1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu ảnh hưởng của các loại thức ăn đến sự phát triển và tỷ lệ sống của ấu trùng ốc nhảy da vàng ( strombus canảium linaeus,1758 ) giai đoạn trôi nổi

41 933 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 41
Dung lượng 5,55 MB

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH TRẦN THỊ HIỀN NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC LOẠI THỨC ĂN ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN TỶ LỆ SỐNG CỦA ẤU TRÙNG ỐC NHẢY DA VÀNG (STROMBUS CANARIUM LINNAEUS, 1758) GIAI ĐOẠN TRÔI NỔI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP KỸ NUÔI TRỒNG THỦY SẢN VINH - 1/2009 1 BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC LOẠI THỨC ĂN ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN TỶ LỆ SỐNG CỦA ẤU TRÙNG ỐC NHẢY DA VÀNG (STROMBUS CANARIUM LINNAEUS, 1758) GIAI ĐOẠN TRÔI NỔI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP KỸ NUÔI TRỒNG THỦY SẢN Người thực hiện: Trần Thị Hiền Người hướng dẫn: Ks. Trần Thị Kim Anh Ks. Thị Ngọc Hòa 2 VINH - 1/2009 MỞ ĐẦU Trong nuôi trồng thuỷ sản (NTTS), động vật thân mềm được xem là đối tượng thích hợp cho phát triển nuôi biển- một trong những xu thế của thế kỷ 21. Hiện nay, nhiều nước trên thế giới đặc biệt là các nước châu Á Thái Bình Dương có biển đều quan tâm đến phát triển nuôi biển. Việt Nam cũng đã đang đầu tư mạnh cho nghiên cứu về nuôi biển đã đạt được một số kết quả đáng khích lệ. Ốc nhảy Da Vàng (Strombus canarium) thuộc họ Strombidae, lớp Gastropoda, ngành Mollusca. Chúng phân bố ở vùng biển ấm Ấn Độ - Tây Thái Bình Dương một số vùng biển ở Nhật Bản, Malaixia, Philippin…Ở Việt Nam, ốc nhảy Da Vàng phân bố từ Bắc đến Nam là một trong những đối tượng nuôi biển có giá trị, thịt thơm ngon rất được nhiều người ưa chuộng. Phân tích thành phần sinh hoá, hàm lượng axit amin các nguyên tố đa lượng cũng như vi lượng, thịt ốc nhảy Da Vàng không thua kém một số loài như bào ngư, tu hài, hải sâm. Đặc biệt nó còn chứa hoạt chất sinh học có tác dụng tốt cho hoạt động của mô cơ, điều này mở ra khả năng mới trong việc tăng cường giá trị dinh dưỡng cho người khuyết tật hệ cơ của các vận động viên, nhất là vận động viên điền kinh. Đồng thời ốc nhảy Da Vàngloài có màu sắc đẹp nên có thể dùng làm đồ mỹ nghệ trưng bày. Hiện nay giá ốc nhảy cỡ 70 mm trên thị trường Việt nam khoảng 80 000 đ/kg giá quốc tế là 25 USD/ kg. Do nhu cầu tiêu thụ nội địa ngày càng tăng nên ốc nhảy Da Vàng bị khai thác bừa bãi dẫn đến nguồn lợi này bị suy giảm rõ rệt. Để góp phần tìm 3 kiếm giải pháp kĩ thuật nhằm phục hồi, duy trì bền vững đối tượng nuôi biển chủ động nguồn giống cho nông dân đã có nhiều nghiên cứu tìm hiểu đặc điểm sinh học thử nghiệm sản xuất giống ốc nhảy. Năm 2004, Viện nghiên cứu NTTS III đã tiến hành thử nghiệm ương nuôi ốc nhảy Da Vàng, bước đầu đạt được một số kết quả khả quan. Dinh dưỡng là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả ương nuôi giống ốc nhảy. Trong đó, tảo tươi là thức ăn không thể thiếu được ở giai đoạn ấu trùng trôi nổi nhưng do chu kỳ nuôi ngắn nên tảo dễ bị tàn gây ô nhiễm môi trường bể nuôi nếu quản lý thức ăn trong bể không chặt chẽ. Mặt khác nuôi tảo đảm bảo chất lượng tảo thuần, không bị nhiễm tạp là một kỹ thuật khó mà các trại giống khó đảm bảo. Nghiên cứu thay thế tảo tươi một phần hoặc hoàn toàn đã được đặt ra nhằm giải quyết những khó khăn trên. Xuất phát từ thực tiến đó, chúng tôi thực hiện đề tài: ˝Nghiên cứu ảnh hưởng của các loại thức ăn đến sự phát triển tỉ lệ sống của ấu trùng ốc nhảy Da Vàng (Strombus canarium Linnaeus, 1758) giai đoạn trôi nổi”. Mục tiêu của đề tài là thay thế một phần hoặc hoàn toàn tảo tươi bằng thức ăn tổng hợp, góp phần nâng cao sản lượng con giống hoàn thiện công nghệ sản xuất giống ốc nhảy tại Việt Nam. 4 Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Một số đặc điểm sinh học của ốc nhảy Da Vàng 1.1.1. Hệ thống phân loại Theo Jorgen Hylleberg Richard N. Kilburn, 2003 [20], vị trí phân loại của ốc nhảy Da Vàng như sau: Ngành: Mollussca Lớp: Gastropoda Bộ: Mesogastropoda Họ: Strombidae Giống: Strombus Loài: Strombus canarium (Linnaeus, 1758) Tên tiếng Anh: Dog Conch 1.1.2. Đặc điểm hình thái Hình 1.1. Đặc điểm hình thái ngoài của ốc nhảy (S. canarium) Ốc nhảy Da Vàng (S. canarium) có vỏ dày chắc, chiều rộng bằng 3/5 chiều cao, tháp vỏ có dạng xoắn trôn ốc. Số tầng xoắn ốc 9, tầng trên cùng trơn thu, 3- 4 tầng tiếp theo các vòng sinh trưởng xoắn ốc cắt nhau dạng mặt vải 5 thô. Da vỏ màu vàng trơn. Mặt trong vỏ màu trắng sứ. Mép ngoài miệng vỏ dày, bẻ ngược ra ngoài thành dạng rộng, hình cánh. Nắp vỏ hình lá liễu, mép có răng cưa. Ở cá thể lớn vỏ cao thường 57- 58 mm, vỏ rộng 37- 38 mm [1]. 1.1.3. Phân bố môi trường sống Họ ốc nhảy phân bố nhiều nơi trên thế giới, Strombus là giống chiếm ưu thế ở vùng nhiệt đới cận nhiệt đới đại diện ở Ấn Độ Tây Thái Bình Dương, bao gồm cả miền bắc Australia [18]. Ốc nhảy Da Vàng (S. canarium) phân bố ở vùng biển ấm Ấn Độ - Tây Thái Bình Dương, từ Nam Nhật Bản đến Trung Quốc, Philippin. Ở Việt Nam, chúng phân bố từ Bắc đến Nam tập trungcác vùng biển Quảng Ninh, Thanh Hóa, Quãng Ngãi, Khánh Hòa, Côn Sơn, Phú Quốc [1]. Chúng sống dọc theo bờ biển trong bùn cát nơi có cỏ biển phong phú (Enhalus accoroides Thalasia sp.) [11]. Nghiên cứu của Erlambang (1995) về ốc nhảy Da Vàng (S. canarium) ở đảo Bintan cho thấy: ốc có kích cỡ chiều dài vỏ 12- 85 mm được phân bố dọc theo vùng triều. Mật độ ốc ở vùng hạ triều (2,2 con/m 2 ) cao hơn ở vùng trung triều (0,87 con/m 2 ) cao triều (0,65 con/m 2 ). Ốc nhỏ ốc con tập trung ở vùng hạ triều, chỉ ra rằng vùng này như một nơi ương dưỡng. Ốc có kích cỡ chiều dài lớn hơn 34 mm chỉ tìm thấy ở vùng trung cao triều. Điều này cho ta thấy khi sinh trưởng ốc di cư tới vùng trung cao triều. Ốc di chuyển vào nền đáy cát, bùn hay hỗn hợp cát bùn. Theo Soeharmoko (1985), chúng sốngnơi nền đáy có tảo cỏ biển. Hơn nữa Sabelie (1979) Saunders (1979) tìm thấy quần thể ốc nhảy phân bố trong vùng triều từ mức nước cao đến thấp [28]. Ốc nhảy Da Vàng cũng như các loài thuộc lớp Gastropoda có khả năng đặc biệt là sự tập trung kết đàn di cư. Chúng được đánh giá là sinh vật chỉ thị kiểm tra mức độ ô nhiễm của môi trường. Độ bẩn của đáy ảnh hưởng đến khả năng phân bố của ốc. Ở những vùng đáy bẩn (đặc biệt ở những vùng bị ô 6 nhiễm bởi kim loại nặng đồng vị phóng xạ) ốc thường không phân bố mà di chuyển đến vùng đáy sạch hơn. Trong điều kiện nuôi thí nghiệm, nếu không có sự tuần hoàn nước thường xuyên có nhiều thức ăn tích tụ ở ở nền đáy gây ô nhiễm thì ốc sẽ nằm trên mặt cát (không vùi mình dưới cát) hoặc di chuyển lên trên thành bể [19]. Theo Betutu Senggagau, 2005 điều kiện môi trường nước thích nghi của ốc nhảy là độ mặn 26 - 32 ‰, pH: 7.5 - 8, DO: 4.5 - 6.5, mức nước trung bình 0,5 - 3 m, nhiệt độ 26 - 30 0 C [13]. 1.1.4. Sinh trưởng Sinh trưởng của ốc nhảy Da Vàng thể hiện qua sự lớn lên về kích thước vỏ trọng lượng cơ thể. Trong họ Strombidae, chiều dài đỉnh vỏ sinh truởng cho đến khi trưởng thành. Đến thời điểm đó sự sinh truởng theo chiều dài vỏ là rất nhỏ, kế tiếp là hình thức dày vỏ loe môi ngoài. Ấu trùng ốc nhảy mới nở có 2 thùy, sau 4 ngày trôi nổi có 4 thùy sau 8 ngày có 6 thùy. Biến thái xuất hiện khi sinh trưởng vỏ ốc tối thiểu khoảng 1.2 mm chiều cao. Đến giai đoạn này mắt đã di chuyển ra phía ngoài, xúc tu dài ra, chất sắc tố của chân thay đổi, phần miệng phát triển. Ấu trùng sẵn sàng để thay đổi với cuộc sống đáy, vòm miệng với dải răng kitin xuất hiện, thùy tiêu biến [26]. Nghiên cứu trên ốc Nữ Hoàng (S. gigas) thấy ốc con 1, 2, 3 năm tuổi có chiều dài vỏ lớn nhất tương ứng là 10.8; 17 20 cm . Ốc phát triển mạnh về chiều dài ở 3 năm đầu, từ năm thứ 4 môi vỏ của chúng dày lên bắt đầu thành thục tham gia sinh sản [23]. Tốc độ sinh trưởng của ốc nhảy Da Vàng phụ thuộc vào giai đoạn phát triển, sức khỏe điều kiện sống. Trong điều kiện nuôi nhân tạo, ấu trùng Veliger có tốc độ tăng trưởng tuyệt đối tỷ lệ tăng trưởng bình quân theo ngày lần lượt là: 27,3 μm/ngày 6,08 %/ngày. Ấu trùng mới nở có chiều dài 7 từ 290 - 355µm sống phù du có tính hướng quang. Khoảng 5 - 6 ngày sau có thể nhìn thấy 2 xúc tu, vỏ ấu trùng dầy hơn, kích thước ấu trùng khoảng 345 - 370 µm. Sau 10 -15 ngày ấu trùng Veliger biến thái thành ấu trùng có chiều dài 630- 710 µm [4]. 1.1.5. Dinh dưỡng Đặc điểm dinh dưỡng của ốc nhảy Da Vàng (S. canarium) thay đổi theo giai đoạn phát triển. Giai đoạn phát triển trong bọc trứng ấu trùng dinh dưỡng bằng noãn hoàng. Hoạt động của cơ quan tiêu hóa chỉ bắt đầu khi ấu trùng Veliger nở ra, ở giai đoạn này ấu trùng có thể ăn lọc các vi tảo có kích thước nhỏ như: Nannochloropsis oculata, Chaetoceros muelleri, Chlorela sp [4]. Robertson (1961) nghiên cứu trên các loài thuộc giống Strombus thấy rằng chúng dùng mõm dài răng kitin để ăn thực vật tảo bám trên nền đáy [18]. Giai đoạn Veliger lọc thức ăn bởi tiêm mao của vòm miệng, sau đó thức ăn chuyển vào dạ dày. Khi ấu trùng biến thái xuống đáy, vòm miệng với dải răng kitin xuất hiện [26]. Họ Strombidae có 2 loài được các nhà khoa học quan tâm nhiều nhất là ốc Nữ Hoàng (S. gigas) ốc nhảy Da Vàng (S. canarium). Có thể nói rằng mật độ của ốc nhảy Da Vàng (S. canarium) có mối liên hệ với sự có sẵn của thức ăn cỏ biển. Stoner Waite (1991) báo cáo rằng ốc nhảy Nữ Hoàng ăn tảo (Cyano bacterial mat, Bactophora oerstedi, Chidophopis membranacae, Gracilaria compressa, L. obtusa, Sargassum ptero pleuron) cỏ biển (Syringodium filiform), lá xanh mùn bã hữu cơ của Thalassia testudinium. Ngoài ra, Soeharmoko (1985) tìm thấy rằng ốc nhảy Da Vàng phong phú ở vùng bùn với cỏ biển tảo (Thalassia sp., Halimeda sp., Diplanthera sp., Zostrea sp. Padina sp.). Kusdiarrti et al (1986) nhận 8 thấy ốc nhảy Da Vàng ở quần đảo Riau phần lớn ăn cỏ biển Enhalus sp., Thalassia sp., thực vật động vật phù du [29]. Dung tích của dạ dày ốc nhảy Da Vàng (S. canarium) là 0,3 ml đối với ốc nhỏ 1,5 ml đối với ốc lớn. Khi phân tích thành phần thức ăn trong ruột của ốc nhảy Da Vàng Tanza Yusni (1995) nhận thấy có 30% tảo, 25% cỏ biển, 10% thực vật phù du, 5% động vật phù du 20% mùn bã hữu cơ. Tảo bao gồm Gracilaria sp., Euchema sp. Padina sp. Cỏ biển là Enhalus sp., Thalassia sp. Halophila sp. Mẩu xem xét: Diatoma halina, Bacillaria sp., Navicula sp. Trichodesmium sp. đại diện cho tảo đáy thực vật phù du. Một số Nauplius của giáp giác cũng được tìm thấy trong trong dạ dày của ốc nhảy Da Vàng. Kết quả phân tích dạ dày chứng minh rằng ốc nhảy Da Vàng chủ yếu ăn tảo cỏ biển trong vùng nghiên cứu [28]. Trùng lỗ, động vật dạng rêu, nhuyễn thể cũng được tìm thấy trong dạ dày ốc nhảy Nữ Hoàng (S. gigas) nhưng có thể là do chúng thu nhận ngẫu nhiên trong khi ăn cỏ [14]. 1.1.6. Đặc điểm sinh sản phát triển Hiện nay tài liệu về ốc nhảy Da Vàng là rất ít nhưng chúng ta có thể áp dụng những đặc điểm sinh sản của những loài cùng giống Strombus. * Mùa vụ phương thức sinh sản: Ở Việt Nam mùa sinh sản của ốc nhảy Da Vàng (S. canarium) xẩy ra từ tháng 5 đến tháng 8 [2]. Mùa sinh sản của ốc nhảy ở Okinawa kéo dài từ tháng 3 đến tháng 5. Trong khi đó tại Shirahma ốc nhảy đẻ tập trung vào khoảng từ tháng 6 đến tháng 8. Vào mùa sinh sản ốc nhảy Đỏ Lợi (S. luhuanus) tập trung thành từng nhóm khoảng 50- 100 cá thể ở vùng nước nông để giao phối. Sự giao phối đẻ trứng xẩy ra ở đáy cát sỏi ở vùng nước nông, có độ sâu khoảng 20 m nước. Trứng chúng dính thành từng chùm dạng ống dài khoảng 5 - 15 m, trung bình 11,8 m những chùm trứng này dính trên cát thô hoặc đáy cứng [30]. 9 * Sức sinh sản thời gian biến thái: Syamsul et al (2005) đã xác định được sức sinh sản của ốc nhảy Da Vàng là 5000-7500 trứng / lần đẻ [27]. Sức sinh sản của ấu trùng ốc nhảy Đỏ Lợi (S. luhuanus) không tỉ lệ với kích thước của con cái mà phụ thuộc nhiều vào con đực giao phối với nó. Trong một lần đẻ, số lượng trứng dao động từ 106000 đến 262000 trứng [21]. Chúng có thể đẻ nhiều lần trong mùa sinh sản, có nhiều yếu tố ảnh hưởng như: nhiệt độ, ánh sáng, tình trạng cơ thể ốc cái…Theo Nancy Brito Manzano ctv (1998) thì chu kì ánh sáng có ảnh hưởng đến thời gian biến thái xuống đáy của ấu trùng ốc nhảy Nữ Hoàng (S. gigas) [24]. Nhiệt độ càng cao trong khoảng thích hợp thì thời gian biến thái càng ngắn. Ở nhiệt độ 24,2 - 25,9 o C , giai đoạn này kéo dài từ 11- 13 ngày. Trong khi đó ở nhiệt độ 28,1 o C, giai đoạn này rút ngắn lại còn 8 ngày [2]. * Giới tính: Ốc nhảy Da Vàngloài phân tính, nhìn bề ngoài rất khó phân biệt được đực cái. Trong nghiên cứu của Zaidi Che Cob (2008) chỉ ra rằng con đực nhỏ hơn con cái, nhưng sự khác nhau này giữa chúng không có ý nghĩa. Tuy nhiên phần lớn những cá thể lớn hơn đựợc lấy làm mẩu thì đều là cái phần lớn những con trưởng thành nhỏ (> 40 mm) đều là đực. Điều này phù hợp với những nghiên cứu trước về những loài trong giống Strombus khác. Ví dụ: Abbotte (1949) về S. gibberulus gibbosus Linnaeus (1758) Raldal (1964) về S. gigas Linnaeus (1758), Kuwamura et al (1983) Reed (1995) về S. luhuanus Linnaeus (1758), Reed (1993) về S. pugilis Linnaeus (1758) [31]. Tuy nhiên nghiên cứu trước của Erlambang 1996 báo cáo rằng con đực lớn hơn con cái không đáng kể trái ngược với kết quả của Zaidi Che Cob. * Đặc điểm phát triển phôi ấu trùng: Theo Patcharee ctv (2004) ốc nhảy (S. canarium) trải qua 2 giai đoạn phát triển: giai đoạn sống trôi nổi giai đoạn ấu trùng sống đáy [25]. 10 . Nghiên cứu ảnh hưởng của các loại thức ăn đến sự phát triển và tỉ lệ sống của ấu trùng ốc nhảy Da Vàng (Strombus canarium Linnaeus, 175 8) giai đoạn trôi. DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH TRẦN THỊ HIỀN NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC LOẠI THỨC ĂN ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN VÀ TỶ LỆ SỐNG CỦA ẤU TRÙNG ỐC NHẢY DA VÀNG (STROMBUS

Ngày đăng: 19/12/2013, 11:11

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1.1. Đặc điểm hình thái ngoài của ốc nhảy (S. canarium) - Nghiên cứu ảnh hưởng của các loại thức ăn đến sự phát triển và tỷ lệ sống của ấu trùng ốc nhảy da vàng ( strombus canảium linaeus,1758 ) giai đoạn trôi nổi
Hình 1.1. Đặc điểm hình thái ngoài của ốc nhảy (S. canarium) (Trang 5)
Bảng 3.1. Một số yếu tố môi trường trong quá trình thí nghiệm thí nghiệm - Nghiên cứu ảnh hưởng của các loại thức ăn đến sự phát triển và tỷ lệ sống của ấu trùng ốc nhảy da vàng ( strombus canảium linaeus,1758 ) giai đoạn trôi nổi
Bảng 3.1. Một số yếu tố môi trường trong quá trình thí nghiệm thí nghiệm (Trang 25)
Bảng 3.2. Tăng trưởng theo chiều cao vỏ của ấu trùng ốc nhảy Da Vàng  khi sử dụng 3 loại thức ăn khác nhau - Nghiên cứu ảnh hưởng của các loại thức ăn đến sự phát triển và tỷ lệ sống của ấu trùng ốc nhảy da vàng ( strombus canảium linaeus,1758 ) giai đoạn trôi nổi
Bảng 3.2. Tăng trưởng theo chiều cao vỏ của ấu trùng ốc nhảy Da Vàng khi sử dụng 3 loại thức ăn khác nhau (Trang 26)
Bảng 3.3. Tốc độ tăng trưởng tuyệt đối theo chiều cao vỏ của ấu trùng ốc  nhảy Da Vàng khi sử dụng thức ăn khác nhau - Nghiên cứu ảnh hưởng của các loại thức ăn đến sự phát triển và tỷ lệ sống của ấu trùng ốc nhảy da vàng ( strombus canảium linaeus,1758 ) giai đoạn trôi nổi
Bảng 3.3. Tốc độ tăng trưởng tuyệt đối theo chiều cao vỏ của ấu trùng ốc nhảy Da Vàng khi sử dụng thức ăn khác nhau (Trang 27)
Bảng 3.4. Tốc độ tăng trưởng tương đối theo chiều cao vỏ của ấu trùng ốc  nhảy Da Vàng khi sử dụng thức ăn khác nhau - Nghiên cứu ảnh hưởng của các loại thức ăn đến sự phát triển và tỷ lệ sống của ấu trùng ốc nhảy da vàng ( strombus canảium linaeus,1758 ) giai đoạn trôi nổi
Bảng 3.4. Tốc độ tăng trưởng tương đối theo chiều cao vỏ của ấu trùng ốc nhảy Da Vàng khi sử dụng thức ăn khác nhau (Trang 29)
Bảng 3.5. TĐTT của ấu trùng trong cả giai đoạn trôi nổi khi sử dụng  các loại thức ăn khác nhau - Nghiên cứu ảnh hưởng của các loại thức ăn đến sự phát triển và tỷ lệ sống của ấu trùng ốc nhảy da vàng ( strombus canảium linaeus,1758 ) giai đoạn trôi nổi
Bảng 3.5. TĐTT của ấu trùng trong cả giai đoạn trôi nổi khi sử dụng các loại thức ăn khác nhau (Trang 31)
Bảng 3.8. TLS của ấu trùng ốc nhảy Da Vàng khi sử dụng các loại thức ăn  khác nhau - Nghiên cứu ảnh hưởng của các loại thức ăn đến sự phát triển và tỷ lệ sống của ấu trùng ốc nhảy da vàng ( strombus canảium linaeus,1758 ) giai đoạn trôi nổi
Bảng 3.8. TLS của ấu trùng ốc nhảy Da Vàng khi sử dụng các loại thức ăn khác nhau (Trang 33)
Hình 3.5. Một số hình ảnh của trùng loa kèn ký sinh trên vỏ ốc nhảy - Nghiên cứu ảnh hưởng của các loại thức ăn đến sự phát triển và tỷ lệ sống của ấu trùng ốc nhảy da vàng ( strombus canảium linaeus,1758 ) giai đoạn trôi nổi
Hình 3.5. Một số hình ảnh của trùng loa kèn ký sinh trên vỏ ốc nhảy (Trang 35)
Hình 3.6. Một số hình ảnh giun tròn - Nghiên cứu ảnh hưởng của các loại thức ăn đến sự phát triển và tỷ lệ sống của ấu trùng ốc nhảy da vàng ( strombus canảium linaeus,1758 ) giai đoạn trôi nổi
Hình 3.6. Một số hình ảnh giun tròn (Trang 36)
Bảng 3.9. Tỷ lệ cảm nhiễm KST trên vỏ ấu trùng ốc nhảy ở 3 CT thức ăn - Nghiên cứu ảnh hưởng của các loại thức ăn đến sự phát triển và tỷ lệ sống của ấu trùng ốc nhảy da vàng ( strombus canảium linaeus,1758 ) giai đoạn trôi nổi
Bảng 3.9. Tỷ lệ cảm nhiễm KST trên vỏ ấu trùng ốc nhảy ở 3 CT thức ăn (Trang 36)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w