Chương 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.2.1. Tăng trưởng theo chiều cao vỏ của ấu trùng ốc nhảy Da Vàng
Bảng 3.2. Tăng trưởng theo chiều cao vỏ của ấu trùng ốc nhảy Da Vàng khi sử dụng 3 loại thức ăn khác nhau
Chỉ tiêu Ngày tuổi CT1 CT2 CT3
Chiều cao vỏ ấu trùng 1 266,33a ± 15,86 266,33a ± 15,86 266,33a ± 15,86 4 333,22a ± 30,93 340,11a ± 30,48 337,67a ± 35,70 7 381,44a ± 35,21 453,22a ± 35,94 412,89c ± 40,29 10 440,56a ± 35,01 515,78b ± 35,71 456,11c ± 40,8 13 596,00a ± 49,48 792,33b ± 45,55 671,44c ± 56,74 16 623,00a ± 51,78 955,68b ± 61,70 766,89c ± 76,79
Chú thích: Các chữ cái a,b, c khác nhau ở cùng một hàng là sai khác có ý nghĩa (P<0,05). Độ lệch chuẩn được đặt sau dấu (±)
Hình 3.1. Tăng trưởng theo chiều cao vỏ của ấu trùng ốc nhảy Da Vàng khi sử dụng thức ăn khác nhau
Qua kết quả cho thấy, ở các lô thí nghiệm sử dụng các loại thức ăn khác nhau thì tăng trưởng về chiều cao vỏ là khác nhau, ở CT2 ấu trùng có kích thước chiều cao vỏ lớn nhất và CT1 có kích thước chiều cao vỏ nhỏ nhất.
Kích thước vỏ của ấu trùng ở mỗi thời điểm đo cũng khác nhau giữa các lô thí nghiệm. Ở ngày tuổi thứ 4 chiều cao của ấu trùng ở các CT khác nhau không đáng kể và khi phân tích phương sai một nhân tố, thì sự sai khác này không có ý nghĩa thống kê (P>0,05). Đến ngày tuổi thứ 7 đã có sự khác biệt và càng về sau thì sự chênh lệch giữa các CT càng tăng. Chiều dài vỏ trung bình của ấu trùng ở 7 ngày tuổi ở các lô thí nghiệm CT1, CT2, CT3 lần lượt là 381,44; 453,22 và 412,89 µm. Đến ngày tuổi thứ 16, chiều cao vỏ ấu trùng lần lượt là 703,00; 955,68 và 766,89 µm, có sự khác nhau rõ rệt giữa các CT thí nghiệm. Phân tích phương sai một nhân tố và kiểm định LSD0,05
cho thấy có sự sai khác có ý nghĩa thống kê giữa các CT (P<0,05).
3.2.2. Tốc độ tăng trưởng tuyệt đối theo chiều cao vỏ của ấu trùng ốc nhảy Da
Vàng
Bảng 3.3. Tốc độ tăng trưởng tuyệt đối theo chiều cao vỏ của ấu trùng ốc nhảy Da Vàng khi sử dụng thức ăn khác nhau
Ngày tuổi Tốc độ tăng trưởng tuyệt đối theo chiều cao (µm/ngày)
CT1 CT2 CT3 1→ 4 22,29a ± 4,22 24,59a ± 6,50 23,78a ± 7,60 4→7 16,07a ± 5,32 30,44b ± 4,00 20,45a ± 9,14 7→10 19,70a ± 8,44 30,44a ± 4,80 19,03a ± 4,01 10→13 51,81a ± 5,67 82,59b ± 3,84 71,77c ± 3,16 13→16 31,88a ± 2,7 54,44b ± 4,88 35,67a ± 5,7
Chú thích: Các chữ cái a,b, c khác nhau ở cùng một hàng là sai khác có ý nghĩa (P<0,05). Độ lệch chuẩn được đặt sau dấu (±)
Hình 3.2. Tốc độ tăng trưởng tuyệt đối về chiều cao vỏ ấu trùng ốc nhảy Da Vàng
Kết quả cho thấy, TĐTT tuyệt đối của ấu trùng trong các giai đoạn ở CT2 là cao nhất. Khi phân tích từng giai đoạn chúng tôi thấy như sau:
Ở giai đoạn 1 đến 4 ngày tuổi, TĐTT tuyệt đối của ấu trùng giữa 3 CT không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (P>0,05).
Ở giai đoạn 4 đến 7 ngày tuổi TĐTT tuyệt đối cao nhất ở CT2 là 30,44 µm/ngày, thấp nhất ở CT1 là 16,07 µm/ngày, phân tích Anova và kiểm định LSD0,05 cho thấy TĐTT tuyệt đối của ấu trùng có sự sai khác có ý nghĩa thống kê giữa CT1 và CT2; CT2 và CT3 (P< 0,05), nhưng không có sự sai khác giữa CT1 và CT3 (P>0,05).
Ở giai đoạn 7 đến 10 ngày tuổi, TĐTT tuyệt đối của ấu trùng cao nhất vẫn ở CT2 nhưng sự sai khác không có ý nghĩa thống kê giữa 3 CT (P>0,05).
Ta thấy ở giai đoạn 10đến 13 ngày tuổi TĐTT tuyệt đối cao nhất ở cả 3 CT có thể giải thích là ấu trùng phát triển nhanh hoàn thiện các cơ quan để chuẩn bị biến thái xuống đáy và phân tích phương sai một nhân tố có sự khác
biệt có ý nghĩa thống kê giữa 3 CT thức ăn này (P < 0,05), cao nhất vẫn CT2 và thấp nhất là CT1.
Đến giai đoạn cuối thì TĐTT tuyệt đối của ấu trùng giảm, đặc biệt ở CT3 giảm mạnh nhất. Sở dĩ như vậy là do giai đoạn này có sự phát triển của ký sinh trùng, nấm (đặc biệt ở bể cho ăn hoàn toàn thức ăn tổng hợp) làm ảnh hưởng đến sự phát triển của ấu trùng.
3.2.3. Tốc độ tăng trưởng tương đối theo chiều cao vỏ của ấu trùng ốc nhảy
Da Vàng
Bảng 3.4. Tốc độ tăng trưởng tương đối theo chiều cao vỏ của ấu trùng ốc nhảy Da Vàng khi sử dụng thức ăn khác nhau
Ngày tuổi Tốc độ tăng trưởng tương đối theo chiều cao (%/ngày)
CT1 CT2 CT3 1→ 4 8,37a ± 0,44 9,23a ± 0,44 8,92a ± 0,8 4→7 4,85a ± 0,32 11,15b ± 0,79 6,19a ± 0,14 7→10 5,20a ± 0,44 6,72a ± 0,98 4,67a ± 1,27 10→13 11,76a ± 0,67 16,01b ± 0,78 15,73b ± 0,72 13→16 1,50a ± 0,5 6,87b ± 0,67 4,70c ± 0,93
Chú thích: Các chữ cái a,b, c khác nhau ở cùng một hàng là sai khác có ý nghĩa (P<0,05). Độ lệch chuẩn được đặt sau dấu (±)
Hình 3.3. Tốc độ tăng trưởng tương đối về chiều cao vỏ ấu trùng ốc nhảy Da Vàng
Kết quả cho thấy các loại thức ăn khác nhau thì TĐTT tương đối của ấu trùng ở các CT là khác nhau. Giai đoạn đầu TĐTT tương đối về chiều cao vỏ ấu trùng giữa 3 CT không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (P>0,05). Giai đoạn 4 đến 7 ngày tuổi ấu trùng ở CT2 có tốc độ tăng trưởng tương đối cao vượt trội hơn so với CT1 và CT3. Ta thấy rõ ở giai đoạn 10 đến 13 ngày tuổi tốc độ tăng trưởng tương đối của ấu trùng cao nhất ở cả 3 CT, có thể giải thích là ấu trùng phát triển nhanh hoàn thiện các cơ quan để chuẩn bị biến thái xuống đáy. Đến khi kết thúc thí nghiệm, TĐTT tương đối của ấu trùng giảm, có sự khác nhau có ý nghĩa thống kê giữa các CT (P< 0,05). TĐTT tương đối của ấu trùng ở CT1, CT2, CT3 lần lượt là 1,5; 6,87; 4,7 %/ngày.
Kết quả TĐTT về chiều dài của ấu trùng trong cả giai đoạn trôi nổi khi sử dụng thức ăn khác nhau được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 3.5. TĐTT của ấu trùng trong cả giai đoạn trôi nổi khi sử dụng các loại thức ăn khác nhau
Chỉ tiêu theo dõi CT1 CT2 CT3
TĐTT tuyệt đối (µm/ngày) 29,11 a ± 1,32 45,95b ± 0,76 33,37c ± 0,49 TĐTT tương đối(%/ngày) 10,93 a ± 0,49 17,25b ± 0,28 12,53c ± 0,19
Chú thích: Các chữ cái a,b, c khác nhau ở cùng một hàng là sai khác có ý nghĩa (P<0,05). Độ lệch chuẩn được đặt sau dấu (±)
Qua bảng 3.4 ta thấy: TĐTT tuyệt đối và tương đối của ấu trùng theo chiều cao vỏ ở CT2 là cao nhất (lần lượt là 45,95 µm/ngày và 17,25 %/ngày), tiếp đến là CT3 (33,37 µm/ngày và 12,53 %/ngày) và nhỏ nhất là CT1 (29,11 µm/ngày và 10,93%/ngày) và ở CT3 cao hơn ở CT1. Phân tích phương sai một nhân tố cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa 3 CT. Như vậy khi sử dụng hỗn hợp tảo và thức ăn tổng hợp cho tốc độ tăng trưởng cao nhất, khi sử dụng hoàn toàn thức ăn tổng hợp cho kết quả tăng trưởng lớn hơn sử dụng hoàn toàn tảo.