BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN THAM GIA CUỘC THI SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM HỌC 2014 - 2015 NHẬN THỨC CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT VỀ BI
Trang 1BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN THAM GIA
CUỘC THI SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
NĂM HỌC 2014 - 2015
NHẬN THỨC CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT
VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU HIỆN NAY
Trang 2BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN THAM GIA
CUỘC THI SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
NĂM HỌC 2014 - 2015
NHẬN THỨC CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT VỀ
BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU HIỆN NAY
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Mỹ Tiên Nam, Nữ: Nữ
Trang 3UBND TỈNH BÌNH DƯƠNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
THÔNG TIN VỀ SINH VIÊN CHỊU TRÁCH NHIỆM CHÍNH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
I SƠ LƯỢC VỀ SINH VIÊN:
Họ và tên: Nguyễn Thị Mỹ Tiên
Sinh ngày: 09/01/1995 Nơi sinh: Bình Định
Lớp: D13XH01 Khóa: 2013 - 2017
Khoa: Công tác xã hội
Địa chỉ liên hệ: D13XH01 - Công tác xã hội – Đại học Thủ Dầu Một
Điện thoại: 0975804810 Email: nguyenmytien9195@gmail.com
Trang 4Ngày 04 tháng 05 năm 2015
Trang 5DANH SÁCH NHỮNG THÀNH VIÊN THAM GIA NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
1 Nguyễn Thị Mỹ Tiên 1327601010074 D13XH01 Công tác xã hội
2 Đào Thị Ngọc Bích 1317601010015 C13XH01 Công tác xã hội
Trang 6LỜI CẢM ƠN
Lời cảm ơn luôn chiếm một vị trí rất quan trong trong bất kỳ cuộc nghiên cứunào và nó rất cần thiết như một lời tri ân để chúng tôi gửi đến tất cả những người đãgiúp chúng tôi hoàn thành bài nghiên cứu trong thời gian vừa qua
Chúng tôi xin gửi lời cảm ơn đến 386 bạn sinh viên thuộc các khoa của trườngĐại học Thủ Dầu Một đã dành một ít thời gian để giúp chúng tôi có được thông tin đểhoàn thành tốt bài nghiên cứu này
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo trường Đại học Thủ Dầu Một đãtạo điều kiện để chúng tôi có cơ hội tham gia cuộc nghiên cứu này Qua cuộc nghiêncứu này, chúng tôi đã có nhiều điều kiện để học hỏi thêm kinh nghiệm, vận dụng đượcnhững gì đã học cho cuộc nghiên cứu và cũng như đã có thêm nhiều kinh nghiệm hơn
để phục vụ tốt cho việc học tập ngay bây giờ và cả tương lai
Chúng tôi cũng xin chân thành cảm ơn đến thầy Th.s Lê Anh Vũ – Khoa Côngtác xã hội đã giành thời gian hướng dẫn cho chúng tôi về việc tôi xử lý số liệu SPSS
Và lời cuối cùng, chúng tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đề thầy Th.s NguyễnHoàng Dũng đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và chia sẻ kinh nghiệm cho chúng tôitrong suốt quá trình để có thể hoàn thành tốt được đề tài của mình Nếu như khôngđược sự hướng dẫn tận tình của thầy thì có lẽ chúng tôi đã không hoàn thành được bàinghiên cứu này
Một lần nữa, chúng tôi xin chân thành cảm ơn!
Trang 7LỜI CAM ĐOAN
Chúng tôi xin cam đoan đề tài nghiên cứu này là công trình nghiên cứu củariêng nhóm chúng tôi và chưa có ai công bố ở bất kì công trình nghiên cứu nào khác
Số liệu được phân tích và những dẫn chứng mà chúng tôi thực hiện trong đề tàinày là thông qua việc chúng tôi đã tiến hành khảo sát thực địa và xử lý SPSS vào tháng04/2015 tại trường Đại học Thủ Dầu Một – Bình Dương
Trang 8MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG BIỂU 7
PHẦN 1 MỞ ĐẦU 8
1.1 Lý do chọn đề tài 8
1.2 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn 9
1.2.1 Ý nghĩa lý luận 9
1.2.2 Ý nghĩa thực tiễn 9
1.3 Tổng quan về tình hình nghiên cứu 9
1.4 Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu 14
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu 14
1.4.2 Khách thể nghiên cứu 14
1.4.3 Phạm vi nghiên cứu 14
1.5 Mục tiêu nghiên cứu 14
1.5.1 Mục tiêu chung 14
1.5.2 Mục tiêu cụ thể 15
1.6 Phương pháp nghiên cứu và kĩ thuật nghiên cứu 15
1.6.1 Phương pháp nghiên cứu 15
1.6.2 Kỹ thuật nghiên cứu 15
1.6.2.1 Kỹ thuật thu thập thông tin 15
1.6.2.2 Phương pháp chọn mẫu 15
1.6.3 Phương pháp xử lý và dữ liệu phân tích 16
1.7 Câu hỏi nghiên cứu 16
1.8 Giải thuyết nghiên cứu 16
1.9 Khung phân tích 17
PHẦN 2 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN 18
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN 18
1.1 Các khái niệm 18
1.1.1 Nhận thức [10, tr 10, 11, 12, 13] 18
1.1.2 Sinh viên [11, tr 13, 14] 19
1.1.3 Môi trường [12] 20
1.1.4 Biến đổi khí hậu [13, tr 9, 10] 21
Trang 91.2 Hướng tiếp cận và lý thuyết áp dụng 21
1.2.1 Lý thuyết nhu cầu của A.Maslow [14, tr 163, 164] 21
1.2.2 Lý thuyết nhận thức, nhân cách và hành vi của Georger Kelly [15] 23
1.2.3 Lý thuyết nhận thức của Piaget [16, tr 94, 95] 23
CHƯƠNG 2 KẾT QUẢ TRỰC TIẾP CỦA ĐỀ TÀI 25
2.1 Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của trường Đại học Thủ Dầu Một25 2.2 Thực trạng nhận thức của sinh viên về biến đổi khí hậu 29
2.3 Các yếu tố tác động đến nhận thức của sinh viên về biến đổi khí hậu 34
2.4 Mức độ nhận thức của sinh viên về biến đổi khí hậu 36
2.4.1 Mối tương quan giữa khu vực sinh sống và mức độ quan tâm của sinh viên về biến đổi khí hậu 36
2.4.2 Mối tương quan giữa nguyên nhân gây ra biến đổi khí hậu và học lực của sinh viên 38
2.4.1 Mối tương quan giữa giải pháp cần thiết cho biến đổi khí hậu và năm học 39
2.4.2 Mối tương quan giữa giới tính và người giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu 40
2.5 Các giải pháp làm giảm biến đổi khí hậu hiện nay 41
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 42
TÀI LIỆU THAM KHẢO 44
PHẦN PHỤ LỤC 46
PHỤ LỤC 1 46
PHỤ LỤC 2 51
Trang 10DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1: Sinh viên biết về biến đổi khí hậu
Bảng 2: Số giờ tìm hiểu về vấn đề biến đổi khí hậu hàng tuần của sinh viên
Bảng 3: Mức độ quan tâm về vấn đề biến đổi khí hậu
Bảng 4: Biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến cuộc sống
Bảng 5: Biến đổi khí hậu sẽ làm cho Trái Đất chúng ta
Bảng 6: Hiện tượng hiệu ứng nhà kính
Bảng 7: Chất khí CO2
Bảng 8: Phương tiện phát thải nhiều khí nhà kính
Bảng 9: Người có vai trò chính trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu và môi
trường
Bảng 10: Tình hình thực tế khi biến đổi khí hậu xảy ra
Bảng 11: Các nguồn thông tin mà sinh viên biết về biến đổi khí hậu
Bảng 12: Bảng tương quan giữa mức độ quan tâm đến biến đổi khí hậu và khu vực Bảng 13: Bảng tương quan giữa nguyên nhân gây biến đổi khí hậu và học lực
Bảng 14: Bảng tương quan giữa giải pháp cần thiết cho biến đổi khí hậu và năm học Bảng 15: Bảng tương quan giữa giới tính và người giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu Bảng 16: Các giải pháp làm giảm tình trạng biến đổi khí hậu hiện nay
Trang 11PHẦN 1 MỞ ĐẦU
1.1 Lý do chọn đề tài
Những năm gần đây, môi trường trở thành một vấn đề nóng đang được sự quan tâmtrên toàn thế giới Biến đổi khí hậu đang diễn ra ngày càng phức tạp và những hiệntượng cực đoạn của thời tiết cũng diễn ra ngày một tăng về cường độ và mật độ ảnhhưởng đời sống con người Sự thay đổi của khí hậu mang tính chất toàn cầu đã ảnhhưởng rất lớn và ngày càng nghiêm trọng đối với tài nguyên thiên nhiên và con người.Theo thống kê của Liên Hợp Quốc (2003), trong 2 thập kỷ qua đã có 3 triệu ngườichết, thiệt hại hàng năm do thiên tai ước tính 40 tỷ USD, 50 triệu người bị ảnh hưởng
và dự kiến 50 năm sau thiên tai sẽ tăng gấp 4 lần và số người chịu ảnh hưởng có thểlên đến 2 tỷ người Biến đổi khí hậu đã làm cho cuộc sống của người dân bị thiệt hạinhiều mặt
Hiện nay, Việt Nam là một trong năm quốc gia chịu tác động mạnh mẽ nhất củabiến đổi khí hậu Cứ 1 mét nước biển dâng ảnh hưởng tới trên 10 triệu người dân ViệtNam, tỷ lệ lớn nhất trong 84 nước đang phát triển Các hiện tượng cực đoan gia tăngcao bao gồm bão, lũ lụt, hạn hán, cháy rừng,… Những tác động của nó tới kinh tế - xãhội và môi trường chúng ta chưa thể lường hết được
Nhưng trên thực tế, vấn đề nhận thức của mọi người về biến đổi khí hậu vẫn cònnhiều sai lệch và chưa thực sự đúng đắn kể cả sinh viên, thế hệ tri thức được xem là cócách nhìn nhạy bén và tiến bộ trong xã hội Và đồng thời cũng là lực lượng xung kíchquan trọng trong nhận thức và ứng phó với ảnh hưởng của biến đổi khí hậu Tuy nhiên,hiện nay vấn đề nhận thức không đúng hay chưa được đầy đủ về hiện tượng này củamột thành phần không nhỏ sinh viên các trường là đại diện cho lớp tri thức hiện nay đãlàm cho nó chưa được quan tâm đúng mức
Vấn đề phải hiểu đúng về biến đổi khí hậu đối với sinh viên nói riêng và tất cả mọingười nói chung là vấn đề quan trọng và cấp bách để đề ra các biện pháp thích nghicũng như ứng phó với hiện tượng này
Từ những lý do trên chúng tôi đã chọn đề tài “Nhận thức của sinh viên trường Đại học Thủ Dầu Một về biến đổi khí hậu hiện nay” nhằm khảo sát, đánh giá một
Trang 12cách đúng đắn hơn về cách nhìn nhận của các bạn sinh viên về vấn đề biến đổi khí hậuhiện nay
1.2 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
1.2.1 Ý nghĩa lý luận
Đề tài “Nhận thức của sinh viên về biến đổi khí hậu” là một đề tài không mới
hay nói cách khác, đã có rất nhiều các nghiên cứu trước đây đề cập đến vấn đề này
Vì vậy, với đề tài này chúng tôi hi vọng sẽ bổ sung vào hệ thống lý luận các nghiêncứu liên quan đến vấn đề nhận thức của sinh viên về biến đổi khí hậu và cũng hivọng rằng nghiên cứu sẽ có nhiều đóng góp mới phục vụ cho chính các đối tượngsinh viên, nhà trường và xã hội
Bên cạnh đó, việc vận dụng các quan điểm tâm lý học nhận thức và xã hội học đểđối chiếu với thực tiễn trong cách nhận thức của sinh viên về vấn đề biến đổi khí hậu
sẽ giúp chúng tôi có thể hiểu sâu sắc hơn các lý thuyết đã được học
1.2.2 Ý nghĩa thực tiễn
Nghiên cứu cung cấp cho Ban giám hiệu nhà trường những thông tin thiết thựcnhất về nhận thức của sinh viên trường Đại học Thủ Dầu Một hiện nay đối với vấn đềcấp thiết của cả thế giới - biến đổi khí hậu Từ đó, nhà trường nói chung cũng nhưđoàn trường nói riêng có thể vạch ra những kế hoạch, những hoạt động có ý nghĩa thật
sự nhằm tạo điều kiện để tất cả các sinh viên có thể chung tay vì một ngày mai “không
biến đổi khí hậu”
1.3 Tổng quan về tình hình nghiên cứu
Việc cải thiện và bảo vệ môi trường không chỉ là vấn đề kỹ thuật và luật pháp màđòi hỏi sự tham gia của những người sống trong môi trường ấy, vì các tác nhân cộngđồng là những tác nhân có ảnh hưởng đến môi trường, tích cực hay tiêu cực tùy theonhận thức, thái độ, hành vi của những tác nhân ấy Trên thế giới nói chung và ViệtNam nói riêng, giáo dục môi trường còn ở giai đoạn khai phá Phần lớn những ngườitham gia giáo dục môi trường là những người đã học về môi trường nhưng chưa nắmvững phương pháp tập huấn nâng cao nhận thức cho các đối tượng khác nhau trong xãhội Hoặc họ là những người được đào tạo về sư phạm và sau đó chuyên môn hóatrong giảng dạy về môi trường [1]
Chính vì thế, trước nhu cầu ngày càng tăng về nâng cao nhận thức trong bảo vệmôi trường, các tổ chức quốc tế đã dự báo, hành tinh của chúng ta có thể sẽ phải gánh
Trang 13chịu những thảm họa môi trường do việc biến đổi khí hậu gây ra hết sức nghiêm trọng.Nạn mất đất, tình trạng khan hiếm nước ngọt, nạn tuyệt chủng của các loài sinh vật lànhững thảm họa có thể xảy ra trong thế kỷ 21 Theo thống kê năm 2010, thì các thảmhọa về biến đổi khí hậu như: động đất, lũ lụt, núi lửa phun trào, siêu ngã, bão tuyết, lỡđất và hạn hán đã cướp đi mạng sống của ít nhất 300.000 người, gây thiệt hại kinh tếkhoảng 222 tỷ USD.
Nhận thức trong bảo vệ môi trường, chúng ta cần suy nghĩ đến nghiên cứu vềviệc nâng cao nhận thức của sinh viên về vấn đề biến đổi khí hậu hiện nay bằng cáchkết hợp nhiều phương pháp để giúp cho các bạn sinh viên nói riêng và mọi người nóichung có cái nhìn toàn diện hơn về vấn đề này
Hiện nay, chúng tôi đã tìm thấy những bài viết, những báo cáo khoa học trong vàngoài nước có liên quan đến chủ đề: “Nhận thức của sinh viên về biến đổi khí hậu”.Những báo cáo ấy đã được đăng tải lên các tạp chí chuyên ngành như: Xã hội học,Công tác xã hội nói riêng và ngành Khoa học xã hội nói chung Điều đó đã giúp íchcho chúng tôi rất nhiều trong quá trình nghiên cứu đặc biệt là giúp chúng tôi có thểlĩnh hội được các phương pháp, nội dung, cơ sở lý thuyết của các báo cáo nghiên cứu
đi trước Những báo cáo khoa học trên đã góp phần lớn giúp cho chúng tôi có cơ sở để
kế thừa và tìm ra hướng đi mới cho nghiên cứu của mình
Những nghiên cứu về biến đổi khí hậu ở các nước phát triển
Từ lâu, biến đổi khí hậu toàn cầu đang diễn ra ngày càng nghiêm trọng Biểu hiện
rõ nhất là sự nóng lên của trái đất, là băng tan, nước biển dâng cao là các hiện tượngthời tiết bất thường, bão lũ, sóng thần, động đất, hạn hán và giá rét kéo dài… dẫn đếnthiếu lương thực, thực phẩm và xuất hiện hàng loạt dịch bệnh trên người, gia súc, giacầm,… Trước tình hình đó đã có nhiều đề tài, nghiên cứu trên thế giới nghiên cứu vềvấn đề biến đổi khí hậu nhằm đưa ra những giải pháp chống lại biến đổi khí hậu.[2]Liên quan trực tiếp đến lĩnh vực nghiên cứu nhận thức của con người về biến đổikhí hậu trên thế giới có một số đề tài như:
Richard M Adams,Brian H Hurd, Stephanie Lenhart, Neil Leary, “Effects of global climate change on agriculture: an interpretative review”, Department of
Agricultural and Resource Economics, Oregon State University, Corvallis, Oregon
97331, USA, 1998 Bằng công tác khảo sát, thu thập, phân tích thông tin biến đổi khíhậu tại khu vực nghiên cứu, nhóm tác giả đã thành công trong việc giải quyết hiệu ứng
Trang 14vật lý của biến đổi khí hậu trong nông nghiệp, chẳng hạn như sự thay đổi năng suấtcây trồng, vật nuôi cũng như hậu quả của biến đổi khí hậu trong nông nghiệp Ngoài
ra, đề tài còn nghiên cứu về vai trò thích nghi của con người trong việc ứng phó vớibiến đổi khí hậu từ đó đề xuất ra các biện pháp giải quyết.[3]
Martin Patchen, “Public attitudes and behavior about climate change”, Purdue
climate change research center, Purdue University, 2006 Nghiên cứu đã tiến hành điềutra, khảo sát suy nghĩ của những người xung quanh về biến đổi khí hậu Kết quảnghiên cứu cho thấy những người có nhiều khả năng hành động để bảo vệ môi trường
và đặc biệt là chống lại sự biến đổi khí hậu thì đa số chỉ nghĩ đến lợi ích của bản thân
mà ít quan tâm đến những biến đổi về khí hậu xung quanh mình Từ đó, nghiên cứu đã
đề xuất ra các giải pháp giúp mọi người xung quanh hiểu đúng về biến đổi khí hậu vàcùng chung tay vào chống lại sự biến đổi khí hậu như: cho mọi người thấy rằng biếnđổi khí hậu đang ảnh hưởng đến lợi ích của họ, khơi dậy tinh thần bảo vệ môi trườngcủa cộng đồng, nhấn mạnh vai trò của người dân xung quanh trong việc chống lại biếnđổi khí hậu.[4]
Những nghiên cứu về biến đổi khí hậu ở Việt Nam
Hiện nay, trong nước đã có nhiều đề tài nghiên cứu khoa học nghiên cứu vềbiến đổi khí hậu và từ đó đề xuất ra các biện pháp ứng phó cũng như thích nghi vớibiến đổi khí hậu ở Việt Nam Liên quan trực tiếp đến lĩnh vực nghiên cứu nhận thứccủa con người về biến đổi khí hậu có một số đề tài như:
Tác giả Nguyễn Thị Lương, 2009, “ Đề tài Nhận thức của sinh viên trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên về vấn đề ma tuý”, trường Đại học Sư phạm - Đại
học Thái Nguyên Đề tài sử dụng phương pháp đàm thoại, trao đổi trò chuyện với sinhviên để thu thập thông tin làm rõ vấn đề nghiên cứu Phương pháp điều tra bằng Anket,nhóm nghiên cứu xây dựng một hệ thống các câu hỏi đóng - mở, tiến hành điều tranhằm tìm hiểu thực trạng nhận thức của sinh viên trường Đại học Sư phạm - Đại họcThái Nguyên về vấn đề ma tuý Và ngoài ra trong đề tài còn sử dụng phương phápnghiên cứu lý thuyết, phương pháp hóa học Đề tài tìm hiểu các vấn đề có liên quanđến nhận thức của sinh viên về ma túy Sinh viên là những người có trình độ cao, cóhiểu biết sâu rộng và đang được học tập trong môi trường nhà trường nên có nhiềuđiều kiện để phát triển nhận thức về các vấn đề xã hội nói chung và về ma túy nóiriêng Nhận thức đúng khái niệm ma túy có vai trò quan trọng, giúp sinh viên có thái
Trang 15độ và hành động đúng đắn trong cuộc sống, để không trở thành “nạn nhân” của ma túy.Việc nhận thức đúng sẽ dẫn đến những hành động đúng, giúp cho các bạn sinh viên cócái nhìn đúng đắn và toàn diện về ma túy, sẽ không bị ảnh hưởng theo chiều hướnglệch lạc bởi ma túy.[5]
Tác giả Huỳnh Thị Ngọc Hiền, 2009, “Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và thích nghi ở Thành phố Hồ Chí Minh”, trường Đại học Công nghiệp TP.HCM Bằng các
phương pháp khác nhau, đề tài đã cho thấy được biểu hiện của biển đổi khí hậu tạiTP.HCM có ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường sống tại Thành phố Các ảnh hưởngchủ yếu của biến đổi khí hậu là: ảnh hưởng đến thời tiết, hệ sinh thái, con người vànông nghiệp Từ những ảnh hưởng trên đề tài đã đề xuất ra các biện pháp giúp ngườidân Thành phố thích ứng với biến đổi khí hậu như: ký kết và đi đến triển khai dự ánODA chống ngập, quản lý và phục hồi hệ sinh thái, rồng rừng, giảm các nguồn khí thải
có thể gây ra hiệu ứng nhà kính (khí CO2, NO2, CFC,…).[6]
GS.TS Đào Xuân Ngọc, 2009, Kế hoạch thích ứng với biến đổi khí hậu trong
lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn, Hội thảo Việt Nam thích ứng với biến đổi khí hậu, Trang 1-12 Bài viết đã nêu tóm tắt một số tác động của biển đổi khí hậu
đến nông nghiệp và phát triển nông thôn của một số vùng dễ bị tổn thương ở ViệtNam Từ đó đã giới thiệu và đề xuất khung chương trình hành động thích ứng với biếnđổi khí hậu của ngành, triển khai tổ chức thực hiện cho từng vùng riêng biệt trên đấtnước và mang lại kết quả rất khả quan.[7]
Tác giả trưởng nhóm nghiên cứu Huỳnh Thị Mận, “Nhận thức của sinh viên về rác thải”, trường Đại học Giao thông Vận Tải TP.HCM Đề tài sử dụng các phương
pháp chọn mẫu, phương pháp xử lý thông tin, phương pháp thu thập thông tin Nhómnghiên cứu thu thập thông tin qua các tài liệu như sách báo, tạp chí, internet và thuthập thông tin qua các cuộc phỏng vấn bằng phiếu thăm dò ý kiến Phương pháp thuthập thông tin định tính tiến hành phỏng vấn sâu với một số sinh viên, cán bộ Đoànviên, nhân viên vệ sinh của đơn vị trường, Đề tài đã cho thấy được nhận thức củasinh viên về việc xả rác, ý thức về vấn đề ô nhiễm chưa cao, các bạn sinh viên vẫn xảrác tùy tiện và việc này rất phổ biến Tuy nhiên, việc nghiên cứu trên chỉ dừng lại ởphạm vi “rác thải và nhận thức của sinh viên” chứ chưa thực sự đánh động mạnh đến
Trang 16tất cả các nguyên nhân gây ra biến đổi khí hậu Điều này, đã làm cho các bạn sinh viênkhông thể nhận thức được rác thải cũng là một trong những nguyên nhân gây ra biếnđổi khí hậu trên toàn thế giới Chính vì vậy, với đề tài nghiên cứu của mình, chúng tôi
sẽ đi tìm hiểu và phân tích rõ những biểu hiện, nguyên nhân, kết quả của hiện tượngbiến đổi khí hậu mà rác thải đã gây ra một cách cụ thể và thiết thực thông qua những
số liệu khoa học trên thực tế Những điều ấy sẽ phần nào giúp cho các bạn sinh viên cóthể hiểu một cách đúng đắn và toàn diện hơn về vấn đề biến đổi khí hậu Từ đó, nhómnghiên cứu đã đưa ra một số khuyến nghị để có thể nâng cao ý thức của sinh viên vềrác thải, góp phần bảo vệ môi trường Tuy nhiên, ở địa phương vẫn chưa quan tâmnhiều về vấn đề môi trường chính điều này đã góp phần làm tăng thêm sự thờ ơ củasinh viên đối với vấn đề bảo vệ môi trường, các bạn sinh viên ấy vẫn chưa có được sựnhận thức đúng về vấn đề rác thải trong môi trường hiện tại, vì vậy việc bảo vệ môitrường hiện nay còn chưa đảm bảo về mặt tích cực mà lại tồn tại nhiều về các mặt tiêucực.[8]
Tác giả Phan Văn Tân và cộng sự, 2013, Biến đổi khí hậu ở Việt Nam: Một số
kết quả nghiên cứu, thách thức và cơ hội trong hội nhập quốc tế, Tạp chí khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội, tập 29, số 2, 42-55 Bài báo trình bày một số biểu hiện của biến
đổi khí hậu ở Việt Nam trong các thập kỷ qua, xu thế biến đổi trong tương lai cũng nhưmột số bằng chứng và khả năng tác động tiềm ẩn của nó Việc nghiên cứu biến đổi khíhậu trong quá khứ được dựa trên các tập số liệu quan trắc từ hệ thống mạng lưới trạmkhí tượng thuỷ văn của Việt Nam Việc đánh giá xu thế biến đổi trong tương lai đượcthực hiện thông qua các mô hình khí hậu khu vực nhằm chi tiết hoá các kịch bản biếnđổi khí hậu toàn cầu Bên cạnh các yếu tố như lượng mưa, nhiệt độ, tốc độ gió,… bàibáo cũng chỉ ra một số kết quả về sự biến đổi của các hiện tượng khí hậu cực đoan nhưmưa lớn, nắng nóng, rét đậm, rét hại, hạn hán, hoạt động của xoáy thuận nhiệt đới,…Vấn đề hợp tác và hội nhập quốc tế trong lĩnh vực nghiên cứu biến đổi khí hậu và xâydựng các kịch bản biến đổi khí hậu cho Việt Nam, phục vụ chiến lược và kế hoạch ứngphó hiệu quả với biến đổi khí hậu, góp phần phát triển bền vững kinh tế - xã hội - môitrường cũng sẽ được đề cập.[9]
Thông qua những tài liệu có thể tiếp cận được, chúng tôi đã xác định rõ hơnhướng đi của đề tài Về mặt phương pháp, cho thấy việc tiếp cận dưới góc độ nhận
Trang 17thức - thái độ - hành vi là chưa phù hợp với vấn đề nghiên cứu vì không thể tìm hiểusâu về những yếu tố kinh tế – xã hội làm tác động đến khả năng thích ứng với môi
trường nhận thức của sinh viên Vì vậy, đề tài nghiên cứu “Nhận thức của sinh viên trường Đại học Thủ Dầu Một về biến đổi khí hậu hiện nay” mong muốn góp phần
vào việc bổ sung cơ sở lý luận và thực tiễn cho các vấn đề liên quan đến nhận thức
về biến đổi khí hậu trong sinh viên hiện nay
Từ những tài liệu có thể tiếp cận đến nay, chúng tôi nhận thấy cần có mộthướng nghiên cứu liên quan trực tiếp đến nhận thức của cộng đồng về vấn đề biếnđổi khí hậu Trong đó sinh viên là khách thể quan trọng trong đề tài nghiên cứu củachúng tôi Và kế thừa thành tựu của các tác giả và những công trình đi trước, chúngtôi luôn cố gắng tìm một hướng mới cho công trình của mình và tìm hiểu sâu hơn vềvấn đề mà chúng tôi đang quan tâm, để làm rõ mối quan hệ giữa nhận thức của sinhviên với vấn đề biến đổi khí hậu hiện nay Với sự lựa chọn trên, đây là một hướngnghiên cứu mới về khả năng thích ứng việc nhận thức của sinh viên Và rất mong,việc nghiên cứu sẽ có nhiều đóng góp mới phục vụ cho chính các đối tượng sinhviên, nhà trường và xã hội Đây cũng chính là một bước nghiên cứu khai phá tạitrường Đại học Thủ Dầu Một về nhận thức liên quan đến biến đổi khí hậu hiện naycủa sinh viên
1.4 Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu
Nhận thức của sinh viên về vấn đề biến đổi khí hậu
Trang 18- Tìm hiểu nhận thức của sinh viên trường Đại học Thủ Dầu Một về biến đổi khí
hậu hiện nay
- Tìm hiểu nguyên nhân, các yếu tố tác động đến nhận thức của sinh viên trườngĐại học Thủ Dầu Một về biến đổi khí hậu hiện nay
1.5.2 Mục tiêu cụ thể
- Mô tả bức tranh nhận thức của sinh viên về biến đổi khí hậu.
- Yếu tố chủ quan, khách quan tác động lên nhận thức của sinh viên
- Thực trạng những hành vi biểu hiện nhận thức của sinh viên về biến đổi khí hậu(tích cực và tiêu cực)
- Góp phần định hướng nhận thức tốt để có thể hành động tốt với môi trường nhằmhạn chế tình trạng biến đổi khí hậu diễn ra như hiện nay
1.6 Phương pháp nghiên cứu và kĩ thuật nghiên cứu
1.6.1 Phương pháp nghiên cứu
Vì đây là một đề tài nghiên cứu về thực nghiệm xã hội học nên phương pháp sửdụng chính của đề tài này là phương pháp định lượng Thông qua việc thu thập, xử lý
và phân tích các thông tin định lượng, cũng như các dữ liệu thống kê sẵn có và dữ liệuđược xử lý bằng phần mềm SPSS, đề tài sẽ tìm hiểu về nhận thức của sinh viên trườngĐại học Thủ Dầu Một về biến đổi khí hậu hiện nay
1.6.2 Kỹ thuật nghiên cứu
1.6.2.1 Kỹ thuật thu thập thông tin
Bằng cách phỏng vấn dựa trên bảng hỏi anket, thông tin định lượng được thu thập
sẽ phản ánh được nội dung chính đó là những yếu tố tác động đến nhận thức của sinhviên trường Đại học Thủ Dầu Một về vấn đề biến đổi khí hậu hiện nay
Trang 19Tỉ lệ nam nữ tồn tại ngẫu nhiên theo đơn vị lớp.
Tỉ lệ sinh viên có hộ khẩu thường trú tại đô thị và nông thôn tồn tại ngẫu nhiêntheo đơn vị lớp (hộ khẩu thường trú ở đây được hiểu là nơi sinh viên cư trú trước khivào đại học)
1.6.3 Phương pháp xử lý và dữ liệu phân tích
Các tư liệu thu thập từ nhiều nguồn như sách, báo, tạp chí, Internet… sẽ được tiếnhành tổng kết và điểm luận theo chủ đề, đề mục cụ thể và rõ ràng nhằm có một cáinhìn bao quát và toàn diện hơn về nhận thức của sinh viên về vấn đề biến đổi khí hậuhiện nay Ngoài ra, các tài liệu này cũng sẽ dùng để phân tích các nhân tố ảnh hưởngđến cách nhìn nhận của sinh viên về biến đổi khí hậu
Các thông tin định lượng, thu thập từ bảng hỏi anket được xử lý và hệ thống theonội dung dựa vào phần mềm SPSS 20.0
1.7 Câu hỏi nghiên cứu
Để đạt được các mục tiêu mà đề tài đặt ra, chúng tôi tập trung làm rõ các câu hỏisau:
- Sinh viên Trường Đại học Thủ Dầu Một nhận thức về vấn đề biến đổi khí hậuhiện nay như thế nào? (tốt, xấu, đúng, chưa đúng,…)
- Những yếu tố nào tác động đến cách nhận thức của sinh viên Trường Đại học ThủDầu Một về vấn đề biến đổi khí hậu hiện nay?
1.8 Giải thuyết nghiên cứu
- Giả thuyết 1: Đa số sinh viên trường Đại học Thủ Dầu Một có nhận thức khác
biệt về lĩnh vực biến đổi khí hậu
- Giả thuyết 2: Những yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức của sinh viên trường Đại
học Thủ Dầu Một về vấn đề biến đổi khí hậu là:
+ Ngành học: Những sinh viên không thuộc khoa môi trường thường ít quan tâmđến vấn đề biến đổi khí hậu, đa số tập trung vào chuyên ngành của mình
+ Nhà trường chưa có nhiều hoạt động liên quan đến vấn đề biến đổi khí hậu đểsinh viên có thể nâng cao nhận thức của bản thân
Trang 20PHẦN 2 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN
Nhận thức của sinh viên
về biến đổi khí hậu
Trang 21CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1 Các khái niệm
1.1.1 Nhận thức [10, tr 10, 11, 12, 13]
Theo quan điểm của chủ nghĩa Mac – Lênin: Nhận thức là quá trình phản ánh biệnchứng hiện thực khách quan vào trong bộ não của con người, có tính tích cực năngđộng sáng tạo trên cơ sở thực tiễn
Trong việc nhận thức thế giới, con người có thể đạt đến những mức độ nhận thứckhác nhau, từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp Hoạt động nhận thức của conngười bao gồm nhiều quá trình phản ánh hiện thực khách quan với những mức độ phảnánh khác nhau (cảm giác, tri giác, trí nhớ, tư duy, tưởng tượng) và mang lại cho tanhững sản phẩm khác nhau (hình ảnh, hình tượng, biểu tượng, khái niệm…)
Căn cứ vào tính chất phản ánh, có thể chia toàn bộ hoạt động nhận thức thành haigiai đoạn lớn: Nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính
- Nhận thức cảm tính: Đây là giai đoạn đầu, sơ đẳng trong hoạt động nhận thức
của con người Đặc điểm chủ yếu của nhận thức cảm tính là chỉ phản ánh những thuộctính bề ngoài của sự vật, hiện tượng khi chúng đang trực tiếp tác động vào các giácquan Nhận thức cảm tính bao gồm hai quá trình: cảm giác và tri giác
Cảm giác là một quá trình tâm lý phản ánh từng thuộc tính riêng lẻ của sự vật, hiện
tượng đang trực tiếp tác động vào các giác quan của ta
Tri giác là một quá trình tâm lý phản ánh một cách trọn vẹn các thuộc tính bề ngoài
của sự vật, hiện tượng đang trực tiếp tác động vào các giác quan của ta
Nhận thức cảm tính có vai trò quan trọng trong việc định hướng và điều chỉnh hoạtđộng của con người, giúp con người thích nghi với môi trường Nó là nguồn cung cấpnguyên liệu cho nhận thức lý tính
- Nhận thức lý tính: Là giai đoạn nhận thức cao hơn nhận thức cảm tính Nó phản
ánh những thuộc tính bên trong, những mối liên hệ, quan hệ bản chất của sự vật, hiệntượng trong hiện thực khách quan mà trước đó con người chưa biết Nhận thức lý tínhbao gồm hai quá trình: Tư duy và tưởng tượng
Tư duy là một quá trình tâm lý phản ánh những thuộc tính bản chất, những mối liên
hệ, quan hệ bên trong có tính quy luật của các sự vật, hiện tượng trong hiện thực kháchquan mà trước đó con người chưa biết
Trang 22Tưởng tượng là một quá trình tâm lý phản ánh những cái chưa từng có trong kinh
nghiệm của cá nhân bằng cách xây dựng những hình ảnh mới trên cơ sở những biểutượng đã có
Nhận thức lý tính có vai trò rất quan trọng, là điều kiện để con người làm chủ tựnhiên, xã hội và bản thân
Nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính có quan hệ chặt chẽ với nhau Nhận thứccảm tính là cơ sở của nhận thức lý tính, là nguồn cung cấp nguyên liệu cho nhận thức
lý tính Ngược lại, nhận thức lý tính chi phối, tác động trở lại nhận thức cảm tính, giúpcon người nhận thức đúng đắn, đầy đủ về thế giới
Đây là thời kỳ phát triển hoàn thiện về mặt thể chất cũng như nhận thức, trí tuệ.Sinh viên là lớp người đang từng bước tích luỹ tri thức về mọi lĩnh vực Sinh viên cóthể xử lý các vấn đề của hiện thực khách quan bằng nhận thức lý tính nhiều hơn nhậnthức cảm tính nên hiệu quả cao hơn.Trong thời kỳ này, sinh viên có sự biến động mạnh
mẽ về động cơ, thang giá trị xã hội có liên quan đến nghề nghiệp
Nhận thức của sinh viên diễn ra từ mức độ thấp là cảm giác đến mức độ cao là tưduy Nét đặc trưng cho hoạt động nhận thức của sinh viên là họ có thể hoạt động trí tuệtập trung, có thể tiến hành hoạt động tư duy với sự phối hợp của nhiều thao tác: Phântích, so sánh, tổng hợp, trừu tượng hoá, khái quát hoá… Họ đi sâu vào tìm hiểu nhữngmôn học, những chuyên nghành khoa học cụ thể để nắm vững đối tượng, nhiệm vụ,phương pháp, quy luật của các khoa học đó với mục đích trở thành các chuyên gia vềcác lĩnh vực nhất định
Khả năng nhận thức của sinh viên phát triển mạnh, thể hiện ở tốc độ phản ánh vàkhả năng định hướng hoạt động tăng Nhiều sinh viên khi được giao các nhiệm vụnhận thức đã nhanh chóng định hướng được các hoạt động thông qua việc xác định
Trang 23mục đích, yêu cầu và tìm kiếm cách thức tiến hành hợp lý Năng lực nhận thức, sự tựtin và phản ứng nhanh được coi là hạt nhân cơ bản về khả năng nhận thức của sinhviên.
Tính độc lập, sáng tạo ở các quá trình nhận thức của lứa tuổi sinh viên đạt mức độcao hơn nhiều so với các giai đoạn lứa tuổi trước Sinh viên đã xác định cho mình mộthướng đi tương lai, bắt đầu thể nghiệm mình trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.Sinh viên có khát vọng được cống hiến, mong muốn được xã hội đánh giá và có khảnăng tự đánh giá mình, mong muốn tự hoàn thiện mình
Xuất phát từ những đặc điểm cơ bản về nhận thức của sinh viên, ta có thể khẳngđịnh rằng: Giáo dục đúng hướng sẽ giúp họ có nhận thức đúng đắn và hành động thíchhợp với những vấn đề đặt ra trong hiện tại
1.1.3 Môi trường [12]
"Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên" (Theo Điều 1, Luật Bảo vệ Môi trường của
Việt Nam) Môi trường sống của con người theo chức năng được chia thành các loại:
- Môi trường tự nhiên bao gồm các nhân tố thiên nhiên như vật lý, hoá học, sinhhọc, tồn tại ngoài ý muốn của con người, nhưng cũng ít nhiều chịu tác động của conngười Đó là ánh sáng mặt trời, núi sông, biển cả, không khí, động, thực vật, đất,nước Môi trường tự nhiên cho ta không khí để thở, đất để xây dựng nhà cửa, trồngcấy, chăn nuôi, cung cấp cho con người các loại tài nguyên khoáng sản cần cho sảnxuất, tiêu thụ và là nơi chứa đựng, đồng hoá các chất thải, cung cấp cho ta cảnh đẹp đểgiải trí, làm cho cuộc sống con người thêm phong phú
- Môi trường xã hội là tổng thể các quan hệ giữa người với người Đó là những luật
lệ, thể chế, cam kết, quy định, ước định ở các cấp khác nhau như: Liên Hợp Quốc,Hiệp hội các nước, quốc gia, tỉnh, huyện, cơ quan, làng xã, họ tộc, gia đình, tổ nhóm,các tổ chức tôn giáo, tổ chức đoàn thể, Môi trường xã hội định hướng hoạt động củacon người theo một khuôn khổ nhất định, tạo nên sức mạnh tập thể thuận lợi cho sựphát triển, làm cho cuộc sống của con người khác với các sinh vật khác
1.1.4 Biến đổi khí hậu [13, tr 9, 10]
Trang 24Quan niệm của Alixop về khí hậu: khí hậu của một nơi nào đó là khí hậu thời tiếtđặt trưng về phương diện nhiều năm, được tạo nên bởi bức xạ mặt trời, đặt tính củamặt đệm về hoàn lưu khí hậu.
Biến đổi khí hậu là sự thay đổi của hệ thống khí hậu gồm khí quyển, sinh quyển,thủy quyển, thạch quyển ở thời điểm hiện tại và trong tương lai bởi các nguyên nhân
tự nhiên và nhân tạo
Biến đổi khí hậu là những biến đổi trong môi trường vật lý hoặc sinh học gây ranhững ảnh hưởng có hại đáng kể đến thành phần, khả năng phục hồi hoặc sinh sản củacác hệ sinh thái tự nhiên và được quản lý hoặc ảnh hưởng đến hoạt động của các hệthống kinh tế - xã hội hoặc đến sức khỏe và phúc lợi con người (Theo Công ước chungcủa Liên Hợp quốc về Biến đổi khí hậu)
Biến đổi khí hậu được chứng minh qua sự khác biệt giữa các giá trị trung bìnhnhiều năm của các tham số thống kê khí hậu Ngoài ra, biến đổi khí hậu còn được biểuhiện rõ riệt qua hai hiện tượng là hiện tượng Elnino và Lanina
- Khái niệm Elnino: Elnino trong tiếng Tây Ban Nha có nghĩa là chúa hài đồnghoặc chú bé con do hiện tượng này hay xảy ra vào dịp lễ Giáng sinh Elnino là thuậtngữ chỉ sự nóng lên của mặt biển vùng xích đạo Thái Bình Dương ngoài biển khơiNam Mĩ, thường bắt đầu vào mùa đông và có chu kì 2 – 7 năm và có khi đến 10 năm.Hiện tượng Elnino thường kéo dài đến một năm, sau đó trở ngược lại tình trạng bìnhthường
- Khái niệm Lanina: Lanina trong từ Tây Ban Nha có nghĩa là cô bé con (hay còngọi là đối Lanino, Antinino) chỉ hiện tượng nhiệt độ mặt nước biển vùng xích đạo phíađông Thái Bình Dương lạnh đi so với điều kiện bình thường, hiện tượng này cũng gây
ra những dị thường về thời tiết và khí hậu ở nhiều nơi
Như vậy nói tóm lại, biến đổi khí hậu là hiện tượng thay đổi “xu thế chung của thời tiết” do các hoạt động trực tiếp hoặc gián tiếp của con người ngoài sự thay đổi khí hậu của tự nhiên.
1.2 Hướng tiếp cận và lý thuyết áp dụng
1.2.1 Lý thuyết nhu cầu của A.Maslow [14, tr 163, 164]
Theo thuyết nhu cầu của A.Maslow, con người là một thực thể sinh – tâm lý xã hội
Do đó, con người có nhu cầu cá nhân cần cho sự sống (nhu cầu về sinh học) và nhucầu xã hội Theo đó, ông chia nhu cầu con người thành 5 thang bậc từ thấp đến cao:
Trang 25- Nhu cầu sống còn, bao gồm: nhu cầu về không khí, nước, thức ăn, quần áo, nhà
ở, nghỉ ngơi…
- Nhu cầu an toàn: ai cũng có mong muốn được sống trong một thế giới hòa bình,không có chiến tranh, không có bạo lực, kể cả trong những trường hợp bị mất kế sinhnhai được Nhà nước và xã hội bảo vệ và giúp đỡ
- Nhu cầu thuộc vào một nhóm nào đó: là con người xã hội, con người có các nhucầu giao tiếp, nhu cầu sự yêu thương, chia sẻ Họ không muốn sự cô đơn, bị bỏ rangoài lề xã hội, họ mong muốn có hạnh phúc gia đình, sự tham gia và thuộc vào mộtnhóm nào đó (gia đình, bạn bè, cộng đồng)
- Nhu cầu được tôn trọng: tự tôn trọng là giá trị của chính cá nhân mỗi người; đượcngười khác tôn trọng là sự mong muốn được người khác thừa nhận giá trị của mình
- Nhu cầu hoàn thiện: trong cuộc sống, ai cũng mong muốn tự khẳng định mình vàđược xã hội tạo điều kiện để hoàn thiện và phát triển cá nhân
Tuy nhiên, trong xã hội vẫn tồn tại những người thường thiếu thốn các nguồn lực
để đáp ứng các nhu cầu của cá nhân và gia đình Trong đó, có những người đặc biệtkhó khăn không có khả năng tự bảo đảm cho cuộc sống của cá nhân từ việc lo ăn, lomặc đến chữa bệnh và học hành và có nguy cơ bị đe dọa sự an toàn của cuộc sống.Những đối tượng này rất cần được sự giúp đỡ của Nhà nước và xã hội
Thuyết nhu cầu của A.Maslow làm căn cứ cho việc nhận định những nhu cầu củacon người nói chung Tuy nhiên, đối với mỗi đối tượng cụ thể và nhất là đối với từng
cá nhân cụ thể lại có những nhu cầu khác nhau, vì họ là những cá thể độc lập vớinhững đặc điểm riêng, nằm trong những bối cảnh không giống nhau Theo thuyết này,con người cần được đáp ứng các nhu cầu cấp thấp hơn trước khi nảy sinh ra những nhucầu bậc cao hơn
Tiếp cận theo nhu cầu là cách tiếp cận mang tính nhân văn Tính nhân văn thể hiện
ở việc coi trọng con người và những nhu cầu của chính bản thân họ Tiếp cận theo nhucầu đặt con người và những đặc điểm riêng có của họ vào vị trí trung tâm Cách tiếpcận dựa trên nhu cầu có ý nghĩa quan trọng trong việc hỗ trợ các đối tượng Trong đềtài này, để xem xét quá trình nhận thức của sinh viên Trường Đại học Thủ Dầu Một vềbiến đổi khí hậu hiện nay, dưới góc độ của lý thuyết nhu cầu giúp chúng tôi biết đượcsinh viên có những nhu cầu gì trong quá trình nhận thức về vấn đề biến đổi khí hậuhiện nay
Trang 261.2.2 Lý thuyết nhận thức, nhân cách và hành vi của Georger Kelly [15]
Về nhân cách được căn cứ trên niềm tin của ông là con người chủ yếu thuộc nhậnthức Ông mô tả kinh nghiệm riêng dưới dạng ý niệm cá nhân giải thích hay phát triểncác ý niệm về chính chúng ta, thế giới và các sự kiện tương lai như thế nào Kelly tinrằng chúng ta coi như chúng ta là nhà khoa học, mỗi một người tham dự vào giải quyếtvấn đề, và những ý niệm cá nhân là một phương tiện tổ chức các mối quan hệ liên ngôivị
Kelly cho rằng thay đổi ý niệm chỉ có nghĩa là cách hiểu, giải thích các sự kiện vàthực tại hiện thời của chúng ta dễ bị thay đổi
Kelly lập luận mỗi cá nhân cũng là một “nhà khoa học” Bằng cách này ông muốnnói là chúng ta hoạt động như các nhà khoa học trong cách tiếp cận thế giới của chúng
ta Dù với mục đích ít cao quý nhưng như nhà khoa học mỗi người muốn tiên đoán,kiểm soát hiểu biết các khía cạnh trong môi trường của mình
Trong đề tài nghiên cứu nhận thức của sinh viên đại học Thủ Dầu Một về biến đổikhí hậu Dựa trên lý thuyết này, vấn đề nhận thức của sinh viên cũng thể hiện các ýniệm của mình về vấn đề biến đổi khí hậu như thế nào Sinh viên nhìn nhận vấn đềbiến đổi khí hậu đối với mỗi người là khác nhau về các khía cạnh Mỗi sinh viên ởtrường Đại học Thủ Dầu Một đến từ mỗi vùng miền khác nhau, mỗi môi trường sốngkhác nhau vì vậy sự nhận thức, quan điểm của các bạn về biến đổi khí hậu cũng khácnhau
1.2.3 Lý thuyết nhận thức của Piaget [16, tr 94, 95]
Nhận thức là sự hiểu biết của cá nhân về sự vật Piaget chủ trương mỗi cá nhân cómột suy nghĩ và hiểu biết riêng về sự vật, cách thu nhận và diễn giải các thông tin,đánh giá các kinh nghiệm, các phán đoán và quyết định cách ứng xử Tất cả các kháiniệm này được Piaget gọi là cấu trúc nhận thức Cấu trúc nhận thức là cách người tasuy diễn sự vật, phân tích các thông tin, tạo ra sự hiểu biết về sự vật, ảnh hưởng đếncảm xúc và cách ứng xử Nói cách khác, cảm cúc và cách ứng xử của con người là sảnphẩm của cấu trúc nhận thức khi đánh giá các thông tin đến từ thế giới chung quanh cánhân (nhận thức quyết định cảm xúc và hành vi) Cấu trúc nhận thức được hình thành
và phát triển bằng học hỏi qua kinh nghiệm sống của bản thân và qua sự quan sát, họchỏi từ ngoại cảnh Những kinh nghiệm mới phù hợp với cấu trúc nhận thức được sátnhập vào nó; ngược lại, khi gặp những kinh nghiệm mới trái ngược với cấu trúc nhận
Trang 27thức, người ta sẽ chỉnh sửa lại cấu trúc nhận thức để chứa đựng được kinh nghiệmmới.
Trên cơ sở đó, khi xem xét quá trình nhận thức của sinh viên Trường Đại học ThủDầu Một về biến đổi khí hậu, dưới góc độ của lý thuyết nhận thức sẽ thấy được thựctrạng của quá trình này Theo thuyết này thì nhận thức của con người trải qua nhiềugiai đoạn khác nhau và đối với mỗi giai đoạn đó thì việc nhận thức cũng thay đổi.Trước đây khi chưa được học hay tìm hiểu về vấn đề biến đổi khí hậu thì có thể cácbạn sinh viên có quan điểm khác về biến đổi khí hậu và quan điểm có được thay đổihay không là do cách các bạn học hỏi, tiếp thu kiến thức từ thầy cô, các bài báo,chương trình về biến đổi khí hậu Hướng nhận thức của các bạn cũng sẽ phát triển theochiều hướng khác với những quan điểm ban đầu Nếu như các bạn sinh viên có cáchnhìn và thói quen suy nghĩ về vấn đề biến đổi khí hậu một cách tiêu cực, không xácđáng, nhận thức cứng nhắc hay nhận thức lệch lạc thì sau khi tìm hiểu về bài nghiêncứu này, chúng tôi hi vọng những nhận thức lệch lạc trên sẽ chuyển biến theo mộthướng khác tức là từ tiêu cực đến tích cực Các bạn sinh viên có thể thay đổi nhữngquan điểm chưa đúng của mình về biến đổi khí hậu bằng những nhận thức tiến bộ vàđúng đắn hơn
CHƯƠNG 2 KẾT QUẢ TRỰC TIẾP CỦA ĐỀ TÀI
Trang 282.1 Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của trường Đại học Thủ Dầu Một
Trường Đại học Thủ Dầu Một được thành lập trên cơ sở nâng cấp Trường Caođẳng Sư phạm Bình Dương theo Quyết định số 900/QĐ-TTg ngày 24/6/2009 của Thủtướng Chính phủ Tiền thân của Trường cao đẳng Sư phạm Bình Dương là Cơ sở 5 củaTrường Cao đẳng Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh, là trung tâm đào tạo giáo viênTHCS có trình độ cao đẳng, sau đó trường được giao lại cho tỉnh Sông Bé (nay là tỉnhBình Dương) và trở thành Trường Sư phạm Cấp II của tỉnh Sông Bé Năm 1988, đượccông nhận là Trường Cao đẳng Sư phạm Sông Bé theo Quyết định số 168/HĐBT ngày12/11/1988 của Hội đồng Bộ trưởng nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Đếnnăm 1992, tất cả các trường Sư phạm trong tỉnh bao gồm: Trường Trung học Sư phạm,
Sư phạm Mầm non, Cán bộ Quản lý đã được sáp nhập lại và lấy tên là Trường Caođẳng Sư phạm Sông Bé (năm 1997 là Trường cao đẳng Sư phạm Bình Dương) Từđây, Trường Cao đẳng Sư phạm Bình Dương trở thành một trường cao đẳng đa hệ, với
sứ mệnh đào tạo giáo viên trình độ cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp; bồi dưỡngcán bộ quản lý công tác tại các trường mầm non, tiểu học và trung học cơ sở; đào tạonghiệp vụ cho cán bộ, công chức, viên chức phục vụ ngoài ngành giáo dục đào tạo,góp phần tăng cường đội ngũ cán bộ có trình độ cử nhân cho tỉnh Bình Dương
Sau hơn 30 năm xây dựng và phát triển (1976-2008), Trường Cao đẳng Sưphạm Bình Dương đã xây dựng được một đội ngũ cán bộ, giáo viên có trình độ chuyênmôn khá cao, đảm bảo từng bước nâng cao chất lượng đào tạo của trường, với 128giáo viên, trong đó, có 3 tiến sĩ, 45 thạc sĩ và 80 cử nhân Trường đã hoàn thành sứmệnh lịch sử của mình, đào tạo 34.997 cán bộ, giáo viên cho ngành giáo dục tỉnh Sông
Bé, Bình Dương trong đó, có 13.730 giáo viên trung học cơ sở, 14.885 giáo viên tiểuhọc và 6.382 giáo viên nhà trẻ, mẫu giáo Ngoài các ngành đào tạo truyền thống, từnăm 2002, trường đã mở thêm các ngành mới như: Cao đẳng Anh văn, Tin học (ngoài
sư phạm), Sư phạm Kỹ thuật công nghiệp- Vật lý; sư phạm đơn ngành như: Cao đẳng
sư phạm Sinh học, Sư phạm Địa lý, Giáo dục, Mầm non, Sư phạm Tin học Nhàtrường đã được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba và hạngNhì
Trang 29Trên cơ sở kế thừa và phát huy những thành tựu của Trường cao đẳng Sư phạmBình Dương, Trường Đại học Thủ Dầu Một ngay sau khi được thành lập đã cơ cấu lại
tổ chức bộ máy các Phòng, Khoa và các bộ phận chức năng của trường; đồng thời, thuhút và sử dụng hiệu quả, bố trí công việc hợp lý nguồn nhân lực có trình độ cao từnhiều nơi trên cả nước về công tác tại trường, nhanh chóng ổn định mọi hoạt động củaNhà trường và tạo ra một diện mạo phát triển mới
Sứ mệnh hiện nay của Nhà trường là: “Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực cótrình độ cao (cao đẳng, đại học và sau đại học) để phục vụ cho sự nghiệp công nghiệphóa – hiện đại hóa của tỉnh, vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và cả nước Đồng thời,tham gia vào công cuộc đổi mới và phát triển giáo dục đại học Việt Nam, nhằm đạtđược uy tín ngang bằng với đại học của các nước tiên tiến trong khu vực và trên thếgiới; Nghiên cứu ứng dụng và chuyển giao công nghệ phục vụ phát triển kinh tế - xãhội cho địa phương và các tỉnh lân cận.”
Thực hiện sứ mệnh đó là trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, giảng viên của toànTrường, với 728 cán bộ, giảng viên, trong đó có 08 PGS – TS, 60 Tiến sĩ, 445 Thạc sĩ,
99 người đang học cao học và nghiên cứu sinh Trường đã thành lập 14 đơn vị phòngban, 18 khoa chuyên môn, 01 tạp chí, 01 trạm y tế và 08 trung tâm Bên cạnh đó, Nhàtrường thường xuyên thỉnh giảng các Giáo sư, Tiến sĩ, Chuyên gia đầu ngành trên cảnước tham gia giảng dạy và bồi dưỡng cho giảng viên trẻ Hiện nay, Nhà trường đangđào tạo 22 ngành đại học, 6 ngành cao đẳng, gồm các lĩnh vực: Kinh tế, Kỹ thuật,Khoa học xã hội và Nhân văn, Sư phạm, với quy mô sinh viên là 14.000
Qua 5 năm hoạt động, kết quả đạt được của nhà trường khá toàn diện, quy môphát triển khá nhanh và đúng hướng Hoạt động đào tạo theo hướng đổi mới, chấtlượng đào tạo đáp ứng thị trường lao động và nhu cầu của xã hội với kết quả sinh viên
ra trường hầu hết đều có việc làm Chất lượng nghiên cứu khoa học từng bước đượcnâng cao, thu hút nhiều giảng viên và sinh viên tham gia; nội dung các đề tài thiết thựcphục vụ nhiệm vụ của nhà trường Các điều kiện về đội ngũ giảng viên, cơ sở vật chấtđảm bảo theo tiêu chí quy định của Bộ giáo dục đào tạo Quản trị đại học theo hướngphân cấp mạnh cho các đơn vị, đã phát huy tính tự chủ và năng động của các đơn vị vàcán Bộ giảng viên nhà trường Thực hiện cuộc vận động, học tập và làm theo tấm