1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Xây dựng hệ thống kế toán quản trị tại công ty Samyang Việt Nam.pdf

88 861 14
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 88
Dung lượng 1,02 MB

Nội dung

Xây dựng hệ thống kế toán quản trị tại công ty Samyang Việt Nam

Trang 1

Mục lục

Mở đầu

Chương 1: Cơ sở lý luận về kế toán quản trị

1.1 Khái quát về kế toán quản trị 1

1.1 1 Nhu cầu thông tin của nhà quản lý 1

1.1 2 Mục tiêu của kế toán quản trị 1

1.1 3 Vai trò của kế toán quản trị 2

1.1 4 Yêu cầu tổ chức hệ thống kế toán quản trị 3

1.1 5 Các phương pháp sử dụng trong kế toán quản trị 3

1.1 6 So sánh kế toán quản trị và kế toán tài chính 4

1.2 Nội dung cơ bản của kế toán quản trị 5

1.2.1 Phân loại chi phí 5

1.2.1.1 Phân loại chi phí theo chức năng 6

1.2.1.2 Phân loại chi phí theo cách ứng xử của chi phí 6

1.2.1.3 Chi phí chênh lệch, chi phí cơ hội, chi phí chìm 6

1.2.2 Kế toán giá thành sản phẩm 6

1.2.2.1 Hệ thống tính giá thành theo công việc (đơn đặt hàng) 7

1.2.2.2 Hệ thống tính giá thành sản phẩm theo quá trình sản xuất 7

1.2.3 Phân tích mối quan hệ chi phí - khối lượng - lợi nhuận 8

1.2.4 Lập dự toán ngân sách 10

1.2.5 Kế toán đánh giá trách nhiệm quản lý 11

1.2.6 Định giá sản phẩm 12

Trang 2

1.2.6.1 Định giá theo phương pháp toàn bộ 12

1.2.6.2 Định giá theo phương pháp trực tiếp 12

1.2.6.3 Định giá trong các trường hợp đặc biệt 13

1.2.7 Thông tin thích hợp cho việc ra quyết định 13

1.3 Kế toán quản trị và vấn đề quản lý chất lượng sản phẩm 14

1.3.1 Giới thiệu sợ lược về hệ thống quản lý chất lượng 6 sigma 14

1.3.2 Tiếp cận hệ thống quản lý chất lượng 6 sigma ở góc độ kế toán quản trị 16

1.3.2.1 Điểm giống nhau và khác nhau giữa hệ thống quản lý chất lượng 6 sigma và hệ thống kế toàn quản trị 16

1.3.2.2 Mối quan hệ giữa hệ thống quản lý chất lượng 6 sigma và hệ thống kế toán quản trị 17

1.3.2.3 Tiếp cận hệ thống quản lý chất lượng 6 sigma ở góc độ kế toán quản trị 17

Kết luận chương 1 19

Chương 2: Thực trạng hệ thống kế toán quản trị tại công ty Samyang Việt Nam 20

2.1 Giới thiệu về công ty Samyang Việt Nam 20

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty Samyang Việt Nam 20

2.1.2 Những thách thức công ty đang đối đầu hiện nay 20

2.2 Đặc điểm quá trình sản xuất tại công ty Samyang Việt Nam 21

2.3 Tổ chức kế toán quản trị tại Samyang Việt Nam 22

2.3.1 Tổ chức bộ máy kế toán 23

2.3.2 Tổ chức hệ thống chứng từ 24

Trang 3

2.3.3 Tổ chức hệ thống tài khoản 24

2.3.4 Tổ chức hệ thống sổ sách kế toán 24

2.3.5 Tổ chức hệ thống báo cáo kế toán 24

2.3.6 Thực hiện nội dung kế toán quản trị tại công ty Samyang Việt Nam 25

2.3.6.1 Phân loại chi phí 25

2.3.6.2 Kế toán giá thành sản phẩm và xác định giá vốn hàng bán 27

3.3 Tổ chức công tác kế toán quản trị tại công ty Samyang Việt Nam 44

3.3.1 Tổ chức bộ máy kế toán tại công ty Samyang Việt Nam (có áp dụng kế toán quản trị) 44

3.3.2 Xây dựng hệ thống chứng từ 46

3.3.3 Xây dựng hệ thống tài khoản kế toán quản trị 50

Trang 4

3.3.3.1 Hoàn thiện hệ thống tài khoản hiện tại 50

3.3.3.2 Xây dựng hệ thống tài khoản kế toán quản trị 50

3.3.4 Hệ thống sổ sách, báo cáo 51

3.3.4.1 Hệ thống sổ sách 51

3.3.4.2 Hệ thống báo cáo kế toán quản trị 51

3.4 Vận dụng nội dung kế toán quản trị vào thực tiễn công tác kế toán tại công ty Samyang Việt Nam 52

3.4.1 Phân loại chi phí tại công ty 52

3.4.2 Hoàn thiện hệ thống tính giá thành sản phẩm 54

3.4.2.1 Tập hợp chi phí 54

3.4.2.2 Hoàn thiện việc phân bổ chi phí 55

3.4.2.3 Tính giá thành sản phẩm 56

3.4.3 Xây dựng hệ thống dự toán tại công ty Samyang Việt Nam 57

3.4.3.1 Vai trò của hệ thống dự toán đối với công ty 57

3.4.3.2 Trình tự lập dự toán 58

3.4.3.3 Lập dự toán tại công ty 58

3.4.3.3.1 Sơ đồ hệ thống dự toán tại công ty 58

3.4.3.3.2 Nội dung lập dự toán tại công ty 59

3.4.4 Kiểm soát chi phí 66

3.4.4.1 Kiểm soát chi phí 66

3.4.4.2 Kiểm soát chi phí chất lượng 67

3.4.5 Thông tin kế toán quản trị phục vụ việc ra quyết định 69

3.4.5.1 Quyết định về cơ cấu sản phẩm sản xuất 70

Trang 5

3.4.5.2 Ra quyết định dựa trên việc lựa chọn thông tin thích hợp 70

3.4.6 Đánh giá trách nhiệm quản lý 72

3.4.6.1 Xây dựng hệ thống trung tâm trách nhiệm 72

3.4.6.2 Công cụ đánh giá trách nhiệm quản lý 73

3.4.7 Định giá sản phẩm tại công ty 74

3.5 Các giải pháp hỗ trợ 75

3.5.1 Chuẩn bị nguồn nhân lực cho bộ phận kế toán quản trị 75

3.5.2 Thông tin và truyền thông giữa bộ phận kế toán quản trị và các phòng ban khác 76

3.5.3 Ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác kế toán 77

Kết luận chương 3 78

Kết luận

Tài liệu tham khảo Phụ lục

Trang 6

LỜI MỞ ĐẦU 1 Tính cấp thiết của đề tài

Kế toán quản trị đóng vai trò rất quan trọng trong việc quản lý công ty Thông qua việc cung cấp thông tin, kế toán quản trị giúp các nhà quản lý trong việc hoạch định, kiểm tra, kiểm soát hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị và đưa ra các quyết định kinh tế Mặc dù có vai trò quan trọng như vậy nhưng kế toán quản quản trị vẫn chưa được áp dụng rộng rãi ở các nước châu Á Riêng ở nước ta, kế toán quản trị mới chỉ được đề cập và ứng dụng trong thời gian gần đây, trong khi các nước có nền kinh tế thị trường như Mỹ, Anh, Pháp, kế toán quản trị đã hình thành và phát triển từ nhiều thập niên trước Do đó việc hiểu và vận dụng có hiệu quả kế toán quản trị vào thực tiễn công tác kế toán cho các công ty hoạt động ở Việt Nam có ý nghĩa to lớn, nhằm tạo thêm sức mạnh cho các công ty khi hội nhập vào hệ thống kinh tế khu vực và thế giới

Công ty Samyang Việt Nam thuộc tập đoàn Samyang Tongsang là công ty có vốn 100% đầu tư của Hàn Quốc, chuyên sản xuất giày thể thao Nike cho công ty Nike In-house Incorporation, đã đầu tư vào Việt Nam từ năm 1994 đến nay nhưng vẫn chưa tổ chức bộ phận kế toán quản trị

Chính vì những lý do trên, sau một thời gian dài làm việc và nghiên cứu tại công ty Samyang Việt Nam, tôi xin chọn đề tài: “xây dựng hệ thống kế toán quản trị tại công ty Samyang Việt Nam” làm đề tài cho luận văn cao học của mình, với hy vọng sẽ được các chuyên gia Hàn Quốc phát triển hệ thống kế toán quản trị tại đây Thêm vào đó, công ty Samyang Việt Nam là thành viên của tập đoàn Nike In-house Incorporation (là một tập đoàn kinh tế mạnh của Mỹ), vì vậy nếu được tập đoàn này hỗ trợ trong việc xây dựng hệ thống kế toán quản trị tại công ty Samyang Việt Nam chắc chắn sẽ thành công hơn và sẽ phát triển mạnh mẽ hơn trong tương lai Từ đó các nhân viên Việt Nam làm việc tại công ty này sẽ học hỏi thêm được nhiều kinh nghiệm hơn trong việc tổ chức và ứng dụng kế toán quản trị vào thực tiễn, mà đặc biệt là việc tổ chức và ứng dụng kế toán quản trị vào các công ty đang hoạt động trong lĩnh vực giày dép tại Việt Nam

Trang 7

2 Mục tiêu nghiên cứu của luận văn

Mục tiêu nghiên cứu của luận văn là nhằm tổ chức lại bộ máy kế toán trong điều kiện có áp dụng kế toán quản trị, xây dựng hệ thống chứng từ, tài khoản, sổ sách kế toán quản trị và xác lập nội dung kế toán quản trị ứng dụng vào quá trình quản lý nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh tại công ty Samyang Việt Nam, trên cơ sở đó mở rộng sang ứng dụng cho các công ty cùng ngành có qui trình sản xuất và qui trình quản lý gần giống công ty Samyang Việt Nam Đặc biệt tác giả luận văn luôn hy vọng rằng các vấn đề được nghiên cứu trong luận văn này có thể áp dụng cho các công ty sản xuất các mặt hàng giày dép của Việt Nam

3 Phạm vi nghiên cứu của luận văn

Nội dung của kế toán quản trị rất đa dạng và phong phú, vì thế trong phạm vi giới hạn của luận văn này, tác giả không nghiên cứu toàn bộ nội dung của kế toán quản trị, mà chỉ nghiên cứu, ứng dụng những nội dung phù hợp với đặc điểm sản xuất, kinh doanh tại công ty Samyang Việt Nam

4 Phương pháp nghiên cứu của luận văn

Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử được sử dụng làm phương pháp nghiên cứu chủ đạo của luận văn Ngoài ra, việc nghiên cứu còn được thực hiện dựa vào sự thống kê, so sánh, phân tích, tổng hợp các thông tin kinh tế thu được từ hoạt động thực tiễn của công ty Samyang Việt Nam

5 Bố cục của luận văn

Ngoại trừ phần mở đầu, phần kết luận và phần phụ lục, luận văn “xây dựng hệ thống kế toán quản trị tại công ty Samyang Việt Nam” gồm 78 trang, 04 bảng, 05 sơ đồ và được tổ chức thành ba chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về kế toán quản trị

Chương 2: Thực trạng hệ thống kế toán quản trị tại công ty Samyang Việt Nam

Chương 3: Xây dựng hệ thống kế toán quản trị tại công ty Samyang Việt Nam.

Trang 8

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ

1.1 Khái quát về kế toán quản trị

1.1.1 Nhu cầu thông tin của nhà quản lý

trị, không có thông tin nhà quản trị rất khó điều hành tốt tổ chức và không thể thực hiện được mục tiêu của tổ chức Ngoài thông tin được cung cấp từ bộ phận kế toán, thông tin còn được cung cấp từ nhiều nguồn khác nhau như bộ phận kế hoạch, bộ phận sản xuất, bộ phận marketing… Mỗi bộ phận này chỉ cung cấp thông tin cho nhà quản lý thấy được một mảng hoạt động trong công ty mà thôi

Để ra quyết định, các nhà quản lý phải tổng hợp và sàng lọc các nguồn thông tin đó Điều này sẽ tạo nên áp lực công việc cho các nhà quản trị và các quyết định đưa ra nhiều khi không còn hiệu quả do không đáp ứng được tính kịp thời Thông tin cung cấp từ kế toán sẽ giúp các nhà quản trị giảm bớt áp lực công việc và ra các quyết định kịp thời, hiệu quả hơn vì: thông tin kế toán được phản ánh một cách có hệ thống về tình hình tài chính cũng như tình hình hoạt động của công ty và được kế toán xử lý trước khi báo cáo cho nhà quản lý Kế toán quản trị cung cấp thông tin về mặt tài chính và phi tài chính một cách cụ thể, tỉ mỉ giúp cho các nhà quản trị: lập kế hoạch quản lý, tổ chức thực hiện kế hoạch, điều hành các họat động hàng ngày và đưa ra các quyết định đúng đắn để công ty hoạt động ngày càng hiệu quả hơn

1.1.2 Mục tiêu của kế toán quản trị

Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về kế toán quản trị, sau đây là một số khái niệm về kế toán quản trị:

ƒ Theo hiệp hội kế toán Hoa Kỳ năm 1982: “kế toán quản trị là quá trình nhận diện, đo lường, tổng hợp, phân tích, lập báo cáo, giải thích và truyền đạt thông tin tài chính và phi tài chính cho các nhà quản trị công ty hoạch định, đánh giá và điều hành hoạt động kinh doanh trong phạm vi nội bộ công ty, nhằm sử dụng có hiệu quả các tài sản và quản lý chặc chẽ các tài sản đó”

ƒ Theo quyển “the Macmillan dictionary of accounting” định nghĩa: “kế toán quản trị là phần kế toán liên quan chủ yếu đến công việc báo cáo nội bộ cho các nhà quản lý của một tổ chức Nó nhấn mạnh đến việc quản lý và

Trang 9

ra quyết định hơn là khía cạnh kế toán Nó không phụ thuộc vào pháp luật và các chuẩn mực kế toán”

ƒ Trong cuốn “managerial accounting” xuất bản lần thứ bảy của tác giả Ray H.Garrison: “kế toán quản trị liên quan đến việc cung cấp thông tin cho các nhà quản lý bên trong tổ chức, những người quản lý và điều hành hoạt động của tổ chức Kế toán quản trị có thể tương phản với kế toán tài chính - liên quan đến việc cung cấp thông tin cho cổ đông, chủ nợ và những người khác bên ngoài tổ chức”

ƒ Trong cuốn “Advanced management accounting” xuất bản lần thứ ba của tác giả Robert S.Kaplan và Anthony A.Atkinson, kế toán quản trị được định nghĩa như sau: “hệ thống kế toán quản trị đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp thông tin cho các nhà quản lý trong một tổ chức để họ lập kế hoạch và kiểm soát hoạt động của mình”

ƒ Theo định nghĩa kế toán quản trị trong luật kế toán năm 2003 của Việt Nam thì: “kế toán quản trị là việc thu thập, xử lý, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính theo yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế, tài

chính trong nội bộ đơn vị kế toán”

Thông qua các định nghĩa trên, mục tiêu cơ bản của kế toán quản trị là cung cấp thông tin tài chính và phi tài chính cho các nhà quản lý công ty Tùy theo yêu cầu của nhà quản lý, kế toán quản trị sẽ cung cấp các dạng thông tin khác nhau Tuy nhiên chung qui lại thông tin kế toán quản trị cung cấp giúp nhà quản lý thực hiện các công việc sau:

ƒ Lập kế hoạch ngắn hạn và dài hạn

ƒ Tổ chức, điều hành và kiểm soát hiệu quả hoạt động và trách nhiệm quản lý của tất cả các bộ phận trong tổ chức

ƒ Ra các quyết định kinh tế đúng đắn

1.1.3 Vai trò của kế toán quản trị

Hàng ngày các nhà quản lý phải ra hàng loạt các quyết định trong việc điều hành các hoạt động của công ty Có nhiều nguồn thông tin cung cấp từ các bộ phận khác nhau trong công ty phục vụ cho quá trình ra quyết định của nhà quản lý Một trong những nguồn thông tin đóng vai trò quan trọng, giúp các nhà quản lý ra các quyết định đúng đắn đó là thông tin kế toán quản trị Vai trò của kế toán quản trị đối với hoạt động quản lý được thể hiện như sau:

Trang 10

ƒ Cung cấp thông tin cho quá trình lập kế hoạch: thông tin trong dự toán ngân sách sẽ giúp các nhà quản trị lập kế hoạch và kiểm soát việc thực hiện kế hoạch

ƒ Cung cấp thông tin cho quá trình tổ chức và điều hành hoạt động của công ty: kế toán quản trị sẽ cung cấp thông tin kịp thời về các mặt hoạt động của công ty, để nhà quản lý xem xét và ra các quyết định đúng đắn trong quá trình tổ chức và điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh phù hợp với các mục tiêu đã đề ra

ƒ Cung cấp thông tin cho quá trình kiểm soát: kế toán quản trị sẽ cung cấp các thông tin về tình hình thực hiện kế hoạch, các hoạt động bất thường … từ đó giúp các nhà quản trị thấy được những vấn đề cần điều chỉnh, thay đổi nhằm hướng hoạt của tổ chức theo đúng mục tiêu đã đề ra

ƒ Cung cấp thông tin cho quá trình ra quyết định: ra quyết định là chức năng cơ bản nhất của nhà quản trị Ra quyết định chính là lựa chọn phương án thích hợp nhất Để có được quyết định đúng đắn kịp thời phải có thông tin nhanh chóng, phù hợp, chính xác đó chính là thông tin của kế toán quản trị

Tóm lại kế toán quản trị có vai trò như là công cụ phục vụ cho việc hoạch định, kiểm tra đánh giá tình hình thực hiện các mục tiêu, các quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, từ đó có những quyết định hợp lý để điều hành hoạt động ngày càng đạt hiệu quả hơn

1.1.4 Yêu cầu tổ chức hệ thống kế toán quản trị

Khi xây dựng hệ thống kế toán quản trị tại công ty phải đảm bảo các yêu cầu sau:

cấp thông tin phù hợp cho từng đối tượng sử dụng thông tin và phải đảm bảo tính liên thông với hệ thống kế toán tài chính

- Công tác kế toán quản trị phải đáp ứng được yêu cầu quản lý của công ty Cụ thể là phải đáp ứng được yêu cầu lập kế hoạch, tổ chức điều hành, kiểm tra và ra quyết định của nhà quản lý

- Công tác kế toán quản trị phải phù hợp với đặc thù hoạt động kinh doanh của công ty ở hiện tại cũng như trong tương lai

gian cũng như về mặt chi phí

Trang 11

- Phải ứng dụng được công nghệ thông tin trong công tác kế toán quản trị tại công ty

1.1.5 Các phương pháp sử dụng trong kế toán quản trị

Cũng giống như kế toán tài chính, kế toán quản trị sử dụng bốn phương pháp sau:

- Phương pháp chứng từ kế toán: do đặc điểm riêng của kế toán quản trị nên ngoài việc sử dụng các chứng từ theo qui định, kế toán quản trị còn sử dụng nhiều chứng từ nội bộ khác để phục vụ cho việc thu thập, phân loại, xử lý thông tin nhằm cung cấp thông tin đáp ứng cho yêu cầu quản lý công ty

- Phương pháp tài khoản: để phục vụ cho yêu cầu cung cấp thông tin, phục vụ cho yêu cầu quản lý nội bộ tại công ty, kế toán quản trị phải thiết kế một hệ thống tài khoản chi tiết phù hợp với đặc điểm, qui mô hoạt động và yêu cầu quản lý tại công ty

- Phương pháp tính giá: bên cạnh việc cung cấp thông tin phục vụ cho yêu cầu quản lý nội bộ, kế toán quản trị còn cung cấp thông tin về chi phí, giá thành cho kế toán tài chính để lập các báo cáo tài chính cung cấp cho các bộ phận bên ngoài Vì thế, ngoài những phương pháp tính giá đáp ứng yêu cầu cung cấp thông tin trong nội bộ, kế toán quản trị còn phải tuân thủ những nguyên tắc tính giá các yếu tố đầu vào, đầu ra theo các chuẩn mực kế toán hiện hành nhằm đảm bảo được tính trung thực, hợp lý của thông tin trên báo cáo tài chính

- Phương pháp tổng hợp cân đối: phương pháp tổng hợp cân đối được vận dụng trong kế toán quản trị thông qua việc xây dựng các chỉ tiêu trên hệ thống báo cáo kế toán quản trị phải đảm bảo tính tổng hợp và cân đối

- Ngoài ra do đặc thù của kế toán quản trị là cung cấp thông tin cho nhà quản lý, nên kế toán quản trị còn sử dụng thêm những phương pháp như:

ƒ Phương pháp toán học: kế toán quản trị sử dụng phương pháp này thông qua việc trình bày thông tin dưới dạng hàm số, phương trình, đồ thị…để xử lý thông tin phục vụ cho việc ra quyết định

ƒ Phương pháp phân tích chênh lệch: để phục vụ cho công tác kế toán quản trị, kế toán còn sử dụng phương pháp phân tích chênh lệch thông qua việc sử dụng phương pháp so sánh

ƒ Ngoài ra, để phân tích ảnh hưởng của các nhân tố đến đối tượng phân tích, kế toán quản trị còn sử dụng phương pháp thay thế liên hoàn

Trang 12

1.1.6 So sánh kế toán quản trị và kế toán tài chính

Kế toán tài chính và kế toán quản trị có những điểm giống nhau và khác nhau cơ bản sau đây:

- Những điểm giống nhau:

ƒ Cùng phản ánh và giám đốc các đối tượng kế toán trong các tổ chức ƒ Đều quan tâm đến việc lượng hóa thông tin của các sự kiện kinh tế ƒ Cùng sử dụng hệ thống ghi chép ban đầu của kế toán

ƒ Thể hiện trách nhiệm của người quản lý - Những điểm khác nhau:

Bảng 1: sự khác nhau cơ bản của kế toán quản trị và kế toán tài chính

Đặc điểm của thông tin

- Thông tin tài chính và phi tài chính

- Hướng về tương lai - Linh hoạt, thích hợp - Biểu hiện bằng giá trị, hiện vật

- Thông tin tài chính - Phản ánh quá khứ - Cố định

- Biểu hiện dưới hình thái giá trị

việc

Toàn công ty

1.2 Nội dung cơ bản của kế toán quản trị

Để trình bày nội dung của kế toán quản trị, đề tài xin chọn lọc và trình bày những nội dung phù hợp với định hướng và phạm vi nghiên cứu của đề tài, bao gồm các nội dung sau:

ƒ Phân loại chi phí

Trang 13

ƒ Ứng dụng thông tin thích hợp cho việc ra quyết định ƒ Kế toán quản trị và vấn đề quản lý chất lượng sản phẩm

1.2.1 Phân loại chi phí

Để phục vụ cho mục đích quản trị chi phí tại các đơn vị kinh tế, chi phí được phân loại thành nhiều loại theo nhiều tiêu thức khác nhau phù hợp với từng mục đích sử dụng Sau đây là một số cách phân loại chi phí được sử dụng phổ biến trong kế toán quản trị

1.2.1.1 Phân loại chi phí theo chức năng

Theo cách phân loại này, chi phí được chia thành hai loại: chi phí sản xuất và chi phí ngoài sản xuất

Mục đích của việc phân loại này nhằm phục vụ cho công tác lập kế hoạch, kiểm tra và lập báo cáo tài chính

1.2.1.2 Phân loại chi phí theo cách ứng xử của chi phí:

Theo cách phân loại này, chi phí được chia thành chi phí khả biến, chi phí bất biến và chi phí hỗn hợp

- Chi phí khả biến (biến phí): là những chi phí mà tổng giá trị của nó sẽ thay đổi khi mức độ hoạt động thay đổi

- Chi phí bất biến (định phí): là những chi phí mà tổng số của nó không thay đổi khi mức độ hoạt động thay đổi

- Chi phí hỗn hợp: là những chi phí vừa mang yếu tố khả biến vừa mang yếu tố bất biến Nó thường bất biến trong phạm vi hoạt động căn bản, vượt quá mức độ hoạt động căn bản nó thường mang tính khả biến Có ba phương pháp để phân tích chi phí hỗn hợp thành biến phí và định phí đó là: phương pháp cực đại, cực tiểu; phương pháp đồ thị phân tán và phương pháp bình phương bé nhất

Mục đích của việc phân loại này nhằm phục vụ cho việc hoạch định, kiểm soát và ra quyết định của nhà quản lý

1.2.1.3 Chi phí chênh lệch, chi phí cơ hội, chi phí chìm

Chi phí chênh lệch là chi phí có ở phương án này nhưng chỉ có một phần hoặc không có ở phương án kia

thay cho phương án khác

Chi phí chìm: là những chi phí đã phát sinh trong quá khứ và nó không thể tránh được dù lựa chọn bất kỳ phương án nào

Trang 14

Mục đích của việc phân loại này nhằm giúp nhận diện các thông tin thích hợp cho việc ra các quyết định kinh doanh

ƒ Giúp các nhà quản trị ra các quyết định trong các trường hợp đặc biệt Có hai hệ thống tính giá thành sản phẩm: hệ thống tính giá thành theo công việc và hệ thống tính giá thành theo quá trình sản xuất

1.2.2.1 Hệ thống tính giá thành theo công việc ( đơn đặt hàng)

Hệ thống này thường được áp dụng cho các công ty sản xuất theo đơn đặt hàng, phần lớn các sản phẩm phải có một trong các đặc tính sau: được đặt mua trước khi sản xuất, thường không có tính đồng nhất, có giá trị cao, kích thước lớn…Đặc điểm của hệ thống này là ghi chép chi phí theo từng công việc riêng lẻ Đối với các chi phí trực tiếp căn cứ vào chứng từ gốc để ghi, những chi phí chung thì tính toán phân bổ cho các loại sản phẩm, sau đó cộng dồn chi phí của từng loại sản phẩm, công việc để tính giá thành

Chi phí được tập hợp cho từng công việc riêng biệt, nếu công việc nào chưa hoàn thành thì các chi phí trên phiếu công việc đó sẽ là chi phí sản xuất dở dang

Nếu công việc hoàn thành thì tổng chi phí sản xuất phát sinh cho công việc đó lúc này chính là tổng giá thành của sản phẩm hoàn thành

1.2.2.2 Hệ thống tính giá thành sản phẩm theo quá trình sản xuất

Hệ thống tính giá thành sản phẩm theo quá trình sản xuất được áp dụng trong các công ty sản xuất đại trà một loại sản phẩm và quá trình sản xuất đi qua nhiều công đoạn hoặc nhiều phân xưởng khác nhau Do đó chi phí sản xuất thường được theo dõi và tập hợp theo từng phân xưởng

Tùy theo yêu cầu quản lý của công ty, mà đối tượng tính giá thành có thể là bán thành phẩm của từng giai đoạn trung gian và thành phẩm, hoặc thành phẩm ở giai đoạn cuối cùng

Đối với hệ thống tính giá thành này có hai phương pháp tính giá thành sản phẩm:

Trang 15

ƒ Tính giá thành theo phương pháp trung bình

Sản lượng

tương đương =

khối lượng sản phẩm hoàn thành trong kỳ

khối lượng tương đương của sản phẩm dở dang cuối kỳ +

ƒ Tính giá thành theo phương pháp FIFO

Giá thành đơn vị

chi phí dở dang đầu kỳ

chi phí phát sinh trong kỳ Sản lượng tương đương theo

phương pháp trung bình =

+

Sản lượng tương đương

khối lượng tương đương để hoàn thành sản phẩm dở dang đầu kỳ

khối lượng sản phẩm đưa vào sản xuất và hoàn thành trong kỳ

khối lượng tương đương của sản phẩm dở dang cuối kỳ

Giá thành

đơn vị = Sản lượng tương đương theo phương pháp FIFO Tổng chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ

Phương pháp FIFO tính toán phức tạp hơn nhưng nó cho kết qủa chính xác hơn phương pháp trung bình, vì giá thành sản phẩm sản xuất trong mỗi kỳ được tính chỉ dựa trên chi phí sản xuất của từng kỳ đó

1.2.3 Phân tích mối quan hệ chi phí- khối lượng -lợi nhuận (C-V-P)

Phân tích lợi nhuận trong mối quan hệ với khối lượng và chi phí là phương pháp phân tích dựa trên những dữ liệu mang tính dự báo nhằm phục vụ cho việc đưa ra các quyết định quản trị

Để vận dụng được kỹ thuật phân tích C-V-P cần phải hiểu rõ một số khái

niệm sau:

- Số dư đảm phí: là phần còn lại từ doanh thu sau khi trừ chi phí khả biến

(Revenue less variable expenses) Số dư đảm phí là phần dùng để đảm bảo bù đắp cho chi phí bất biến và có lãi (Contribution to fixed cost and profits)

- Tỷ lệ Số dư đảm phí: là tỷ lệ phần trăm giữa số dư đảm phí trên doanh thu

ƒ Xác định nhanh chóng lợi nhuận tăng thêm khi tăng thêm doanh thu hoặc khối lượng tiêu thụ, từ đó giúp lựa chọn phương án kinh doanh tốt nhất

Lợi nhuận tăng thêm = Khối lượng tiêu thụ tăng thêm x số dư đảm phí đơn vị Lợi nhuận tăng thêm = Doanh thu tăng thêm x Tỷ lệ số dư đảm phí

Trang 16

ƒ Lựa chọn kết cấu mặt hàng cần sản xuất kinh doanh để đạt lợi nhuận cao nhất

ƒ Lựa chọn kết cấu chi phí thích hợp nhất cho đơn vị ƒ Ra quyết định về giá bán trong các trường hợp đặc biệt

- Kết cấu chi phí: là mối quan hệ tỉ trọng của biến phí và định phí chiếm

trong tổng chi phí Ở những công ty có định phí chiếm tỷ trọng cao, biến phí chiếm tỷ trọng thấp thì tỷ lệ số dư đảm phí bình quân cao do vậy nếu tăng doanh thu ở những công ty này thì lợi nhuận sẽ tăng với tốc độ nhanh Ngược lại nếu doanh thu giảm thì lợi nhuận sẽ giảm rất lớn Kết cấu chi phí như thế nào là tốt cho một công ty, phụ thuộc vào tình hình doanh thu hay khả năng tăng doanh thu trong tương lai của công ty.

- Đòn bẩy kinh doanh: thể hiện mối quan hệ giữa tốc độ tăng doanh thu và

tốc độ tăng lợi nhuận Độ lớn của đòn bẩy kinh doanh phụ thuộc vào tỷ lệ định phí trong tổng chi phí Đòn bẩy kinh doanh lớn khi công ty có tỷ lệ định phí cao hơn tỷ lệ biến phí trong tổng chi phí Ngược lại, công ty có tỷ lệ biến phí cao hơn tỷ lệ định phí trong tổng chi phí thì đòn bẩy kinh doanh của công ty sẽ nhỏ

Độ lớn của đòn bẩy kinh doanh chỉ ra mức độ nhạy cảm của lợi nhuận trước sự thay đổi của doanh thu, chỉ cần một mức tăng nhỏ của doanh thu sẽ dẫn đến mức tăng rất lớn về lợi nhuận

- Phân tích điểm hòa vốn: thông qua số dư đảm phí, tỉ lệ số dư đảm phí và

định phí, ta xác định được sản lượng hòa vốn và doanh thu hoà vốn Việc xác định điểm hoà vốn giúp các nhà quản trị xác định được vùng lãi, vùng lỗ của công ty

Sản lượng tiêu thụ để đạt mức lợi nhuận mong muốn

Tỷ lệ số dư đảm phí =

Trang 17

- Phân tích kết cấu hàng bán: là xem xét doanh thu từng mặt hàng so với

tổng doanh thu của các mặt hàng bán ra Mỗi loại sản phẩm có tỷ lệ số dư đảm phí khác nhau Do vậy đối với các công ty kinh doanh nhiều mặt hàng thì việc thay đổi kết cấu hàng bán, sẽ ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của công ty theo chiều hướng có lợi hoặc không có lợi Nếu kết cấu hàng bán thay đổi theo hướng tăng tỷ trọng doanh thu của những sản phẩm có tỷ lệ số dư đảm phí cao, đồng thời giảm tỷ trọng doanh thu của những mặt hàng có tỷ lệ số dư đảm phí thấp, sẽ làm tỷ lệ số dư đảm phí bình quân tăng, doanh thu hòa vốn giảm, lợi nhuận tăng và ngược lại

ƒ Dự toán tiêu thụ được lập nhằm xác định doanh thu trong kỳ dự toán trên cơ sở khối lượng sản phẩm tiêu thụ ước tính và đơn giá bán Khối lượng sản phẩm tiêu thụ ước tính được xác định dựa vào các yếu tố về tình hình tiêu thụ kỳ trước, các đơn đặt hàng kỳ trước chưa thực hiện xong, dự báo về nhu cầu tiêu thụ của xã hội, tình hình cạnh tranh… ƒ Dự toán sản xuất được lập để xác định số lượng sản phẩm sản xuất

đáp ứng yêu cầu tiêu thụ và tồn kho thành phẩm cuối kỳ

ƒ Dự toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, dự toán chi phí nhân công trực tiếp và dự toán chi phí sản xuất chung được lập nhằm dự toán chi phí bỏ ra cho quá trình sản xuất và lượng tiền cần thiết chi ra cho quá trình này

ƒ Dự toán tồn kho thành phẩm được lập nhằm xác định giá thành sản xuất đơn vị, giá trị thành phẩm tồn kho cuối kỳ

Trang 18

ƒ Dự toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp nhằm xác định các khoản mục chi phí phát sinh ngoài quá trình sản xuất trong kỳ dự toán và lượng tiền chi ra cho quá trình này

Sau khi các dự toán trên được lập, kế toán tiến hành lập dự toán tiền, dự toán báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và dự toán bảng cân đối kế toán

ƒ Dự toán tiền được lập nhằm đảm bảo cân đối thu chi tiền, xác định lượng tiền thừa, thiếu trong từng thời kỳ của kỳ dự toán, từ đó giúp cho việc lập kế hoạch vay, trả nợ vay, đầu tư vốn…

ƒ Dự toán báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh cung cấp thông tin về doanh thu, chi phí và kết quả hoạt động kinh doanh vào cuối kỳ dự toán nếu mọi việc diễn ra đúng dự kiến

ƒ Dự toán bảng cân đối kế toán cung cấp thông tin về tình hình tài sản, nguồn vốn của công ty vào cuối kỳ dự toán nếu mọi việc diễn ra đúng dự kiến

1.2.5 Kế toán đánh giá trách nhiệm quản lý

Kế toán trách nhiệm quản lý là một hệ thống thông tin nhằm cung cấp thông tin liên quan đến các trung tâm trách nhiệm trong tổ chức, thông qua việc ghi nhận, đo lường kết quả hoạt động của từng bộ phận, trên cơ sở đó lập các báo cáo thực hiện phục vụ cho việc đánh giá trách nhiệm quản lý của các nhà quản lý các bộ phận trong công ty

Xác lập các trung tâm trách nhiệm: việc xác lập các trung tâm trách nhiệm liên quan đến các vấn đề phân quyền Trung tâm trách nhiệm là một bộ phận trong một tổ chức mà các nhà quản lý của nó chịu trách nhiệm đối với các kết quả hoạt động của chính bộ phận do mình quản lý Trong một tổ chức kinh tế thường có bốn trung tâm trách nhiệm: trung tâm chi phí, trung tâm doanh thu, trung tâm lợi nhuận và trung tâm đầu tư

Mục tiêu quan trọng của hệ thống kế toán trách nhiệm là thúc đẩy các nhà quản lý hướng đến mục tiêu chung của tổ chức Tiêu chuẩn chính để đánh giá tính hiệu quả của sự đo lường thành quả của các nhà quản lý trung tâm trách nhiệm là mức độ hướng đến mục tiêu chung của họ

Công cụ để đánh giá trách nhiệm quản lý là: báo cáo thành quả của các trung tâm trách nhiệm Ngoài ra đối với trung tâm đầu tư, còn sử dụng chỉ tiêu tỷ lệ hoàn vốn đầu tư (ROI) và thu nhập thặng dư (RI) để đánh giá

Trang 19

- Báo cáo thành quả chỉ ra kết quả tài chính chủ yếu theo dự toán và theo thực tế, phù hợp với từng loại trung tâm trách nhiệm liên quan Báo cáo thành quả cũng chỉ ra chênh lệch giữa dự toán và thực tế đối với các khoản mục được trình bày trên báo cáo Dữ liệu trong báo cáo thành quả sau khi đã loại trừ doanh thu và chi phí không kiểm soát được, sẽ cung cấp thông tin giúp các nhà quản trị sử dụng để đánh giá trách nhiệm quản lý đối với các trung tâm trách nhiệm, kiểm soát các hoạt động của tổ chức một cách có hiệu quả

1.2.6 Định giá sản phẩm

Chi phí đóng vai trò quan trọng trong việc định giá sản phẩm Vì nó cung cấp cho nhà quản trị một cái nền hay nói cách khác là một mức giá tối thiểu để từ đó nhà quản trị đưa ra mức giá bán thích hợp

1.2.6.1 Định giá theo phương pháp toàn bộ

Định giá theo phương pháp toàn bộ là dựa vào cách phân loại chi phí theo chức năng hoạt động, giá bán được xác định như sau:

Chi phí nền bao gồm: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung

Số tiền tăng thêm được xác định như sau:

Giá bán sản phẩm = chi phí nền + số tiền tăng thêm

Số tiền tăng thêm = % số tiền tăng thêm x chi phí nền

% số tiền tăng thêm =

Chi phí bán hàng

số lượng sản phẩm sản xuất x chi phí nềnChi phí

quản lý

+ + Mức hoàn vốn mong muốn

1.2.6.2 Định giá theo phương pháp trực tiếp

Định giá bán theo phương pháp trực tiếp là dựa vào cách phân loại chi phí theo cách ứng xử của chi phí, giá bán của sản phẩm được xác định như sau:

Giá bán sản phẩm = chi phí nền + số tiền tăng thêm

Chi phí nền bao gồm: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, biến phí sản xuất chung, biến phí bán hàng và quản lý

Trang 20

Số tiền tăng thêm được xác định như sau:

Số tiền tăng thêm = % số tiền tăng thêm x chi phí nền

% số tiền tăng thêm = Mức hoàn vốn mong muốn + tổng chi phí bất biếnsố lượng sản phẩm sản xuất x chi phí nền

Việc định giá sản phẩm theo phương pháp trực tiếp cung cấp nhiều thông tin cho nhà quản lý hơn phương pháp định giá sản phẩm theo phương pháp toàn bộ trong việc ra các quyết định

1.2.6.3 Định giá trong các trường hợp đặc biệt

Trong kinh doanh nhiều lúc công ty phải đưa ra các quyết định về giá trong các trường hợp đặc biệt như: khách hàng đặt hàng một lần với một giá đặc biệt trong điều kiện công ty dư thừa năng lực sản xuất, hoạt động trong điều kiện kinh doanh khó khăn, phải đương đầu với đối thủ cạnh tranh mạnh, phải đấu thầu để giành hợp đồng…

Để định giá bán trong các trường hợp đặc biệt, công ty sử dụng cách tính trực tiếp mà không sử dụng cách tính toàn bộ vì nó cung cấp nhiều thông tin chi tiết hơn, cung cấp một sườn linh hoạt của giá nhằm giúp nhà quản trị đưa ra quyết định về giá một cách nhanh chóng trong các trường hợp đặc biệt

1.2.7 Thông tin thích hợp cho việc ra quyết định

Việc lựa chọn thông tin thích hợp là điều cần thiết nhằm rút ngắn quá trình xử lý thông tin, cung cấp thông tin kịp thời cho việc ra các quyết định Mặc khác, nó giúp cho nhà quản lý tập trung vào những vấn đề chính cần giải quyết và tránh đưa ra những quyết định sai lầm

Để có thông tin thích hợp phục vụ cho việc ra các quyết định, kế toán quản trị phải nhận diện được thông tin thích hợp

ƒ Bước 1: tập hợp tất cả các thông tin có liên quan đến các phương án đang xem xét

ƒ Bước 2: loại bỏ những thông tin không thích hợp cho việc ra quyết định đó là chi phí chìm và những khoản thu và chi như nhau giữa các phương án

ƒ Bước 3: Những thông tin còn lại là những thông tin thích hợp phục vụ cho việc ra quyết định

Trang 21

Ứng dụng thông tin thích hợp để lựa chọn các phương án kinh doanh trong các tình huống như sau:

ƒ Nên tiếp tục sản xuất, kinh doanh hay loại bỏ một bộ phận nào đó ƒ Quyết định sản xuất hay mua ngoài

ƒ Quyết định thay thế thiết bị sản xuất ƒ Quyết định cho thuê hay bán

ƒ Quyết định nên bán hay tiếp tục sản xuất

ƒ Quyết định trong điều kiện bị giới hạn về năng lực sản xuất

1.3 Kế toán quản trị và vấn đề quản lý chất lượng sản phẩm

Trong quá trình hoạt động kinh doanh, công ty nào cũng đề ra mục tiêu kiểm soát chi phí Nhược điểm của hệ thống kiểm soát chi phí của kế toán quản trị là không đề cập đến vấn đề chất lượng sản phẩm Vì thế để hệ thống kiểm soát của công ty được hoàn thiện, tất yếu công ty cần phải xây dựng một hệ thống quản lý chất lượng

1.3.1 Giới thiệu sơ lược về hệ thống quản lý chất lượng 6 sigma

- Quan điểm về chất lượng

Quan điểm về chất lượng được trình bày tóm tắt như sau:

- Mục tiêu của hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn 6 sigma là:

ƒ Giảm "sai biệt", xem "sai biệt" là kẻ thù của sự hài lòng của khách hàng “Sai biệt” ở đây được hiểu là sự sai lệch giữa chất lượng thực tế của sản phẩm và chất lượng được chọn làm tiêu chuẩn

ƒ Phải cung cấp sản phẩm hay dịch vụ tốt hơn, nhanh hơn với giá thấp hơn đối thủ cạnh tranh Phải thường xuyên và liên tục giảm sai biệt để đưa sản phẩm về "chuẩn" quy định

ƒ Mục tiêu cụ thể của hệ thống quản lý này là đạt đến 3 sản phẩm hỏng trên một triệu sản phẩm được sản xuất ra

- Nội dung chủ yếu của hệ thống quản lý chất lượng 6 sigma

Trang 22

Quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn 6 sigma là hệ thống các phương pháp nhằm tạo ra một cách kinh tế hàng hoá, dịch vụ có chất lượng đáp ứng được yêu cầu của người sử dụng Hệ thống quản lý chất lượng 6 sigma rất đặt nặng các phương pháp thống kê, cụ thể hệ thống này đo lường tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm dựa trên độ lệch chuẩn sigma

Để thực hiện quản lý chất lượng một cách hiệu quả, tất cả thành viên của công ty như: người kinh doanh, người quản lý, người giám sát, người thực hiện cần phải tham gia và hợp tác với nhau trên tất cả các mặt hoạt động của công ty như điều tra thị trường, nghiên cứu phát triển, lập kế hoạch sản phẩm, thiết kế, chuẩn bị sản xuất, thu mua, sản xuất, kiểm tra, bán hàng, dịch vụ sau bán cũng như các vấn đề tài chính, nhân sự, đào tạo…

mà phải mang tính nhất quán, có tổ chức, căn cứ vào mục tiêu của công ty Hoạt động quản lý chất lượng không chỉ ở bộ phận sản xuất mà còn mở rộng cả đối vối các bộ phận kế hoạch, phát triển, thiết kế hay bộ phận kinh doanh, dịch vụ và bộ phận kế toán quản trị

Quản lý chất lượng bắt đầu bằng huấn luyện và kết thúc trong huấn luyện Huấn luyện, đào tạo được tổ chức thường xuyên cho các nhà quản lý cấp cao, quản lý cấp trung gian và công nhân

Cải tiến hiện trường là hoạt động đầu tiên các công ty thường làm để xây dựng nền móng căn bản trong quá trình quản lý chất lượng, và nhiều công ty đã chọn hoạt động “5S” là bước đầu tiên trong quá trình cải tiến

(Xin tham khảo phụ lục 01: nội dung của hoạt động 5S)

Hệ thống quản lý chất lượng 6 sigma phải giải quyết được 6 nhiệm vụ lớn tại nơi làm việc như sau:

(bao gồm chất lượng hàng hoá, chất lượng dịch vụ, chất lượng công việc)

Trang 23

Các công cụ sử dụng chủ yếu trong hệ thống quản lý chất lượng 6 sigma bao gồm:

- 7 công cụ quản lý chất lượng (được gọi là phương pháp Q7) ƒ Bảng kiểm tra

ƒ Biểu đồ Pareto ƒ Biểu đồ nguyên nhân ƒ Đồ thị

ƒ Sơ đồ phân tán ƒ Biểu đồ Histogram ƒ Biểu đồ quản lý

- Triển khai hoạt động “5S”

- Ứng dụng các phương pháp thống kê - Đề cao việc quản lý ở hiện trường

- Sử dụng các phần mềm: SPC KISS, DOE KISS, Multisim, Minitab

1.3.2 Tiếp cận hệ thống quản lý chất lượng 6 sigma ở góc độ kế toán quản trị

1.3.2.1 Điểm giống nhau và khác nhau giữa hệ thống quản lý chất lượng và hệ thống kế toán quản trị

- Điểm giống nhau

ƒ Cả hai hệ thống đều cung cấp những dữ kiện giúp các nhà quản lý ra quyết định điều hành sản xuất kinh doanh

ƒ Cả hai hệ thống đều hướng đến việc thúc đẩy hoàn thành mục tiêu chung của tổ chức là giảm chi phí, tăng chất lượng sản phẩm, tăng hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh

ƒ Cả hai hệ thống đều hướng đến việc nâng cao trình độ người lao động và cải tiến tình trạng máy móc thiết bị

- Những điểm khác nhau cơ bản

Trang 24

ƒ Mặc dù cả hai hệ thống đều cung cấp thông tin cho việc ra quyết định Tuy nhiên hệ thống quản lý chất lương 6 sigma ít quan tâm về mặt giá trị mà chủ yếu quan tâm đến mặt số lượng, vì vậy thông tin thường bị khiếm khuyết trong quá trình ra quyết định

ƒ Hệ thống quản lý chất lượng 6 sigma gần gũi với tập thể người lao động hơn trong khi đó hệ thống kế toán quản trị chủ yếu gắn liền với bộ phận quản lý

ƒ Hệ thống quản lý chất lượng 6 sigma đi sâu vào cải tiến hiện trường, cải tiến chất lượng sản phẩm, tức là quan tâm chủ yếu đến bộ phận sản xuất Hệ thống kế toán quản trị tiếp cận vấn đề chất lượng thông qua các công cụ tài chính và phi tài chính

ƒ Hệ thống quản lý chất lượng 6 sigma chủ yếu xem xét các thông trong quá khứ, còn hệ thống kế toán quản trị chủ yếu xem xét các thông tin mang tính tương lai

1.3.2.2 Mối quan hệ giữa hệ thống quản lý chất lượng 6 sigma và hệ thống kế toán quản trị

- Mỗi hệ thống có thế mạnh riêng, hệ thống quản lý chất lượng có thế mạnh về cải tiến và quản lý hiện trường vì thế các dữ liệu, tài liệu liên quan đến những gì đang xảy ra ở hiện trường, cần cải tiến vấn đề gì, số lượng sản phẩm hỏng thì hệ thống quản lý chất lượng sẽ cung cấp cho bộ phận kế toán quản trị ngược lại kế toán quản trị sẽ cung cấp cho hệ thống quản lý chất lượng các thông tin về quá trình sản xuất kinh doanh như: các thông tin về chi phí sản xuất, tình hình tồn kho, giá thành sản phẩm, tình hình tiêu thụ, hàng bị trả lại, số lần khiếu nại của khách hàng…

Khi xây dựng hệ thống kế toán quản trị cũng như khi xây dựng hệ thống quản lý chất lượng, phải chú ý kết hợp những điểm mạnh của mỗi hệ thống để tiết kiệm thời gian, chi phí và phát huy tối đa sức mạnh của mỗi hệ thống

- Trong hệ thống quản lý chất lượng 6 sigma, mục tiêu hàng đầu là nâng cao chất lượng sản phẩm và giảm thiểu tối đa số lượng phế phẩm Việc theo dõi quá trình sản xuất bằng hiện vật thì hệ thống quản lý chất lượng làm rất tốt, còn về tính toán thiệt hại hoặc tiết kiệm được bao nhiêu tiền, thì chỉ dựa vào ước lượng hoặc dựa vào quy tắc kinh nghiệm Điều này sẽ dẫn đến các quyết định kém tính chính

Trang 25

xác Chính vì thế nên hệ thống quản lý chất lượng 6 sigma cần sự hỗ trợ của hệ thống kế toán quản trị trong việc xác định chi phí cho vấn đề chất lượng, tính toán các thiệt hại hoặc tiết kiệm bằng giá trị Ngược lại hệ thống kế toán quản trị sẽ sử dụng các dữ liệu được cung cấp từ hệ thống quản lý chất lượng để phục vụ cho công việc của mình để tiết kiệm thời gian và nhân lực

1.3.2.3 Tiếp cận hệ thống quản lý chất lượng 6 sigma ở góc độ kế toán quản trị

Kế toán quản trị đề cập đến vấn đề quản lý chất lượng thông qua công cụ tài chính đó là chi phí chất lượng

Chi phí chất lượng: được xem như là những chi phí phát sinh do việc không

áp dụng hệ quản lý chất lượng toàn diện (TQC – total quality control) Chi phí chất lượng được phân thành 4 nhóm sau:

1 Chi phí phòng ngừa 2 Chi phí cho sự đánh giá

3 Chi phí cho những sự cố trong sản xuất

4 Chi phí cho những sự cố sau khi tiêu thụ sản phẩm

- Chi phí phòng ngừa là chi phí của các hoạt động được thiết kế đặc biệt để ngăn ngừa sản phẩm chất lượng kém bao gồm: triển khai thiết kế và phát triển sản phẩm, xem xét tiến trình chất lượng thiết kế, kiểm tra các chỉ tiêu thiết kế, thử nghiệm tại chỗ, đánh giá nhà cung cấp, lập kế hoạch chất lượng nhà cung cấp, huấn luyện về chất lượng cho công nhân, cải tiến chất lượng

- Chi phí cho sự đánh giá là các chi phí liên quan đến đo lường, đánh giá và kiểm tra sản phẩm để bảo đảm sản phẩm phù hợp với tiêu chuẩn và chất lượng yêu cầu Liên quan đến chi phí này bao gồm các loại chi phí sau: chi phí đánh giá việc mua hàng, kiểm tra việc nhận hàng và kiểm hàng, chi phí đánh giá sản xuất, kiểm định chất lượng sản phẩm, đánh giá tại nơi sản xuất, đánh giá bên ngoài

- Chi phí cho những sự cố trong sản xuất là chi phí phát sinh trước khi sản phẩm được chuyển đi bao gồm: chi phí do thay đổi thiết kế, chi phí mua hàng hư hỏng, chi phí thay thế nguyên vật liệu đã mua, thất thoát nguyên vật liêu không kiểm soát được, chi phí hư hỏng trong sản xuất, tiến hành khắc phục và kiểm tra nguyên liệu, phân tích sai lầm và sửa sai, chi phí kiểm tra và kiểm tra lại Trong tất cả các khoản

Trang 26

chi phí trên thì khoản thất thoát nguyên vật liệu không kiểm soát được là lớn nhất và xuất phát từ nhược điểm của hệ thống kế toán hiện tại của công ty là áp dụng phương pháp kiểm kê định kỳ để quản lý hàng tồn kho

- Chi phí cho những sự cố sau khi tiêu thụ sản phẩm là chi phí phát sinh sau khi sản phẩm được chuyển đi bao gồm: điều tra sự phàn nàn của khách hàng, hàng hóa bị trả lại, thay thế hàng hóa khác, chi phí cho việc thu hồi, phạt, mất uy tính với khách hàng

Trong bốn nhóm chi phí nêu trên, chi phí phòng ngừa đóng vai trò quan trọng nhất Vì nếu công ty tập trung đầu tư vào chi phí phòng ngừa sẽ giảm được sản phẩm hỏng, khi đó ba nhóm chi phí còn lại trong chi phí chất lượng sẽ giảm theo Thêm vào đó, khi công ty giảm được hàng hư, đặc biệt là giảm được hàng hư sau khi tiêu thụ, sẽ giúp công ty nâng cao uy tín, giảm chi phí cơ hội (do không thâm nhập được thị trường, bị đối thủ cạnh tranh giành đơn đặt hàng, mất uy tín với khách hàng…)

Ngoài ra, kế toán quản trị còn tiếp cận vấn đề chất lượng thông qua các công cụ phi tài chính như: đánh giá chất lượng nhà cung cấp, đánh giá chất lượng trong dây chuyền sản xuất, đánh giá chất lượng dựa vào khách hàng

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Trong chương này, luận văn đã nêu ra được sự cần thiết của kế toán quản trị trong quá trình quản lý, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, nhất là trong môi trường kinh doanh mang tính cạnh tranh toàn cầu như hiện nay

Luận văn cũng đi sâu nghiên cứu những nội dung cơ bản của kế toán quản trị bao gồm: việc phân loại chi phí, kế toán giá thành sản phẩm, phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận, lập dự toán ngân sách, kế toán đánh giá trách nhiệm quản lý, định giá sản phẩm và thông tin thích hợp cho việc ra các quyết định Đặc biệt, luận văn đã nêu ra được cách tiếp cận hệ thống quản lý chất lượng 6 sigma ở góc độ kế toán quản trị và mối quan hệ giữa hai hệ thống này

Tất cả những vấn đề nghiên cứu nêu trên là cơ sở lý luận để luận văn xác lập nội dung, đưa ra các giải pháp cụ thể, cho việc xây dựng hệ thống kế toán quản trị tại công ty Samyang Việt Nam

Trang 27

Chương 2: THỰC TRẠNG HỆ THỐNG KẾ TOÁN QUẢN TRỊ TẠI CÔNG TY SAMYANG VIỆT NAM

2.1 Giới thiệu về công ty Samyang Việt Nam

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty SamYang Việt Nam

Công Ty TNHH Samyang Việt Nam là công ty 100% vốn nước ngoài của Hàn Quốc được thành lập tại Việt Nam ở địa chỉ: xã Trung An huyện Củ Chi với thời gian hoạt động là 30 năm theo giấy phép đầu tư số 1031/ GP ngày 04 tháng 11 năm 1994 Công ty thuộc sở hữu của công ty TNHH Samyang Tongsang thành lập tại Hàn Quốc

Hoạt động chính của công ty là sản xuất và xuất khẩu giày thể thao mang nhãn hiệu Nike Công ty chỉ có một khách hàng duy nhất là công ty TNHH Samyang Tongsang ở Hàn Quốc và giao hàng đến các nước trên thế giới theo sự chỉ định của công ty TNHH Samyang Tongsang Mặc dù về mặt pháp lí, hợp đồng mua bán sản phẩm được ký giữa công ty mẹ và công ty Samyang Việt Nam, nhưng khách hàng thực sự của công ty Samyang Việt Nam là công ty Nike In-house Incorporation

Sau hơn 10 năm hoạt động công ty luôn mở rộng qui mô sản xuất và đến hiện nay có 8 phân xưởng sản xuất và hơn 6.000 công nhân Bên cạnh đó công ty còn có một hệ thống các công ty gia công cho công ty như: công ty TNHH Kyung Nam Việt Nam, công ty TNHH Sam-A Việt Nam, công ty TNHH Sam-Ho VINA, công ty TNHH 99 VINA, công ty TNHH Hong Won, công ty TNHH Dong Hae, công ty TNHH SX TM XNK Triệu Cơ

2.1.2 Những thách thức công ty đang đối đầu hiện nay

Hiện nay do có một số lượng lớn công ty nước ngoài đầu tư trên địa bàn huyện Củ Chi, nên số lượng lao động phổ thông ở đây trở nên khan hiếm Bên cạnh đó, các công ty mới thành lập trả lương cao hơn làm cho một số lượng lớn công nhân có tay nghề di chuyển từ công ty Samyang sang các công ty này Điều này làm cho công ty Samyang thiếu hụt một lượng lớn lao động và phải mất thời gian, chi phí đào tạo lại công nhân

Bên cạnh việc khó khăn về lao động, công ty Samyang Việt Nam hiện đang đối đầu với thách thức lớn trong việc giúp công ty mẹ cạnh tranh để có đơn đặt hàng từ công ty Nike In-house Incorporation Mặc dù việc đấu thầu giành đơn đặt hàng

Trang 28

được thực hiện bởi công ty mẹ nhưng thông tin về giá thành được lấy từ công ty Samyang Việt Nam Ngoài ra chất lượng sản phẩm do công ty Samyang Việt Nam chịu trách nhiệm trong quá trình sản xuất Như vậy thực chất công ty mẹ chỉ là người đại diện cho công ty Samyang Việt Nam đấu thầu mà thôi

Công ty Nike In-house Incorporation có một hệ thống các nhà cung cấp sản phẩm ở hầu hết các nước trên thế giới Chỉ xét ở Việt Nam, ngoài công ty Samyang Việt Nam, còn có nhiều đối thủ cạnh tranh sản xuất hàng cho Nike như: công ty Taekwang Vina, công ty TNHH Pouchen Vina, công ty TNHH Changshin Vina, công ty TNHH Dona Pacific Vina, công ty TNHH Dona Victor Vina, công ty TNHH ChingLuu Vina, công ty TNHH Deashoe Vina Trong các công ty này, có công ty có qui mô lớn gấp ba công ty Samyang và có qui trình công nghệ tiên tiến hơn công ty Samyang đó là công ty TNHH Pouchen Vina Trước những thách thức này, công ty luôn tìm cách cải tiến quá trình sản xuất, nâng cao kỷ năng của công nhân nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành sản phẩm để có được đơn đặt hàng từ công ty Nike In-house Incorporation Sự canh tranh khốc liệt giữa các công ty này vừa tạo ra sự khó khăn nhưng cũng vừa tạo ra động lực phát triển cho các công ty

2.2 Đặc điểm quá trình sản xuất tại công ty Samyang Việt Nam

Công ty Nike In-house Incorporation đặt hàng ở công ty mẹ là công ty Samyang Tongsang, sau đó công ty mẹ sản xuất mẫu và gởi cùng đơn đặt hàng cho công ty Samyang Việt Nam, để sản xuất và giao hàng đi các nước trên thế giới theo sự chỉ định ban đầu của công ty Nike In-house Incorporation

Hoạt động của công ty là sản xuất ra giày thể thao mang nhãn hiệu Nike và xuất khẩu đến các nước trên thế giới Hầu hết các nguyên vật liệu dùng cho sản xuất đều được nhập khẩu từ nước ngoài Sau khi nguyên liệu nhập khẩu về sẽ được nhập kho, xử lý để chuẩn bị cho quá trình sản xuất Quá trình sản xuất sản phẩm bao gồm 3 công đoạn lớn là tạo đế giày, tạo mũ giày và công đoạn ráp Công đoạn tạo đế giày bao gồm các bộ phận: tạo đế ngoài (outsole), đế giữa (midsole), đế lót (innersole) và bộ phận dán Bộ phận dán sẽ dán đế ngoài và đế giữa lại với nhau Công đoạn tạo mũ giày bao gồm các bộ phận: cắt, may Sau khi đế giày và mũ giày được kiểm tra đạt yêu cầu sẽ được chuyển sang công đoạn ráp để tạo thành giày thành phẩm

Quá trình sản xuất ra sản phẩm giày trải qua nhiều công đoạn, nhiều bộ phận sản xuất nên có nhiều cấp trung gian trong quá trình quản lí Việc điều hành sản

Trang 29

xuất ở đây còn mang nặng tính “gia đình” chưa thể hiện được trình độ quản lí của một tập đoàn Còn nhiều hoạt động mang tính chất tự phát chưa có sự thống nhất từ cấp trên xuống cấp dưới

Sơ đồ 1: sơ đồ qui trình sản xuất kinh doanh

Kho vật tư (Material)

Xưởng roll (trộn cao su)

Xưởng ép (Outsole press: ép đế ngoài)

Đế ngoài đạt yêu cầu

Xưởng ráp (Lasting) (Ráp giày thành phẩm) Xưởng PU

(trộn hóa chất, đếgiữa)

Đế giữa đạt yêu cầu

Dán đế dán đạt yêu cầu

Xưởng cắt (cuting) (vải da)

Mũ giày đạt yêu cầu Xưởng may

(Stitching) May thành hình

dạng mũi giày

Ráp giày đạt yêu cầu Đóng gói (Packing) Kho thành phẩm (Good ware House) Xuất kho Xưởng dán

(Stockfitching)

2.3 Tổ chức kế toán quản trị tại công ty Samyang Việt Nam

Bộ phận kế toán trong công ty chủ yếu thực hiện các công việc của kế toán tài chính Các số liệu báo cáo chủ yếu phục vụ cho các đối tượng bên ngoài, thông qua các báo cáo theo yêu cầu của cơ quan nhà nước Công ty không có tổ chức riêng bộ phận kế toán quản trị Bộ phận kế toán tài chính hiện nay tại công ty có thực hiện một số công việc có liên quan đến kế toán quản trị Do không được tổ chức một cách có hệ thống, nên các báo cáo kế toán quản trị được thực hiện theo yêu cầu của nhà quản lý và không được báo cáo mang tính hệ thống, khi các nhà quản lí có nhu cầu thì các báo cáo này mới được lập

Một đặc điểm mà cũng chính là nhược điểm của hệ thống kế toán tại công ty Samyang là sử dụng phương pháp kiểm kê định kỳ để theo dõi hàng tồn kho Do hạn chế của phương pháp này là không theo dõi nguyên vật liệu xuất kho dùng trực tiếp cho sản xuất sản phẩm Vì thế công tác tính giá thành ở công ty còn nhiều hạn chế như: không tính được giá thành thực tế theo từng loại sản phẩm, thất thoát

Trang 30

nguyên vật liệu không kiểm soát được… dẫn đến giá thành không chính xác Điều này làm ảnh hưởng đến việc xác định kết quả hoạt động kinh doanh trong kỳ Mặc khác, kế toán không cung cấp được thông tin kịp thời cho các nhà quản trị trong quá trình ra quyết định

2.3.1 Tổ chức bộ máy kế toán

Tổ chức bộ máy kế toán: bộ máy kế toán ở công ty được tổ chức theo mô hình kế toán tập trung

Nhiệm vụ của bộ máy kế toán:

ƒ Thực hiện công tác kế toán theo đúng quy định của nhà nước

ƒ Lập các báo cáo kế toán theo quy định và kiểm tra tính chính xác của các báo cáo do các phòng ban khác lập

Cơ cấu bộ máy kế toán: bao gồm 1 kế toán trưởng và 7 nhân viên kế toán ƒ Kế toán tổng hợp: 1 người

ƒ Kế toán doanh thu, công nợ: 1 người ƒ Kế toán giá thành: 1 người

ƒ Kế toán vật tư: 2 người ƒ Kế toán tiền: 1 người

ƒ Kế toán tài sản cố định: 1 người

Sơ đồ 2: sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán

Kế toán trưởng

Kế toán tổng

Kế toán doanh thu, công nợ

Kế toán giá thành

Kế toán vật tư Kế toán

tiền

Kế toán tài sản cố định

Các nhân viên trong phòng kế toán hỗ trợ lẫn nhau trong công việc Hàng ngày khi có nghiệp vụ kinh tế phát sinh, kế toán sẽ lên phiếu chi và nhập dữ liệu vào máy tính Cuối quí, kế toán lập các báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trong kỳ theo qui định của Bộ Tài Chính

Trang 31

Ngoài ra, kế toán tổng hợp, kế toán vật tư, kế toán tài sản cố định còn lập một số báo cáo có liên quan đến kế toán quản trị bao gồm báo cáo hàng tồn kho theo từng loại, báo cáo giá thành theo từng loại, báo cáo chi phí theo yếu tố chi phí

2.3.2 Tổ chức hệ thống chứng từ

Ngoài các chứng từ qui định theo quyết định 1141TC/QĐ/CĐKT ngày 01/11/1995, công ty còn sử dụng các chứng từ luân chuyển trong nội bộ như: phiếu yêu cầu vật tư, phiếu luân chuyển sản phẩm giữa các phân xưởng, phiếu theo dõi hàng hư, phiếu kiểm tra sản phẩm tồn cuối chuyền, phiếu điều tra nguyên nhân gây ra hàng hư Các chứng từ này chủ yếu phục vụ cho kế toán quản trị trong việc theo dõi, quản lý sản xuất tại các phân xưởng

2.3.3 Tổ chức hệ thống tài khoản

Chủ yếu sử dụng tài khoản theo qui định của Bộ Tài Chính và có chi tiết theo các khoản mục Hệ thống tài khoản hiện tại ở công ty chủ yếu phục vụ cho kế toán tài chính, công ty không tổ chức tài khoản phục vụ cho kế toán quản trị

(Xin tham khảo phụ lục 02: hệ thống tài khoản đang được sử dụng tại công ty) 2.3.4 Tổ chức hệ thống sổ sách kế toán

Do công ty chưa quan tâm nhiều đến công tác kế toán quản trị, nên các sổ sách kế toán tại công ty chủ yếu phục vụ cho kế toán tài chính Công ty sử dụng hình thức sổ kế toán theo hình thức: “nhật ký chung” bao gồm sổ nhật ký chung, sổ cái tổng hợp và sổ cái chi tiết theo dõi về tài sản, doanh thu và công nợ, chi phí sản xuất, chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp Công ty không sử dụng các loại nhật ký thu, chi, mua, bán

Công ty có mở sổ chi tiết chi phí theo dõi từng khoản mục phát sinh để phục vụ cho công tác kế toán quản trị Ví dụ minh họa về mẫu sổ cái chi tiết chi phí tại

công ty (tham khảo phụ lục 03 bảng 01)

(xin tham khảo phụ lục 03 bảng 02: danh mục các sổ cái chi tiết đang được sử dụng tại công ty)

2.3.5 Tổ chức hệ thống báo cáo kế toán

Báo cáo kế toán là sản phẩm đầu ra của qui trình kế toán Ngoài hệ thống báo cáo tài chính theo qui định của nhà nước bao gồm:

Trang 32

Kế toán công ty còn sử dụng các báo cáo phục vụ việc quản trị nội bộ như:

- Báo cáo về giá thành theo từng loại sản phẩm của những sản phẩm tồn kho cuối kỳ Báo cáo này được lập hàng quí Mục đích của báo cáo này là nhằm xác định chi phí nguyên vật liệu nằm trong sản phẩm tồn kho cuối kỳ để từ đó xác định giá trị nguyên vật liệu nằm trong giá vốn hàng bán (vì công ty chỉ tính giá thành theo từng loại sản phẩm tồn kho cho khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp mà thôi)

(xem phụ lục 04: báo cáo giá thành theo từng loại sản phẩm)

- Báo cáo hàng hư: báo cáo này được lập hàng tháng theo từng bộ phận Mục đích của báo cáo này nhằm giúp các nhà quản lý biết được số lượng, chi phí hàng hư ở bộ phận do mình quản lý

(xem phụ lục 05: báo cáo hàng hư)

- Báo cáo luân chuyển sản phẩm giữa các bộ phận: báo cáo này được các phân xưởng lập hàng ngày nhằm xác nhận số lượng sản phẩm chuyển giao giữa các bộ phận trong công ty

(Xem phụ lục 06: mẫu báo cáo luân chuyển sản phẩm giữa các bộ phận))

- Báo cáo theo dõi tình hình sản xuất: báo cáo này được lập hàng ngày nhằm đánh giá tình hình sản xuất thực tế so với kế hoạch

(Xem phụ lục 07: mẫu báo cáo theo dõi tình hình sản xuất theo từng phân xưởng)

- Báo cáo chi phí theo từng loại chi phí: báo cáo này được kế toán quản trị lập theo từng quí nhằm tổng hợp các chi phí phát sinh trong quí theo từng yếu tố để cung cấp thông tin về chi phí theo từng loại cho các nhà quản trị

(Xem phụ lục 08: mẫu báo cáo chi phí theo từng loại chi phí) 2.3.6 Thực hiện nội dung kế toán quản trị tại công ty Samyang Việt Nam 2.3.6.1 Phân loại chi phí

- Phân loại chi phí theo chức năng hoạt động: công ty chia toàn bộ chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ thành chi phí sản xuất và chi phí ngoài sản xuất

ƒ Chi phí sản xuất bao gồm: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung

ƒ Chi phí ngoài sản xuất bao gồm: chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp

Trang 33

- Phân loại chi phí theo lĩnh vực hoạt động: toàn bộ chi phí sản xuất kinh doanh của công ty được chia thành 2 loại

ƒ Chi phí của hoạt động chính

Bao gồm toàn bộ các chi phí phát sinh trong công ty trừ các chi phí thuộc về chi phí bất thường

ƒ Chi phí bất thường

Chi phí bất thường ở công ty chủ yếu bao gồm: chi phí về thanh lý tài sản cố định, các chi phí liên quan đến việc bồi thường đơn đặt hàng và chi phí xử lý hàng bán bị trả lại

- Phân loại chi phí theo yếu tố: theo cách phân loại này toàn bộ chi phí trong công ty được chia thành 5 loại

ƒ Chi phí nguyên liệu, vật liệu: bao gồm toàn bộ giá trị các loại nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, phụ tùng thay thế, công cụ dụng cụ xuất dùng cho sản xuất kinh doanh trong kỳ

ƒ Chi phí nhân công: bao gồm toàn bộ các khoản phải trả cho công nhân viên Việt Nam, các chuyên viên Hàn Quốc và các khoản bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, kinh phí công đoàn

ƒ Chi phí khấu hao tài sản cố định: bao gồm chi phí khấu hao của tất cả các tài sản cố định dùng trong các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty ƒ Chi phí dịch vụ mua ngoài: bao gồm các khoản chi phí về điện, nước, điện

thoại, vệ sinh, xử lý chất thải và các dịch vụ khác phát sinh trong kỳ báo cáo

ƒ Chi phí khác bằng tiền: bao gồm các chi phí sản xuất kinh doanh chưa được phản ánh trong các chỉ tiêu trên như: chi phí tiếp khách, chi phí cầu phà, hội nghị, thuế môn bài,…

- Phân loại chi phí theo mối quan hệ với thời kỳ hạch toán lợi tức: toàn bộ chi phí trong công ty được chia thành 2 loại:

ƒ Chi phí sản phẩm: là những chi phí gắn liền với giá trị thành phẩm được sản xuất ra bao gồm chi phí nguyên liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung Khi công ty đem các thành phẩm này tiêu thụ thì các chi phí gắn liền với các thành phẩm này mới được xem là chi phí trong kỳ

Trang 34

ƒ Chi phí thời kỳ: là những chi phí khi phát sinh sẽ được tính trừ hết vào lợi nhuận trong kỳ của công ty đó là chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp

Việc phân loại phí tại công ty chủ yếu phục vụ cho công tác kế toán tài chính Trong quá trình tập hợp chi phí, công ty có phân loại chi phí theo công dụng của chúng và chi tiết theo từng đối tượng tập hợp chi phí để phục vụ cho công tác quản lý Một số cách phân loại chi phí phục vụ cho kế toán quản trị chưa được thực hiện tại công ty như: phân loại chi phí thành chi phí chênh lệch, chi phí cơ hội, chi phí chìm; phân loại chi phí theo cách ứng xử của chi phí

2.3.6.2 Kế toán giá thành sản phẩm và xác định giá vốn hàng bán a Kế toán giá thành sản phẩm

hưởng của phương pháp kiểm kê định kỳ trong việc theo dõi hàng tồn kho, một phần là do các nhà quản lý chưa thực sự quan tâm đến tầm quan trọng của công tác tính giá thành tại công ty Cụ thể công ty chỉ tính giá thành theo từng loại sản phẩm cho các sản phẩm tồn kho cuối kỳ mà thôi, còn các sản phẩm sản xuất và xuất bán trong kỳ mà không có tồn kho cuối kỳ thì công ty không tính giá thành theo từng loại sản phẩm

Đối tượng tập hợp chi phí: do các hạn chế nêu trên, nên công ty không xác định đối tượng tập chi phí theo từng phân xưởng hay từng loại sản phẩm, mà chi phí được tập hợp chung cho tất cả các phân xưởng sản xuất

Đối tượng tính giá thành là: công ty tính tổng giá thành cho toàn bộ sản phẩm sản xuất Khi tính giá thành cho từng loại giày thành phẩm, công ty chỉ tính cho những sản phẩm tồn kho cuối kỳ

Kỳ tính giá thành là: từ đầu năm đến cuối quí báo cáo

Đánh giá sản phẩm dở dang: theo phương pháp sản lượng hoàn thành tương đương theo phương pháp trung bình

™ Kế toán tập hợp chi phí sản xuất

Để tính giá thành sản phẩm, kế toán tập hợp chi phí sản xuất theo 3 khoản mục đó là: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung

- Tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Một đặc điểm theo dõi nguyên vật liệu ở công ty là không theo dõi số lượng nhập kho riêng biệt theo từng quí mà việc theo dõi nguyên vật liệu ở đây được cộng

Trang 35

dồn từ đầu năm đến thời điểm báo cáo Ví dụ trong quí 1 năm 2004, loại nguyên vật liệu VIGOR MESH nhập kho là 3.500 kg, trong quí 2 nhập kho 4.000 kg thì trên báo cáo nhập xuất tồn nguyên vật liệu ở cột nhập của quí 1 loại vật liệu trên là 3.500kg, quí 2 là 7.500 kg (=3.500 kg + 4.000kg) Vì thế nguyên vật liệu xuất kho trong kỳ cũng được tính tích luỹ từ đầu năm đến thời điểm báo cáo Đối với thành phẩm nhập kho, công ty cũng theo dõi tương tự như trên

Do công ty chọn phương pháp kiểm kê định kỳ để theo dõi hàng tồn kho nên kế toán vật tư chỉ theo dõi nguyên vật liệu nhập kho trong quí (cả hiện vật và giá trị) Còn lượng nguyên liệu xuất dùng cho sản xuất được xác định sau khi kiểm kê cuối quí

Số lượng nguyên liệu xuất kho từ đầu năm đến cuối

quí báo cáo

=

Số lượng nguyên vật liệu

tồn kho đầu năm

Số lượng nguyên vật liệu tồn kho

cuối quí (theo kiểm kê)

-

Số lượng nguyên vật liệu nhập kho

từ đầu năm đến cuối quí báo cáo

Giá trị nguyên vật liệu nhập kho trong quí được xác định theo chi phí thực tế Đơn giá nguyên vật liệu tồn kho cuối quí được xác định theo giá bình quân gia quyền Sau khi xác định số lượng nguyên vật liệu tồn kho theo kiểm kê, kế toán sẽ xác định giá trị nguyên vật liệu tồn kho cuối quí bằng cách lấy số lượng nhân với đơn giá bình quân gia quyền Sau khi xác định được giá trị nguyên vật liệu tồn kho cuối quí, kế toán vật tư sẽ tính ra giá trị nguyên vật liệu xuất dùng trong quí theo công thức sau:

Giá trị nguyên liệu xuất kho từ đầu năm đến cuối

quí báo cáo

=

Giá trị nguyên vật liệu tồn kho

đầu năm

Giá trị nguyên vật liệu tồn kho

cuối quí (theo kiểm kê)

-

Giá trị nguyên vật liệu nhập kho từ đầu năm đến cuối

quí báo cáo

Báo cáo nhập xuất tồn nguyên vật liệu sau khi được kế toán vật tư lập xong, sẽ được chuyển đến cho kế toán giá thành để xác định chi phí nguyên vật liệu trực tiếp sử dụng trong kỳ Do không theo dõi nguyên vật liệu xuất kho dùng cho sản xuất, nên kế toán vật tư không lập báo cáo nguyên vật liệu xuất dùng theo từng phân xưởng cho từng loại sản phẩm mà chỉ lập báo cáo nguyên vật liệu xuất dùng cho toàn công ty mà thôi Dẫn đến công việc tính giá thành theo từng loại sản phẩm ở công ty thiếu chính xác

Trang 36

- Tập hợp chi phí nhân công trực tiếp: chi phí nhân công trực tiếp được xác định căn cứ vào các chứng từ phải chi trả cho người lao động trực tiếp sản xuất trong kỳ do bộ phận nhân sự cung cấp như: các khoản tiền lương, tiền công thuê ngoài, các khoản bảo hiểm…Mặc dù phòng nhân sự tính toán các khoản phải trả cho công nhân theo từng bộ phận, nhưng kế toán không tập hợp chi phí nhân công trực tiếp theo từng phân xưởng, mà kế toán tập hợp chi phí nhân công trực tiếp chung cho toàn bộ các phân xưởng sản xuất

- Tập chi phí sản xuất chung: cuối kỳ kế toán tổng hợp tất cả các khoản chi phí phát sinh trong kỳ được hạch toán vào tài khoản 627 và chuyển sang cho kế toán giá thành Cũng tương tự như chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung cũng không được tập hợp theo từng phân xưởng, mà chi phí sản xuất chung được tập hợp chung cho toàn bộ các phân xưởng sản xuất

™ Xác định chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ

Sau khi kiểm kê cuối quí, kế toán giá thành sẽ xác định chi phí dở dang cuối kỳ theo ba khoản mục: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp dở dang cuối kỳ, chi phí nhân công trực tiếp dở dang cuối kỳ và chi phí sản xuất chung dở dang cuối kỳ

- Đối với chi phí nguyên vật liệu trực tiếp dở dang cuối kỳ: giá trị nguyên vật liệu trực tiếp nằm trong sản phẩm dở dang cuối kỳ được xác định theo ba công đoạn: công đoạn cắt (cutting), công đoạn may (stiching) và công đoạn ráp (lasting) Ví dụ theo phiếu tính giá thành từng loại sản phẩm tồn kho (sẽ được minh hoạ ở phần tính giá thành sản phẩm) thì mặt hàng Air wave có mã hàng 310218-661 có giá trị nguyên vật liệu nằm trong sản phẩm dở dang ở công đoạn cắt là USD 2.6903,

ở công đoạn may là USD 3.1858, ở công đoạn ráp là USD 7.4711

- Đối với chi phí nhân công trực tiếp dở dang cuối kỳ: kế toán sẽ xác định chi phí nhân công trực tiếp nằm trong sản phẩm dở dang cuối kỳ cho toàn bộ sản phẩm, không xác định riêng cho từng loại sản phẩm

Chi phí nhân công trực tiếp nằm trong sản phẩm dở dang cuối quí

Chi phí nhân công trực tiếp dở dang đầu năm + chi phí nhân công phát sinh từ đầu năm đến cuối quí báo cáo

số lượng sản phẩm dở dang cuối quí được qui đổi sang sản phẩm hoàn thành tương đương

số lượng sản phẩm dở dang cuối quí được qui đổi sang sản phẩm hoàn thành tương đương + số lượng thành phẩm được sản xuất từ đầu năm đến cuối quí báo cáo

Trang 37

- Đối với chi phí sản xuất chung: cũng được tính toán giống như chi phí nhân công trực tiếp

Chi phí sản xuất chung nằm trong sản phẩm dở dang cuối quí

Chi phí sản xuất chung dở dang đầu năm + chi phí sản xuất chung phát sinh từ đầu năm đến cuối quí báo cáo

số lượng sản phẩm dở dang cuối quí được qui đổi sang sản phẩm hoàn thành tương đương

số lượng sản phẩm dở dang cuối quí được qui đổi sang sản phẩm hoàn thành tương đương + số lượng thành phẩm được sản xuất từ đầu năm đến cuối quí báo cáo

Tổng hợp ba khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp dở dang cuối quí, chi phí nhân công trực tiếp dở dang cuối quí, chi phí sản xuất chung dở dang cuối quí, sẽ có tổng chi phí sản xuất dở dang cuối quí

™ Tính giá thành sản phẩm

Mục đích chủ yếu của việc tính giá thành tại công ty Samyang Việt Nam là nhằm xác định giá trị sản phẩm tồn kho cuối quí để từ đó tính giá vốn hàng bán từ đầu năm cho đến cuối quí báo cáo Công ty chỉ tính giá thành từng loại sản phẩm cho các sản phẩm tồn kho mà thôi, còn các sản phẩm xuất bán không được tính giá thành theo từng loại sản sản phẩm (ví dụ mặt hàng AIR PT TWO có mã 310110-103 không có tồn kho thành phẩm cuối kỳ và không có các bán thành phẩm tồn kho cuối kỳ nên không được tính giá thành sản phẩm) Vì thế giá vốn hàng bán được xác định chung cho tất cả các loại sản phẩm bán ra Dưới đây là bảng trình bày cách tính giá thành cho tổng sản phẩm được sản xuất trong năm 2004

Trang 38

Bảng 2: bảng trình bày cách tính giá thành sản phẩm sản xuất trong năm 2004

ALLOCATION OF SHOES & SOLE WORK IN PROCESS

UNIT: USDBegining

Overhead Cost 64,024.55

Begining

Material Cost 937,249.54 Input In This

Term 10,002,274.53

Input In This

Term44,072,924.93Overhead

CostTotal 10,066,299.08

Material

CostTotal 45,010,174.47

1 Allocation of Labour Cost

(1) Ending Of This Term

44,990

6,399,318

(2) The Manufacture Cost Of Product6,354,328

6,399,318

2 Allocation of Overhead Cost

(1) Overhead cost of the Ending63,550

6,417,878

(2) The Manufacture Cost Of Product6,354,328

6,417,878

3 Material Cost :

(1) Material cost of the Begining : 937,249.54a

(2) Purchasing material cost of this term:44,072,924.93b

(3) Material cost of the Ending : 1,306,183.08c

(4) Output material cost of this term:43,703,991.39d WORK IN PROCESS OF THE BEGINNING973,586.62e WORK IN PROCESS OF THE ENDING557,022.05f UNUSED MATERIAL COST848,471.94g

(5) Product material cost of this term43,272,084.02h10,066,299.08X= 9,966,622.32

10,066,299.08X= 99,676.7673,168.15

10,407,341.02X= 10,334,172.87Labour CostTotal 10,407,341.02

Trang 39

- Đối với chi phí nguyên vật liệu xuất kho dùng cho sản xuất (mục 3 Material cost ở bảng trên) được xác định theo theo phương pháp kiểm kê định kỳ như đã trình bày ở trên (theo bảng trên d = a + b – c) Sau đó kế toán xác định giá nguyên vật liệu chưa sử dụng còn tại phân xưởng (g), giá trị nguyên vật liệu nằm trong sản phẩm dở dang cuối kỳ (f) Từ đó kế toán tính tổng giá trị nguyên vật liệu nằm trong thành phẩm sản xuất được trong kỳ

Tổng chi phí nguyên vật liệu nằm trong thành phẩm sản xuất từ đầu năm đến cuối

quí báo cáo (h) =

Tổng giá trị nguyên vật

liệu xuất kho dùng

cho sản xuất (d) +

Chi phí nguyên vật liệu dở dang

đầu năm (e)

Chi phí nguyên vật liệu dở dang cuối quí

(f) -

Giá trị nguyên vật liệu chưa dùng hết (g) -

- Đối với chi phí nhân công trực tiếp được xác định như sau:

- Đối với chi phí sản xuất chung được xác định như sau:

Chi phí nhân công trực tiếp nằm trong thành phẩm được sản xuất từ đầu năm đến cuối quí báo

=

Chi phí nhân công trực tiếp dở dang đầu năm + chi phí nhân công phát sinh từ đầu năm đến cuối quí báo cáo

Chi phí nhân công trực tiếp nằm trong sản phẩm dở dang cuối quí -

Chi phí sản xuất chung nằm trong thành phẩm được sản xuất từ đầu năm đến cuối quí báo cáo

=

Chi phí sản xuất chung dở dang đầu năm + chi phí sản xuất chung phát sinh từ đầu năm đến cuối quí báo cáo

Chi phí sản xuất chung nằm trong sản phẩm dở dang cuối quí -

Tổng hợp ba khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung nằm trong thành phẩm từ đầu năm đến cuối quí báo cáo sẽ có tổng giá thành sản phẩm được sản xuất từ đầu năm đến cuối quí báo cáo

Như vậy trong một năm kỳ tính giá thành của công ty không thống nhất với nhau Kỳ tính giá thành đầu tiên là 3 tháng, kỳ tính giá thành thứ 2 là 6 tháng, kỳ tính giá thành thứ 3 là 9 tháng và kỳ tính giá thành thứ 4 là 12 tháng Với kỳ tính giá thành không đều nhau như vậy, thông tin về giá thành sẽ không hữu dụng cho các

nhà quản trị trong việc kiểm soát giá thành giữa các quí trong năm

Trang 40

AIR WAVE DECEMBER '04 310218-661

Component NameMaterial NameStandardPriceYields Loss UsageAmount

1 QUARTER BOTTOM INVIGOR MESH44"MT2.561 0.0306 0.07 0.0327 0.083810.45MM NONWOVEN(Q2080)(BLK44"MT0.539 0.0306 0.07 0.0327 0.01761 QUARTER BOTTOM OUT VIGOR MESH44"MT2.561 0.0305 0.07 0.0326 0.083510.45MM NONWOVEN(Q2080)(BLK44"MT0.539 0.0305 0.07 0.0326 0.01761 VAMP BOTTOM INVIGOR MESH44"MT2.561 0.0114 0.07 0.0122 0.031310.45MM NONWOVEN(Q2080)(BLK44"MT0.539 0.0114 0.07 0.0122 0.00661 VAMP BOTTOM OUTVIGOR MESH44"MT2.561 0.0119 0.07 0.0128 0.032710.45MM NONWOVEN(Q2080)(BLK44"MT0.539 0.0119 0.07 0.0128 0.00691 TONGUEVIGOR MESH44"MT2.561 0.0236 0.07 0.0253 0.064714MM PU FOAM(PU001)44"MT0.325 0.0236 0.07 0.0253 0.00821MERABON(BLK)44"MT0.510 0.0236 0.07 0.0253 0.01291 TIP1.2MM SEMI-BUCK54"MT7.772 0.0326 0.07 0.0349 0.27111 TIP O'LAY1.2MM SEMI-BUCK54"MT7.772 0.0086 0.07 0.0092 0.07161HY3050 NON WOVEN54"MT0.918 0.0086 0.07 0.0092 0.00851 BACKTAB1.2MM SEMI-BUCK54"MT7.772 0.0081 0.07 0.0087 0.06761 TONGUE O'LAY1.2MM SEMI-BUCK54"MT7.772 0.0040 0.07 0.0043 0.03311 FOXING IN1.2MM SEMI-BUCK54"MT7.772 0.0129 0.07 0.0138 0.10731 FOXING OUT1.2MM SEMI-BUCK54"MT7.772 0.0132 0.07 0.0141 0.11001 VAMP TOPMICRO MONO MESH44"MT4.019 0.0291 0.07 0.0311 0.12511 QUARTER TOPMICRO MONO MESH44"MT4.019 0.0678 0.07 0.0725 0.29141 REAR STRAP TOP1.1MM HULEX GED UMT55"MT9.034 0.0114 0.07 0.0122 0.10991 REAR STRAP BOTTOM1.1MM HULEX GED UMT55"MT9.034 0.0142 0.07 0.0152 0.13751 QUARTER SWOOSH1.2MM SEMI SAMSA ENAMEL54"MT9.351 0.0027 0.07 0.0029 0.027414MM HD FOAM(PU003)44"MT0.931 0.0033 0.07 0.0035 0.00331TRICOT(BLK)44"MT0.320 0.0033 0.07 0.0035 0.00111 BACKTAB LOGO0.7MM EXCELLON A95 TPU36"MT5.605 0.0031 0.07 0.0034 0.01891 TONGUE O'LAY LOGO1.0MM WIN 2002 TPU36"MT8.602 0.0007 0.07 0.0007 0.00621 EYESTAY BINDINGSHINY MULTI SPAN44"MT1.203 0.0090 0.07 0.0097 0.01161 COLLAR LININGHEXAGON TEX44"MT1.603 0.0466 0.07 0.0499 0.079914MM PU FOAM(PU001)44"MT0.325 0.0466 0.07 0.0499 0.01621MERABON(BLK)44"MT0.510 0.0466 0.07 0.0499 0.02541 TONGUE LININGHEXAGON TEX44"MT1.603 0.0222 0.07 0.0238 0.038114MM PU FOAM(PU001)44"MT0.325 0.0222 0.07 0.0238 0.00771MERABON(BLK)44"MT0.510 0.0222 0.07 0.0238 0.01211 VAMP LININGMERABON(BLK)44"MT0.510 0.0569 0.07 0.0609 0.031112MM PU FOAM(PU001)44"MT0.163 0.0569 0.07 0.0609 0.00991TRICOT(BLK)44"MT0.320 0.0569 0.07 0.0609 0.01951 QUARTER LININGMERABON(BLK)44"MT0.510 0.0171 0.07 0.0183 0.009312MM PU FOAM(PU001)44"MT0.163 0.0171 0.07 0.0183 0.00301TRICOT(BLK)44"MT0.320 0.0171 0.07 0.0183 0.00591 BACKTAB LINING0.6MM SOFTLIN47"MT7.746 0.0042 0.07 0.0045 0.03511 EYESTAY FACING0.6MM SOFTLIN47"MT7.746 0.0125 0.07 0.0133 0.10341 COLLAR FOAM10MM X-TRAINING MD FOAM(02544"MT1.064 0.0074 0.07 0.0079 0.00841 TOP EYESTAY REINFIDEAL TAPE44"MT1.204 0.0024 0.07 0.0025 0.00301 EYESTAY REINFIDEAL TAPE44"MT1.204 0.0044 0.07 0.0048 0.00571 VAMP REINF0.45MM NONWOVEN(Q2080)(BLK44"MT0.539 0.0238 0.07 0.0255 0.01371 HEEL REINF0.45MM NONWOVEN(Q2080)(BLK44"MT0.539 0.0285 0.07 0.0304 0.01641 BACKTAB LOGO FOAM4MM EVA1080 x 18002.079 0.0005 0.07 0.0005 0.00111 TOE BOXTV31000 x 14004.279 0.0045 0.07 0.0048 0.02041 COUNTERVHC60R(CO/350)40" x 61"8.269 0.0108 0.07 0.0116 0.09591 STROBEL SOCKNEW GENERIC STROBEL45"MT1.903 0.0315 0.07 0.0337 0.064112MM EVA45"MT1.663 0.0315 0.07 0.0337 0.05601 SOCKLINERELILON40"MT1.409 0.0535 0.07 0.0573 0.080714MM ORTHOLITE1MT x 2MT1.408 0.0268 0.07 0.0286 0.04031 TONGUE BINDING15MM NYLON TAPEMT0.094 0.8034 0.07 0.8596 0.08081 LACE LOOPS8MM NYLON TAPEMT0.059 0.5768 0.07 0.6172 0.03641 TONGUE LACE LOOP8MM NYLON TAPEMT0.059 0.0536 0.07 0.0573 0.00342 LACE6MM POLY OVAL LACEPAIR0.092 0.9785 0.07 1.0470 0.09632 BONIS TAPE2MM NYLON TAPEMT0.075 0.5150 0.07 0.5511 0.04132 THREADBONDED THREADCONE3.441 0.0690 0.07 0.0739 0.25412 X-TRN RX4U TONGUE LA LABELPAIR0.046 1.0000 0.07 1.0700 0.04922 C/O LABEL1CLR SCREENPAIR0.051 1.0000 0.07 1.0700 0.05463 BOND & CHEMIKG3.441 0.0950 0.07 0.1017 0.34983 OUTSOLEGREEN, SOLID & CLEAR RUBBEPAIR0.326 1.0000 0.07 1.0700 0.34883 MIDSOLEIP(Y.C), A_K1251, PU, SHANKPAIR2.911 1.0000 0.07 1.0700 3.11484 PACKINGOUTER CARTONPCS0.740 0.0833 0.07 0.0891 0.06603INNER BOXBOX0.350 1.0000 0.07 1.0700 0.37453FOOT FORMPAIR0.045 1.0000 0.07 1.0700 0.04823RX4U UPC LABEL/LID STICKERPAIR0.046 1.0000 0.07 1.0700 0.0492

Ngày đăng: 13/10/2012, 17:08

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1: sự khác nhau cơ bản  của kế toán quản trị và kế toán tài chính. - Xây dựng hệ thống kế toán quản trị tại công ty Samyang Việt Nam.pdf
Bảng 1 sự khác nhau cơ bản của kế toán quản trị và kế toán tài chính (Trang 12)
Sơ đồ 1: sơ đồ qui trình sản xuất kinh doanh - Xây dựng hệ thống kế toán quản trị tại công ty Samyang Việt Nam.pdf
Sơ đồ 1 sơ đồ qui trình sản xuất kinh doanh (Trang 29)
Sơ đồ 2: sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán - Xây dựng hệ thống kế toán quản trị tại công ty Samyang Việt Nam.pdf
Sơ đồ 2 sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán (Trang 30)
Bảng 2: bảng trình bày cách tính giá thành sản phẩm sản xuất trong năm - Xây dựng hệ thống kế toán quản trị tại công ty Samyang Việt Nam.pdf
Bảng 2 bảng trình bày cách tính giá thành sản phẩm sản xuất trong năm (Trang 38)
3.4.3.3.1. Sơ đồ hệ thống dự toán tại công ty. - Xây dựng hệ thống kế toán quản trị tại công ty Samyang Việt Nam.pdf
3.4.3.3.1. Sơ đồ hệ thống dự toán tại công ty (Trang 65)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w