Vai trò của Dịch vụ Du lịch trong Cơ cấu Kinh tế Thành phố Đà Nẵng

MỤC LỤC

Vai trò của dịch vụ du lịch thể hiện trong việc hình thành cơ cấu kinh tế "Dịch vụ - Công nghiệp - Nông nghiệp” của thành phố Đà Nẵng

Có thể nói du lịch là ngành “xuất khẩu tại chỗ” nhờ chính nguồn thu nhập ngoại tệ trực tiếp do nó mang lại cho thành phố và sản phẩm xuất khẩu đó mang tính đặc thù không thể xuất theo cái cách thông thường mà trực tiếp được chuyển tới người tiêu dùng dưới dạng vật thể (thông qua mua sắm, ăn uống, vui chơi..) hoặc phi vật thể (thưởng thức một chương trình múa rối nước, ca nhạc dân tộc..). Du lịch còn được coi là sứ giả của hoà bình và tình hữu nghị bởi nhờ các chuyến giao lưu quốc tế, các quốc gia dân tộc sẽ xích lại gần nhau hơn nhờ sự hiểu biết và học hỏi được ở nhau, từ đó tăng cường thêm mối quan hệ và tình đoàn kết quốc tế của các quốc gia, các dân tộc trên thế giới.

Chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước ta và Thành phố Đà Nẵng về phát triển du lịch dịch vụ

Với ý nghĩa đó, du lịch Đà Nẵng được coi là có lợi thế đặc biệt bởi nằm ở trung điểm của các Di sản văn hoá thế giới tại miền Trung, điều này đã và sẽ tiếp tục mang lại cho Đà Nẵng sự khởi sắc trong hoạt động khai thác du lịch với hiệu quả ngày càng tăng trong thòi gian tới. Điều đó đã tạo nên một sự chuyển biến trong nhận thức xã hội về vai trò, vị thế của ngành du lịch với các ngành kinh tế khác.

Đặc điểm của dịch vụ du lịch ở thành phố Đà Nẵng

Đặc biệt là chủ động xây dựng chương trình “5 không” trong toàn thành phố (không có người mù chữ, không có người lang thang xin ăn, không có người nghiện ma tuý trong cộng đồng, không có tội phạm giết người để cướp của, không có người thất nghiệp) hướng tới môi trường đô thị trong sạch và thuần khiết nhằm thu hút du khách đến với Đà Nẵng. Ngoài những yêu cầu tối thiểu trên cho một chuyến đi, du khách còn đòi hỏi phải có những dịch vụ không thể thiếu khác như: hệ thống thanh toán từ dịch vụ của ngành tài chính ngân hàng, hải quan cửa khẩu, sân bay, bưu điện..Tất thảy đều phải được hoạt động một cách đồng bộ và có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, hướng tới việc thoả mãn nhu cầu cho du khách.

Các loại hình dịch vụ du lịch ở Thành phố Đà Nẵng

Xác dịnh rừ vai trũ, vị trớ, tầm quan trong của phỏt triển dịch vụ du lịch khụng những cú ý nghĩa trong việc phát huy tiềm năng lợi thế cúa vùng đất này, mà quan trọng hơn cả đó chính là động lực thúc đẩy quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng Đà Nẵng trở thành trong những trung tâm du lịch dịch vụ lớn của cả nước. Đây là những dịch vụ được khách hết sức quan tâm và thực tế những năm qua, cùng với sự nỗ lực của ngành du lịch, trên địa bàn thành phố đã tích cực đầu tư và đổi mới về chất hoạt động các dịch vụ bổ sung, nhờ đó tạo thêm sự hấp dẫn cho du khách đến đồng thời góp phần cải thiện bộ mặt đô thị Đà Nẵng.

Kinh nghiệm của thành phố Hồ chí Minh

Tuy thực tế còn nhiều bất cập nhưng trong những năm qua tiềm năng về cảng biển, sân bay, các đầu mối giao thông nối thành phố Hồ Chí Minh với cả nước và quốc tế đã được lãnh đạo các cấp giành ưu tiên quan tâm; từ khâu lập quy hoạch đến triển khai các dự án đầu tư xây dựng, đặc biệt là chỉnh trang môi trường cảnh quan du lịch, tạo thêm nhiều điểm du lịch sinh thái, các khu, điểm du lịch. Do đó, các lễ hội lớn được thành phố tập trung đầu tư đã mang lại hiệu quả cao như Giỗ tổ Hùng Vương, Lễ hội Nghinh Ông, Lễ Nguyên Tiêu của người Hoa, đặc biệt có Lễ hội Gặp gỡ Đất Phương Nam, Lễ hội Trái cây Nam Bộ đã thực sự trở thành điểm đến với thành phố hàng năm của hàng triệu du khách trong và ngoài nước.

Kinh nghiệm của thành phố Hải Phòng

Nhờ đú cỏc doanh nghiệp đó chủ động đưa ra được nhiều biện pháp nhằm thu hút du khách, trong đó tập trung vào việc đa dạng hoá sản phẩm du lịch, nâng cao chất lượng phục vụ, tạo dựng thương hiệu doanh nghiệp du lịch xứng với tầm vóc "Con chim đầu đàn" của ngành du lịch VN trong nhiều năm qua. Ngoài ra, các giải pháp lớn về nguồn lực như: Chú trọng quy hoạch và kiện toàn đội ngũ cán bộ, thường xuyên quan tâm đến công tác đổi mới tổ chức bộ máy trong ngành, thực hiện đào tạo và tổ chức đào tạo lại tay nghề và quản lý cho đội ngũ cán bộ công nhân viên làm công tác du lịch, đặc biệt chú trọng đào tạo kiến thức ngoại ngữ, văn hoá, lịch sử.

Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, văn hoá, xã hội ảnh hưởng đến sự phát triển dịch vụ du lịch ở Đà Nẵng

Trong cuốn “Đại Nam nhất thống chí" của quốc sử quán triều Nguyễn đã mô tả Đà Nẵng như sau: Ở phía Bắc huyện Hoà Vang, có tên là Vũng Đà Nẵng, phía Tây có núi Sơn Trà, phía Bắc có ải Hải Vân, phía Tây là Tấn Cu Đê, chu vi dài rộng ước 29 dặm, phía Đông Nam là vũng Sơn Trà, là vũng biển lớn, nước sâu lại rộng, ngoài có các núi ngăn che, không có ba đào dữ dội nên những ghe tàu qua lại gặp gió lớn hay đậu nghỉ ở nơi đây [1, tr.47]. Di tích nhà lưu niệm cụ Phan Châu Trinh, đường Phan Châu Trinh, quận Hải Châu: năm 1904 cụ phó bảng Phan Châu Trinh từ quan về quê và cùng tiến sĩ Trần Quý Cáp kêu gọi một số khoa bảng yêu nước khác thành lập phong trào Duy Tân với chủ thuyết là “Khai Dân trí -Chấn dân khí - Hậu dân sinh” mà hoạt động nổi bật thể hiện ở nhiều buổi diễn thuyết, việc mở thêm gần 40 trường Nghĩa thục dạy chữ Quốc ngữ và chữ Pháp trên địa bàn Quảng Nam - Đà Nẵng, vận động nhân dân cắt tóc ngắn, bỏ các hủ tục lạc hậu, mặc đồ tây, chống áp bức bóc lột.

Bức tranh chung về dịch vụ du lịch ở Đà Nẵng

Qua đó chúng ta thấy rằng, tuy mức độ tập trung vốn đầu tư cho ngành du lịch trong những năm qua có xu hướng giảm dần, nhưng nhờ thúc đẩy xã hội hóa nhanh vào ngành thông qua các chính sách đầu tư thông thoáng và phù hợp với nhu cầu phát triển của thị trường dịch vụ, đã làm tăng lên nhanh chóng các sản phẩm du lịch mới: đó là hệ thống các nhà hàng và các khách sạn du lịch do tư nhân đầu tư và quản lý khai thác. Nếu lấy doanh số từ dịch vụ lưu trú mà ngành du lịch đã thống kê so với con số tổng hợp các dịch vụ của khối khách sạn nhà hàng mà ngành thương mại tổng hợp được trong thời gian qua, chúng ta sẽ thấy phần thu từ dịch vụ lưu trú của du khách chỉ bằng 22% so với nguồn thu từ dịch vụ ăn uống nói chung (năm 2005), đó là chưa kể đến phần thu được từ các dịch vụ phụ trợ khác trên địa bàn.

Bảng 2.3: Số khách và ngày khách đến Đà Nẵng
Bảng 2.3: Số khách và ngày khách đến Đà Nẵng

Kết quả và nguyên nhân

Xu hướng khách đến và đặc biệt là du lịch nội địa tăng nhanh trong những năm qua thể hiện sức hút của thành phố về nhiều khía cạnh: ngoài vị trí là trung lộ của cả nước và có nhiều lợi thế về cơ sở hạ tầng, có thể nói kể từ khi trở thành đô thị loại I trực thuộc TW, thành phố Đà Nẵng nổi lên như một điểm sáng về công tác quy hoạch, về tốc độ triển khai công tác giải toả đền bù, về cải cách các thủ tục hành chính thể hiện ở hầu hết các cơ quan công. Có thể minh họa bằng việc hình thành các cơ sở kinh doanh dịch vụ mới như khách sạn du lịch Đà Nẵng, khu khách sạn 5 sao Furama, khu du lịch Bà Nà -Suối Mơ, khu danh thắng Ngũ Hành Sơn, khu Sandy Beach tương đương 4 sao, Bảo tàng Chăm, Công viên văn hoá du lịch Đà Nẵng với 9 tiểu dự án chức năng mà Công viên nước Đà Nẵng là tiểu dự án triển khai đầu tiên vào năm 2001.

Bảng 2.10: Dân số lao động xã hội
Bảng 2.10: Dân số lao động xã hội

Những hạn chế và vấn đề đang đặt ra

Chất lượng sản phẩm dịch vụ chủ yếu còn ở mức thấp

Trong mọi ngành kinh tế, vấn đề cốt lừi nhất là chất lượng sản phẩm, nó quyết định sự tồn tại phát triển hay ngược lại trong hoạt động của ngành.Với ngành dịch vụ du lịch, khái niệm chất lượng sản phẩm dịch vụ là khái niệm rộng, nó bao hàm toàn bộ chất lượng của các quan hệ vật thể và cả phi vật thể phức tạp giữa người mua và người bán, không chỉ liên quan đến một ngành du lịch mà còn có sự tham gia tích cực của nhiều ngành kinh tế và văn hoá khác, không chỉ trên một địa bàn mà còn những địa bàn khác nhau, nhằm thoả mãn nhu cầu của khách trong suốt chuyến đi du lịch. Tuy số dự án đăng ký đầu tư nhiều nhưng trên thực tế trong suốt giai đoạn từ 2001 đến 2005 việc thực thi dự án hết sức chậm, có thể nói ngoại trừ dự án đầu tư Khu vui chơi thế thao dưới nước Đà Nẵng và khu du lịch Bà Nà - Suối Mơ được triển khai nhờ nguồn ngân sách thành phố và khu du lịch Sandy Beach (Non Nước) liên doanh giữa Tổng Công ty Bến Thành (Thành phố Hồ Chí Minh) với Công ty du lịch Non Nước (Đà Nẵng), còn lại đa số các dự án đều trong tình trạng động thổ rồi chựng lại không đầu tư hoặc cho treo bảng công bố quy hoạch trước khu đất dành cho dự án rồi để đó.

Tập trung sức lực, trí tuệ và kinh nghiệm tiến hành rà soát lại toàn bộ quy hoạch trên cơ sở đánh giá đúng thực trạng và xác định mục tiêu

Về mục tiêu chiến lược đã được cụ thể hoá thành mục tiêu của ngành thụng qua cỏc chỉ tiờu kinh tế và tốc độ tăng trưởng, càng thấy rừ quyết tõm của toàn Đảng bộ thành phố trong việc tăng cường đầu tư cho du lịch từ cơ sở vật chất đến bộ máy, nhân sự, nâng cao nguồn thu từ dịch vụ du lịch nhằm đẩy mạnh xuất khẩu tại chỗ, tạo thêm nhiều việc làm cho xã hội, giảm bớt tỉ lệ thất nghiệp trên địa bàn do chính tốc độ đô thị hoá tăng nhanh, đồng thời tạo động lực phát triển các ngành kinh tế khác trên địa bàn thành phố. Thực hiện được mục tiêu trên cũng chính là điều kiện để ngành du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn và có vị trí quan trọng trong cơ cấu kinh tế của thành phố và hoàn thành được nhiệm vụ chính trị mà Đảng bộ Thành phố Đà Nẵng đó giao trong nhiệm kỳ Đại hội lần thứ 19 (2005-2010).

Không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng hoá các loại hình kinh doanh tạo ra sản phẩm mới. Có cơ chế thu hút nhân lực để tạo

Đánh giá đúng thực trạng về sự tụt hậu của hoạt động du lịch so với các vùng miền trong khu vực và cả nước đồng thời xác định đúng mức về lợi thế tự nhiên, văn hóa, xã hội. Để thực hiện được mục tiêu và nhiệm vụ chính trị đã được đề ra cho hoạt động của ngành trong giai đoạn mới, cần thực hiện nhiểu giải pháp mang tính tích cực đồng bộ và được duy trì thường xuyên, theo từng giai đoạn, thông qua đó tổng kết rút kinh nghiệm và đề ra các nhiệm vụ phải giải quyết trong thời gian tiếp theo.

Tiếp tục hoàn thiện Quy hoạch đầu tư phát triển du lịch theo hướng đồng bộ, hiện đại và bền vững

Đà Nẵng nằm ở tâm của điểm đến các Di sản văn hoá thế giới tại khu vực miền Trung, nhưng chưa gây được ấn tượng trong mắt du khách, vậy có thể biến đây thành nơi cung ứng các dịch vụ văn hoá giải trí và lưu trú sang trọng với các sự kiện du lịch được tổ chức thường xuyên nhằm tạo không gian cho du khách giao lưu với nhau và với các tầng lớp cư dân khác nhau trong thành phố, tiêu tiền bằng nhiều hình thức như: mua sắm, giải trí, ẩm thực. Xung quanh công tác quy hoạch để hướng tới một chiến lược tăng tốc cho phát triển du lịch, cho thấy rằng không chỉ dừng ở những chỉ đạo chung mang tầm vĩ mô mà ta cần nghiên cứu nhu cầu thị trường một cách khách quan, đánh giá đúng điểm dừng và sự tụt hậu của Đà Nẵng trong những năm qua, đề tìm ra hướng đi đúng cho ngành, có như vậy du lịch Đà Nẵng mới vượt qua được những khó khăn trước mắt và vươn lên thực hiện nhiệm vụ chính trị trong giai đoạn tới.

Hoàn thiện cơ chế chính sách huy động các nguồn vốn để xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật và kết cấu hạ tầng dịch vụ du lịch; trong đó

Ranh giới về địa lý không phân biệt nhưng do có cơ chế “thoáng” từ việc định giá đất có hệ số cách biệt giữa đô thị và nông thôn, từ sự “phá rào” của địa phương.., và trên hết do yêu cầu bức xúc vì sự phát triển du lịch trên địa bàn của lãnh đạo địa phương và lợi nhuận cho chính nhà tư bản, mà nhà đầu tư có thể chỉ cần lui vào vài trăm mét là có thể được hưởng ưu đãi đầu tư cách biệt (có thể dẫn ví dụ các dự án phát triển khu du lịch Biển tại Điện Ngọc hoặc Hà My - Quảng Nam - cách bãi biển. - Tập trung sức lực và trí tuệ tập thể của các ngành chức năng trong toàn thành phố để quy hoạch cho được Khu phố đi bộ, các chợ Đêm, các Trung tâm mua sắm, khu bán hàng lưu niệm, khu giải trí hiện đại với quy mô lớn và các nhà hàng ăn uống với chất lượng cao ngay tại trung tâm, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và du khách đến với thành phố có thể hưởng thụ các dịch vụ mà không mất nhiều thời gian, đồng thời cũng tạo cho khu phố này một bộ mặt đô thị buôn bán sầm uất và văn minh hiện đại.

Đẩy mạnh công tác xúc tiến thị trường, quảng bá du lịch Đà Nẵng Bước vào những năm đầu hoạt động trong nền kinh tế thị trường, du

- Nâng cao nhận thức trong các ngành các cấp về vai trò động lực trong nền kinh tế của phát triển du lịch là điều hết sức cần thiết nhằm phối hợp sức mạnh và lợi thế của mọi lực lượng làm thông tin đối ngoại cho ngành du lịch, mặt khác tranh thủ sự giao lưu hợp tác quốc tế của các ngành để tuyên truyền quảng bá về đất nước, con người và những tiềm năng du lịch của thành phố Đà Nẵng. - Tiếp tục nâng cao không ngừng chất lượng và ổn định giá cả dịch vụ trong phục vụ và chào bán các sản phẩm dịch vụ cho khách du lịch.Căn cứ tiêu chuẩn định mức thống nhất trong toàn ngành do Tổng cục Du lịch ấn hành, hàng năm Sở du lịch Đà Nẵng cần phối hợp với một số ngành chức năng có liên quan tiến hành phân loại định hạng các cơ sở kinh doanh dịch vụ trên địa bàn, và cho thực hiện khung giá nhất định theo tiêu chuẩn được xác định.

Bảo vệ, tôn tạo tài nguyên du lịch, cải thiện môi trường tự nhiên xã hội, bảo đảm phát triển du lịch phát triển mạnh và bền vững

- Tăng cường các biện pháp quản lý môi trường kinh doanh dịch vụ trọng điểm, chống tệ nạn xã hội thâm nhập vào hoạt động du lịch, chú trọng công tác kiểm tra việc xử lý chất thải của các cơ sở kinh doanh dịch vụ khách sạn và nhà hàng ăn uống, cắt tóc, gội đầu, masage, các khu du lịch Bà Nà, Suối Lương, Ngũ Hành Sơn, Sơn Trà..; huy động sự tham gia của các doanh nghiệp, hiệp hội du lịch, khách du lịch và cơ quan quản lý du lịch cùng cộng đồng xã hội tham gia bảo vệ, gìn giữ và làm sạch môi trường du lịch. Đồng thời, kết hợp việc lồng ghép các chương trình giáo dục ý thức cộng đồng trong phòng chống các tệ nạn xã hội, nâng cao nhận thức về công tác bảo vệ tài nguyên môi trường cảnh quan, trong đó có môi trường cảnh quan phục vụ du khách, cho mọi thành viên trong cộng đồng dân cư thông qua các phương tiện thông tin đại chúng.

Công tác tổ chức cán bộ, đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch và hợp tác, liên kết trong hoạt động du lịch

Hiện nay trong hệ thống giáo dục của ta, kể cả chuyên ngành du lịch, cũng chưa coi công tác tư vấn phát triển du lịch như một bộ môn chính, mặc dù đối với ngành đây là việc làm trước tiên hết sức cần thiết và quan trọng, nó giúp định hướng phát triển và quy hoạch lâu dài cho một vùng, miền du lịch, giúp cho việc bảo tồn và khai thác, sử dụng có hiệu quả các tài nguyên du lịch. - Khuyến khích các doanh nghiệp có chính sách ưu đãi và thu hút nhân tài cho doanh nghiệp mình thông qua cạnh tranh lành mạnh, tạo dựng thương hiệu và đặc biệt là có chính sách tiền lương thỏa đáng cho người lao động, Hiện nay tại Đà Nẵng có điều kiện làm việc này bởi 100% doanh nghiệp du lịch dịch vụ trên địa bàn đã hoàn thành việc chuyển đổi tổ chức hoạt động theo hướng cổ phần hóa, doanh nghiệp tư nhân hoặc Công ty Trách nhiệm hữu hạn 01 thành viên, Công ty liên doanh nước ngoài.

Đổi mới công tác quản lý nhà nước đối với ngành du lịch - Trước hết là cần đổi mới trong công tác xây dựng quy hoạch du lịch,

Việc xác định một cách khách quan, khoa học về lợi thế so sánh và tiềm năng của du lịch Đà Nẵng cùng những khó khăn thách thức sau thời điểm hội nhập WTO có ý nghĩa hết sức quan trọng; nó giúp cho công tác quy hoạch và định hướng phát triển du lịch phải tuân thủ chặt chẽ nguyên tắc: phát triển đồng bộ và bền vững, bảo đảm hài hòa lợi ích kinh tế gắn với chính trị, xã hội và môi trường, phát triển có trọng tâm trọng điểm theo kế hoạch và định hướng vào việc tôn tạo và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. - Nhằm tạo cơ sở cho hoạt động dịch vụ du lịch trên địa bàn thực hiện cho được chủ trương chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong những năm tới theo hướng du lịch, dịch vụ - thương mại - công nghiệp - nông nghiệp, cần thực hiện một số chính sách ưu đãi đặc biệt nhằm thu hút đầu tư xây dựng sản phẩm du lịch có chất lượng cao với quy mô lớn, như các khu du lịch đạt tiêu chuẩn 5 sao, các Trung tâm dịch vụ mua sắm lớn, các Khu vui chơi giải trí hiện đại tầm cỡ khu vực, các dự án sân golf.