MỤC LỤC
- Phương pháp chứng từ kế toán: do đặc điểm riêng của kế toán quản trị nên ngoài việc sử dụng các chứng từ theo qui định, kế toán quản trị còn sử dụng nhiều chứng từ nội bộ khác để phục vụ cho việc thu thập, phân loại, xử lý thông tin nhằm cung cấp thông tin đáp ứng cho yêu cầu quản lý công ty. Vì thế, ngoài những phương pháp tính giá đáp ứng yêu cầu cung cấp thông tin trong nội bộ, kế toán quản trị còn phải tuân thủ những nguyên tắc tính giá các yếu tố đầu vào, đầu ra theo các chuẩn mực kế toán hiện hành nhằm đảm bảo được tính trung thực, hợp lý của thông tin trên báo cáo tài chính.
Nội dung lập dự toán ngân sách: dự toán ngân sách được xác định bao gồm các dự toán: dự toán tiêu thụ, dự toán sản xuất, dự toán tồn kho, dự toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, dự toán chi phí nhân công trực tiếp, dự toán chi phí sản xuất chung, dự toán tồn kho thành phẩm, dự toán chi phí bán hàng và quản lý, dự toán tiền. Kế toán trách nhiệm quản lý là một hệ thống thông tin nhằm cung cấp thông tin liên quan đến các trung tâm trách nhiệm trong tổ chức, thông qua việc ghi nhận, đo lường kết quả hoạt động của từng bộ phận, trên cơ sở đó lập các báo cáo thực hiện phục vụ cho việc đánh giá trách nhiệm quản lý của các nhà quản lý các bộ phận trong công ty.
Để thực hiện quản lý chất lượng một cách hiệu quả, tất cả thành viên của công ty như: người kinh doanh, người quản lý, người giám sát, người thực hiện cần phải tham gia và hợp tác với nhau trên tất cả các mặt hoạt động của công ty như điều tra thị trường, nghiên cứu phát triển, lập kế hoạch sản phẩm, thiết kế, chuẩn bị sản xuất, thu mua, sản xuất, kiểm tra, bán hàng, dịch vụ sau bán cũng như các vấn đề tài chính, nhân sự, đào tạo…. - Chi phí cho những sự cố trong sản xuất là chi phí phát sinh trước khi sản phẩm được chuyển đi bao gồm: chi phí do thay đổi thiết kế, chi phí mua hàng hư hỏng, chi phí thay thế nguyên vật liệu đã mua, thất thoát nguyên vật liêu không kiểm soát được, chi phí hư hỏng trong sản xuất, tiến hành khắc phục và kiểm tra nguyên liệu, phân tích sai lầm và sửa sai, chi phí kiểm tra và kiểm tra lại.
Chỉ xét ở Việt Nam, ngoài công ty Samyang Việt Nam, còn có nhiều đối thủ cạnh tranh sản xuất hàng cho Nike như: công ty Taekwang Vina, công ty TNHH Pouchen Vina, công ty TNHH Changshin Vina, công ty TNHH Dona Pacific Vina, công ty TNHH Dona Victor Vina, công ty TNHH ChingLuu Vina, công ty TNHH Deashoe Vina. Trước những thách thức này, công ty luôn tìm cách cải tiến quá trình sản xuất, nâng cao kỷ năng của công nhân nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành sản phẩm để có được đơn đặt hàng từ công ty Nike In-house Incorporation.
Trong các công ty này, có công ty có qui mô lớn gấp ba công ty Samyang và có qui trình công nghệ tiên tiến hơn công ty Samyang đó là công ty TNHH Pouchen Vina. Sự canh tranh khốc liệt giữa các công ty này vừa tạo ra sự khó khăn nhưng cũng vừa tạo ra động lực phát triển cho các công ty.
Ngoài các chứng từ qui định theo quyết định 1141TC/QĐ/CĐKT ngày 01/11/1995, công ty còn sử dụng các chứng từ luân chuyển trong nội bộ như: phiếu yờu cầu vật tư, phiếu luõn chuyển sản phẩm giữa cỏc phõn xưởng, phiếu theo dừi hàng hư, phiếu kiểm tra sản phẩm tồn cuối chuyền, phiếu điều tra nguyên nhân gây ra hàng hư. - Tập hợp chi phí nhân công trực tiếp: chi phí nhân công trực tiếp được xác định căn cứ vào các chứng từ phải chi trả cho người lao động trực tiếp sản xuất trong kỳ do bộ phận nhân sự cung cấp như: các khoản tiền lương, tiền công thuê ngoài, các khoản bảo hiểm…Mặc dù phòng nhân sự tính toán các khoản phải trả cho công nhân theo từng bộ phận, nhưng kế toán không tập hợp chi phí nhân công trực tiếp theo từng phân xưởng, mà kế toán tập hợp chi phí nhân công trực tiếp chung cho toàn bộ các phân xưởng sản xuất. - Đối với tổng chi phí nguyên vật liệu trực tiếp trong thành phẩm tồn kho cuối quí được xác định bằng: số lượng thành phẩm tồn kho cuối quí theo từng loại, nhân với chi phí nguyên vật liệu trực tiếp để sản xuất ra thành phẩm đó (lấy trên phiếu tính giá thành).
Cuối quí, công ty kiểm kê lượng nguyên liệu tồn kho thực tế cần dùng cho các đơn đặt hàng chưa sản xuất xong trong quí, so sánh với lượng nguyên vật liệu cần dùng theo định mức của những đơn hàng chưa sản xuất xong để mua thêm nguyên vật liệu, nếu lượng tồn kho thực tế nhỏ hơn lượng nguyên liệu yêu cầu theo định mức. Cụ thể không có một báo cáo nào phản ánh trách nhiệm của các nhà quản lý, bộ phận vật tư vừa đặt hàng vừa mua hàng, bộ phận kế toán không thực hiện được chức năng quản lý tài sản do kế toỏn ỏp dụng phương phỏp kiểm kờ định kỳ để theo dừi hàng tồn kho, khụng kiểm tra đối chiếu được số lượng vật tư hàng hóa trên sổ sách và thực tế… Điều này tạo ra nhiều sơ hở trong công tác quản lý.
Bộ phận kế toán quản trị sẽ tính ra giá trị sản phẩm tại nhà mỏy, theo dừi chi phớ phớ sửa chữa hàng hư, thiệt hại do bị cắt đơn đặt hàng, thiệt hại do giao hàng trễ, sự phàn nàn của khách hàng… từ đó cung cấp thông tin giúp các nhà quản lý giám sát, đôn đốc hoạt động sản xuất tốt hơn nhằm nâng cao chất lượng hàng hoá sản xuất ra. - Ngoài ra do bị ảnh bởi công ty mẹ nên các nhà quản lý tại công ty bị giới hạn trong nhiều quyết định ví dụ như quyết định trong việc đặt mua nguyên vật liệu: thay vì nguyên vật liệu sẽ được đặt mua và giao hàng theo từng tháng thì công ty mẹ lại bán hàng theo từng quí và giao hàng một lần làm cho lượng tồn kho nguyên vật liệu tại công ty rất lớn vào đầu các quí. Từ những hạn chế của bộ phận kế toán quản trị, nên thông tin cung cấp cho các nhà quản trị có thể chưa đầy đủ, không kịp thời và độ tin cậy chưa cao, dẫn đến các quyết định đưa ra có thể mắc phải sai lầm.
- Để tận dụng được các dữ liệu đầu vào của kế toán tài chính, đồng thời dựa trên cơ sở nguyên tắc chi phí bỏ ra phải nhỏ hơn lợi ích mang lại, khi tổ chức hệ thống kế toán quản trị, không tách riêng bộ phận kế toán quản trị và bộ phận kế toán tài chính mà tổ chức kết hợp hai bộ phận này.
Trong quá trình sản xuất có thể xảy ra hao hụt vật tư nhiều hơn định mức, sản phẩm hỏng trong quá trình sản xuất nhiều hơn mức cho phép… lượng vật tư theo định mức đã lãnh hết nhưng chưa hoàn thành lô sản phẩm thì “phiếu yêu cầu vật tư vượt định mức” sẽ được sử dụng để ghi chép lại số lượng vật tư lãnh thêm. Ngoài các sổ doanh thu, chi phí của kế toán tài chính, kế toán quản trị sẽ dựa vào cơ sở dữ liệu đã nhập chi tiết trên máy tính để lập ra các sổ sách chi tiết theo yêu cầu quản lý như: sổ chi phí theo từng loại sản phẩm, sổ chi phí theo từng bộ phận sản xuất, sổ theo dừi doanh thu theo từng loại giày…Cỏc loại sổ này cụng ty có thể tự thiết kế phù hợp với yêu cầu quản lý của công ty. Do đó nhiệm vụ của kế toán giá thành là ngoài việc phải tính đúng giá thành sản phẩm còn phải đảm bảo thông tin cung cấp được linh hoạt, kịp thời phục vụ cho việc kiểm soát chi phí và ra quyết định kinh doanh, đề nghị công ty nên chọn mô hình tính giá thành sản phẩm theo chi phí thực tế kết hợp với chi phí ước tính.