Chương 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.5. Tỷ lệ cảm nhiễm ký sinh trùng trên vỏ ấu trùng ốc nhảy Da Vàng khi sử dụng các loại thức ăn khác nhau
Từ kết quả cho thấy thức ăn có ảnh hưởng đến tỷ lệ sống của ốc nhảy Da Vàng, CT2 cho tỉ lệ sống cao nhất và CT3 cho tỉ lệ sống thấp nhất.
TLS của ấu trùng giảm dần theo thời gian thí nghiệm. TLS từ ngày đầu cho đến ngày tuổi thứ 7 giữa 3 CT khác nhau không có ý nghĩa thống kê (P> 0,05). Kiểm định LSD0,05 ở ngày tuổi thứ 10 thấy có sự khác nhau có ý nghĩa thống kê giữa CT3 và CT2, CT2 và CT1, không có sự khác nhau giữa CT1 và CT2. Từ ngày tuổi 13 đến cuối giai đoạn tỉ lệ sống ở 3 CT đều có sự sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0,05). Tỷ lệ sống của ấu trùng ngày cuối cùng của ấu trùng ở CT1, CT2, CT3 lần lượt là 39,33; 51; 31,67%.
3.5. Tỷ lệ cảm nhiễm ký sinh trùng trên vỏ ấu trùng ốc nhảy Da Vàng khi sử dụng các loại thức ăn khác nhau khi sử dụng các loại thức ăn khác nhau
Khi tiến hành kiểm tra thành phần ký sinh trùng trên vỏ ấu trùng ốc nhảy Da Vàng, trùng loa kèn là đối tượng rất phổ biến. Nhìn chung cơ thể có đặc điểm: phía trước lớn, phía sau nhỏ, có dạng hình loa kèn, hình chuông lộn ngược. Phía trước cơ thể có 1-3 vòng lông xung quanh khe miệng. Phía sau ít nhiều đều có cuống để bám vào bất kỳ giá thể nào.
Hình 3.6. Một số hình ảnh giun tròn
Tiến hành theo dõi tỷ lệ cảm nhiễm KST trên vỏ ấu trùng ở 3 CT thức ăn, chúng tôi thu được kết quả thể hiện ở bảng 3.9 và hình 3.5.
Bảng 3.9. Tỷ lệ cảm nhiễm KST trên vỏ ấu trùng ốc nhảy ở 3 CT thức ăn
Ngày tuổi Tỷ lệ cảm nhiểm KST trên vỏ (%)
CT1 CT2 CT3 1 0 0 0 4 8,9a ± 0,10 8,9a ± 0,17 4,1c ± 0,17 7 20a ± 1,00 21,1a ± 0,90 9.1c ± 0,3 10 27.2a ± 0,23 28,0a ± 1,00 30,5c ± 0,16 13 35.2a ± 1,00 36,1a ± 0,26 45,2c ± 0,1 16 41.1a ± 0,17 42,2a ± 0,90 60,4c ± 0,2
Chú thích: Các chữ cái a,b, c khác nhau ở cùng một hàng là sai khác có ý nghĩa (P<0,05). Độ lệch chuẩn được đặt sau dấu (±)
Hình 3.7. Tỷ lệ cảm nhiễm KST trên vỏ ấu trùng ốc nhảy da vàng giai đoạn trôi nổi
Từ bảng 3.9 và hình 3.5 cho thấy, càng về giai đoạn cuối thì tỷ lệ ấu trùng bị nhiễm KST trên vỏ càng tăng cao, đặc biệt cao nhất ở CT3, ở ngày thứ 16 tăng lên đến 60,4%. Theo kết quả phân tích ANOVA thì tỷ lệ cảm nhiễm ký sinh trùng khác nhau có ý nghĩa thống kê giữa CT3 và CT1; CT3 và CT2, không có sự khác nhau giữa CT1 và CT2. Điểm lại kết quả về theo dõi tỷ lệ sống của ấu trùng ở 3 CT thí nghiệm chúng tôi thấy ở CT3, tỷ lệ sống của ấu trùng là thấp nhất. Như vậy có thể trùng loa kèn đã có ảnh hưởng đến tỷ lệ sống của ấu trùng ốc nhảy Da Vàng.
Từ kết quả nghiên cứu thu được, chúng tôi thấy loại thức ăn khác nhau ảnh hưởng tới sự phát triển và tỉ lệ sống của ốc nhảy Da Vàng giai đoạn trôi nổi. Khi cho ấu trùng ăn thức ăn tổng hợp kết hợp với tảo cho tăng trưởng, tỉ lệ sống cao nhất và thời gian biến thái là ngắn nhất. Kết quả này phù hợp với kết quả của Nguyễn Thị Xuân Thu (2004) khi thử nghiệm ương ấu trùng trôi
nổi của ốc hương Babylonia areolata với 3 loại thức ăn 100% tảo; 50% tảo + 50% thức ăn tổng hợp và 100% thức ăn tổng hợp, Nguyễn Thị Xuân Thu kết luận khi kết hợp tảo tươi và thức ăn tổng hợp cho tăng trưởng và tỷ lệ sống cao nhất và trong sản xuất giống ốc hương người ta có thể sử dụng tảo khô kết hợp với thức ăn tổng hợp thay thế tảo tươi [6].
Kết quả thí nghiệm đã cho thấy khi kết hợp cả thức ăn tự nhiên và thức ăn tổng hợp sẽ bổ sung chất dinh dưỡng cho ấu trùng một cách đầy đủ nhất. Thức ăn tổng hợp, ngoài protein cao còn bổ sung nhiều thành phần dinh dưỡng quan trọng như chất béo, hidrate carbon, chất xơ, chất tro. Trong thức ăn tổng hợp mà chúng tôi phối trộn có tảo khô (spirulina sp.) chứa thành phần protein thực vật cao rất thích hợp cho ấu trùng giai đoạn trôi nổi; Apo là loại thức ăn tổng hợp dạng trôi nổi lâu lắng chìm, kích thước phù hợp; Lansy là thức ăn dinh dưỡng cao phù hợp cho giai đoạn Zoea, nó có độ kích thích bắt mồi, kích thước và màu sắc thích hợp cho ấu trùng; Flake xanh được chế từ tảo và động vật phù du.
Cho ăn hoàn toàn thức ăn tổng hợp cho tốc độ tăng trưởng cao hơn khi sử dụng hoàn toàn tảo nhưng lại có tỉ lệ sống thấp hơn có thể là do khi cho ăn, thức ăn dư thừa gây ô nhiễm, tạo điều kiện cho kí sinh trùng, nấm phát triển ảnh hưởng đến tỷ lệ sống của ấu trùng. Nghiên cứu của Nguyễn Thị Xuân Thu cũng đã cho kết quả tương tự như trên: lô cho ăn thức ăn tổng hợp có tỷ lệ sống thấp nhất. Tác giả cho rằng ở lô cho ăn hoàn toàn thức ăn tổng hợp do khẩu phần ăn không phù hợp cùng với việc thiếu vai trò quan trọng của tảo tươi trong quá trình biến thái làm cho thời gian sống trôi nổi kéo dài đã làm cho ốc ở lô thí nghiệm này có tỷ lệ sống thấp, ngoài ra xuất hiện rất nhiều trùng loa kèn. Việc ký sinh của các loài này có thể cũng là nguyên nhân gây chết quan trọng vì nó làm cản trở hoạt động của ấu trùng.
Từ kết quả thu được cho thấy rằng có thể sử dụng thức ăn tổng hợp để thay thế nguồn thức ăn sống (tảo tươi) cho giai đoạn trôi nổi của ấu trùng ốc nhảy Da Vàng nhằm chủ động nguồn thức ăn trong quá trình sản xuất giống ốc nhảy. Như vậy, qua thí nghiệm về ảnh hưởng của thức ăn lên tăng trưởng, tỉ lệ sống của ấu trùng giai đoạn trôi nổi, ta thấy thức ăn là một trong những yếu tố rất quan trọng, quyết định sự thành bại của một đợt sản xuất giống nhân tạo.