1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

luận văn khách sạn du lịch đề tài đánh giá chất lượng của du lịch ở thành phố đà nẵng

50 453 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 50
Dung lượng 458,5 KB

Nội dung

từ khi Thành phố chính thức trở thành Đô thị loại I trực thuộc Trung ương, ngành dulịch đã có những đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - văn hoá - xã hội ĐàNẵng.Trong điều kiện

Trang 2

Mục lục ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CỦA DU LỊCH Ở THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

3 Tác động của phát triển du lịch đến phát triển kinh tế

II Chất lượng của du lịch ở thành phố Đà Nẵng

1 Du lịch biển ở Đà Nẵng

2 Sự phát triển của du lịch Đà Nẵng trong những năm gần đây

a Sự phát triển của du lịch Đà Nẵng

b Xu hướng phát triển du lịch của Việt Nam và thế giới

3 Các phương pháp đo lường chất lượng du lịch :

4 Một số tiêu chí đánh giá chất lượng du lịch TP Đà Nẵng

a Đóng góp của du lịch vào phát triển kinh tế của TP

b Cải thiện chất lượng cuộc sống của cộng đồng bản địa

c Đáp ứng cao độ nhu cầu của khách

d Duy trì chất lượng môi trường

5 Đánh giá chung về việc thực hiện các chỉ tiêu đo lường chất lượng du lịch ở TP

Trang 3

Phần III Một số kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng du lịch ở TP Đà Nẵng

1 Hoàn thiện các chỉ tiêu chất lượng dịch vụ

2 Tăng cường công tác quản lý chất lượng du lịch

3 Hoàn thiện công tácnhân sự

4 Hoàn thiện cơ sở vật chất ký thuật

5 Tăng cường chính sách quảng cáo

6 Một số giải pháp của thành phố và Nhà Nước

VI KẾT LUẬN

Trang 4

từ khi Thành phố chính thức trở thành Đô thị loại I trực thuộc Trung ương, ngành dulịch đã có những đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - văn hoá - xã hội ĐàNẵng.

Trong điều kiện chuyển đổi hoạt động kinh doanh dịch vụ theo hướng xã hộihoá mạnh mẽ và hội nhập kinh tế quốc tế, ngành du lịch nước ta nói chung và du lịch

Đà Nẵng nói riêng đang đứng trước cơ hội và thách thức lớn Ngành dịch vụ du lịchcòn non trẻ, mới được chuyển sang từ hoạt động phục vụ nhiệm vụ chính trị đối ngoại

là chủ yếu, tính chuyên nghiệp trong nghiệp vụ còn thấp, cơ sở đào tạo chuyên ngànhcòn thiếu và yếu, cơ sở vật chất phục vụ lưu trú và vận chuyển của đại bộ phận cácđơn vị kinh doanh du lịch chủ yếu trên địa bàn tuy có vị trí lợi thế, nhưng đang xuốngcấp trầm trọng Tính liên kết du lịch vùng miền yếu Do vậy, có thể nói trong thờigian qua, ngành du lịch Đà Nẵng đã phải đương đầu với rất nhiều thử thách và sẽ cònphải nỗ lực rất lớn để khai thác hết tiềm năng, lợi thế so sánh của mình trong khu vực

và trong cả nước thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của Thành phố, góp phầnthực hiện thắng lợi Nghị quyết số 33-NQ/TW của Bộ Chính trị (Khóa IX) và Nghịquyết Đại hội Đảng bộ thành phố Đà Nẵng lần thứ XIX

Chính vì những lý do trên, học viên chọn đề tài “ Chất lượng của du lịch ở

thành phố Đà Nẵng ” làm chuyên đề tốt nghiệp với mục đích xem xét, đánh giá chất

lượng của du lịch Đà Nẵng như thế nào để có thể cải thiện và nâng cao chất lượng dịch

vụ của thành phố trong những năm tiếp theo hướng tới đảm nhiệm nhiệm vụ của

Trang 5

ngành “công nghiệp mũi nhọn ” trong xu thế phát triển công nghiệp hoá, hiện đại hoá

và hội nhập kinh tế

Mục đích của đề tài: Dựa vào một số phương pháp đo lường nhằm đánh giá một

số tiêu chuẩn về chất lượng của du lịch thành phố, từ đó thấy được du lịch Đà Nẵngđang ở vị trí nào và giải pháp nâng cao chất lượng của ngành du lịch Đà Nẵng

có bấy nhiêu định nghĩa”

Như vậy, có khá nhiều khái niệm Du lịch nhưng tổng hợp lại ta thấy du lịchhàm chứa các yếu tố cơ bản sau:

- Du lịch là một hiện tượng kinh tế xã hội

- Du lịch là sự di chuyển và tạm thời lưu trú ngoài nay ở thường xuyêncủa các cá nhân hoặc tập thể nhằm thỏa mãn các nhu cầu đa dạng của họ

- Du lịch là tập hợp các hoạt động kinh doanh phong phú vad đa dạngnhằm phục vụ cho các cuộc hành trình, lưu trú tạm thời và các nhu cầu khác của cánhân hoặc tập thể khi họ ở ngoài nơi cư trú thường xuyên của họ

- Các cuộc hành trình, lưu trú tạm thời của các nhân hoặc tập thể đó đềuđồng thời có một số mục đích nhất định, trong đó có mục đích hòa bình

  Năm 1963, với mục đích quốc tế hoá, tại Hội nghị Liên hợp quốc về du lịchhọp ở Roma, các chuyên gia đã đưa ra định nghĩa về du lịch như sau: Du lịch là tổnghợp các mối quan hệ, hiện tượng và các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ các cuộc hành

Trang 6

trình và lưu trú của cá nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi ở thường xuyên của họ hayngoài nước họ với mục đích hoà bình Nơi họ đến lưu trú không phải là nơi làm việccủa họ.

Khác với quan điểm trên, các học giả biên soạn Từ điển Bách Khoa toàn thưViệt Nam (1966) đã tách hai nội dung cơ bản của du lịch thành hai phần riêng biệt

 Nghĩa thứ nhất (đứng trên góc độ mục đích của chuyến đi): Du lịch là một

dạng nghỉ dưỡng sức tham quan tích cực của con người ngoài nơi cư trú với mục đích:nghỉ ngơi, giải trí, xem danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, công trình văn hoá, nghệthuật, …

 Nghĩa thứ hai (đứng trên góc độ kinh tế): Du lịch là một ngành kinh doanh

tổng hợp có hiệu quả cao về nhiều mặt: nâng cao hiểu biết về thiên nhiên, truyền thốnglịch sử và văn hoá dân tộc, từ đó góp phần tăng thêm tình yêu đất nước; đối với ngườinước ngoài là tình hữu nghị với dân tộc mình; về mặt kinh tế, du lịch là lĩnh vực kinhdoah mang lại hiệu quả rất lớn: có thể coi là hình thức xuất khẩu hàng hoá và dịch vụtại chỗ

Việc phân định rõ ràng hai nội dung cơ bản của khái niệm có ý nghĩa góp phầnthúc đẩy sự phát triển du lịch Cho đến nay, không ít người, thậm chí ngay cả các cán

bộ, nhân viên đang làm việc trong ngành du lịch, chỉ cho rằng du lịch là một ngànhkinh tế Do đó, mục tiêu được quan tâm hàng đầu là mang lại hiệu quả kinh tế Điều đócũng có thể đồng nghĩa với việc tận dụng triệt để mọi nguồn tài nguyên, mọi cơ hội đểkinh doanh Trong khi đó, du lịch còn là một hiện tượng xã hội, nó góp phần nâng caodân trí, phục hồi sức khoẻ cộng đồng, giáo dục lòng yêu nước, tính đoàn kết, … Chính

vì vậy, toàn xã hội phải có trách nhiệm đóng góp, hỗ trợ, đầu tư cho du lịch phát triểnnhư đối với giáo dục, thể thao hoặc một lĩnh vực văn hoá khác

Theo Pháp lệnh du lịch (do chủ tịch nước CHXNCN Việt Nam công bố ngày20/02/1999): Du lịch là hoạt động của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên củamình nhằm thoả mãn nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thờigian nhất định

Trang 7

Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cưtrú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉdưỡng trong một khoảng thời gian nhất định (theo Điều 10 Pháp lệnh Du lịch của ViệtNam ).

Đặc điểm của du lịch :

* Du lịch phát sinh từ sự di chuyển của con người và họ đến ở tại các địa điểmkhác nhau

* Có 2 thành phần trong mọi hình thức du lịch :

- Chuyến đi đến các địa điểm du lịch

- Các hoạt động của du khách tại địa điểm du lịch

* Các chuyến đi và hoạt động du lịch thực hiện bên ngoài nơi họ ở hay làmviệc

* Chuyến đi là tạm thời, ngắn hạn

cơ sở nào ghi nhận phản hồi hoặc góp ý của khách, nhân viên về việc quản lý tài

Trang 8

nguyên trong khách sạn… Thậm chí, hầu hết khách sạn được khảo sát đều không cóbiện pháp quản lý chất thải độc hại và chỉ 2% trong số đó có ý thức thu hồi pin thải.Việc quản lý tiếng ồn tại những nơi này cũng là tự phát và cảm tính chứ không có giảipháp mới có tính lâu dài, bền vững.

Chất lượng dịch vụ du lịch của Việt Nam còn ở mức yếu kém so với các nướctrong khu vực Mức độ hài lòng của khách quốc tế khi đến Việt Nam kém hơn hẳn cácnước trong khu vực

Chính vì thế, thực hiện chương trình khuyến mại, giảm giá, đồng thời nâng caochất lượng sản phẩm và dịch vụ du lịch là một thách thức không nhỏ Cần phải thườngxuyên kiểm tra và nâng cao chất lượng trong ngành du lịch, chất lượng du lịch cao sẽthu hút được nhiều khách du lịch trong và ngoài nước, nếu chất lượng du lịch kém sẽkìm hãm sự phát triển của ngành gây ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế của đất nước

c Một số hình thức của du lịch 

* Du lịch văn hóa – tâm linh 

+ Du lịch tín ngưỡng là một hình thức du lịch phát triển rất mạnh ở nhiều quốcgia trên thế giới Du khách theo loại hình du lịch này thường tìm đến các đình, chùa,các thắng tích tôn giáo để vãn cảnh, cúng bái, cầu nguyện,… Tại đây, du khách sẽ hòavào dòng tín đồ để cảm nhận vẻ yên bình, thanh thản ở những thắng tích tôn giáo nổitiếng

Còn du lịch tâm linh gần đây đã hình thành và đang phát triển ở những quốc giachâu Á, đặc biệt những quốc gia theo Phật giáo như Ấn Độ, Nhật Bản, Trung Quốc,Thái Lan Hàng năm, các cơ quan tôn giáo Nhật Bản kết hợp với các công ty lữ hành

tổ chức tour cho trên vài ngàn khách hành hương từ Nhật Bản đến các thánh tích Phậtgiáo ở Ấn Độ Thái Lan, Myanmar Châu Âu hàng năm cũng đã tổ chức nhiều đoàn dukhách tham gia các lễ hội tôn giáo, các khóa tìm hiểu và nghiên cứu tôn giáo, các khóa

tu thiền tại các quốc gia châu Á từng in dấu chân của Phật Thích Ca Mâu Ni lúc sinhthời

Thế nhưng việc đến các thánh tích tôn giáo của du khách trong loại hình du lịchtâm linh không chỉ đơn giản là vãn cảnh, hay tìm hiểu một nền văn hóa khác Với họ,

Trang 9

các thánh tích, Phật tích là những nơi giác ngộ, nơi có thể trao tặng cho họ các thôngđiệp tuyệt vời, chứa đựng minh triết giác ngộ, sự hòa hợp giữa con người với thế giới,nơi mà qua khoá tu thiền tại chỗ, họ có thể giải mã ít nhiều bản thế cá nhân bí ẩn củakiếp nghiệp chính mình,…

+ Bên cạnh những loại hình du lịch như du lịch sinh thái, du lịch khám chữabệnh, du lịch mạo hiểm, du lịch giáo dục gần đây du lịch văn hóa được xem là loạisản phẩm đặc thù của các nước đang phát triển, thu hút nhiều khách du lịch quốc tế

Du lịch văn hóa chủ yếu dựa vào những sản phẩm văn hóa, những lễ hội truyền thốngdân tộc, kể cả những phong tục tín ngưỡng để tạo sức hút đối với khách du lịch bảnđịa và từ khắp nơi trên thế giới Đối với khách du lịch có sở thích nghiên cứu, khámphá văn hóa và phong tục tập quán bản địa, thì du lịch văn hóa là cơ hội để thỏa mãnnhu cầu của họ

Phần lớn hoạt động du lịch văn hóa gắn liền với địa phương - nơi lưu giữ nhiều

lễ hội văn hóa và cũng là nơi tồn tại đói nghèo Khách du lịch ở các nước phát triểnthường lựa chọn những lễ hội của các nước để tổ chức những chuyến du lịch nướcngoài Bởi thế, thu hút khách du lịch tham gia du lịch văn hóa tức là tạo ra dòng chảymới và cải thiện cuộc sống của người dân địa phương Ở những nước kém phát triểnhoặc đang phát triển, nền tảng phát triển phần lớn không dựa vào những đầu tư lớn đểtạo ra những điểm du lịch đắt tiền, mà thường dựa vào nguồn du lịch tự nhiên và sự đadạng trong bản sắc dân tộc Những nguồn lợi này không tạo ra giá trị lớn cho ngành dulịch, nhưng lại đóng góp đáng kể cho sự phát triển của cộng đồng xã hội Những quốcgia phát triển mạnh du lịch văn hóa là Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Trung Quốc, vàmột số nước thuộc khu vực Nam Mỹ

Ở Việt Nam, nhiều hoạt động du lịch văn hóa được tổ chức dựa trên những đặcđiểm của vùng miền Chương trình Lễ hội Đất Phương Nam (Lễ hội văn hóa dân gianvùng Đồng bằng Nam bộ), Du lịch Điện Biên (Lễ hội văn hóa Tây Bắc kết hợp với sựkiện chính trị: 50 năm chiến thắng Điện Biên Phủ), Con đường Di sản miền Trung (Lễhội dân gian kết hợp tham quan những di sản văn hóa được UNESCO công nhận) lànhững hoạt động của du lịch văn hóa, thu hút nhiều khách du lịch trong và ngoài nước.Trong số đó, Festival Huế được xem là hoạt động du lịch văn hóa đặc sắc nhất Việt

Trang 10

Nam Lễ hội được tổ chức thường xuyên 2 năm một lần, với sự hỗ trợ của Chính phủPháp Festival Huế 2004 là lần thứ ba VN có dịp giới thiệu với du khách về lễ hội dângian của miền Trung, đặc biệt là Nhã nhạc cung đình Huế - một di sản phi vật thể vừađược UNESCO cộng nhận; và Lễ tế đàn Nam Giao - một lễ hội vương triều thất truyền

từ hàng chục năm nay Ngoài ra, lễ hội dân gian này còn có sự tham gia của các nướcPháp, Trung Quốc

* Du lịch biển

Du lịch biển đang trở thành một chiến lược phát triển của ngành du lịch nhằmtận dụng các cảnh quan và sinh thái vùng ven biển để phát triển kinh tế, tăng thu nhậpcho người dân cũng như tăng nguồn ngân sách Trung ương và địa phương Các chuyêngia du lịch khẳng định du lịch biển và kinh tế đảo là một trong 5 đột phá về kinh tếbiển, ven biển Với bờ biển dài trên 3.000 km, hàng ngàn hòn đảo lớn nhỏ, hàng loạtnhững bãi tắm cát trắng, nước trong xanh trải dài ven biển là những điều kiện thuận lợicho du lịch biển Việt Nam phát triển

Hệ thống cơ sở lưu trú vùng ven biển không ngừng tăng lên, đặc biệt số lượngnhững cơ sở lưu trú từ 3 sao trở lên phần lớn tập trung ở các địa phương ven biển.Theo thống kê, vùng ven biển có gần 1.400 cơ sở lưu trú với trên 45.000 buồng Độingũ lao động du lịch vùng ven biển hiện chiếm khoảng 65% tổng số lao động trực tiếpcủa cả nước, tập trung nhiều nhất ở TP.HCM, Bà Rịa - Vũng Tàu (trên 60%); ThừaThiên - Huế, Đà Nẵng (8,5%); Hải Phòng - Quảng Ninh (8,1%) Bên cạnh đó, sự pháttriển của du lịch biển còn tạo việc làm gián tiếp cho 60 vạn lao động là các dân cư venbiển

* Du lịch danh thắng

Việt Nam có rất nhiều danh thắng đẹp như vịnh Hạ Long, Phong Nha - KẻBàng… là những danh thắng của đất nước được nhiều bạn bè và khu khách nước ngoàibiết đến Hàng năm, nhờ vào những danh thắng này, ngành du lịch đã đóng góp mộtphần quan trọng vào GDP quốc gia

Tuy nhiên, nhiều cảnh đẹp được ngợi khen không có nghĩa là mọi địa điểm dulịch ở Việt Nam đều đẹp, đều hấp dẫn Mới đây, tạp chí National Geographic đã xếp

Trang 11

bãi biển Nha Trang là “bãi biển tồi nhất” trong số 99 bãi biển nổi tiếng của thế giới.Việc đánh giá biển dựa trên sáu tiêu chí, gồm: chất lượng sinh thái và môi trường; sựgắn kết giữa văn hóa và xã hội; điều kiện của các khu nhà cổ; đường nét thẩm mỹ; chấtlượng điều hành du lịch và triển vọng trong tương lai.

Theo đó, bãi biển Nha Trang bị “đội sổ” vì tình trạng phát triển thương mại quánóng, rất nhiều các nhà hàng và khách sạn được xây dựng bất hợp lý dọc các bãi biển,lượng khách du lịch quá tải kèm theo sự xuống cấp của môi trường…

Dù còn một số thiếu sót nhưng những danh lam thắng cảnh Việt Nam vẫn nhậnđược sự ủng hộ và yêu mến của du khách nước ngoài trong năm vừa qua

* Du lịch sinh thái

Hiện nay, có nhiều cách hiểu khác nhau về du lịch sinh thái Gần đây Tổ chức

du lịch thế giới (WTO) và Chương trình môi trường Liên hiệp quốc (UNDP) đề ra cácđặc điểm sau đây của Du lịch sinh thái:

+ Tất cả các hình thức du lịch dựa vào tự nhiên, trong đó động cơ chủ yếu củakhách du lịch là quan sát và đánh giá tự nhiên cũng như các truyền thống văn hóa từcác khu vực tự nhiên ấy

+ Nó chứa đựng tính chất giáo dục và giải thích

+ Thường tổ chức thành các nhóm nhỏ có cùng chuyên môn hay ở cùng mộtnơi

+ Hạn chế ít nhất tác dụng tiêu cực đối với môi trường tự nhiên hay kinh tế văn hóa

-+ Hỗ trợ việc bảo vệ môi trường tự nhiên bằng cách:

> Tạo lãi kinh tế cho các cộng đồng, tổ chức và chính quyền quản lý khu vực tựnhiên với mục đích bảo vệ

> Tạo việc làm và thu nhập thêm cho cộng đồng địa phương

> Tăng sự quan tâm đối với việc bảo vệ các di sản tự nhiên và văn hóa cho dânđịa phương và khách du lịch

Trang 12

Cùng với sự phát triển của du lịch nói chung, trong những năm gần đây du lịchsinh thái Việt Nam cũng phát triển nhanh chóng Bên cạnh những tiềm năng và triểnvọng, sự phát triển của du lịch sinh thái ở Việt Nam cũng đang đứng trước nhữngthách thức to lớn.

Loại hình du lịch sinh thái có nhiệm vụ:

- Bảo tồn tài nguyên của môi trường tự nhiên

- Bảo đảm đối với du khách về các đặc điểm của môi trường tự nhiên mà họđang chiêm ngưỡng

- Thu hút tích cực sự tham gia của cộng đồng địa phương, người dân bản địatrong việc quản lý và bảo vệ, phát triển du lịch đang triển khai thực hiện trong điểm dulịch, khu du lịch v.v

Qua các yêu cầu nhiệm vụ đề ra nói trên, loại hình du lịch sinh thái vừa đảmbảo sự hài lòng đối với du khách ở mức độ cao để tạo lập sự hấp dẫn đối với họ, đồngthời qua du khách quảng bá uy tín của điểm du lịch, khu du lịch Từ đó ngành du lịch

có điều kiện bảo đảm và nâng cao hiệu quả của hoạt động du lịch và cũng là cơ hộităng thu nhập cho người dân thông qua hoạt động du lịch, cũng tức là có điều kiệnthuận lợi về xã hội hoá thu nhập từ du lịch

* Du lịch MICE

MICE là loại hình du lịch mũi nhọn của nhiều quốc gia phát triển trên thế giới.Tại Việt Nam, du lịch MICE tuy mới du nhập nhưng đã và đang phát triển khá mạnh.Các chuyên gia ngành Du lịch cũng cho rằng, chúng ta mới chỉ đi những bước đầu tiênbước vào thị trương MiCE nên chưa có sự phát triển đồng bộ Việc quảng bá loại hìnhnày ra nước ngoài nói riêng và du lịch Việt Nam nói chung còn yếu và thiếu tínhchuyên nghiệp

Về chất lượng phục vụ, các hãng lữ hành Việt Nam có tầm cỡ cũng chỉ mớidám đảm bảo đúng yêu cầu phía đối tác đặt ra, chưa có sự sáng tạo, hấp dẫn đối vớikhách Các thành phố lớn vẫn chưa có những trung tâm mua sắm đủ sức hấp dẫn dukhách, rồi tình trạng kẹt xe, đường xá xấu, đeo bám khách cũng khiến khách "ngánngẩm"

Trang 13

Mặc dù, trong năm trở lại đây, nhiều Công ty như Saigontourist, Công tyThương mại- Dịch vụ TSC, Công ty Du lịch Fiditourist, Hapro Tour đã mạnh dạn

"nhảy vào" thị trường này nhưng theo nhiều Giám đốc khách sạn, lữ hành, nước tachưa có hạ tầng du lịch và đội ngũ nhân lực đáp ứng để tiến đến chuyên nghiệp tổchức MICE tour

2 Du lịch bền vững ?

Du lịch biền vững là : Việc di chuyển và tham quan đến các vùng tự nhiên mộtcách có trách nhiệm với môi trường để tận hưởng và đánh giá cao tự nhiên (và tất cảnhững đặc điểm văn hoá kèm theo, có thể là trong quá khứ và cả hiện tại) theo cáchkhuyến cáo về bảo tồn, có tác động thấp từ du khách và mang lại những lợi ích cho sựtham gia chủ động về kinh tê-xã hội của cộng đồng địa phương

(World Conservation Union,1996)

Theo báo cáo Kinh tế Xanh (UNGER) của Liên Hiêp Quốc, việc tăng cườngđầu tư phát triển du lịch bền vững có thể nâng cao sự đóng góp của ngành du lịch đốivới tăng trưởng kinh tế, giảm đói nghèo, tạo việc làm đáng kể đồng thời cũng giảiquyết được những thách thức lớn về vấn đề môi trường cho xã hội, cải thiện hiệu quảkhai thác nguồn tài nguyên và giảm thiểu suy thoái môi trường

Du lịch hứa hẹn sẽ là động lực quan trọng cho tăng trưởng kinh tế toàn cầu, dùvậy thì sự phát triển của ngành công nghiệp này thường tỉ lệ thuận với những tháchthức liên quan đến tính bền vững

Nếu hàng năm được đầu tư 0,2% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) toàn cầu từbây giờ đến năm 2050 thì ngành du lịch sẽ tiếp tục phát triển bền vững trong nhữngthập kỷ tới, góp phần tăng trưởng  kinh tế, việc làm và vẫn đảm bảo các lợi ích đáng kểkhác về môi trường như giảm lượng nước tiêu thụ (18%), sử dụng năng lượng (44%),

và lượng khí thải CO2 (52%) so với kịch bản "kinh doanh thông thường"

Tổng thư ký UNWTO, ông Taleb Rifai cho hay, kết luận của UNGER cũngchính là chủ trương của UNWTO về việc đưa ngành du lịch trở thành động lực hàngđầu trong việc phát triển nền kinh tế xanh Nâng cao tính bền vững trong du lịch để

Trang 14

ngành có khả năng tăng cường năng lực, tiếp tục tăng trưởng và tạo việc làm trên toànthế giới.

Nhằm huy động và tối đa hóa đầu tư du lịch thì UNGER cũng kêu gọi xây dựng

cơ chế tín dụng và tài chính tốt hơn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, đặc biệt là cácnguồn từ các tổ chức chính phủ và quốc tế Cần có các chính sách và trợ cấp xã hội đểkhuyến khích đầu tư tư nhân vào du lịch xanh, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho việcphát triển du lịch bền vững Để hướng tới ngành du lịch xanh thì xây dựng các chiếnlược phát triển và hoạch định điểm đến là những việc cần làm ngay từ bây giờ

Hướng đến du lịch bền vững đồng nghĩa với việc tạo thêm việc làm cũng nhưthu nhập cho cộng đồng dân cư, đáp ứng nhu cầu du khách về trải nghiệm du lịchmang tính bền vững, tăng tính cạnh tranh và giảm chi tiêu trong quá trình kinh doanh

du lịch

Tiêu chuẩn du lịch bền vững toàn cầu hướng tới các mục tiêu chính là hoạchđịnh phát triển bền vững và hiệu quả, nâng cao lợi ích kinh tế xã hội cho cộng đồng địaphương, gìn giữ di sản văn hóa và giảm thiểu những ảnh hưởng tiêu cực đối với môitrường Để phát triển du lịch bền vững, chúng ta cần quan tâm tới nhiều khía cạnh,trong đó việc xây dựng chính sách sử dụng tài nguyên một cách hợp lí là một yếu tốđáng được quan tâm hàng đầu. Ngày 29-12-2010, Tổng cục Du lịch (Bộ VH,TT&DL)

đã chọn được biểu trưng nhãn du lịch sinh thái "Bông sen xanh" dùng để chứng nhậncho cơ sở lưu trú tại Việt Nam thực hiện tốt các hoạt động bảo vệ môi trường Trênthực tế, không quan tâm và thiếu các biện pháp bảo vệ môi trường tại các khách sạn,nhà nghỉ… đang trở thành "rào cản" ảnh hưởng đến sự phát triển du lịch bền vững

3 Tác động của phát triển du lịch đến phát triển kinh tế : Phát triển du lịch

mang tính hai mặt :

Một mặt, Có khả năng đóng góp tích cực cho phát triển kinh tế xã hội : Theo

thống kê của Tổ chức Du lịch trên thế giới (UNWTO) và Hiệp hội Lữ hành quốc tế(WTTC)năm 2000 thu nhập ngành du lịch chiếm tới 10,7% GDP của toàn thế giới ởViệt Nam năm 2007 thu nhập ngành du lịch lên đến 11% Ước tính lượng du kháchquốc tế năm 2010 là 1100 triệu lượt, năm 2020 đạt khoảng 1600 lượt triệu du khách

Trang 15

Đối với các quốc gia đang phát triển thì du lịch quốc tế có ý nghĩa hết sức quantrọng UNWTO thống kê có tới 83% các quốc gia xếp du lịch là một trong năm ngànhxuất khẩu lớn, và cứ ba nước thì có một nước coi du lịch là nguồn thu nhập ngoại tệquan trọng Cùng với sự phát triển của du lịch thế giới, ngành Du lịch Việt Nam ngàycàng phát triển và đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế-xã hội củađất nước

Du lịch trở thành một trong những động lực quan trọng thúc đẩy phát triển kinh

tế - xã hội, nhiều nước coi du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn mang lại nguồn thu ngoại

tệ quan trọng và đã tạo thêm nhiều việc làm, tăng thêm thu nhập; góp phần tích cựcvào tăng cường hiểu biết, giao lưu văn hóa, củng cố hòa bình và ổn định trong khuvực Ngành Du lịch luôn có những đóng góp to lớn đối với sự phát triển kinh tế xã hộicủa đất nước Doanh thu du lịch luôn tăng trưởng, tạo nhiều việc làm, xóa đói giảmnghèo, góp phần thay đổi cơ cấu kinh tế Hàng năm du lịch đóng góp 5% GDP củaquốc gia Đến nay có khoảng 1 triệu lao động làm việc trong lĩnh vực du lịch Từ năm

1991 đến 2009, lao động trực tiếp trong ngành Du lịch đã tăng gấp 20 lần, từ 21.000lên 370.000 người; lao động gián tiếp đạt 737.800 người Năm 2009, thu hút đầu tưnước ngoài vào du lịch cũng đạt 8,8 tỷ USD/22,48 tỷ USD, chiếm 41% tổng số vốnđăng ký FDI vào Việt Nam

Mặt khác, bên cạnh những thế mạnh, ngành Du lịch trong suốt chặng đường

phát triển vẫn còn có nhiều tồn tại Du lịch vẫn chưa thực sự được quan tâm đầu tư,phát triển tương xứng với vị trí và tiềm năng của nó trong ngành kinh tế Kết cấu hạtầng còn lạc hậu; Cung cấp điện, nước sạch cho các cơ sở du lịch ở nhiều trung tâm dulịch, điểm du lịch chưa đáp ứng được nhu cầu; các đường bay trực tiếp đến thị trườngtrọng điểm còn thấp; Sự liên kết, phối hợp giữa các Bộ, ngành, địa phương vẫn cònnhiều hạn chế; Thủ tục cho khách du lịch vào Việt Nam vẫn còn phức tạp, phiền hà.Đội ngũ làm công tác xúc tiến du lịch còn yếu và thiếu; Nhận thức của nhiều cấp,nhiều ngành và địa phương về vị trí vai trò của Du lịch trong phát triển kinh tế - xã hộicủa đất nước chưa thật sự đầy đủ…

Hoạt động du lịch làm cho môi trường bị xuống cấp và dần mất đi đặc thù củamỗi địa phương Ngày nay có nhiều cơ sở lưu trú, dịch vụ du lịch xây dựng trên các

Trang 16

đảo không theo quy hoạch, đã làm tăng nguy cơ xói mòn đường bờ, làm suy thoái hệsinh thái biển đảo Nước thải chưa qua xử lý từ các cơ sở lưu trú, dịch vụ du lịch xảtrực tiếp vào môi trường, làm tăng mức độ hữu cơ nước biển ven bờ

Ngoài ô nhiễm dầu nước biển ven bờ do các phương tiện tàu thuyền vận tảikhách du lịch, phương tiện vui chơi, thể thao nước, khai thác san hô phục vụ nhu cầulàm hàng lưu niệm cũng góp phần làm suy thoái hệ sinh thái nhiệt đới Hậu quả làcác bãi biển nổi tiếng của Việt Nam đang đối mặt với nguy cơ ô nhiễm môi trườngnước biển nghiêm trọng

II Chất lượng của du lịch ở thành phố Đà Nẵng

1 Du lịch biển ở TP Đà Nẵng

Đà Nẵng là một trong số 28 thành phố ven biển của cả nước và là một trong số

14 tỉnh, thành phố có bờ biển của khu vực Miền Trung, có 6/8 quận, huyện của thànhphố tiếp giáp với biển, trong đó có huyện đảo Hoàng Sa Thành phố có hơn 92 km bờbiển, với 80% dân số đang sinh sống tại các quận, huyện Biển đã và sẽ tạo ra vị thếphát triển cho thành phố Đà Nẵng thông qua các lĩnh vực khai thác thủy sản, du lịch,công nghiệp cơ khí và chế biến, vận tải biển và đặc biệt là nhiệm vụ quốc phòng anninh vùng biển. Bờ biển Đà Nẵng nổi tiếng với nhiều bãi biển đẹp nằm rải rác từ Bắcđến Nam như Nam Ô, Xuân Thiều, Thanh Bình, Tiên Sa, Sơn Trà, Mỹ Khê, Bắc Mỹ

An, Non Nước trong đó có những bãi tắm đã được du khách thập phương biết đếnnhư những địa điểm nghỉ ngơi, thư giản, tắm biển lý tưởng nhất trong khu vực Hiện

đã có 41 dự án với tổng vốn 450 triệu USD đăng ký đầu tư phát triển du lịch dọc theobãi biển Đà Nẵng Trong đó, khu vực bán đảo Sơn Trà có 6 khu du lịch, biển PhạmVăn Đồng - Mỹ Khê có 4 khu du lịch và 1 khách sạn, biển Bắc Mỹ An có 3 khu dulịch, khu vực Nam Furama đến Ngũ Hành Sơn có 6 khu du lịch đã đăng ký và dự ánmới, khu vực Ngũ Hành Sơn - Non Nước có 5 khu du lịch và 1 sân golf

Biển Đà Nẵng đã từng được Tạp chí Forbes (Mỹ) bình chọn là 1 trong 6 bãibiển quyến rũ nhất hành tinh, với những khu du lịch sinh thái, du lịch tâm linh nổitiếng, những khu nghỉ dưỡng, khách sạn sang trọng Nhiều năm qua cho thấy, việckhai thác và phát triển du lịch biển của Đà Nẵng còn rất thô sơ, chưa phát huy hết tiềmnăng sẳn có Lượng khách đến Đà Nẵng còn rất khiêm tốn Với lợi thế có trên 30 km

Trang 17

bờ biển và nhiều bãi biển đẹp như Mỹ Khê, Tiên Sa, Sơn Trà, Bắc Mỹ An, Nam Ô,Xuân Thiều, Thanh Bình, Non Nước đã tạo cho Đà Nẵng một thế mạnh để phát triển

du lịch biển Nhưng trên thực tế, du lịch biển ở Đà Nẵng vẫn chưa phát huy được lợithế để “kéo” khách du lịch. Tuy sở hữu 1 trong 6 bãi biển đẹp nhất hành tinh, nhưngnếu ngành du lịch thành phố  không đưa ra chiến lược và hoạch định phát triển  du lịchbiển bền vững thì vẻ đẹp thiên phú của biển Đà Nẵng sẽ không đủ sức “hút” khách đếnvới biển Vấn đề làm cản trở sức hấp dẫn của du lịch biển Đà Nẵng đã được không ít

du khách cho rằng: các dịch vụ vui chơi giải trí ở các khu du lịch biển dường như quáthiếu và nghèo nàn Bên cạnh đó, chất lượng, giá cả các loại hình kinh doanh dịch vụtại các khu du lịch biển cũng cần phải xem lại. 

2 Sự phát triển của du lịch Đà Nẵng trong những năm gần đây

a Sự phát triển của du lịch Đà Nẵng

Trong thời gian qua, ngành du lịch Đà Nẵng đã có những bước chuyển mình rõnét mang lại sắc thái mới cho sự phát triển chung của thành phố Xác định tầm quantrọng của du lịch trong cơ cấu kinh tế của thành phố, tháng 2-2002, BCH Đảng bộthành phố Đà Nẵng đã ban hành Nghị quyết số 03-NQ/TU về ‘Đẩy mạnh phát triển dulịch thành phố Đà Nẵng trong thời kỳ mới’, đồng thời UBND thành phố cũng xâydựng Chương trình phát triển du lịch thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2007-2010 nhằmđẩy mạnh đầu tư, phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của thành phố.Trong đó, tập trung xây dựng bốn chương trình phát triển du lịch đến năm 2010 gồm:phát triển nguồn nhân lực du lịch, phát triển sản phẩm du lịch, chương trình về cơ chếchính sách và xúc tiến, quảng bá du lịch UBND thành phố cũng đã có chủ trương tiếnhành quy hoạch để kêu gọi đầu tư du lịch, trọng tâm là vệt du lịch biển Mỹ Khê – NonNước, khu du lịch Bà Nà, bán đảo Sơn Trà và trung tâm thành phố Đầu tư phát triển

và nâng cấp các sản phẩm du lịch Thành phố ưu tiên đầu tư xây dựng hệ thống giaothông ven biển từ bãi biển Nam Ô đến Non Nước với chiều dài khoảng 50 km đượckết nối qua Cầu Thuận Phước làm đòn bẩy khai thác, phát triển du lịch ven biển theoquy hoạch Trong năm 2010, nhiều dự án lớn đã đưa vào khai thác: khu du lịch SơnTrà Spa, khu Olalani, khu du lịch SliverShore Hoàng Đạt, Life Resort, khu du lịchXuân Thiều, Bà Nà với 1.072 phòng, trung tâm hội nghị, hội thảo, nhà hàng với sức

Trang 18

chứa từ 500 đến 1.000 ghế và một sân gôn 18 lỗ của Tập đoàn VinaCapital tại HòaHải… Do có nhiều dự án đầu tư du lịch có quy mô lớn, chất lượng cao đưa vào hoạtđộng nên đã thu hút ngày càng nhiều du khách đến với Đà Nẵng

Bảng 1: Tổng lượt khách đến du lịch tại Đà nẵng qua các năm ( ĐVT: lượt

Trang 19

1.015 tỷ đồng, tốc độ tăng doanh thu bình quân 15%/năm và doanh thu xã hội ước đạt2.537 tỷ đồng Tuy nhiên trên thực tế, đến hết năm 2010, theo báo cáo  “Tình hìnhthực hiện kế hoạch năm 2010 và kế hoạch phát triển sự nghiệp văn hóa thể thao và dulịch năm 2011” thì Tổng lượt khách tham quan, du lịch đến Đà Nẵng trong 6 tháng đầunăm ước đạt 880.097 lượt khách, tăng 38% so với cùng kỳ năm 2009 và đạt 61% kếhoạch 2010 Trong đó có 212.248 lượt khách quốc tế, tăng 26% so với cùng kỳ và đạt61% kế hoạch; 667.849 lượt khách nội địa, tăng 42% so với cùng kỳ 2009 và đạt 61%

kế hoạch Cả năm đạt 1.770.000 lượt khách, tăng 17% so kế hoạch được giao Trong

đó có 370.000 lượt khách quốc tế, 1.400.000 lượt khách nội địa Từ đó cho thấy dulịch Đà Nẵng đang có những bước đi đúng hướng và tích cực để nâng cao số lượngcũng như chất lượng của ngành

Đà Nẵng hiện đang là điểm trung chuyển lượng lớn khách du lịch của cả nước,đặc biệt đối với khách quốc tế vào khu vực miền Trung, Tây Nguyên Đến Đà Nẵng,

du khách có thể tham quan nhiều điểm du lịch của thành phố này như: Bảo tàng nghệthuật điêu khắc Chămpa, quần thể khu du lịch Bà Nà - Suối Mơ, danh thắng Ngũ HànhSơn, bán đảo Sơn Trà, các bãi biển với nhiều hoạt động văn hóa, thể thao, giải trí,

ẩm thực hấp dẫn Từ đây, du khách có thể tham gia các tour du lịch tới Huế, Hội An,

Mỹ Sơn, Phong Nha - Kẻ Bàng hoặc tham gia các tour caravan tới Lào, Thái Lan

Cùng với việc phát triển các sản phẩm du lịch như: sản phẩm du lịch biển, sảnphẩm du lịch văn hóa, sản phẩm du lịch sinh thái, du lịch đường sông,…ngành du lịch

Đà Nẵng cũng đã đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch nhằm nâng cao khả năng phục vụ dukhách trong và ngoài nước Bên cạnh đó, công tác xúc tiến quảng bá du lịch cũng đượcthực hiện tích cực và hiệu quả, tập trung vào các thị trường quốc tế

Thông qua việc đánh giá tình hình thực hiện Chương trình phát triển du lịch từnăm 2007 – 2010, Ban chỉ đạo du lịch thành phố cũng đề ra một số nhiệm vụ trướcmắt cần tập trung thực hiện như: xây dựng chương trình phát triển du lịch Đà Nẵnggiai đoạn 2011 – 2015, thực hiện một số biện pháp khuyến khích phát triển du lịchđường sông, hỗ trợ khai thác các show diễn phục vụ du khách, duy trì đường bay quốc

tế Đà Nẵng – Singapore hiện có và đẩy mạnh xúc tiến mở các đường bay quốc tế ĐàNẵng – Hồng Kông, Đà Nẵng – Quảng Châu, Đà Nẵng – Nhật Bản, Đà Nẵng –

Trang 20

Băngkok,…đến Đà Nẵng và ngược lại, tiếp tục phát huy, giữ gìn môi trường du lịch antoàn, thân thiện và một số nhiệm vụ khác.

Theo báo cáo của Sở Kế hoạch và Đầu tư Đà Nẵng, tính đến tháng 6/2010, ĐàNẵng có 55 dự án đầu tư vào lĩnh vực du lịch với tổng vốn 2.835,7 triệu USD (gần54.000 tỷ đồng), gồm 10 dự án đầu tư nước ngoài (1.212 triệu USD, tương đương23.000 tỷ đồng) và 45 dự án đầu tư trong nước (1.623,7 triệu USD, tương đương31.000 tỷ đồng)  Từ năm 2007 đến nay, tại Đà Nẵng đã có một số khách sạn được đầu

tư lớn đưa vào hoạt động, điển hình như Hoàng Anh Gia Lai Plaza tại khu vực trungtâm thành phố, khách sạn Green Plaza được đầu tư mới, khang trang, tọa lạc bên bờsông Hàn và một loạt khách sạn mới đưa vào hoạt động, đã làm thay đổi hẳn diện mạothành phố Đến nay, nhóm khách sạn 3 sao theo chuẩn mới như Saigontourane,Bamboo Green Riverside, Golden Sea, Pacific, Phương Đông, Bạch Đằng, Minh Toàn,Danang Riverside… đã và đang được đầu tư nâng cấp và triển khai nhiều dịch vụnhằm phục vụ tốt hơn nhu cầu của du khách Hiện tại, các khách sạn, khu resort venbiển đã đáp ứng được nhu cầu của du khách với số lượng lớn

Tuy nhiên, do hạn chế về kinh phí và nhất là sự nghèo nàn về ýtưởng nên ngành du lịch - thương mại TP vẫn chưa tạo được những sản phẩm đặctrưng, chủ lực; các tuyến điểm được mở rộng, dịch vụ tại đó được cải thiện nhưng chỉchủ yếu phục vụ khách nội địa, không gây được ấn tượng mạnh thu hút khách quốc tế

Sự ô nhiễm môi trường biển ở Đà Nẵng do sự thiếu ý thức của một số khách du lịch;đồng thời việc xử lý nước thải, rác thải của các dịch vụ phục vụ du lịch, các nhà hàng,khách sạn trên bờ biển đã làm ảnh hưởng lớn đến môi trường. 

Mục tiêu định hướng hướng phát triển của du lịch Đà Nẵng là tạo đột phá để dulịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn:

+ Tiếp tục đầu tư nâng cấp hạ tầng du lịch, tạo điều kiện để thu hút vốn đầu tưphát triển các sản phẩm vật thể và phi vật thể theo hướng tập trung và hiệu quả; tậptrung khai thác thị trường khách du lịch trọng điểm, tăng các khu vui chơi, giải trí dànhcho thiếu nhi, cho du khách gia đình

+ Tăng cường mối liên kết cùng phát triển với các địa phương lân cận, giữa cácdoanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn thành phố để tạo ra các gói sản phẩm du

Trang 21

lịch hấp dẫn Đầu tư phát triển nguồn nhân lực phục vụ trong quản lý Nhà nước, xúctiến quảng bá du lịch, đặc biệt là đội ngũ hướng dẫn viên theo hướng nâng cao trình độchuyên môn nghiệp vụ, trau dồi vốn ngoại ngữ, nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển dulịch thành phố trong thời gian tới.

+ Phát triển sản phẩm du lịch theo 3 hướng: Du lịch biển, du lịch nghỉ dưỡng và

du lịch sinh thái, trong đó lấy du lịch biển làm khâu đột phá để đưa ngành du lịchthành phố thành ngành kinh tế mũi nhọn

Từ những kết quả đã đạt được, có thể khẳng định ngành kinh tế du lịch có vaitrò hết sức quan trọng trong cơ cấu kinh tế của thành phố, góp phần tạo công ăn việclàm, thu hút đầu tư, nâng cao vị thế, hình ảnh của Đà Nẵng, đóng góp tích cực vàoGDP, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế Tuy vậy, những kết quả đạt được như hiệnnay vẫn chưa cân xứng với tiềm năng và lợi thế về du lịch Thành phố đang tập trungđẩy mạnh phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn, tăng cường liên kết với cáctỉnh Quảng Nam và Thừa Thiên – Huế, nhằm triển khai chương trình ba địa phương,một điểm đến, để khai thác hiệu quả sản phẩm du lịch đa dạng của khu vực trọng điểm

du lịch miền trung và cả nước trong những năm tới

b Xu hướng phát triển du lịch của Việt Nam và thế giới

Theo TS Lưu Đức Hải, Viện chiến lược và phát triển (Bộ Kế hoạch và Đầu tư),hiện nay trên thế giới phát triển du lịch theo hai xu hướng: Phát triển theo mô hình đadạng hoá các sản phẩm du lịch; Phát triển du lịch chỉ tập trung vào khai thác một hoặchai tài nguyên du lịch nổi trội nhất Mặc dù xu hướng thứ nhất được nhiều nước ápdụng, nhưng trên thực tế, các nước phát triển theo xu hướng thứ hai lại gặt hái đượcnhiều thành công hơn, tiêu biểu như Hung-ga-ri, Hy Lạp và một số nước phát triểnkhác Vì vậy, TS Lưu Đức Hải cho rằng: Việt Nam nên phát triển theo xu hướng thứhai, tức là tập trung khai thác nguồn tài nguyên du lịch biển, tài nguyên du lịch núi vàtài nguyên du lịch 7 di sản thiên nhiên, văn hoá thế giới, trong đó ưu tiên vào các khu

du lịch trọng điểm: Phú Quốc; Nha Trang; Vân Đồn - Hạ Long - Cát Bà; Đà Lạt; TamĐảo và phụ cận; Huế - Hội An

Để du lịch Việt Nam phát triển bền vững trong quá trình hội nhập quốc tế, TS.Nguyễn Minh Phong (Viện nghiên cứu kinh tế - xã hội Hà Nội) đã đưa ra “ba đột

Trang 22

phá”, đó là: Đột phá trong đặc sản hoá và đa dạng hoá sản phẩm du lịch; Đột phá trong

xã hội hoá và hợp tác hoá tổ chức du lịch; Đột phá trong chuyên nghiệp hoá, hiện đạihoá cơ sở hạ tầng du lịch  

3 Các phương pháp đo lường chất lượng du lịch

a Phương pháp thống kê : Ứng dụng của phương pháp thống kê trong thực tế

là rất rộng rãi, ngoài việc tổ chức thu thập dữ liệu có thể chia các ứng dụng này làm 2mảng lớn:

- Mô tả tóm tắt một khối lượng lớn dữ liệu về các hiện tượng số lớn nhờ đó làmbộc lộ bản chất của hiện tượng phức tạp

- Đưa ra các suy luận thống kê như ước lượng, kiểm định các giả thuyết dựđoán về các hiện tượng số lớn trên cơ sở lấy mẫu để giảm tối đa thời gian và chi phínhằm bảo đảm tính kịp thời và hiệu quả trong quản lý kinh tế xã hội

Các phương pháp thống kê:

- Thống kê mô tả ( Descriptive Statistics ) : Thu thập và mô tả dữ liệu

+ Thu thập dữ liệu : VD : điều tra

+ Đặc trưng của dữ liệu : VD : Trung bình xi /n

+ Trình bày dữ liệu : VD : Bảng dữ liệu, đồ thị

Đặc điểm của phương pháp này là : Tổng thể chung là tham số, tổng thể mẫu làthống kê

- Thống kê suy luận ( Inferential Statistics) : Ra quyết định dựa trên những dữliệu mẫu

+ Ước lượng ( Suy rộng kết quả qua điều tra chọn mẫu) : VD : nghiên cứu vềthu nhập của dân cư ở một khu vực của thành phố Đà Nẵng, kết quả thu được đượcsuy rộng cho cả thành phố

Trang 23

+ Kiểm định giả thiết : Nhằm xác định giả thuyết đặt ra là đúng hay sai so vớithực tế.

Tổng quan, phương pháp này dùng để đưa ra quyết định về một vấn đề của tổngthể chung trên cơ sở những kết quả của mẫu

b Phương pháp điều tra xã hội học

Khảo sát dư luận hay điều tra xã hội học là một công tác đặc thù Đối với cơquan nhà nước, điều tra xã hội học giúp nắm bắt dư luận, tiếp nhận ý kiến, sáng kiếncủa người dân để đánh giá hiệu quả của công tác hành chính nhằm điều chỉnh, thựchiện hoặc trì hoãn một chủ trương, chính sách, để phục vụ nhân dân tốt hơn Phươngpháp điều tra xã hội học trong đo lường chất lượng du lịch là phương pháp thăm dò ýkiến của cá nhân tổ chức hay người dân xung quanh địa điểm du lịch cần đánh giá, từ

đó tổng hợp lại đưa ra đánh giá chung về chất lượng du lịch tại nơi nghiên cứu

Trang 24

Xã hội hóa kết quả nghiên cứu

Thực tế xã hội

Xử lý và phân tích thông tin

Tập hợp tài liệu

xử lý và phân tích

Kiểm định giả thuyết nghiên cứu

Trình bày báo cáo kết quả nghiên cứu

hỏi điều tra

Chọn mẫu điều tra

Kết thúc công tác

chuẩn bị

Sơ đồ thực tế của một phương pháp nghiên cứu xã hội :

Chọn thời điểm điều tra

Tiến hành thu thập thông tin

Chuẩn bị kinh phí điều traCông tác tiến trạm

Lựa chọn và tập huấn điều tra viên

Lập biểu đồ tiến độ điều tra

Trang 25

Một số phương pháp thu thập thông tin trong điều tra xã hội học :

** Điều tra chọn mẫu : Phương pháp điều tra chọn mẫu là loại điều tra không

toàn bộ, vận dụng lý thuyết xác suất chọn ngẫu nhiên một số đơn vị trong tổng thể điềutra để thu thập thông tin Kết quả xử lý thông tin của mẫu có thể được dùng suy rộngcho tổng thể điều tra

** Phương pháp phân tích tài liệu : Phương pháp phân tích tài liệu là phương

pháp thu thập thông tin thứ cấp thông qua các tài liệu có sẵn ( tài liệu trong điều tra xãhội học là vật chứa đựng thông tin bằng ngôn ngữ, chữ viết, hiện vật, hình ảnh…

Ưu điểm của phương pháp này là sử dụng tài liệu có sẵn ít tốn kém về côngsức , thời gian, kinh phí, không cần sử dụng nhiều người, Cho nhiều thông tin, đadạng, những số liệu có được từ thống kê có độ chính xác cao nên có thể sử dụng nhiều.Tuy nhiên, nhược điểm của phương pháp này là : tài liệu ít được phân chia theo nhữngdấu hiệu mà ta mong muốn ; số liệu thống kê chưa được phâm theo các cấp độ xã hộikhác nhau ; thời gian và không gian số liệu, thông tin không đồng nhất gây khó khăncho việc tổng hợp

** Phương pháp quan sát : Quan sát là phương pháp thu thập thông tin xã hội

sơ cấp về đối tượng nghiên cứu bằng cách tri giác trực tiếp và ghi chép lại những nhân

tố có liên quan đến đối tượng nghiên cứu và mục đích nghiên cứu

Ưu điểm của phương pháp này là : thông tin thu được cũng như hướng khaithác thông tin phụ thuộc vào lăng kính chủ quan của nhà quan sát ( kể cả quan điểm,chính kiến và tình cảm) Tuy nhiên sự kiện xảy ra có thời hạn và không bao giờ bị lặplại y nguyên như cũ nên thời gian quan sát bị hạn chế

c Phương pháp đo lường sự xả thải

- Thuế Pigou : Thuế Pigou đánh trên mối đơn vị sản phẩm bằng với mức chi

phí ngoại ứng cận biên ở mức ô nhiễm tối ưu của mỗi doanh nghiệp

Ngày đăng: 19/03/2016, 19:04

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w