c. Phương pháp đo lường sự xả thả
MAC1 MAC 2 s
t0 c a e d b w1 w2 wa
+ Cải tiến công nghệ để giảm chi phí kiểm soát ô nhiễm.
+ Doanh nghiệp chủ động giảm thải thông qua cách dịch chuyển MAC ( chi phí giảm thải cận biên của doanh nghiệp ) xuống dưới.
Trong thực tế rất khó xác định mức thuế có hiệu quả mong muốn của xã hội vì khó xác đinh MAC của các doanh nghiệp. Vì vậy khi áp dụng thuế thải thì nên được sử dụng kết hợp với tiêu chuẩn.
4. Một số tiêu chí đánh giá chất lượng du lịch TP Đà Nẵng
a. Đóng góp của du lịch vào phát triển kinh tế của TP
Bảng 2 : Doanh thu du lịch hàng năm của thành phố Đà Nẵng
Năm 2005 2006 2007 2008 2009 2010
Du lịch( Tỷ
đồng) 286320 310569 367470 432120 502218 1391000
( Nguồn : Niên giám thống kê thành phố Đà Nẵng 2010)
Nhìn vào bảng trên, ta thấy doanh thu chuyên ngành năm 2010 cao gần gấp rưỡi năm 2009,năm 2010 dự kiến doanh thu du lịch của thành phố ước đạt 1.015 tỷ đồng nhưng theo thống kê thì doanh thu năm 2010 của thành phố đạt 1.391 tỷ đồng. Qua đó ta có thể thấy rằng ngành du lịch của Đà Nẵng ngày càng phát triển và ngày càng đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế thành phố.
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của ngành du lịch trong những năm qua, lực lượng lao động cũng tăng lên nhanh chóng cả về số lượng và chất lượng, giải quyết một phần tình trạng thất nghiệp của thành phố.
Bảng 3 : Số lượng lao động tham gia trong ngành dịch vụ qua các năm Năm 2005 2006 2007 2008 2009 Tổng số lao động du lịch( người) 4.247 4.319 4.526 4.627 6.000 Trực tiếp(%) 0.82 0.78 0.75 0.73 0.73 Gián tiếp(%) 0.18 0.22 0.25 0.27 0.27
Nguồn : Số liệu thực trạng phát triển du lịch Đà Nẵng giai đoạn 1995-2010 ( Sở văn hóa thể thao và du lịch)
Nhìn vào bảng số liệu ta có thể thấy từ 2005 đến 2009 tổng số lao động du lịch có tăng lên nhưng không đáng kể. Đặc biệt giai đoạn 2008 đến 2009 số lao động trong ngành du lịch của thành phố tăng lên nhanh từ 4.627 người lên tới 6.000, tăng lên nhiều hơn rất nhiều so với năm trước, cho thấy là ngành du lịch Đà Nẵng ngày càng thu hút được nhiều lực lượng lao động tham gia ngành hơn.
Số lao động trong ngành tham gia trực tiếp chiếm tỷ lệ cao hơn so với số lao động tham gia gián tiếp, tuy nhiên dựa vào tỷ lệ phần trăm tham gia lao động trong ngành thì tỷ lệ lao động tham gia ngành trực tiếp có xu hướng giảm và tỷ lệ lao động tham gia ngành gián tiếp có xu hướng tăng lên. Qua đó, nhận thấy ngành du lịch thành phố không chỉ đóng góp trực tiếp vào phát triển kinh tế thành phố mà còn gián tiếp đóng góp vào thông qua các hoạt động kinh tế khác và có xu hướng ngày càng tăng lên.
b. Cải thiện chất lượng cuộc sống của cộng đồng bản địa
Bảng 4: Thu nhập bình quân đầu người của thành phố Đà Nẵng so với cả nước
(Đơn vị : USD) Năm 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Cả nước 413 440 492 553 639 715 835 1032 1085 1168 Thành phố 550 581 687 796 950 1096 1200 1535 1640 2000
(Nguồn: Niên giám thống kê Đà Nẵng 2010)
Dựa vào đồ thị, ta có thể thấy rằng thu nhập bình quân đầu người của Đà Nẵng qua các năm đều cao hơn mức GDP bình quân đầu người của cả nước, đặc biệt là các năm 2005, 2006 cao gần gấp đôi của cả nước. Qua đó có thể thấy được đời sống của người dân Đà Nẵng là rất cao và ngày càng được cải thiện, đó một phần cũng là nhờ vào sự đóng góp do ngành du lịch đem lại.
Bên cạnh chỉ tiêu GDP, các hoạt động văn nghệ, du lịch của thành phố đã góp phần nâng cao chất lượng đời sống tinh thần của người dân. Hoạt động văn hoá nghệ thuật diễn ra sôi nổi, đều khắp trên các mặt, thu hút đông đảo quần chúng nhân dân và du khách đến xem như các chương trình nghệ thuật dân tộc, hòa nhạc, opera và ca múa nhạc tại Nhà hát Trưng Vương, Nhà hát tuồng Nguyễn Hiển Dĩnh, Nhà biểu diễn đa năng và chương trình Xiếc Việt Nam tại Công viên Thanh Niên. Bên cạnh hoạt động phục vụ công chúng các nhà hát đã tổ chức tốt các chương trình biểu diễn nghệ thuật phục vụ nhiệm vụ chính trị và công tác đối ngoại của thành phố. 9 tháng đầu năm Nhà hát Trưng Vương tổ chức phục vụ 75 buổi, với 40.000 khán giả, Nhà hát Tuồng Nguyễn Hiển Dĩnh tổ chức phục vụ 103 buổi với 47.200 khán giả. Đặc biệt Nhà hát Tuồng Nguyễn Hiển Dĩnh đã tổ chức 35 show diễn phục vụ khách du lịch vào thứ Tư và thứ Bảy hàng tuần, đã tạo không gian sinh hoạt văn hóa và điểm đến thú vị bước đầu đón nhận được sự quan tâm của nhân dân và du khách.
Sở Văn hóa thể thao và du lịch đã phối hợp với các đơn vị tổ chức thành công Liên hoan Hợp xướng “Những bài ca dâng Đảng”, Hội diễn Tuồng và dân ca kịch
chuyên nghiệp toàn quốc tại Đà Nẵng, Tọa đàm “Giáo sư Hoàng Châu Ký với Nghệ thuật Tuồng Việt Nam”, Liên hoan Ca múa nhạc và kịch hát dân tộc học sinh sinh viên các Trường Văn hóa Nghệ thuật toàn quốc năm 2010, Tọa đàm “Đào tạo diễn viên sân khấu Tuồng Đà Nẵng trước nhu cầu thực tiễn”, Liên hoan ảnh nghệ thuật khu vực Nam Miền Trung và Tây Nguyên lần thứ XV năm 2010; đặc biệt là tổ chức thành công Chương trình ca nhạc “Đà Nẵng - Bản hùng ca Sông Hàn” đã mang đến cho khán giả Đà Nẵng “buổi tiệc” nghệ thuật hoành tráng góp phần đáp ứng nhu cầu hưởng thụ nghệ thuật đa dạng và ngày càng cao của quần chúng nhân dân.
c. Đáp ứng cao độ nhu cầu của khách
Bảng 5 : Đánh giá của khách du lịch sau khi đến Đà Nẵng
TT Yếu tố đánh giá Điểm trung
bình
Lựa chọn nhiều nhất
Độ lệch chuẩn
1 Phong cảnh thiên nhiên đa dạng 4,3 5 0,855
2 Bãi biển đẹp 4,46 5 0,768
3 Môi trường sạch, trong lành và an toàn
4,24 5 0,889
4 Dịch vụ lưu trú, nghĩ dưỡng tiện lợi
3,84 4 0,945
5 Dịch vụ giải trí phong phú 3,5 3 1,038
6 Mua sắm được nhiều hàng hóa ưa
thích 3,43 3 1,113
7 Người dân địa phương thân thiện 4,07 4 0,887
(Nguồn : Tạp chí phát triển kinh tế xã hội đà nẵng số tháng 9+10/2010)
Kết quả phân tích mức độ đánh giá trung bình của du khách sau khi đến du lịch tại các điểm đến ở Đà Nẵng như sau:
Các yếu tố như: Bãi biển đẹp; Phong cảnh thiên nhiên đa dạng; Môi trường sạch, trong lành và an toàn; Người dân địa phương thân thiện là các yếu tố được các
du khách nội địa đánh giá cao, trong đó: Bãi biển đẹp: có điểm trung bình là 4,46 với 89,9% đánh giá mức 4 điểm trở lên; Phong cảnh thiên nhiên đa dạng: có điểm trung bình là 4,3 với 85% đánh giá mức 4 điểm trở lên; Môi trường sạch, trong lành và an toàn: có điểm trung bình là 4,24 với 83% đánh giá mức 4 điểm trở lên; Người dân địa phương thân thiện: có điểm trung bình là 4,07 với 78,7% đánh giá mức 4 điểm trở lên. Những yếu tố được đánh giá cao này có mức thống nhất cao giữa các du khách (độ lệch chuẩn khá thấp). Cũng theo kết quả khảo sát có được, đánh giá của khách du lịch nội địa đối với các yếu tố như: Các loại hình du lịch đa dạng; Mua sắm được nhiều hàng hóa ưa thích với mức điểm trung bình mà các du khách đánh giá hầu hết đều dưới 3,5.
Mức độ hài lòng chung của du khách sau khi du lịch Đà Nẵng
Mức điểm đánh giá sự hài lòng của du khách đối với điểm đến Đà Nẵng là thấp nhất; là 1 với rất không hài lòng; và cao nhất là 5 với rất hài lòng. Kết quả mức hài lòng trung bình chung của du khách sau khi đến với Đà Nẵng là 4,15, với độ lệch chuẩn là 0,738, trong đó có tới 82,9% đánh giá trên 4 điểm. Điều này cho thấy mức độ hài lòng của du khách nội địa đối với điểm đến Đà Nẵng là khá cao và tương đối đồng nhất. Tuy nhiên điều này có thể là do du khách nội địa hiện nay đến Đà Nẵng vẫn chỉ dừng lại ở nhu cầu tham quan là cơ bản nên mặc dầu một số yếu tố còn được đánh giá thấp nhưng kết quả đánh giá chung lại cao.
Bảng 6 : Sức thu hút của các bãi biển ở Đà Nẵng Điểm thu hút (các bãi biển) Độ sạch Môi trường Phong cảnh Sức chứa K/năng pt sản phẩm đặc thù Khả năng thu hút Tính biệt lập TỔNG ĐIỂM 1-5 đ 1-5 đ 1-5 đ 1-5 đ 1-5 đ 1-5 đ 1-5 đ Làng Vân 4 4 3,5 3 4 3 4 25,5 Nam Ô 3 1 3 2 2 2,5 2,5 16 Xuân Thiều 3,5 2 2,5 4 2,5 3,5 2 18 Thanh Khê 3 1,5 2 3 1 2 1,5 14 Xuân Hà 3 1,5 2 3 1 2 1,5 14 Tam Thuận 3 1,5 2 3 1 2 1,5 14 Thanh Bình 3 1,5 2,5 2 1 2 1,5 13 Tiên Sa 4 3 3,5 2 3 3,5 2,5 21,5 Bãi Bắc 4 4 3,5 2 3 1 3 20,5 Bãi Nam 4 4 3,5 2 3 2 3 21,5 Bãi Bụt 4 4 3,5 2 3 2,5 3 22 Thọ Quang 3 1,5 2 3 1 1 1,5 13 Mân Thái 3 1,5 2 3 1 1 1,5 13 Phước Mỹ 3,5 3 2,5 4 3 4,5 2 22,5 Mỹ Đa Đông Bắc Mỹ An 3,5 4 2,5 4 2 4,5 2 23,5 Sân Bay N/ Mặn 3,5 3,5 2,5 3 2 3 2 19,5 Non Nước 3,5 3,5 3,5 4 3 4,5 2,5 24,5 Đông Hải 3,5 2,5 2,5 3 1 2 2 16,5 Tân Trà 3,5 2,5 2,5 3 1 2 2 16,5
An Đông 3,5 2,5 2,5 3 1 2 2 16,5
(Theo thang điểm: Độ sạch của nước biển, môi trường bãi biển, phong cảnh, sức chứa, khả năng phát triển sản phẩm đặc thù, khả năng thu hút, tính biệt lập...)
Việc cho thang điểm để đánh giá tài nguyên và sức hấp dẫn của từng bãi biển được xác định trên giá trị của tài nguyên, khả năng khai thác phát triển. Điểm số từng yếu tố và của từng bãi biển có sự so sánh với nhau trên cơ sở tính hấp dẫn của từng bãi biển. Các yếu tố đưa ra gồm: độ trong sạch, môi trường, cảnh quan đẹp, sức thu hút, tính biệt lập...
Ở đây, tổng điểm được đánh giá chỉ mang tính tương đối và dựa trên quan điểm cuả khách du lịch.
Từ những số liệu và các yếu tố đánh giá trên đây, có thể chia các bãi biển Đà Nẵng thành ba loại gồm: Các bãi biển có khả năng thu hút khách quốc tế, các bãi biển có khả năng thu hút khách nội địa và các bãi biển thu hút dân cư địa phương.
- Các bãi biển có khả năng thu hút khách du lịch quốc tế:
Non Nước Bắc Mỹ An Phước Mỹ Bãi Bụt Bãi Nam Bãi Bắc Tiên Sa Làng Vân
- Các bãi biển có khả năng thu hút khách nội địa:
Xuân Thiều Nam Ô
- Các bãi biển có khả năng thu hút dân cư địa phương:
Thanh Bình Thanh Khê Thọ Quang Mân Thái...
Qua bảng trên ta có thể thấy rằng, những bãi biển có khả năng thu hút khách du lịch quốc tế là những bãi biển có điểm về Độ sạch, Môi trường, Khả năng phát triển sản phẩm đặc thù cao. Do đó, duy trì chất lượng môi trường biển tốt, trong sạch là tiêu chí quan trọng trong việc thu hút khách du lịch quốc tế cũng như nội địa.
Hiện nay, sự ô nhiễm môi trường biển ở Đà Nẵng một phần là do sự thiếu ý thức của một số khách du lịch; đồng thời việc xử lý nước thải, rác thải của các dịch vụ phục vụ du lịch, các nhà hàng, khách sạn trên bờ biển đã làm ảnh hưởng lớn đến môi trường. Nếu tình trạng ô nhiễm môi trường không được ngăn chặn triệt để sẽ dẫn đến sự mất cân bằng sinh thái, hủy diệt môi trường, tác động xấu đến du lịch. Cùng với đó là ô nhiễm môi trường xã hội như tình trạng chèo kéo khách du lịch vẫn diễn ra tại một số bãi tắm, khu du lịch biển, gây nhiều phiền nhiễu cho du khách.
Bảng 7: Các dự án đầu tư ven biển của nước ngoài và trong nước đầu tư vào
du lịch năm 2009.
STT Tên dự án Địa điểm Hình thức đầu
tư
Tổng số vốn dự kiến ĐT cho
DL ( Triệu USD)
A DỰ ÁN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI
1 KDL Silver Shore P.Bắc Mỹ An ĐT nước ngoài 86 2 KDL P & I Nam Non Nước ĐT nước ngoài 15
3 KDL biển
KingDom Hotel Hòa Hải ĐT nước ngoài 60 4
KDL Biển Ngũ Hành
5
KDL biển Vinacapital Sân
golf Hòa Hải60 P.Hòa Hải ĐT nước ngoài 75 6 Cảng thuyền buồm và
DV(Indochina)
P.Thọ Quang ĐT nước ngoài 30
7 châu Á TBDKDL Dubai P.Hòa Hải ĐT nước ngoài 80
B DỰ ÁN ĐẦU TƯ TRONG NƯỚC
1 Sơn Trà resort & Spa P.Thọ Quang ĐT trong nước 45 2 Resort & SpaJDL Olalani P.Khuê Mỹ ĐT trong nước 30 3 KS Hoàng Trà P.Bắc Mỹ An ĐT trong nước 19
4 KDL Bãi Bắc P.Quang Thọ ĐT trong nước 30
5 KDL Tiên Sa P.Quang Thọ ĐT trong nước 30
6 KDL Bãi Bụt
( Hải Duy) P.Quang Thọ ĐT trong nước 90
7
KDL Hoàng Anh GL(Cty cổ
phần Hoàng Anh Gia Lai)
P.Hòa Hải ĐT trong nước 19,3
8 KDL Bãi Trẹm P.Quang Thọ ĐT trong nước 11
9 KDl Trường
Phúc Hòa Hải ĐT trong nước 25
10 KDl Sao Việt
Non Nước Hòa Hải ĐT trong nước 27
11 KDL Thiên Thai Eden P.Bắc Mỹ An ĐT trong nước 56 12 Đại Cầu SunriseKDL của cty P.Bắc Mỹ An ĐT trong nước 30
13 KDL cty CP ĐT Sài Gòn-Đà Nẵng
P.Khuê Mỹ ĐT trong nước 106,6
14
Cty TNHH Hoa Trung(cty Cp
Hòn Ngọc Á Châu)
P.Khuê Mỹ ĐT trong nước 77
15 KDL biển Hà
16
KDL The Nam Khang( Cty TNHH The Nam Khang)
P.Hòa Hải ĐT trong nước 30
17 TNHH HàKDL Cty P.Hòa Hải ĐT trong nước 40
18 KDL biệt thự cao cấp biển ( cty Nam Long)
P.Khuê Mỹ ĐT trong nước 26
19 KDL Nam Việt Á P.Bắc Mỹ An ĐT trong nước 25
20
KDL Thể thao giải trí biển QT
( cty CP TM&DL San hô
Đà nẵng)
P.Khuê Mỹ ĐT trong nước 5
21 KDL Biển I.V.C
(cty I.V.C) P.Hòa Hải ĐT trong nước 20
22 KDL Xuân
Thiều P.Hòa Hiệp ĐT trong nước 5,7
( Nguồn: Báo cáo tiến độ các dự án 11-2009 của Đà Nẵng)
Nhìn vào bảng danh mục các dự án đầu tư ven biển phía trên của thành phố, ta thấy rằng ven biển Đà Nẵng có rất nhiều dự án đầu tư đang thi công và có những dự án đã đưa vào hoạt động. Đặc biệt, có những dự án lớn, thời gian thi công dài. Trong quá trình thi công đó, những dự án này cũng đã gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường ven biển làm ảnh hưởng đến môi trường du lịch biển của TP. Nếu những công trình này không có biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường thì hậu quả gây ra sẽ khó lường và du lịch biển Đà nẵng sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Theo thống kê chưa đầy đủ, hiện dọc bãi biển Đà Nẵng trên tuyến đường Sơn Trà - Điện Ngọc dài trên 20 km (từ Đà Nẵng đến biển Cửa Đại, Quảng Nam) có trên 20 khu resort đang triển khai xây dựng và gần 10 resort đã đưa vào hoạt động. Điều quan ngại nhất của người dân là với hệ thống resort dày đặc ven biển như vậy sẽ gây ô nhiễm cho môi trường biển. Nỗi lo này là có cơ sở bởi cách đây 3 năm, hàng loạt nhà hàng ven biển ở Đà Nẵng mọc lên, vô tư thải rác và nước bẩn trực tiếp ra biển khiến bãi tắm nơi đây bốc mùi hôi thối trầm trọng.
Trước thực trạng trên, Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Trần Văn Minh cùng lãnh đạo các sở ngành liên quan trực tiếp đến hiện trường xử lý vụ việc. Sau đó, hàng loạt nhà hàng, khách sạn bị liệt vào danh sách “đen” đã bị phạt vượt khung quy định. Ngoài ra, UBND TP Đà Nẵng đưa ra quy định buộc các nhà hàng phải cam kết đấu nối với hệ thống xử lý nước thải chung của TP mới được hoạt động trở lại, nếu tái