1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn Dịch vụ du lịch ở thành phố Đà Nẵng

109 1,7K 13

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 109
Dung lượng 614,5 KB

Nội dung

luận văn du lịch

Trang 1

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Nghị quyết Đại hội lần thứ XIX Đảng bộ thành phố Đà Nẵng đã xácđịnh phương hướng, nhiệm vụ và mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội đến năm

2020, trong đó chỉ rõ: Phát triển mạnh du lịch và các dịch vụ mà thành phố có thế mạnh, làm tiền đề chuyển nền kinh tế thành phố từ cơ cấu “Công nghiệp - Dịch vụ -Nông nghiệp” sang cơ cấu “Dịch vụ - Công nghiệp - Nông nghiệp" sau năm 2010 Phấn đấu đến năm 2010 đón 2 triệu lượt du khách, trong đó có

800.000 lượt khách quốc tế và 1,2 triệu khách nội địa Đồng thời, Bộ Chính trị

(khoá IX) cũng đã ra Nghị Quyết số 33-NQ/TW về xây dựng và phát triển thành phố Đà Nẵng trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá Thực hiện các Nghị

quyết nêu trên, trong những năm qua, đặc biệt là từ khi Thành phố chính thức trởthành Đô thị loại I trực thuộc Trung ương, ngành du lịch đã có những đóng góptích cực vào sự phát triển kinh tế - văn hoá - xã hội Đà Nẵng

Đà Nẵng nằm ở trung lộ của cả nước, với trên 30km bờ biển xanh,sạch, đẹp được xếp vào Top 1 trong số 06 bãi biển đẹp nhất hành tinh; có sânbay, cảng biển quốc tế và những điều kiện hết sức thuận lợi về giao thôngđường sắt, đường bộ, là trung điểm của 05 Di sản văn hoá trong số 6 di sảnvăn hoá thế giới của Việt Nam được UNESCO công nhận là Cố đô Huế, nhãnhạc cung đình Huế, Động Phong Nha, phố cổ Hội An và Thánh địa Mỹ Sơn

- trung điểm của “Hành trình Di sản” của du lịch Việt Nam Trong phạm vikhu vực và thế giới, Đà Nẵng là một trong những cửa ngõ quan trọng củamiền Tây và các nước vùng Đông Bắc Á Vị trí địa lý đặc biệt thuận lợi của tựnhiên giúp cho Đà Nẵng có điều kiện phát triển các ngành kinh tế một cáchnhanh chóng và bền vững, trong đó có ngành du lịch

Trong điều kiện chuyển đổi hoạt động kinh doanh dịch vụ theo hướng

xã hội hoá mạnh mẽ và hội nhập kinh tế quốc tế, ngành du lịch nước ta nóichung và du lịch Đà Nẵng nói riêng đang đứng trước cơ hội và thách thức lớn

Trang 2

Ngành dịch vụ du lịch còn non trẻ, mới được chuyển sang từ hoạt động phục

vụ nhiệm vụ chính trị đối ngoại là chủ yếu, tính chuyên nghiệp trong nghiệp vụcòn thấp, cơ sở đào tạo chuyên ngành còn thiếu và yếu, cơ sở vật chất phục vụlưu trú và vận chuyển của đại bộ phận các đơn vị kinh doanh du lịch chủ yếutrên địa bàn tuy có vị trí lợi thế, nhưng đang xuống cấp trầm trọng Hoạt động lữhành chủ yếu là trạm trung chuyển; làm lại tour cho các hãng lớn tại hai đầu vàphần lớn ngoài tầm kiểm soát của cơ quan quản lý nhà nước trên địa bàn Tínhliên kết du lịch vùng miền yếu Do vậy, có thể nói trong thời gian qua, ngành

du lịch Đà Nẵng đã phải đương đầu với rất nhiều thử thách và sẽ còn phải nỗ lựcrất lớn để khai thác hết tiềm năng, lợi thế so sánh của mình trong khu vực vàtrong cả nước thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của Thành phố, gópphần thực hiện thắng lợi Nghị quyết số 33-NQ/TW của Bộ Chính trị (Khóa IX)

và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố Đà Nẵng lần thứ XIX

Chính vì những lý do trên, học viên chọn đề tài “Dịch vụ Du lịch ở Thành phố Đà Nẵng” làm luận văn thạc sĩ, chuyên ngành Kinh tế chính trị,

nhằm góp một phần phục vụ công tác chỉ đạo hoạt động thực tiễn đối vớiquản lý ngành du lịch, hướng tới đảm nhiệm nhiệm vụ của ngành “côngnghiệp không khói” trong xu thế phát triển công nghiệp hoá, hiện đại hoá vàhội nhập kinh tế của thành phố Đà Nẵng

2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Về du lịch nói chung và của từng địa phương đã có một số đề tài, như:

- Trần Quốc Nhật (1996), Phát triển du lịch ở Bà Rịa-Vũng Tàu, Luận

văn Thạc sĩ Kinh tế, Học viện CTQG Hồ Chí Minh

- Dương Thế Vinh (1996), Khai thác tiềm năng phát triển du lịch Hà Nội trong giai đoạn hiện nay, Luận văn Thạc sĩ Kinh tế, Học viện CTQG Hồ Chí Minh.

- Nguyễn Thị Hoá (1997), Kinh tế du lịch Thừa Thiên -Huế, tiềm năng và phương hướng phát triển, Luận văn Thạc sĩ Kinh tế, Học viện CTQG Hồ Chí

Minh

Trang 3

- Hoàng Đức Cường (1999), Phát triển kinh tế du lịch tỉnh Nghệ An,

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế, Học viện CTQG HCM

- Dụng Văn Duy (2004), Du lịch trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh Bình thuận, Luận văn Thạc sĩ Kinh tế, Học viện CTQG Hồ

Chí Minh

- Nguyễn Thị Hồng Lâm (2005), Kinh tế du lịch ở tỉnh Thanh Hoá -Thực trạng và giải pháp phát triển, Luận văn Thạc sĩ Kinh tế, Học viện

CTQG Hồ Chí Minh

Cho đến nay, chưa có công trình nào nghiên cứu liên quan đến dịch vụ

du lịch ở thành phố Đà Nẵng một cách toàn diện về lý luận và thực tiễn dưới

góc độ khoa học kinh tế chính trị Vì vậy, sự lựa chọn đề tài "Dịch vụ du lịch tại Thành phố Đà Nẵng" là cần thiết và không trùng lặp với các công trình

khoa học đã được công bố

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài

3.1 Mục đích: Trên cơ sở lý luận về dịch vụ du lịch, luận văn phân

tích, đánh giá thực trạng dịch vụ du lịch Đà Nẵng và đề xuất một số giải phápnhằm phát triển dịch vụ du lịch ở thành phố Đà Nẵng, trong thời gian từ nayđến năm 2020

3.2 Nhiệm vụ: Luận văn có các nhiệm vụ sau:

- Làm rõ một số cơ sở lý luận và thực tiễn về dịch vụ du lịch ở Đà Nẵng

- Đánh giá thực trạng dịch vụ du lịch Đà Nẵng trong giai đoạn 2001đến 2005 và những vấn đề đặt ra cần giải quyết

- Phương hướng và giải pháp phát triển dịch vụ du lịch Đà Nẵng trongthời gian tới

4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu: Dịch vụ du lịch Đà Nẵng trong thời kỳ đổi

mới, nhất là từ khi Thành phố Đà Nẵng trở thành đô thị loại I trực thuộcTrung ương đến nay

4.2 Thời gian: Từ 2001 đến 2005.

Trang 4

5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

5.1 Cơ sở lý luận: Vận dụng lý luận kinh tế chính trị của chủ nghĩa

Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm, chủ trương, đường lối,chính sách của Đảng, Nhà nước và thành phố Đà Nẵng vào phát triển dịch vụ

du lịch Đồng thời, kế thừa những kết quả nghiên cứu về lĩnh vực dịch vụ dulịch của các nhà khoa học có liên quan đến đề tài

5.2 Phương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng phương pháp nghiên

cứu của chủ nghĩa duy vật biện chứng, kết hợp lôgíc với lịch sử, thống kê,tổng hợp và phân tích, so sánh để thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu

6 Những đóng góp về khoa học và thực tiễn của luận văn

- Góp phần chứng minh sự cần thiết khách quan và vai trò của phát triển dịch vụ du lịch ở thành phố Đà Nẵng.

- Đề xuất những giải pháp để phát triển dịch vụ du lịch Đà Nẵng trong

giai đoạn 2006-2020

- Góp vào danh mục tài liệu tham khảo phục vụ công tác chỉ đạo thực tiễn và giảng dạy, học tập ở các cơ sở đào tạo của địa phương.

7 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văngồm có 3 chương, 7 tiết

Trang 5

1.1.1 Khái niệm và đặc điểm của dịch vụ du lịch

Từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay, đặc biệt là từ 1950 - khinền kinh tế thế giới được khôi phục và phát triển, thu nhập bình quân đầungười trên thế giới tăng không ngừng, đã làm cho nhu cầu giao lưu tham quanhọc tập, nghỉ ngơi, vui chơi giải trí cũng không ngừng tăng lên Nhất làtrong thời đại ngày nay, khi nhịp sống đại công nghiệp đưa con người vàonhững vòng xoáy hối hả của những toan tính bận rộn, thì nhu cầu được nghỉngơi, giải trí, thư giãn kết hợp với giao lưu quốc tế của cộng đồng càng trởnên bức thiết Và nhờ đó, một số nước đã coi du lịch là một ngành kinh tế chủlực tạo nguồn thu nhập đáng kể cho ngân sách, như Thái Lan, Trung Quốc,Tây Ban Nha Từ đó nhiều nước đề ra những quốc sách hữu hiệu cho đầu tư

và phát triển dịch vụ du lịch

Khi điều kiện kinh tế chưa phát triển, người ta coi du lịch như một hiệntượng xã hội mang tính nhân văn nhằm làm phong phú thêm nhận thức conngười và dịch vụ du lịch là thoả mãn nhu cầu cho tầng lớp trên của xã hội

kiếm được tiền ở một nơi và đi tiêu tiền ở một nơi khác Điều kiện kinh tế phát

triển hơn, người ta nhận thức được du lịch không còn là một hiện tượng xãhội đơn thuần mà còn là một hoạt động kinh tế, trong đó những hoạt độngdịch vụ phối hợp với nhau nhằm thoả mãn nhu cầu của con người

Khi kinh doanh du lịch phát triển, trở thành một hệ thống mang tínhtổng hợp trên phạm vi vùng miền không chỉ của một quốc gia thì người ta coi

Trang 6

du lịch là một ngành công nghiệp với toàn bộ các hoạt động mà mục tiêu là kết hợp giá trị của các tài nguyên du lịch thiên nhiên và nhân văn với các dịch vụ, hàng hoá để tạo ra sản phẩm du lịch, đáp ứng nhu cầu của du khách.

Pháp lệnh Du lịch (2/1999) do Uỷ ban Thường vụ Quốc hội nướcCHXHCN Việt Nam quy định: Du lịch là các hoạt động có liên quan đếnchuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đápứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thờigian nhất định [39]

Có thể hiểu, du lịch là một phạm trù kép; một mặt có ý nghĩa thôngthường là sự di chuyển của con người với mục đích nghỉ ngơi giải trí, nhưngmặt khác nó bao hàm hệ quả kinh tế tự thân khi những dịch vụ hỗ trợ và cungứng nhằm thoả mãn nhu cầu vật chất và tinh thần cho du khách, trong sự dichuyển đó

Với quan niệm trên, sản phẩm du lịch cũng mang những nét đặc trưng

cơ bản không như các sản phẩm vật chất thuần tuý khác Theo Từ điển du lịch(Tiếng Đức, Nxb Kinh tế Berlinh, 1984) định nghĩa: "Sản phẩm du lịch là sựkết hợp những dịch vụ và phương tiện vật chất trên cơ sở khai thác các tiềmnăng du lịch nhằm cung cấp cho du khách một khoảng thời gian thú vị, mộtkinh nghiệm du lịch trọn vẹn và sự hài lòng" [35] Theo nghĩa hẹp, thì sảnphẩm du lịch là những gì du khách bỏ tiền ra mua lẻ hoặc trọn gói trongchuyến đi của mình Còn theo nghĩa rộng, đó là tổng hợp những sản phẩm vôhình và hữu hình do con người và thiên nhiên tạo ra, có khả năng thoả mãnnhu cầu vật chất và tinh thần cho du khách về nghỉ ngơi, giải trí và nhữnghoạt động có ích khác

Theo Từ điển du lịch, lữ hành, lưu trú và ăn uống, (Tiếng Anh, NxbButterworth Heinemann 1993) thì: Dịch vụ du lịch là kết quả của các hoạt

động kinh tế được thể hiện trong sản phẩm vô hình (phân biệt với hàng hoá vật chất) như lưu trú, vận chuyển, dịch vụ tài chính, thông tin liên lạc, y tế và

các dịch vụ cá nhân khác [36]

Trang 7

Theo điều 4, chương I Luật Du lịch Việt Nam “Dịch vụ du lịch là việccung cấp các dịch vụ về lữ hành, vận chuyển, lưu trú, ăn uống, vui chơi giảitrí, thông tin, hướng dẫn và các dịch vụ khác nhằm đáp ứng nhu cầu của

khách du lịch” [28, tr.2] Tác giả luận văn tán thành với khái niệm này về dịch

Thứ nhất: Tính phi vật thể - đây là đặc điểm quan trọng nhất của dịch

vụ du lịch Người sử dụng dịch vụ không thể tiêu dùng trực tiếp dịch vụ đótrước khi mua nó, nói cách khác quá trình sản xuất ra dịch vụ cũng gắn liềnvới quá trình tiêu thụ nó Dịch vụ đồng hành với sản phẩm vật chất nhưng nólại tồn tại dưới dạng phi vật chất nên người sử dụng chỉ có thể đánh giá đượcchất lượng của dịch vụ khi trực tiếp sử dụng nó Đặc điểm quan trọng nàybuộc các nhà cung cấp phải có trách nhiệm trong việc tạo dựng thương hiệuthông qua cung cấp thông tin đầy đủ và chính xác, chân thực và khách quan

về những tiện ích và ưu việt của dịch vụ đối với du khách để họ thực sự yêntâm và hài lòng về quyết định mua sản phẩm dịch vụ Về phía du khách: phảithận trọng và cần có sự nhìn nhận, lựa chọn nhà cung cấp căn cứ trên uy tínthương hiệu, quảng cáo sản phẩm và tham khảo thêm những người đã sử dụngdịch vụ trước khi quyết định mua dịch vụ cho mình

Thứ hai: Tính đồng thời trong sản xuất và tiêu dùng sản phẩm dịch

vụ Khác với các hàng hoá thông thường có quá trình sản xuất và tiêu dùngdiễn ra ở từng thời gian và địa điểm khác nhau, dịch vụ du lịch được sảnxuất và tiêu dùng thường diễn ra cùng lúc Chính đặc điểm này quy địnhtính thời vụ trong loại hình kinh doanh du lịch và nó làm cho công tác dự

Trang 8

báo của ngành du lịch thực sự trở thành một khoa học giúp các nhà hoạchđịnh chiến lược nắm được cung - cầu trên thị trường mà có hướng đầu tưphù hợp Trên thực tế có nhiều bất cập xảy đến trong quá trình quản lý vàkinh doanh du lịch, nguyên nhân sâu xa chính vì chưa nắm thấu đáo tínhchất đặc thù này

Thứ ba: Khách hàng là một bộ phận của cả quá trình sản xuất và tiêu

thụ sản phẩm Tính đặc thù này được quy định bởi sản xuất và tiêu thụ sảnphẩm dịch vụ diễn ra trong một thời gian và không gian nhất định nên khôngtạo ra khoảng cách giữa người tiêu dùng và người sản xuất dịch vụ Nói cáchkhác, người tiêu dùng không chỉ hưởng thụ một cách thụ động sản phẩm dịch

vụ được cung ứng, mà họ còn trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất thôngqua việc phản hồi của họ với nhà cung cấp về chất lượng và mức độ hoànthiện của sản phẩm Thậm chí bằng kinh nghiệm và trình độ cảm nhận củamình, du khách còn là người trực tiếp sáng tạo ra các sản phẩm dịch vụ giúpcho nhà cung cấp tạo ra những sản phẩm nhằm thoả mãn nhu cầu ngày càngtăng của người tiêu dùng

Thứ tư: Quyền sở hữu không được chuyển giao khi mua và bán Đây là

một đặc thù riêng có của loại hình sản phẩm dịch vụ khi đem trao đổi trên thịtrường Vì là sản phẩm không thể di chuyển trong không gian, là sản phẩmphi vật thể và có tính đồng nhất trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, nênkhách hàng chỉ đang mua quyền sử dụng sản phẩm chứ không hề mua đượcquyền sở hữu sản phẩm dịch vụ đó Khi quyền sử dụng của du khách không cònthì cũng là lúc nhà cung cấp toàn quyền sở hữu đối với sản phẩm dịch vụ đó

Sản phẩm du lịch gồm: Dịch vụ du lịch và giá trị tài nguyên thiên nhiênDịch vụ du lịch gồm:

- Dịch vụ vận chuyển, nhằm đưa du khách từ nơi cư trú đến các điểm

du lịch, từ các điểm du lịch này đến điểm du lịch khác hoặc trong phạm vimột điểm du lịch nào đó, bằng phương tiện nhất định

Trang 9

- Dịch vụ lưu trú, ăn uống bao gồm các dịch vụ phục vụ du khách nghỉngơi, thư giãn và lấy lại sức khoẻ trong hành trình du lịch của mình thông qua

hệ thống các khách sạn, nhà nghỉ, nhà hàng nơi khách dừng chân

- Dịch vụ vui chơi giải trí: là loại hình giúp du khách đạt được sự thoảmãn cao trong mỗi chuyến đi Bởi vậy, nên thời gian của du khách phần lớnđược các nhà tổ chức chuyên nghiệp hướng đến là đưa khách tham quan cáckhu du lịch, các khu di tích, xem văn nghệ thậm chí đến các sòng bạc, cácbar café, sàn nhảy

Kinh tế càng phát triển thì nhu cầu được thoả mãn về tinh thần cànglấn át nhu cầu mang tính vật chất thuần tuý, do đó, nhu cầu đi du lịch ngàycàng có xu hướng tăng cao trong cộng đồng dân cư Nắm được điều này, cácnhà kinh doanh du lịch càng nghiên cứu đầu tư vào dịch vụ giải trí sẽ càng thuđược lợi nhuận cao Thái Lan, Trung Quốc, Tây Ban Nha là những quốc gia

có kinh nghiệm và nhạy bén trong việc tập trung đầu tư cho dịch vụ này nênchỉ trong vòng vài thập niên đã nhanh chóng thu hút được tỉ lệ lớn khách dulịch đến từ các nước và nhờ đó đã đóng góp được một phần đáng kể ngoại tệcho phát triển kinh tế đất nước

Ví dụ: Thái Lan năm 2004 đón 11,6 triệu khách du lịch quốc tế, thungoại tệ đạt 9,6 tỷ USD Khách du lịch nội địa đạt 74,8 triệu lượt khách, tạothu nội tệ xấp xỉ 8 tỷ USD Du lịch đóng góp cho GDP năm 2005 gần 15%.Ngoài ra, hoạt động du lịch đã tạo ra trên 1,3 triệu việc làm gián tiếp và trựctiếp cho xã hội [32]

Hoặc Trung Quốc: hiện nay là quốc gia có thu nhập từ du lịch quốc tếlớn nhất thế giới Năm 2004, Trung Quốc đón 41,8 triệu lượt khách du lịchquốc tế (nếu tính cả khách tham quan du lịch trong ngày là 109 triệu lượt), thunhập ngoại tệ từ du lịch đạt 25,7 tỷ USD Khách du lịch nội địa đạt 1,1 tỷ lượtkhách, tạo thu nội địa tương đương 65,7 tỷ USD Du lịch tạo ra 38,93 triệuviệc làm gián tiếp và trực tiếp cho xã hội [32]

Trang 10

Cả hai cường quốc trên đều có ưu việt nổi trội trong hoạt động du lịch

và có nhiều kinh nghiệm phát triển kinh doanh du lịch Hai nước này đều luôncoi du lịch là quốc sách và có nhiều biện pháp nhằm tạo ra chiến lược sảnphẩm du lịch tốt, trong đó coi trọng việc đầu tư đồng bộ các loại hình dịch vụgiải trí cho du khách

- Dịch vụ mua sắm: thực tế đây cũng là hình thức giải trí không thểthiếu trong một chuyến đi du lịch của du khách, được thực hiện thông qua cácsiêu thị, cửa hàng, làng nghề truyền thống, hàng mỹ nghệ, tạp hoá, vải lụa

- Dịch vụ trung gian và bổ sung khác: y tế, công nghệ thông tin,Internet, sửa chữa tuy phụ trợ nhưng loại hình dịch vụ này cũng góp phầnlàm thoả mãn chuyến đi của du khách và tham gia vào việc tạo nên một sảnphẩm du lịch hoàn chỉnh nơi khách dừng chân

Ngoài ra, sản phẩm du lịch còn bao gồm cả giá trị tài nguyên thiênnhiên - một bộ phận cấu thành quan trọng, nó đòi hỏi các nhà chuyên môntrong quản lý và điều hành phải biết phối hợp và điều tiết quá trình cung ứngsản phẩm du lịch một cách khoa học thực sự, mới đem lại hiệu quả kinh tế caođồng thời thoả mãn được nhu cầu của du khách

Trong nền kinh tế hiện đại, tỉ trọng các ngành dịch vụ có xu hướng ngàycàng tăng, ở các nước tiên tiến có khi lên đến 75%, ở Việt Nam chiếm khoảng40% Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ X

đã chỉ rõ “Cơ cấu ngành trong GDP năm 2010: Khu vực nông nghiệp khoảng15-16%, công nghiệp -xây dựng 43-44%, dịch vụ 40-41%” [15, tr.188]

1.1.2 Những nhân tố tác động đến sự phát triển dịch vụ du lịch ở thành phố Đà Nẵng

Phát triển dịch vụ du lịch ở thành phố Đà Nẵng là một tất yếu kháchquan, bởi Đà Nẵng hội tụ đủ những điều kiện, khả năng, thế mạnh là nhữngnhân tố tác động đến sự phát triển mạnh mẽ lĩnh vực này, như:

Trang 11

1.1.2.1 Điều kiện tự nhiên và tài nguyên du lịch

Thành phố Đà Nẵng có diện tích tự nhiên: 1256,5km2 Dân số 781.023người (2005) với các quận: Hải Châu,Thanh Khê, Sơn Trà, Ngũ Hành Sơn, LiênChiểu, Cẩm Lệ và các huyện Hoà Vang, huyện đảo Hoàng Sa Đà Nẵng nằm ởtrung lộ của cả nước, phía Bắc giáp tỉnh Thừa Thiên-Huế, phía Nam giáp tỉnhQuảng Nam, phía Đông giáp biển Đông, phía Tây tiếp giáp với các huyện ĐạiLộc, Điện Bàn thuộc tỉnh Quảng Nam Là thành phố có địa hình khá đa dạng,phía Bắc là đèo Hải Vân hùng vĩ, vùng núi cao phía Tây Bắc Đà Nẵng thuộchuyện Hoà Vang có núi Mang với độ cao 1708m và ngọn Bà Nà có độ cao1487m so mặt biển Phía Đông là bán đảo Sơn Trà hoang sơ và chuỗi các bãitắm trải dài từ bản đảo Sơn Trà đến biển Non Nước Phía Nam có danh thắngNgũ Hành Sơn Ngoài khơi là quần đảo Hoàng Sa có tiềm năng lớn về thuỷ sản

Thành phố Đà Nẵng được hình thành từ năm 1306 nhưng trải quanhững thăng trầm của lịch sử mãi tới năm 1836 Đà Nẵng mới thực sự thay thếHội An trở thành một trung tâm thương mại, chính trị, văn hoá và là nơi giaotiếp với phương Tây của xứ Đàng Trong Khi đó nơi đây là hải cảng quantrọng, là một trung tâm kinh tế của nước Việt xưa bởi vị trí địa lý đã gắn ĐàNẵng không chỉ trong khu vực miền Trung - Tây Nguyên mà còn là nơi giaothương của Cao Miên và Lào với Việt Nam Đà Nẵng có Cảng Tiên Sa haycòn gọi là Cảng Sâu và 09 cầu cảng quốc tế dọc theo sông Hàn Sân bay quốc

tế Đà Nẵng được hiện đại hoá, trong nhiều năm qua thực sự đã tạo cho ĐàNẵng thành một điểm đến quan trọng với các chuyến bay xuyên Việt vànhững đường bay trực tiếp quốc tế như Đà Nẵng - Băng Cốc, Đà Nẵng -Hồng Kông, Đà Nẵng - Xiêm Riệp, Đà Nẵng - Singapore Thành phố ĐàNẵng nằm trên trục giao thông đường bộ, đường sắt, đường thuỷ nối khu vực

Đà Nẵng với cả nước hết sức thuận tiện

1.1.2.2 Tiềm năng, thế mạnh của Đà Nẵng

Đến với Đà Nẵng, du khách sẽ có dịp tham quan các danh lam thắng cảnhnổi tiếng như Bà Nà, Ngũ Hành Sơn, đèo Hải Vân, bán đảo Sơn Trà và thoả

Trang 12

thích bơi lội trên các bãi biển trải dài hàng chục km, được coi là một trong 6 bãibiển sạch đẹp nhất của hành tinh Đà Nẵng còn là trung điểm của “Hành trình Disản Văn hoá thế giới”, chỉ trong bán kính chưa đầy 200 km, bạn đã có thể chiêmngưỡng vẻ đẹp của 05 Di sản Văn hoá thế giới: Thánh địa Mỹ Sơn, Phố Cổ Hội

An, Cố đô Huế, nhã nhạc cung đình Huế và Di tích Động Phong Nha

Có thể nói, tiềm năng du lịch của Đà Nẵng là hết sức phong phú và to lớn Trong những năm qua, nhất là từ khi Đà Nẵng trở thành Đô thị loại 1trực thuộc Trung ương, nơi đây được coi là điểm phát triển năng động với tốc

độ cao trong khu vực, có cơ sở hạ tầng hoàn hảo, cơ chế đầu tư thông thoáng

và hệ thống dịch vụ phụ trợ của du lịch ngày càng được cải thiện, phù hợp vớimột đô thị phát triển theo hướng hiện đại

1.1.2.3 Các điều kiện kinh tế - xã hội khác: cũng là một ưu việt của Đà

Nẵng khi định hướng phát triển dịch vụ du lịch:

Về dân số: Thành phố Đà Nẵng có gần 790.000 người và hơn 130.000sinh viên học sinh đang theo học tại các trường Đại học, Cao Đẳng và dạynghề trên địa bàn, ngoài ra phải kể đến trên 40.000 sinh viên, học sinh tốtnghiệp Đại học, Cao đẳng và dạy nghề ra trường hàng năm, đó là nguồn laođộng dồi dào cho các điểm dịch vụ được mở ra nếu có chính sách thu hút tốt

Bảng 1.1: Dân số, lao động, xã hội

Trang 13

Theo cơ cấu dân số thống kê trên, số dân trong độ tuổi lao động rất cao,chiếm tỉ lệ bình quân trên 60%, trong đó lao động có đào tạo ở các cấp (trừhọc sinh, sinh viên đang trên lớp học) thì lực lượng lao động có thể huy độngđược chiếm gần 80% và đây là tiềm năng cho các ngành dịch vụ mới mở rakhi có nhu cầu cao về lao động.

Điều đáng quan tâm nữa đó là vấn đề môi trường du lịch Trong nhiềunăm qua, nhất là từ khi thành phố được tách ra thành đơn vị hành chính từtỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng và trở thành đô thị loại I trực thuộc Trung ương,

Đà Nẵng đã có nhiều động thái tích cực nhằm cải thiện môi trường, cảnh quan

và tập trung hết tâm sức cho việc xây dựng kết cấu hạ tầng đô thị, xây dựngnếp sống văn hoá trong mỗi tổ dân phố đến cộng đồng dân cư, xây dựng

“Thành phố 5 không” và “3 có” với những tiêu chí đầy tính nhân văn Đócũng là yếu tố tạo ra động lực, thúc đẩy và tao điều kiện cho các ngành dịch

vụ phát triển, trong đó có dịch vụ du lịch

1.1.2.4 Về tài nguyên du lịch nhân văn

Đà Nẵng không chỉ là vùng đất được tiếp quản nền văn hoá Đại Việt từphương Bắc xuống và giao thoa với văn hoá Chămpa phương Nam độc đáo từcuối thế kỷ XV đầu thế kỷ XVI mà Đà Nẵng còn là “nơi tiếp nhận và nhàonặn các luồng văn hoá để làm giàu thêm vốn văn hoá dân tộc” [25, tr.7] Đây

là một kho tàng đồ sộ chưa được khai thác nhiều cho hoạt động du lịch

1.1.3 Vai trò của dịch vụ du lịch thể hiện trong việc hình thành cơ cấu kinh tế "Dịch vụ - Công nghiệp - Nông nghiệp” của thành phố Đà Nẵng

1.1.3.1 Dịch vụ du lịch phát triển kéo theo sự phát triển của nhiều ngành kinh tế trên địa bàn góp phần hình thành cơ cấu kinh tế: “Dịch vụ - Công nghiệp - Nông nghiệp”

Ngành du lịch có tác động rất tích cực đến kinh tế thành phố và củatừng vùng thông qua việc tiêu dùng của khách du lịch

Thông qua tiêu dùng, du lịch tác động mạnh đến lĩnh vực lưu thôngphân phối sản phẩm hàng hóa được sản xuất và lưu thông trong vùng, nhờ đó

Trang 14

có tác động sâu sắc đến những lĩnh vực khác khác của quá trình tái sản xuất xãhội Đồng thời, khách du lịch là người nước ngoài hay trong nước đến, với sốlượng tiền tệ tiêu dùng đem theo tất yếu sẽ làm cho cán cân thanh toán tại địaphương có sự đổi thay Và nhờ đó góp phần làm sống động kinh tế vùng du lịch.

Mặt khác, thông qua lĩnh vực lưu thông mà du lịch có ảnh hướng tích cựcđến sự phát triển của những ngành kinh tế như công nghiệp, nông nghiệp và dịch

vụ Khách du lịch luôn đòi hỏi hàng hóa được phục vụ với chất lượng cao, chủngloại phong phú và hình thức, mẫu mã đẹp Như vậy, chính du khách đã giúp phầnđịnh hướng cho sản phẩm được sản xuất ra không chỉ bảo đảm về chất lượng,chủng loại mà còn cả hình thức, bao bì, nhãn mác Từ đó khuyến khích chuyênmôn hóa ngày càng sâu sắc và rộng rãi trong các ngành kinh tế của thành phố

Ảnh hưởng của du khách đối với các ngành: viễn thông, ngân hàng,thương mại, xây dựng, văn hóa cũng hết sức to lớn, nhất là trong điều kiệnhội nhập khu vực và quốc tế Bởi chúng ta biết rằng trong số hàng triệu dukhách đã đến với Đà Nẵng trong nhiều năm qua, ngoài đối tượng du lịchthuần túy còn có rất đông khách công vụ và thương gia đến tìm kiếm cơ hộilàm ăn Đối tượng này có nhu cầu đặc biệt cao về công nghệ thông tin, cácđiều kiện và phương tiện thanh toán hiện đại cũng như kết cấu hạ tầng thuậnlợi Việc sử dụng các tài nguyên thiên nhiên vào phục vụ du khách đòi hỏiphải có sự đầu tư đồng bộ và từ đó cũng kích thích phát triển tương ứng cácngành kinh tế có liên quan khác của thành phố

Bảng 1.2: Chỉ số phát triển tổng sản phẩm quốc nội trên địa bàn

Trang 15

1.1.3.2 Dịch vụ du lịch góp phần làm tăng thu nhập quốc dân, cải thiện đời sống nhân dân vùng du lịch

Cũng như các ngành kinh tế khác, dịch vụ du lịch phát triển sẽ tạo điềukiện cho một số ngành kinh tế phát triển theo; như việc hình thành các làng nghềtại các khu, điểm mà du khách thường xuyên tới: Làng đá Non Nước, làng nghề

tơ tằm Duy Xuyên, gốm sứ Thăng Bình Ngoài ra còn các khu ẩm thực, cáctrung tâm thương mại, phố Đêm cũng được phát triển Có thể nói du lịch làngành “xuất khẩu tại chỗ” nhờ chính nguồn thu nhập ngoại tệ trực tiếp do nómang lại cho thành phố và sản phẩm xuất khẩu đó mang tính đặc thù không thểxuất theo cái cách thông thường mà trực tiếp được chuyển tới người tiêu dùngdưới dạng vật thể (thông qua mua sắm, ăn uống, vui chơi ) hoặc phi vật thể(thưởng thức một chương trình múa rối nước, ca nhạc dân tộc ) Tính đặc thù

đó chính là yếu tố giúp cho việc “xuất khẩu" của du lịch giảm thiểu các khoảnchi phí tốn kém do vận chuyển, kho bãi như các thương vụ xuất khẩu thôngthường khác Ở một góc độ mang tính độc quyền, có thể nói trong nền kinh tế thịtrường hiện đại, du lịch là ngành “xuất khẩu” có cái đặc quyền mà nhiều ngành

kinh tế khác không có được; đó là việc tổ chức bán cái mà mình có và thu lợi nhuận cao từ người tiêu dùng là du khách Trong khi các ngành chỉ bán được cái

Trang 16

Từ biểu trên cho thấy nguồn thu từ các dịch vụ du lịch mang lại đónggóp một phần không nhỏ vào tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ tại ĐàNẵng và điều đó cũng làm cho hoạt động kinh doanh du lịch thêm sôi động.

Việc phát triển du lịch còn tạo thêm nhiều công ăn việc làm cho nhândân, giúp chuyển đổi nghề nghiệp từng bước cho lực lượng lao động nôngnghiệp chuyển sang lao động có tay nghề, được đào tạo gắn với tính chuyênnghiệp cao, trong lĩnh vực hoạt động mới - ngành công nghiệp không khói

1.1.3.3 Dịch vụ du lịch phát triển đóng góp phần quan trọng trong việc nâng cao đời sống văn hoá, xã hội, cải thiện bộ mặt đô thị Đà Nẵng

Đây là kết quả có ý nghĩa hết sức quan trọng mà hoạt động dịch vụ dulịch mang lại Thông qua du lịch, con người mở mang kiến thức, được giaolưu với các nền văn minh từ nhiều quốc gia, tăng thêm sự hiểu biết và mở ranhững mối quan hệ đoàn kết mang tính quốc tế

Du lịch còn là phương tiện giáo dục lòng yêu đất nước, giữ gìn và nângcao truyền thống dân tộc Thông qua các chuyến đi tham quan, nghỉ mát, vãncảnh giúp con người có điều kiện chiêm ngưỡng vẻ đẹp cảnh quan, tìm hiểulịch sử văn hoá dân tộc để từ đó thêm yêu hơn đất nước mình Hoạt động du lịchcon người sẽ có thêm động lực mới trong học tập, rèn luyện và xác định mụctiêu cho cuộc sống Cũng nhờ sự giao lưu mà mỗi người tự nhận thức được giátrị vật thể và phi vật thể trong nền văn hoá dân tộc mình để từ đó có suy nghĩđóng góp vào việc khai thác một cách có hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiênđất nước, đồng thời cũng gìn giữ, tôn tạo bản sắc văn hoá dân tộc mình

Du lịch còn được coi là sứ giả của hoà bình và tình hữu nghị bởi nhờcác chuyến giao lưu quốc tế, các quốc gia dân tộc sẽ xích lại gần nhau hơnnhờ sự hiểu biết và học hỏi được ở nhau, từ đó tăng cường thêm mối quan hệ

và tình đoàn kết quốc tế của các quốc gia, các dân tộc trên thế giới Và cũng

từ đó góp phần cùng nhau tôn tạo bản sắc văn hoá của từng dân tộc và những

di sản văn hoá chung của toàn nhân loại

Trang 17

Với ý nghĩa đó, du lịch Đà Nẵng được coi là có lợi thế đặc biệt bởi nằm

ở trung điểm của các Di sản văn hoá thế giới tại miền Trung, điều này đã và

sẽ tiếp tục mang lại cho Đà Nẵng sự khởi sắc trong hoạt động khai thác dulịch với hiệu quả ngày càng tăng trong thòi gian tới

1.1.4 Chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước ta và Thành phố Đà Nẵng về phát triển du lịch dịch vụ

Nghị Quyết số 33-NQ/TW Bộ Chính trị (khoá IX) về xây dựng vàphát triển thành phố Đà Nẵng trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đãchỉ ra nhiệm vụ của Đà Nẵng từ nay đến năm 2010: Xây dựng Thành phố ĐàNẵng trở thành một trong những đô thị lớn của cả nước, là trung tâm kinh tế -

xã hội lớn của miền Trung với vai trò là trung tâm công nghiệp, thương mại

du lịch và dịch vụ, là thành phố cảng biển, đầu mối giao thông quan trọng vềtrung chuyển vận tải trong nước và quốc tế Và trong đó phải tập trungnhiệm vụ: Đầu tư phát triển mạnh du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọncủa thành phố, xây dựng Đà Nẵng thành trung tâm du lịch lớn của đất nước,

là đầu mối trung chuyển, quá cảnh và giao lưu hàng hoá - dịch vụ của miềnTrung - Tây Nguyên[3]

Để triển khai thực hiện Nghị quyết của Bộ Chính trị, Đảng bộ Thànhphố Đà Nẵng đã đề ra chương trình hành động, trong đó nêu rõ những địnhhướng và mục tiêu cụ thể cho ngành du lịch thành phố: Phát triển mạnh dulịch và các dịch vụ mà thành phố có thế mạnh, làm tiền đề chuyển nền kinh tếthành phố từ cơ cấu “Công nghiệp - Dịch vụ - Nông nghiệp” sang cơ cấu

"Dịch vụ - Công nghiệp - Nông nghiệp” sau năm 2010 Phấn đấu đến năm

2010 đón 2 triệu lượt du khách, trong đó có 800.000 lượt khách quốc tế và 1,2triệu khách nội địa, tốc độ tăng bình quân 15-17%/năm Cơ sở vật chất đồng

bộ với hơn 10.000 phòng Tổng doanh thu 1.500 tỷ đồng, tốc độ tăng doanhthu bình quân 13-14%/năm [7]

Những chủ trương nhất quán và đồng bộ trên thể hiện sự quan tâm chỉđạo sâu sắc của các cấp lãnh đạo Đảng và Nhà nước ta đối với sự phát triển

Trang 18

du lịch trên địa bàn Điều đó đã tạo nên một sự chuyển biến trong nhận thức

xã hội về vai trò, vị thế của ngành du lịch với các ngành kinh tế khác Đồngthời, cũng tạo nên động lực cho sự phát triển của du lịch trong những thậpniên của thế kỷ XXI ở thành phố Đà Nẵng

Pháp lệnh Du lịch 1999 và Luật Du lịch được thông qua tại Kỳ họpthứ 7 Quốc hội nước CHXHCNVN khoá 11 (ngày 14-06-2004) đã khẳng địnhtính pháp lý của sự nghiệp phát triển du lịch: “Du lịch là một ngành kinh tếtổng hợp quan trọng, mang nội dung văn hoá sâu sắc, có tính liên ngành, liênvùng và xã hội hoá cao, góp phần nâng cao dân trí, tạo việc làm và phát triểnkinh tế - xã hội của đất nước ” [39]

1.2 ĐẶC ĐIỂM VÀ CÁC LOẠI HÌNH DỊCH VỤ DU LỊCH Ở THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

1.2.1 Đặc điểm của dịch vụ du lịch ở thành phố Đà Nẵng

Ngành du lịch cũng mang những đặc điểm chung như mọi ngành kinh

tế khác, tuy nhiên do là ngành kinh tế đặc thù nên du lịch có những nét đặcđiểm riêng, cụ thể:

1.2.1.1 Tính nhạy cảm

Do sản phẩm của ngành mang tính tổng hợp cao nên so với các ngànhkhác du lịch thể hiện tính chất này rõ hơn Một chương trình du lịch được nhàcung cấp chào bán khi thực hiện phải đảm bảo sự chính xác về thời gian,không gian và cả tính khoa học, giáo dục để du khách có thể hài lòng về nơi

ăn nghỉ, các chương trình vui chơi giải trí, mua sắm và cảm nhận được nhiềuđiều thú vị trong chuyến đi đó Một sáng kiến nhỏ bất ngờ của hướng dẫnviên có thể làm tăng hiệu quả chuyến đi nhờ ấn tượng tốt, và ngược lại chỉmột thay đổi nhiều khi không phải do nhà cung cấp chính mà lỗi từ cácchương trình phụ khác (như việc hoãn huỷ chuyến bay của Hàng không )khiến cho cảm nhận về chuyến du lịch chịu ảnh hưởng trực tiếp

Những biến động chính trị, kinh tế, xã hội khác cũng là nguyên nhântrực tiếp hoặc gián tiếp tác động đến hiệu quả hoạt động của du lịch, như đại

Trang 19

dịch SARS, dịch cúm gia cầm, chiến tranh hoặc tình hình an ninh chính trịmất ổn định

Trong những năm qua Đà Nẵng được coi là điểm đến lý tưởng cho dukhách nhờ sự nỗ lực của chính quyền các cấp trong việc giáo dục ý thức bảo

vệ môi trường, giữ gìn an ninh trật tự xã hội, chủ động phòng chống các dịchbệnh trong gia súc gia cầm Đặc biệt là chủ động xây dựng chương trình “5không” trong toàn thành phố (không có người mù chữ, không có người langthang xin ăn, không có người nghiện ma tuý trong cộng đồng, không có tộiphạm giết người để cướp của, không có người thất nghiệp) hướng tới môi trường

đô thị trong sạch và thuần khiết nhằm thu hút du khách đến với Đà Nẵng

vụ, hội nghị

Tính chất này được xác định đúng sẽ giúp các nhà quản lý tạo địnhhướng đầu tư, thời điểm kinh doanh và loại hình cần đầu tư cho du lịch, đồngthời cũng lập kế hoạch hoạt động và tổ chúc đào tạo hoặc bố trí nghỉ ngơi cholao động phục vụ trong ngành, nhằm thu lợi nhuận tối đa Còn với du khách,

sẽ giúp cho việc lựa chọn chương trình du lịch phù hợp với điều kiện thờigian, sức khoẻ, kể cả tài chính một cách tối ưu

Trên thực tế, khắc phục tính thời vụ trong hoạt động du lịch là một vấn

đề rất khó và có xu hướng ngày càng phức tạp do sự phụ thuộc các điều kiện tựnhiên, thời tiết khí hậu nơi du khách chọn đến Điều này đòi hỏi nhà quản lý phải

có kiến thức tổng hợp để cố gắng giảm thiểu những khó khăn do tính chất nàygây ra, nhằm tận dụng công suất trang thiết bị và nhân lực cùng những chi phíthường xuyên phải trả và đạt được hiệu quả hoạt động kinh doanh

Trang 20

1.2.1.3 Tính tổng hợp

Xuất phát từ nhu cầu mang tính tổng hợp cao của du khách mà hoạtđộng của dịch vụ du lịch mang tính chất này Có thể nói không có ngành nàothể hiện đặc điểm tổng hợp rõ nét như du lịch bởi mỗi một nhu cầu của dukhách đều trở thành một công đoạn trong chuỗi các dịch vụ mà ngành phảicung ứng; như ăn uống, mua sắm, đi lại tham quan, lưu trú và người làm dulịch phải cung cấp một cách đầy đủ trung thực và chính xác các thông tin vềnhà hàng, các trung tâm thương mại, siêu thị, phương tiện giao thông, bản đồcác điểm tham quan, khí hậu thời tiết, lộ trình đường đi, hệ thống khách sạnphù hợp với du khách

Đồng thời du khách sẽ mất đi cảm giác an tâm khi thiếu sự trợ giúp củacác ngành kinh tế - xã hội khác như bảo hiểm, y tế, giao thông, công an, môitrường tại nơi sẽ đến tham quan, du lịch Trong những năm qua, đặc biệttrong vài năm trở lại đây, các ngành dịch vụ hỗ trợ này của Đà Nẵng đã cónhững tiến bộ vượt bậc so với trước Điều đó tạo sự đổi mới cho bộ mặt đô thịcủa thành phố nhưng đồng thời cũng giúp thỏa mãn nhu cầu được phục vụmột cách chu đáo nhất của du khách

Cũng chính những nhu cầu cần được đáp ứng đó của du khách lại cóhiệu quả như một động lực thúc đẩy sự phát triển đối với các ngành kinh tế,văn hoá, giáo dục, y tế ở địa phương phát triển

Đặc điểm tổng hợp và đa ngành trên đòi hỏi sự phối hợp nhịp nhàngkhông chỉ giữa các khách sạn, nhà hàng, các xí nghiệp vận chuyển đưa đón

Trang 21

khách trong nội bộ ngành du lịch mà còn đòi hỏi sự liên kết cao trong khốicác ngành có liên quan Và trên hết là sự điều phối của chính quyền thành phố

Đà Nẵng Mọi tính toán lợi ích cục bộ hoặc sự phối hợp không đồng bộ trongmỗi khâu dịch vụ đều liên quan mật thiết đến tính hiệu quả của không chỉriêng ngành du lịch mà còn ảnh hưởng đến hiệu quả chung về nhiều mặt chokinh tế - xã hội của địa phương

1.2.1.5 Tính liên vùng

Đặc điểm này biểu hiện ở việc thông tuyến du lịch với một quần thể cácđiểm du lịch trong khu vực, mà Đà Nẵng có ưu thế nổi trội so với các vùngmiền khác Là trung lộ của cả nước đồng thời là trung điểm của hành trình Disản văn hoá với 05 Di sản trong số 06 di sản của cả nước đã được UNESCOcông nhận, du khách chọn điểm đến của mình là Đà Nẵng và từ đó chỉ cần vớimột quỹ thời gian khiêm tốn là có thể đặt chân tới một cụm các danh thắngnổi tiếng nhất đặc trưng cho văn hoá Việt Nam Tuy nhiên, mỗi điểm lại cónhững nét văn hoá độc đáo riêng, nên hiểu dược đặc điểm liên vùng sẽ giúpcho các nhà làm du lịch gắn kết lợi thế của mình với các tuyến điểm toàn khuvực, tạo ra một chuỗi khép kín các dịch vụ liên hoàn sẽ mang lại hiệu quả caocho chính mỗi hoạt động du lịch cục bộ Và ngược lại nếu không gắn kết đượclợi ích chung thì khó có thể phát triển du lịch từng địa phương và toàn khu vực

Ngoài ra, dịch vụ du lịch còn mang đặc điểm đa dạng bởi tính chất đathành phần của du khách quy định Nhiều dịch vụ mới ra đời gắn với việc đápứng nhu cầu phong phú và đa dạng của du khách Việc nắm bắt nhằm khaithác hợp lý loại nhu cầu này sẽ tạo cơ hội cho ngành tăng thêm hiệu quả hoạtđộng của mình Mặt khác, du khách đa phần là những người đi thụ hưởng cácsản phẩm du lịch, tức đi tiêu tiền chứ không vì mục đích kiếm tiền, nên khảnăng chi trả cho các dịch vụ là lợi thế nếu ngành du lịch mở ra nhiều dịch vụ

ăn uống, nghỉ ngơi, vui chơi giải trí và giúp cho du khách có nhiều cơ hội tậnhưởng các tài nguyên du lịch của thành phố

Trang 22

Tóm lại: Có thể khẳng định du lịch ngày càng trở thành một ngành kinh

tế quan trọng trong số các ngành kinh tế - xã hội của không chỉ một quốc gia,dân tộc mà ngay cả với một vùng đất giàu tiềm năng như Đà Nẵng Xác dịnh

rõ vai trò, vị trí, tầm quan trong của phát triển dịch vụ du lịch không những có ýnghĩa trong việc phát huy tiềm năng lợi thế cúa vùng đất này, mà quan trọng hơn

cả đó chính là động lực thúc đẩy quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xâydựng Đà Nẵng trở thành trong những trung tâm du lịch dịch vụ lớn của cả nước

1.2.2 Các loại hình dịch vụ du lịch ở Thành phố Đà Nẵng

Qua thực tế hoạt động của ngành trong nhiều năm, cho thấy rằng loạihình dịch vụ ở Đà Nẵng phát sinh chủ yếu tuỳ thuộc ở nhu cầu khách đến từcác loại hình du lịch như tham quan du lịch, hội họp, học tập, nghỉ dưỡng,hoạt động thể thao, chữa bệnh, sinh thái Tuy nhiên, có thể tựu trung lại ởcác loại hình dịch vụ chủ yếu sau:

1.2.2.2 Dịch vụ lưu trú, ăn uống

Là những dịch vụ bảo đảm cho du khách nghỉ ngơi, ăn uống trong quátrình thực hiện chuyến du lịch Hiện tại ở Đà Nẵng có trên 90 nhà nghỉ, khách

Trang 23

sạn Cùng lúc có thể đón trên 5000 khách với tổng số 2800 phòng nghỉ (trong

đó có trên 500 phòng đạt tiêu chuẩn đón khách quốc tế từ 3-5 sao)

Hệ thống nhà hàng ở Đà Nẵng cũng tương đối phát triển trong một vàinăm trở lại đây, nhất là các nhà hàng được trang bị đảm bảo các tiêu chuẩnđón khách quốc tế và do nhu cầu thực khách không chỉ dừng ở ăn ngon, ăn no

mà còn phải mang đậm nét văn hoá trong ẩm thực Các phố Đêm, chợ Đêm,nhà hàng tự chọn, tự phục vụ cũng đã mọc lên nhằm phục vụ nhu cầu ẩmthực đa dạng và phong phú của du khách trong và ngoài thành phố

1.2.2.3 Dịch vụ vui chơi giải trí

Bao gồm toàn bộ các hoạt động dịch vụ nhằm giúp du khách đạt đến sựcảm thụ cao nhất trong chuyến đi Có thể là tham quan bảo tàng, vãn cảnh,thăm các khu di tích, đền chùa miếu mạo, xem văn nghệ dân gian, thăm làngnghề truyền thống, coi hát bội, leo núi Ngũ Hành Sơn ngắm biển, thậm chímua sắm quà cho người thân từ hệ thống các chợ quê, siêu thị, làm tăngthêm sự phong phú trong chuyến du lịch, đồng thời cũng hiểu thêm mảnh đất,nét văn hoá và con người xứ Quảng Sẽ là vô cùng thiếu nếu trong mộtchương trình du lịch chào mời khách không có các hoạt động của dịch vụ này

và sự thành công của các chương trình chào bán cho du khách đạt được haykhông cũng chính nhờ yếu tố quan trọng này

1.2.2.4 Dịch vụ trung gian và dịch vụ bổ sung

Gồm hàng loạt các dịch vụ riêng lẻ nhưng được tổ chức và cung cấpcho nhu cầu cần thiết cho một chuyến đi của du khách, như thông tin liênlạc, viễn thông quốc tế dịch vụ đổi tiền, thanh toán qua thẻ, bảo hiểm, ytế Đây là những dịch vụ được khách hết sức quan tâm và thực tế nhữngnăm qua, cùng với sự nỗ lực của ngành du lịch, trên địa bàn thành phố đãtích cực đầu tư và đổi mới về chất hoạt động các dịch vụ bổ sung, nhờ đótạo thêm sự hấp dẫn cho du khách đến đồng thời góp phần cải thiện bộ mặt

đô thị Đà Nẵng

Trang 24

1.3 KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ THÀNH PHỐ VỀ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ DU LỊCH

1.3.1 Kinh nghiệm của thành phố Hồ chí Minh

Thành phố Hồ chí Minh có tổng diện tích 2.095 km2 (chiếm 0,67% diệntích tự nhiên của cả nước) và dân số 6.117.500 người (chiếm 7,5% dân số cảnước) nhưng với thế mạnh và tiềm năng kinh tế, thành phố Hồ Chí Minh đãchiếm tới 18% tổng sản phẩm quốc dân, 15,9% thu nhập quốc dân, 29% sảnlượng công nghiệp và 29,3% doanh số bán ra của cả nước

Là thành phố Hồ Chí Minh mang nhiều ưu việt về vị trí địa lý nên cósức thu hút lớn đối với du khách đến từ nhiều vùng miền của đất nước, đồngthời đây còn là nơi trung chuyển tiếp nhận và đưa đón du khách đến mọi miềncủa đất nước, với đặc điểm kinh tế văn hoá, cơ sở hạ tầng phát triển hàng đầu

cả nước, dân cư đông đúc trong đó người Kinh và người Hoa qua bao đời đãhình thành nên cộng đồng đa tôn giáo và có sự giao thoa về văn hoá sâu sắcthể hiện ở phong tục, tập quán, sự tồn tại của hàng ngàn di tích, các lễ hộiđược tổ chức quanh năm Từ năm 2002, du lịch ở thành phố Hồ Chí Minh cótốc độ phát triển tương đối mạnh, khách quốc tế đến thành phố đạt 1.430.000người, tăng 12,3% so với năm 2001 Số khách sạn trong thành phố, nhất làcác khách sạn đạt tiêu chuẩn chất lượng từ 3 đến 5 sao, có công suất sử dụngbuồng phòng rất cao Năm 2003 do ảnh hưởng của dịch bệnh SARS nênlượng khách đến có giảm, chỉ đạt 1.302.000 lượt Năm 2004, lượng du kháchquốc tế đến với thành phố lại tăng, đạt 1.580.000, tăng 21% so với năm 2003.Theo thống kê toàn ngành du lịch trong tổng lượng du khách đến với ViệtNam, thành phố Hồ Chí Minh giữ vị trí số 1 về khả năng thu hút khách Tínhriêng giai đoạn từ 2001 đến 2004 tỉ trọng đạt được là trên 50% so với kháchđược toàn ngành du lịch đưa đón [32]

Theo thống kê mới nhất từ Tổng Cục Du lịch Việt Nam, tính đến 9tháng đầu năm 2006, cả nước đón hơn 2.683.096 lượt khách du lịch quốc tế,

Trang 25

riêng thành phố Hồ Chí Minh đã đón được 1.670.000 lượt, chiếm 62,3% tổnglượng khách vào cả nước [32].

Con số thống kê trên đã chứng tỏ sự năng động và biết tập trung mọinguồn lực cho phát triển các dịch vụ du lịch nhằm tạo sức hút đối với dukhách của ngành du lịch thành phố Các nhà nghiên cứu về phát triển kinh tế

du lịch thành phố trong nhiều năm đã tổng kết kinh nghiệm trong công tácnày, như sau:

Thứ nhất: Tranh thủ mọi cơ hội, tập trung sức và lực cho việc đầu tư

vào cơ sở hạ tầng nhằm tạo mọi thuận lợi cho du khách trong và ngoài nướckhi đến với thành phố: từ sân bay Tân Sơn Nhất, đến Bến Cảng Nhà Rồng,các trục lộ giao thông, đường sắt, đường thuỷ, đường bộ Tuy thực tế cònnhiều bất cập nhưng trong những năm qua tiềm năng về cảng biển, sân bay,các đầu mối giao thông nối thành phố Hồ Chí Minh với cả nước và quốc tế đãđược lãnh đạo các cấp giành ưu tiên quan tâm; từ khâu lập quy hoạch đếntriển khai các dự án đầu tư xây dựng, đặc biệt là chỉnh trang môi trường cảnhquan du lịch, tạo thêm nhiều điểm du lịch sinh thái, các khu, điểm du lịch tăng sức hút của du khách ra ngoại ô thành phố và các vùng phụ cận, tránh ônhiễm và những “Hội chứng" khác do cuộc sống đô thị gây ra

Thứ hai: Tôn tạo, phát triển tài nguyên du lịch và các loại hình dịch vụ

du lịch Trong đó một mặt chú trọng đến nguồn tài nguyên du lịch nhân vănnhư tổ chức tham quan các điểm di tích lịch sử cách mạng Dinh Thống Nhất,Bảo tàng chứng tích chiến tranh, Địa đạo Bến Dược - Củ Chi kết hợp vớiviệc mua sắm và giải trí ở các khu vực trung tâm và trong toàn thành phố.Đặc biệt, thành phố Hồ Chí Minh là nơi hội tụ cộng đồng dân cư từ các miền,nhất là dân cư vùng Đồng bằng sông Cửu Long nên có lợi thế về văn hoátruyền thống đặc thù: từ lối sống, phong tục, tín ngưỡng, ẩm thực điều đóđang trở thành tài nguyên du lịch hấp dẫn đối với du khách

Mặt khác, chú trọng đến việc phục vụ nhu cầu thiết yếu trong mộtchuyến du lịch của du khách là mua sắm để phát triển dịch vụ kinh doanh

Trang 26

hàng hoá, đặc biệt là hàng lưu niệm Mua sắm là một trong những loại hình

du khách hướng đến và việc thoả mãn nhu cầu mua sắm là dịch vụ không chỉđộc quyền của ngành thương mại mà còn là cơ hội kinh doanh mang lại lợinhuận cao cho ngành du lịch Hàng lưu niệm là loại hàng hoá du lịch đặc thù

ở các khu, điểm du lịch bởi nó ghi lại dấu ấn những chuyến đi, những nơi đếncủa du khách Vì vậy, tại mỗi khách sạn hay các điểm tham quan du lịch trêntoàn thành phố đều tổ chức các gian hàng lưu niệm phục vụ khách 24/24.Thậm chí có những con phố hoạt động dịch vụ này được chuyên nghiệp hoácao như: Gỗ sứ gốm Trần Hưng Đạo B, Tượng đá Nguyễn Thị Minh Khai,Sơn mài gỗ mỹ nghệ Việt Nam Lê Thánh Tôn

Một loại hình dịch vụ khác cũng được đặc biệt quan tâm, đó là dịch vụvận chuyển Cùng với sự tăng trưởng của khách du lịch từ mọi miền tập trung

về thành phố, các phương tiện vận chuyển phục vụ khách ở các công ty vậnchuyển chuyên nghiệp, các công ty du lịch, các khách sạn, các cơ quan đoànthể đều được huy động một cách tối đa và tuỳ vào nhu cầu khách mà có sốlượng đầu xe tương ứng kịp thời cung ứng Hiện tại, toàn thành phố có trên

1500 phương tiện hoạt động dịch vụ vận chuyển và trên 30 tàu thuyền chuyênchở khách du lịch

Vui chơi giải trí là một trong những loại hình không thể thiếu trong mộtchương trình du lịch, nó đóng vai trò quyết định trong việc lưu giữ du kháchlâu hay mau ở tại địa phương Các nhà hoạt động du lịch thành phố nắm được

sự thiết yếu này và trong điều kiện ngân sách cho loại hình này không có thể

đủ để đầu tư và phát triển nên những năm qua, thành phố đã đề ra nhiều cơchế chính sách phù hợp để xã hội hoá trong quy hoạch, đầu tư xây dựng và tổchức khai thác Nhờ đó có rất nhiều nhà đầu tư tư nhân đã bỏ vốn hoặc liênkết với các tổ chức trong và ngoài nước xây dựng các khu, điểm du lịch giảitrí trong và ngoài thành phố Tính đến 2005, toàn thành phố đã có trên 50 vũtrường, 85 điểm Karaoke, 40 sân khấu ca nhạc, 60 quầy rượu, 55 phòng xông

Trang 27

hơi, 16 hồ bơi, 07 sân Tennit, 01 sân golf, 01 trường đua chó và những khu dulịch sinh thái nổi tiếng như Công viên Văn hoá Đầm Sen, Suối Tiên, Khu dulịch Thanh Đa Bình Quới Ngoài ra, thành phố rất chú trọng đến phát triểncác loại hình như du lịch sông nước nhằm khai thác đặc thù của miền TâyNam Bộ Hoặc tổ chức cho du khách vãn cảnh đêm trên sông Bạch Đằngbằng hệ thống các phương tiện vận chuyển của đội tàu Mỹ Cảnh, Bến Nghé,tàu du lịch Sài Gòn

Ngân sách thành phố tập trung đầu tư tôn tạo các di tích, địa danh vănhoá lịch sử nổi tiếng như Bảo tàng thành phố, Bến Nhà Rồng, Khu Địa đạo

Củ Chi, Chợ Bến Thành, Chùa Vĩnh Nghiêm, Dinh Độc Lập Mạnh dạn thựchiện chủ trương mở cửa đón du khách tham quan các di tích lịch sử mang tínhquốc gia như Dinh Độc Lập và thực tế đã mang lại hiệu quả cao về các mặtkinh tế, chính trị, xã hội cho thành phố

Trong những năm gần đây, thành phố liên tục tổ chức thành công loạihình du lịch lễ hội nhờ sự chuẩn bị đầu tư kỹ về nội dung và hình thức Đốivới loại hình này chuẩn bị càng kỹ về nội dung thì ý nghĩa nhân văn càng sâusắc và phong phú về hình thức thì càng thu hút được du khách Do đó, các lễ hộilớn được thành phố tập trung đầu tư đã mang lại hiệu quả cao như Giỗ tổ HùngVương, Lễ hội Nghinh Ông, Lễ Nguyên Tiêu của người Hoa, đặc biệt có Lễ hộiGặp gỡ Đất Phương Nam, Lễ hội Trái cây Nam Bộ đã thực sự trở thành điểmđến với thành phố hàng năm của hàng triệu du khách trong và ngoài nước

Thứ ba: Tích cực khơi dậy và nuôi dưỡng các nguồn thu từ dịch vụ

thông qua việc đào tạo nguồn nhân lực phục vụ du lịch Tính đến 2005, toànngành có khoảng 150.000 lao động trực tiếp, 330.000 lao động gián tiếp(trong đó phục vụ khách sạn: 65,7%, lữ hành 24%, giải trí 9%) Thành phố đãtập trung phát triển các cơ sở chuyên nghiệp đào tạo cán bộ làm công tác dulịch, đặc biệt là đội ngũ hướng dẫn viên du lịch Đồng thời, phối hợp với cácngành chức năng tranh thủ nguồn lực từ “Chương trình phát triển du lịch

Trang 28

thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2001-2010”, đầu tư cho công tác quy hoạch

và đào tạo cán bộ làm công tác du lịch song song với các công tác quy hoạchđầu tư phát triển sản phẩm du lịch và bồi dưỡng tài nguyên du lịch khác

Thứ tư: Về xúc tiến quảng bá du lịch Đây là một công tác hết sức quan

trọng phải thường xuyên được thực hiện ở mọi cơ hội có thể, nó giúp quảng

bá hình ảnh và xác lập vị thế của du lịch thành phố nhiều năm qua Sở du lịch

đã xây dựng và ấn hành các tài liệu như: Niên giám du lịch, Sách ảnh đẹpthành phố HCM, Cẩm nang du lịch, bản đồ du lịch thành phố, tập gấp chuyên

đề nghề thủ công truyền thống, ẩm thực, Website du lịch thành phố HCM

Thứ năm: Tăng cường các biện pháp nhằm tổ chức quản lý hoạt động

có hiệu quả kinh doanh du lịch, đặc biệt là trong chỉ đạo định hướng hoạtđộng của ngành UBND Thành phố đã tạo điều kiện thuận lợi về kinh phí chohoạt đọng của ngành; hoạt động của Ban chỉ đạo du lịch Thành phố có nề nếp

và hiệu quả rõ rệt Nhờ đó các doanh nghiệp đã chủ động đưa ra được nhiềubiện pháp nhằm thu hút du khách, trong đó tập trung vào việc đa dạng hoá sảnphẩm du lịch, nâng cao chất lượng phục vụ, tạo dựng thương hiệu doanhnghiệp du lịch xứng với tầm vóc "Con chim đầu đàn" của ngành du lịch VNtrong nhiều năm qua

1.3.2 Kinh nghiệm của thành phố Hải Phòng

Là một thành phố nằm trong vùng Duyên hải của đồng bằng Bắc bộ,

có vị trí địa lý, hệ thống giao thông thuỷ bộ, đường hàng không thuận lợicho giao lưu kinh tế trong và ngoài nước tương tự như thành phố Đà Nẵngcủa miền Trung, đồng thời lại là thành phố kết nghĩa với Đà Nẵng từ nhiềunăm nay, Hải Phòng cũng đang được xây dựng để trở thành một trung tâmkinh tế thương mại quan trọng của khu vực miền Bắc Việt Nam Và trongđịnh hướng phát triển du lịch miền Bắc, Tổng cục Du lịch coi đây là một Trung tâm du lịch trong khu vực tăng trưởng: Hà Nội - Hải Phòng -Quảng Ninh

Trang 29

Thiên nhiên và lịch sử văn hoá dân tộc cũng tạo cho Hải Phòng cónhững lợi thế so với các điểm du lịch trong vùng

Tài nguyên du lịch tự nhiên của Hải phòng tập trung chủ yếu trên bãibiển Đồ Sơn và khu Quần đảo Cát Bà Trong thời gian qua, khu nghỉ mát ĐồSơn không ngừng được cải tạo và nâng cấp để trở thành một Trung tâm dulịch và giải trí quốc tế với các thắng cảnh nổi tiếng như: đảo Cô Tiên, nhànghỉ Vạn Hoa, rừng thông Khu quần đảo đá vôi nằm trong vịnh Bái TửLong có diện tích trên 200 km2 đã được Chính phủ cho phép lập Vườn quốcgia với tên gọi: Vườn quốc gia Cát Bà, có cảnh quan và hệ sinh thái: rừng,biển, hang động thiên nhiên, suối nước nóng khá hấp dẫn được coi là mộttiềm năng du lịch hàng đầu của khu vực Bắc Bộ, và hiện nay đã trở thànhVườn quốc gia thứ 1000 của thế giới được công nhận

Tài nguyên du lịch nhân văn của Hải Phòng cũng rất phong phú vớinhiều Di tích được xếp hạng như: Di tích lịch sử và danh thắng Tràng Kênh,khu di chỉ Cái Bèo - Việt Khê, di tích khảo cổ văn hoá Đông Sơn, di tích kinh

đô Triều Mạc - Kiến Thuỵ và hàng trăm đền chùa miếu mạo Ngoài ra, nhắcđến Hải Phòng mọi du khách nhất là khách nội địa đều không thể không nhắcđến các làng nghề nổi tiếng như: Làng nghề thuốc lá Vĩnh Bảo, Làng nghềsơn mài Đông Minh

Từ khi Đảng và Nhà nước ta thực hiện chiến lược kinh tế mở, du lịchHải Phòng phát triển nhanh chóng Đặc biệt trong giai đoạn từ 2000 tới 2005,tốc độ tăng trưởng khách tăng lên rõ rệt, nhất là khách du lịch quốc tế; theobáo cáo của Tổng cục Du lịch Việt Nam, tốc độ tăng trưởng của du lịch HảiPhòng đạt con số bình quân năm là 29,2%, từ 363.000 lượt khách đón năm

2003 tăng lên 442.000 lượt trong năm 2004, ngày lưu trú bình quân của một

du khách cũng tăng từ 1,6 đến 1,8 ngày/khách Trong đó khách quốc tế đến từcác nước đa số được nối tour từ Hà Nội và các tỉnh phía Nam, thành phố HồChí Minh, còn chủ yếu khách từ Trung Quốc qua Hải Phòng do chính các

Trang 30

công ty lữ hành tại đây thực hiện Ngoài ra, hàng năm Hải Phòng cũng đónmột lượng khách nội địa rất lớn; từ con số khách nội địa năm 1994 chỉ là324.500 lượt, đến năm 2004 Hải Phòng đã trực tiếp đón gần 1.677.000 lượtkhách du lịch nội địa Nhờ đó đã đạt được doanh thu chuyên ngành khá cao;năm 2004 đạt 1.226,9 tỷ VND vượt 17,6% so với năm 2003 [32].

Để đạt được tốc độ tăng trưởng như vậy, thời gian qua ngành du lịchHải Phòng phải vượt qua rất nhiều khó khăn từ công tác lập quy hoạch, địnhhướng phát triển, xây dựng chiến lược đầu tư về cơ sở vật chất kỹ thuật dulịch Tuy nhiên, nhờ sự quan tâm chỉ đạo sát sao của lãnh đạo Đảng và chínhquyền các cấp, với chính sách thu hút đầu tư, đặc biệt là việc kêu gọi đầu tưtrong nước, du lịch Hải Phòng đã bước đầu thu được những thành công

Thứ nhất: ngành đã quan tâm đầu tư cho các cơ sở vật chất phục vụ

kinh doanh dịch vụ từ nhiều nguồn vốn huy động được trong xã hội và từnước ngoài, nhằm phục vụ tốt nhất nhu cầu của mọi đối tượng khách Trong

đó tập trung xây dựng các khu điểm tham quan nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí,

hệ thống nhà hàng, cảng biển, kết hợp với việc bảo vệ và phát huy giá trị cácđiểm du lịch sinh thái trong vùng

Thứ hai: thường xuyên đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền xúc tiến

quảng bá du lịch thông qua việc tham gia và phối hợp tổ chức các hội chợxúc tiến du lịch do ngành tại địa phương hoặc Tổng cục Du lịch Việt Nam

tổ chức Trong đó có thể nói sự phối hợp quảng bá mang tính liên vùng đãthực sự giúp cho du lịch Hải Phòng trở thành trung tâm trong tuyến du lịch

Đồ Sơn - Cát Bà - Hạ Long, từ đó phát triển được cả thị trường khu vựcHải Phòng, Quảng Ninh Mặt khác, nhờ phát huy tốt nội lực của các doanhnghiệp do ngành quản lý trong việc nắm bắt các cơ hội về thị trường, kháchhàng, nhất là tranh thủ nguồn khách du lịch Trung Quốc được vào ViệtNam bằng giấy thông hành mà Hải Phòng đạt tốc độ tăng trưởng cao về

du lịch

Trang 31

Ngoài ra, các giải pháp lớn về nguồn lực như: Chú trọng quy hoạch vàkiện toàn đội ngũ cán bộ, thường xuyên quan tâm đến công tác đổi mới tổchức bộ máy trong ngành, thực hiện đào tạo và tổ chức đào tạo lại tay nghề vàquản lý cho đội ngũ cán bộ công nhân viên làm công tác du lịch, đặc biệt chútrọng đào tạo kiến thức ngoại ngữ, văn hoá, lịch sử đã tạo hiệu quả tổng hợpgiúp cho du lịch Hải Phòng có những đột phá trong sự phát triển và đóng gópngày càng cao vào GDP toàn thành phố.

Trang 32

Chương 2

THỰC TRẠNG DỊCH VỤ DU LỊCH Ở THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

TRONG NĂM NĂM QUA (2001-2005)

2.1 TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ DU LỊCH TẠI ĐÀ NẴNG TRONG NĂM NĂM QUA

2.1.1 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, văn hoá, xã hội ảnh hưởng đến sự

phát triển dịch vụ du lịch ở Đà Nẵng

2.1.1.1 Đặc điểm tự nhiên

Đà Nẵng toạ lạc trên kinh tuyến 108”, vĩ tuyến 16-17”30, trên bờ biểnmiền Trung Việt Nam Phía Bắc giáp Thừa Thiên - Huế mà đèo Hải Vân lànơi phân chia ranh giới Từ đèo Hải Vân tiến vào Nam ven theo bờ vịnh vềhướng đông bắc, Đà Nẵng hình thành và mở rộng bên bờ vịnh và con sôngHàn chạy suốt đến sông Cổ Cò (nay đã bị bồi lấp), là một vùng đất nằm vensông và bờ biển nên trước đây 2/3 diện tích đất là cát

Phía Đông Bắc, ngay bờ biển là ngọn núi Sơn Trà, độ cao khoảng700m, rộng gần 4.600m2 Núi Sơn Trà được nối với đất liền tại chân núi phíaTây bằng một bãi cát trắng dài tạo thành bán đảo Tiên Sa, dân địa phươngquen gọi là bãi cát Sơn Trà

Đà Nẵng được coi là hải cảng quan trong nhờ vào con vịnh Bởi chínhVịnh Đà Nẵng đã tạo nên vóc dáng giao lưu về hàng hải của cả miền TrungViệt Nam Vịnh Đà Nẵng khá rộng, sâu và kín gió, rất thuận tiện cho tàu bè ravào tránh gió bão khi ngang qua miền Trung Phần Cực Bắc của Đà Nẵng làchân đèo Hải Vân

Nằm về hướng Bắc và Đông bắc của Đà Nẵng là Trà Sơn cùng với HảiVân và các núi Thông Sơn (Hòn Hành), hòn Mỏ Diều, núi Cổ Ngựa và đảoNgự Hải tạo thành vùng hải cảng quan trọng, đầu mối giao thương nhộn nhịp

và phát triển vững bền của kinh tế Đà Nẵng

Trang 33

Sông ngòi của Đà Nẵng xuất phát từ con sông Thu Bồn của QuảngNam, khi chảy đến huyện Điện Bàn thì chia ra hai nhánh, một nhánh chảy racửa Đại Chiêm ở Hội An, một nhánh chảy về sông Vĩnh Điện rồi ngược dòng

về hướng Bắc đổ về sông Cẩm Lệ Sông Cẩm Lệ lại chia thành hai nhánh làsông Hàn và sông Cổ Cò đổ ra cửa biển Đà Nẵng

Trong cuốn “Đại Nam nhất thống chí" của quốc sử quán triều

Nguyễn đã mô tả Đà Nẵng như sau: Ở phía Bắc huyện Hoà Vang, có tên là

Vũng Đà Nẵng, phía Tây có núi Sơn Trà, phía Bắc có ải Hải Vân, phía Tây

là Tấn Cu Đê, chu vi dài rộng ước 29 dặm, phía Đông Nam là vũng SơnTrà, là vũng biển lớn, nước sâu lại rộng, ngoài có các núi ngăn che, không

có ba đào dữ dội nên những ghe tàu qua lại gặp gió lớn hay đậu nghỉ ở nơiđây [1, tr.47]

Chính nhờ có vị trí dư thuận lợi như thế nên Đà Nẵng trở thành một địađiểm hấp dẫn đối với khách tham quan du lịch khiến cho ngành du lịch cóđiều kiện phát triển

Về khí hậu: Từ Hải Vân trở vào Nam là phạm vi của đới rừng á xíchđạo Đà Nẵng không có mùa khô rõ rệt do tác dụng của bức chắn là khối núiBắc Kontum, nên tuy trong mùa gió đông bắc nhưng lượng mưa vẫn còn đáng

kể Đà Nẵng cũng không có mùa Đông vì nhiệt độ trung bình các tháng đềutrên 200C Trong 04 tháng đầu năm khí trời dịu mát và khô ráo Từ tháng tưđến tháng chín nắng nóng nhưng đặc biệt mùa nắng lại không phải là mùamưa vì có dải Trường Sơn chắn gió mùa Tây Nam từ Vịnh Bengale thổi tới.Mưa lạnh bắt đầu từ tháng 10 và kéo dài rả rích, sau đó giảm dần về cuốinăm, kết thúc vào tháng Giêng

Trang 34

Bảng 2.1: Tổng lượng mưa các tháng trong các năm (2001-2005)

Nguồn: Niên giám thống kê Đà Nẵng 2005

Bờ biển Đà Nẵng vốn khúc khuỷu nhưng đã được san bằng qua phươngthức cồn cát - đầm phá, các mỏm núi nhô ra biển được nối liền bởi các dảicồn Biển sâu, hải lưu chảy nhanh hơn, bùn sét do hệ sông Vu Gia - Thu Bồnmang ra đã ít lại bị cuốn đi xa nên ven biển toàn cát trắng xám Cũng nhờ vậy

mà có nhiều bãi tắm đẹp như Tiên Sa, Non Nước, Mỹ Khê

Danh xưng Đà Nẵng xưa không phải là tiếng Việt thuần tuý, mà bắtnguồn từ ngôn ngữ Chăm (Champa hay Chiêm Thành) Có nghĩa Đà là sông,Nẵng là lớn Đà Nẵng có nghĩa là Sông Lớn Sông Lớn đây hẳn là con sôngHàn Người Việt xưa gọi là Cửa Hàn, người Pháp gọi là Tourane Còn Lam

Giang trong cuốn Trần Quý Cáp và Tư trào dân quyền đầu thế kỷ 20, cũng cắt

nghĩa như trên, nhưng có đề cập thêm là nguyên tiếng Chàm có tên là: HangĐanak- nghĩa là bờ biển buôn bán Từ ngữ “ Đanak” có nghĩa là sông lớn, tức

Trang 35

sông Hàn Điều đó càng làm cho Đà Nẵng trở thành nơi hấp dẫn du kháchtrong và ngoài nước.

2.1.1.2 Về dân số, văn hoá, xã hội

Dân số Đà Nẵng hiện có khoảng 850.000 người (tháng 6/2006) sinhsống trên diện tích 1256km2, mật độ bình quân 677người /km2 Trong đó đôngnhất là khu vực quận Thanh Khê: gần 11.000 dân /km2 Đại đa số là ngườiKinh, số ít là người dân tộc Cơ Tu ở các xã miền núi Hoà Phú, Hoà Bắc vàHoà Ninh

Về văn hoá vật thể: Đà Nẵng có rất nhiều di tích được công nhận, đó là:

Di tích Thành Điện Hải: Được xây dựng vào năm Gia Long thứ 12(1813), đến năm Minh Mạng thứ 4 (1823) được tái xây dựng lại tại số 1A Lý

Tự Trọng, phường Thạch Thang, Quận Hải Châu

Di tích Bảo tàng Chăm (Cổ Viện Chàm): một viện bảo tàng cổ kính, mộtcông trình nghệ thuật vật thể kiến trúc lớn nổi tiếng của thành phố, ghi đậm dấu

ấn của người Chăm vào nền văn hóa Việt và làm cho văn hóa của Đà Nẵng trởnên phong phú và đa dạng bởi hợp đủ 3 yếu tố: Núi - Đồng bằng - Biển

Di tích Nghĩa Trũng Phước Ninh, quận Hải Châu Nơi yên nghỉ củacác nghĩa sĩ trong cuộc chiến chống liên quân Pháp - Tây Ban Nha xâm lược

Đà Nẵng năm 1858-1860

Di tích Nghĩa Trũng Khuê Trung, quận Cẩm Lệ Nơi yên nghỉ của 1300nghĩa sĩ trong cuộc chiến chống liên quân Pháp - Tây Ban Nha 1858-1860

Di tích Lăng mộ Tiểu phủ sứ Ông Ích Khiêm, được xây dựng từ năm

1884, tái trùng tu năm 1998 tại thôn Phong Bắc, làng Phong Lệ, nay thuộcphường Hoà Thọ Bắc, quận Cẩm Lệ

Di tích danh thắng Bà Nà: nằm phía Tây Bắc thành phố Đà Nẵng.Khoảng 200 năm về trước, khi Đà Nẵng thuộc đất nhượng địa của Pháp,người Pháp đã cho xây khu nghỉ dưỡng tại đây Bởi cảnh quan và khí hậu nơiđây khá lý tưởng; với một trái núi cao ngất “như đụng mây xanh” xung quanh

Trang 36

những núi nhỏ “xúm xít như đàn con chầu mẹ”, mùa Đông mây ủ như tuyết,mùa Hè mát mẻ êm đềm

Di tích danh thắng Sơn Trà

Di tích danh thắng Ngũ Hành Sơn: Cụm đá thấp nằm trên một dải cátven biển thuộc xã Hoà Hải, huyện Hoà Vang, cách thành phố Đà Nẵng 7km

về phía Đông Nam

Theo tài liệu địa chất thì ban đầu Ngũ Hành Sơn là những hòn đảo trênbiển Đông, sự xâm thực của gió và nước tạo nên những hang động Trải quahàng trăm năm, quá trình biển lùi ra khơi xa, nhóm đảo này được nối liền vớinhau và với lục địa để trở thành 6 ngọn như hiện nay, gồm Kim Sơn, MộcSơn, Thuỷ Sơn, Hoả Sơn, Thổ Sơn và Hòn Âm, Dương Hoả Sơn Với cácđộng Hoá Nghiêm, động Huyền Không, động Linh Nham, động Vân Thông,động Tàng Chơn, Vân Nguyệt Cốc và các Chùa: Linh Ứng, Chùa Tam Thai,các hang: Hang Giám Trai, Hang Âm phủ, Hang Lồng Đèn

Tháng 6 năm 1825, lần đầu tiên Minh Mạng đến viếng Ngũ Hành Sơn,Ông cho xây dựng chùa Tam Thai, điện Hoá Nghiêm Năm 1826 Minh Mạngcho đúc 9 tượng Phật và 3 chiếc chuông lớn tại chùa Tam Thai và xây dựngthêm các chùa miếu nơi đây

Ngũ Hành Sơn không chỉ là một danh lam thắng cảnh nổi tiếng mà còn

là một di tích lịch sử của miền đất này Trong hai cuộc kháng chiến chốngPháp và chống Mỹ, nơi đây đã ghi lại những chiến tích lẫy lừng của quân vàdân ta Đầu 1966 tại Giếng Tiên, cán bộ quân sự đã chỉ huy bộ đội địa phương

và du kích tấn công và tiêu diệt hơn 100 lính Mỹ đóng ở chân núi Thuỷ Sơn.Tháng 4-1968, du kích ta xuất phát từ hang Âm Phủ tấn công tiêu diệt gần 40tên lính Mỹ Đêm 21-8-1968, anh hùng Phan Hành Sơn đã đánh một trậnvang dội cả nước Đêm 15-4-1972, phân đội pháo binh nữ Hoà Hải - HoàVang đã tiêu huỷ 19 máy bay Mỹ bằng 22 quả đạn cối 82 ly

Di tích danh thắng Hải Vân Quan (đồn Nhất) được xây dựng năm

1826, niên hiệu Minh Mạng thứ 7

Trang 37

Di tích đình làng Hải Châu: Một đình làng khá ấn tượng về văn hoávật thể so với các đình làng khác trên địa bàn Thành phố vì nằm giữa quần thểchùa “Phước Hải Tự, lăng miếu, nhà thờ chư phái tộc" lại có hồ thả sen hồngcùng với hòn giả sơn uy nghi Quần thể di tích đình chùa Hải Châu có 16 bànthờ Mặc dù đình đã qua hai lần bị di dời và nhiều lần tôn tạo trùng tu nhưngvẫn mang đậm dáng dấp văn hoá truyền thống ở những độc bình quý hiếm,những bộ lư đồng tam sự, ngũ sự, quả bồng, lư hương, tượng phật, ngựa, hạcchiêng trống cùng giá và một số từ khí khác còn bảo quản trong kho

Di tích nhà lưu niệm cụ Phan Châu Trinh, đường Phan Châu Trinh,quận Hải Châu: năm 1904 cụ phó bảng Phan Châu Trinh từ quan về quê vàcùng tiến sĩ Trần Quý Cáp kêu gọi một số khoa bảng yêu nước khác thành lậpphong trào Duy Tân với chủ thuyết là “Khai Dân trí -Chấn dân khí - Hậu dânsinh” mà hoạt động nổi bật thể hiện ở nhiều buổi diễn thuyết, việc mở thêmgần 40 trường Nghĩa thục dạy chữ Quốc ngữ và chữ Pháp trên địa bàn QuảngNam - Đà Nẵng, vận động nhân dân cắt tóc ngắn, bỏ các hủ tục lạc hậu, mặc

Về văn hoá phi vật thể: Đà Nẵng xưa từng có nhiều Lễ hội, như:

Lễ hội tại các đình làng: Gồm các lễ cầu yên, lễ Tất niên và Tết

Nguyên Đán, lễ tế Thần Nông, lễ tảo mộ Tiền Hiền Phần Lễ gồm nội dungtưởng niệm các bậc Thành hoàng làng hoặc tiền hiền khai khẩn làng, các bậchậu hiền có công với làng Phần Hội thường có hát hiến cho dân làng xem,

Trang 38

cùng các trò chơi dân gian như đua ghe, lắc thúng (đối với các làng chài) đẩygậy, kéo co, nhảy bao bố, bịt mắt bắt vịt mang đậm tính nhân văn.

Lễ hội mục đồng của làng Phong lệ: Đây là lễ hội mang tính nhân văn

sâu sắc và mang tính tập thể của đám chăn trâu, hạng người cùng cực, tôi tớ

có dịp được ngồi chiếu trên trải tại đình làng, được quyền phát biểu, ăn nói vàhành xử (diễn ra chỉ trong một ngày)

Lễ hội thi võ của làng Gián đông (Hay Hoá Châu, Quá Gián): Lễ hội

với sự tham gia của trai tráng các làng Lỗ Gián, Phong Lệ Ngoài việc tế lễcác thần linh, các bậc tiền bối trong làng thì phần hội là cuộc thi tài múa võqua các hình thức biểu diễn, đấu võ qua hình thức đối kháng Đồng thời, cònthi hát đối đáp hết sức hấp dẫn và vui nhộn

Lễ hội tế trâu làng An Hải: Làng chọn con trâu to, khoẻ, da mượt,

trông oai vệ để tế sống Thần Nông tại đàn Thần Nông lộ thiên, rồi dẫn trâu về

tế tiền nhân công đức tại đình làng, sau đó thả trâu tự do đi ăn mà không giết

mổ, bởi quan niệm con trâu là vốn quý, là tài sản của nhà nông, gắn bó giúpnhà nông tăng gia sản xuất Sau lễ thường có tổ chức hát bội hiến cho dânxem, đua ghe trên sông Hàn Đây là lễ hội mang tính nhân văn cao

Lễ hội Long Chu làng Khái Đông: Với sự tham gia đông đảo của các

làng thuộc vùng Khuê Trung, Hoà Quý, Hoà Xuân, Trước ngày lẽ hội tất cảcác thôn xóm đều dọn dẹp nhà cửa, đường sá sạch sẽ Ngày lễ chính tổ chứcrước kiệu thần Long Chu đi qua các nẻo đường làng và trở về làm lễ tại đìnhlàng Sau đó rước kiệu xuống bến sông và đưa lên bè (kết bằng những thânchuối) thả giữa dòng sông để bè xuôi ra biển Đến phần hội, tổ chức thi nấucơm ngay trên bến sông, sau dẫn về đình làng hai người khiêng nồi nấu cơm,hai người vừa đi vừa đun lửa, về đến đình làng cơm ai chín ngon thì thắngcuộc Đây là lễ hội khá ấn tượng, vừa là cuộc thi tài vừa nâng cao ý thức bảo

vệ môi trường trong nhân dân

Lễ hội Cầu ngư của các làng chài: Đây là lễ hội của hầu hết các làng

chài ven biển Đà Nẵng, bất kể giàu nghèo đều tạo lập đền thờ cá ông và gọi là

Trang 39

Lăng Ông Đó là một loại cá to khoẻ và rất hiền lành thường hay cứu ngườigặp nạn trên biển Hàng năm, lễ tế cá ông được tổ chức theo vụ mùa ra khơiđánh bắt cá, từ tháng Giêng đến tháng tư âm lịch Tuỳ điều kiện để các làng tổchức nhưng thường sau lễ dâng hương là phần hội có hát bả trạo (giống nhưhát chèo), đua ghe Và đặc biệt là mở hội chợ gần khu vực Lăng Ông, vớimục đích cung cấp hàng tiêu dùng, lương thực thực phẩm cho người đi biển.

Lễ hội Quán Thế Âm (Quan Thế Âm): Là lễ hội mang màu sắc tín

ngưỡng tôn giáo hàng năm được tổ chức tại chùa Quan Âm dưới chân hònDương Hoả Sơn thuộc quần thể Ngũ Hành Sơn, từ ngày 17 đến 19/3 Âm lịch

Lễ được tổ chức với hình thức và các nghi lễ trọng thể có sự tham gia củachính quyền thành phố và Thành giáo hội, quy tụ các tăng ni phật tư của hơn

113 chùa trên địa bàn thành phố Đà Nẵng cùng đông đảo các đạo hữu quầnchúng về dự lễ Phần hội thường tổ chức biểu diễn văn nghệ, triển lãm tranhảnh nghệ thuật, viết thư pháp, cắm trại Lễ hội Quan Thế Âm tại Đà Nẵng đãđược Bộ Văn hoá và Tổng Cục Du lịch công nhận là lễ hội cấp quốc gia vàhiện là một trong 15 lễ hội lớn của cả nước

Đà Nẵng còn là cầu nối giữa Đông Nam Á lục địa và hải đảo bởi vị tríquan trọng trên hành lang phát triển xuyên Á - là một tổng thể các hệ thốnggiao thông (vận tải, viễn thông) hệ thống trao đổi (thương mại, đầu tư nướcngoài, chuyển giao công nghệ, dòng chảy thông tin ) nối liền các trung tâmphát triển có quan hệ tương hỗ trong khu vực, trước xu thế toàn cầu hoá Vàtrên hành lang phát triển xuyên Á này, một luồng trao đổi văn hoá ngày càngnhộn nhịp và trong tương lai nó sẽ biến thành con đường hành hương hiện đạibởi Đà Nẵng nằm giữa một chuỗi các di sản văn hoá thế giới đã đượcUNESCO công nhận; đó là Thánh địa Mỹ Sơn, Phố cổ Hội An, Thành Huế,nhã nhạc cung đình Huế và Phong Nha - Kẻ Bàng Đó chính là tiềm năng đểphát triển của ngành du lịch Đà Nẵng, vừa đảm bảo sẽ mang lại giá trị kinh tếcao, vừa góp phần xây dựng nền văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc Việt Namtrong xu thế hội nhập khu vực và quốc tế

Trang 40

2.1.2 Bức tranh chung về dịch vụ du lịch ở Đà Nẵng

Trong những năm qua, đặc biệt giai đoạn từ 2001-2005 cùng với cảnước, du lịch Đà Nẵng có nhiều chuyển biến tích cực Điều này được thể hiện

ở những nội dung chủ yếu sau:

2.1.2.1 Về chủ trương của Đảng, Nhà nước và chính quyển các cấp

về phát triển du lịch Đà Nẵng, giai đoạn 2001-2005

Trong những năm qua, nhất là từ khi có Nghị quyết số 33/NQ-TW của

Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển thành phố Đà Nẵng trong thời kỳ côngnghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước đã xác định: Đà Nẵng có vị trí trọng yếu

về kinh tế - xã hội và quốc phòng an ninh của các tỉnh miền Trung - TâyNguyên và các nước tiểu vùng Mê Kông Là đô thị trung tâm cấp quốc gia,

là một trong những trọng điểm phát triển của đất nước, góp phần quan trọngthúc đẩy các tỉnh khác trong khu vực phát triển và trở thành trung tâm kinh tế-xã hội của các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên [3]

Từ đó đề ra mục tiêu phải: Xây dựng thành phố Đà Nẵng trở thành mộttrong những đô thị lớn của cả nước, là trung tâm kinh tế - xã hội lớn của miềnTrung với vai trò là trung tâm công nghiệp, thương mại, du lịch và dịch vụ của khu vực miền Trung và cả nước

Để thực hiện mục tiêu trên, Đảng bộ và chính quyền thành phố ĐàNẵng đã đề ra chương trình hành động gồm 12 nội dung lớn Trong đó đứngthứ hai là chương trình “Tập trung phát triển ngành du lịch và các dịch vụ màthành phố có thế mạnh Xây dựng Đà Nẵng trở thành một trong những trungtâm thương mại du lịch dịch vụ của cả nước” [37], đồng thời tiếp tục xácđịnh: Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, có vị trí quan trọngtrong cơ cấu kinh tế của thành phố

Từ sự quan tâm đầu tư và chỉ đạo sát sao của lãnh đạo các cấp, ngành

du lịch Đà Nẵng đã phấn đấu và đạt được những kết quả bước đầu

Ngày đăng: 20/12/2013, 16:54

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Lê Duy Anh - Lê Hoàng Vinh (2002), Lược sử Đà Nẵng 700 năm (1306- 2006), Nxb Đà Nẵng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lược sử Đà Nẵng 700 năm (1306-2006)
Tác giả: Lê Duy Anh - Lê Hoàng Vinh
Nhà XB: Nxb Đà Nẵng
Năm: 2002
2. Nguyễn Thái Bình (2003), "Để du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn", Tạp chí Du lịch Việt Nam, (2), tr. 64 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Để du lịch thực sự trở thành ngành kinh tếmũi nhọn
Tác giả: Nguyễn Thái Bình
Năm: 2003
4. Nguyễn Mạnh Cầm (2002), "Để du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn", Tạp chí Du lịch Việt Nam, (2), tr.2 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Để du lịch thực sự trở thành ngành kinh tếmũi nhọn
Tác giả: Nguyễn Mạnh Cầm
Năm: 2002
6. Lý Phương Duyên (2003), "Vai trò chính sách thuế trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của du lịch Việt Nam", Tạp chí Thuế Nhà nước, (10), tr. 9-11 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vai trò chính sách thuế trong việc nâng caonăng lực cạnh tranh của du lịch Việt Nam
Tác giả: Lý Phương Duyên
Năm: 2003
9. Đảng Cộng sản Việt Nam (1987), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Nxb Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốclần thứ VI
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Sự thật
Năm: 1987
10. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Nxb Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốclần thứ VII
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Sự thật
Năm: 1991
11. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốclần thứ VIII
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 1996
12. Đảng Cộng sản Việt Nam (1998), Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ tư khoá VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị quyết Hội nghị Trung ương lầnthứ tư khoá VIII
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 1998
13. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốclần thứ IX
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2001
14. Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ năm khoá IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị quyết Hội nghị Trung ương lầnthứ năm khoá IX
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2002
15. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội Đai biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội Đai biểu toàn quốclần thứ X
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2006
16. Nguyễn Văn Đính (2003), "Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch chủ động hội nhập kinh tế quốc tế", Tạp chí Du lịch Việt Nam, (2), tr.2 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịchchủ động hội nhập kinh tế quốc tế
Tác giả: Nguyễn Văn Đính
Năm: 2003
17. Nguyễn Văn Đính và Trần Thị Minh Hoà (2004), Giáo trình kinh tế du lịch, Nxb Lao động - Xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình kinh tế dulịch
Tác giả: Nguyễn Văn Đính và Trần Thị Minh Hoà
Nhà XB: Nxb Lao động - Xã hội
Năm: 2004
18. Nguyễn Hồng Giáp (2002), Kinh tế du lịch, Nxb Trẻ, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh tế du lịch
Tác giả: Nguyễn Hồng Giáp
Nhà XB: Nxb Trẻ
Năm: 2002
19. Phạm Quang Huy (2004), "Du lịch Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế", Tạp chí Du lịch Việt Nam, (2), tr. 75 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Du lịch Việt Nam trong tiến trình hội nhậpkinh tế quốc tế
Tác giả: Phạm Quang Huy
Năm: 2004
20. Quang Lân (2002), "Du lịch Hà Nội: Tiềm năng và giải pháp để trở thành ngành kinh tế mũi nhọn", Tạp chí khoa học Chính trị, tr.28-32 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Du lịch Hà Nội: Tiềm năng và giải pháp để trở thànhngành kinh tế mũi nhọn
Tác giả: Quang Lân
Năm: 2002
21. Nguyễn Quang Lân (2003), "Khai thác triệt để điều kiện thuận lợi phát triển du lịch", Tạp chí Du lịch Việt Nam, (1), tr.8 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khai thác triệt để điều kiện thuận lợi pháttriển du lịch
Tác giả: Nguyễn Quang Lân
Năm: 2003
22. Đồng Ngọc Minh và Vương Lôi Đình (2000), Kinh tế du lịch và du lịch học, Nxb Trẻ, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh tế du lịch và du lịchhọc
Tác giả: Đồng Ngọc Minh và Vương Lôi Đình
Nhà XB: Nxb Trẻ
Năm: 2000
23. Nguyễn Thị Thuý Minh (2001), Hoạt động kinh doanh du lịch trên địa bàn thủ đô Hà Nội: Thực trạng và giải pháp, LVCN-1442 chuyên ngành Quản lý kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hoạt động kinh doanh du lịch trên địabàn thủ đô Hà Nội: Thực trạng và giải pháp
Tác giả: Nguyễn Thị Thuý Minh
Năm: 2001
24. Vũ Nam và Phạm Hồng Long (2005), "Xúc tiến du lịch Việt Nam nhìn từ góc độ quản lý nhà nước", Tạp chí quản lý Nhà nước, (2), tr. 15-19 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xúc tiến du lịch Việt Nam nhìn từgóc độ quản lý nhà nước
Tác giả: Vũ Nam và Phạm Hồng Long
Năm: 2005

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.2: Doanh thu dịch vụ du lịch chủ yếu - Luận văn Dịch vụ du lịch ở thành phố Đà Nẵng
Bảng 2.2 Doanh thu dịch vụ du lịch chủ yếu (Trang 41)
2.1.2.2. Tình hình và thực trạng hoạt động của du lịch Đà Nẵng qua các năm từ 2001-2005 - Luận văn Dịch vụ du lịch ở thành phố Đà Nẵng
2.1.2.2. Tình hình và thực trạng hoạt động của du lịch Đà Nẵng qua các năm từ 2001-2005 (Trang 41)
Bảng 2.3: Số khách và ngày khách đến Đà Nẵng - Luận văn Dịch vụ du lịch ở thành phố Đà Nẵng
Bảng 2.3 Số khách và ngày khách đến Đà Nẵng (Trang 41)
Bảng 2.2: Doanh thu dịch vụ du lịch chủ yếu - Luận văn Dịch vụ du lịch ở thành phố Đà Nẵng
Bảng 2.2 Doanh thu dịch vụ du lịch chủ yếu (Trang 41)
Bảng 2.4: Tổng hợp mạng lưới các cơ sở lưu trú - Luận văn Dịch vụ du lịch ở thành phố Đà Nẵng
Bảng 2.4 Tổng hợp mạng lưới các cơ sở lưu trú (Trang 43)
Bảng 2.4: Tổng hợp mạng lưới các cơ sở lưu trú - Luận văn Dịch vụ du lịch ở thành phố Đà Nẵng
Bảng 2.4 Tổng hợp mạng lưới các cơ sở lưu trú (Trang 43)
Bảng 2.7: Tổng sản phẩm quốc nội trên địa bàn(GDP) theo giá thực tế - Luận văn Dịch vụ du lịch ở thành phố Đà Nẵng
Bảng 2.7 Tổng sản phẩm quốc nội trên địa bàn(GDP) theo giá thực tế (Trang 48)
Bảng 2.7: Tổng sản phẩm quốc nội trên địa bàn(GDP) theo giá thực tế    Đơn vị tính: tỷ đồng - Luận văn Dịch vụ du lịch ở thành phố Đà Nẵng
Bảng 2.7 Tổng sản phẩm quốc nội trên địa bàn(GDP) theo giá thực tế Đơn vị tính: tỷ đồng (Trang 48)
Bảng 2.10: Dân số lao động xã hội - Luận văn Dịch vụ du lịch ở thành phố Đà Nẵng
Bảng 2.10 Dân số lao động xã hội (Trang 54)
Bảng 2.10: Dân số lao động xã hội - Luận văn Dịch vụ du lịch ở thành phố Đà Nẵng
Bảng 2.10 Dân số lao động xã hội (Trang 54)
Bảng 2.11: Số lao động phục vụ trong ngành dịch vụ Du lịch - Luận văn Dịch vụ du lịch ở thành phố Đà Nẵng
Bảng 2.11 Số lao động phục vụ trong ngành dịch vụ Du lịch (Trang 55)
Bảng 2.11: Số lao động phục vụ trong ngành dịch vụ Du lịch - Luận văn Dịch vụ du lịch ở thành phố Đà Nẵng
Bảng 2.11 Số lao động phục vụ trong ngành dịch vụ Du lịch (Trang 55)
Bảng 2.12: So sánh lao động phục vụ trong ngành du lịch với - Luận văn Dịch vụ du lịch ở thành phố Đà Nẵng
Bảng 2.12 So sánh lao động phục vụ trong ngành du lịch với (Trang 56)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w