Những nguyên nhân của thực trạng quản lý hoạt động GDĐĐ cho học sinh...65 CHƯƠNG III :MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ
Trang 1LƯU THÀNH CÔNG
MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Ở TỈNH VĨNH LONG
LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Chuyên ngành: Quản lý giáo dục
Mã số: 60 14 05
Trang 2NGHỆ AN 2012
Trang 3LƯU THÀNH CÔNG
MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Ở TỈNH VĨNH LONG
LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Chuyên ngành: Quản lý giáo dục
Mã số: 60 14 05
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Hà Văn Hùng
NGHỆ AN 2012
Trang 4Với tình cảm chân thành và lòng biết ơn sâu sắc, cho phép tôi gửi lời cảm
ơn tới:
- Trường Đại học Vinh, khoa Sau Đại học, các giảng viên, các nhà sưphạm đã tận tình giảng dạy và tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình họctập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn
- Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến người hướng dẫn khoa
học: PGS.TS.Hà Văn Hùng, người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ,
động viên tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn
- Nhân dịp này tôi xin được chân thành cảm ơn đến các đồng chí Hiệutrưởng, Phó Hiệu trưởng, cùng tất cả các thầy cô giáo các trường THPT ở 5huyện thuộc tỉnh Vĩnh Long đã tạo điều kiện thuận lợi, cung cấp số liệu, tư liệu
và nhiệt tình đóng góp ý kiến cho tôi trong quá trình nghiên cứu
- Cảm ơn các bạn đồng nghiệp, bạn bè, gia đình đã động viên, khích lệ vàgiúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu khoa học
Mặc dù đã cố gắng rất nhiều, nhưng luận văn không tránh khỏi nhữngthiếu sót; tác giả rất mong nhận được sự thông cảm, chỉ dẫn, giúp đỡ và đónggóp ý kiến của các nhà khoa học, của quí thầy cô, các cán bộ quản lý và các bạnđồng nghiệp
Xin chân thành cảm ơn!
Vinh, tháng 01 năm 2012
Tác giả LƯU THÀNH CÔNG
Trang 5MỞ ĐẦU 1
1- Lý do chọn đề tài: 1
2- Mục đích nghiên cứu 2
3- Khách thể, đối tượng nghiên cứu: 2
4- Giả thuyết khoa học 3
5- Nhiệm vụ nghiên cứu: 3
6- Phạm vi nghiên cứu 3
7- Các phương pháp nghiên cứu: 3
8- Cấu trúc của luận văn 4
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC TRONG NHÀ TRƯỜNG THPT 5
1.1 Sơ lược về lịch sử nghiên cứu vấn đề 5
1.2 Một số khái niệm cơ bản 7
1.2.1 Giáo dục 7
1.2.2 Giáo dục đạo đức: 8
1.2.3 Quản lý; quản lý giáo dục và quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông 13
1.2.4 Chất lượng và chất lượng hoạt động GDĐĐ cho học sinh THPT .16 1.3 Quản lý hoạt động GDĐĐ cho học sinh tại các trường THPT 18
1.3.1 Quản lý mục tiêu, kế hoạch HĐ GDĐĐ 18
1.3.2 Quản lý nội dung, phương pháp, hình thức, phương tiện 19
1.3.3 Quản lý giáo viên 22
1.3.4 Quản lý học sinh 22
1.3.5 Quản lý việc kiểm tra đánh giá, đánh giá chất lượng hoạt động giáo dục đạo đức 23
1.3.6 Quản lý công tác XHH trong GDĐĐ cho học sinh 25 1.4 Các yếu tố quản lý có ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động GDĐĐ cho học
Trang 6gia công tác GDĐĐ 26
1.4.3 Sự tích cực, hưởng ứng của người học 26
1.4.4 Mức độ XHH giáo dục trong lĩnh vực GDĐĐ 27
1.4.5 Hoạt động của Đoàn - Đội 28
1.4.6 Điều kiện cơ sở vật chất, tài chính 28
1.5.Cơ sở pháp lý của việc quản lý hoạt động GDĐĐ trong trường THPT 28
1.5.1 Luật GD, điều lệ trường THPT 28
1.5.2 Chủ trương đổi mới trong GDĐĐ cho học sinh THPT trong giai đoạn hiện nay 30
CHƯƠNG II:THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH TẠI CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Ở TỈNH VĨNH LONG 33
2.1 Khái quát về tình hình kinh tế - xã hội và giáo dục tỉnh Vĩnh Long 33
2.1.1 Khái quát về tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Vĩnh Long 33
2.1.2 Kinh tế - xã hội 33
2.1.3 Truyền thống lịch sử và văn hóa 34
2.1.4 Tình hình GDĐT tỉnh Vĩnh Long 35
2.2 Thực trạng chất lượng GDĐĐ cho học sinh THPT tỉnh Vĩnh Long 37
2.2.1 Thực trạng chất lượng GDĐĐ của học sinh THPT tỉnh Vĩnh long 37 2.2.2 Thực trạng giáo dục đạo đức cho học sinh các trường trung học phổ thông ở tỉnh Vĩnh long 48
2.3 Thực trạng công tác quản lý hoạt động GDĐĐ cho học sinh trung học phổ thông tại các trường THPT tỉnh Vĩnh Long 54
2.3.1 Nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên và phụ huynh về tầm quan trọng của công tác quản lý GDĐĐ 54
Trang 72.3.4.Thực trạng xây dựng kế hoạch GDĐĐ cho HS các trường THPT .59
2.3.5 Thực trạng chỉ đạo thực hiện kế hoạch GDĐĐ cho học sinh 60
2.3.6 Những lý do làm hạn chế tính hiệu quả của quản lý hoạt động GDĐĐ cho HS của các trường THPT tỉnh Vĩnh Long 62
2.4 Đánh giá chung về thực trạng quản lý hoạt động GDĐĐ cho HS 64
2.4.1.Ưu điểm: 64
2.4.2.Hạn chế 65
2.4.3 Những nguyên nhân của thực trạng quản lý hoạt động GDĐĐ cho học sinh 65
CHƯƠNG III :MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Ở TRONG TỈNH VĨNH LONG 68
3.1 Nguyên tắc đề xuất các giải pháp 68
3.1.1 Đảm bảo nguyên tắc mục tiêu 68
3.1.2 Đảm bảo nguyên tắc khoa học và thực tiễn 68
3.1.3 Đảm bảo nguyên tắc cân đối- có trọng tâm 69
3.1.4 Đảm bảo nguyên tắc hiệu quả 69
3.2 Một số giải pháp quản lý tăng cường công tác giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông ở tỉnh Vĩnh Long 70
3.2.1- Giải pháp 1: Nâng cao năng lực nhận thức cho đội ngũ cán bộ giáo viên và học sinh 70
3.2.2- Giải pháp 2: Kế hoạch hóa công tác giáo dục đạo đức cho HS 73
3.2.3- Giải pháp 3: Chỉ đạo công tác giáo dục đạo đức thông qua tổ giáo viên chủ nhiệm, tổ giám thị, tổ giáo viên bộ môn 77
3.2.4- Giải pháp 4: Xây dựng và phát huy vai trò tự quản của học sinh trong các hoạt động tập thể 83
Trang 8thuận lợi cho công tác GDĐĐ cho học sinh 90
3.2.7- Giải pháp 7: Đẩy mạnh xã hội hóa công tác giáo dục đạo đức cho học sinh 92
3.3- Mối quan hệ giữa các giải pháp 95
3.4- Khảo nghiệm về nhận thức tính cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp96 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 99
1 KẾT LUẬN 99
2 KIẾN NGHỊ 100
TÀI LIỆU THAM KHẢO 102
Trang 92 CNH-HĐH Công nghiệp hóa – hiện đại hóa
14 GDTC ĐĐ Giáo dục tình cảm đạo đức
15 GDNG LL Giáo dục ngoài giờ lên lớp
16 GDTQ ĐĐ Giáo dục thói quen đạo đức
Trang 10Trong các nhóm xã hội thì học sinh, sinh viên là lực lượng xã hội quantrọng có tính chất quyết định tương lai, vận mệnh dân tộc Sinh viên học sinh lànhững thanh niên ưu tú, là những tri thức trẻ tương lai của đất nước Họ lànhững người có ý chí, có khát vọng và hoài bão lớn lao, năng động và sáng tạocao trong học tập và cuộc sống.
Trong những năm gần đây do tác động của cơ chế thị trường, tác động củacông cuộc hội nhập kinh tế quốc tế, và nhiều nguyên nhân khác hành vi lệchchuẩn của thanh thiếu niên nước ta có xu hướng ngày càng tăng khi Đảng ta đãkhẳng định trong nghị quyết TW II khóa VIII là: “ Đặc biệt đáng lo ngại là một
bộ phận sinh viên, học sinh có tình trạng suy thoái đạo đức, mờ nhạt lý tưởng,theo lối sống thực dụng, thiếu hoài bão lập thân, lập nghiệp vì tương lai của bảnthân và đất nước”[11]
Tại Đại Hội Đảng toàn quốc lần X Đảng ta lại khẳng định: “ Hiện nay
tình trạng suy thoái, xuống cấp về đạo đức, lối sống, sự gia tăng tệ nạn xã hội vàphạm tội đáng lo ngại nhất là trong lớp trẻ”[12] Chính vì vậy một trong nhữngđịnh hướng đối với giáo dục đào tạo trong nghị quyết Đạo Hội Đảng XI lần này
là tăng cường giáo dục chính trị tư tưởng đạo đức cho học sinh, sinh viên, làmchuyển biến mạnh mẽ việc xây dựng văn hoá đạo đức và lối sống Tại Đại hộilần IX của Tỉnh Đảng bộ Vĩnh long cũng đã khẳng định: “tăng cường giáo dụcchính trị đạo đức lối sống cho thanh niên, học sinh là nhiệm vụ trọng tâm củangành giáo dục – đào tạo và của toàn xã hội” [13]
Trong thực tế, tình hình giáo dục của tỉnh Vĩnh long trong nhiều nămqua đã có sự phát triển lớn mạnh không ngừng: Số lượng học sinh được huyđộng đến trường ngày càng đông, mạng lưới trường lớp không ngừng phát triểntận đến vùng thôn sâu, tạo điều kiện tốt nhất cho các em đến trường Cùng vớiphong trào xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực trường lớp ngày
Trang 11càng được xây dựng kiên cố khang trang tạo điều kiện tốt nhất cho các em đếnlớp Chất lượng hai mặt giáo dục ổn định và ngày càng tăng.
Nhưng thực trạng tình hình học sinh, thanh niên tỉnh ta hiện nay cũng nổilên nhiều vấn đề mà xã hội quan tâm bức xúc Đó là bạo lực học đường và hiệntượng thanh niên, học sinh hư hỏng, trẻ em phạm tội hình sự gia tăng, thanh niênhọc sinh mắc các tệ nạn xã hội như ma tuý, HIV/AIDS tụ tập gây rối trật tự côngcộng chiếm tỉ lệ khá cao Gần đây xã hội, báo chí cũng đã đưa ra nhận định:Giới trẻ manh động động thiếu kiềm chế, nông nổi và cái tôi cá nhân quá lớn, cónhững cái đầu nóng, đôi khi những va chạm nhẹ cũng thành án
Bản thân tôi được phân công phụ trách công tác Đoàn - Hội - Đội vàphong trào thanh thiếu niên trường học nên việc tiếp cận với thanh niên học sinhkhá nhiều, nhìn thấy các hiện tượng tiêu cực trong thanh niên học sinh đang diễn
ra, nắm bắt được các nguyên nhân của các hiện tượng ấy Vì vậy, trong chỉ đạonghiên cứu tìm giải pháp khắc phục các hiện tượng trên là trách nhiệm của bảnthân nhằm góp phần hoàn thiện nhân cách giúp các em trở thành công dân hữuích, thành viên tốt trong gia đình và trong xã hội
Xuất phát từ những lý do trên, nên tôi chọn đề tài:
“Một số giải pháp quản lý tăng cường công tác giáo dục đạo đức cho
học sinh các trường Trung học phổ thông ở tỉnh Vĩnh Long”
2- Mục đích nghiên cứu
Từ lý luận, tiến hành điều tra, khảo sát thực tiển chúng tôi đề xuất một sốgiải pháp để tăng cường công tác giáo dục đạo đức cho học sinh các trườngTrung học phổ thông ở Tỉnh Vĩnh Long
3- Khách thể, đối tượng nghiên cứu:
3.1-K hách thể nghiên cứu: Công tác giáo dục đạo đức hiện nay cho học
sinh ở các trường THPT Tỉnh Vĩnh Long
3.2- Đối tượng nghiên cứu: Các giải pháp quản lý tăng cường giáo dục
đạo đức cho học sinh ở các trường THPT của tỉnh Vĩnh Long
Trang 124- Giả thuyết khoa học
Chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường THPT sẽ đượcnâng lên nếu đề xuất được một số giải pháp quản lý khoa học và có tính khả thicao
5- Nhiệm vụ nghiên cứu:
5.1- Hệ thống hoá những vấn đề lý luận chung quanh tâm lý học lứa tuổi,giáo dục học sinh cá biệt, lý luận về các vấn đề quản lý giáo dục đạo đức chohọc sinh theo chuẩn mực đạo đức mà xã hội đã quy định
5.2- Khảo sát thực tiễn phân tích đánh giá về thực trạng công tác giáo dụcđạo đức cho các em học sinh cận trung học tại tỉnh Vĩnh Long
5.3- Đề xuất các giải pháp nhằm nâng chất lượng giáo dục đạo đức chothanh niên học sinh
6- Phạm vi nghiên cứu
Quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh các trường THPT TỉnhVĩnh Long
7- Các phương pháp nghiên cứu:
7.1- Nghiên cứu lý thuyết
Tổng hợp, phân loại các tài liệu khoa học, các văn kiện của Đảng, cácthông tư chỉ thị của Bộ, ngành, nghị quyết của Đảng, chính quyền các cấp xungquanh vấn đề giáo dục đạo đức cho học sinh Nghiên cứu các tài liệu về tâm lýhọc, đạo đức học trên cơ sở đó xác định lý luận cho vấn đề
7.2- Nghiên cứu thực tiển
7.2.1 Một số trường Trung học có bạo lực học đường thường xuyên xảy
ra, những trường có nhiều học sinh có hành vi lệch chuẩn quan sát trình độ họctập của các em học sinh, các quyết sách của Hiệu trưởng trong chỉ đạo giáo dụcđạo đức, về công tác chủ nhiệm lớp, các nhiễu ngoài trường học tác động vào
7.2.2 Các trường tốt, ít xảy ra bạo lực học đường, học sinh chăm ngoan.Nội dung nghiên cứu như trên
Trên cơ sở nghiên cứu sẽ có tổng hợp so sánh rút kinh nghiệm
Trang 137.3- Phương pháp thống kê toán học
Số liệu, tỉ lệ phần trăm các hoạt động giáo dục đạo đức, số liệu học sinh
có hành vi lệch chuẩn Xử lý các số liệu thu được phục vụ cho việc đề ra các giảipháp
8- Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn được chiathành 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động giáo dục đạo đức trong nhàtrường trung học phổ thông
Chương 2: Thực trạng về công tác giáo dục đạo đức cho thanh niên học sinh tạicác trường trung học phổ thông tỉnh Vĩnh Long
Chương 3: Một số giải pháp quản lý tăng cường công tác giáo dục đạo đức chohọc sinh các trường trung học phổ thông ở tỉnh Vĩnh Long
Trang 14CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC
TRONG NHÀ TRƯỜNG THPT 1.1 Sơ lược về lịch sử nghiên cứu vấn đề
Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, có vai trò quan trọng trong bất kỳ
xã hội nào từ trước đến nay Do đó, từ xa xưa con người đã rất quan tâm nghiêncứu đạo đức, xem nó như động lực tinh thần để hoàn thiện nhân cách con ngườitrong từng giai đoạn lịch sử nhất định
Ở phương Tây, thời cổ đại, nhà triết học Socrate (469-399 TCN) cho rằngcái gốc của đạo đức là tính thiện Bản tính con người vốn thiện, nếu tính thiện ấyđược lan toả thì con người sẽ có hạnh phúc Muốn xác định được chuẩn mực đạođức, theo Socrate, phải bằng nhận thức lý tính với phương pháp nhận thức khoahọc [4, tr 34]
Khổng Tử (551-479 TCN) là nhà hiền triết nổi tiếng của Trung Quốc.Ông xây dựng học thuyết “Nhân - Lễ - Chính danh”, trong đó, “Nhân” - Lòngthương người - là yếu tố hạt nhân, là đạo đức cơ bản nhất của con người Đứngtrên lập trường coi trọng GDĐĐ, Ông có câu nói nổi tiếng truyền lại đến ngàynay “Tiên học lễ, hậu học văn” [4, tr 21]
Thế kỷ XVII, Komenxky - Nhà giáo dục học vĩ đại Tiệp Khắc đã có nhiềuđóng góp cho công tác GDĐĐ qua tác phẩm “Khoa sư phạm vĩ đại” Komenxky
đã chú trọng phối hợp môi trường bên trong và bên ngoài để GDĐĐ cho họcsinh [21]
Thế kỷ XX, một số nhà giáo dục nổi tiếng của Xô Viết cũng nghiên cứu
về GDĐĐ HS như: A.C Macarenco, V.A Xukhomlinxky… Nghiên cứu của họ
đã đặt nền tảng cho việc GDĐĐ mới trong giai đoạn xây dựng CNXH ở LiênXô
Ở Việt Nam Chủ tịch Hồ Chí Minh là người đặc biệt quan tâm đến đạođức và GDĐĐ cho cán bộ, HS Bác cho rằng đạo đức cách mạng là gốc, là nềntảng của người cách mạng Bác còn căn dặn Đảng ta phải chăm lo GDĐĐ cách
Trang 15mạng cho đoàn viên và thanh niên, HS thành những người thừa kế xây dựngCNXH vừa “hồng” vừa “chuyên”.
Chủ tịch Hồ Chí Minh coi nội dung cơ bản trong quan điểm đạo đức cáchmạng là: Trung với nước, hiếu với dân; cần kiệm liêm chính, chí công vô tư; yêuthương con người; tinh thần quốc tế trong sáng
Trong những năm gần đây, nhiều giáo trình đạo đức được biên soạn khácông phu Tiêu biểu như giáo trình của Trần Hậu Kiểm; Phạm Khắc Chương-
Hà Nhật Thăng (NXB Giáo dục, 2001); Giáo trình đạo đức học (Nguyễn NgọcLong- chủ biên, NXB Chính trị quốc gia, 2000); Giáo trình đạo đức học Mác-Lênin, (PGS-TS Vũ Trọng Dung chủ biên, NXB Chính trị quốc gia, 2005)……
Vấn đề GDĐĐ cũng được nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu: Đặc trưngcủa đạo đức và phương pháp GDĐĐ (Hoàng An, 1982); GDĐĐ trong nhàtrường (Hà Thế Ngữ- Đặng Vũ Hoạt, 1988); Các nhiệm vụ GDĐĐ (NguyễnSinh Huy, 1995); Tìm hiểu định hướng giá trị của thanh niên Việt Nam trongđiều kiện kinh tế thị trường (Thái Duy Tuyên, chủ biên, 1994); Giáo dục hệthống giá trị đạo đức nhân văn (Hà Nhật Thăng, 1998); Một số vấn đề về lốisống đạo đức, chuẩn giá trị xã hội (Huỳnh Khải Vinh, 2001); Giáo dục giá trịtruyền thống cho HS, sinh viên (Phạm Minh Hạc, 1997); Vấn đề giáo dục bảo vệmôi trường ( Lê Văn Khoa, 2003); Một số nguyên tắc giáo dục nhân cách cóhiệu quả trong nhà trường phổ thông (Nguyễn Thị Kim Dung, 2005); Tổ chứchoạt động GDNGLL ở trường THPT (Phùng Đình Mẫn chủ biên, 2005)…
Khi nghiên cứu về vấn đề giáo dục đạo đức các tác giả đã đề cập đến mụctiêu, nội dung, phương pháp giáo dục đạo đức và một số vấn đề về quản lý côngtác giáo dục đạo đức
Về mục tiêu giáo dục đạo đức, tác giả Phạm Minh Hạc đã nêu rõ: “Trang
bị cho mọi người những tri thức cần thiết về tư tưởng chính trị, đạo đức nhânvăn, kiến thức pháp luật và văn hoá xã hội Hình thành ở mọi công dân thái độđúng đắn, tình cảm, niềm tin đạo đức trong sáng đối với bản thân, mọi người,với sự nghiệp cách mạng của Đảng, dân tộc và với mọi hiện tượng xảy ra xung
Trang 16quanh Tổ chức tốt giáo dục giới trẻ; rèn luyện để mọi người tự giác thực hiệnnhững chuẩn mực đạo đức xã hội, có thói quen chấp hành quy định của phápluật, nỗ lực học tập và rèn luyện, tích cực cống hiến sức lực, trí tuệ vào sựnghiệp CNH-HĐH đất nước”[17]
Để nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức trong thời kỳ đổi mới đã cómột số nhà khoa học nghiên cứu về quản lý công tác giáo dục đạo đức Tuy còn
ít ỏi nhưng có thể kể đến:
- Huỳnh Thị Kim Anh với đề tài luận văn thạc sỹ khoa học giáo dục:
“Công tác quản lý của Hiệu trưởng trong việc tổ chức GDĐĐ cho học sinh ở cáctrường THCS huyện Hồng Ngự, Đồng Tháp ”, năm 2009
- Phan Hồ Hải với đề tài luận văn thạc sỹ: “Một số giải pháp quản lýnhằm nâng cao hiệu quả công tác giáo dục đạo đức cho học sinh THPT trên địabàn quân Bình Thạnh, TPHCM” năm 2010
- Một vài quan điểm đổi mới hoạt động giáo dục đạo đức của ngườiGVCN bậc THCS (Lê Trung Tấn- Nguyễn Dục Quang, 1994)
- Thử nghiệm quy trình tác động nhằm nâng cao hiệu quả GDĐĐ HSTHCS (Lê Thanh Sử, 1994)
Hiện nay, ở Vĩnh Long chưa có tác giả nào nghiên cứu vấn đề về các biệnpháp GDĐĐ HS phổ thông
1.2 Một số khái niệm cơ bản
1.2.1 Giáo dục
Theo quan điểm của CN Mác-Lênin, giáo dục là một hình thái ý thức xãhội, giáo dục tồn tại, vận động, phát triển theo sự tồn tại vận động và phát triểncủa xã hội Là một hiện tượng xã hội, giáo dục chịu sự chi phối và quy định bởinhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội Mặt khác, sự phát triển của giáodục và sự hoàn thiện về chất lượng giáo dục là yếu tố then chốt tạo ra sự pháttriển của xã hội, của nền văn minh nhân loại [7]
Giáo dục được hiểu theo nhiều cách tiếp cận và nhiều cấp độ khác nhau:
Trang 17- Về bản chất: giáo dục được hiểu là quá trình truyền thụ và lĩnh hội kinhnghiệm lịch sử xã hội giữa các thế hệ
- Về hoạt động: giáo dục được hiểu là quá trình tác động của xã hội và củanhà giáo dục đến các đối tượng giáo dục để hình thành cho họ những phẩm chấtnhân cách theo yêu cầu của xã hội
- Về mặt phạm vi, giáo dục được hiểu ở nhiều cấp độ khác nhau:
+ Ở cấp độ rộng nhất: Giáo dục là quá trình hình thành nhân cách dướiảnh hưởng của tất cả các tác động (tích cực, tiêu cực, khách quan, chủ quan ).Đây cũng chính là quá trình xã hội hóa con người
+ Ở cấp độ thứ 2: Giáo dục là hoạt động có mục đích của các lực lượnggiáo dục xã hội nhằm hình thành các phẩm chất nhân cách Đây chính là quátrình giáo dục xã hội
+ Ở cấp độ thứ 3: Giáo dục là hoạt động có kế hoạch, có nội dung xácđịnh và bằng phương pháp khoa học của các nhà sư phạm trong các tổ chức giáodục, trong các cơ sở giáo dục đến học sinh nhằm giúp họ phát triển toàn diện.Đây chính là quá trình sư phạm tổng thể
+ Ở cấp độ hẹp nhất: Giáo dục là quá trình hình thành ở học sinh nhữngphẩm chất đạo đức, những thói quen hành vi Đây chính là quá trình giáo dụcđạo đức cho học sinh
Trong luận văn này giáo dục được hiểu như là một quá trình sư phạm tổngthể: là hoạt động có kế hoạch, có nội dung, bằng các phương pháp khoa họctrong các cơ sở giáo dục đến học sinh nhằm phát triển đức, trí, thể, mỹ chohọ
1.2.2 Giáo dục đạo đức:
Giáo dục đạo đức (GDĐĐ) cho HS là một quá trình lâu dài, liên tục vềthời gian, rộng khắp về không gian, từ mọi lực lượng xã hội; trong đó, nhàtrường giữ vai trò rất quan trọng
GDĐĐ trong nhà trường THPT là một quá trình giáo dục bộ phận của quátrình sư phạm tổng thể Nó có quan hệ biện chứng với các quá trình giáo dục bộ
Trang 18phận khác như: giáo dục trí tuệ, giáo dục thẩm mỹ, giáo dục thể chất, giáo dụclao động, giáo dục hướng nghiệp
GDĐĐ cho HS là quá trình hình thành và phát triển các phẩm chất đạođức của nhân cách HS dưới những tác động và ảnh hưởng có mục đích được tổchức có kế hoạch, có sự lựa chọn về nội dung, phương pháp và hình thức giáodục phù hợp với lứa tuổi và với vai trò chủ đạo của nhà giáo dục Từ đó, giúp
HS có những hành vi ứng xử đúng mực trong các mối quan hệ giữa cá nhân với
cá nhân, với cộng đồng-xã hội, với lao động, với tự nhiên
Bản chất của GDĐĐ là chuổi tác động có định hướng của chủ thể giáodục và yếu tố tự giáo dục của HS, giúp HS chuyển những chuẩn mực, quy tắc,nguyên tắc đạo đức từ bên ngoài xã hội vào bên trong thành cái của riêng mình
mà mục tiêu cuối cùng là hành vi đạo đức phù hợp với những yêu cầu của cácchuẩn mực xã hội GDĐĐ không chỉ dừng lại ở việc truyền thụ những kháiniệm, những tri thức đạo đức, mà quan trọng hơn hết là kết quả giáo dục phảiđược thể hiện qua tình cảm, niềm tin, hành động thực tế của HS
Như vậy, GDĐĐ là quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch, có tổchức của nhà giáo dục và yếu tố tự giáo dục của người học để trang bị cho HStri thức - ý thức đạo đức, niềm tin và tình cảm đạo đức và quan trọng nhất làhình thành ở các em hành vi, thói quen đạo đức phù hợp với các chuẩn mực xãhội
1.2.2.1 Mục tiêu GDĐĐ cho học sinh THPT:
Trang 19- Hiểu những yêu cầu về đạo đức và ý thức tuân thủ pháp luật trong đờisống hàng ngày
b) Kỹ năng:
- Biết sống và ứng xử theo các giá trị đạo đức đã học
- Biết ứng xử giao tiếp một cách có văn hóa
- Thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân phù hợp với lứa tuổi
c) Thái độ:
- Yêu quê hương, đất nước Việt Nam Tự hào và có ý thức giữ gìn, pháthuy các truyền thống tốt đẹp của dân tộc Tôn trọng đất nước con người và cácnền văn hóa khác
- Yêu thương, tôn trọng mọi người xung quanh
- Tự trọng, tự tin trong giao tiếp và các hoạt động hàng ngày Có ý thứcthực hiện quyền và nghĩa vụ của bản thân, đồng thời tôn trọng các quyền củangười khác
- Có ý thức học tập và vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn Có ý thứcđịnh hướng nghề nghiệp đúng đắn Bước đầu hình thành được một số phẩm chấtcần thiết của người lao động như cần cù, sáng tạo, trung thực, có trách nhiệm, có
ý thức kỷ luật và tác phong công nghiệp, biết hợp tác trong công việc
- Tích cực tham gia các hoạt động tập thể, hoạt động xã hội phù hợp vớikhả năng
- Có ý thức rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh, bảo vệ môi trường
- Bước đầu có ý thức thẩm mỹ, yêu và trân trọng cái đẹp
1.2.2.2 Nội dung GDĐĐ cho học sinh THPT:
Nội dung giáo dục đạo đức cho học sinh THPT bao gồm những chuẩnmực sau:
- Nhóm chuẩn mực đạo đức thể hiện nhận thức chính trị, tư tưởng: có lýtưởng xã hội chủ nghĩa, yêu quê hương, đất nước, tự cường, tự hào dân tộc, tintưởng vào Đảng và Nhà nước
Trang 20- Nhóm chuẩn mực hướng vào sự tự hoàn thiện bản thân như: tự trọng, tựtin, tự lập, giản dị, tiết kiệm, trung thành, siêng năng, hướng thiện, biết kiềmchế, biết hối hận.
- Nhóm chuẩn mực đạo đức thể hiện quan hệ với công việc đó là: Tráchnhiệm cao, có lương tâm, tôn trọng pháp luật, lẽ phải, dũng cảm, liêm khiết
- Nhóm chuẩn mực liên quan đến xây dựng môi trường sống (môi trường
tự nhiên, môi trường văn hoá xã hội) như: xây dựng hạnh phúc gia đình, giữ gìnbảo vệ tài nguyên, xây dựng xã hội dân chủ bình đẳng….mặt khác có ý thứcchống lại những hành vi gây tác hại đến con người, môi trường sống, bảo vệ hoàbình, bảo vệ phát huy truyền thống di sản văn hoá của dân tộc và nhân loại
Ngày nay, trong nội dung giáo dục đạo đức cho học sinh THPT có thêm 1
số chuẩn mực mới như tính tích cực xã hội, quan tâm đến thời sự, sống có mụcđích, có tinh thần hợp tác với bạn bè, với người khác
1.2.2.3 Phương pháp GDĐĐ
Phương pháp giáo dục đạo đức là cách thức hoạt động chung giữa giáoviên, tập thể học sinh và từng học sinh nhằm giúp học sinh lĩnh hội được nềnvăn hóa đạo đức của loài người và của dân tộc
Các phương pháp giáo dục đạo đức ở THPT rất phong phú, đa dạng, kếthợp giữa các phương pháp truyền thống và hiện đại như:
- Phương pháp đàm thoại: Là phương pháp tổ chức trò chuyện giữa giáoviên và học sinh về các vấn đề đạo đức, dựa trên một hệ thống câu hỏi đượcchuẩn bị trước
- Phương pháp kế chuyện: dùng lời nói, cử chỉ, điệu bộ để mô tả diễnbiến, quan hệ giữa các sự vật, sự việc theo câu chuyện nhằm hình thành ở họcsinh những xúc cảm đạo đức, xúc cảm thẩm mỹ mạnh mẽ, sâu sắc
- Phương pháp nêu gương: dùng những tấm gương sáng của cá nhân, tậpthể để giáo dục, kích thích học sinh học tập và làm theo những tấm gương mẫumực đó Phương pháp nêu gương có giá trị to lớn trong việc phát triển nhận thức
Trang 21và tình cảm đạo đức cho học sinh, đặc biệt giúp học sinh nhận thức rõ ràng hơn
về bản chất và nội dung đạo đức mới
- Phương pháp đóng vai: là tổ chức cho học sinh nhập vai vào nhân vậttrong những tình huống đạo đức giả định để các em bộc lộ thái độ, hành vi, ứngxử
- Phương pháp trò chơi: tổ chức cho học sinh thực hiện những thao tác,hành động, lời nói phù hợp với chuẩn mực hành vi đạo đức thông qua 1 trò chơinào đó
- Phương pháp dự án: là phương pháp trong đó người học thực hiện 1nhiệm vụ học tập phức hợp, có sự kết hợp giữa lý thuyết với thực tiễn, giữa giáodục nhận thức với giáo dục các phẩm chất nhân cách cho học sinh Thực hànhnhiệm vụ này người học được rèn luyện tính tự lập cao, từ việc xác định mụcđích, lập kế hoạch hành động, đến việc thực hiện dự án với nhóm bạn bè, tựkiểm tra đánh giá quá trình và kết quả thực hiện
b) GDĐĐ thông qua hoạt động GDNGLL: giúp củng cố, mở rộng và khơisâu các hiểu biết về chuẩn mực đạo đức, hình thành những kinh nghiệm đạođức, rèn luyện kỹ xảo và thói quen đạo đức thông qua nhiều hình thức tổ chức
đa dạng: Hái hoa dân chủ; Hội diễn văn nghệ; Thi làm báo tường; Thi kểchuyện; Trò chơi
Trang 221.2.3 Quản lý; quản lý giáo dục và quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông
1.2.3.1 Khái niệm về quản lý:
Theo cách tiếp cận hệ thống thì quản lý là sự tác động của chủ thể quản lýđến khách thể quản lý (hay đối tượng quản lý) nhằm tổ chức, phối hợp hoạtđộng của con người trong các quá trình sản xuất, XH để đạt được mục đích đãđịnh
Bản chất quản lý là nhằm thiết lập sự phối hợp giữa những công việc cánhân và thực hiện những chức năng chung, nảy sinh từ sự vận động của toàn bộ
cơ thể sản xuất, khác với sự vận động của các bộ phận riêng lẻ của nó Các Mác
đã nói "Một người chơi vĩ cầm lẻ tự điều khiển mình, còn dàn nhạc thì cầnngười chỉ huy”[17, tr 342] Như vậy: Quản lý là loại lao động điều khiển mọiquá trình lao động nhằm phát triển XH
Các nhà lý luận khác như: Frederich William Taylor (1856-1915) Mỹ;
Henry Fayol (1841-1925) Pháp; Max Weber (1864-1920) Đức….đều khẳng
định: “Quản lý là khoa học, đồng thời là nghệ thuật thúc đẩy sự phát triển xãhội”
Theo Nguyễn Minh Đạo: “Quản lý là sự tác động liên tục, có tổ chức, có
định hướng của chủ thể (người quản lý, người tổ chức quản lý) lên khách thể(đối tượng quản lý) về các mặt chính trị, xã hội, văn hoá, kinh tế….bằng một hệthống các luật lệ, các chính sách, các nguyên tắc, các phương pháp và các giảipháp cụ thể, nhằm tạo ra môi trường và điều kiện cho sự phát triển của đốitượng” [19, tr 97]
Có quan niệm khác: “Quản lý là tác động vừa có tính khoa học, vừa cótính nghệ thuật vào hệ thống con người, nhằm đạt các mục tiêu kinh tế - xã hội,quản lý là một quá trình tác động có hướng đích, có tổ chức trên các thông tin vềtình trạng của đối tượng và môi trường nhằm giữ cho sự vận hành của đối tượngđược ổn định và phát triển tới mục tiêu đã định” [24, tr 4]
Trang 23Những khái niệm trên về quản lý khác nhau về cách diễn đạt, nhưng vẫncho thấy một ý nghĩa chung: Quản lý là sự tác động có tổ chức, có hướng đíchcủa chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý và khách thể quản lý nhằm sử dụng cóhiệu quả nhất các tiềm năng, các cơ hội của tổ chức để đạt được mục tiêu đặt ratrong điều kiện biến động của môi trường.
1.2.3.2 Quản lý giáo dục:
Quản lý giáo dục là một bộ phận trong hệ thống quản lý nhà nước XHCNViệt Nam Mặc dù có những đặc điểm riêng biệt, song QLGD cũng chịu sự chiphối bởi mục tiêu quản lý nhà nước XHCN
* Về khái niệm, quản lý giáo dục có nhiều các hiểu khác nhau:
Quản lý giáo dục theo nghĩa tổng quan là hoạt động điều hành, phối hợpcác lực lượng XH nhằm đẩy mạnh công tác đào tạo thế hệ trẻ theo yêu cầu pháttriển XH Ngày nay, với sứ mệnh phát triển giáo dục thường xuyên, công tácgiáo dục không chỉ giới hạn ở thế hệ trẻ mà cho mọi người Tuy nhiên, trọngtâm vẫn là giáo dục thế hệ trẻ Cho nên, quản lý giáo dục được hiểu là sự điềuhành hệ thống giáo dục quốc dân, các trường trong hệ thống giáo dục quốc dân
Theo Đặng Quốc Bảo: “Quản lý giáo dục theo nghĩa tổng quát là hoạtđộng điều hành, phối hợp các lực lượng XH nhằm thúc đẩy mạnh công tác đàotạo thế hệ trẻ theo yêu cầu phát triển XH”[1, tr 4]
Theo Phạm Minh Hạc: “Quản lý giáo dục là quản lý trường học, thực hiệnđường lối giáo dục của Đảng trong phạm vi trách nhiệm của mình, tức là đưanhà trường vận hành theo nguyên lý giáo dục, để tiến tới mục tiêu giáo dục, mụctiêu đào tạo đối với ngành giáo dục, với thế hệ trẻ và với từng học sinh” [20]
“Quản lý giáo dục thực chất là tác động một cách khoa học đến nhàtrường làm cho nó tổ chức được tối ưu quá trình dạy học, giáo dục thể chất, theođường lối và nguyên lý giáo dục của Đảng, quán triệt được những tính chấttrường trung học phổ thông xã hội chủ nghĩa Việt Nam, bằng cách đó tới mụctiêu dự kiến, tiến lên trạng thái chất lượng mới” [16]
Trang 24Theo tác giả Thái Văn Thành “Quản lý giáo dục là hệ thống tác động cómục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý, nhằm làm cho hệthống vận hành theo đường lối, nguyên lý của Đảng, thực hiện được các tínhchất của nhà trường xã hội chủ nghĩa Việt Nam mà tiêu điểm hội tụ là quá trìnhdạy học, giáo dục thế hệ trẻ, đưa hệ thống giáo dục đến mục tiêu dự kiến, tiếnlên trạng thái về chất” [30].
Từ những khái niệm trên, chúng ta có thể khái quát như sau: Quản lý giáodục là hệ thống những tác động có kế hoạch và hướng đích của chủ thể quản lý
ở các cấp khác nhau đến tất cả các khâu, các bộ phận của hệ thống nhằm đảmbảo cho các cơ quan trong hệ thống giáo dục vận hành tối ưu, đảm bảo sự pháttriển mở rộng về cả mặt số lượng cũng như chất lượng để đạt mục tiêu giáo dục
1.2.3.3 Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông:
Từ các khái niệm về quản lý giáo dục và HĐ GDĐĐ cho học sinh THPT
có thể đi đến khái niệm về quản lý HĐ GDĐĐ như sau:
Quản lý HĐ GDĐĐ cho học sinh THPT là hệ thống những tác động có
kế hoạch, có hướng đích của chủ thể quản lý đến tất cả các khâu, các bộ phậncủa nhà trường nhằm giúp nhà trường sử dụng tối ưu các tiềm năng, các cơ hội
để thực hiện hiệu quả các mục tiêu GDĐĐ cho học sinh ở cấp học này
Nội dung của công tác quản lý HĐ GDĐĐ cho học sinh THPT:
- Quản lý việc thực hiện mục tiêu, kế hoạch và nội dung GDĐĐ
- Quản lý việc sử dụng phương pháp, hình thức, phương tiện GDĐĐ
- Quản lý giáo viên
- Quản lý học sinh
- Quản lý việc kiểm tra, đánh giá kết quả GDĐĐ
- Quản lý công tác kết hợp giữa gia đình- nhà trường- xã hội trong GDĐĐ
Trang 251.2.4 Chất lượng và chất lượng hoạt động GDĐĐ cho học sinh THPT 1.2.4.1 Khái niệm về chất lượng, chất lượng giáo dục
a) Chất lượng:
Theo quan điểm triết học chất lượng là phạm trù biểu thị những thuộc tínhbản chất của sự vật, chỉ rõ nó là cái gì, tính ổn định tương đối của sự vật để phânbiệt nó với các sự vật khác Chất lượng là đặc tính khách quan của sự vật Chấtlượng biểu hiện ra bên ngoài qua các thuộc tính Nó là cái liên kết các thuộc tínhcủa sự vật lại làm một, gắn bó với sự vật như một tổng thể, bao quát toàn bộ sựvật và không tách khỏi sự vật Sự vật trong khi vẫn còn là bản thân nó thì khôngthể mất chất lượng của nó Sự thay đổi chất lượng kéo sự thay đổi của sự vật vềcăn bản Chất lượng của sự vật bao giờ cũng gắn liền với tính quy định về sốlượng của nó và không thể tồn tại ngoài tính quy định ấy mỗi sự vật bao giờcũng là sự thống nhất của chất lượng và số lượng
Chất lượng có thể được hiểu theo nhiều cách khác như sau:
- Chất lượng được xem là sự phù hợp với nhu cầu Các sản phẩm và dịch
vụ được "sản xuất" một cách chính xác với những "đặc tính kỹ thuật" đã định
- Chất lượng là sự phù hợp với mục đích (mục tiêu), là sự đáp ứng đượcnhu cầu của "khách hàng" Mục tiêu ở đây được hiểu một cách rộng rãi, baogồm cả sứ mạng, mục đích
Tuy nhiên, chất lượng là một khái niệm tương đối, khó nắm bắt Khi nóiđến chất lượng phải bàn đến cả 3 khía cạnh: Mục tiêu; Quá trình triển khai mụctiêu; Thành quả đạt được
b) Chất lượng giáo dục:
Có thể xem chất lượng giáo dục là sự phù hợp với mục tiêu giáo dục Mụctiêu giáo dục thể hiện những đòi hỏi của xã hội con người, cấu thành nguồnnhân lực mà giáo dục có nhiệm vụ phải đào tạo
Chất lượng giáo dục thường được xác định và đánh giá bởi những yếu tốgắn kết với nhau, như: sự phù hợp, hiệu quả, nguồn lực, Hiệu suất, sự cônghiệu và quá trình:
Trang 26- Sự phù hợp: Sự hài hòa của mục đích giáo dục và của hệ thống giáo dụcvới những đòi hỏi của môi trường mà trong đó chứa hệ thống giáo dục.
- Hiệu quả: Sự phù hợp vững chắc giữa những gì đã được lập ra trong kếhoạch và những gì đã đạt được, cũng có thể hiểu đó là sự phù hợp với mục tiêugiáo dục
- Nguồn: Sự sẵn có của đội ngũ cán bộ, cơ sở vật chất, thiết bị, nguồnthông tin cần thiết để giúp cho các cơ sở giáo dục có thể thực hiện được nhữngcam kết của mình
- Hiệu suất: Sự tiết kiệm đến mức tối đa trong việc sử dụng các nguồn lựcđược cung cấp nhằm đạt được các kiến thức, kỹ năng của người học, phát triểncác nghiên cứu và dịch vụ
- Sự công hiệu: Sự tương thích giữa các kết quả đạt được với việc sử dụngcác nguồn lực
- Quá trình: Sự vận động của các thành tố giáo dục dưới sự quản lý nhằmđạt được kết quả mong muốn
Trong đó, sự phù hợp là khía cạnh quan trọng nhất của chất lượng giáo
dục Sự phù hợp đòi hỏi một sự đổi mới thực sự trong giáo dục vì một thế giớimới Sự phù hợp của giáo dục đòi hỏi trước hết là những phẩm chất trí tuệ cần
có ở người học để phục vụ một tương lai (đòi hỏi đầu ra); Sau đó, là cách thức
để một xã hội thông qua hệ thống giáo dục của mình chuẩn bị cho thế hệ trẻ hình
thành và phát triển những năng lực và phẩm chất như vậy (đây là đòi hỏi đầu
vào và những quá trình)
1.2.4.2 Chất lượng hoạt động GDĐĐ cho học sinh THPT
Chất lượng hoạt động GDĐĐ cho học sinh THPT là những giá trị (chuẩnmực) đạo đức được hình thành ở người học mà hoạt động đó mang lại, phù hợpvới mục tiêu GDĐĐ cho học sinh cấp THPT
Trong thực tiễn của nhà trường THPT chuẩn mực đạo đức của học sinhđược thể hiện chủ yếu và cụ thể thông quan việc thực hiện các nội quy của nhàtrường (bao gồm các quy định về bổn phận, trách nhiệm, thái độ đối với việc
Trang 27học tập, đối với mọi người xung quanh, đối với kỷ cương xã hội ), được đánhgiá thông qua nhận xét của giáo viên và điểm hạnh kiểm hàng năm Ngoài ra,chất lượng đạo đức còn được các đoàn thể (tổ chức Đoàn TNCS HCM) đánh giáthông qua những biểu hiện về tư tưởng, chính trị, về lối sống của học sinh kếthợp với đánh giá việc thực hiện nội quy của nhà trường.
1.3 Quản lý hoạt động GDĐĐ cho học sinh tại các trường THPT
1.3.1 Quản lý mục tiêu, kế hoạch HĐ GDĐĐ
1.3.1.1 Quản lý mục tiêu GDĐĐ
Mục tiêu của quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh là làm choquá trình giáo dục đạo đức vận hành đồng bộ, hiệu quả để nâng cao chất lượnggiáo dục đạo đức Mục tiêu quản lý công tác giáo dục đạo đức bao gồm:
*Về nhận thức: Giúp cho mọi người, mọi lực lượng có liên quan có nhận
thức đúng đắn về tầm quan trọng của hoạt động quản lý giáo dục đạo đức, nắmvững quan điểm chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề pháttriển con người toàn diện hay nói cách khác: Hiệu trưởng phải có trách nhiệmtuyên truyền, giáo dục để mọi người….nhận thức đúng đắn về vai trò và tầmquan trọng của đạo đức và giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ nói chung và học sinhTHPT nói riêng [22] [23]
* Về thái độ: Giúp cho mọi người biết ủng hộ những việc làm đúng, đấu
tranh với những việc làm trái pháp luật và trái với truyền thống lễ giáo, đạo đứcdân tộc Việt Nam, có thái độ đúng đắn với hành vi của bản thân, với hoạt độngquản lý giáo dục đạo đức
* Về hành vi: Từ nhận thức và thái độ đồng thuận, thu hút mọi người
tham gia tích cực công tác giáo dục đạo đức cũng như hỗ trợ công tác quản lýgiáo dục đạo đức đạt hiệu quả cao
Tóm lại, mục tiêu quản lý công tác giáo dục đạo đức là làm cho quá trìnhgiáo dục đạo đức tác động đến người học được đúng hướng, phù hợp với cácchuẩn mực xã hội, thu hút đông đảo các lực lượng tham gia giáo dục đạo đức
Trang 28cho học sinh Trên cơ sở đó, trang bị cho HS tri thức đạo đức, xây dựng niềmtin, tình cảm đạo đức, hình thành thói quen, hành vi đạo đức
1.3.1.2 Quản lý kế hoạch GDĐĐ
- Xây dựng kế hoach: Hoạt động GDĐĐ trong trường THPT là bộ phậnquan trọng trong toàn bộ hệ thống kế hoạch quản lý trường học Vì vậy, kếhoạch phải đảm bảo tính thống nhất giữa mục tiêu GDĐĐ với mục tiêu giáo dụctrong trường THPT, phối hợp hữu cơ với kế hoạch hoạt động trên lớp, lựa chọnnội dung, hình thức đa dạng thiết thực, phù hợp với hoạt động tâm sinh lý HS đếđạt hiệu quả cao Có một số kế hoạch sau:
* Kế hoạch hoạt động theo chủ điểm
* Kế hoạch hoạt động theo các môn học trong chương trình
* Kế hoạch hoạt động theo các mặt xã hội
Kế hoạch phải đưa ra những chỉ tiêu cụ thể và các giải pháp cụ thể có tínhkhả thi
- Tổ chức bộ máy thực hiện kế hoạch đã đề ra: Nhà trường phải thành lậpban chỉ đạo (Ban đức dục) và phân công nhiệm vụ cụ thể, đúng người, đúngviệc Thành phần Ban đức dục gồm:
* Hiệu trưởng (hoặc Phó Hiệu trưởng) - làm trưởng ban
* Bí thư Đoàn TNCS Hồ Chí Minh
* Giáo viên chủ nhiệm
* Đại diện Hội Cha mẹ học sinh
- Triển khai chỉ đạo thực hiện kế hoạch đã đề ra, thường xuyên kiểm tra,đánh giá, khen thưởng, trách phạt kịp thời nhằm động viên các lực lượng thamgia quản lý và tổ chức GDĐĐ
1.3.2 Quản lý nội dung, phương pháp, hình thức, phương tiện
1.3.2.1 Quản lý nội dung, chương trình, phương pháp GDĐĐ cho học sinh:
Lãnh đạo nhà trường phải xác định rõ nội dung GDĐĐ cho học sinh làm cơ
sở cho các bộ phận xác định được nội dung công tác GDĐĐ của bộ phận mình
Trang 29Ngoài việc xây dựng nội dung giáo dục đạo đức thống nhất trong nhàtrường, Hiệu trưởng thông qua các Phó hiệu trưởng, các tổ trưởng xây dựngchương trình giáo dục đạo đức của nhà trường bao gồm: chương trình giáo dụcđạo đức thông qua hoạt động giảng dạy, thông qua hoạt động quản lý học sinh,thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp Trên cơ sở đó Hiệu trưởng phải yêu cầucác tổ bộ môn, tổ chủ nhiệm, tổ giáo viên quản lý học sinh và cán bộ giáo viêncủa các tổ liên quan lập chương trình giáo dục đạo đức, phải nêu rõ hình thức vàbiện pháp giáo dục đạo đức thể hiện rõ sự phân công cho từng cá nhân đối vớitừng nội dung của chương trình [33].
1.3.2.2 Quản lý hình thức, phương tiện trong GDĐĐ:
Phương tiện quản lý công tác giáo dục đạo đức bao gồm: các văn bảnpháp quy về GDĐĐ, bộ máy làm công tác giáo dục đạo đức, nguồn lực tàichính, cơ sở vật chất, thông tin về công tác giáo dục đạo đức
Các văn bản pháp quy là cơ sở pháp lý để Hiệu trưởng xây dựng kếhoạch, ra các quyết định quản lý Việc vận dụng các văn bản pháp quy về côngtác giáo dục đạo đức phải phù hợp với đặc điểm của mỗi nhà trường và cácchuẩn mực đạo đức xã hội
Bộ máy làm công tác giáo dục đạo đức ở trường THPT đó là Ban giámhiệu, các tổ chuyên môn, tổ văn phòng, đội ngũ giáo viên chủ nhiệm, các tổchức đoàn thể trong nhà trường như Công đoàn, Đoàn trường và các tập thể họcsinh Trong phạm vi quyền hạn được giao Hiệu trưởng phải có các biện pháp để
tổ chức, vận hành, sử dụng bộ máy hoạt động một cách đồng bộ Hiệu trưởngcần phải bố trí, sắp xếp bộ máy một cách hợp lý khoa học, điều hành chỉ đạochặt chẽ, kiểm tra đánh giá thường xuyên nhằm phát huy hiệu quả hoạt động của
bộ máy
Để tổ chức các hoạt động giáo dục trong nhà trường cần thiết phải cónguồn lực tài chính, cơ sở vật chất Nguồn quỹ lương đảm bảo cho sự gắn bócủa cán bộ giáo viên với nghề nghiệp, tạo động lực phát huy sự nỗ lực, sức sángtạo của đội ngũ Các nguồn quỹ trong nhà trường nhằm tăng cường các điều
Trang 30kiện về tài lực, cơ sở vật chất, phương tiện phục vụ cho các hoạt động giáo dụctrong nhà trường Có thể sử dụng nguồn lực tài chính để tăng thu nhập cho giáoviên theo quy định của nhà nước hoặc khen thưởng động viên sự nỗ lực của độingũ cán bộ giáo viên và học sinh.
Trên cơ sở chủ trương xã hội hoá giáo dục, Hiệu trưởng phải huy độngcác lực lượng xã hội tham gia vào các quá trình giáo dục của nhà trường, giúp
đỡ nhà trường tăng thêm nguồn kinh phí, đầu tư phát triển cơ sở vật chất,phương tiện nhằm nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục nói chung và hoạtđộng giáo dục đạo đức nói riêng
Hoạt động quản lý của Hiệu trưởng đòi hỏi phải cập nhật đầy đủ, kịp thời,chính xác các thông tin Thông tin cũng là một trong những phương tiện quản lý.Hiệu trưởng phải nắm được các thông tin chỉ đạo từ cấp trên và những thông tinphản ánh ý kiến của cán bộ giáo viên, nhân viên cấp dưới Thông tin quản lýcũng phải được truyền đạt kịp thời, đầy đủ đến cán bộ giáo viên và học sinh Đểtruyền đạt được thông tin hai chiều Hiệu trưởng phải tiến hành các cuộc họp sơkết, tổng kết tuần, tháng, học kỳ năm học, thực hiện các cuộc giao tiếp xã hội vàgiao tiếp nội bộ, thông báo bảng, thông báo bằng văn bản, lấy ý kiến trực tiếphoặc lấy ý kiến bằng văn bản, duy trì các loại báo cáo định kỳ hoặc đột xuất.Các cơ chế truyền đạt thông tin, thu thập thông tin giúp Hiệu trưởng có các cơ
sở thực tiễn để xây dựng kế hoạch, tăng cường xây dựng các quan hệ giữa các tổchức và cá nhân, đảm bảo cho các hoạt động giáo dục được tiến hành một cáchđồng bộ, đạt hiệu quả cao
Ngoài hình thức quản lý bằng phương tiện như đã nói trên còn có các hìnhthức quản lý theo quá trình (quản lý mục đích, nội dung, phương pháp, phươngtiện, hình thức giáo dục, hoạt động giáo dục của thầy, hoạt động tự giáo dục củahọc sinh, kết quả giáo dục……), quản lý theo chức năng (lập kế hoạch, tổ chức,chỉ đạo, kiểm tra) Người hiệu trưởng phải phối hợp các hình thức quản lý mộtcách hợp lý nhằm nâng cao hiệu quả quản lý công tác giáo dục đạo đức [34]
Trang 311.3.3 Quản lý giáo viên
Nội dung quản lý giáo viên về công tác giáo dục đạo đức cho học sinh baogồm: Lập kế hoạch, phân công sắp xếp bộ máy làm công tác giáo dục đạo đức,chỉ đạo, kiểm tra đánh giá, khen thưởng các tập thể và cá nhân có thành tíchtrong công tác giáo dục đạo đức
Trước hết Hiệu trưởng phải xây dựng kế hoạch giáo dục đạo đức của nhàtruờng, chỉ đạo các tổ chuyên môn, tổ giáo viên chủ nhiệm quản lý học sinh vàtừng giáo viên xây dựng kế hoạch giáo dục đạo đức của tổ và cá nhân mình
Để tổ chức thực hiện tốt kế hoạch giáo dục đạo đức của nhà trường và củađội ngũ cán bộ giáo viên thì Hiệu trưởng phải có sự phân công trách nhiệm rõràng trong Ban giám hiệu, bố trí sắp xếp cán bộ giáo viên “đúng người”, “đúngviệc” Công việc này đòi hỏi Hiệu trưởng phải hiểu biết sâu sắc từng cán bộ giáoviên, nắm bắt được tâm tư nguyện vọng và xác định rõ những vị trí thích hợp mà
họ có thể đảm đương
Việc chỉ đạo thực hiện công tác giáo dục đạo đức của đội ngũ cán bộ giáoviên phải được cụ thể hoá và phân chia thành từng nội dung như: Chỉ đạo côngtác giáo dục đạo đức của tổ chủ nhiệm, giáo viên chủ nhiệm; chỉ đạo công tácgiáo dục đạo đức của tổ bộ môn và giáo viên bộ môn; chỉ đạo công tác giáo dụcđạo đức của các bộ phận được phân công thực hiện hoạt động giáo dục ngoàigiờ lên lớp và các thành viên; chỉ đạo công tác phục vụ của tổ hành chánh [26][28]
1.3.4 Quản lý học sinh
Học sinh THPT có đầy đủ các điều kiện cơ bản về nhận thức, ý chí, hoạtđộng để phát triển tài, đức cá nhân Nhưng với kinh nghiệm vốn sống chưanhiều học sinh THPT dễ sai lầm, chao đảo trong nhận thức và hoạt động củamình
Một trong những biện pháp nâng cao hiệu quả tự giáo dục của học sinh làtăng cường quản lý hoạt động tự quản của tập thể lớp học sinh Hoạt động tựquản sẽ giúp học sinh tự giác, chủ động sáng tạo trong học tập và rèn luyện đạo
Trang 32đức Nhờ hoạt động tự quản những nội dung giáo dục đạo đức của nhà trườngbiến thành nhu cầu bên trong của học sinh, thôi thúc học sinh tự giác tiếp nhận
và quyết tâm rèn luyện để trở thành người học sinh có đạo đức tốt, có ý thức họctập tốt
Nội dung quản lý hoạt động tự quản của học sinh bao gồm: Xác định chohọc sinh thấy tầm quan trọng của hoạt động tự quản, giúp học sinh nâng cao ýthức tự giác rèn luyện đạo đức, tự giác học tập; xây dựng nội quy học sinh; tổchức học tập phổ biến nội quy đến từng lớp học sinh; bồi dưỡng năng lực tổchức hoạt động tự quản cho đội ngũ cán bộ lớp; chỉ đạo giáo viên chủ nhiệmthực hiện vai trò cố vấn và hướng dẫn học sinh trong các hoạt động tự quản; chỉđạo giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn và cán bộ lớp giáo dục học sinh viphạm nội quy; khen thưởng tập thể và cá nhân có thành tích trong học tập và rènluyện đạo đức
1.3.5 Quản lý việc kiểm tra đánh giá, đánh giá chất lượng hoạt động giáo dục đạo đức
Tổ chức kiểm tra đánh giá kết quả GDĐĐ ở học sinh, sau đó tổng kếtđánh giá, rút kinh nghiệm và tìm ra nguyên nhân: từ đó đề xuất những chươngtrình, giải pháp cho công tác quản lý giáo dục đạo đức học sinh trong thời giantiếp theo
Theo định hướng đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá, đánh giá kết quảGDĐĐ phải nắm vững những yêu cầu sau:
- Việc kiểm tra, đánh giá phải mang tính chất quá trình, đánh giá kết quảGDĐĐ phải thể hiện được sự tiếp nối giữa những chuẩn mực cũ - mới và sự vậndụng những kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm của học sinh để xử lý các tìnhhuống đạo đức, đặc biệt là kinh nghiệm ứng xử, hành động trong cuộc sống củahọc sinh, nhờ đó GV hình dung được cả quá trình học tập, rèn luyện của HStrong và ngoài giờ học để có biện pháp điều chỉnh, giúp học sinh tự đánh giáđược quá trình học tập và rèn luyện, rút ra ưu, nhược điểm của bản thân, phấnđấu tự hoàn thiện [24]
Trang 33- Việc kiểm tra phải góp phần quan trọng vào việc rèn luyện phương pháphọc tập môn GDCD cho HS Cụ thể HS phải hiểu được rằng không phải chỉ họcthuộc lòng nội dung các khái niệm, các giá trị, các chuẩn mực mà phải biết liên
hệ nội dung bài học với thực tiễn cuộc sống
- GV phải chú trọng hơn đến việc kiểm tra đánh giá thái độ, tình cảm, các
kỹ năng nhận xét, phân biệt đúng sai, khả năng vận dụng và thực hành trongcuộc sống nhằm thúc đẩy học sinh tích cực rèn luyện theo yêu cầu của các chuẩnmực mà bài học đặt ra
- Cần kết hợp giữa kiểm tra, đánh giá của GV dạy GDCD (trước đây, đa
số là GVCN lớp) với nhận xét của các lực lượng khác như GVCN, của cán bộĐoàn - Đội, của tập thể HS và tự nhận xét của cá nhân HS Do đó, GV dạyGDCD phải thường xuyên liên hệ, kịp thời nắm bắt thông tin và những nhận xétqua các lực lượng giáo dục trên về thái độ, hành vi của học sinh liên quan đếncác chuẩn mực bài học và có hình thức khuyến khích HS tự liên hệ, tự kiểm tra,
tự đánh giá Biện pháp nhằm khắc phục sự tách rời giữa nhận thức và hànhđộng, giúp củng cố và tăng cường ý thức rèn luyện ở HS
- Hình thức kiểm tra rất phong phú, đa dạng, phù hợp với mục tiêu đánhgiá quá trình học tập và rèn luyện của HS theo yêu cầu của các chuẩn mực vàkiểm tra về cả nhận thức, kỹ năng, thái độ, xúc cảm, tình cảm, hành vi, thói quenđạo đức, pháp luật ở HS Ví dụ: Vì sao chúng ta phải tôn trọng kỷ luật ? hoặchọc về quyền trẻ em, em có suy nghĩ như thế nào về bổn phận của bản thân?
- Trong chương trình GDCD, ngoài nội dung dạy học trên lớp, chươngtrình còn dành một số thời gian cho các hoạt động thực hành, ngoại khoá Trong
đó, có thể tổ chức cho HS thi tìm hiểu theo chủ đề, tham quan di tích, danh lamthắng cảnh, làng nghề truyền thống,…; sưu tầm tranh ảnh, hiện vật, điều tra tìnhhình,…; sáng tác (vẽ tranh, viết cảm xúc, viết thu hoạch sau khi đi tham quan,
…) Ngoài ra, còn kết hợp với chương trình hoạt động giáo dục ngoài giờ lênlớp để tổ chức các hoạt động như: hoạt động lao động, hoạt động tập thể, hoạtđộng xã hội – đoàn thể, giao lưu…Qua quan sát các hoạt động và các sản phẩm
Trang 34của hoạt động, GV có thể nhận xét, đánh giá tinh thần thái độ cũng như kết quảtham gia hoạt động, giao lưu, ứng xử của HS và cho điểm
1.3.6 Quản lý công tác XHH trong GDĐĐ cho học sinh
Công tác XHH trong GDĐĐ cho học sinh là một giải pháp then chốttrong hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh Vì sự nghiệp giáo dục đạo đức
là sự nghiệp của toàn dân, của mọi tổ chức đoàn thể, cần huy động sức mạnhtổng hợp trong giáo dục đạo đức cho học sinh, đó là sự phối hợp chặt chẽ giữagia đình, nhà trường và xã hội mà nhất là địa phương nơi học sinh cư trú, họctập, sinh hoạt Gia đình liên hệ với nhà trường bằng nhiều cách: qua điện thoại,thư, gặp mặt trực tiếp để nắm được tình hình học tập, rèn luyện của con emmình [31]
Nhà trường quản lý sát sao việc học tập, sinh hoạt, nắm vững các thôngtin về học sinh do mình quản lý, thông tin định kỳ với gia đình học sinh để cùngphối hợp để có biện pháp điều chỉnh, uốn nắn kịp thời những biểu hiện trái đạođức của học sinh
Nhà trường phối hợp với chính quyền địa phương để tăng cường biệnpháp hành chính, tạo lập trật tự và môi trường lành mạnh xung quanh trườnghọc
Xây dựng một số điển hình về giáo dục đạo đức trong gia đình, nhàtrường để phổ biến, tuyên truyền trong hội phụ huynh, trong nhà trường
Phát huy tính chủ động, tích cực trong tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất đạođức của học sinh để cho học sinh tự ý thức về vai trò và trách nhiệm của mình,phải tự học tập, tự rèn luyện bản thân mình tiến bộ
1.4 Các yếu tố quản lý có ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động GDĐĐ cho học sinh THPT:
1.4.1.Tính kế hoạch hóa trong công tác quản lý hoạt động GDĐĐ
Kế hoạch hóa công tác GDĐĐ cho HS là nội dung QL được thực hiện đầutiên trong qui trình QL GDĐĐ và giữ vị trí quan trọng trong suốt quá trìnhGDĐĐ
Trang 35Kế hoạch hóa trong công tác quản lý HĐ GDĐĐ bao gồm các yếu tố cơbản sau: Xác định thực trạng đạo đức, đưa ra diễn biến về đạo đức HS; xác địnhmục tiêu, chỉ tiêu cụ thể cần đạt tới; xác định nội dung GDĐĐ; xác định phươngpháp, biện pháp GDĐĐ; vạch ra lộ trình, bước đi thích hợp; xác định các lựclượng tham gia, phân công, phân nhiệm vụ cụ thể; xác định các điều kiện phục
1.4.2.Chất lượng đội ngũ giáo viên (đặc biệt là năng lực sư phạm) tham gia công tác GDĐĐ
Đội ngũ cán bộ giáo viên là một trong những chủ thể ảnh hưởng lớn đếnđạo đức học sinh Chất lượng đội ngũ cán bộ giáo viên quyết định chất lượngđạo đức học sinh Đối với công tác giáo dục đạo đức, chất lượng đội ngũ thểhiện ở phẩm chất, đạo đức, năng lực công tác và hiệu quả công tác của mỗi cán
bộ giáo viên Để hoàn thành nhiệm vụ giáo dục học sinh, mỗi cán bộ giáo viênphải là những tấm gương sáng về phẩm chất đạo đức, về lối sống, về kiến thức
và năng lực công tác, đồng thời phải tận tâm, tâm huyết với nghề nghiệp, nắmvững mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục, có uy tín đối với học sinh,được học sinh mến phục Thường xuyên kiểm tra đánh giá chất lượng đội ngũ làmột trong những biện pháp để nâng cao hiệu quả quản lý công tác giáo dục nóichung và công tác giáo dục đạo đức nói riêng
1.4.3 Sự tích cực, hưởng ứng của người học
Để biến quá trình giáo dục thành quá trình tự giáo dục cần phải chú trọngphát triển đặc điểm tự ý thức, tự giáo dục của lứa tuổi học sinh THPT Mặc dùđặc điểm tự ý thức được phát triển mạnh mẽ ở học sinh THPT, tạo cho học sinhkhả năng độc lập sáng tạo nhiều hơn nhưng học sinh cũng dễ mắc sai lầm trong
Trang 36nhận thức và hành vi, dễ có những suy nghĩ, hành động bồng bột, nông nổi nhấtthời Vì vậy cần phải thực hiện các biện pháp quản lý công tác giáo dục đạo đứcchặt chẽ và khoa học hơn Các nhà quản lý và các nhà giáo dục phải xây dựngđược chương trình giáo dục đạo đức phù hợp với trình độ nhận thức, tâm lý lứatuổi, có sự chỉ đạo thống nhất đồng bộ, vận dụng linh hoạt các phương pháp giáodục, phát huy khả năng tự ý thức, tự giáo dục của học sinh một cách đúng đắnnhằm đạt mục tiêu giáo dục đạo đức ở trong nhà trường.
1.4.4 Mức độ XHH giáo dục trong lĩnh vực GDĐĐ
GDĐĐ cho HS là quá trình lâu dài, phức tạp, đòi hỏi phải có sự phối hợpchặt chẽ của 3 môi trường: gia đình, nhà trường và xã hội Trong mối quan hệ
đó, nhà trường phải giữ vai trò chủ đạo
Thông qua Hội PHHS, nhà trường chủ động tuyên truyền, giúp gia đìnhnhận thức sâu sắc trách nhiệm, bổn phận của PHHS trong việc phối hợp với nhàtrường, với thầy cô giáo để GDĐĐ cho HS Đồng thời, nhà trường cùng gia đìnhbàn bạc để thống nhất các biện pháp, hình thức tổ chức sao cho phù hợp với tâmsinh lý lứa tuổi, phù hợp với hoàn cảnh từng gia đình trong việc giáo dục HS nóichung, GDĐĐ cho HS nói riêng Nhà trường yêu cầu PHHS phải thường xuyênliên hệ với thầy cô giáo để kịp thời nắm bắt tình hình học tập, rèn luyện của con
em mình Đồng thời, PHHS thông báo với nhà trường tình hình học tập, rènluyện của HS ở gia đình Sự phối hợp tốt giữa nhà trường và gia đình sẽ giúpđiều chỉnh kịp thời quá trình học tập, hành vi đạo đức cho HS
Nhà trường phải tích cực liên hệ với chính quyền địa phương, các cơquan, đoàn thể…trên địa bàn để bàn bạc, phối hợp GDĐĐ cho HS theo nộidung, yêu cầu của nhà trường Đồng thời, nhà trường liên hệ với các đoàn thể, tổchức cho HS các hoạt động tập thể, hoạt động xã hội, văn hóa văn nghệ, laođộng…
Qua thực tiễn hoạt động đó, việc GDĐĐ cho HS sẽ sinh động hơn, ý thứcđạo đức, tình cảm đạo đức, hành vi đạo đức của HS sẽ bộc lộ một cách cụ thể
Trang 37Đây là điều kiện tốt, giúp nhà trường điều chỉnh phương pháp, cách thức tổchức, từng bước nâng cao chất lượng GDĐĐ cho HS.
1.4.5 Hoạt động của Đoàn - Đội
Đoàn - Đội là 2 tổ chức của thanh thiếu niên mà chức năng quan trọngnhất là giáo dục lý tưởng cách mạng cho thế hệ trẻ
Do đó, Đoàn - Đội giữ vai trò quan trọng trong công tác GDĐĐ cho HS.Nội dung, phương thức, hình thức tổ chức hoạt động của Đoàn – Đội quyết địnhchất lượng hoạt động của 2 tổ chức này Chất lượng hoạt động của Đoàn – Đội
có cao hay không phụ thuộc rất nhiều vào đội ngũ cán bộ Đoàn – Đội Do đó,hiệu trưởng trước hết phải quan tâm đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ Đoàn –Đội đủ năng lực, phẩm chất đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ chính trị của tổ chức,của nhà trường
1.4.6 Điều kiện cơ sở vật chất, tài chính
Cơ sở vật chất, thiết bị dạy học - giáo dục là phương tiện lao động sưphạm của các nhà giáo dục và học sinh Nguồn lực tài chính dùng để mua sắm
cơ sở vật chất thiết bị, huy động nguồn nhân lực tham gia các hoạt động giáodục Nếu thiếu kinh phí, cơ sở vật chất, thiết bị dạy học - giáo dục thì các hoạtđộng giáo dục trong nhà trường sẽ gặp nhiều khó khăn hoặc không thể thực hiệnđược Trang thiết bị hiện đại phù hợp với thực tiễn sẽ góp phần nâng cao hiệuquả các hoạt động giáo dục Vì vậy một trong những nội dung của việc quản lýcông tác giáo dục đạo đức là phải thường xuyên có kế hoạch bố trí, sắp xếp huyđộng các nguồn lực tài chính để tăng cường cơ sở vật chất, phương tiện phục vụđắc lực cho nhiệm vụ dạy học và giáo dục đạo đức học sinh
1.5 Cơ sở pháp lý của việc quản lý hoạt động GDĐĐ trong trường THPT.
1.5.1 Luật GD, điều lệ trường THPT.
- Luật giáo dục 2005 đã xác định: “Mục tiêu của giáo dục phổ thông làgiúp cho học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thẩm mỹ và các kỹnăng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành
Trang 38nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và tráchnhiệm công dân…” [29].
- Điều lệ Trường Trung học ban hành kèm theo quyết định số23/2000/QĐ-BGD&ĐT ngày 11/7/2000 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạoquy định rõ về hành vi ngôn ngữ, ứng xử và những hành vi cấm về mặt đạo đứcđối với học sinh [2]
- Điều 5 Luật giáo dục qui định: “Nội dung giáo dục phải đảm bảo tính
cơ bản toàn diện, thiết thực, hiện đại và có hệ thống; coi trọng giáo dục tư tưởng
và ý thức công dân, kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp, bản sắc văn hóadân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, phù hợp với sự phát triển về tâmsinh lý lứa tuổi của người học”[29, tr9]
- Điều 28 của Luật giáo dục (2005) nêu rõ: “ Nội dung giáo dục phổthông phải đảm bảo tính phổ thông, cơ bản, toàn diện, hướng nghiệp và có hệthống; gắn với thực tiễn cuộc sống, phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi của họcsinh, đáp ứng mục tiêu giáo dục ở mỗi cấp học [29]
Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác chủđộng sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học;bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm; rèn luyện kỹnăng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui,hứng thú học tập cho học sinh”[29, tr22 - 23]
Quyết định số 51/2008/QĐ-BGD-ĐT ngày 15 tháng 9 năm 2008 của BộGD-ĐT V/v Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế đánh giá, xếp loại họcsinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông ban hành kèm theo Quyếtđịnh số 40/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05 tháng 10 năm 2006 của Bộ trưởng BộGiáo dục và Đào tạo Ví dụ: Khoản 1 Điều 6 được sửa đổi như sau: Hình thứcđánh giá, các loại điểm trung bình, nhận xét kết quả học tập: Kiểm tra và chođiểm các bài kiểm tra; nhận xét kết quả học tập Tính điểm trung bình môn học
và tính điểm trung bình các môn học; nhận xét kết quả học tập sau một học kỳ,
Trang 39một năm học Điều 9 được sửa đổi như sau: Hệ số điểm môn học khi tham gia
tính điểm trung bình các môn học kỳ và cả năm học đối với THPT:
a) Hệ số 2: môn Toán, môn Ngữ văn;
b) Hệ số 1: các môn còn lại, trừ các môn đánh giá bằng nhận xét kết quảhọc tập nói tại Điều 6 Quy chế này…
1.5.2 Chủ trương đổi mới trong GDĐĐ cho học sinh THPT trong giai đoạn hiện nay.
- Làm cho phụ huynh HS, CBGV các trường nhận thức một cách đầy đủ
về tầm quan trọng của bộ môn GDCD đối với công tác GDĐĐ cho học sinhtrong giai đoạn hiện nay, để từ đó họ có sự thay đổi nhận thức và có những hànhđộng tích cực đối với việc dạy và học môn GDCD
- Giáo viên là lực lượng quyết định việc nâng cao chất lượng giáo dục, do
đó nhất là giáo viên dạy môn GDCD phải được đào tạo chính quy đúng chuyênngành giảng dạy, phải thường xuyên được bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ,phải có nhận thức đúng đắn về vai trò, vị trí của môn GDCD, phải xác địnhđược trách nhiệm của bản thân, chú trọng đầu tư cho giảng dạy
- Ban giám hiệu, giáo viên dạy môn GDCD cần quán triệt mục tiêu mônhọc trong quá trình dạy học Phải nắm rõ cái đích cuối cùng cần đạt được trongdạy học GDCD là hành động phù hợp với các chuẩn mực đạo đức, pháp luật.Nếu HS không có chuyển biến trong hành động thì việc dạy học không đạt hiệuquả
- Chương trình môn GDCD là sự nối tiếp việc dạy và học môn đạo đức ởtiểu học, đồng thời chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên trên hoặc đi vào cuộcsống lao động Chương trình được xây dựng theo nguyên tắc phát triển từ thấpđến cao về nhận thức và tu dưỡng đạo đức của học sinh trong suốt quá trình họctập ở nhà trường, các hành vi cơ bản của học sinh được học ở tiểu học, THCS sẽđược phát triển thành phẩm chất và bổn phận đạo đức ở THPT
- Do đó để nâng cao vai trò vị trí, chất lượng dạy và học môn GDCD thìBan giám hiệu và giáo viên dạy GDCD cần phải nghiên cứu quán triệt đầy đủ
Trang 40tinh thần của chương trình, thường xuyên học tập và nghiên cứu để nâng caotrình độ chuyên môn.
- Đổi mới phương pháp dạy học môn GDCD theo hướng phát huy tínhtích cực và tương tác là một trong những biện pháp quan trọng để nâng cao vaitrò, vị trí và chất lượng dạy và học môn GDCD ở trường THPT
- Từ những sự đổi mới của chương trình SGK thì việc giảng dạy bộ mônGDCD ở nhà trường đòi hỏi phải thực sự đổi mới về phương pháp, quá trình dạyhọc phải là quá trình tổ chức cho học sinh hoạt động Với sự hướng dẫn của giáoviên, học sinh tự khám phá và chiếm lĩnh nội dung bài học, tránh lối dạy thiên
về lý thuyết trừu tượng, khô khan áp đặt
- Các nội dung giáo dục phải được chuyển tải đến học sinh một cách nhẹnhàng, sinh động qua các hoạt động: xây dựng tình huống pháp luật, phân tích,
xử lý các tình huống, các thông tin, sự kiện, liên hệ đánh giá bản thân và nhữngngười khác đối chiếu với các chuẩn mực đã học, điều tra, tìm hiểu, phân tíchđánh giá một số hiện tượng trong đời sống thực tiễn của lớp, của xã hội
- Phối hợp thường xuyên các phương pháp dạy học: vấn đáp, động não,đóng vai, thảo luận nhóm, tổ chức trò chơi, giải quyết vấn đề, nghiên cứu trườnghợp điển hình, đàm thoại, kể chuyện, trình bày trực quan, đề án, điều tra thựctiễn, báo cáo, nêu gương, khen thưởng, trách phạt
- Kết hợp hài hòa giữa việc trang bị kiến thức với bồi dưỡng tình cảm vàluyện tập kỹ năng, hành vi cho học sinh
- Dạy học môn GDCD cho học sinh theo tinh thần đổi mới phương phápcần thực hiện theo các phương pháp tiếp cận: tiếp cận hoạt động, tiếp cận cùngtham gia, tiếp cận kỹ năng sống Việc dạy học môn GDCD phải gắn liền vớiviệc dạy các môn học khác trong và ngoài nhà trường
- Thiết kế bài giảng là một công việc quan trọng của người giáo viên dạyGDCD nhằm đảm bảo kết quả của việc dạy học, giúp cho người giáo viên tự tinhơn, ứng phó kịp thời và đúng đắn trước những sự cố có thể xảy ra trong quá