Nâng cao hiệu quả giáo dục truyền thống cho học sinh trung học phổ thông trong giai đoạn hiện nay

110 1.1K 8
Nâng cao hiệu quả giáo dục truyền thống cho học sinh trung học phổ thông trong giai đoạn hiện nay

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH PHẠM THỊ THUỲ DƯƠNG NÂNG CAO HI U QU GIÁO D C TRUY NỆ Ả Ụ Ề TH NGỐ CHO H C SINH TRUNG H C PH THÔNG Ọ Ọ Ổ TRONG GIAI O N HI N NAYĐ Ạ Ệ (QUA KHẢO SÁT TẠI TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG ANH SƠN 2, HUYỆN ANH SƠN, TỈNH NGHỆ AN) LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC NGHỆ AN, 10 / 2012 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH PHẠM THỊ THUỲ DƯƠNG NÂNG CAO HI U QU GIÁO D C TRUY NỆ Ả Ụ Ề TH NGỐ CHO H C SINH TRUNG H C PH THÔNG Ọ Ọ Ổ TRONG GIAI O N HI N NAYĐ Ạ Ệ (QUA KHẢO SÁT TẠI TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG ANH SƠN 2, HUYỆN ANH SƠN, TỈNH NGHỆ AN) Chuyên ngành: Lí luận và PPDH bộ môn Giáo dục Chính trị Mã số: 601410 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Người hướng dẫn khoa học: TS Trần Viết Quang NGHỆ AN, 10 / 2012 LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp này, ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi còn nhận được sự giúp đỡ chu đáo, nhiệt tình của các thầy, cô giáo khoa Giáo dục Chính trị, khoa Sau Đại học, Trường Đại học Vinh; Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Thầy giáo TS.Trần Viết Quang - người trực tiếp hướng dẫn khoa học; tôi xin chân thành cảm ơn TrườngTHPT Anh Sơn 2; UBND huyện Anh Sơn và tất cả các bạn đồng môn, người thân đã động viên, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành luận văn. Mặt dù đã có rất nhiều cố gắng nhưng công trình không thể tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót, rất mong nhận được sự góp ý của quý thầy cô và các bạn để công trình được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Nghệ An, tháng 10 năm 2012 Tác giả Phạm Thị Thuỳ Dương MỤC LỤC Trang HIỆU CÁC CHỮ VIẾT TẮT 1. CNXH: Chủ nghĩa xã hội. 2. CNH, HĐH: Công Chủ nghiệp hoá, hiện đại hoá. 3. ĐH, CĐ: Đại học, cao đẳng. 4. GDCD: Giáo dục công dân. 5. GDTT: Giáo dục truyền thống. 6. GD&ĐT: Giáo dục và đào tạo. 7. THPT: Trung học phổ thông. 8. XHCN: Xã hội chủ nghĩa A. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong thư gửi ngành giáo dục nhân dịp khai giảng năm học mới năm học 2011 - 2012, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang nhấn mạnh: Năm học 2011 - 2012 có ý nghĩa rất quan trọng là năm học đầu tiên thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI. Để thực hiện tốt sứ mệnh “nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần quan trọng phát triển đất nước, xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam”, cùng với sự góp sức của toàn xã hội, yêu cầu ngành giáo dục cần đổi mới căn bản, toàn diện; đổi mới mạnh mẽ nội dung, chương trình, phương pháp dạy và học ở tất cả các cấp, bậc học; đẩy mạnh thi đua “dạy tốt, học tốt”; nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện; đặc biệt, coi trọng giáo dục truyền thống lịch sử, đạo đức, lối sống, v.v Công tác giáo dục truyền thống (GDTT) là một phần không thể thiếu để hình thành và phát triển đạo đức, nhân cách của học sinh. Trong bối cảnh đất nước đang hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, việc GDTT dân tộc cho học sinh càng có ý nghĩa quan trọng. Thanh niên, học sinh là bộ phận quan trọng của dân tộc, là lực lượng xung kích và sáng tạo của cách mạng, là lực lượng dự bị chiến đấu của Đảng, nên cần được chuẩn bị tốt về mọi mặt. GDTT cho thế hệ trẻ luôn là một nhiệm vụ quan trọng của các thế hệ cha anh, của Đảng Cộng sản Việt Nam, của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. GDTT cho thanh niên nhằm mục đích giúp thanh niên hiểu biết sâu sắc quá khứ gian khổ, đau thương nhưng anh dũng và vinh quang của dân tộc, của Đảng để thanh niên tự hào, tin tưởng, nhận rõ giá trị của cuộc sống hiện tại, nâng cao tinh thần yêu nước xã hội chủ nghĩa (XHCN) và tinh thần quốc tế chân chính, xây dựng thái độ lao động mới, ý thức tự lực tự cường, có trách nhiệm với xã hội, với tương lai của dân tộc, tiếp tục sự nghiệp của các thế hệ cha anh đi trước, xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội (CNXH) và bảo vệ vững chắc Tổ quốc XHCN. Đặt trong xu hướng quốc tế hoá, toàn cầu hoá thì công tác GDTT càng trở nên cấp thiết và có ý nghĩa rất lớn đối với sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia. Thực tế cho thấy, những quốc gia phát triển bền vững trước hết là những quốc gia có nền kinh tế phát triển, trên cơ sở nền móng của một nền văn hoá được gìn giữ và phát huy tốt nhất bản sắc của dân tộc mình. Trong thời đại ngày nay, tư tưởng trên càng có ý nghĩa to lớn khi mà nguồn gốc của sự giàu có và phát triển của một đất nước không chỉ là tài nguyên, vốn, kỹ thuật mà yếu tố ngày càng trở nên quyết định chính là nguồn lực con người. Cũng có nghĩa là, trong thời kỳ hội nhập các giá trị truyền thống trở thành “thẻ thông hành, chứng minh thư” để giúp cho các dân tộc có thể hoà nhập mà không bị hoà tan. Thanh niên, học sinh là tương lai của đất nước, là một trong những nhân tố quyết định sự thành bại của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH), hội nhập quốc tế. Thanh niên, học sinh được đặt ở vị trí trung tâm trong chiến lược bồi dưỡng, phát huy nguồn lực con người. Mặc khác, trong xu thế hội nhập quốc tế và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta hiện nay, bên cạnh những mặt tích cực vẫn tồn tại nhiều hạn chế, tiêu cực: đó là lối sống thực dụng, chạy theo “đồng tiền”; là tình trạng suy thoái đạo đức, tha hóa nhân cách… của không ít người trong xã hội. Là lứa tuổi mới lớn, học sinh trung học phổ thông (THPT) chịu tác động trực tiếp của xã hội nên không nằm ngoài “dòng chảy” đó. Trong thời gian gần đây, một bộ phận không nhỏ học sinh đạo đức xuống cấp một cách đáng báo động, có thái độ thờ ơ với những truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Do vậy, công tác GDTT có vai trò rất quan trọng đối với việc thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện trong các nhà trường. Anh Sơn là một vùng đất giàu truyền thống của tỉnh Nghệ An. Lớp lớp con cháu Anh Sơn, từ đời này qua đời khác luôn ý thức rõ việc giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của quê hương, đất nước. Tuy vậy, trong thời gian gần đây, một bộ phận không nhỏ học sinh Anh Sơn có tư tưởng lơ là thậm chí không quan tâm đến việc học tâp những giá trị truyền thống. Nội dung, phương thức GDTT trong các trường phổ thông có những hạn chế, bất cập. Với những lý do trên, tác giả chọn vấn đề “Nâng cao hiệu quả giáo dục truyền thống cho học sinh THPT trong giai đoạn hiện nay” (qua khảo sát tại Trường THPT Anh Sơn 2, huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An) làm đề tài luận văn thạc sĩ. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Vấn đề về truyền thống, GDTT cho học sinh, sinh viên luôn thu hút sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, các cấp, các ngành, cũng như các nhà nghiên cứu. Vì vậy, đã có nhiều văn bản, nghị quyết, các công trình nghiên cứu đề cập đến vấn đề này từ những góc độ khác nhau. - Nhóm các vấn đề về truyền thốnggiáo dục truyền thống: Nhận thức rõ tầm quan trọng của việc GDTT cho thế hệ trẻ, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đúng mức về vấn đề này. Có thể nhận thấy điều ấy trong các Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc của Đảng Cộng sản Việt Nam; Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH. Bộ GD&ĐT, Giáo trình Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, HN, 2008. Lịch sử Đảng Bộ Đảng Cộng sản Việt Nam Huyện Anh Sơn, Nxb Nghệ An 2003, 2008. Tiếp đến là những công trình nghiên cứu của các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu ở nước ta cũng đã đi sâu phân tích, tìm hiểu về những giá trị truyền thống của dân tộc, quan hệ giữa truyền thốnghiện đại, GDTT trong bối cảnh hiện nay được thể hiện trong các tác phẩm: “Vấn đề khai thác các giá trị truyền thống vì mục tiêu phát triển” của GS. Nguyễn Trọng Chuẩn, Tạp chí Triết học, số 2/1998; “Giá trị truyền thống - nhân lõi và sức sống bên trong của sự phát triển đất nước, dân tộc” của PGS. Nguyễn Văn Huyên, Tạp chí Triết học, số 4/1998; “Về truyền thống dân tộc” của GS. Trần Quốc Vượng, Tạp chí Cộng sản, số 2/1982; “Hồ Chí Minh với văn hoá truyền thống và tiếp xúc văn hoá Đông - Tây” của Phan Văn Các, Tạp chí Cộng sản, số 13/1996; “Văn hoá chính trị Việt Nam, truyền thốnghiện đại” của GS. Nguyễn Hồng Phong, Nxb Văn hoá Thông tin, Hà Nội, 1998. “Giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc Việt Nam” của Trần Văn Giàu, Nxb Khoa học xã hội, HN 1990 đã đề cập đến nhiều khía cạnh của đạo đức cũng như mối quan hệ giữa đạo đức với tồn tại xã hội và các giá trị truyền thống của dân tộc; “Đến hiện đại từ truyền thống” của Trần Đình Hượu, Nxb Văn hoá HN, 1996; “Đạo đức mới” của GS. Vũ Khiêu, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1974; Nguyễn Lương Bằng, “Kết hợp truyền thốnghiện đại trong quá trình đổi mới giáo dục - đào tạo ở Việt Nam hiện nay”, Luận án tiến sỹ Triết học, HN 2001. Hồ Chí Minh toàn tập, Tập 7, Nxb Chính Trị QG, HN 1996. Trần Đình Sử, “Truyền thống dân tộc và tính hiện đại của truyền thống”. Tạp chí Cộng Sản, số 15/1996. Vũ Minh Giang, Phan Huy Lê, (chủ biên), “Các giá trị truyền thống và con người Việt Nam hiện nay”, tập 2, Hà Nội, 1996. Nguyễn Trọng Chuẩn, Nguyễn Văn Huyên (chủ biên), “giá trị truyền thống trước những thách thức của toàn cầu hoá”, Nxb Chính Trị QG, HN, 2002. GS Nguyễn Hồng Phong,“Tìm hiểu tính cách dân tộc”, Nxb Khoa học. HN 1963. GS Phan Đình Diệu, “Đừng quay lưng với những giá trị truyền thống”. Góp ý dự thảo chiến lược phát triển GD 2009 - 2020. Chu Trọng Huyến. Đất Nghệ đôi điều nên biết, Nxb Nghệ An 2005. - Nhóm các vấn đề về giáo dục truyền thống cho học sinh, sinh viên: Nhận thức rõ Công tác GDTT là một phần không thể thiếu để hình thành và phát triển đạo đức, nhân cách của học sinh, sinh viên. Trong bối . hệ thống giá trị mang tính truyền thống. 1.1.2. Sự cần thiết nâng cao hiệu quả giáo dục truyền thống cho học sinh trung học phổ thông trong giai đoạn hiện. những lý do trên, tác giả chọn vấn đề Nâng cao hiệu quả giáo dục truyền thống cho học sinh THPT trong giai đoạn hiện nay (qua khảo sát tại Trường THPT Anh

Ngày đăng: 20/12/2013, 23:01

Hình ảnh liên quan

Bảng 1.3: Đánh giá chất lượng, hiệu quả công tác công tác giáo              dục truyền thống ở trường THPT Anh Sơn 2 - Nâng cao hiệu quả giáo dục truyền thống cho học sinh trung học phổ thông trong giai đoạn hiện nay

Bảng 1.3.

Đánh giá chất lượng, hiệu quả công tác công tác giáo dục truyền thống ở trường THPT Anh Sơn 2 Xem tại trang 50 của tài liệu.
Bảng 1.5: Đánh giá xếp loại môn Giáo dục công dân - Nâng cao hiệu quả giáo dục truyền thống cho học sinh trung học phổ thông trong giai đoạn hiện nay

Bảng 1.5.

Đánh giá xếp loại môn Giáo dục công dân Xem tại trang 51 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan