Hơn nữa, hoàn thiện hệ thống kế toán trách nhiệm là một vấn đề mới m tại Việt Nam nên cần được quan tâm nhiều hơn để các nhà quản trị đưa ra những quyết định đúng đắn cho công ty mình, v
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT
KHOA KINH TẾ
BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN THAM GIA
CUỘC THI SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM HỌC 2016-2017 XÉT GIẢI THƯỞNG "TÀI NĂNG KHOA HỌC TRẺ ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT"
NĂM 2016-2017
TỔ CHỨC VÀ VẬN HỆ THỐNG KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN
SẢN XUẤT LÊ PHAN GIA
Thuộc nhóm ngành khoa học: Kinh tế
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT
KHOA KINH TẾ
BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN THAM GIA
CUỘC THI SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM HỌC 2016-2017 XÉT GIẢI THƯỞNG "TÀI NĂNG KHOA HỌC TRẺ ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT"
NĂM 2016-2017
TỔ CHỨC VÀ VẬN DỤNG HỆ THỐNG KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU
HẠN SẢN XUẤT LÊ PHAN GIA
Thuộc nhóm ngành khoa học: Kinh tế
Sinh viên thực hiện:
Khoa: Kinh tế
Năm thứ: 3 /Số năm đào tạo: 4
Người hướng dẫn: Th.S HUỲNH THỊ XUÂN THÙY
Nguyễn Thị Kim Quyên Lớp D14MKT01 Nữ
Trương Thị Mỹ Nương Lớp D14QT01 Nữ
Trang 3UBND TỈNH BÌNH DƯƠNG CỘNG HÕA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
1 Thông tin chung:
- Tên đề tài: TỔ CHỨC VÀ VẬN DỤNG HỆ THỐNG KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN SẢN XUẤT LÊ PHAN GIA
- Sinh viên/ nhóm sinh viên thực hiện:
năm đào tạo
Đưa ra những giải pháp hoàn thiện hệ thống kế toán trách nhiệm quản lý phù hợp với mô hình phát triển tại Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Sản Xuất Lê Phan Gia Qua đó, giúp cho nhà quản trị đánh giá đúng đắn thành quả của các bộ phận giúp nhà quản lý đưa ra các quyết định đúng đắn phục vụ cho mục tiêu chung của tổ chức
Trang 43 Tính mới và sáng tạo:
Tổng kết những lý luận cơ bản về kế kế toán trách nhiệm, cách tiếp cận về tổ chức kế toán trách nhiệm trên thế giới, từ đó xây dựng những luận cứ khoa học về kế toán trách nhiệm và xác lập mô hình tổ chức kế toán trách nhiệm trong các công ty thuộc lĩnh vực sản xuất bằng chứng thực nghiệm tại công ty trách nhiệm hữu hạn sản xuất Lê Phan Gia
4 Kết quả nghiên cứu:
Hệ thống hóa các lý luận liên quan đến kế toán trách nhiệm, từ những lý luận cơ bản đề tài đã phân tích thực trạng hệ thống kế toán trách nhiệm tại công ty trách nhiệm hữu hạn sản xuất
Lê Phan Gia và xây dựng hệ thống kế trách nhiệm cho công ty cũng như đưa ra những giải pháp hoàn thiện hệ thống kế toán trách nhiệm cho công ty
5 Đóng góp về mặt kinh tế - xã hội, giáo dục và đào tạo, an ninh, quốc phòng và khả năng
áp dụng của đề tài:
Nhóm nghiên cứu đã xây dựng và tìm ra được những biện pháp để hoàn thiện hệ thống kế toán trách nhiệm tại công ty TNHH SX Lê Phan Gia, từ đó, chúng tôi mong muốn quý công ty vận dụng kế toán trách nhiệm vào đơn vị mình để công ty ngày càng phát triển bền vững, góp phần tạo công ăn việc làm cho người lao động, ổn định an ninh xã hội phát triển kinh tế đất nước
6 Công bố khoa học của sinh viên từ kết quả nghiên cứu của đề tài (ghi rõ họ tên tác giả,
nhan đề và các yếu tố về xuất bản nếu có) hoặc nhận xét, đánh giá của cơ sở đã áp dụng các kết quả nghiên cứu (nếu có):
Ngày 10 tháng 04 năm 2017
Sinh viên chịu trách nhiệm chính
thực hiện đề tài
(ký, họ và tên)
Nhận xét của người hướng dẫn về những đóng góp khoa học của sinh viên thực hiện đề tài
(phần này do người hướng dẫn ghi):
Ngày 10 tháng 04 năm 2017
Xác nhận của lãnh đạo khoa
(ký, họ và tên)
Người hướng dẫn
(ký, họ và tên)
Trang 5UBND TỈNH BÌNH DƯƠNG CỘNG HÕA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
THÔNG TIN VỀ SINH VIÊN
I SƠ LƯỢC VỀ SINH VIÊN:
Họ và tên: Nguyễn Thị Kim Quyên
Sinh ngày: 25 tháng 7 năm 1996
Nơi sinh: Bến Tre
Lớp: D14MKT01 Khóa: 2014-2018
Khoa: Kinh tế
Địa chỉ liên hệ: 38/2 kp 1B, P.An Phú, T.X Thuận An, Bình Dương
Điện thoại: 01689838448 Email: nguyenthikimquyen2516@gmail.com
II QUÁ TRÌNH HỌC TẬP (kê khai thành tích của sinh viên từ năm thứ 1 đến năm đang học):
* Năm thứ 1:
Ngành học: Quản trị kinh doanh Khoa: kinh tế
Kết quả xếp loại học tập: Trung bình khá
Trang 6LỜI CAM ĐOAN
Chúng tôi xin cam đoan bài nghiên cứu khoa học đề tài : “Tổ chức và vận dụng hệ thống kế toán trách nhiệm tại công ty trách nhiệm hữu hạn sản xuất Lê Phan Gia” là
công trình nghiên cứu của nhóm chúng tôi Chúng tôi cam đoan không sao chép hay sử dụng bất kỳ hình thức gian lận nào
Chúng tôi xin chịu trách nhiệm về công trình nghiên cứu của mình
Bình Dương, ngày 10 tháng 4 năm 2017
Người cam đoan Phan Thị Thu Hà Nguyễn Thị Kim Quyên Trương Thị Mỹ Nương Trịnh Thị Thân
Trang 7
Cảm ơn các đại diện cũng như toàn thể nhân viên trong công ty TNHH sản xuất Lê Phan Gia đã nhiệt tình giúp đỡ và tạo điều kiện tốt nhất cho nhóm chúng tôi khi hoàn thiện đề tài
Nhóm chúng tôi cũng xin chân thành cảm ơn GVHD: TH.S Huỳnh Thị Xuân Thùy
đã tận tâm hướng dẫn nhóm chúng tôi trong suốt thời gian qua Nhờ những lời hướng dẫn tận tình của cô mà chúng tôi đã rút ra được nhiều bài học không những trong lĩnh vực này
mà còn trong cuộc sống
Ngoài ra chúng tôi cũng xin cảm ơn các bậc cha mẹ, anh chị và những người bạn
đã luôn theo sát, giúp đỡ cả về thể chất cũng như tinh thần, luôn tạo điều kiện tốt nhất để chúng tôi có thể hoàn thành tốt đề tài nghiên cứu của chúng tôi
Tuy chúng tôi đã cố gắng rất nhiều trong quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài, nhưng do thiếu kinh nghiệm trong nghiên cứu nên đề tài không tránh khỏi những sai sót Chúng tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của quý thầy cô
Xin kính chúc quý thầy cô trong ban tổ chức cuộc thi nghiên cứu khoa học trường Đại học Thủ Dầu Một, quý ban lãnh đạo và toàn thể công nhân viên trong công ty TNHH
sản xuất Lê Phan Gia, GVHD: TH.S Huỳnh Thị Xuân Thùy, các bậc cha mẹ, anh chị và
những người bạn lời chúc sức khỏe, thành công và thịnh vượng trong cuộc sống cũng như trong công tác
Bình Dương, ngày 10 tháng 4 năm 2017
Nhóm sinh viên Phan Thị Thu Hà Nguyễn Thị Kim Quyên Trương Thị Mỹ Nương Trịnh Thị Thân
Trang 8TÓM TẮT
Kế toán trách nhiệm là một công cụ vô cùng hữu ích và thiết thực cho các nhà quản trị các cấp để kiểm soát và điều hành các hoạt động của công ty Hơn nữa, hoàn thiện hệ thống kế toán trách nhiệm là một vấn đề mới m tại Việt Nam nên cần được quan tâm nhiều hơn để các nhà quản trị đưa ra những quyết định đúng đắn cho công ty mình, vì mục tiêu chung của doanh nghiệp
Bài nghiên cứu của nhóm chúng tôi đã hệ thống hóa được các lý luận liên quan đến
kế toán trách nhiệm trong một đơn vị tổ chức, đồng thời qua phân tích đã tìm ra được những ưu điểm và nhược điểm còn tồn tại trong việc đánh giá trách nhiệm quản lý Từ đó, nhóm tác giả đưa ra những giải pháp khắc phục những điểm còn hạn chế nhằm hoàn hiện
hệ thống Kế toán trách nhiệm tại công ty Trách nhiệm hữu hạn sản xuất Lê Phan Gia
Trong bài nghiên cứu, nhóm tác giả chủ yếu sử dụng phương pháp định tính kết hợp phương pháp thống kê mô tả gồm thu thập dữ liệu cụ thể về thực trạng các lý thuyết
về kế toán trách nhiệm, thực trạng hệ thống kế toán trách nhiệm tại Công ty, tiến hành phân tích đánh giá các dữ liệu đã thu thập để rút ra những mặt hạn chế, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống kế toán trách nhiệm tại Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Sản Xuất Lê Phan Gia Chúng tôi hy vọng các nhà quản trị công ty sẽ xem xét và khắc phục những mặt còn hạn chế để hoàn thiện công tác đánh giá thành quả quản lý để công ty ngày càng phát triển mạnh hơn
Trang 9MỤC LỤC
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Tóm tắt
Mục lục
Danh mục bảng biểu
Danh mục sơ đồ
Danh mục viết tắt
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Tổng quan về tình hình nghiên cứu kế toán trách nhiệm 2
2.1 Tình hình nghiên cứu ngoài nước 2
2.2 Tình hình nghiên cứu trong nước 5
3 Mục tiêu nghiên cứu 8
4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu, cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu 8
PHẦN NỘI DUNG 10
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ HỆ THỐNG KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM 10
1.1 Khái niệm và vai trò của kế toán trách nhiệm 10
1.1.1 Lược sử hình thành và phát triển của kế toán trách nhiệm 10
1.1.2 Khái niệm kế toán trách nhiệm 11
1.1.3 Vai trò của kế toán trách nhiệm 12
1.1.3.1 Kế toán trách nhiệm cung cấp thông tin cho việc thực hiện tổ chức và điều hành của nhà quản trị doanh nghiệp 12
1.1.3.2 Kế toán trách nhiệm cung cấp thông tin cho việc thực hiện chức năng kiểm soát doanh nghiệp 13
1.1.3.3 Kế toán trách nhiệm khuyến khích nhà quản trị hướng đến mục tiêu chung của tổ chức 13
1.2 Sự phân cấp quản lí và mối quan hệ với kế toán trách nhiệm 14
1.2.1 Sự phân cấp quản lí 14
Trang 101.2.2 Mối quan hệ giữa phân cấp quản lí với kế toán trách nhiệm 15
1.3 Nội dung của kế toán trách nhiệm 16
1.3.1 Xác định các trung tâm trách nhiệm 16
1.3.1.1 Trung tâm chi phí (Cost Centers) 16
1.3.1.2 Trung tâm doanh thu (Revenue Centers) 17
1.3.1.3 Trung tâm lợi nhuận (Profit Centers) 17
1.3.1.4 Trung tâm đầu tư (Investment Centers) 18
1.3.2 Các chỉ tiêu đánh giá thành quả của các trung tâm trách nhiệm 18
1.3.2.1 Chỉ tiêu đánh giá thành quả của trung tâm chi phí 18
1.3.2.2 Chỉ tiêu đánh giá thành quả của trung tâm doanh thu 19
1.3.2.3 Chỉ tiêu đánh giá thành quả của trung tâm lợi nhuận 20
1.3.2.4 Chỉ tiêu đánh giá thành quả của trung tâm đầu tư 21
1.3.3 Báo cáo đánh giá thành quả của các trung tâm trách nhiệm 24
1.3.3.1 Báo cáo đánh giá thành quả của trung tâm chi phí 24
1.3.3.2 Báo cáo đánh giá thành quả của trung tâm doanh thu 25
1.3.3.3 Báo cáo đánh giá thành quả của trung tâm lợi nhuận 26
1.3.3.4 Báo cáo đánh giá thành quả của trung tâm đầu tư 27
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 29
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN SẢN XUẤT LÊ PHAN GIA 30
2.1 Giới thiệu chung về công ty Trách nhiệm Hữu Hạn Sản Xuất Lê Phan Gia 30
2.1.1 Quá trình phát triển 30
2.1.2 Đặc điểm tổ chức quản lí của công ty 31
2.1.2.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy 31
2.1.2.2 Quy trình sản xuất 34
2.1.2.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán 35
2.1.2.4 Chế độ kế toán áp dụng tại công ty 37
2.1.2.5 Một số chỉ tiêu kết quả sản xuất kinh doanh 37
2.2 Thực trạng tổ chức công tác kế toán trách nhiệm tại Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn sản xuất Lê Phan Gia 39
2.2.1 Giới thiệu về quá trình khảo sát và thu thập dữ liệu 39
Trang 112.2.1.1 Mục đích khảo sát và thu thập dữ liệu 39
2.2.1.2 Đối tượng khảo sát 39
2.2.1.3 Nội dung khảo sát 39
2.2.1.4 Phương pháp khảo sát và thu thập dữ liệu 40
2.2.1.5 Kết quả khảo sát 40
2.2.2 Thực trạng tổ chức công tác kế toán trách nhiệm tại công ty trách nhiệm hữu hạn sản xuất Lê Phan Gia 45
2.2.2.1 Sự phân cấp quản lí tại công ty 45
2.2.2.2 Chỉ tiêu đánh giá thành quả của các trung tâm trách nhiệm 46
2.2.2.2.1 Chỉ tiêu đánh giá thành quả của trung tâm chi phí 46
2.2.2.2.2 Chỉ tiêu đánh giá thành quả của trung tâm doanh thu 47
2.2.2.2.3 Chỉ tiêu đánh giá thành quả của trung tâm lợi nhuận 47
2.2.2.2.4 Chỉ tiêu đánh giá thành quả của trung tâm đầu tư 47
2.2.2.3 Báo cáo đánh giá thành quả của các trung tâm trách nhiệm 47
2.2.2.3.1 Báo cáo đánh giá thành quả của trung tâm chi phí 47
2.2.2.3.2 Báo cáo đánh giá thành quả của trung tâm doanh thu 48
2.2.2.3.3 Báo cáo đánh giá thành quả của trung tâm lợi nhuận 48
2.2.2.3.4 Báo cáo đánh giá thành quả của trung tâm đầu tư 49
2.2.3 Đánh giá thực trạng tổ chức công tác kế toán trách nhiệm tại công ty trách nhiệm hữu hạn sản xuất Lê Phan Gia 50
2.2.3.1 Ưu điểm 50
2.2.3.2 Nhược điểm 51
2.2.3.3 Nguyên nhân tồn tại các nhược điểm 51
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 53
CHƯƠNG 3: TỔ CHỨC VÀ VẬN DỤNG HỆ THỐNG KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN SẢN XUẤT LÊ PHAN GIA 54
3.1 Tổ chức và vận dụng hệ thống kế toán trách nhiệm tại công ty trách nhiệm hữu hạn sản xuất Lê Phan Gia 54
3.1.1 Chế độ kế toán áp dụng tại doanh nghiệp 54
3.1.2 Phân chia trách nhiệm 54
3.1.3 Tổ chức các trung tâm trách nhiệm 57
Trang 123.1.4 Hoàn thiện các chỉ tiêu đánh giá thành quả của các bộ phận 59
3.1.4.1 Chỉ tiêu đánh giá thành quả của trung tâm chi phí 59
3.1.4.2 Chỉ tiêu đánh giá thành quả của trung tâm doanh thu 60
3.1.4.3 Chỉ tiêu đánh giá thành quả của trung tâm lợi nhuận 60
3.1.4.4 Chỉ tiêu đánh giá thành quả của trung tâm đầu tư 61
3.1.5 Hoàn thiện báo cáo thành quả của các trung tâm trách nhiệm 61
3.1.5.1 Báo cáo thành quả của trung tâm chi phí 61
3.1.5.2 Báo cáo đánh giá thành quả của trung tâm doanh thu 63
3.1.5.3 Báo cáo đánh giá thành quả của trung tâm lợi nhuận 64
3.1.5.4 Báo cáo đánh giá thành quả của trung tâm đầu tư 66
3.2 Bổ sung nguồn nhân lực kế toán quản trị 69
3.3 Xây dựng lại bộ máy kế toán tại công ty trách nhiệm hữu hạn sản xuất Lê Phan Gia 70
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 74
KẾT LUẬN CHUNG 75
TÀI LIỆU THAM KHẢO 76
PHỤ LỤC 78
Trang 13ROI Tỷ lệ hoàn vốn đầu tƣ
RI Lợi nhuận còn lại
Trang 14DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1 1: Báo cáo trách nhiệm của trung tâm chi phí 25
Bảng 1 2: Báo cáo trách nhiệm của trung tâm doanh thu 26
Bảng 1 3: Báo cáo trách nhiệm của trung tâm lợi nhuận 27
Bảng 1 4: Báo cáo thành quả của trung tâm đầu tƣ 28
Bảng 2.1: Báo cáo chi phí tại công ty TNHH SX Lê Phan Gia 47
Bảng 2.2: Báo cáo doanh thu tại công ty trách nhiệm hữu hạn sản xuất Lê Phan Gia 48
Bảng 2.3: Báo cáo lợi nhuận tại công ty trách nhiệm hữu hạn sản xuất Lê Phan Gia 49
Bảng 2.4: Báo cáo thành quả đầu tƣ tại công ty TNHH SX Lê Phan Gia 49
Bảng 3 1: Bảng mô tả quyền hạn và trách nhiệm 54
Bảng 3 2: Mục tiêu, nhiệm vụ của các trung tâm trách nhiệm 56
Bảng 3 3: Báo cáo trách nhiệm của trung tâm chi phí 62
Bảng 3 4: Báo cáo trách nhiệm của trung tâm doanh thu 63
Bảng 3 5: Báo cáo đánh giá thành quả của trung tâm lợi nhuận 64
Bảng 3 6: Báo cáo đánh giá thành quả của trung tâm đầu tƣ 66
Trang 15DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1 1: Mô hình hệ thống các trung tâm trách nhiệm trong một tổ chứcError! Bookmark not defined
Sơ đồ 2 1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy công ty trách nhiệm hữu hạn sản xuất Lê
Phan Gia 31
Sơ đồ 2 2: Quy trình sản xuất 34
Sơ đồ 2 3: Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán tại công ty trách nhiệm hữu hạn sản
xuất Lê Phan Gia 35
Sơ đồ 3 1: Mô hình tổ chức trung tâm trách nhiệm tại công ty trách nhiệm hữu hạn sản
xuất Lê Phan Gia 57
Sơ đồ 3 2: Sơ đồ bộ máy kế toán tại công ty TNHH SX Lê Phan Gia 70
Trang 16PHẦN MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Giả sử, chúng ta ví công ty như là một cổ máy, các bộ phận của công ty giống như
là chi tiết máy để tạo nên cái máy đó thì nếu muốn cỗ máy vận hành được một cách trơn tru, suôn s để đạt được công suất tối đa thì các chi tiết máy phải hoạt động thật hiệu quả và phối hợp một cách thật nhịp nhàng với nhau Từ đó cho ta thấy rằng các nhà quản trị của công ty cần phải nắm được tình hình hoạt động cụ thể của từng bộ phận để biết được mỗi bộ phận có ưu và nhược điểm như thế nào, cần tiến hành phát huy những mặt tính cực và khắc phục những hạn chế gì để công ty phát triển mạnh hơn Vì thế các nhà quản trị của công ty nên sử dụng mô hình kế toán trách nhiệm để đánh giá thành quả của các bộ phận một cách đúng đắn, khách quan và công tâm nhất
Mô hình này được xem như là một vũ khí lợi hại của công ty, một công ty sẽ tồn tại và phát triển bền vững khi họ xây dựng được một hệ thống kế toán trách nhiệm hoàn thiện và sử dụng nó một cách có hiệu quả Kế toán trách nhiệm là một công cụ vô cùng hữu ích và thiết thực cho các nhà quản trị các cấp để kiểm soát và điều hành các hoạt động của công ty Việc thu thập xử lý và báo cáo tài tình hình tài chính của doanh nghiệp sẽ được thực hiện theo phạm vi trách nhiệm của từng nhà quản trị, từ đó điều chỉnh sao cho phù hợp giữa hiện tại và dự toán một cách chính xác nhất Hơn nữa, hoàn thiện hệ thống kế toán trách nhiệm là một vấn đề mới m cần được quan tâm nhiều hơn để các nhà quản trị đưa ra những quyết định đúng đắn cho công ty mình, vì mục tiêu chung của doanh nghiệp
Công ty Trách nhiệm hữu hạn sản xuất Lê Phan Gia là một công có quy mô tương đối lớn chuyên sản xuất và kinh doanh mặt hàng sắt thép tại Bình Dương Công ty đã
và đang tạo ra công ăn việc làm ổn định cho công nhân viên, góp phần giải quyết vấn
đề lao động cho xã hội Qua quá trình khảo sát sơ bộ, nhóm tác giả nhận thấy rằng công tác áp dụng kế toán quản trị nói chung và kế toán trách nhiệm nói riêng tại công
ty vẫn còn rất hạn chế.vì vậy nhóm chúng tôi quyết định thực hiện đề tài “Tổ chức hệ thống kế toán trách nhiệm tại công ty Trách nhiệm hữu hạn sản xuất Lê Phan Gia”
nhằm tìm ra được những ưu, nhược điểm và đưa ra các giải pháp để hoàn thiện hệ thống kế toán trách nhiệm tại đây để công ty này ngày một hoạt động tốt hơn và phát triển một cách bền vững
Trang 172 Tổng quan về tình hình nghiên cứu kế toán trách nhiệm
2.1 Tình hình nghiên cứu ngoài nước
Theo nghiên cứu của Jaradat M M F., ALazzam, F A., Rumman, M A., &
Shra'ah, A E A (2012) thông qua công trình “The Availability of Components Accounting Responsibility in Industrial Companies in AQABA City”nghiên cứu về sự sẵn có của các thành phần kế toán trách nhiệm trong các công ty công nghiệp ở thành phố Al-Aqaba, tác giả sử dụng bảng câu hỏi cho nhân viên trong công ty.Những câu hỏi đã được phân tích thống kê để kiểm tra giả thuyết và phân tích kết quả Nghiên cứu cũng tìm thấy một số kết quả tiêu cực như các nhà thiết kế sản xuất trong các công ty này không cung cấp hiệu quả chức năng của các nhà quản lý được phân công chịu trách nhiệm, không có đủ khả năng để đo lường các mục tiêu của các trung tâm được chỉ định, các ngân sách chi chung bị thiếu Tìm ra khuynh hướng để đo lường các mục tiêu chỉ định ở các trung tâm Nghiên cứu đề xuất rằng các công ty công nghiệp ở Aqaba nên cho các cơ quan quản lý có đủ chức năng chịu trách nhiệm về những gì mà
họ được bổ nhiệm Tìm ra hướng để đo lường các trung tâm mục tiêu được chỉ định Nghiên cứu cũng gợi ý rằng phát triển ngân sách thông qua việc cung cấp hiệu quả khi chi ngân sách chung Liên kết ngân sách của các công ty công nghiệp ở Aqaba với việc quản lý tổ chức chính xác
Theo nhóm tác giả Nawaiseh, Mohammad Ebrahim; Zeidan,
Abdul-Rahman; Falahat, Mahmoud; Qtish and Atala (2014) nghiên cứu về :” An Empirical Assessment of Measuring the Extent of Implementing Responsibility Accounting Rudiments in Jordanian Industrial Companies listed at Amman Stock Exchange” được đăng trên tạp chí “Advances in Management and Applied Economics” Bài nghiên cứu
nhằm xác định mức độ thực hiện kế toán trách nhiệm công ty công nghiệp Jordan? Tiết lộ những trở ngại mà có thể tránh thực hiện đầy đủ các nguyên lý cơ bản kế toán trách nhiệm Nghiên cứu khảo sát tại Jordan thông qua bảng câu hỏi trong năm 2013 Kết quả của nghiên cứu thấy rằng: có 67,8% thực hiện được một phần trách nhiệm, sự trở ngại để thực hiện điều đó là 74.33% Một tập hợp các khuyến nghị đã được đề xuất
để thúc đẩy mức độ tăng cường của kế toán trách nhiệm
Theo nhóm tác giả Fadil Hanafiah Lubis, L S S., & Si, M (2014) nghiên cứu
về đề tài “Pengaruh penerapan akuntansi pertanggungjawaban terhadap kinerja
Trang 18manajerial (Studi Kasus pada PT Perkebunan Sumatera Utara) the influence of application of accounting responsibility towards managerial performance” đã khẳng
định bất kỳ công ty nào hoạt động cũng mong muốn đạt được một số mục tiêu sau: đạt được lợi nhuận tối đa, đạt được tăng trưởng cao và mong muốn công ty phát triển bền vững Tất cả các mục tiêu sẽ được thực hiện bởi tất cả các bộ phận trong nội bộ công
ty Ban giám đốc nên thực hiện đúng chức năng của mình để đạt mục tiêu của công ty một cách hữu hiệu và hiệu quả Nghiên cứu này nhằm mục đích tìm hiểu và kiểm tra ảnh hưởng của việc áp dụng Kế toán Trách nhiệm đối với Hoạt động Quản lý tại PT Perkebunan Sumatera Utara Số lượng cán bộ quản lý năm 2015 tại PT Perkebunan Sumatera Utara là 92 người.Tác giả sử dụng kỹ thuật lựa chọn mẫu là lấy mẫu không xác định được và lấy ra được 50 người trở thành người trả lời trong một bảng câu hỏi được xử lý Kết quả nghiên cứu cho thấy hiệu quả tích cực của Kế toán Trách nhiệm
để Hiệu suất Quản lý tại PT Perkebunan Sumatera Utara, mức độ ảnh hưởng của Kế toán trách nhiệm trong Hiệu suất Quản lý đối với PT Perkebunan Sumatera Utara là 14,8% Còn lại 85,2% là các yếu tố khác với các biến được kiểm tra
Theo Cirnu, Doru, và Daniela Emanuela Danacica ( 2015) đã trình bày về vấn
đề kế toán trách nhiệm thông qua công trình “ Accounting Responsibility For Business Evaluation” thông qua tạp chí Annals-Economy Series 6, sự phân cấp của công ty yêu cầu một cách tiếp cận đặt biệt để quản lý và tổ chức của một doanh nghiệp Chức năng
kế toán sẽ giúp kiểm soát hoạt động quản lý ở một công ty Một cách để thực hiện nhiệm vụ này đó là sử dụng một quá trình gọi là kế toán trách nhiệm, nền tảng là kế hoạch và ngân sách được phát triển trong một tổ chức có sự phân cấp Trong trường hợp này, nó nhấn mạnh trách nhiệm của nhiều trung tâm trong công ty có sự phân cấp như là trung tâm chi phí, trung tâm lợi nhuận và trung tâm đầu tư
Mặc dù một công ty sử dụng hệ thống kế toán trách nhiệm nó vẫn cần phải thu thập các dữ liệu về chi phí và doanh thu bình thường kế toán trách nhiệm tập trung vào các báo cáo, không ghi lại dữ liệu về các chi phí hoạt động và doanh thu Một khi dữ liệu tài chính từ các hoạt động hàng ngày đã được ghi nhận trong hệ thống kế toán, chi phí
và các khoản thu cụ thể có thể được phân loại lại và báo cáo cho các khu vực cụ thể của trách nhiệm quản lý
Trang 19Theo A.N.M Asaduzzaman Fakir , Muhammad Zahirul Islam và Muhammad
Shahin Miah (2015) nghiên cứu thông qua công trình “ The Use of Responsibility Accounting in Garments Industry in Bangladesh”, nghiên cứu này mô tả các hệ thống
kế toán trách nhiệm tiếp theo được liệt kê trong Công nghiệp may mặc ở Bangladesh trong sự tôn trọng của năm yếu tố, ví dụ, phân công trách nhiệm, việc thiết lập các biện pháp thực hiện hoặc tiêu chuẩn, đánh giá hiệu quả, phân công các phần thưởng và trung tâm trách nhiệm Nó cũng tập trung vào mức độ hài lòng của hệ thống kế toán trách nhiệm thực hiện bởi Công nghiệp may mặc được liệt kê ở Bangladesh Kế toán trách nhiệm căng thẳng trong việc giao tiếp thông tin nói chung, đặc biệt là thông tin
kê toán đến các trung tâm ra quyết định khá nhau Nó liên quan đến việc lựa chọn các biện pháp hiệu quả mà có thể tạo động lực cho các thành viên công ty để có những hành động các công ty mong muốn Để có hiệu quả, tổ chức phải đảm bảo rằng giao quyền quyết định và sử dụng các biện pháp thực hiện phù hợp được thiết kế để tối đa hóa lợi nhuận công ty đưa ra các kiến thức chuyên môn có sẵn cho các thành viên của
tổ chức Các biện pháp để đánh giá hiệu suất quản lý nên phản ánh phân bổ quyền quyết định trong công ty (theo Ali 2010)
Theo nghiên cứu của Lin, Z Jun, and Zengbiao Yu (2002) thông qua công trình
nghiên cứu "Responsibility cost control system in China: a case of management accounting application" Nghiên cứu về hệ thống kiểm soát chi phí trách nhiệm được
lắp đặt tại Công ty Gang thép Han Dan ở Trung Quốc Công ty đã thông qua một loạt các kỹ thuật kế toán quản lý hoặc các thủ tục trong hệ thống kiểm soát chi phí của
nó Cụ thể, hệ thống đã tích hợp kế toán trách nhiệm và kiểm soát chi phí bằng cách giới thiệu cơ chế thị trường để giảm đáng kể chi phí sản xuất và tăng khả năng sinh lời Thử nghiệm thành công cho thấy rằng hệ thống kiểm soát trung tâm chi phí trách nhiệm là một công cụ hiệu quả để kiểm soát chi phí trong môi trường kinh doanh thay đổi của Trung Quốc Kinh nghiệm của Han Dan cho thấy kế toán quản trị có thể đóng vai trò tích cực trong việc cải thiện quản lý kinh doanh và lợi nhuận ở Trung Quốc hoặc các nước đang phát triển khác Ngoài ra, nghiên cứu này cũng chỉ ra được cách phổ biến hiệu quả các hoạt động kế toán quản lý theo các hệ thống kinh tế và xã hội khác nhau
Trang 202.2 Tình hình nghiên cứu trong nước
Cho đến nay, việc nghiên cứu kế toán trách nhiệm nói chung và tổ chức kế toán trách nhiệm trong các công ty nói riêng trong thời gian qua đã được nhiều tác giả trong
và ngoài nước đề cập và nghiên cứu Trong những công trình này, các tác giả đã đề cập đến những lí luận cơ bản về kế toán trách nhiệm, xác định các đặc điểm và nội dung tổ chức kế toán trách nhiệm trong các doanh nghiệp Từ đó đánh giá những ưu và nhược điểm trong công tác tổ chức kế toán trách nhiệm tại các doanh nghiệp
Một số công trình công bố mà tác giả đã tham khảo là:
Theo luận văn thạc sĩ của Dương Thị Cẩm Dung (2007) nghiên cứu về “Hoàn thiện hệ thống kế toán trách nhiệm tại công ty vận tải quốc tế I.T.I” Tác giả đã phân
tích thực trạng hệ thống kế toán trách nhiệm tại công ty TNHH Vận Tải Quốc Tế I.T.I
Đề tài đã nêu lên được các đặc điểm, quy trình và nội dung công việc mà hệ thống kế toán trách nhiệm đang theo dõi, đánh giá hoạt động từng bộ phận, đơn vị Từ đó đưa ra một số vướng mắc chưa giải quyết trong hệ thống Đồng thời tác giả đã sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng, sử dụng các phương pháp cụ thể như phương pháp so sánh đối chiếu, phương pháp hệ thống cấu trúc, phương pháp phân tích để làm sáng tỏ nội dung nghiên cứu về lý luận, tình hình thực trạng cũng như xác lập các giải pháp cụ thể Điểm mới của đề tài này khác với các đề tài tương tự đi trước là đề tài này
sẽ đưa vào nghiên cứu phương pháp bảng cân đối chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh tức Balance Scorecard-BSC Nhiều doanh nghiệp đã bắt đầu sử dụng phương pháp này để đánh giá các bộ phận trong việc thực hiện các chiến lược và mục tiêu chung của doanh nghiệp Những doanh nghiệp sử dụng phương pháp BSC chủ yếu là ở các nước Âu Mỹ, và gần đây nó được giới thiệu ở Hàn Quốc và Trung Quốc
Theo Nguyễn Thị Minh Phương trong Luận án Tiến sĩ Kinh doanh và quản lý
(2013) nghiên cứu về đề tài “Xây dựng mô hình kế toán trách nhiệm trong các doanh nghiệp sản xuất sữa Việt Nam” đã khẳng định vai trò rất quan trọng của KTTN trong
công tác quản lý doanh nghiệp nhưng đây là vấn đề mới không chỉ trong thực tiễn mà còn trong các công trình nghiên cứu tại Việt Nam Các công ty chưa quan tâm đến việc vận dụng KTTN vào việc quản lý của công ty mình, mặc dù KTTN đã được nghiên cứu rất nhiều và áp dụng vào thực tế ở các nước phát triển Thị trường sữa Việt Nam được đánh giá là thị trường tiềm năng trong tương lai nhất là khi nước ta là một nước
Trang 21nông nghiệp có sẵn nguồn lực để phát triển ngành sản xuất và chăn nuôi bò sữa Mặc
dù vậy, trong xu thế toàn cầu hóa, đặc biệt là khi Việt Nam gia nhập WTO, các doanh nghiệp sữa của chúng ta phải cạnh tranh rất nhiều với các doanh nghiệp rất mạnh đến
từ Úc, Newzealand, Để tồn tại và phát triển bền vững thì các doanh nghiệp sản xuất sữa Việt Nam phải có phương thức quản l ý từ khâu đầu vào đến sản xuất và tiêu thụ, tạo uy tín về thương hiệu cũng như là chất lượng sản phẩm Doanh nghiệp nên sử dụng một trong các công cụ quản lý là hệ thống KTTN Luận án đã phản ánh rõ thực trạng KTTN trên các nội dung như cơ cấu tổ chức và phân cấp quản lý, hệ thống phương pháp sử dụng của KTTN và các trung tâm KTTN trong các doanh nghiệp sản xuất sữa Việt Nam Đồng thời tác giả đã chỉ ra được những ưu và nhược điểm của phân cấp quản lý, hệ thống các phương pháp của KTTN và nội dung của các trung tâm KTTN,
từ đó đưa ra giải pháp xây dựng mô hình KTTN tại các doanh nghiệp Những giải pháp đó là xây dựng hệ thống định mức, hệ thống dự toán, hệ thống tài khoản, chứng
từ, sổ sách đặc biệt là giải pháp ứng dụng bảng điểm cân bằng trong các đoanh nghiệp sữa Việt Nam Giải pháp về xây dựng các trung tâm trách nhiệm từ xác định trung tâm trách nhiệm đến hệ thống chỉ tiêu phương pháp đánh giá trung tâm trách nhiêm và hệ thống báo cáo KTTN
Theo luận văn thạc sĩ Nguyễn Hữu Phú (2014) nghiên cứu đề tài “Tổ chức kế toán trách nhiệm các công ty xây dựng thuộc bộ Giao thông Vận tải” Bài nghiên cứu
nhằm đề xuất tổ chức hệ thống kế toán trách nhiệm cho các tổng công ty xây dựng trong xu thế hội nhập, phát triển bền vững Tác giả đã sử dụng phương pháp định tính
mà cụ thể là phương pháp tình huống kết hợp với phương pháp định lượng, phân tích
dữ liệu, tác giả tiến hành xác lập mô hình tổ chức kế toán trách nhiệm trong các tổng công ty xây dựng thuộc Bộ Giao Thông Vận Tải quản lí Bài nghiên cứu đã đưa ra nhiều luận điểm mới về hệ thống hóa lí luận cơ bản về kế toán trách nhiệm và nội dung tổ chức kế toán trách nhiệm trong công ty, một số kinh nghiệm tổ chức kế toán trách nhiệm ở các nước trên thế giới, từ đó đưa ra nhiều bài học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp của Việt Nam Bài nghiên cứu đã đưa ra thực trạng trong tổ chức kế toán trách nhiệm của công ty, những nguyên nhân, khó khăn và hạn chế trong hệ thống kế toán trách nhiệm, từ đó đưa ra hướng hoàn thiện hệ thống kế toán trách nhiệm trong doanh nghiệp
Trang 22Theo luận văn thạc sĩ của Đinh Ngọc Lành (2014) nghiên cứu về “Hoàn thiện
hệ thống kế toán trách nhiệm tại công ty cổ phần xây dựng và kinh doanh địa ốc Hòa Bình” Tác giả đã sử dụng phương pháp định tính thông qua việc thu thập và phân tích
dữ liệu để tìm hiểu thực trạng tổ chức kế toán trách nhiệm tại công ty Trên cơ sở đó tác giả đã đưa ra ưu và nhược điểm trong hệ thống kế toán trách nhiệm tại công ty một cách hợp lí nhằm giúp nhà quản trị trong công ty kiểm soát và đánh giá trách nhiệm của nhà quản trị trong công ty và các công ty thành viên
Theo Lê Thị Xuân Huyên (2014) đã thực hiện đề tài nghiên cứu “Hoàn thiện hệ thống kế toán trách nhiệm tại Công ty Cổ phần FPT” thì tác giả đã nhìn nhận được
tầm quan trọng cũng như giá trị của kế toán trách nhiệm tại các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và công ty cổ phần FPT nói riêng và đưa ra những giải pháp hoàn thiện hệ thống kế toán trách nhiệm tại công ty cổ phần FPT
Theo Thạc sĩ Hoàng Thị Hương (2016) đã thực hiện đề tài nghiên cứu “ Kế toán trách nhiệm và thực tiễn vận dụng vào Việt Nam” thì tác giả đã khẳng định doanh
nghiệp nếu có sự phân cấp rõ ràng và biết cách vận dụng kế toán trách nhiệm vào quá trình thực tế thì chắc chắn sẽ giúp được doanh nghiệp đó kiểm soát và quản lý bộ phận một cách hiệu quả Tác giả khẳng định kế toán trách nhiệm ở Việt Nam vẫn còn mới
m và chưa thu hút được sự quan tâm của các doanh nghiệp vì thế việc nghiên cứu và
tổ chức kế toán trách nhiệm là một yêu cầu cấp thiết đối với các doanh nghiệp hiện nay
Nhìn chung, các bài nghiên cứu trên đều nói về thực trạng hệ thống kế toán trách nhiệm, phân tích sâu về hệ thống kế toán trách nhiệm tại Việt Nam Từ những phân tích đó, các tác giả đã đưa ra các ưu và nhược điểm vẫn còn tồn tại trong hệ thống kế toán trách nhiệm tại Việt Nam Đánh giá tầm quan trọng cũng như giá trị của
kế toán trách nhiệm ở các doanh nghiệp Việt Nam, từ đó đưa ra những phương pháp nhằm hoàn thiện hệ thống kế toán trách nhiệm Tuy nhiên, nghiên cứu về kế toán trách nhiệm tại các công ty sản xuất chưa có nhiều nghiên cứu đề cập đến, do đó kế toán trách nhiệm tại các công ty sản xuất vẫn còn là một đề tài mới, cần được quan tâm nhiều hơn, nghiên cứu nhiều hơn để có thể giúp doanh nghiệp Việt Nam hoàn thiện hơn về hệ thống kế toán trách nhiệm cho công ty mình Từ những kết quả nghiên cứu trên, nhóm chúng tôi đã kế thừa các công trình trên, đề xuất hoàn thiện hệ thống kế
Trang 23toán trách nhiệm phù hợp với đặc thù doanh nghiệp sản xuất tại một công ty cụ thể là công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Sản Xuất Lê Phan Gia
3 Mục tiêu nghiên cứu
Hệ thống hóa các lý luận liên quan đến kế toán trách nhiệm trong một đơn vị tổ chức
Phân tích thực trạng hệ thống kế toán trách nhiệm đang hoạt động tại Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Sản Xuất Lê Phan Gia để tìm ra những ưu điểm và nhược điểm còn tồn tại trong việc đánh giá trách nhiệm quản lý
Đưa ra những giải pháp phù hợp để tổ chức và vận dụng hệ thống kế toán trách nhiệm quản lý phù hợp với mô hình phát triển tại Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Sản Xuất Lê Phan Gia Qua đó, giúp cho nhà quản trị đánh giá đúng đắn thành quả của các
bộ phận giúp nhà quản lý đưa ra các quyết định đúng đắn phục vụ cho mục tiêu chung của tổ chức
4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu, cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu:
Đề tài tập trung nghiên cứu các lý luận cơ bản về kế toán trách nhiệm, thực trạng hệ thống kế toán trách nhiệm tại Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Sản Xuất Lê Phan Gia và vận dụng lý luận về kế toán trách nhiệm để hoàn thiện hệ thống kế toán trách nhiệm tại Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Sản Xuất Lê Phan Gia
Phạm vi nghiên cứu:
Đề tài nghiên cứu trong phạm vi Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Sản Xuất Lê Phan Gia, nguồn số liệu minh họa là số liệu trong năm 2014 và 2015
Phư ng pháp nghiên cứu:
Phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong đề tài “ Tổ chức và vận dụng hệ thống kế toán trách nhiệm tại công ty trách nhiệm hữu hạn sản xuất Lê Phan Gia”
là phương pháp thống kê, chuyên gia, cùng với phương pháp phân tích hợp Cụ thể như sau:
- Phương pháp thống kê: Số liệu được thu thập từ các sổ sách, báo cáo tài chính của Công ty TNHH SX Lê Phan Gia
- Phương pháp chuyên gia: Nhóm tác giả tham gia hội thảo để thu thập ý kiến đóng góp của chuyên gia trong ngành, các nhà nghiên cứu khoa học, nhà quản
Trang 24lý và cán bộ công nhân viên của công ty nhằm đánh giá thực trạng kế toán trách nhiệm tại Công ty TNHH SX Lê Phan Gia
- Phương pháp phân tích hợp: tiến hành sàng lọc và đúc kết từ thực tiễn và lý luận để đề ra giải pháp và bước đi nhằm thực hiện mục tiêu nghiên cứu
Trang 25PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ HỆ THỐNG KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM 1.1 Khái niệm và vai trò của kế toán trách nhiệm
1.1.1 Lược sử hình thành và phát triển của kế toán trách nhiệm
Nói đến kế toán quản trị chúng ta nghĩ đến một công cụ đắc lực hỗ trợ cho nhà quản lí doanh nghiệp Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, kế toán quản trị ra đời, trải qua các giai đoạn phát triển và thay đổi các hình thái để trở thành một hệ thống thông tin chủ yếu và đáng tin cậy của doanh nghiệp Kế toán trách nhiệm là một nội dung cơ bản của kế toán quản trị, do vậy quá trình hình thành và phát triển của kế toán trách nhiệm gắn liền với quá trình hình thành và phát triển của kế toán quản trị Quá trình hình thành và phát triển của kế toán quản trị trải qua 4 giai đoạn:
- Giai đoạn 1 (trước năm 1950): Thông tin để kiểm soát và định hướng chi phí, sản xuất
- Giai đoạn 2 (từ năm 1956 đến cuối năm 1980): Thông tin để hoạch định và kiểm soát tài chính hoạt động sản xuất kinh doanh
- Giai đoạn 3 (từ năm 1980 đến cuối năm 1995): Thông tin để giảm những tổn thất nguồn lực kinh tế sử dụng của quy trình sản xuất kinh doanh
- Giai đoạn 4 (từ năm 1995 đến nay): Thông tin để sử dụng có hiệu quả các nguồn lực kinh tế tạo ra giá trị
Vào những năm đầu của thế kỉ XX, kế toán trách nhiệm được Pierre Du Pont, Donaldson Brown và Alfred Sloan nghiên cứu và ứng dụng trong công ty Du Pont Power Du Pont Power thành lập vào năm 1903, bằng việc hợp nhất các công ty nhỏ sản xuất các bộ phận sản phẩm với nhau Để dễ dàng kiểm soát và đánh giá hiệu quả hoạt động của từng bộ phận, Du Pont chia công ty thành các bộ phận nhỏ và thay đổi
từ mô hình quản trị tập trung sang mô hình quản trị phân quyền Cùng với việc xây dựng hệ thống thông tin phục vụ cho việc quản trị, công ty đã thực hiện việc phân quyền trách nhiệm Các bộ phận và các phòng ban trong công ty được giao quyền tự chủ, tự ra quyết định và tự chịu trách nhiệm trong định giá, liên kết sản xuất, tìm kiếm khách hàng, thiết kế sản phẩm, mua vật tư và điều hành quá trình sản xuất Nhờ áp dụng cơ chế phân quyền và trách nhiệm, tạo điều kiện cho các nhà quản trị phát huy hết năng lực – chủ động sáng tạo đưa ra các quyết định phù hợp và kịp thời Du Pont
Trang 26đã gây được tiếng vang lớn trong quản lí và kiểm soát hiệu quả Ứng dụng kế toán trách nhiệm tại Du Pont phần nào giúp chúng ta hình dung về khái niệm kế toán trách nhiệm
1.1.2 Khái niệm kế toán trách nhiệm
Kế toán quản trị doanh nghiệp là một bộ phận cấu thành quan trọng của hệ công
cụ quản lí kinh tế, tài chính và có vai trò quản lý, điều hành và kiểm soát các hoạt động kinh tế, tài chính trong doanh nghiệp, đồng thời cung cấp thông tin để thực hiện mục tiêu quản trị doanh nghiệp nhằm đạt được hiệu quả cao nhất, kế toán quản trị sử dụng
hệ thống kế toán trách nhiệm để phân loại cấu trúc tổ chức thành các trung tâm trách nhiệm, trên cơ sở đó đánh giá kết quả của từng bộ phận dựa trên trách nhiệm được giao cho bộ phận đó Cho đến nay đã có rất nhiều quan điểm về kế toán trách nhiệm như sau:
Theo Nguyễn Ngọc Quang (2014), kế toán trách nhiệm là một môn khoa học thu nhận, xử lí và cung cấp thông tin định lượng kết hợp với định tính về các hoạt động của một đơn vị cụ thể Các thông tin đó giúp các nhà quản trị trong quá trình ra quyết định liên quan đến việc lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, kiểm tra và đánh giá tình hình thực hiện các hoạt động của đơn vị nhằm tối đa hóa các mục tiêu
Kế toán trách nhiệm được xem như là hệ thống thu thập, xử lí và truyền đạt các thông tin tài chính có thể kiểm soát theo phạm vi trách nhiệm của từng nhà quản trị nhằm đạt được mục tiêu chung của tổ chức Kế toán toán trách nhiệm là một trong những nội dung cơ bản trong kế toán quản trị tại doanh nghiệp và là một trong những công cụ quản lí kinh tế tài chính có vai trò quan trọng trong điều hành, kiểm soát cũng như đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị (Kế toán trách nhiệm
và thực tiễn vận dụng vào Việt Nam, Hoàng Thị Hương, 2016)
Theo Đoàn Ngọc Quế và cộng sự (2014), kế toán trách nhiệm là hệ thống thu thập, xử lí và truyền đạt thông tin có thể kiểm soát theo phạm vi của từng nhà quản trị nhằm đạt được mục tiêu chung của tổ chức Thông tin có thể kiểm soát của một bộ phận là những thông tin về doanh thu, chi phí, vốn đầu tư…mà nhà quản trị của bộ phận đó có thể đưa ra các quyết định tác động lên nó Thông tin có thể kiểm soát cụ thể đối với từng nhà quản trị phụ thuộc vào trách nhiệm quản lí của nhà quản trị đó
Trang 27Đứng trên mỗi góc độ của từng người, khái niệm kế toán trách nhiệm được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau, sự khác nhau đó không mang tính đối nghịch mà chúng cùng bổ sung cho nhau nhằm giúp chúng ta có cái nhìn toàn diện hơn về kế toán trách nhiệm Từ đó, có thể rút ra những vấn đề thuộc bản chất của kế toán trách nhiệm như sau:
Thứ nhất, KTTN là một nội dung cơ bản của KTQT và là một quá trình tập hợp
và báo cáo các thông tin được dùng để kiểm tra các quá trình hoạt động và đánh giá thực hiện nhiệm vụ ở từng bộ phận trong một tổ chức
Thứ hai, KTTN chỉ có thể được thực hiện trong đơn vị có cơ cấu tổ chức bộ
máy quản lí phải có sự phân quyền rõ ràng Hệ thống KTTN ở các tổ chức khác nhau
là rất đa dạng, bao gồm các thủ tục được thể chế hóa cao với các hoạt động theo lịch trình đều đặn, có những nhà quản lí bộ phận được giao quyền hạn quyết định, song cũng có những nhà quản lí bộ phận hầu như không có quyền hạn về sử dụng các nguồn lực thuộc bộ phận họ quản lí
Thứ ba, một hệ thống KTTN hữu ích phải thõa mãn lý thuyết phù hợp, nghĩa là
có một cấu trúc tổ chức thích hợp nhất với môi trường tổ chức hoạt động, với chiến lược tổng hợp của tổ chức và với các giá trị và sự khích lệ của nhà quản trị cấp cao Tóm lại, kế toán trách nhiệm là hệ thống kế toán tập hợp kết quả theo từng lĩnh vực thuộc trách nhiệm cá nhân, nhằm giám sát và đánh giá kết quả của từng bộ phận trong
tổ chức
Mục tiêu của hệ thống kế toán trách nhiệm
Nhằm đảm bảo sử dụng hữu hiệu và hiệu quả các nguồn lực của tổ chức Tính hữu hiệu bao gồm việc hoàn thành những gì tổ chức muốn làm Tính hiệu quả bao gồm hoàn thành các mục tiêu của tổ chức với chi phí thấp, thể hiện bằng lượng đầu ra đạt được trên một đơn vị đầu vào Tính hiệu quả được đo lường mà không tính tới việc đầu ra có phù hợp với các mục tiêu của tổ chức hay không Như vậy, một tổ chức
có thể hoạt động hữu hiệu mà không hiệu quả và ngược lại
1.1.3 Vai trò của kế toán trách nhiệm
1.1.3.1 Kế toán trách nhiệm cung cấp thông tin cho việc thực hiện tổ chức và điều
hành của nhà quản trị doanh nghiệp
Trang 28Tổ chức và điều hành là chức năng quan trọng của quản trị Tổ chức là việc nhà quản lý quyết định cách tốt nhất Trong việc điều hành, các nhà quản lý giám sát hoạt động hàng ngày, tạo điều kiện cho tổ chức hoạt động thuận lợi và ngày càng phát triển
Thông qua kế toán trách nhiệm, nhà quản lý có thể phân tích đánh giá chi phí đã chi, doanh thu và lợi nhuận thực có hiệu quả nhất Báo cáo trách nhiệm phản hồi cho người quản lý biết kế hoạch thực hiện ra sao, nhận diện các vấn đề hạn chế để có sự điều chỉnh các chiến lược mục tiêu sao cho kết quả kinh doanh là tốt nhất Đây là nguồn thông tin để nhà quản lý nâng cao hiệu suất sử dụng vốn, tăng doanh thu giảm chi phí một cách hợp lý, tối đa hóa lợi nhuận
Kế toán trách nhiệm xác định các trung tâm trách nhiệm, qua đó nhà quản lý có thể hệ thống hóa các công việc của từng trung tâm mà thiết lập các chỉ tiêu đánh giá
Kế toán trách nhiệm giúp nhà quản trị đánh giá và điều chỉnh các bộ phận cho thích hợp
1.1.3.2 Kế toán trách nhiệm cung cấp thông tin cho việc thực hiện chức năng kiểm
soát doanh nghiệp
Kiểm soát là việc xem xét và ngăn chặn những điều trái với quy định trong phạm vi quyền hành của người kiểm soát Và kiểm soát có vai trò giúp nhà quản trị nắm được tiến độ và chất lượng thực hiện công việc của cá nhân, bộ phận trong tổ chức
Thông qua kế toán trách nhiệm, nhà quản trị có thể phân tích, đánh giá, chi phí, doanh thu và lợi nhuận thực hiện của từng bộ phận Báo cáo trách nhiệm phản hồi cho nhà quản lý biết việc thực hiện kế hoạch của từng bộ phận ra sao, nhận diện các vấn đề hạn chế để có sự điều chỉnh các chiến lược mục tiêu sao cho kết quả kinh doanh là tốt nhất Đây có thể xem là nguồn thông tin quản trị nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, tăng doanh thu, giảm chi phí một cách hợp lý và cuối cùng là tối đa hóa lợi nhuận
1.1.3.3 Kế toán trách nhiệm khuyến khích nhà quản trị hướng đến mục tiêu chung
của tổ chức
Thông qua việc phân cấp đánh giá trách nhiệm hoạt động của từng cấp quản lí
sẽ khuyến khích các bộ phận, các cấp quản lí chủ động sáng tạo trong việc hoàn thành SXKD đạt được hiệu quả gắn với mục tiêu chung của toàn doanh nghiệp
Trang 29Mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp được gắn với các trurng tâm trách nhiệm Khi kế toán trách nhiệm có thể kiểm soát được tài chính và quản lí thì nhà quản
lí sẽ điều chỉnh hoạt động hướng đến mục tiêu chung Đồng thời, bản thân các giám đốc trung tâm trách nhiệm được khích lệ hoạt động sao cho phù hợp với các mục tiêu
cơ bản của toàn công ty
1.2 Sự phân cấp quản lí và mối quan hệ với kế toán trách nhiệm
1.2.1 Sự phân cấp quản lí
Phân cấp quản lí là việc người quản lí giao nhiệm vụ và quyền ra quyết định cho cấp quản lí thấp hơn trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp Và cấp dưới đó chỉ ra quyết định trong phạm vi trách nhiệm của mình Tùy theo từng doanh nghiệp, mức độ phân chia có thể khác nhau, gồm nhiều cấp độ hay chỉ một cấp và việc giao quyền quyết định có thể nhiều hay ít
Kế toán trách nhiệm là công việc được thực hiện không thể tách rời các trung tâm trách nhiệm Các trung tâm trách nhiệm này được hình thành thông qua việc phân cấp quản lí Theo đó, để thực hiện các chức năng quản lí của mình, người quản lí cấp cao phải thể hiện đúng đắn quyền lực của mình, gây được ảnh hưởng và sức thuyết phục đối với nhân viên, đồng thời phải tiến hành phân cấp, ủy quyền cho cấp dưới nhằm giúp họ có thể điều hành công việc thường xuyên tại bộ phận mà họ quản lí Mỗi cấp độ sẽ có người quản lí riêng và có thể thuộc một trong các trung tâm từ thấp đến cao như: trung tâm chi phí, trung tâm doanh thu, trung tâm lợi nhuận, trung tâm đầu tư Người quản lí sẽ điều phối các nguồn lực và hoạt đông trong trung tâm mình để thực hiện các chỉ tiêu do cấp trên giao
Ưu và nhược điểm của phân cấp quản lí
Ưu điểm phân cấp quản lí
Thứ nhất, thông qua việc phân cấp quản lí, người quản lí có thể giảm bớt số
lượng công việc bằng cách giao bớt việc cho người khác, từ đó có thể tiết kiệm thời gian làm việc của mình, và có thể tập trung vào thực hiện các mục tiêu lớn cho doanh nghiệp, như đầu tư thời gian để đề ra những công việc mang tính chiến lược lâu dài
Thứ hai, chính sự phân quyền trong quản lí mà các bộ phận có thể chủ động
trong tiếp cận thông tin và phản hồi nhanh chóng, nên nguồn thông tin được cung cấp đầy đủ và kịp thời hơn
Trang 30Thứ ba, tạo cơ hội phát triển cho các nhà quản lí cấp thấp hơn Nhà quản lí có
thể đánh giá nhân viên tốt và đào tạo lớp quản lí mới để kế thừa Cấp dưới có thể tập trung học tập, rèn luyện, nâng cao nghiệp vụ, tích lũy kinh nghiệm khi thực hiện các công việc, quyết định của mình
Thứ tư, cơ cấu tổ chức được thiết lập phù hợp với môi trường hoạt động hơn
Bởi nếu các lĩnh vực kinh doanh đa dạng, qui mô kinh doanh lớn, thị trường và thị phần rộng mở, thì nhất thiết có nhiều nhân sự quan trọng cùng gánh vác trách nhiệm
và ngược lại Các bộ phận trong cơ cấu tổ chức có thể điều chỉnh để thích nghi với môi trường kinh doanh một phần là nhờ vào việc phân cấp đó
Thứ năm, khuyến khích nhân viên nổ lực với trách nhiệm được giao hơn, từ đó
góp phần hoàn thành mục tiêu chung của toàn doanh nghiệp Khi kết quả thực hiện của mỗi bộ phận, mỗi con người trong tổ chức được xác định và thừa nhận một cách rõ rang sẽ khuyến khích họ làm việc tốt hơn Bên cạnh đó, tạo môi trường thi đua tích cực và lành mạnh giữa các cá nhân, các đơn vị, và khuyến khích học đạt được các chỉ tiêu của từng bộ phận cũng như mục tiêu chung của toàn đơn vị
Nhược điểm của phân cấp quản lí
Bên cạnh những ưu điểm của việc phân cấp quản lí cũng tồn tại những tác động tiêu cực sau:
Việc phân cấp càng nhiều thì càng khó có thể kiểm soát được Thậm chí nếu kiểm soát không tốt, phân cấp trách nhiệm có thể dẫn đến không tuân thủ làm sai lệch các mục tiêu chung của toàn doanh nghiệp Do các giám đốc trung tâm trách nhiệm chỉ tập trung vào lợi ích đơn vị, không xem xét quyết định đó có ảnh hưởng đến doanh nghiệp như thế nào làm sai lệch mục tiêu chung của doanh nghiệp
Ngoài ra phân cấp quản lí có thể dẫn đến sự trùng lắp không cần thiết đối với các trung tâm trách nhiệm Do đó doanh nghiệp phải xác định khi nào cần phân chia các cấp bậc
và mức độ phân quyền như thế nào là hợp lí, thích hợp Việc đó còn tùy thuộc vào chiến lược chung của toàn doanh nghiệp
1.2.2 Mối quan hệ giữa phân cấp quản lí với kế toán trách nhiệm
Trong một tổ chức, qua sự phân cấp quản lí sẽ xác định được quyền hạn và trách nhiệm ở các cấp quản lí một cách rõ ràng, và là cơ sở cho việc đánh giá kết quả
Trang 31hoạt động của từng bộ phận Phân cấp quản lí giúp cho hệ thống kế toán trách nhiệm đánh giá thành quả của các cấp quản lí ở các bộ phận tốt hơn
Bên cạnh sự tác động từ phía phân cấp quản lí đến hệ thống kế toán trách nhiệm, từ hệ thống kế toán trách nhiệm cũng có sự tác động đến sự phân cấp quản lí
Kế toán trách nhiệm góp phần hoàn thiện sự phân cấp quản lí trong tổ chức, thiết lập được một hệ thống chỉ tiêu, công cụ, báo cáo đánh giá thành quả của các trung tâm trách nhiệm
1.3 Nội dung của kế toán trách nhiệm
1.3.1 Xác định các trung tâm trách nhiệm
Trung tâm trách nhiệm là một chức năng hay một bộ phận trong tổ chức, đặt dưới sự lãnh đạo của một nhà quản trị, chịu trách nhiệm trực tiếp với kết quả của chức năng đó Thường có 4 loại trung tâm trách nhiệm: trung tâm chi phí, trung tâm doanh thu, trung tâm lợi nhuận và trung tâm đầu tư
1.3.1.1 Trung tâm chi phí (Cost Centers)
Trung tâm chi phí là trung tâm trách nhiệm mà người quản lý chỉ chịu trách nhiệm, hoặc chỉ có quyền kiểm soát đối với chi phí phát sinh ở trung tâm, không có quyền hạn đối với việc tiêu thụ và vốn đầu tư Được xếp vào loại trung tâm chi phí là các phân xưởng sản xuất, các phòng ban chức năng
Trung tâm chi phí là phạm vi cơ bản của hệ thống xác định chi phí, là điểm xuất phát của các hoạt động:
- Phân loại chi phí thực tế phát sinh
- Lập dự toán chi phí
- So sánh chi phí thực tế với định mức chi phí tiêu chuẩn
- Trung tâm chi phí được chia thành 2 nhóm:
Trung tâm chi phí tiêu chuẩn: là trung tâm chi phí mà các yếu tố chi phí, và các mức hao phí về các nguồn lực sử dụng để sản xuất một đơn vị sản phẩm đều được xây dựng định mức cụ thể Ở trung tâm chi phí tiêu chuẩn, chỉ tiêu chi phí tính cho
1 đơn vị là yếu tố cơ bản để xác định tổng chi phí tiêu chuẩn Nhà quản trị trung tâm chi phí tiêu chuẩn có trách nhiêm kiểm soát chi phí thực tế phát sinh, để vẫn đảm bảo kế hoạch sản xuất và vẫn đảm bảo kế hoạch chi phí, tính cho từng đơn vị sản phẩm và tính cho toàn bộ
Trang 32 Trung tâm chi phí dự toán: là trung tâm chi phí mà các yếu tố chi phí được dự toán
và đánh giá căn cứ trên nhiệm vụ được giao tính chung, không thể xác định cụ thể cho từng đơn vị sản phẩm hoặc cho từng công việc của trung tâm Nhà quản trị trung tâm chi phí tùy ý có trách nhiệm kiểm soát chi phí thực tế phát sinh, sao cho phù hợp với chi phí dự toán đồng thời đảm bảo nhiệm vụ được giao
Trung tâm chi phí tiêu chuẩn và trung tâm chi phí dự toán khác nhau ở chỗ sản phẩm của trung tâm chi phí tiêu chuẩn có thể định lượng cụ thể, chính xác – thí dụ, lượng sản phẩm sản xuất trong kỳ - trong khi sản phẩm của trung tâm chi phí tùy ý thường khó định lượng chính xác, vì chúng thường thể hiện bằng những hoạt động phục vụ, những ý tưởng – thí dụ, sản phẩm của phòng sản xuất nhân sự là nhân sự tuyển dụng
có năng lực, sự bố trí nhân sự; sản phẩm của bộ phận nghiên cứu và phát triển là ý tưởng về sản phẩm mới
1.3.1.2 Trung tâm doanh thu (Revenue Centers)
Trung tâm doanh thu là trung tâm trách nhiệm mà người quản lý chỉ có trách nhiệm đối với doanh thu cần tạo ra, không chịu trách nhiệm với lợi nhuận và vốn đầu
tư Trung tâm doanh thu có quyền quyết định doanh thu bán hàng trong khung giá cả cho phép để tạo ra doanh thu cho doanh nghiệp
Trung tâm này thường được gắn với bậc quản lý cấp trung hoặc cấp cơ sở, đó là các bộ phận kinh doanh trong đơn vị như cac chi nhánh tiêu thụ, khu vực tiêu thụ, cửa hàng tiêu thụ, nhóm sản phẩm,…
Trên thực tế khi xác định chỉ tiêu đánh giá trung tâm doanh thu cần xem xét giá thành sản phẩm để khuyến khích trung tâm này tạo ra lợi nhuận chứ không chỉ đơn thuần là tạo ra doanh thu Các nhà quản lý bán hàng thường chiết khấu giảm giá hàng bán khi bán hàng số lượng lớn, hay thực hiện các chiến dịch quảng cáo, khuyến mại Các hoạt động này sẽ làm tăng doanh thu và làm giảm lợi nhuận mà doanh nghiệp chỉ chấp nhận trong một thời gian kinh doanh có hạn Như vậy, trung tâm này phải có chính sách bán hàng, không chỉ dựa trên tình hình thị trường mà còn dựa trên giá thành, chi phí và các mục tiêu lâu dài của công ty
1.3.1.3 Trung tâm lợi nhuận (Profit Centers)
Trung tâm lợi nhuận là trung tâm trách nhiệm mà nhà quản trị phải chịu trách nhiệm đối với kết quả sản xuất và tiêu thụ của trung tâm Do vậy, nhà quản trị được
Trang 33quyền quyết định về những vấn đề như định giá, marketing, sản lượng sản xuất, nguồn cung cấp, cơ cấu hàng bán,… Nhà quản lý trung tâm lợi nhuận còn được giao quản lý
và sử dụng một số vốn của tổ chức, cùng với nhiệm vụ tạo ra lợi nhuận từ việc sử dụng nguồn vốn đó Mọi sự đầu tư thêm vốn cho trung tâm đều nằm ngoài phạm vi quyền hạn và trách nhiệm của nhà quản lý trung tâm lợi nhuận Được xếp vào loại trung tâm lợi nhuận là các đợn vị kinh doanh trong tổ chức như các công ty phụ thuộc, các chi nhánh,…
1.3.1.4 Trung tâm đầu tư (Investment Centers)
Trung tâm đầu tư là trung tâm trách nhiệm mà nhà quản trị ngoài việc chịu trách nhiệm với chi phí, doanh thu, lợi nhuận của trung tâm, còn phải chịu trách nhiệm với vốn đầu tư và khả năng huy động các nguồn tài trợ Do vậy, nhà quản trị trung tâm đầu tư được quyề ra quyết định về đầu tư vốn và sử dụng vốn lưu động Được xếp vào loại trung tâm đầu tư là hội đồng quản trị, các công ty con độc lập…
Việc lựa chọn một trung tâm thích hợp nhất cho một đơn vị trong tổ chức là điều không dễ dàng Cơ sở để xác định một bộ phận trong tổ chức là trung tâm loại gì,
là căn cứ trên loại nguồn lực hoặc trách nhiệm mà nhà quản lý trung tâm trách nhiệm
đó được giao Trên thực tế việc phân biệt rõ ràng loại trung tâm trách nhiệm cho các
bộ phận, đơn vị trong một tổ chức chỉ mang tính tương đối, và phụ thuộc vào quan điểm của nhà quản trị cấp cao nhất Thí dụ, phòng kinh doanh có thể xếp vào loại trung tâm chi phí tùy ý vì nhà quản trị phòng cũng phải dự toán chi phí hoạt động của phòng, cũng phải kiểm soát chi phí phát sinh,…hoặc, nếu một đơn vị kinh doanh trực thuộc mà nhà quản trị cũng được giao quyền quyết định đầu tư vốn trong một phạm vi nào đó, thì cũng có thể xếp vào loại trung tâm đầu tư Do vậy, để có thể phân loại các
bộ phận, đơn vị trong tổ chức vào các loại trung tâm trách nhiệm hợp lý nhất, thì nên căn cứ vào nhiệm vụ chính của bộ phận, đơn vị đó
1.3.2 Các chỉ tiêu đánh giá thành quả của các trung tâm trách nhiệm
1.3.2.1 Chỉ tiêu đánh giá thành quả của trung tâm chi phí
Theo Lê Thị Xuân Huyên (2014), nhà quản trị ở trung tâm chi phí luôn mong muốn bộ phận mình hoạt động ở mức chi phí thấp nhất để tối đa hóa lợi nhuận, để đạt được mục tiêu này thì nhà quản trị cần biết được nguồn gốc của chi phí từ đó tìm ra nguyên nhân và giải pháp để kiểm soát chi phí thuộc quyền xử lý của mình
Trang 34Theo Đoàn Ngọc Quế, Đào Tất Thắng và Lê Đình Trực (2015) thành quả quản
lý của các nhà quản trị ở trung tâm chi phí được đánh giá qua báo cáo thành quả được lập cho từng trung tâm chi phí riêng biệt Thông tin đưa vào báo cáo thành quả để đánh giá thành quả của các nhà quản trị ở trung tâm chi phí chỉ là khi phí có thể kiểm soát bởi từng nhà quản trị ở từng trung tâm chi phí Bằng việc so sánh chi phí thực tế với chi phí dự toán, các nhà quản trị có thể biết được chênh lệch nào là tốt (T), chênh lệch nào là xấu (X) Chênh lệch nào là biến động của khối lượng hoạt động chênh lệch nào
do thành quả kiểm soát chi phí mang lại
Chỉ tiêu đánh giá thành quả của trung tâm chi phí được thể hiện qua công thức sau:
1.3.2.2 Chỉ tiêu đánh giá thành quả của trung tâm doanh thu
Trách nhiệm của nhà quản trị là tổ chức hoạt động tiêu thụ sản phẩm , dịch vụ sao cho đạt được doanh thu có thể kiểm soát được là lớn nhất (Lê Thị Xuân Huyên, 2014)
Theo Đoàn Ngọc Quế, Đào Tất Thắng và Lê Đình Trực (2015) thành quả quản
lý của các trung tâm doanh thu thường được đánh giá bằng việc so sánh doanh thu có thể kiểm soát thực tế so với dự toán và phân tích các chênh lệch phát sinh Nếu trung tâm doanh thu được toàn quyền định giá bán, số lượng sản phẩm tiêu thụ thì trách nhiệm sẽ được đánh giá trên doanh thu tạo ra Nếu chính sách giá được xác định bên ngoài trung tâm doanh thu (cấp công ty ), khi đó các nhà quản trị trung tâm doanh thu
sẽ chịu trách nhiệm về số lượng và kết cấu mặt hàng bán ra Khi đánh giá thành quả của các trung tâm doanh thu, cần quan tâm đến chi phí của từng sản phẩm nhằm thúc đẩy các nhà quản trị ở trung tâm doanh thu lưu ý tối đa hóa lợi nhuận gộp chứ không phải chỉ doanh thu Nếu chỉ dựa vào doanh thu để đánh giá, các nhà quản trị có thể tìm cách giảm giá để tăng doanh thu, hoặc thúc đẩy tiêu thụ những mặt hàng có doanh thu
Tỷ lệ chi phí trên doanh thu = Chi phí/Doanh thu x 100%
Tỷ lệ thực hiện kế hoạch chi phí= CP thực hiện/CP dự toán x 100%
Chênh lệch CP = CP thực hiện – CP dự toán
Trang 35lớn nhưng lợi nhuận thấp Những hành vi như thế có thể làm gia tăng doanh thu nhưng giảm lợi nhuận trên tổng thể công ty
Chỉ tiêu đánh giá thành quả của trung tâm doanh thu được thể hiện qua công thức:
1.3.2.3 Chỉ tiêu đánh giá thành quả của trung tâm lợi nhuận
Mục tiêu của trung tâm lợi nhuận là tối đa hóa lợi nhuận có thể kiểm soát được,
để tối đa hóa lợi nhuận có thể kiểm soát được một mặt tăng doanh thu có thể kiểm soát được đồng thời có thể giảm chi phí có thể kiểm soát được (Phạm Văn Dược, 2014)
Do vậy trách nhiệm của trung tâm lợi nhuận không chỉ dừng ở doanh thu mà còn có trách nhiệm về cả chi phí (Phạm Văn Dược, 2014)
Theo Đoàn Ngọc Quế, Đào Tất Thắng và Lê Đình Trực (2015) thành quả quản
lý của các nhà quản trị ở trung tâm lợi nhuận được đánh giá qua báo cáo thành quả được lập cho từng trung tâm lợi nhuận riêng biệt Thông tin đưa vào báo cáo thành quả
để đánh giá thành quả của các nhà quản trị ở trung tâm lợi nhuận chỉ là lợi nhuận có thể kiểm soát bởi từng nhà quản trị ở từng trung tâm lợi nhuận Do lợi nhuận là chênh lệch giữa doanh thu và chi phí, nên chỉ doanh thu có thể kiểm soát và chi phí có thể kiểm soát được đưa vào báo cáo thành quả Chi phí có thể kiểm soát được phân loại theo biến phí và định phí khi đưa vào báo cáo thành quả Như vậy báo cáo thành quả được sử dụng để đánh giá thành quả quản lý của các nhà quản trị ở trung tâm lợi nhuận là báo cáo kết quả kinh doanh được trình bày dưới hình thức số dư đảm phí, nhưng chỉ bao gồm doanh thu và chi phí có thể kiểm soát bởi các nhà quản trị của trung tâm lợi nhuận Bằng việc so sánh thông tin thực tế với thông tin dự toán, các nhà quản trị có thể biết được chênh lệch nào là thuận lợi, chênh lệch nào là bất lợi Chênh lệch nào do biến động của khối lượng hoạt động, chênh lệch nào do thành quả kiểm soát doanh thu và chi phí mang lại Chỉ tiêu đánh giá thành quả quản lý của trung tâm lợi nhuận được thể hiện:
Tỷ lệ thực hiện kế hoạch DT = DT thực hiện/DT dự toán x 100%
Tỷ lệ lãi gộp = Lãi gộp/DT x 100%
Trang 361.3.2.4 Chỉ tiêu đánh giá thành quả của trung tâm đầu tư
Theo Đoàn Ngọc Quế, Đào Tất Thắng và Lê Đình Trực (2015) đánh giá thành quả quản lý ở các trung tâm đâu tư bao gồm:
- So sánh doanh thu và chi phí có thể kiểm soát thực tế với dự toán
- Sử dụng các thước đo thành quả đối với các khoản vốn đầu tư thuộc quyền kiểm soát của nhà quản trị ở trung tâm đầu tư:
Tỷ lệ hoàn vốn đầu tư (ROI)
Lợi nhuận còn lại (RI)
Sau đây chúng ta lần lượt sử dụng từng thước đo thành quả
Tỷ lệ hoàn vốn đầu tư (ROI - Return on Investment):
Tỷ lệ hoàn vốn đầu tư được tính toán dựa vào lợi nhuận hoạt động và tài sản được đầu tư để thu được lợi nhuận đó Công thức tính phổ biến là:
(1)
Ở công thức (1), cần lưu ý :
Tài sản được đầu tư chính là Tài sản hoạt động bình quân trong kỳ, được tính bằng cách lấy bình quân của số dư tài sản đầu kỳ và cuối kỳ (không bao gồm các tài sản thuộc hoạt động đầu tư tài chính như các khoản đầu tư ngắn hạn (đầu tư chứng khọán ) đầu tư dài hạn (góp vốn liên doanh )
Lợi nhuận hoạt động còn gọi là lợi nhuận trước lãi và thuế (EBIT) là lợi nhuận
do sử dụng tài sản hoạt động mang lại, không phân biệt nguồn tài trợ các tài sản
đó (không bao gồm lợi nhuận từ các hoạt động đầu tư tài chính, lợi nhuận khác) ROI cho biết một đồng tài sản đầu tư vào trung tâm đầu tư, nhà quản trị ở đó đã tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận
ROI càng lớn, thành quả quản lý vốn đầu tư càng cao
Tỷ lệ hoàn vốn đầu tư = LN hoạt động
Tài sản được đầu tư Chênh lệch LN = LN thực hiện – LN dự toán
Tỷ lệ LN trên DT = LN / DT x100%
Trang 37 Các nhân tố ảnh hưởng đến ROI:
Để dễ nhận thấy các nhân tố ảnh hưởng đến ROI, công thức tính ROI (1) có thể được viết lại như sau:
(2)
Theo công thức (2), ROI phụ thuộc vào hai chỉ số quan trọng:
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (hay còn gọi là Biên lợi nhuận) và Số vòng quay của tài sản
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu cho biết khi doanh thu thực hiện được một đồng sẽ thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận Chỉ số này cao hay thấp phụ thuộc vào việc kiểm soát chi phí của các nhà quản trị ở trung tâm đầu tư
Số vòng quay của tài sản cho biết một đồng tài sản đầu tư vào trung tâm đầu tư, nhà quản trị ở đó đã thực hiện được bao nhiêu đồng doanh thu: Chỉ số này cho thấy hiệu suất sử dụng tài sản Chỉ số này càng lớn khi doanh thu càng tăng hoặc tài sản đầu
tư càng giảm hoặc giảm tài sản nhưng doanh thu vẫn tăng Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu và Số vòng quay của tài sản giúp chúng ta giải thích sự biến động của ROI của một trung tâm đầu tư; sự khác nhau của ROI giữa các trung tâm đầu tư
Ưu điểm của ROI:
Chỉ tiêu ROI được sử dụng rộng rãi để đánh giá thành quả quản lý của trung tâm đầu tư có thể so sánh kết quả của các bộ phận khác nhau về quy mô và số vốn (Phạm Văn Dược, 2014)
Tỷ lệ hoàn vốn đầu tư = LN hoạt động
Tài sản được đầu tư
Tỷ lệ hoàn vốn đầu tư = LN hoạt động
Doanh thu
Doanh thu Tài sản được đầu tư
Trang 38Sử dụng chỉ tiêu ROI để đánh giá hai nội dung: thứ nhất, đánh giá hiệu quả đầu
tư của các trung tâm đầu tư và các doanh nghiệp có vốn đầu tư khác nhau, từ đó phân
tích hiệu quả sử dụng vốn Thứ hai, sử dụng chỉ tiêu ROI để tìm ra các nhân tố tác
động đến hiệu quả quản lý, nhằm tìm ra các giải pháp cho kết quả kinh doanh tốt hơn
(Phạm Văn Dược, 2014)
Nhược điểm của ROI:
Tuy ROI là công cụ rất thích hợp trong việc đánh giá thành quả quản lý của các
nhà quản trị ở các trung tâm trách nhiệm khác nhau, ROI không phải là một công cụ
hoàn hảo
Nếu các nhà quản trị được đánh giá bằng ROI Họ sẽ tìm mọi cách để tăng ROI,
điều này có thể sẽ không phù hợp với chiến lược của toàn công ty, chẳng hạn, việc cắt
giảm các chi phí nghiên cứu phát triển
Ngoài ra, nếu các nhà quản trị được đánh giá bằng ROI có thể họ sẽ từ chối các
cơ hội đầu tư có lợi
Để khắc phục nhược điểm trên, chúng ta có thể sử dụng công cụ khác: Lợi
nhuận còn lại (RI – Residual Income)
Lợi nhuận còn lại (RI):
Lợi nhuận còn lại là phần còn lại của lợi nhuận hoạt động sau khi trừ đi lợi
nhuận mong muốn tối thiểu từ tài sản hoạt động của trung tâm đầu tư
(3)
Lợi nhuận còn lại càng lớn, lợi nhuận hoạt động tạo ra càng nhiều hơn lợi
nhuận mong muốn tối thiểu thành quả quản lý của các nhà quản trị ở trung tâm đầu tư
càng được đánh giá cao RI khuyến khích các nhà quản trị thực hiện các khoản đầu tư
có khả năng sinh lợi (Nguyễn Thị Minh Phương, 2013) thì với chỉ tiêu RI, có thể đánh
giá đúng kết quả của trung tâm đầu tư vì chỉ tiêu này cho biết lợi nhuận thực tế đã
mang về là bao nhiêu sau khi trừ đi các khoản chi phí sử dụng vốn để có được lợi
nhuận
Tuy nhiên, RI cũng có nhược điểm: không thể sử dụng RI để so sánh thành quả
quản lý của các nhà quản trị ở các trung tâm đầu tư có tài sản được đầu tư khác nhau
Lợi nhuận còn lại = Lợi nhuận hoạt động – (Tài sản được đầu tư x Tỷ lệ hoàn
vốn mong muốn tối thiểu)
Trang 39Thông qua các chỉ tiêu này nhà quản trị trung tâm đầu tư sẽ đánh giá tỷ lệ hoàn vốn đầu tư, chỉ tiêu này luôn phải được cải thiện, xem xét cân đối mở rộng vốn đầu tư từ
đó có những điều chỉnh cho phân cấp quản lý vốn hiệu quả, mang lợi ích cao cho doanh nghiệp
1.3.3 Báo cáo đánh giá thành quả của các trung tâm trách nhiệm
Báo cáo trách nhiệm là báo cáo về kết quả hiệu quả hoạt động cho mỗi cấp bậc của trách nhiệm theo sơ đồ tổ chức quản lí của doanh nghiệp Hệ thống báo cáo này ghi nhận việc thực hiện mục tiêu và so sánh với mục tiêu được phân công của mỗi bộ phận trong doanh nghiệp Sau đó, hệ thống sẽ tổng hợp việc thực hiện mục tiêu của các cấp dưới lên cấp cao hơn Và từ đó tổng hợp được việc thực hiện mục tiêu của toàn doanh nghiệp, so sánh với mục tiêu của toàn doanh nghiệp Sự khác biệt giữa thông tin thực hiện với mục tiêu dự toán sẽ giúp nhà quản trị đánh giá kết quả và hiệu quả hoạt động của các cấp quản trị bộ phận
1.3.3.1 Báo cáo đánh giá thành quả của trung tâm chi phí
Báo cáo trách nhiệm của trung tâm chi phí là các bảng so sánh và xác định được các mức chênh lệch chi phí có thể kiểm soát giữa dự toán linh hoạt và thực tế các báo cáo trung tâm chi phí được trình bày chi tiết theo các cấp độ quản lí khác nhau, thực hiện theo chiều dọc từ dưới lên trên và trách nhiệm chi tiết đến từng bộ phận tùy thuộc vào cơ cấu tổ chức bộ máy quản lí của đơn vị
Dựa vào báo cáo này, cấp quản lí nhận báo cáo sẽ đánh giá được tình hình dự toán chi phí cũng như trách nhiệm quản lí của lãnh đạo các trung tâm chi phí
Trang 40Bảng 1 1: Báo cáo trách nhiệm của trung tâm chi phí
Công ty:…
Đơn vị/Phân xưởng:…
Báo cáo trách nhiệm của trung tâm chi phí
Thời gian: (năm, quý, tháng)
Dự toán linh hoạt
Chênh lệch khối lượng
Dự toán tĩnh
Chi phí nguyên vật liệu
1.3.3.2 Báo cáo đánh giá thành quả của trung tâm doanh thu
Báo cáo trách nhiệm của trung tâm doanh thu được dùng để đánh giá trách
nhiệm quản lí dựa trên báo cáo thực hiện doanh thu có thể kiểm soát được so với
doanh thu dự toán, đồng thời kèm theo phân tích ảnh hưởng của các nhân tố như giá
bán, sản lượng tiêu thụ, cơ cấu sản phẩm, dịch vụ tiêu thụ,…đến sự biến động của
doanh thu Tùy theo cơ cấu tổ chức quản lí mỗi doanh nghiệp mà người chịu trách
nhiệm cao nhất của trung tâm doanh thu là khác nhau có thể là (Phó tổng giám đốc,
giám đốc, trưởng đơn vị, bộ phận,…)
(Nguồn: Phạm Văn Dược,2011)