn, vây hậu môn có khởi điểm tương ứng với khởi điểm vây mỡ hoặc hơi lùi về phía sau Vây ngực mở rộng theo chiều ngang, mé sau gai cứng có dải răng mềm, mút sau cứng là tia mềm dạng tơ kéo dài và có có thể kéo dài tới mút sau của vây bụng Vây đuôi phân chạc sâu, mút của các thùy kéo dài dạng tơ.
Phía lưng của phần đầu và bề mặt của thân có nhiều nốt sần nhỏ hướng dọc, phía bụng và ngực trong bóng Xương chẩm trên và phía lưng của gốc vây lưng không có lườn nhô dạng eo, đường bên hoàn toàn [3].
Trang 15Toàn thân có màu vàng xám Ở gốc vây lưng, vây mơ và phía trước vây đuôi đều có một đốm ngang màu nâu đen, toàn thân và các vây có các đốm nhỏ màu đen phân tán Vây lưng, vây hậu môn và vây đuôi đều có vần đốm có ranh giới không rõ ràng
1.1.4 Đặc điểm sinh trưởng
Theo Phạm Báu và ctv (2000)[1], thùy trên của vây đuôi cá Ghé kéo dài phía sau dạng sợi khó xác định nên tính tốc độ tăng trưởng của cá Ghé theo L0 Cá Ghé có tốc độ tăng trưởng khá nhanh Cá Ghé đực và cái tăng trưởng chênh lệch nhau không nhiều, có xu hướng 3 năm đầu cá đực lớn nhanh hơn cá cái, sau đó cá cái lớn nhanh hơn Cá Ghé tăng chiều dài chủ yếu là từ năm thứ nhất đến năm thứ tư từ 14,2 – 17,6 cm, sau đó chậm dần đều năm thứ 8 đến năm thứ 13 từ 7,5 – 8,2 cm.
Cá Ghé tăng nhanh về khối lượng từ sau năm 3, từ 3-7 tuổi trung bình đạt 700g- 1200g/năm, trong giới hạn 13 tuổi, cá càng lớn càng tăng trọng nhanh, 13 tuổi đạt 30 kg Điều này đáng chú ý là cá Ghé có tốc độ sai khác nhiều Ví dụ: ở cá Ghé 1 tuổi có (L0) cm là 14,5 2,6 , hệ số CV = 17,7; cá 2 tuổi có (L0) cm bằng 13,4 1,8 hệ số CV = 17,7 Có sự sai khác lớn như thế này có thể do cá Ghé bắt mồi thụ động, ít di chuyển xa nên nơi nào có thức ăn, phong phú thì cá lớn nhanh hơn Nuôi thương phẩm trong lồng cá lớn nhanh hơn ngoài tự nhiên do được cung cấp thức ăn thường xuyên và đầy đủ [1].
Cá Ghé là loài cá có kích thước lớn đôi khi đạt tới 50 kg Cá khai thác thuộc loại trung bình 5-7 kg Số liệu về tuổi và tốc độ tăng trưởng của cá Ghé còn rất ít do khó thu mẫu Những nghiên cứu bước đầu cho thấy tương quan chiều dài và trọng lượng của cá như sau:[9]
Bảng1.1 Một số chỉ tiêu tăng trưởng về chiều dài và khối lượng L(cm) chiều dài tiêu chuẩn W(g) khối lượng toàn thân
Trang 161.1.5 Đặc điểm dinh dưỡng
Cá Ghé là loài cá dữ có bộ máy tiêu hoá đặc trưng của loài ăn động vật điểm hình: Miệng cá rộng, răng cá sắc nhọn, tỷ lệ chiều dài ruột/ chiều dài thân (Li/L0) thấp Tỷ lệ Li/L0 = 124,8%, chiều dài dạ dày/ L0 = 18,9%, tỷ lệ chiều rộng miệng/ chiều dài đầu gần bằng 47,7% Điều đáng chú ý là tỷ lệ Li/L0 không phụ thuộc vào chiều dài của cá một cách rõ ràng, điều này chứng tỏ trong giai đoạn trưởng thành thức ăn không thay đổi, mà chủ yếu phụ thuộc vào nơi sống [1].
Thức ăn của cá Ghé biến động theo mùa một cách rõ rệt Trong tháng 5 do thức ăn nghèo nàn nên thức ăn chính của cá Ghé là côn trùng dưới nước
(Epheme-roptera, Trichoptera, Hemiptera, Diptera ) Trong hệ tiêu hoácòn có các tổ côn trùng Trichoptera xây bằng các loại sơ, gỗ Vào tháng 7-9,
khi nước ngập nhiều vùng, ở thời điểm này thức ăn chính của cá Ghé là tôm, cua, cá với tỷ lệ tương ứng là tôm (70%), cua (20%), cá (10%), côn trùng (20%) Trong thời gian từ tháng 11 năm trước đến tháng 2 năm sau khi mực
nước cạn, cá chuyển qua ăn các chủng quần thể bám đá (Aphelochrinus,
Giai đoạn cá nhỏ ăn các loại côn trùng dưới nước, tôm, cua, cá nhỏ, lớn lên chủ yếu ăn cá Tuy nhiên nuôi bằng lồng bè trên hệ thống sông, suối, bể xây, cho cá ăn bằng cá, giun, bì lợn, cá vẫn ăn và sinh trưởng tốt [1].
1.1.6 Đặc điểm sinh sản
Trang 171.1.6.1 Phân biệt cá Ghé đực vá cá cái
Khi cá chưa đến giai đoạn trưởng thành, còn non thì việc phân biệt đực cái còn rất khó vì chưa có sự khác biệt về hình dạng giữa cá đực và cá cái Khi cá đến giai đoạn trưởng thành thì đặc điểm về hình dạng cá đực và cá cái có sự khác biệt tương đối rõ ràng, cá đực thân thuôn dài hơn cá cái, cá cái thân ngắn hơn cá đực, lỗ sinh dục con đực dài hơn và nhỏ, nhọn hơn cá cái Cá cái có đặc điểm ngắn hơn và tù hơn cá đực, có hình ô van và có rãnh dọc giữa.
Khi giải phẫu bên trong, cá cái có buồng trứng gồm hai dải hình quả nhót, cá đực có hai dải tinh và có các túi tinh kiểu răng lược (theo Phạm Báu và ctv, 2000).
1.1.6.2 Tuổi phát dục và hệ số thành thục của cá Ghé
Tuổi thành thục của cá Ghé
Cá Ghé thành thục trong tự nhiên muộn, trong quá trình nghiên cứu đã gặp nhiều khó khăn về việc thu mẫu Đã thu được 16 mẫu cá Ghé có tuổi 4-13 trên tổng số 148 mẫu vật Chưa gặp cá Ghé cái thành thục ở tuổi 4-5 Cá Ghé thành thục ở tuổi thấp nhất là 6, chiếm tỷ lệ 25%, ở lứa tuổi 7 là 66% trên tổng số cá đã nghiên cứu [1].
Theo Nguyễn Anh Hiếu và ctv (2008) [4], trong quá trình nuôi vỗ nhân tạo thực tế cá Ghé tuổi 3+ đã thành thục và có khả năng sinh sản.
Hệ số thành thục
Cá Ghé có hệ số thành thục thấp với 7 mẫu cá thu được và nghiên cứu có chiều dài L0 từ 64-120cm, khối lượng P từ 4,1-32 kg, trứng thành thục ở giai đoạn 4 Hệ số thành thục của cá biến đổi từ 1,5 – 4,7% Kiểm tra bằng lát cắt tế bào của cá có hệ số thành thục 4,7% thấy trứng đã đạt giai đoạn IVb [1].
Sức sinh sản
Trang 18Theo Phạm Báu và ctv (2000), tiến hành nghiên cứu trên 4 mẫu trứng thu được ở giai đoạn IV Cá Ghé có sức sinh sản thấp, sức sinh sản tuyệt đối từ 31.000 đến 48.000 trứng với cỡ cá là 32kg.
Theo Trần Vũ Hùng (2008) [6], sức sinh sản tuyệt đối dao động từ 9.444 đến 16.511 trứng / cá thể cá cái, trung bình đạt 13.314 2584 sức sinh sản tương đối dao động từ 8,26 đến 11,70 trứng/g cá cái.
Sức sinh sản thực tế của cá Ghé là thấp, dao động từ 4773 trứng /kg cá cái đến 11.070 trứng /kg cá cái.
1.1.6.3 Mùa vụ sinh sản
Cá Ghé có hệ số thành thục cao nhất vào tháng 4-5, sau đó giảm thấp, điều này cho thấy mùa sinh sản của cá Ghé bắt đầu trong tự nhiên từ tháng 4 trùng với mùa lũ và mùa đẻ của nhiều loài cá khác Tháng 7 vá tháng 8 đã thu được cá con cỡ 4-5cm tại chân cầu Nông Tiến, Tuyên Quang Tập tính đẻ chưa nắm được rõ ràng, Nhưng theo quan sát của ngư dân sống ven cac sông, suối thì cá Ghé đẻ trong hang, trong bãi đá ngầm[1]
Trong sản xuất giống nhân tạo, mùa vụ sinh sản của cá từ tháng 5 kéo dài đến tháng 7 ( Nguyễn Anh Hiếu và ctv 2008)[4].
1.2 Tình hình nghiên cứu cá Ghé trên thế giới và Việt Nam
1.2.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu ngoài nước
Gia hóa các giống thủy sản bản địa là một hướng đi nổi bật nhằm chuyển hướng ngành thủy sản toàn cầu từ chỗ dựa chủ yếu vào khai thác, đánh bắt nguồn thủy sản tự nhiên trở thành ngành sản xuất dựa trên nuôi trồng Theo FAO (2009), trong khi sản lượng khai thác thủy sản toàn cầu giảm từ 95.674790 tấn (năm 2000) xuống 90.063.851 tấn (năm 2007) thì sản lượng thủy sản nuôi trồng tăng từ 32.415.750 tấn (năm 2000) lên 50.329.007 tấn (năm 2007) [16]
Mặc dù trong những năm gần đây, nuôi trồng thủy sản mặn lợ có những
Trang 19bước phát triển đáng kể nhưng cá nước ngọt hiện vẫn là nhóm đối tượng thủy sản chiếm tỷ trọng chủ yếu, theo FAO (2009), sản lượng cá nước ngọt trên toàn cầu (2007) là 29.057.816 tấn, chiếm 57,7% tổng sản lượng thủy sản nuôi trồng Trong 10 năm (1998-2007), sản lượng cá nước ngọt nuôi trồng trên toàn thế giới tăng 1,8 lần.[16]
Đa dạng hóa đối tượng nuôi đang trở thành một chiến lược quan trọng của nuôi trồng thủy sản ở phạm vi toàn cầu Nhiều khó khăn đặt ra trong quá trình xây dựng các quy trình kỹ thuật sản xuất giống đã được giải quyết nhờ các tiến bộ kỹ thuật trong lĩnh vực nghiên cứu, chiết xuất, tổng hợp và đưa vào ứng dụng các loại kích dục tố trên các loài khác nhau bao gồm cả các loài nước ngọt và các loài nước mặn lợ[15],[17].
Theo Kottelat M và nnk (2000, 2001), loài cá Ghé Bagarius rutilus
phân bố tại Vân Nam (Trung Quốc), lưu vực sông Nậm Mạ (Lào), sông Mã (Việt Nam) [18],[19] Hiện những nghiên cứu về loài cá này mới chỉ dừng lại ở mức độ mô tả hình thái, định loại và một số đặc điểm sinh học ban đầu.
Trên thế giới hiện chưa có nghiên cứu về sinh sản Ghé Bagarius
rutilus trong điều kiện nhân tạo Việc nghiên cứu quy trình kỹ thụât sản
xuất giống loài cá Ghé Bagarius rutilus thành công sẽ tạo cơ sở để phát
triển nghề nuôi cá Ghé thương phẩm Bổ sung thêm một loài cá nước ngọt có giá trị kinh tế cao vào danh mục các loài cá nước ngọt nuôi của ngành thủy sản thế giới Mặt khác, đây cũng là một giải pháp nhằm giảm áp lực khai thác nguồn cá tự nhiên góp phần bảo tồn loài cá quý hiếm này cùng với việc nâng cao hiệu quả nghề nuôi cá nước ngọt.
Cá Ghé Bagarius rutilus là loài có giá trị kinh tế, hiện có khoảng 73
loài phân bố rộng trên thế giới, chủ yếu tập trung tại khu vực Nam và Đông nam châu Á Loài đang nghiên cứu được tìm thấy năm 2003 và là loài mới
chưa được nghiên cứu nhiều Có thể tìm thấy chúng từ lưu vực sông ấn ở
Trang 20Pakistan và ấn độ, kéo dài về phía đông tới lưu vực sông Hồng Việt Nam và
về phía nam bán đảo Mã Lai và Indonesia Loài cá Ghé (Bagarius rutilus)
thuộc giống cá Ghé gồm 4 loài còn sống và một loài đã tiệt chủng.
1.2.2 Tình hình nghiên cứu cá Ghé ở Việt Nam
Trong những năm gần đây, ngành thủy sản của Việt Nam đã có những bước phát triển quan trọng, đặc biệt là trong lĩnh vực nuôi trồng Tổng sản lượng nuôi trồng tăng từ 338.920 tấn (1998) lên 2.156.500 tấn (2007) [16] và đạt mức 2.569.900 tấn (2009) [14] Việt Nam là một trong những quốc gia có tính đa dạng sinh học cũng như đa dạng sinh thái cao Hiện ở Việt Nam đã xác định được 1027 loài và phân loại cá nước ngọt phân bố, thuộc 427 giống, 98 họ của 22 bộ cá khác nhau [8] Tuy nhiên, tập đoàn các đối tượng nuôi nước ngọt, còn nghèo nàn chưa tương xứng với tiềm năng đa dạng sinh học và sự đa dạng về điều kiện sinh thái của đất nước cũng như nhu cầu của sản xuất [8] Đặc biệt, ở nhiều vùng sinh thái đặc thù như khu vực Bắc Trung Bộ, khu vực Miền núi và trung du Bắc Bộ, chưa tìm ra những đối tượng nuôi chủ lực gắn với điều kiện sinh thái như là con cá Tra, cá Ba sa ở khu vực đồng bằng Sông Cửu Long Nguyên nhân chính của sự hạn chế này chính là công tác gia hóa chưa được đẩy mạnh, một phần do thiếu năng lực, một phần do thiếu kinh phí.[8]
Ở Việt Nam, việc nghiên cứu đặc điểm sinh học của loài cá Ghé
Bagarius rutilus đã được tiến hành và thu được những kết quả bước đầu.
Trong tự nhiên, cá Ghé Bagarius rutilus thường sống thành đàn ở trung và
thượng lưu của các con sông Khu vực phân bố ở Việt Nam được xác định là sông Mã [27, 28, 29], lưu vực Sông Cả[10], vùng Điện Biên[22] Các dẫn liệu đã có cho thấy, đây là một loài có phạm vi phân bố khá rộng trên các lưu vực sông ở Việt Nam, là loài có kích thước lớn nhất trong các loài thuộc giống cá Ghé Bagarius, kích thước trưởng thành có thể đạt tới trên 100cm
Trang 21[20], khối lượng có thể đạt tới trên Đây là một trong những loài cá da trơn bản địa được đánh giá là có triển vọng gia hóa và cho hiệu quả kinh tế cao
Về đặc điểm dinh dưỡng, cá Ghé Bagarius rutilus là một loài cá ăn
thịt, khi còn nhỏ, thức ăn là các ấu trùng của các loại côn trùng sống trong nước, tôm nước ngọt và cá nhỏ Cá trưởng thành, thức ăn là cá nhỏ, các loại tôm nước ngọt và các loại động vật không xương sống khác [19, 20, 22].
Về đặc điểm sinh học sinh sản, những nghiên cứu đã được tiến hành nhưng mới chỉ dừng lại ở những mô tả ban đầu Trong tự nhiên, tuổi sinh
sản của cá Ghé Bagarius rutilus cái là từ 3-5 năm, khối lượng thân khoảng
3-6kg, khu vực sinh sản thường là trung và thượng lưu của các con sông [19, 20, 22] Chính vì vậy, cần có những nghiên cứu đầy đủ hơn về đặc điểm sinh học sinh sản của loài này nhằm cung cấp dẫn liệu cho quá trình gia hóa.
Phạm Báu và ctv (2000)[1] nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của
cá Ghé Bagarius yarrli (sykes, 1842) trên sông hồng.
Nguyễn Anh Hiếu và cộng sự (2008)[4] nghiên cứu nuôi vỗ và thành
thục sản xuất giống nhân tạo cá Ghé Bagarius rutilus (Ng & Kottelat 2000)
Nguyễn Văn Hoá (2008),[5] Nghiên cứu một số chỉ tiêu sinh lý – sinh
hóa của cá Ghé B rutilus Ng&Kottelat, 2000 trên lưu vực Sông Hiếu –
Nghệ An, luận văn Thạc sĩ, chuyên ngành sinh học thực nghiệm, Đại học Vinh, 2008
Hồ Đình Quang (2009),[9] Đặc điểm sinh học sinh sản và một số chỉ
tiêu sinh hóa giai đoạn sinh sản của cá Ghé Bagarius rutilus Ng & Kottelat,
2000
Trần Ngọc Thư (2009), [11] nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ, thức
ăn đến tỷ lệ sống của cá Ghé Bagarius rutilus (Ng & Kottelat, 2000) giai
đoạn cá hương lên cá giống.
Trang 22Trần Ngọc Hùng và các cộng sự,(2010) [7] Nghiên cứu xây đựng quy
trình sản xuất giống cá Ghé Bagarius rutilus (Ng & Kottelat, 2000)
Trong tự nhiên cá Ghé thường sống thành đàn phân bố chủ yếu ở các con sông suối phía Bắc như Yên Bái, Lào Cai, Hà Giang, Tuyên Quang, Lai Châu, Sơn La, Thanh Hóa, Nghệ An tập trung trên các con sông Lô, sông Gâm, sông Thao, sông Đà cho đến sông Thu Bồn( Quãng Nam).
Mấy năm gần đây đã nuôi thử nghiệm ở một số địa phương với hình thức nuôi lồng, bè như Cẩm Thuỷ -Thanh Hoá, Quỳ Châu-Nhệ An, Yên Bái, Hà Giang và nhiều địa phương khác đã đem lại những thành công nhất định và giá trị kinh tế khá cao Hiện nay do giá trị kinh tế cao nên cá Ghé đã được nuôi nhân tạo và sản xuất nhân tạo và được nuôi nhiều ở Yên Bái Đã đem lại nhiều nguồn thu có giá trị cho người dân, với giá trị có lúc lên tới 380.000\kg và khối lượng phẩm trong bình 3-4\kg.Trên sông G âm người ta đã biết được khối lượng 32kg, trên Sông Hồng sản lượng có năm đặt tới 30 tấn, mùa khai thác chủ yếu là từ tháng 2-tháng 4.
1.3 Nhu cầu dinh dưỡng của cá da trơn
Protein là vật chất hữu cơ chủ yếu xây dựng nên tổ chức mô của cá cũng như của động vật, protein chiếm khoảng 60-70% vật chất khô của cơ thể, cá sử dụng protein để đáp ứng nhu cầu amino acid Protein sau khi được các enzyme thực hiện quá trình tiêu hoá hoá học giả phóng các aminno acid Các amino acid này sẽ được hấp thu qua thành ống tiêu hoá đi vào máu, được máu vận chuyển đến các tổ chức mô cơ quan, ở đó chúng tham gia qua trình tổng hợp protein mới Nhu cầu protein phụ thuộc vào việc sử dụng amino acid để xây dựng nên các protein mới.[12]
Nhu cầu protein tương đối có thể xác định được là tỷ lệ % protein trong thức ăn, nhu cầu protein của cá da trơn khoảng 32 – 36%, Garlinh và Wilson, 1976 [12].
Trang 23Lipid là hợp chất hữu cơ tự nhiên có trong các mô của động vật (trong cá) và thực vật có thành phần hoá học và cấu tạo khác nhau nhưng có tính chất chung là không hoà tan trong nước và các dung môi hữu cơ khác Lipid là hợp phần cấu tạo quan trọng của cá màng sinh học, là nguồn cung cấp năng lượng, nguồn cung cấp các protein hoà tan trong mỡ như: vitamin A, D, E, K [12].
Nhu cầu lipid của cá chính là nhu cầu các acid béo của cá Cá da trơn có nhu cầu về acid béo không no họ n-3 Tuy nhiên sự có mặt của linolenic (18; n-3) trong thức ăn lớn hơn 1% thì làm ức chế tăng trưởng Nhu cầu chất béo cần thiết của cá da trơn là < 1% [12].
Trang 24CHƯƠNG2 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU2.1 Vật liệu và Đối tượng nghiên cứu
2.1.1 Đối tượng nghiên cứu
Cá Ghé Bagarius rutilus giai đoạn cá giống cỡ 13,80 0,62 cm, đây là đàn cá giống được thu thập từ tự nhiên do các ngư dân ở Bá Thước, Cẩm Thuỷ – Thanh Hoá đánh bắt
Cá Ghé đã được thuần hoá trước khi vận chuyển về thí nghiệm, cá đã sử dụng được thức ăn nhân tạo.
2.1.2 Vật liệu nghiên cứu
Vật liệu nghiên cứu bao gồm 3 loại thức ăn đó là: Cá tạp (CT1), Giun Quế (CT3), và thức ăn công nghiệp dành cho cá Tra (CT2).
Cá tạp thì được sử dụng là mua hàng ngày ở tại các chợ và bảo quản lạnh bằng tủ lạnh Cá thì trước khi cho ăn dùng dao cắt kích thước cá vừa đủ để cho cá có thể sử dụng được Giun Quế được nuôi tại nhà lưới của trại thực nghiệm Hưng Nguyên, thuận lợi cho việc cho cá ăn hàng ngày Thức ăn công nghiệp thì mua một lần và bảo quản nơi khô ráo.
Bảng 2.2 Thành phần dinh dưỡng của Giun Quế, cá tạp, th c n côngức ăn công ăn công nghi p s d ng trong thí nghi m.ệp sử dụng trong thí nghiệm ử dụng trong thí nghiệm ụng trong thí nghiệm ệp sử dụng trong thí nghiệm.
Một số dụng cụ và thiết bị khác phục vụ nghiên cứu: bể composis 1,5m3, xô, chậu, cân điện tử, thước đo chiều dài, máy sục khí (35w), bộ đổi điện (dùng
Trang 25để chạy máy sục khí), hệ thống dẫn khí và sục khí, bình ác quy 12V phòng khi mất điện Các dụng cụ tesl môi trường như nhiệt kế thuỷ ngân, bộ tesl pH, DO.
2.2 Nội dung nghiên cứu
- Theo dõi các yếu tố môi trường trong quá trình thí nghiệm.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của các loại thức ăn đến tốc độ tăng trưởng chiều dài của cá Ghé.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của các loại thức ăn đến tốc độ tăng trưởng khối lượng của cá Ghé.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của các loại thức ăn đến tỷ lệ sống của cá Ghé.
- Nghiên cứu hệ số chuyển đổi thức ăn của các loại thức ăn.
- Đánh giá hiệu quả kinh tế của các loại thức ăn trong ương nuôi cá Ghé.
2.3 Phương pháp nghiên cứu
2.3.1 Phương pháp bố trí thí nghiêm
- Thí nghiệm được bố trí theo cách ngẫu nhiên hoàn toàn một nhân tố, có 3 công thức thức ăn (nghiệm thức), mỗi nghiệm thức lặp lại 3 lần Các yếu tố phi thí nghiệm được quản lý tương đồng giữa các nghiệm thức Mật độ thả 10con/bể.
- Cách bố trí thí nghiệm: Các công thức ăn được đánh số và bốc thăm ngẫu nhiên cho từng bể thí nghiệm.
Hình 2.2 Sơ đồ bố trí thí nghiệm.
Chú thích: - Đơn vị thí nghiệm(B): Bể thí nghịêm
- Công thức thức ăn (CT): Công thức thí nghiệm
2.3.2 Sơ đồ khối nghiên cứu
Trang 26Hình 2.3 Sơ đồ khối nghiên cứu.
Các chỉ tiêu theo dõi:
- Môi trường hàng ngày - Chiều dài, khối lượng
Đánh giá hiệu quả sử dụng của các công thức thức ăn đến sự phát
trienr của cá Ghé ( Bagarius rutilus ) giai đoạn cá giống
Trang 272.4 Phương pháp thu thập số liệu
2.4.1 Phương pháp xác định các yếu tố môi trường
Xác định nhiệt độ bằng nhiệt kế thủy ngân chia vạch từ (0 0C-1000C) có độ chính xác đến 0,50C, đo hằng ngày vào lúc 7h và 14h.
Xác định pH bằng máy đo pH, đo hằng ngày vào lúc 7h và 14h Xác định hàm lượng oxy hòa tan (DO) bằng tesl DO
2.4.2 Phương pháp đo chiều dài cá
- Do chiều dài tiêu chuẩn (SL) cá Ghé vào thời điểm trước khi bắt đầu thí nghiệm Các lần tiếp theo cứ 7 ngày đo một lần vào lúc 8h sáng, với số lượng mẫu là 5 con/ bể, đo bằng thước có độ chính xác đến 0,1cm
- Chiều dài toàn thân được tình từ điểm đầu đến hết điểm cuối của
Trong đó: ARL là tốc độ tăng trưởng chiều dài tuyệt đối
%L là tốc độ tăng trưởng chiều dài tương đối Ls là chiều dài trung bình tại thời điểm sau T2
Lt là chiều dài trung bình tại thời điểm trước T1
2.4.3 Phương pháp xác định khối lượng cá
+ Cá được cân bằng cân tiểu ly có độ chính xác tới 0,01g.
+ Phương pháp cân cá: cho chậu và nước vừa đủ vào chậu đặt lên cân và điều chỉnh cân về số 0 sau đó bắt cá vào cân được số liệu như thế nào thì ghi vào sổ theo dõi Làm như vậy sẽ đảm bảo cho cá khi cân.
Trang 28+ Tăng trưởng khối lượng tuyêt đối của cá (g/ngày)
Trong đó: ARW là tốc độ tăng trưởng khối lượng tuyệt đối (g/ngày)
%W là tốc độ tăng trưởng khối lượng tương đối (%/ngày) Wt là khối lượng trung bình tại thời điểm trước T1
Ws là khối lượng trung bình tại thời điểm sau T2
Trong đó: NLDT2 là số cá Ghé còn lại trong bể ở thời điểm hiệ tại T2
NLDT1 là số cá Ghé còn lại ở lần thống kê gần nhất trước đó T1.
2.4.5 Hệ số chuyển đổi thức ăn FCR (Feed conversion rate)
FCR = Khối lượng thức ăn đã sử dụng
Trang 292.4.6 Phương pháp tính hiệu quả kinh tế
Hiệu quả kinh tế được tính theo tổng thu – chi của các công thức.
2.5 Phương pháp xử lý số liệu
Số liệu được xử lý bằng phương pháp thông kê sinh học và phần mềm Excel, phần mềm Spss.
2.6 Thời gian và địa điểm nghiên cứu
Địa điểm: Trại thực nghiệm nước ngọt Hưng Nguyên – khoa Nông Lâm Ngư – ĐH Vinh
Thời gian: từ ngày 15/09/2010 đến 26/10/ 2010.
Trang 30CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN3.1 Diễn biến các yếu tố môi trường trong quá trình thi nghiệm
Bể thí nghiệm ương giống cá Ghé được đặt trong nhà có mái che và sục khí 24/24
3.1.1 Nhiệt độ (To )
Trong quá trình thí nghiệm thì nhiệt độ đóng vai trò khá quan trọng đến sự sinh trưởng và phát triển của cá Ghé Do các bể được bố trí như nhau (cùng lượng nước, sục khí…) cho nên nhiệt độ các bể gần như là tương đồng, do đó trong quá trình thí nghiệm tôi chỉ tiến hành đo nhiệt độ sáng và chiều của 1 bể ngẫu nhiên trong 9 bể thí nghiệm.
B ng 3.3 Bi n ảng 3.3 Biến động nhiệt độ trong quá trình thí nghiệm ến động nhiệt độ trong quá trình thí nghiệm động nhiệt độ trong quá trình thí nghiệm.ng nhi t ệp sử dụng trong thí nghiệm động nhiệt độ trong quá trình thí nghiệm trong quá trình thí nghi m.ệp sử dụng trong thí nghiệm.
Trang 31Nhiệt độ tương đối thấp là do thí nghiệm bố trí trong nhà và thí
nghiệm được bố trí trong thời gian cuối mùa thu nên nền nhiệt độ ngoài trời tương đối thấp Biên độ giao động nhiệt độ giữa sáng chiều thấp cũng là chủ yếu do các nguyên nhân trên gây nên.
Theo Chu Lân nhiệt độ thích hợp của cá là 22 – 28 0C, vậy thì nhiệt độ 22,5 – 27,5 0C nằm trong khoảng thích hợp cho cá Ghé phát triển và sinh
Trang 32Yếu tố pH cũng tác động đến quá trình sinh trưởng và phát triển của cá Ghé Qua quá trình thí nghiệm kết quả theo dõi pH được biểu thị ở bảng
Giá trị pH trong các bể thí nghiệm biến động nhỏ theo thời gian trong ngày và rất đều trong suốt thời gian thí nghiệm Giá trị pH biến động ở các công thức dao động khoảng 7.0-7.9.
Qua kết quả theo dõi ta thấy rằng pH ở các nghiệm thức có chênh lệch PH buổi sáng dao động trong khoảng 7,0-7,6 còn pH buối chiều thì dao động trong khoảng 7,1-7,9.
Qua kết quả trên cho thấy pH biến động tương đối thấp trong khoảng 0,3-0,6, điều này không làm ảnh hưởng cho quá trình sinh trưởng và phát triển của cá Ghé, hay không gây sốc cho cá.
Trang 33So sánh với Nguyễn Văn Hóa (2008), Hồ Đình Quang (2009) thì khoảng dao động pH trên nằm trong khoảng thích hợp cho cá Ghé sinh trưởng và phát triển.
3.1.3 Hàm lượng ôxy hòa tan (DO)
Cá Ghé là loài sống ở khu vực sông suối có dòng chảy mạnh, nên hàm lượng ôxy phù hợp cho loại cá này nằm ở mức rất cao Qua quá trình nghiên cứu các thí nghiệm kết quả theo dõi DO như sau:
Bảng 3.5 Biến động DO trong quá trình thí nghiệm.
Trang 34DO là một trong những yếu tố quan trọng cho cá tồn tại, sinh trưởng và phát triển Do vậy khi thí nghiệm điều chỉnh DO trong khoảng thích hợp cho cá thì sẽ đảm bảo cho thí nghiệm
Qua kết quả cho thấy hàm lượng ôxy ở các bể trong quá trình tương đối cao và ổn định biến động từ 3,6 0,2 -> 5,5 0,1 mg/l Nhờ vậy là do khi thí nghiệm tôi cho chạy sục khí 24/24h Và cho ta thấy DO buổi chiều vá buổi sáng không chênh lệch lắm, điều này có thể lý giải như sau, các bể thí nghiệm được bố trí trong nhà nên không chịu ảnh hưởng lắm của cường độ chiếu sáng và thời gian chiếu sáng của ánh sáng mặt trời giữa buổi sáng và buổi chiều không ảnh hưởng đến sự phát triển của tảo và quá trình phân giải các chất.
Như vậy DO thích hợp cho cá phát triển và sinh trưởng là 3,6 – 5,5 mg/l, theo Phạm Báu, 2000 [1], thì nhiệt độ cho cá Ghé phát triển là từ 3 – 7 mg/l như vậy kết quả này năm trong khoảng thích hợp với nghiên cứu của Phạm Báu.
Trang 35Hình 3.5 Đồ thị biến động hàm lượng ôxy hoà tan (DO).
3.2 Ảnh hưởng của các loại thức ăn đến tốc độ tăng trưởng của cá Ghé
3.2.1 Ảnh hưởng của thức ăn đến tốc độ tăng trưởng chiều dài cá Ghé
3.2.1.1 Tốc độ tăng trưởng trung bình chiều dài toàn thân của cá Ghé
Kết quả theo dõi tăng trưởng theo chiều dài trong suốt quá trình thí nghiệm được thống kê phân tích qua bảng sau:
B ng 3.6 T c ảng 3.3 Biến động nhiệt độ trong quá trình thí nghiệm ốc độ tăng trưởng trung bình về chiều dài của cá Ghé trong động nhiệt độ trong quá trình thí nghiệm ăn công t ng trưởng trung bình về chiều dài của cá Ghé trongng trung bình v chi u d i c a cá Ghé trongề chiều dài của cá Ghé trong ề chiều dài của cá Ghé trong ài của cá Ghé trong ủa cá Ghé trong quá trình thí nghi m.ệp sử dụng trong thí nghiệm.
1 13,80 0,62a 13,82 0,62a 13,82 0,62a
7 14,71 1,05a 14,46 1,06a 14,59 0,71a
Trang 36Cá Ghé sau 42 ngày nuôi của thí nghiệm đạt chiều dài toàn thân trung bình từ 19,06 0,57 -> 21,62 0,52 cm Chiều dài toàn thân trung bình của cá Ghé ở CT1 đạt chiều dài trung bình cao nhất so với 2 công thức khác Mặt khác sụ sai khác này có ý nghĩa thống kê (P < 0,05).
Sự phát triển và tăng trưởng về chiều dài toàn thân trung bình của cá Ghé đạt cao nhất ở CT1 với 21,62 0,52 (cm) còn thấp nhất là ở CT2 là 19,06 0,57 (cm) tại thời điểm kết thúc thí nghiệm.
Kết quả trên cho thấy đến ngày nuôi thứ 15 thì có sự sai khác, và có ý nghĩa thống kê (P < 0,05) còn giai đoạn ngày nuôi thứ 1 đến ngày nuôi thứ 8 thì có sự sai khác nhưng không có ý nghĩa thống kê
Kết quả phân tích LSD cho thấy sự sai khác giữa các nghiệm thức có ý nghĩa về mặt thống kê (P<0,05), như vậy các công thức thức ăn khác nhau đã có những ảnh hưởng khác nhau đến tốc độ tăng trưởng chiều dài của cá Ghé giai đoạn các giống Đặc biệt là sử dụng thức ăn cá tạp (CT1) có tốc độ tăng trưởng chiều dài toàn thân cao nhất là 21,62 0,52 (cm)
Tốc độ tăng trưởng chiều dài toàn thân trung bình biểu hiện rõ hơn ở đồ thị sau:
Trang 37Hình 3.6 Đồ thị biểu thị tốc độ tăng trưởng chiều dài trung bình cá Ghé.
3.2.1.2 Tốc độ tăng trưởng chiều dài tuyệt đối của cá Ghé
Bảng 3.7 T c ốc độ tăng trưởng trung bình về chiều dài của cá Ghé trong động nhiệt độ trong quá trình thí nghiệm ăn công t ng trưởng trung bình về chiều dài của cá Ghé trongng tuy t ệp sử dụng trong thí nghiệm đốc độ tăng trưởng trung bình về chiều dài của cá Ghé trong ề chiều dài của cá Ghé trongi v chi u d i tiêu chu n c a cácề chiều dài của cá Ghé trong ài của cá Ghé trong ẩn của các ủa cá Ghé trong nghi m th c (cm/ng y)ệp sử dụng trong thí nghiệm ức ăn công ài của cá Ghé trong
Ngày nuôi CT1 (cm/ngày) CT2 (cm/ngày) CT3 (cm/ngày)
Trang 381 - 42 0,18 0,008a 0,12 0,017b 0,16 0,012a
Chú thích: (số liệu cùng một hàng có ký hiệu số mũ khác nhau là saikhác có ý nghĩa thống kê P <0,05)
Qua kết quả trên cho thấy tốc độ tăng trưởng chiều dài tuyệt đối của cá Ghé 19,06 0,57 -> 0,18 0,008 CT1 cho tôc độ tăng trưởng tuyệt đối cao nhất 0,18 0,008 (g/ngày), tiếp đến là CT3 0,16
0,01(g/ngày), thấp nhất là CT2 0,16 0,012 (g/ngày) Sự sai khác này có ý nghĩa thống kê (P <0,05).
Trong quá trình nghiên cứu có một số giai đoạn có sự sai khác nhưng không có ý nghĩa thống kê (giai đoạn 1 – 14 ngày nuôi, giai đoạn 29-42 ngày nuôi
Cá Ghé sử dụng thức ăn cá tạp CT1 cho kết quả chiều dài tăng trưởng tuyêt đối cao hơn các công thức khác Sai khác có ý nghĩa thông kê.
Theo Trần Ngọc Hùng (2010), cá Ghé 37- 57 ngày tuổi khi sử dụng Giun Quế làm thức ăn có tốc độ tăng trưởng tuyệt đối cao nhất Như vậy trong giai đoạn cá giống sử dụng cá tạp làm thức ăn cho kết quả tăng trưởng chiều dài tuyệt đối của cá Ghé tốt hơn.
Điều này có thể lý giải rằng cá Ghé 37 – 57 ngày tuổi là cá còn nhỏ nên nhu cầu protein cao, nhằm hoàn thiện cấu trúc cơ thể, mà Giun Quế là thức ăn sẽ đáp ứng được nhu cầu này Trong khi đó ở giai đoạn cá giống thì Cá Ghé bắt đầu trở về với thức ăn quen thuộc của loài ngoài tự nhiện, mặt khác giai đoạn này cá có nhu cầu protein thấp hơn.
Tốc độ tăng trưởng tuyệt đối của chiều dài biểu hiện rõ hơn ở đồ thị sau:
Trang 39Hình 3.7 Đồ thị biểu thị tốc độ tăng trưởng tuyệt đối về chiều dài Việc CT1 cho kết quả cao nhất có thể là do thành phần protein trong thức ăn (CT1) cao, mà lại phù hợp với loại thức ăn tự nhiên của laòi cá này.
3.2.1.3 Tốc độ tăng trưởng chiều dài tương đối cá Ghé (%/ngày)
Bảng 3.8 Tốc độ tăng trưởng tương đối về chiều dài của cá Ghé (%/ngày) Ngày nuôi CT1 (%/ngày) CT2 (%/ngày) CT3 (%/ngày)
Trang 4036 – 42 1,10 0,19a 0,58 0,5a 0,74 0,38a
1 - 42 1,06 0,38a 0.76 0.09b 0.94 0.14a
Chú thích: (số liệu cùng một hàng có ký hiệu số mũ khác nhau là saikhác có ý nghĩa thống kê p <0,05)
Qua kết quả nghiên cứu cho thấy tốc độ tăng trưởng chiều dài tương đối của cá Ghé CT1 cho kết quả cao nhất 1,06 0,38 (%/ngày), tiếp đó là CT3 0.94 0.14 (%/ngày) và thấp nhất là CT2 0.76 0.09 (%/ngày).
Ở giai đoạn 22 – 28 ngày nuôi thì các công thức đều cho tốc độ tăng trưởng tương đối cao, đạt giá trị max = 1,65 0,09 (%/ngày) cao nhất trong quá trình thí nghiệm Điều này lý giải rằng có những giai đoạn khác nhau thì cá Ghé sinh trưởng và phát triển khác nhau.
Như vậy công thức 1 là công thức cho kết quả tôt nhất về tăng trưởng tương đối của chiều dài cá Ghé, và cao hơn so với các CT khác, sai khác có ý nghĩa thống kê (P < 0,05).
Tốc độ tăng trưởng tương đối về chiều dài của cá Ghé được biểu thị rõ hơn qua đồ thị sau: