2. Mục tiêu đề tài
3.2.2.2. Tốc độ tăng trưởng khối lượng tuyệt đối của cá Ghé
Ngày nuôi CT1 (g/ngày) CT2 (g/ngày) CT3 (g/ngày) 1 – 7 0,13 ±0,09a 0,07 ±0,07a 0,19 ±0,08a 8 – 15 0,18 ±0,09a 0,14± 0,05a 0,15 ±0,15a 16 – 21 0,14 ±0,02a 0,08 ±0,03a 0,09 ±0,06a 22 – 28 0,15 ±0,02a 0,19 ±0,03a 0,14 ±0,04a 29 – 35 0,15 ±0,05a 0,06 ±0,03a 0,16 ±0,04b 36 – 42 0,15 ±0,04a 0,.07 ±0,03a 0,11 ±0,05a 1 – 42 0,15 ±0,005a 0,1 ±0,006b 0,14 ±0,003a
Chú thích: (số liệu cùng một hàng có ký hiệu số mũ khác nhau là sai khác có ý nghĩa thống kê P <0,05)
Qua kết quả nghiên cứu cho thấy tốc độ tăng trưởng tuyệt đối của các lô thí nghiệm đạt từ 0,1 ±0,006 -> 0,15 ±0,005(g/ngày). Cá Ghé ở CT1 đạt tốc độ tăng trưởng tuyệt đối cao nhất, tiếp theo là CT3 nhưng không thấp lắm so với CT1, còn thấp nhất là CT2. Sự sai khác này có ý nghĩa thống kê với (P < 0,05).
Như vậy sự khác nhau này chịu sự ảnh hưởng của các loạ thứa ăn khac nhau, CT1 sử dụng cá tạp có hàm lượng protein cao đáp ứng được nhu cầu của cá Ghé, là thức ăn ưa thích của cá ngoài tự nhiên nên sử dụng sẽ cho kết quả tốt. CT2 sử dụng thức ăn công nghiệp mặc dù cá đã được thuần hoá ăn loại thức ăn này nhưng do hàm lượng protein thấp nên không đáp ứng được nhu cầu cầu của cá, bên cạnh đó khi thức ăn thừa sẽ làm cho môi trường nước bị ô nhiễm. CT3 thức ăn sử dụng là Giun Quế mặc dù có hàm lượng protein cao nhất trong các loại thức ăn sử dụng thí nghiệm, nhưng có thể đây không phải là loại thức ăn ưa thích
của cá nên cá ít ăn và sẽ dẫn đến sự dư thừa thức ăn và gây ô nhiễm điều này sẽ ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của cá.
Theo Trần Ngọc Hùng 2010, cá Ghé 37 – 57 ngày tuổi sử dụng Giun Quế làm thức ăn cho tốc độ tăng trưởng khối lượng tuyệt đối cao nhất. Như vậy ở giai đoạn cá giống, cá Ghé sử dụng thức ăn là cá tạp cho kêt quả tăng trưởng khối lượng tuyệt đối cao nhất.
Tốc độ tăng trưởng tuyệt đối của cá Ghé ở các lô thí nghiệm biểu hiện rõ hơn ở đồ thị sau:
Hình 3.10. Đồ thị biểu thị tốc độ tăng trưởng khối lượng tuyệt đối của cá Ghé.