Hoàn thiện Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương trong Công ty Cổ phần Hàng hải Đông Đô
Trang 1LỜI MỞ ĐẦU
Trong xã hội bất kỳ ngành nghề, lĩnh vực nào từ sản xuất, thương mại hay dịch vụ muốn tồn tại và phát triển đều cần có yếu tố lao động hoặc là lao động chân tay hoặc là lao động trí óc Lao động chính là điều kiện đầu tiên, là yếu tố có tính chất quyết định nhằm biến đổi các vật thể tự nhiên thành những vật phẩm cần thiết để thoả mãn nhu cầu của xã hội Xã hội càng phát triển thì đòi hỏi người lao động càng phải phát triển tiến bộ cao hơn, từ đó càng biểu hiện rõ tính quan trọng, cần thiết của lao động Và để cho người lao động có thể tồn tại, bù đắp được những hao phí mà họ đã bỏ ra nhằm tái sản xuất sức lao động thì cần phải có yếu tố tiền lương Tiền lương là thu nhập chủ yếu của người lao động nó được xác định theo hai cơ sở chủ yếu là số lượng và chất lượng lao động Bên cạnh chức năng đảm bảo cuộc sống cho người lao động, tiền lương còn được sử dụng để khuyến khích tinh thần, thúc đẩy người lao động làm việc tốt hơn, hăng hái tích cực hơn.Ngoài ra tiền lương được coi là một bộ phận chi phí cấu thành nên giá trị các loại sản phẩm, dịch vụ do doanh nghiệp sản xuất ra, qua đó sẽ ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh hay lợi nhuận của doanh nghiệp Nhưng doanh nghiệp lại không thể cắt giảm hay tiết kiệm được tiền lương chi trả cho người lao động, mà phải biết cách sử dụng có hiệu quả sức lao động nhằm tiết kiệm sức chi phí, tăng năng suất qua đó tăng doanh thu, tăng lợi nhuận của doanh nghiệp, góp phần tăng tích luỹ cho đơn vị và sẽ tác động trở lại làm cho thu nhập của người lao động được tăng lên, đời sống được cải thiện hơn Ngày nay, các doanh nghiệp đã thấy được những ảnh hưởng to lớn của tiền lương đối với người lao động, đối với doanh nghiệp và sử dụng nó một cách hợp lý hay chưa Với vấn đề cấp thiết trên ta tiến hành tìm hiểu, nghiên cứu, đánh giá tình hình thực hiện và kế hoạch tiền lương trong Công ty Cổ phần Hàng hải Đông Đô Nội dung chính của
luận văn này là Hoàn thiện Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương trong Công ty Cổ phần Hàng hải Đông Đô.
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, mục lục báo cáo Báo cáo của tôi có kết cấu gồm 03 phần chính như sau :
Trang 2Phần 1: Tổng quan về Công ty Cổ phần Hàng hải Đông Đô
Phần 2: Thực trạng Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty Cổ phần Hàng hải Đông Đô
Phần 3: Hoàn thiện Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty Cổ phần Hàng hải Đông Đô
Trang 3PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN HÀNG HẢI ĐÔNG ĐÔ1.1 Đặc điểm và tổ chức bộ máy quản lý hoạt động kinh doanh tại Công ty Cổ phần Hàng hải Đông Đô
1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần Hàng hải Đông Đô
Tiền thân của Công ty là Xí nghiệp liên hợp Vận tải biển pha sông (Viseritrans) - vốn là một doanh nghiệp nhà nước hạng 1 được thành lập trên cơ sở Nghị định 274/HĐBT, ngày 04/12/1985 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) và sau đó được thành lập lại theo Quyết định số 1068/QĐ/TCCB-LĐ, ngày 01/06/1993 của Bộ trưởng Bộ Giao thông - Vận tải.
Ngày 29/04/1995, Viseritrans chính thức trở thành doanh nghiệp thành viên hạch toán độc lập của Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) trên cơ sở Quyết định số
250/TTg của Thủ tướng Chính phủ Kể từ tháng 10/2003, được đổi tên thành “Công ty Hàng hải Đông Đô” theo Quyết định số 778/QĐ-HĐQT, ngày 10/10/2003 của Hội đồng
quản trị Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam.
Sau khi thực hiện xong việc cổ phần hoá theo Quyết định số 2315/QĐ-BGTVT, ngày 30/10/2006 của Bộ trưởng Giao thông Vận tải, Công ty Hàng hải Đông Đô chính
thức đổi tên và đăng ký hoạt động với tên gọi mới là “Công ty Cổ phần Hàng hải Đông Đô” kể từ ngày 25/12/2006 trên cơ sở Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số
0103015196 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội cấp Có trụ sở chính tại Tầng 19 Toà tháp Văn Phòng Quốc Tế Hoà Bình - Số 106 đường Hoàng Quốc Việt, Quận Cầu Giấy, TP Hà Nội.
Trong suốt 20 năm hình thành và phát triển Công ty đã đạt được những thành công nhất định:
Về quản lý - điều hành - quản trị doanh nghiệp: Đã hoàn tất công tác sắp xếp, tổ
chức lại bộ máy và lao động theo mô hình tổ chức mới Đồng thời hoàn thiện hệ thống văn bản quản lý nội bộ, nhằm cụ thể hoá các chuẩn mực và định chế quản trị, quản lý - điều hành mọi hoạt động của Công ty.
Trang 4Về hoạt động sản xuất kinh doanh (SXKD): Kết quả SXKD năm 2007 là rất tốt,
Công ty tận dụng tối đa các cơ hội thị trường để ổn định và tăng mạnh kết quả SXKD, đầu tư – phát triển mà còn mở rộng thêm quy mô hoạt động, góp phần thực hiện chủ trương đa dạng hoá – đa phương hoá hoạt động SXKD tạo ra nhiều tiền đề tốt đẹp cho kế hoạch SXKD, phát triển thị trường và quy mô hoạt động trong nhiều năm tới.
Về đầu tư – phát triển: Dự kiến đến cuối năm 2008, tàu Đông Phú sẽ được đóng
xong và đưa vào khai thác Đồng thời tiếp nhận con tàu đầu tiên vào sửa chữa tại Nhà máy sửa chữa tàu biển Đông Đô vào cuối tháng 06/2008.
Chính vì những thành tích lao động sáng tạo và hiệu quả, nên trong suốt thời kỳ 20 năm hoạt động, tập thể người lao động và một số cá nhân có thành tích cao trong doanh nghiệp đã vinh dự được Nhà nước, Chính phủ, Bộ Giao thông vận tải, Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam… tặng thưởng Huân chương Lao động và rất nhiều cờ thi đua, bằng khen, giấy khen khác Đặc biệt, Công ty liên tục được Tổng Công ty Hàng hải Việt
Nam tặng danh hiệu “Đơn vị thi đua xuất sắc” trong suốt nhiều năm liền
Một số thành công của Công ty được khái quát bằng một số chỉ tiêu qua các bảng sau:
Nguồn: Công ty Cổ phần Hàng hải Đông Đô
Bảng 2: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Trang 5Con tainer 22.295 12,17% 20.283 11,63% 19.862 9,88%
Tổng doanh thu
thuần183.211 100%174.460 100%201.088100%
Nguồn: Công ty Cổ phần Hàng hải Đông Đô
Bảng 3: Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh
Tổng lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh
Nguồn: Công ty Cổ phần Hàng hải Đông Đô
1.1.2 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Cổ phần Hàng hải Đông Đô:
Công ty Cổ phần Hàng hải Đông Đô hoạt động theo phương thức trực tuyến chức năng đứng đầu là Tổng giám đốc điều hành Tổng giám đốc điều hành chịu trách nhiệm về hoạt động quản lý - điều hành, quản trị chung của toàn Công ty và trực tiếp phụ trách các công tác như:
Trang 6- Tổ chức bộ máy, quản lý - sử dụng cán bộ, nhân lực.
- Xây dựng chiến lược chung về đầu tư – phát triển, liên doanh – liên kết kinh tế, chuẩn bị nguồn vốn, con người…
- Tổ chức - quản lý thuyền bộ và lập kế hoạch sử dụng – đào tạo - tuyển dụng thuyền viên, sỹ quan quản lý.
- Tổ chức và chỉ đạo thực hiện các kế hoạch SXKD, đầu tư – phát triển, đầo tạo và phát triển nguồn nhân lực trong toàn Công ty…
- Quản lý tiền vốn, tài sản, xử lý công nợ và các hoạt động tài chính khác.
- Chế độ lao động, tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo vệ sức khoẻ cho người lao động.
- Xây dựng cơ bản và quản lý nhà - đất.
- Quan hệ đối ngoại và pháp chế doanh nghiệp.
- Bảo vệ chính trị nội bộ, an ninh - trật tư, chống tham nhũng – tiêu cực…
- Trực tiếp giám sát và chỉ đạo mọi hoạt động của Trung tâm thuyền viên.
- Trực tiếp làm Chủ tịch Hội đồng lương, Hội đồng kiểm kê, mua – bán và thanh lý tài sản, Hội đồng Khoa học & công nghệ, Hội đồng Thi đua – Khen thưởng & Kỷ luật…
- Đoàn thể, phong trào quần chúng và hoạt động thể thao – vui chơi giải trí… Tổng giám đốc điều hành có 02 (hai) Phó tổng giám đốc giúp việc cho mình.
Trong đó, Phó tổng giám đốc kinh doanh trực tiếp phụ trách các công tác:
- Sẵn sàng thay thế Tổng giám đốc để lãnh đạo, quản lý - điều hành mọi mặt hoạt động của Công ty với tư cách là Phó Tổng giám đốc thứ nhất khi Tổng giám đốc đi công tác xa, bị ốm nặng… không thể thực hiện nhiệm vụ do pháp luật quy định.
- Trực tiếp làm Thủ trưởng Cơ quan Công ty.
- Theo dõi và chỉ đạo các hoạt động kinh doanh chung của Công ty theo sự phân công của Tổng giám đốc.
Trang 7- Điều tra thị trường để hoạch định phương thức kinh doanh, xác lập và tổ chức thực hiện các dự án đầu tư phát triển đội tàu vận tải biển cũng như các dự án đầu tư phát triển khác.
- An toàn hàng hải, an ninh hàng hải và pháp chế hàng hải.
- Trực tiếp giám sát và chỉ đạo hoạt động SXKD của Chi nhánh tại Thành phố Hồ Chí Minh, Chi nhánh tại Thành phố Nha Trang.
- Trưởng ban Đóng mới tàu biển, trưởng ban Soát xét Hệ thống quản lý an toàn, Trưởng ban ISM, ISPS Code của Công ty.
- Hành chính và quản trị doanh nghiệp, công tác khánh tiết và quan hệ đối nội.
- Các công tác khác theo uỷ quyền riêng của Tổng giám đốc.
Phó tổng giám đốc Kỹ thuật trực tiếp phụ trách các công tác:
- Chỉ đạo và điều hoà hoạt động kinh doanh của Công ty trên phương diện quản lý, giám sát kỹ thuật, vận hành phương tiện, thiết bị kỹ thuật theo sự phân công của Tổng giám đốc.
- Điều tra thị trường để hoạch định phương thức kinh doanh, cũng như việc xác lập và tổ chức thực hiện các dự án đầu tư cung ứng dịch vụ sửa chữa tàu biển, vận tải bộ, du lịch lữ hành, dịch vụ vận tải…
- An toàn - vệ sinh lao động; phòng chống cháy nổ - giảm nhẹ thiên tai…
- Trực tiếp giám sát và chỉ đạo Phòng Kỹ thuật vật tư và SXKD của Xí nghiệp Dịch vụ Tổng hợp.
- Chủ tịch Hội đồng Bảo hộ lao động, Trưởng ban ISO của Công ty, Trưởng ban Phòng chống lụt bão và giảm nhẹ thiên tai của Công ty.
- Các công tác khác theo uỷ quyền riêng của Tổng giám đốc
Ngoài ra Công ty còn có 09 (chín) phòng ban tham mưu nghiệp vụ như sau:
Phòng Tổng hợp: Tổ chức - cán bộ, lao động - tiền lương, quản lý và phát triển
nguồn nhân lực, thi đua - khen thưởng - kỷ luật Phụ trách mảng hành chính, lễ tân và quản trị văn phòng, y tế, bảo hiểm xã hội và chăm sóc sức khoẻ người lao động.
Trang 8Phòng Kỹ thuật vật tư: Quản lý kỹ thuật và giám sát việc khai thác hoặc đóng
mới các phương tiện, thiết bị kỹ thuật Tổ chức sửa chữa – nâng cấp và bảo trì các phương tiện - thiết bị kỹ thuật Cung ứng vật tư sửa chữa, phụ tùng thay thế cho các phương tiện - thiết bị kỹ thuật Nghiên cứu ứng dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật và công nghệ mới.
Phòng Khai thác tàu biển: Tổ chức kinh doanh - khai thác đội tàu vận tải biển
của Công ty Tham mưu cho lãnh đạo về định hướng đầu tư phát triển đội tàu phù hợp với thị trường vận tải biển Tổ chức các hoạt động đại lý và môi giới hàng hải.
Phòng quản lý tàu thuê: Tổ chức các hoạt động quản lý tàu thuê cho các chủ tàu
trong và ngoài nước Tìm kiếm khách hàng thuê quản lý, đầu mối chủ trì kết hợp với các phòng ban liên quan giao dịch với chủ tàu, theo dõi và báo cáo định kỳ hoạt động
Phòng Quan hệ quốc tế - Pháp chế: Duy trì , phát triển mối quan hệ giao dịch đối
ngoại nhằm tổ chức thực hiện, phát triển các dự án đầu tư phát triển Quảng bá công ty với các tổ chức, đối tác kinh doanh trong và ngoài nước Phát triển thị trường đầu tư, tích cực hỗ trợ hoạt động SXKD của Công ty Duy trì pháp chế về an toàn hàng hải, an ninh hàng hải, duy trì hệ thống pháp chế doanh nghiệp.
Phòng Tài chính - kế toán: Thực hiện, quản lý các hoạt động tài chính - kế toán,
nghiệp vụ kế toán và giám sát việc thực hiện chế độ sử dụng vốn, quỹ, tài sản trong toàn Công ty Hướng dẫn, kiểm tra – đôn đốc các đơn vị thành phần hoặc cá nhân liên quan thực hiện đúng chế độ tài chính - kế toán hiện hành và theo Quy chế tài chính của Công ty Tìm kiếm, khai thác các nguồn vốn phục vụ nhu cầu đầu tư - phát triển SXKD của toàn Công ty; nghiên cứu các biện pháp huy động vốn góp thông qua phát hành, tái cơ cấu tỷ lệ vốn thông qua thị trường Chứng khoán.
Phòng Kế hoạch và phát triển dự án: Nghiên cứu, quy hoạch và thực hiện các dự
án đầu tư, phát triển của Công ty Xây dựng kế hoạch, phân tích – đánh giá hiệu quả hoạt động SXKD định kỳ của toàn Công ty và tình hình thị trường liên quan
Trang 9Phòng Hàng hải: Thực hiện chức năng giám sát, kiểm tra (superintendent) việc
kiểm tra và duy trì Hệ thống quản lý an toàn (ISM Code), An ninh Hàng hải (ISPS Code) cho các phòng ban Công ty và toàn bộ đội tàu do Công ty quản lý Tham mưu cho Tổng giám đốc về chuyên môn, nghiệp vụ trong việc đánh giá các nguyên nhân sự cố hàng hải Thẩm địng chất lượng thuyền viên trước khi điều động xuống tàu
Phòng Logistics: Tham mưu cho tổng giám đốc về định hướng đầu tư phát triển
thị trường Logistics trong nước và nước ngoài; thị trường du lịch, lữ hành, khách sạn và đầu tư bất động sản
Mô hình tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Cổ phần Hàng hải Đông Đô được khái quát bằng sơ đồ sau:
Trang 111.2 Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán và bộ sổ kế toán tại Công ty Cổ phần Hàng hải Đông Đô
1.2.1 Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty Cổ phần Hàng hải Đông Đô
Bộ máy kế toán của Công ty cổ phần hàng hải Đông Đô được tổ chức theo dạng trực tuyến chức năng và hạch toán kế toán theo hình thức bán tập trung theo phương thức Công ty Mẹ - Con, Công ty mẹ sẽ giao vốn, đầu tư vốn cho các Công ty con (các đơn vị thành phần) và khoán lãi định mức theo kế hoạch hàng năm Các công ty con tự chủ hạch toán kinh doanh độc lập (chỉ chuyển lãi lỗ về Công ty mẹ để nộp thuế thu nhập tập trung), tổ chức bộ máy kế toán riêng, lập báo cáo tài chính chuyển về Công ty mẹ để lập báo cáo hợp nhất trên cơ sở tuân thủ các Quy chế tài chính và các quy định của pháp luật.
Bộ máy kế toán của công ty thực hiện, quản lý các hoạt động Tài chính kế toán, nghệp vụ kế toán, giám sát việc thực hiện chế độ sử dụng vốn, quỹ, tài sản trong toàn công ty Tìm kiếm, khai thác các nguồn vốn phục vụ nhu cầu đầu tư – phát triển và SXKD của toàn Công ty; nghiên cứu các biện pháp huy động vốn thông qua phát hành, tái cơ cấu tỷ lệ vốn thông qua Thị trường Chứng khoán
Phòng tài chính kế toán của công ty có 08 (tám) nhân viên lao động kế toán, trong đó:
Kế toán trưởng: Ông Đoàn Minh An Ông An có nhiệm vụ quản lý chung và chịu trách nhiệm chính về hoạt động bộ máy kế toán của Công ty, thực hiện tổ chức bộ máy kế toán tại công ty mẹ và các công ty con, xét duyệt các hồ sơ, chứng từ thanh toán trước khi làm thủ tục thanh toán, xây dựng kế hoạch tài chính quý, năm và tìm các nguồn vốn để đảm bảo thực hiện các dự án đầu từ, thực hiện việc phân tích tài chính, đưa ra biện pháp xử lý để thực hiện kế hoạch tài chính hàng năm của công ty, kiểm tra, giám sát hoạt động của các đơn vị thành viên
Phó trưởng phòng kiêm Kế toán tổng hợp: Nguyễn Minh Ngọc Bà Ngọc sẽ thay mặt Kế toán trưởng điều hành mọi công việc chung khi kế toán trưởng vắng mặt đồng
Trang 12thời trực tiếp theo dõi các hoạt động liên quan đến hạch toán nhiên liệu tiêu hao cho các tàu, hạch toán lương và các khoản trích theo lương của đội tàu, văn phòng Công ty và các đơn vị trực thuộc, các khoản chi phí công đoàn, BHXH, BHYT và các khoản phải trả phải nộp khác, hạch toán các khoản trích trước, các chi phí liên quan đến nhiều niên độ kế toán và chi phí phải trả của công ty., tập hợp quyết toán toàn Công ty
Kế toán thanh toán: Nguyễn Mai Trang Bà Trang có nhiệm vụ trực tiếp theo dõi và thực hiện các thủ tục liên quan đến công nợ phải thu và đôn đốc việc thu hồi công nợ phải thu, trực tiếp làm công tác thống kê, báo cáo định kỳ, thường xuyên về thu, chi phí, kế hoạch tài chính cho các cơ quan chức năng (trừ Báo cáo tài chính định kỳ), trực tiếp làm các thủ tục thanh toán thu chi tiền mặt
Kế toán tín dụng và đầu tư: Lê Anh Hùng Ông Hùng trực tiếp thực hiện các thủ tục và theo dõi hạch toán đến vay vốn đầu tư, các khoản vay ngắn hạn và các khoản vay khác, thực hiện các thủ tục và theo dõi hạch toán liên quan đến các khoản hỗ trợ lãi suất sau đầu tư, các khoản thuế được hỗ trợ của các dự án đầu tư, theo dõi phát sinh và hạch toán các TSCĐ, các tài sản đang trong quá trình đầu tư, Trực tiếp quản lý hoạt động kế toán của Chi nhánh Nha Trang, Chi nhánh TP Hồ Chí Minh
Kế toán ngân hàng: Vũ Thị Kim Giang Bà Giang làm công việc theo dõi và thực hiện các thủ tục liên quan đến TGNH của công ty (chuyển tiền, thanh toán séc ), theo dõi các khoản phải trả cho người bán bao gồm phải trả cho người cung cấp hàng hoá dịch vụ phục vụ cho đội tàu Công ty, phải trả lãi cho các dự án đầu tư và các khoản vay chưa đến kỳ trả lãi, phải trả bảo hiểm thân vỏ, bảo hiểm P&I cho đội tàu Công ty
Kế toán thuế: Trương Thuý Hương Bà Hương có nhiệm vụ theo dõi, kê khai và hạch toán thuế VAT, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế môn bài, thuế trước bạ tài sản và các loại thuế khác , theo dõi và làm các thủ tục thanh toán với các tàu như lương, định lượng, các khoản chi và kháu trừ của tàu, quỹ thuyền trưởng , làm thủ tục thanh toán lương hàng tháng cho cán bộ công nhân viên trong Công ty, trực tiếp quản lý hoạt động
Trang 13của Trung tõm thuyền viờn, Chi nhỏnh Hải Phũng, theo dừi phỏt sinh cụng nợ nội bộ Cụng ty và cỏc quan hệ đối ứng khỏc với cỏc đơn vị thành viờn
Thủ quỹ: Nguyễn Phương Mai Bà Mai làm cụng việc của thủ quỹ (thu, chi, kiểm tiền, làm sổ quỹ ), làm văn thư trong phũng như phõn loại cụng văn giấy tờ, lưu trữ
Bộ mỏy kế toỏn tại cụng ty cú thể khỏi quỏt bằng sơ đồ sau:
Kế toán các đơn vị trực thuộcTổng giám đốc
kế toán trưởng
ngân hàng
kế toántổng
kế toánthanh
kế toánthuế
kế toántín dụng& đầu tư
tr tâmthuyềnviênchi nhánh
nha trang
chi nhánhhải phòng
chi nhánhTp HCM
Sơ đồ số 2: Sơ đồ bộ mỏy kế toỏn của Cụng ty Cổ phần Hàng hải Đụng Đụ.
1.2.2.Đặc điểm tổ chức bộ sổ kế toỏn tại Cụng ty cổ phần Hàng hải Đụng Đụ
Trang 14Công ty sử dụng phần mềm kế toán MISA – SME phiên bản 7.9 Mỗi phần hành kế toán trên phần mềm được thiết lập thành một phân hệ nghiệp vụ vừa độc lập vừa liên hệ chặt chẽ với nhau Mỗi phân hệ có thể coi là một chương trình cho phép nhập số liệu, in chứng từ và toàn bộ báo cáo của phân hệ đó Ví dụ với phân hệ Quản lý kho người sử dụng có thể nhập phiếu nhập, phiếu xuất kho sau đó in ra: phiếu nhập, phiếu xuất và toàn bộ các báo cáo kho liên quan: Báo cáo tồn kho (Báo cáo nhập, xuất, tồn), Sổ chi tiết vật tư hàng hoá, thẻ kho…Phân hệ sổ cái là phân hệ trung tâm của chương trình Toàn bộ số liệu đầu ra của các phân hệ khác (bán hàng, mua hàng, quản lý kho, tiền mặt…) sẽ được tự động chuyển thành số liệu đầu vào của phân hệ Sổ cái phục vụ cho việc tổng hợp sổ sách và báo cáo
Công ty áp dụng hình thức kế toán Nhật ký chung, hình thức tổ chức sổ loại này phù hợp với quy mô, trình độ của nhân viên kế toán trong Công ty Để kế toán tiền lương Công ty hàng ngày tập hợp chứng từ sử dụng định khoản ghi vào các sổ chi tiết hàng ngày và sổ cái của các tài khoản 334, 338
Sơ đồ kế toán Công ty đang áp dụng như sau:
Trang 15CHứNG Từ GốC
NHậT Ký CHUNG
Sổ, THẻ Kế TOáN CHI TIếT
BáO CáO TàI CHíNH
CHI TIếTNHậT Ký đặc biệt
BảNG TổNG HợP
: Ghi hàng ngày: Đối chiếu
Sổ cái
bảng cân đối Số phát sinh
Ghi chú:
Sơ đồ số 3: Sơ đồ hạch toỏn theo hỡnh thức Nhật ký chung.
Trang 16
PHẦN 2: THỰC TRẠNG TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN HÀNG HẢI ĐÔNG ĐÔ
2.1 Các hình thức trả lương và tài khoản sử dụng:
Hiện nay tại Công ty cổ phần Hàng hải Đông Đô áp dụng hình thức trả lương theo thời gian và theo sản phẩm cho 02 (hai) khối lao động là lao động trực tiếp và lao động gián tiếp Đối với HĐQT, Ban kiểm soát được xây dựng thang bảng lương riêng biệt
* Đối với khối lao động gián tiếp và phục vụ;
Công ty áp dụng hình thức trả lương theo thời gian và xây dựng một quy chế trả lương cho nhóm cán bộ nhân viên khối gián tiếp và phục vụ Trong quy chế cũng quy định rõ đối tượng và cách trả lương hàng tháng cho cán bộ nhân viên rất cụ thể.
Thu nhập cá nhân hàng tháng của mỗi cán bộ công nhân viên (CBCNV) được trả
theo lương chức danh (LCD) mà CBCNV đảm nhiệm (do Công ty quy định cụ thể chức trách, tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ của từng chức danh thông qua Hệ thống Bảng lương chức danh) Trong đó có tính đến mức độ phức tạp, trình độ chuyên môn nghiệp
vụ, kinh nghiệm, tính chất công việc và hiệu suất công tác của từng người, từng bộ phận trong phòng/ban/đơn vị trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ được phân công.
Tổng giám đốc quyết định mức chi trả thu nhập hàng tháng cho các cán bộ lãnh đạo chủ chốt và phê duyệt mức chi trả cá nhân cho số CBCNV còn lại trên cơ sở đề xuất của Hội đồng Lương – Thi đua – Khen thưởng - Kỷ luật và Trưởng các phòng/ban đơn vị trực thuộc.
Thu nhập cá nhân hàng tháng của CBCNV được thanh toán làm 02 kỳ và được trả
bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản bằng đồng Việt Nam qua thẻ ATM Kỳ 1 (tạm ứng lương) được trả vào ngày 15 đến ngày 18 hàng tháng Kỳ 2 (thanh toán lương) được trả
vào ngày 05 đến 08 hàng tháng.
Kết cấu thu nhập cá nhân hàng tháng bao gồm:
- Lương chức danh (Theo hệ thống thang/bảng lương)
Trang 17- Hệ số mức độ hoàn thành công việc (hệ số trượt) Hệ thống này được xác
- HHti: Mức độ hoàn thành nhiệm vụ của người thứ i (hệ số trượt)
- n : Số ngày công chế độ trong tháng (ngày)
- ni : Số ngày công làm việc thực tế trong tháng (ngày)
- K : Hệ số điều chỉnh quỹ tiền lương tháng (theo kết quả kinh doanh…)
Căn cứ vào công thức tính trên kết hợp với bảng lương các chức danh, nhân viên lao động – tiền lương thuộc Phòng Tổng hợp hàng tháng thanh toán lương cho cán bộ công nhân viên Bảng lương, thang lương các chức danh, nghiệp vụ do Phòng Tổng hợp xây dựng, tiêu biểu như bảng lương sau:
Bảng 4: Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ:
Trang 18Tương tự như bảng lương trên, các bảng lương, thang lương xây dựng cho các chức danh khác như nhân viên, phục vụ, lễ tân cũng có kết cấu tương tự như vậy Ví dụ: Lương của bà Trương Thuý Hương được tính như sau:
- Lương chức danh bà Hương được trả theo mức là 2.100.000đ/tháng (Theo hệ thống thang bảng lương: Chuyên viên nhóm 1, bậc 1)
- Mức độ hoàn thành công việc được Tổng giám đốc đánh giá: 1,0- Số ngày công chế độ trong tháng: 23 ngày
- Số ngày công làm việc thực tế trong tháng: 23 ngày Lương bà Hương được tính như sau:
2.100.000đ x 1,0 x 23 ngày/ 23 ngày = 2.100.000đ BHXH: 05%/tháng : 2.100.000đ x 05% = 105.000đ/tháng BHYT:01%/tháng : 2.100.000đ x 01% = 21.000đ/thángKinh phí công đoàn: 01%/tháng : 2.100.000đ x 01% = 21.000đ/tháng
Tiền lương thực tế hàng tháng bà Hương được nhận sau khi trừ BHXH, BHYT, kinh phí công đoàn là: 2.100.000đ – 105.000đ – 21.000đ – 21.000đ = 1.953.000đ/tháng.
Riêng đối với lao động hợp đồng mới phải qua thời gian tập sự (thử việc và học việc), tiền lương thời gian này được xác định cụ thể như sau:
* Đối với lao động thử việc:
Nhóm 1 1.700.000 2.000000 2.300.000 2.600.000 3.000.000 3.400.000Nhóm 2 1.500.000 1.700.000 2.000.000 2.300.000 2.700.000 3.200.000
Trang 19Thời gian thử việc là 02 tháng tính từ ngày được tiếp nhận về công tác tại Công ty Tổng giám đốc Công ty có thể quyết định thời gian thử việc ngắn hơn đối với các trường hợp đặc biệt.
Mức lương áp dụng trong thời gian thử việc bằng 70% mức lương chức danh công việc đảm nhận.
Trong thời gian thử việc người lao động không được xét thưởng từ quỹ lương theo hệ số trượt mức độ hoàn thành công việc (HHT)
Ví dụ: Ông Nguyễn Đức Nam mới được tuyển dụng vào Công ty với chức danh lái xe, với mức lương chức danh ký hợp đồng là 2.150.000đ/tháng.
Tiền lương ông Nam được nhận trong thời gian thử việc là : 2.150.000đ x 70% = 1.505.000đ/tháng
Trong thời gian ông Nam được hưởng lương thử việc, các khoản BHXH, BHYT, KPCĐ không phải nộp theo tỷ lệ quy định của Nhà nước.
* Đối với lao động học việc:
Sau thời gian thử việc 02 tháng, người lao động phải trải qua thời gian học việc là 06 tháng và hưởng mức lương bằng 85% mức lương chức danh của công việc đảm nhận Tổng giám đốc có thể quyết định thời gian học việc ngắn hơn đối với các trường hợp đặc biệt theo đề xuất của Trưởng phòng/ban Công ty.
Trong thời gian học việc người lao động được xét thưởng từ quỹ lương theo hệ số trượt mức độ hoàn thành công việc (HHT)
Ví dụ: Vẫn trường hợp ông Nam như trên sau khi hết thời gian thử việc 02 tháng, ông Nam còn phải học việc thêm 06 tháng Tiền lương của ông Nam trong thời gian học việc được tính như sau:
2.150.000đ x 85% = 1.827.500đ/tháng.
BHXH: 05%/tháng: 2.150.000đ x 05% = 107.500đ/tháng BHYT: 01%/tháng: 2.150.000đ x 01% = 21.500đ/tháng Kinh phí Công đoàn: 01%/tháng: 2.150.000đ x 01% = 21.500đ/tháng
Trang 20Tiền lương thực tế hàng tháng ông Nam được lĩnh sau khi trừ đi BHXH, BHYT, Kinh phí công đoàn:
2.150.000đ – 107.500đ – 21.500đ – 21.500đ = 1.999.500đ/tháng.
Trong thời gian ông Nam hưởng lương học việc các khoản BHXH, BHYT, KPCĐ ông Nam phải đóng theo tỷ lệ quy định của Nhà nước.
* Đối với khối lao động trực tiếp:
Công ty áp dụng hình thức trả lương theo sản phẩm cho khối công nhân lao động trực tiếp là những thuyền viên hoạt động trên tàu bào gồm: Thuyển trưởng, máy trưởng, đại phó, máy 2, sỹ quan boong, sỹ quan máy, sỹ quan điện hoặc thợ điện lạnh, thuỷ thủ trưởng, thợ máy chính, thuỷ thủ phó, cấp dưỡng, thợ máy, thuỷ thủ, phục vụ viên, thuyền viên kiêm sỹ quan boong, thuyền viên kiêm sỹ quan máy, thuyền viên kiêm sỹ quan điện, thuyền viên kiêm vô tuyến điện, thuyền viên kiêm quản trị, phục vụ viên, thuyền viên kiêm sỹ quan an ninh, an toàn viên.
Cũng tương tự như khối lao động gián tiếp, Công ty cũng xây dựng 1 quy chế trả lương cho khối lao động trực tiếp Trong quy chế quy định rõ hinh thức trả lương và các hệ số thưởng, hệ số lương…
Thuyền viên đảm nhận chức danh nào thì hưởng lương theo hệ số lương, hệ số
khuyến khích sản phẩm và phụ cấp (nếu có) của chức danh đó.
Do yêu cầu của công việc, thuyền viên được yêu cầu làm việc ngoài chức trách thì Công ty thanh toán theo Quy chế thanh toán ngoài giờ của Công ty; Trường hợp thuyền viên kiêm nhiệm thêm việc thì được hưởng thêm hệ số kiêm nhiệm.
Thuyền viên khi được yêu cầu làm các công việc khác như: Đóng, mở nắp hầm hàng, quét dọn hầm hàng… ngoài chức năng nhệm vụ của mình nhằm giải phóng tàu và quay vòng tàu nhanh thì được thanh toán thêm tiền làm các công việc đó
Hàng tháng, thuyền viên được trả lương theo bảng thanh toán lương đã được Tổng giám đốc phê duyệt Lương của thuyền viên được trả vào tài khoản thẻ ATM của ngân hàng Công thương Việt Nam
Trang 21Đơn giá tiền lương được xác định theo doanh thu và loại tàu, cụ thể như sau:
Bảng 5: Đơn giá tiền lương tàu cho thuê định hạn
Trang 22Khi doanh thu tăng hoặc giảm 01 đồng thì lương sản phẩm tăng hoặc giảm tỷ lệ thuận theo tỷ lệ k = 9,10đ/1.000đ doanh thu tăng hoặc giảm đó và được tính theo công thức:
Lương sản phẩm = {(T x P/1.000 + (T’ – T) x K/1.000)} x nkt/n
Trong đó:
nkt: Số ngày tàu khai thác thực tế trong tháng (ngày, nkt <= 31))n : Số ngày trong tháng (ngày)
T : Doanh thu tính đơn giá (USD/ngày)
T’ : Doanh thu thực tế trong tháng (USD/ngày)K : Hệ số tăng/giảm
Dựa vào doanh thu tàu được tính dựa vào công thức trên thì tiền lương thuyền viên được tính dựa vào công thức:
TLi = LCB + LSP + KTrong đó:
TLi: Tiền lương thực nhận của thuyền viên i
LCB: Tiền lương cơ bản của thuyền viên được xây dựng trong hệ thống thang bảng lương.
LSP: Tiền lương hoàn thành công việc của thuyền viên Tiền lương sản phẩm được tính theo công thức sau: K chuẩn x LCB (K chuẩn được xây dựng trong quy chế đãi ngộ thuyền viên).
Trang 23Hạng 2 3.100.000 3.300.000 3.600.000 4.000.0002 Máy trưởng
Đối với các chức danh khác như thuyền viên tàu kéo, công nhân, công nhân làm việc trên Dock cũng được xây dựng tương tự như vậy.
Bảng 8: Hệ số phân phối tiền lương – định biên trên các tàu chở hàng thô
Trang 24Bảng hệ số phân phối tiền lương – định biên trên tàu được xây dựng chung cho các tàu chở hàng thô Còn đối với loại tàu Container, Công ty xây dựng bảng Hệ số phân phối tiền lương – định biên tàu tương tự như loại tàu chở hàng khô nhưng có nhiều chức danh và hệ số hơn Cụ thể như bảng dưới đây:
Bảng 9: Hệ số phân phối tiền lương – định biên trên các tàu Container
Trang 25Bảng 10: Chế độ khen thưởng áp dụng cho đội tàu của Công ty
Chỉ tiêu
Mức thưởng
Ghi chú
1 Tàu Hàng rời
- Tàu tốt, đảm bảo có ngày tàu vận đoanh cao nhất/tháng
(không hoặc có dưới 1/2 ngày tàu off-hire)
1.150- Tàu tốt, nhưng có 1/2 ngày đến dưới 01 ngày off-hire 1.000- Tàu tốt, nhưng có 01 ngày đến dưới 1,5 ngày off-hire 850- Tàu tốt, nhưng có 1,5 ngày đến dưới 02 ngày off-hire 700- Tàu tốt, nhưng có 02 ngày đến dưới 2,5 ngày off-hire 550- Tàu tốt, nhưng có 2,5 ngày đến dưới 3,5 ngày off-hire 400- Tàu tốt, nhưng có 3,5 ngày đến dưới 04 ngày off-hire 250- Những tháng có 04 ngày off-hire trở lên 0
(Hoạt động trêntuyeens quốc tế, kể cả tuyến nội địa, do Công ty khai thác)
- Căn cứ vào kế hoạch đã giao
cho các tàu từ đầu năm, cuối mỗi quý, 6 tháng, cả năm kinh doanh, Hội đồng thi đua khen thưởng Công ty xem xét để khen thưởng cụ thể từng tàu, từng cá nhân xuất sắc theo các
chỉ tiêu: Doanh thu, ngày vận doanh, tiết kiệm, giữ gìn phương tiện an toàn, đoàn kết nội bộ
2 Tàu Container
Trang 26- Tàu tốt, đảm bảo có ngày tàu vận đoanh cao nhất/tháng
(không có thời gian tàu off-hire)
1.150- Tàu tốt, nhưng trong tháng có ít hơn 06 giờ tàu bịoff-hire 1.000- Tàu tốt, nhưng có từ 06 đến dưới 12 giờ tàu bị off-hire 850- Tàu tốt, nhưng có từ 12 đến dưới 18 giờ tàu bị off-hire 700- Tàu tốt, nhưng có từ 18 đến dưới 36 giờ tàu bị off-hire 550- Tàu tốt, nhưng có từ 36 đến dưới 48 giờ tàu bị off-hire 400- Những tháng có từ 48 giờ tàu bị off-hire trở lên 0
- Mức thưởng này được áp dụng cho cả tàu hoạt động chuyên tuyền quốc tế và nội địa.
- Tàu off-hire trong các trường hợp nêu tại đây là do lỗi của thuyền viên gây ra.
Ví dụ: Tàu Đông An (tàu chở hàng khô) cho thuê định hạn 5.700 USD/ngày, phí
hoa hồng là 2,5%, tàu chạy đủ 31 ngày, tỷ giá 16.494VND/USD Phương pháp tính doanh thu và tiền lương thuyền viên của tàu Đông An được tính như sau:
Doanh thu: 5.700USD x 31 ngày x 16.494 = 2.914.489.800VND Hoa hồng phí: 2,5%: 2.914.489.800 VND x 2.5% = 72.862.245VNDDoanh thu còn lại của đội tàu: 2.914.489.800VND – 72.862.245VND = 2.841.627.555 VND
Lương sản phẩm = [ 3.800USD x 113/1.000 + {(5.700USD–3.800USD) x (100% - 2,5%/100%)} ] x 31 ngày
= 3.800 USD x 0,113 + (1.900 USD x 0.0975) x 31 ngày = 429,4 USD + 185,25 USD x 31 ngày = 19.054,15 USD Quy đổi ra tiền Việt = 19.054,15 USD x 16.494 VND = 314.279.150VND
Như vậy với doanh thu của tàu là 2.841.627.555VND thì tiền lương được tính cho toàn bộ thuyền viên tàu Đông An tháng đó là 314.279.150VND.
Dựa vào doanh thu tính được như trên, nhân viên tiền lương của Trung tâm thuyền viên tính lương cho thuyền viên từng tàu một
Ví dụ: Thuyền trưởng tàu Đông An, tiền lương trong tháng được tính như sau:
Lương cơ bản (LCB): 3.900.000 VND (Theo hệ thống thang bảng lương được xếp ở mức thuyền trưởng hạng 1, bậc 3) Tuy được xếp lương theo tiền Việt Nam đồng
Trang 27nhưng khi tính lương thì phải quy đổi ra ngoại tệ do đặc tính công việc của khối thuyền viên là làm việc ở nước ngoài
Quy đổi ra ngoại tệ là: 3.900.000VND/ 16.494 VND = 236,45 USD Lương sản phẩm (LSP) của Thuyền trưởng là : 236,45 USD x 5,6 = 1.324,12 USD
Thưỏng năng suất lao động (K) : 1.150 USD/50,80 USD x 5,6 = 126,77 USD Trong đó: 1.150 USD : tiền thưởng năng suất lao động theo quy chế
50,80 USD: Tổng hệ số K chuẩn của toàn bộ thuyền viên.BHXH: 05%: 3.900.000 VND x 05% = 195.000 VND
Quy đổi ra ngoại tệ : 195.000 VND/ 16.494 VND = 11,82 USDBHYT: 01%: 3.900.000VND x 01% = 39.000 VND
Quy đổi ra ngoại tệ : 39.000 VND/16.494 VND = 2,36 USD
Bảo hiểm tai nạn thuyền viên: đóng theo mức phí 49,12 USD/tháng/người, trong đó Công ty đóng phí 45 USD cho thuyền viên thuyền viên tự đóng 4.12 USD/tháng/người Với mức trách nhiệm bảo hiểm là 55.000USD/người.
Kinh phí công đoàn: 01%: 3.900.000 VND x 01% = 39.000 VNDQuy đổi ra ngoại tệ : 39.000 VND/16.494 VND = 2,36 USD
Tổng thu nhập của Thuyền trưởng tàu Đông An được lĩnh hàng tháng như sau: = 236,45 USD + 1.324,12 USD + 126,77 USD = 1.687,34 USD.
Trừ các khoản BHXH, BHYT, KPCĐ, BH tai nạn Tiền lương còn lại Thuyền trưởng được lĩnh như sau: 1.687,34USD –11,82USD –2,36USD–4,12USD – 2,36USD
= 1.666,68 USD
Theo nguyện vọng của ông Thuyền trưởng, ông chuyển tiền lương về gia đình 1.500 USD, phần còn lại lĩnh tại tàu.
* Đối tượng hưởng lương dự trữ (trợ cấp chờ việc) gồm :
- Thuyền viên rời tàu về nghỉ dự trữ luân phiên
- Thuyền viên trở về Trung tâm sau khi hết hạn hợp đồng cho thuê thuyền viên
Trang 28- Thuyền viên sau khi hết thời gian đi biệt phái, nghỉ tự túc về Trung tâm chờ bố trí việc làm.
đãi khác của Công ty (như thưởng 06 tháng, thưởng 09 tháng )
- Trong thời gian nghỉ dự trữ luân phiên từ tháng thứ 03 đến hết tháng thứ 09, Thuyền viên sẽ được hưởng lương bằng mức lương tối thiểu theo quy định hiện hành của Nhà nước.
- Từ tháng thứ 10 kể từ ngày rời tàu Thuyền viên sẽ không được trả lương dự trữ.- Thuyền viên được hưởng trợ cấp tìm việc bằng 06 tháng lương ký HĐLĐ và 1/2 tháng lương cho mỗi năm công tác tại Công ty khi chấm dưt HĐLĐ đối với các trường hợp:
+ Thuyền viên sau 12 tháng Công ty không bố trí được công việc thì thuyền viên đó có quyền chấm dứt HĐLĐ.
+ Thuyền viên không đủ sức khỏe đi biển hoặc có trình độ chuyên môn kém theo bản nhận xét của Thuyền trưởng gửi về.
* Quỹ tiền lương:
Nguồn tiền để thanh toán lương trong Công ty bao gồm: - Quỹ tiền lương do HĐQT Công ty phê duyệt hàng năm – Vl
Tuy nhiên, Quỹ tiền lương này có thể được điều chỉnh bởi HĐQT Mọi sự điều chỉnh liên quan đến Quỹ tiền lương này phải được thông báo cho Tổng giám đốc điều hành trước ít nhất 03 tháng của năm kế hoạch.
Trang 29- Quỹ tiền lương bổ sung (nếu có) trích từ các hoạt động đầu tư mới, sản xuất kinh doanh, dịch vụ khác ngoài quỹ tiền lương được giao trong năm hoặc bổ sung từ lợi nhuận tăng thêm so với kế hoạch – Vdv
- Quỹ tiền lương dự phòng từ năm trước, tháng trước chuyển sang (nếu có) – Vdp.
Tổng các quỹ lương nêu trên:
+ Quỹ tiền lương hàng tháng trả trực tiếp cho cán bộ công nhân viên bằng 100% quỹ tiền lương chức danh (LCD) của cán bộ công nhân viên;
+ Quỹ khen thưởng từ quỹ lương để thưởng trực tiếp (thông qua cùng kỳ thanh toán lương hàng tháng – nếu có) cho cán bộ công nhân viên làm việc có năng suất, chất
lượng cao, có thành tích và ý thức tinh thần trách nhiệm trong công tác, và lấy từ quỹ dự phòng 5% quỹ tiền lương được duyệt;
+ Quỹ dự phòng sau 06 tháng hoặc cuối mỗi năm sẽ được xem xét trên cơ sở hiệu quả SXKD, hiệu quả sử dụng lao động và được cân đối, phân phối lại cho cán bộ công nhân viên theo số ngày công thực tế làm việc trong quý/năm, ý thức, tinh thần trách nhiệm, hiệu quả công tác
* Tài khoản sử dụng:
Để theo dõi tình hình kế toán tiền lương sử dụng tài khoản : 334
Trang 30Tài khoản 334 : Phải trả cho người lao động Tài khoản này dùng để phản ánh các khaonr phải trả cho công nhân viên của doanh nghiệp về tiền lương, tiền công, tiền thưởng, bảo hiểm xã hội và các khoản phải trả khác thuộc về thu nhập của công nhân viên và lao động thuê ngoài Tài khoản này có kết cấu như sau:
Bên nợ:
- Các khoản tiền lương (tạm ứng lương, thanh toán lương ), tiền công, tiền thưởng, bảo hiểm xã hội và các khoản khác đã trả, đã chi, đã ứng trước cho công nhân viên;
- Các khoản khấu trừ vào tiền lương, tiền công của công nhân viên.
TK 334 hạch toán chi tiết theo 02 nội dung: Thanh toán lương và thanh toán các khoản khác, bao gồm tiền ăn ca, định lượng thuyền viên, độc hại và các khoản khác.
Tài khoản này có các tài khoản cấp 2 và cấp 3 như sau:3341: Tiền lương văn phòng
3342: Các khoản có tính chất lương3343: Tiền lương các tàu
334301: Tiền lương tàu Đông Sơn
Trang 31334302: Tiền lương tàu Đông Hồ334304: Tiền lương tàu Đông Ba334305: Tiền lương tàu Đông Phong334306: Tiền lương tàu Đông An334307: Tiền lương tàu Đông Thọ334308: Tiền lương tàu Đông Mai334309: Tiền lương tàu Đông Du334310: Tiền lương tàu Đông Phú
3344: Tiền lương thu hộ thuyền viên Công ty cho thuê3345: Tiền lương dự trữ, nghỉ phép.
* Phương pháp hạch toán như sau:
- Tính tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp theo quy định phải trả cho công nhân viên ghi:
Nợ TK 154 – Chi phí SXKD dở dangNợ TK 241 – Xây dựng cơ bản dở dangNợ TK 622 – Chi phí nhân công trực tiếp Nợ TK 623 – Chi phí sử dụng máy thi côngNợ TK 627 – Chi phí sản xuất chung Nợ TK 641 – Chi phí bán hàng
Nợ TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệpCó TK 334 – Phải trả công nhân viên- Tính tiền thưởng phải trả công nhân viên ghi:
Nợ TK 431 – Quỹ khen thưởng, phúc lợiCó TK 334 – Phải trả công nhân viên
- Tính tiền Bảo hiểm xã hội (ốm đau, thai sản, tai nạn ) phải trả cho công nhân viên ghi:
Nợ TK 338 – phải trả, phải nộp khác
Trang 32Có TK 334 – Phải trả công nhân viên
- Tính tiền lương nghỉ phép thực tế phải trả cho công nhân viên ghi:Nợ TK 154, 623, 627, 641, 642
Nợ TK 335 – Chi phí phải trả
Có TK 334 – Phải trả công nhân viên
- Các khoản khấu trừ vào lương vào thu nhập cuả công nhân viên như tiền tạm ứng, bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, tiền thu bồi dưỡng theo quyết định xử lý ghi:
Nợ TK 334 – Phải trả công nhân viênCó TK 141 – Tạm ứng
Có TK 338 – Phải trả, phải nộp khác Có TK 138 – Phải thu khác
- Tính tiền thuế thu nhập của công nhân viên, người lao động phải nộp Nhà nước ghi:
Nợ TK 334 – Phải trả công nhân viên
Có TK 333 – Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước
- Khi ứng trước hoặc thực trả tiền lương, tiền công cho lao động thuê ngoài ghi:Nợ TK 334 – Phải trả công nhân viên
Có Tk 111,112
- Thanh toán các khoản phải trả cho công nhân viên ghi:Nợ TK 334 – Phải trả công nhân viên
Có TK 111 – Tiền mặt
Có TK 112 – Tiền gửi Ngân hàng
- Trường hợp trả lương cho công nhân viên bằng sản phẩm, hàng hóa, có 02 trường hợp như sau:
+ Đối với sản phẩm, hàng hóa chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ, kế toán phản ánh doanh thu bán hàng theo giá bán chưa có thuế GTGT ghi:
Nợ TK 334 – Phải trả công nhân viên
Trang 33Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp
Có TK 512 – Doanh thu bán hàng nội bộ (Giá bán chưa có thuế GTGT)+ Đối với sản phẩm, hàng hóa không chịu thuế GTGT ghi:
Nợ TK 334 – Phải trả công nhân viên
Có TK 512 – Doanh thu bán hàng nội bộ- Chi phí tiền ăn ca phải chi cho công nhân viên ghi:
- Đối với thuyền viên và lao động khác cho thuê :
+ Trường hợp người thuê lao động trả lương cho thuyền viên và lao động khác qua doanh ngiệp (trừ số chi trả lương trực tiếp cho thuyền viên và lao động khác), khi chủ tàu ứng trước hoặc thanh toán với doanh nghiệp về phí đại lý, các khoản chi hộ ghi:
Nợ TK 112 – Tiền gửi ngân hàng
Có TK 131 – Phải thu của khách hàng
+ Khi tính tiền lương và những khoản phụ cấp theo quy định phải trả cho thuyền viên ghi:
Nợ TK 131 – Phải thu của khách hàng
Có TK 334 – Phải trả công nhân viên (đối với thuyền viên và lao động khác là cán bộ công nhân viên của đơn vị)
Có TK 338 – Phải trả, phải nộp khác (đối với thuyền viên và lao động khác là các đối tượng đơn vị đi thuê để cho thuê)
- Khi xảy ra tai nạn, doanh nghiệp nhận được tiền bồi thường của chủ tàu ghi:Nợ TK 112 – Tiền gửi ngân hàng
Có TK 338 – Phải trả, phải nộp khác
Trang 34- Khi tính số tiền bồi thường phải trả cho thuyền viên ghi:Nợ TK 338 – Phải trả, phải nộp khác
Có TK 334 – Phải trả công nhân viên
Số chênh lệch giữa số nhận tiền bồi thường của chủ tàu với số phải trả thuyền viên ghi vào các tài khoản liên quan theo chế độ tài chính quy định hiện hành
- Tiền ăn phải trả thuyền viên ghi:
Nợ TK 622 – Chi phí nhân công trực tiếp
Có TK 338 – Phải trả, phải nộp khác (3388 – Chi tiết tiền ăn cho thuyền viên)
- Khi ứng trước hoặc khi thanh toán tiền ăn cho thuyền viên ghi:Nợ TK 338 – Phải trả, phỉa nộp khác (3388)
Có TK 111 – Tiền mặt
- Thanh toán các khoản phải trả cho công nhân viên ghi :Nợ TK 334 – Phải trả công nhân viên
Có TK 111, 112
Ngoài ra, kế toán tiền lương còn sử dụng một số tài khoản liên khác như :
- Tài khoản 431: Quỹ khen thưởng, phúc lợi Tài khoản này dùng để phản ánh số hiện có và tình hình tăng, giảm quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi của Công ty Quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi được trích từ lợi nhuận hoạt động kinh doanh của Công ty để dùng cho công tác khen thưởng, khuyến khích lợi ích vật chất, phục vụ nhu cầu phúc lợi công cộng, cải thiện và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người lao động Tài khoản 431 có kết cấu như sau:
Bên nợ:
- Tình hình chi tiêu quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi
- Giảm quỹ phúc lợi đã hình thành TSCĐ khi tính hao mòn TSCĐ hoặc do nhượng bán, thanh lý, phát hiện thiếu khi kiểm kê TSCĐ.
Trang 35- Đầu tư, mua sắm TSCĐ bằng quỹ phú lợi khi hoàn thành phục vụ nhu cầu văn hóa, phúc lợi.
- Cấp quỹ khen thưởng, phúc lợi cho cấp dưới
Bên có:
- Tình hình trích lập quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi từ lợi nhuận hoạt động kinh doanh
- Quỹ khen thưởng, phúc lợi được cấp trên cấp
- Quỹ phúc lợi đã hình thành TSCĐ tăng do đầu tư mua sắm TSCĐ bằng quỹ phúc lợi hoàn thành đưa vào sử dụng cho hoạt động phúc lợi
- Tài khoản 641: Chi phí bán hàng Tài khoản này dùng để phản ánh các chi phí thực tế phát sinh trong quá trình tiêu thụ thành phẩm, hàng hóa, dịch vụ bao gồm các chi phí chào hàng, giới thiệu, quảng cáo sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, hoa hồng bán hàng, chi phí bảo hành sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, chi phí bảo quản, đóng gói, vận chuyển, phí đại lý, phí dịch vụ, chi phí tiếp thị Tài khoản này có kết cấu như sau:
Trang 36- Kết chuyển chi phí bán hàng vào tài khoản 911 “Xác định kết quả kinh doanh” để tính kết quả kinh doanh trong kỳ.
Tài khoản 641 không có số dư cuối kỳ.
Tài khoản này có các tài khoản cấp 2 như sau:6411: Chi phí hoa hồng
6412: Chi phí vật liệu, bao bì6413: Chi phí dụng cụ đồ dùng6414: Chi phí khấu hao TSCĐ6415: Chi phí bảo hành
6417: Chi phí dịch vụ mua ngoài6418: Chi phí bằng tiền khác
- Tài khoản 642: Chi phí quản lý doanh nghiệp Tài khoản này dùng để phản ánh các chi phí quản lý chung của doanh nghiệp gồm các chi phí về lương nhân viên bộ phận quản lý doanh nghiệp (Lương chính, lương phụ, phụ cấp lương ), bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn của nhân viên quản lý doanh nghiệp, chi phí vật liệu văn phòng, công cụ lao động, khấu hao TSCDD dùng cho quản lý doanh nghiệp, thuế nhà đất, thuế môn bài, khoản lập dự phòng nợ phải thu khó đòi, dự phòng giảm giá hàng tồn kho, dịch vụ mua ngoài (Điện, nước, điện thoại, fax ), chi phí bằng tiền khác (Tiếp khách, hội nghị khách hàng ) Tài khoản này có kết cấu như sau:
Tài khoản 642 không có số dư cuối kỳ.
Tài khoản này có các tài khoản cấp 2 và cấp 3 như sau:
Trang 376421: Chi phí nhân viên quản lý64211: Tiền lương, tiền công64212: BHXH, BHYT, KPCĐ64213: Tiền ăn trưa
64214: Độc hại
64218: Các khoản khác6422: Chi phí vật liệu quản lý64221: Xăng dầu xe ô tô64222: Tiền nước uống
64223: Chi phí vật liệu quản lý khác6423: Chi phí đồ dùng văn phòng6424: Khấu hao cơ bản (quản lý)6425: Thuế, phí và lệ phí
64275: Chi phí phòng nghỉ, khách sạn công tác 64276: Phí ngân hàng
64277: Chi phí quảng cáo
64278: Chi phí dịch vụ mua ngoài khác6428: Chi phí bằng tiền khác
64281: Chi phí hội nghị - tiếp khách64282: Chi phí đào tạo
64283: Công tác phí, tàu xe