Phương pháp thu thập số liệu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của các loại thức ăn đến sinh trưởng cá ghé (bagarius rutilus ng&kottelat, 200) giai đoạn cá giống luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 27)

2. Mục tiêu đề tài

2.4.Phương pháp thu thập số liệu

2.4.1. Phương pháp xác định các yếu tố môi trường

Xác định nhiệt độ bằng nhiệt kế thủy ngân chia vạch từ (0 0C-1000C) có độ chính xác đến 0,50C, đo hằng ngày vào lúc 7h và 14h.

Xác định pH bằng máy đo pH, đo hằng ngày vào lúc 7h và 14h. Xác định hàm lượng oxy hòa tan (DO) bằng tesl DO.

2.4.2. Phương pháp đo chiều dài cá

- Do chiều dài tiêu chuẩn (SL) cá Ghé vào thời điểm trước khi bắt đầu thí nghiệm. Các lần tiếp theo cứ 7 ngày đo một lần vào lúc 8h sáng, với số lượng mẫu là 5 con/ bể, đo bằng thước có độ chính xác đến 0,1cm.

- Chiều dài toàn thân được tình từ điểm đầu đến hết điểm cuối của đuôi.

+ Tăng trưởng chiều dài tuyệt đối.

ARL = Ls∆−tLt (cm/ngày) + Tăng trưởng chiều dài tương đối

%L = ln(Ls)∆−tln(Lt) * 100 (%/ngày) Trong đó: ARL là tốc độ tăng trưởng chiều dài tuyệt đối

%L là tốc độ tăng trưởng chiều dài tương đối Ls là chiều dài trung bình tại thời điểm sau T2

Lt là chiều dài trung bình tại thời điểm trước T1

2.4.3. Phương pháp xác định khối lượng cá

+ Cá được cân bằng cân tiểu ly có độ chính xác tới 0,01g.

+ Phương pháp cân cá: cho chậu và nước vừa đủ vào chậu đặt lên cân và điều chỉnh cân về số 0 sau đó bắt cá vào cân được số liệu như thế nào thì ghi vào sổ theo dõi. Làm như vậy sẽ đảm bảo cho cá khi cân.

+ Tăng trưởng khối lượng tuyêt đối của cá (g/ngày)

ARW =(Ws∆−tWt) (g/ngày) + Tăng trưởng khối lượng tương đối (%/ngày)

%W = ln(Ws)∆−tln(Wt) x 100 (%/ngày)

Trong đó: ARW là tốc độ tăng trưởng khối lượng tuyệt đối (g/ngày) %W là tốc độ tăng trưởng khối lượng tương đối (%/ngày) Wt là khối lượng trung bình tại thời điểm trước T1

Ws là khối lượng trung bình tại thời điểm sau T2

2.4.4. Phương pháp xác định tỷ lệ sống

+ Hàng ngày xi phông bể thí nghiệm, thống kê số cá Ghé chết từ đó xác định được số cá Ghé còn sống.

+ Tỷ lệ sông (% TLS) được tính bằng công thức:

TLS(%) = ×100 N N o s Trong đó: Ns là số cá Ghé còn sống No là số cá Ghé ban đầu

+ Tỷ lệ sống của cá Ghé được tính theo các lần đo(TLSLD) TLSLD(%) = 100 1 2× LDT LDT N N

Trong đó: NLDT2 là số cá Ghé còn lại trong bể ở thời điểm hiệ tại T2

NLDT1 là số cá Ghé còn lại ở lần thống kê gần nhất trước đó T1.

2.4.5. Hệ số chuyển đổi thức ăn FCR (Feed conversion rate)

FCR = Khối lượng thức ăn đã sử

2.4.6. Phương pháp tính hiệu quả kinh tế

Hiệu quả kinh tế được tính theo tổng thu – chi của các công thức.

2.5. Phương pháp xử lý số liệu (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Số liệu được xử lý bằng phương pháp thông kê sinh học và phần mềm Excel, phần mềm Spss.

2.6. Thời gian và địa điểm nghiên cứu

Địa điểm: Trại thực nghiệm nước ngọt Hưng Nguyên – khoa Nông Lâm Ngư – ĐH Vinh.

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Diễn biến các yếu tố môi trường trong quá trình thi nghiệm

Bể thí nghiệm ương giống cá Ghé được đặt trong nhà có mái che và sục khí 24/24.

3.1.1. Nhiệt độ (To )

Trong quá trình thí nghiệm thì nhiệt độ đóng vai trò khá quan trọng đến sự sinh trưởng và phát triển của cá Ghé. Do các bể được bố trí như nhau (cùng lượng nước, sục khí…) cho nên nhiệt độ các bể gần như là tương đồng, do đó trong quá trình thí nghiệm tôi chỉ tiến hành đo nhiệt độ sáng và chiều của 1 bể ngẫu nhiên trong 9 bể thí nghiệm.

Bảng 3.3. Biến động nhiệt độ trong quá trình thí nghiệm.

Ngày nuôi Nhiệt độ

S C 1 23.5 24.5 6 22 23.5 11 24.5 26.5 16 24.5 25 21 24.5 27.5 26 22.5 25.5 31 24.5 26.5 36 24.5 24.5 42 23.5 23.5

Trong suốt quá trình thí nghiệm thì nhiệt độ dao động trong khoảng từ 220C đến 27,5 0C.

Nhiệt độ tương đối thấp là do thí nghiệm bố trí trong nhà và thí

nghiệm được bố trí trong thời gian cuối mùa thu nên nền nhiệt độ ngoài trời tương đối thấp. Biên độ giao động nhiệt độ giữa sáng chiều thấp cũng là chủ yếu do các nguyên nhân trên gây nên.

Theo Chu Lân nhiệt độ thích hợp của cá là 22 – 28 0C, vậy thì nhiệt độ 22,5 – 27,5 0C nằm trong khoảng thích hợp cho cá Ghé phát triển và sinh trưởng.

Biến động nhiệt độ trong quá trình thí nghiệm biểu thị rõ hơn qua đồ thị sau:

Hình 3.4 : Đồ thị biến động nhiệt độ.

Yếu tố pH cũng tác động đến quá trình sinh trưởng và phát triển của cá Ghé. Qua quá trình thí nghiệm kết quả theo dõi pH được biểu thị ở bảng sau:

Bảng 3.4. Biến động pH trong quá trình thí nghiệm

Ngày nuôi CT1 CT2 CT3 S C S C S C 1 - 8 7.2-7.5 7.4-7.6 7.2-7.5 7.2-7.7 7.2-7.5 7.1-7.6 8 - 15 7.1-7.5 7.2-7.7 7.1-7.5 7.3-7.8 7.2-7.5 7.3-7.7 15 - 22 7.2-7.5 7.2-7.9 7.2-7.5 7.2-7.9 7.2-7.5 7.2-7.8 22 - 29 7.1-7.5 7.3-7.8 7.1-7.6 7.3-7.8 7.1-7.5 7.2-7.8 29 - 36 7.3-7.5 7.2-7.7 7.2-7.5 7.3-7.6 7.2-7.6 7.2-7.6 36 - 43 7.0-7.5 7.0-7.6 7.0-7.5 7.1-7.6 6.9-7.5 7.0-7.7

Giá trị pH trong các bể thí nghiệm biến động nhỏ theo thời gian trong ngày và rất đều trong suốt thời gian thí nghiệm. Giá trị pH biến động ở các công thức dao động khoảng 7.0-7.9.

Qua kết quả theo dõi ta thấy rằng pH ở các nghiệm thức có chênh lệch. PH buổi sáng dao động trong khoảng 7,0-7,6 còn pH buối chiều thì dao động trong khoảng 7,1-7,9.

Qua kết quả trên cho thấy pH biến động tương đối thấp trong khoảng 0,3-0,6, điều này không làm ảnh hưởng cho quá trình sinh trưởng và phát triển của cá Ghé, hay không gây sốc cho cá.

So sánh với Nguyễn Văn Hóa (2008), Hồ Đình Quang (2009) thì khoảng dao động pH trên nằm trong khoảng thích hợp cho cá Ghé sinh trưởng và phát triển.

3.1.3. Hàm lượng ôxy hòa tan (DO)

Cá Ghé là loài sống ở khu vực sông suối có dòng chảy mạnh, nên hàm lượng ôxy phù hợp cho loại cá này nằm ở mức rất cao. Qua quá trình nghiên cứu các thí nghiệm kết quả theo dõi DO như sau:

Bảng 3.5. Biến động DO trong quá trình thí nghiệm. Ngày nuôi CT1 (mg/l) CT2 (mg/l) CT3 (mg/l) S C S C S C 1 4,5 ±0,1 5,3 ±0,2 4,6 ±0,1 5,5 ±0,1 4 ±0,1 4,8 ±0,2 7 4,6 ±0,2 5,5 ±0,1 4,5 ±0,5 5,0 ±0,5 4,6 ± 0,5 4,8 ±0,2 13 4,8 ±0,2 5,3 ±0,2 4,1 ±0,5 4,3 ±0,2 4,5 ± 0,1 5 ±0,1 19 3,8 ±0,2 4,5 ±0,1 4,1 ±0,2 4,6 ±0,2 4,1 ± 0,5 4,8 ±0,5 25 4,8 ±0,2 5,1 ±0,5 4,6 ±0,2 5,5 ±0,5 3,8 ± 0,2 4,6 ±0,2 31 4,1 ±0,5 4,5 ±0,5 3,8 ±0,2 4,6 ±0,2 4,5 ± 0,5 5,3 ±0,2 37 3,8 ±0,2 4,5 ±0,5 4 ±0,5 4,6 ±0,2 4,1 ± 0,5 4,5 ±0,1 42 4 ±0,5 4,6 ±0,2 3,8 ±0,2 4,3 ±0,2 3,6 ± 0,2 4,3 ±0,2

DO là một trong những yếu tố quan trọng cho cá tồn tại, sinh trưởng và phát triển. Do vậy khi thí nghiệm điều chỉnh DO trong khoảng thích hợp cho cá thì sẽ đảm bảo cho thí nghiệm.

Qua kết quả cho thấy hàm lượng ôxy ở các bể trong quá trình tương đối cao và ổn định biến động từ 3,6 ±0,2 -> 5,5 ±0,1 mg/l . Nhờ vậy là do khi thí nghiệm tôi cho chạy sục khí 24/24h. Và cho ta thấy DO buổi chiều vá buổi sáng không chênh lệch lắm, điều này có thể lý giải như sau, các bể thí nghiệm được bố trí trong nhà nên không chịu ảnh hưởng lắm của cường độ chiếu sáng và thời gian chiếu sáng của ánh sáng mặt trời giữa buổi sáng và buổi chiều không ảnh hưởng đến sự phát triển của tảo và quá trình phân giải các chất.

Như vậy DO thích hợp cho cá phát triển và sinh trưởng là 3,6 – 5,5 mg/l, theo Phạm Báu, 2000 [1], thì nhiệt độ cho cá Ghé phát triển là từ 3 – 7 mg/l. như vậy kết quả này năm trong khoảng thích hợp với nghiên cứu của Phạm Báu. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hình 3.5 . Đồ thị biến động hàm lượng ôxy hoà tan (DO).

3.2. Ảnh hưởng của các loại thức ăn đến tốc độ tăng trưởng của cá Ghé

3.2.1. Ảnh hưởng của thức ăn đến tốc độ tăng trưởng chiều dài cá Ghé

3.2.1.1. Tốc độ tăng trưởng trung bình chiều dài toàn thân của cá Ghé

Kết quả theo dõi tăng trưởng theo chiều dài trong suốt quá trình thí nghiệm được thống kê phân tích qua bảng sau:

Bảng 3.6. Tốc độ tăng trưởng trung bình về chiều dài của cá Ghé trong quá trình thí nghiệm.

Ngày nuôi CT1 CT2 CT3

7 14,71 ± 1,05a 14,46± 1,06a 14,59 ±0,71a 14 16,06 ± 0,59a 15,32 ±0,59b 15,60 ±0,56b 21 17,00 ± 0,49a 15,93 ±0,46b 16,81 ±0,66a 28 19,10 ± 0,62a 17,33 ±0.55b 18,76 ±0,68a 35 19,96 ±0,62a 18,30 ±0,57b 19,54 ±0,53a 42 21,62 ± 0,52a 19,06 ±0,57b 20,55 ±0,57c

Chú thích: (số liệu cùng một hàng có ký hiệu số mũ khác nhau là sai khác có ý nghĩa thống kê P <0,05)

Cá Ghé sau 42 ngày nuôi của thí nghiệm đạt chiều dài toàn thân trung bình từ 19,06 ±0,57 -> 21,62 ± 0,52 cm. Chiều dài toàn thân trung bình của cá Ghé ở CT1 đạt chiều dài trung bình cao nhất so với 2 công thức khác. Mặt khác sụ sai khác này có ý nghĩa thống kê (P < 0,05).

Sự phát triển và tăng trưởng về chiều dài toàn thân trung bình của cá Ghé đạt cao nhất ở CT1 với 21,62 ± 0,52 (cm) còn thấp nhất là ở CT2 là 19,06 ±0,57 (cm) tại thời điểm kết thúc thí nghiệm.

Kết quả trên cho thấy đến ngày nuôi thứ 15 thì có sự sai khác, và có ý nghĩa thống kê (P < 0,05) còn giai đoạn ngày nuôi thứ 1 đến ngày nuôi thứ 8 thì có sự sai khác nhưng không có ý nghĩa thống kê.

Kết quả phân tích LSD cho thấy sự sai khác giữa các nghiệm thức có ý nghĩa về mặt thống kê (P<0,05), như vậy các công thức thức ăn khác nhau đã có những ảnh hưởng khác nhau đến tốc độ tăng trưởng chiều dài của cá Ghé giai đoạn các giống. Đặc biệt là sử dụng thức ăn cá tạp (CT1) có tốc độ tăng trưởng chiều dài toàn thân cao nhất là 21,62 ± 0,52 (cm).

Tốc độ tăng trưởng chiều dài toàn thân trung bình biểu hiện rõ hơn ở đồ thị sau:

Hình 3.6. Đồ thị biểu thị tốc độ tăng trưởng chiều dài trung bình cá Ghé.

3.2.1.2. Tốc độ tăng trưởng chiều dài tuyệt đối của cá Ghé

Bảng 3.7. Tốc độ tăng trưởng tuyệt đối về chiều dài tiêu chuẩn của các nghiệm thức (cm/ngày)

Ngày nuôi CT1 (cm/ngày) CT2 (cm/ngày) CT3 (cm/ngày) 1 – 7 0,127 ±0,061a 0,11± 0,065a 0,11 ±0,069a

8 – 14 0,19 ± 0,07a 0,1 ±0,056a 0,14 ±0,019a

15 – 21 0,13 ±0,014a 0,07 ±0,021a 0,17 ±0,041b

29 – 35 0,12 ±0,006a 0,14 ±0,06a 0,11 ±0,003a

36 - 42 0,23 ±0,041a 0,1 ±0,095a 0,15 ±0,078a

1 - 42 0,18 ±0,008a 0,12 ±0,017b 0,16 ±0,012a

Chú thích: (số liệu cùng một hàng có ký hiệu số mũ khác nhau là sai khác có ý nghĩa thống kê P <0,05)

Qua kết quả trên cho thấy tốc độ tăng trưởng chiều dài tuyệt đối của cá Ghé 19,06 ±0,57 -> 0,18 ±0,008. CT1 cho tôc độ tăng trưởng tuyệt đối cao nhất 0,18 ±0,008 (g/ngày), tiếp đến là CT3 0,16 ± 0,01(g/ngày), thấp nhất là CT2 0,16 ±0,012 (g/ngày). Sự sai khác này có ý nghĩa thống kê (P <0,05).

Trong quá trình nghiên cứu có một số giai đoạn có sự sai khác nhưng không có ý nghĩa thống kê (giai đoạn 1 – 14 ngày nuôi, giai đoạn 29-42 ngày nuôi.

Cá Ghé sử dụng thức ăn cá tạp CT1 cho kết quả chiều dài tăng trưởng tuyêt đối cao hơn các công thức khác. Sai khác có ý nghĩa thông kê.

Theo Trần Ngọc Hùng (2010), cá Ghé 37- 57 ngày tuổi khi sử dụng Giun Quế làm thức ăn có tốc độ tăng trưởng tuyệt đối cao nhất. Như vậy trong giai đoạn cá giống sử dụng cá tạp làm thức ăn cho kết quả tăng trưởng chiều dài tuyệt đối của cá Ghé tốt hơn.

Điều này có thể lý giải rằng cá Ghé 37 – 57 ngày tuổi là cá còn nhỏ nên nhu cầu protein cao, nhằm hoàn thiện cấu trúc cơ thể, mà Giun Quế là thức ăn sẽ đáp ứng được nhu cầu này. Trong khi đó ở giai đoạn cá giống thì Cá Ghé bắt đầu trở về với thức ăn quen thuộc của loài ngoài tự nhiện, mặt khác giai đoạn này cá có nhu cầu protein thấp hơn.

Hình 3.7. Đồ thị biểu thị tốc độ tăng trưởng tuyệt đối về chiều dài Việc CT1 cho kết quả cao nhất có thể là do thành phần protein trong thức ăn (CT1) cao, mà lại phù hợp với loại thức ăn tự nhiên của laòi cá này. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.2.1.3. Tốc độ tăng trưởng chiều dài tương đối cá Ghé (%/ngày)

Bảng 3.8. Tốc độ tăng trưởng tương đối về chiều dài của cá Ghé (%/ngày) Ngày nuôi CT1 (%/ngày) CT2 (%/ngày) CT3 (%/ngày)

1 – 7 0,89 ±0,41a 0,77 ±0,45a 0,77 ±0,45a

8 – 14 1,26 ±0,47a 0,69 ±0,39a 0,95 ±0,24a

15 – 21 0,81 ±0,08a 0,50 ±0,14b 1,07 ±0,26a

29 – 35 0,63 ±0,03a 0,79 ±0,34a 0,58 ±0,01a

36 – 42 1,10 ±0,19a 0,58 ±0,5a 0,74 ±0,38a

1 - 42 1,06 ±0,38a 0.76 ±0.09b 0.94 ±0.14a

Chú thích: (số liệu cùng một hàng có ký hiệu số mũ khác nhau là sai khác có ý nghĩa thống kê p <0,05)

Qua kết quả nghiên cứu cho thấy tốc độ tăng trưởng chiều dài tương đối của cá Ghé. CT1 cho kết quả cao nhất 1,06 ±0,38 (%/ngày), tiếp đó là CT3 0.94 ±0.14 (%/ngày) và thấp nhất là CT2 0.76 ±0.09 (%/ngày).

Ở giai đoạn 22 – 28 ngày nuôi thì các công thức đều cho tốc độ tăng trưởng tương đối cao, đạt giá trị max = 1,65 ±0,09 (%/ngày) cao nhất trong quá trình thí nghiệm. Điều này lý giải rằng có những giai đoạn khác nhau thì cá Ghé sinh trưởng và phát triển khác nhau.

Như vậy công thức 1 là công thức cho kết quả tôt nhất về tăng trưởng tương đối của chiều dài cá Ghé, và cao hơn so với các CT khác, sai khác có ý nghĩa thống kê (P < 0,05).

Tốc độ tăng trưởng tương đối về chiều dài của cá Ghé được biểu thị rõ hơn qua đồ thị sau:

Hình 3.8. Đồ thị biểu thị tốc độ tăng trưởng tương đối về chiều dài. Như vậy sử dụng thức ăn là cá tạp (CT1) cho kết quả tốt nhất về tốc độ tăng trưởng của chiều dài.

Điều này xảy ra có thể là do hàm lượng protein trong công thức 1 cao và đáp ứng đươc nhu cầu protein của cá Ghé. Còn thức ăn công nghiệp có hàm lượng protein thấp không đáp ứng được nhu cầu này của cá. Còn Giun Quế măc dù có hàm lượng protein cao nhất trong 3 loại thức ăn thí nghiệm,

nhưng có thể do đây không phải là loài thức ăn ưa thích cúa loài cá này nên có tốc độ tăng trưởng chiều dài thấp hơn so với khi sử dụng cá tạp.

Theo Trần Ngọc Hùng (2010), cá Ghé 37- 57 ngày tuổi khi sử dụng Giun Quế làm thức ăn có tốc độ tăng trưởng cao nhất. Như vậy trong giai đoạn cá giống, sử dụng cá tạp làm thức ăn cho kết quả tăng trưởng chiều dài của cá Ghé tốt hơn.

3.2.2. Ảnh hưởng của thức ăn đến tốc độ tăng trưởng khối lượng của cá Ghé

3.2.2.1. Ảnh hưởng của các CT thức ăn đến tốc độ tăng trưởng khối lượng trung bình

Bảng 3.9. Tốc độ tăng trưởng khối lượng của cá Ghé trong quá trình thí

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của các loại thức ăn đến sinh trưởng cá ghé (bagarius rutilus ng&kottelat, 200) giai đoạn cá giống luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 27)