Đánh giá chung về việc thực hiện các chỉ tiêu đo lường chất lượng du lịch ở TP

Một phần của tài liệu luận văn khách sạn du lịch đề tài đánh giá chất lượng của du lịch ở thành phố đà nẵng (Trang 37 - 42)

Thành phố chúng ta đang phát triển theo cơ cấu kinh tế đã được xác định là: công nghiệp, dịch vụ, nông nghiệp. Đến năm 2020, mục tiêu xây dựng Đà Nẵng trở thành một trong những trung tâm thương mại, du lịch, dịch vụ lớn của Việt Nam, chuẩn bị cho việc chuyển dịch cơ cấu theo hướng dịch vụ-công nghiệp-nông nghiệp. Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, có vị trí quan trọng trong cơ cấu kinh tế của thành phố. Sớm xây dựng Đà Nẵng trở thành trung tâm du lịch, gắn với tổng thể du lịch Huế - Đà Nẵng - Quảng Nam - Tây nguyên, trong mối quan hệ quốc gia và khu vực Đông Nam Á. Nghị quyết 33-NQ/TW của Bộ Chính trị xác định “xây dựng thành phố Đà Nẵng trở thành một trong những đô thị lớn của cả nước, là trung tâm kinh tế-xã hội lớn của miền Trung với vai trò là trung tâm công nghiệp, thương mại du lịch và dịch vụ”. Thành phố đã thành công trong việc phấn đấu duy trì tăng trưởng nhanh và ổn định đưa với tốc độ bình quân trên 14%/năm với GDP bình quân đầu người là 2000 USD. Từng bước đẩy nhanh tiến độ chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại. Đầu tư phát triển mạnh du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn vào năm 2010.

Kết thúc năm 2010, kết thúc thập niên đầu tiên của thế kỷ 21, ngành du lịch thành phố đã không ngừng phát triển và gặt hái được nhiều thành quả đáng ghi nhận, từng bước nâng cao vai trò và vị thế của thương hiệu du lịch Đà Nẵng.

Trong 6 tháng đầu năm 2010, hoạt động du lịch Đà Nẵng có những bước phát triển rõ nét. Với việc tổ chức nhiều hoạt động diễn ra sôi nổi như Cuộc thi bắn pháo hoa quốc tế Đà Nẵng -2010, Chương trình Đà Nẵng- Điểm hẹn mùa hè thu hút đông đảo khách du lịch, nhất là khách nội địa ; bên cạnh đó, ngành cũng tập trung thực hiện nhiều giải pháp như triển khai Chương trình kích cầu du lịch năm 2010 “ Việt Nam- Điểm đến của bạn” do Bộ VHTTDL phát động nhằm thu hút khách quốc tế, nhất là thị trường truyền thống và đẩy mạng xúc tiến thị trường gần như Thái Lan, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc.

Khách du lịch và doanh thu : Nếu trong giai đoạn 2000 - 2005 lượng khách du lịch đến thành phố từng năm không vượt quá 800 ngàn khách, tổng doanh thu từng năm không vượt quá 500 tỷ thì đến năm 2010 tổng lượt khách tham quan, du lịch đến Đà Nẵng đạt 1.770.000 lượt, tăng 33% so với năm 2009; trong đó có 370.000 lượt khách quốc tế, tăng 18% so với năm 2009; 1.400.000 lượt khách nội địa, tăng 38% so với năm 2009. Tổng doanh thu chuyên ngành du lịch năm 2010 đạt 1.239 tỷ đồng, tăng 39% so với năm 2009. Thu nhập xã hội từ hoạt động du lịch trong năm 2010 đạt 3.097 tỷ đồng. Điều đó cho thấy rằng du lịch Đà Nẵng đã từng bước phát triển đi lên và ngày càng thu hút được nhiều khách du lịch hơn.

Tính đến cuối năm 2010, trên địa bàn thành phố có 101 đơn vị kinh doanh dịch vụ lữ hành; 181 khách sạn với 6.089 phòng, trong đó 4 khách sạn 5 sao; 3 khách sạn 4 sao và tương đương; 21 khách sạn 3 sao và tương đương... Đây là một bước phát triển vượt bậc về hạ tầng nếu so với giai đoạn 2001-2005 toàn thành phố chỉ có 100 khách sạn với 3.258 phòng trong đó: 1 khách sạn 5 sao, 1 khách sạn tương đương 4 sao, 12 khách sạn 3 sao và tương đương.

Bên cạnh các hoạt động xúc tiến, mở rộng thị trường, quảng bá đa dạng thương hiệu du lịch thành phố như tổ chức roadshow; các đoàn Famtrip, Presstrip trong và ngoài nước; hoạt động du lịch Đà Nẵng đã tích cực tham gia các hội chợ trong nước và quốc tế như Hội chợ ITE - TP. HCM, Liên hoan Du lịch quốc tế Thăng Long - Hà Nội,

Hội chợ tại Nhật Bản, Thượng Hải; triển khai “Tháng khuyến mãi kích cầu du lịch năm 2010”; xúc tiến và khai trương đường bay quốc tế mới Quảng Châu - Đà Nẵng; khai trương đường bay nội địa Đà Nẵng - Đà Lạt; đón các chuyến bay charter đến Đà Nẵng (Fukuoka, Niigata, Kansai, Okayama - Nhật Bản, Thượng Hải - Trung Quốc và Hong Kong...); liên kết với Quảng Nam và Thừa Thiên Huế xúc tiến quảng bá du lịch với chủ đề “Ba địa phương - Một điểm đến”.

Các sản phẩm du lịch đã được đầu tư, nâng cấp và đưa vào phục vụ du khách như tour tuyến tham quan tại bán đảo Sơn Trà (tour Lặn biển ngắm san hô, Lên rừng xuống biển, Câu cá cùng ngư dân, Khám phá Sơn Trà), hoạt động thể thao giải trí biển, show diễn phục vụ khách du lịch, khu công viên dịch vụ giải trí du lịch thể thao biển (DaNa Beach), điểm dừng chân du lịch Nam đèo Hải Vân và duy trì các điểm vui chơi giải trí về khuya.

Đặc biệt là những đổi thay trên bãi biển Đà Nẵng: Bãi biển Mỹ Khê, Non Nước, Xuân Thiều đã không còn xa lạ với người dân thành phố nói riêng và du khách khắp nơi nói chung. Sức quyến rũ của các bãi biển này đối với du khách không chỉ ở bờ cát phẳng, độ sóng êm, tài nguyên phong phú mà còn ở môi trường du lịch văn minh, con người thân thiện. Những nổ lực của Ban quản lý Bán đảo Sơn Trà và các bãi biển du lịch Đà Nẵng trong thời gian qua trong công tác lập lại an ninh trật tự, tạo nên các sản phẩm du lịch mới đã tạo nên diện mạo mới trên các bãi biển du lịch của thành phố.

Theo ông Lê Văn Tấn, Phó Trưởng Ban quản lý bán đảo Sơn Trà và các bãi biển Đà Nẵng, tất cả các hộ kinh doanh giải khát trên các bãi biển Phạm Văn Đồng, Mỹ Khê, T18, Sao Biển… đã được quy hoạch, sắp xếp trật tự, đảm bảo môi trường kinh doanh văn minh, lịch sự và thân thiện. Ngày nay, người ta không còn bắt gặp hình ảnh những tấm vải bạt, dù rách bay phất phơ trước gió. Những chiếc dù lá xinh xắn và các cụm dù màu, ghế xếp dọc bãi biển làm cho cảnh quan biển Đà Nẵng trở nên đẹp, quy củ và ngăn nắp hơn trong mắt du khách. Mỗi ngày, 30 nhân viên thuộc Đội quản lý trật tự du lịch biển và cán bộ nhân viên Ban quản lý có mặt trên các bãi tắm từ 5h -22h để đảm bảo trật tự và dẹp yên các vụ giằng co, lộn xộn, đặc biệt là kiên quyết trong việc dẹp nạn hàng rong, đá bóng tràn lan trên biển. Gần 50 nhân viên Xí nghiệp môi trường sông biển (thuộc công ty môi trường đô thị) túc trực từ sáng sớm đến chiều

tối để thu gom rác thải từ khách đi biển. Các nhân viên cứu hộ cũng được trang bị thêm các kỹ năng và phương tiện phục vụ công tác cứu hộ, cứu nạn như canô, phao cứu sinh, bộ đàm, phao giới hạn khu vực an toàn được tắm, bảng báo nên bảo vệ tuyệt đối an toàn tính mạng cho du khách.

Khởi đầu năm 2011, ngay trong hai tháng đầu, ngành du lịch thành phố đón nhận hơn 4.000 lượt du khách đến bằng đường biển và đường hàng không với các tuyến bay mới. Đó chính là những tín hiệu khả quan khởi đầu cho một chặng đường mới với nhiều kỳ vọng vào sự phát triển bền vững của Du lịch Đà Nẵng với mục tiêu đến năm 2020, tổng lượng khách du lịch đến Đà Nẵng đạt 8,1 triệu lượt, trong đó có 1,4 triệu khách du lịch quốc tế, doanh thu du lịch đạt 13,86 ngàn tỷ đồng.

Bên cạnh những kết quả đạt được, trong thời gian qua, hoạt động của ngành vẫn còn một số khó khăn vướng mắc nhất định, như:

- Đội ngũ cán bộ còn thiếu và yếu so với nhu cầu: Hàng loạt khu du lịch đã và đang được xây dựng, hài hòa với thiên nhiên, vẫn đậm nét văn hóa, đặc trưng của địa phương nhưng không kém phần hiện đại. Từ những khu nghỉ dưỡng cực kỳ sang trọng mang tiêu chuẩn 4 - 5 sao như Furama, Life Resort Da Nang, Sandy Beach, Sơn Trà Resort & Spa với khung cảnh thơ mộng, thoáng đãng, mát mẻ của gió biển để du khách có thể thỏa thích tận hưởng những kỳ nghỉ của mình tại các bãi biển quyến rũ, đẹp nhất hành tinh hay đến việc đáp ứng nhu cầu của du khách ở tại trung tâm thành phố, thuận lợi trong việc đi lại thì đã có Hoàng Anh Gia Lai hay Green Plaza. Ngoài chuỗi khách sạn 4 và 5 sao dọc theo biển Đông, Đà Nẵng còn có hệ thống khách sạn 3 sao theo chuẩn mới như: Saigontourane, Bamboo Green Riverside, Golden Sea, Pacific, Phương Đông, Bạch Đằng, Minh Toàn, Danang Riverside… đã và đang được đầu tư nâng cấp và triển khai nhiều dịch vụ nhằm phục vụ tốt hơn nhu cầu của du khách. Hiện tại, trong thời gian sắp đến một số khu nghỉ dưỡng đạt chuẩn 4 và 5 sao sẽ hoàn thành và đưa vào hoạt động như: Olalani Resort, Fusion Maia Resort, Mercure tại Đảo Xanh.... nhằm đáp ứng một lượng lớn du khách khi đến Đà Nẵng trong các dịp Đà Nẵng có nhiều lễ hội lớn như: Cuộc thi bắn pháo hoa Quốc Tế, lễ hội Quán Thế Âm, Đà Nẵng – Điểm hẹn mùa hè,... hoặc các sự kiện hội nghị, hội thảo mang tầm quốc tế được tổ chức tại Đà Nẵng. Nhìn chung, cơ sở hạ tầng của thành phố trong

những năm qua đã có sự phát triển không ngừng, đáp ứng được nhu cầu đi lại, tham quan, nghỉ dưỡng của du khách trong nước và quốc tế khi đến du lịch cũng như làm việc tại Đà Nẵng.

Như vậy, chất lượng của cơ sở vật chất đã thể hiện rõ, không ai có thể nghi ngờ hay tranh cãi, thế còn về chất lượng dịch vụ từ nhân tố con người thì như thế nào? Một tiêu chí để đánh giá chất lượng dịch vụ lưu trú cần phải nói đến ở đây là nguồn nhân lực làm việc trong ngành dịch vụ khách sạn. Trong những năm qua, nhiều Trường Cao đẳng, Trung cấp nghề đã được kịp thời thành lập và đưa vào các ngành học về dịch vụ du lịch và khách sạn như: lễ tân, buồng, bàn, bar, đầu bếp,… để đào tạo các học viên một cách chuyên nghiệp, qui mô hơn. Ngoài ra, nhận thức được tầm quan trọng của ngành dịch vụ khách sạn đối với nền kinh tế của thành phố trong tương lai, nhiều gia đình có điều kiện đã không ngại đầu tư cho con em ra nước ngoài học ngành quản lý khách sạn tại những đại học uy tín trên thế giới. Những yếu tố này, cùng với nhận thức của các khách sạn về vai trò của công tác đào tạo tại chỗ, cũng cố lý thuyết cho các sinh viên mới ra trường, bồi dưỡng thường xuyên các nhân viên cũ, đã góp phần nâng cao chất lượng của đội ngũ nhân sự làm việc trong ngành khách sạn, bảo đảm chất lượng phục vụ tốt nhất. Theo thống kê, hầu hết đội ngũ nhân viên làm việc trong ngành đều tốt nghiệp đại học, cao đẳng và trung cấp. Trình độ ngoại ngữ hầu hết đạt mức giao tiếp bằng tiếng Anh, đủ tự tin để phục vụ khách hàng.

Tuy nhiên, nhìn chung chất lượng phục vụ của lưu trú tại Đà Nẵng vẫn không tránh khỏi những hạn chế như kinh nghiệm tuổi nghề của nhân viên còn ít, chưa đáp ứng được nhu cầu làm việc thực tế ở các khách sạn tiêu chuẩn quốc tế và cần phải được đào tạo lại tại các khách sạn. Bên cạnh đó, tỉ lệ phần trăm nhân viên có thể giao tiếp thêm ngoại ngữ thứ hai vẫn còn hạn chế. Vì vậy, cần phải có sự đầu tư và quan tâm kịp thời để tạo điều kiện nâng cao kỹ năng ngoại ngữ thứ hai cho nhân viên.

- Kinh phí hoạt động sự nghiệp còn hạn chế; thiết chế văn hóa còn thiếu gây khó khăn cho việc tổ chức các hoạt động ở cơ sở. Công tác tuyên truyền phổ biến bảo vệ môi trường xung quanh các bãi biển chưa cao. Nguồn chất thải sả ra từ các nhà hang khách sạn ven biển vẫn chưa được xử lý gây ô nhiễm cho môi trường biển. Mặt khác bãi biển Mỹ Khê, 1 trong 6 bãi biển đẹp nhất hành tinh, lại đang bị 2 họng cống

khổng lồ hằng ngày thải nước chưa qua xử lý ra bãi biển, khiến cho người dân bản địa (chưa kể du khách) phải né không dám tắm.

- Công tác nghiên cứu xúc tiến thị trường còn hạn chế; chất lượng phục vụ ở một số khách sạn, nhà hàng và điểm tham quan còn yếu.

Du lịch Đà Nẵng thật sự phát triển và trở thành một ngành kinh tế quan trọng trong cơ cấu kinh tế - xã hội thành phố, từ Nghị quyết 33 của Bộ Chính trị về xây dựng Đà Nẵng trở thành trung tâm kinh tế biển của khu vực và cả nước thì du lịch Biển đã và đang là yếu tố quan trọng trong đời sống dân sinh của thành phố. Phát triển du lịch biển một phần nâng cao đời sống nhân dân Đà Nẵng nói chung và vùng dân lân cận các vùng biển đó nói riêng. Các điều kiện cơ sở hạ tầng, môi trường biển được chú ý phát triển hơn, các bãi tắm được quy hoạch, việc phát triển du lịch biển tất yếu kéo theo như: hàng hoá lưu niệm, các dịch vụ ăn uống hải sản, dịch vụ phục vụ tắm biển, nghĩ dưỡng. Từ đó, tạo thêm nhiều việc làm cho nhân dân.Thông qua du lịch biển mà thành phố có thể xuất khẩu một lượng lớn thuỷ hải sản; với lợi thế về cảng biển, du lịch đường biển ở Đà Nẵng luôn ổn định, hàng năm có trên 20 lượt tàu du lịch cập cảng Đà Nẵng với khoảng trên 10.000 khách/năm. Đặc biệt, năm 2000, qua hợp tác với hãng tàu Star Cruises, lượng khách du lịch tàu biển đã tăng lên đến 45 lượt tàu với gần 60.000 lượt khách. Trong những năm đến, quan hệ với Star Cruises sẽ tiếp tục mở rộng và khả năng khách quốc tế đến Đà Nẵng bằng đường biển sẽ tiếp tục tăng lên; thời gian qua, ngành du lịch nói chung và du lịch biển nói riêng được tập trung đầu tư và phát triển nhanh, hướng đến trở thành ngành kinh tế mũi nhọn với nhiều loại hình du lịch đa dạng, phong phú; chất lượng phục vụ được nâng cao, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của du khách.

Một phần của tài liệu luận văn khách sạn du lịch đề tài đánh giá chất lượng của du lịch ở thành phố đà nẵng (Trang 37 - 42)