Một số giải pháp của thành phố và Nhà Nước

Một phần của tài liệu luận văn khách sạn du lịch đề tài đánh giá chất lượng của du lịch ở thành phố đà nẵng (Trang 48 - 49)

III. Một số kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng du lịc hở TP Đà Nẵng 1 Hoàn thiện các chỉ tiêu chất lượng dịch vụ

6.Một số giải pháp của thành phố và Nhà Nước

Cần khuyến khích các tổ chức tín dụng tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế và dân cư trên địa bàn Thành phố vay vốn đầu tư phát triển khu vực dịch vụ du lịch, đặc biệt là vốn ưu đãi đầu tư vào phát triển các ngành dịch vụ du lịch chất lượng cao như xây dựng khách sạn 3 sao trở lên và nâng cấp các khách sạn chưa đủ điều kiện này, quy hoạch phát triển các nhà hàng đạt chuẩn....

Ngoài ra, thành phố cần ưu tiên đầu tư phát triển hạ tầng giao thông phục vụ cho du lịch. Trong đó, đặc biệt chú ý đến việc nâng cao năng lực của vận chuyển đường không bằng cách xây dựng sân bay căn cứ tại Đà Nẵng nhằm giảm bớt việc điều máy bay không từ Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh đến Đà Nẵng để giảm chi phí và tăng sự chủ động cho hành khách đi và đến thành phố. Bên cạnh đó cũng cần nâng cao chất lượng của các ngành vận chuyển khác để tạo thuận lợi cho sự phát triển du lịch thành phố.

Tăng cường kiểm soát, thanh tra các khu vực nhà hàng khách sạn ven biển, xử lý thích đáng các doanh nghiệp gây ô nhiễm môi trường biển làm ảnh hưởng đến hoạt động du lịch của thành phố cũng như cuộc sống của dân cư ven biển.

IV. KẾT LUẬN

Từ những kết quả đã đạt được, có thể khẳng định ngành kinh tế du lịch có vai trò hết sức quan trọng trong cơ cấu kinh tế của thành phố, góp phần tạo công ăn việc làm, thu hút đầu tư, nâng cao vị thế, hình ảnh của Ðà Nẵng, đóng góp tích cực vào GDP, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Tuy vậy, những kết quả đạt được như hiện nay vẫn chưa cân xứng với tiềm năng và lợi thế về du lịch. Chất lượng du lịch cần được nâng cao và hoàn thiện hơn nữa. Thành phố đang tập trung đẩy mạnh phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn, tăng cường liên kết với các tỉnh Quảng Nam và Thừa Thiên – Huế, nhằm triển khai chương trình ba địa phương, một điểm đến, để

khai thác hiệu quả sản phẩm du lịch đa dạng của khu vực trọng điểm du lịch miền trung và cả nước trong những năm tới.

NGUỒN

Một phần của tài liệu luận văn khách sạn du lịch đề tài đánh giá chất lượng của du lịch ở thành phố đà nẵng (Trang 48 - 49)