Thực trạng sử dụng công cụ phái sinh ở Việt nam 2008 - 2011

3 682 14
Thực trạng sử dụng công cụ phái sinh ở Việt nam 2008 - 2011

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Thực trạng sử dụng công cụ phái sinh ở Việt nam 2008 - 2011

MỤC LỤC I. Khái quát nền kinh tế việt nam giai đoạn 2008-2011 II. Giới thiệu về công cụ phái sinh và giới hạn vấn đề nghiên cứu III. Thực tế sử dụng công cụ phái sinh các Ngân hàng IV. Những yêu cầu đặt ra và một số giải pháp phát triển thị trường phái sinh Việt Nam DANH SÁCH CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Báo cáo tài chính và báo cáo thường niên của các 4 ngân hàng từ năm 2006 – 2010. 2. Khảo sát việc sử dụng công cụ phái sinh thị trường chứng khoán - Ủy ban chứng khoán nhà nước 3. http://www.tapchitaichinh.vn/ 4. http://www.bloomberg.com/ 5. http://www.jpmorgan.com/ 6. http://www.londonstockexchange.com/home/homepage.htm DANH SÁCH BẢNG VÀ BIỂU ĐỒ 1. Biểu đồ 1: Tình hình sử dụng CCPS từng NH – Bảng số liệu 1 2. Biểu đồ 2: Sự biến động trong sử dụng CCPS – Bảng số liệu 2 3. Biểu đồ 3: Sử dụng từng loại CCPS các năm – Bảng số liệu 2 4. Biều đồ 4: Mức độ giao dịch trong và ngoài nước – Bảng số liệu 3 5. Biểu đồ 5: Lợi nhuận từ CCPS so với tổng lợi nhuận – Bảng số liệu 4 I. Khái quát nền kinh tế việt nam giai đoạn 2008-2011 Sau khi gia nhập WTO ngày 11/1/2007 và trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức này,nền kinh tế nước ta đã có nhiều chuyển biến tích cực, từng bước hoàn thiện và hội nhập với nền kinh tế thế giới. Tuy vậy cùng với sự ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008, giá xăng dầu và các mặt hàng thiết yếu tăng mạnh, kéo theo đó là lạm phát tăng cao và kéo dài là những thách thức không nhỏ với nền kinh tế nước nhà trong thời gian qua. 1. Năm 2008 Tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng 6,23%, CPI mức 22,97% so với năm 2007, trong năm chứng kiến sự biến động mạnh của lãi suất.Từ 1/2/2008 đến ngày 22/12/2008 NHNN đã 8 lần điều chỉnh lãi suất cơ bản có lúc lên tới 14% và dừng lại mức 8,5% theo QĐ 3161/QĐ-NHNN ngày 19/12/2008.lãi suất bình quân trên thị trường liên ngân hàng đã có lúc đạt đỉnh 43% (ngày 19/02/2008).Mặc dù đã có sự vào cuộc mạnh tay của NHNN nhưng lãi suất huy động và lãi suất cho vay trên thị trường đều mức rất cao. Cá biệt có ngân hàng đẩy lãi suất huy động lên mức 20% cho thời hạn 12 tháng ( NHTM Kiên Long) gây căng thẳng cho nền kinh tế. Vào cuối năm lãi suất có dấu hiệu hạ nhiệt .Tháng 12/2008, lạm phát được kiềm chế, lãi suất cho vay phổ biến mức 13-14%/năm. cùng với gói hỗ trợ từ chính phủ đã góp phần bình ổn lãi suất và lấy lại đà tăng trưởng của nền kinh tế. 2. Năm 2009 GDP đạt 6,88% trong khi tỷ lệ lạm phát mức 5,32%, nền kinh tế đã lấy lại đà tăng trưởng, lạm phát có xu hướng quay trở lại, tín dụng có chiều hướng tăng cao, NHNN đã điều hành chính sách tiền tệ thận trọng để chủ động kiểm soát lượng tiền cung ứng, kiểm soát lạm phát và ổn định thị trường tiền tệ. Từ tháng 12- 2009, NHNN điều chỉnh tăng 1%/năm các mức lãi suất điều hành, tăng cường các biện pháp hỗ trợ thanh khoản cho hệ thống ngân hàng trong dịp cuối năm. Sau khoảng 2/3 chặng đường của năm 2009 lãi suất cơ bản cũng được điều chỉnh giảm từ 8,5% xuống 7% - bằng một nửa so với mức đỉnh của năm 2008 - và duy trì liên tục tới cuối tháng 11-2009. 3. Năm 2010 Nền kinh tế tăng trưởng khá ấn tượng mức 6,78% ,trong khi tình trạng lạm phát có dấu hiệu căng thẳng khi đạt mức 11,75%.Trong năm lãi suất cho vay vẫn còn khá cao đã gây sức ép lên nền kinh tế. Doanh nghiệp và người đi vay gặp khó khăn trong việc tiếp cận vốn. Một số doanh nghiệp phải phát hành trái phiếu chịu mức lãi suất cao hơn cả lãi suất đi vay ngân hàng. Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cũng đang thực hiện nhiều nỗ lực để hạ lãi suất cho vay trên thị trường về khoảng 12%. Năm 2010 cũng là năm đầy biến động với việc bùng nổ cơn sốt lãi suất huy động với việc chạy đua tăng lãi suất của các ngân hàng, mặc dù đã được Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh, xử lý nhưng cũng cho thấy vấn đề quản lý vẫn còn chậm, chưa chủ động trong việc dự đoán tình hình để chỉ đạo. Năm 2010 cũng là năm thị trường vàng có những cơn sốt kinh ngạc. Mặc dù tỷ suất lợi nhuận đầu tư vào vàng năm qua đạt khoảng 38%. Tuy nhiên, điều này về tổng thể không có lợi cho nền kinh tế, bởi nó không những không tạo ra việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, nó còn góp phần làm méo mó dây chuyền sang các thị trường khác như USD, nhà đất và chứng khoán. 4. Năm 2011 Tốc độ tăng trưởng 9 tháng đầu năm 2011 ước đạt 5,76%, tuy vậy cùng với việc giá các mặt hàng thiết yếu, tỉ lệ lạm phát mức 2 con số ước tính 18,16% tính đến tháng 9/2011đã góp phần đẩy lãi suất trên thị trường biến động mạnh, đi cùng với đó là việc thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt của chính phủ điều này đã làm cho lãi suất 2 tháng đầu năm tăng cao, có thời điểm lãi suất tiêu dùng dao động từ 23-25%/năm. Động thái nâng tỷ giá liên ngân hàng USD/VND thêm 9.30%, từ 18,932 lên 20,693 và thu hẹp biên độ giao động từ 3% xuống còn 1% của NHNN tiếp tục là chất kích thích cho việc gia tăng lãi suất trên thị trường. Thực tế mặc dù đã có văn bản áp trần lãi suất bằng VNĐ mức 14% nhưng nhiều ngân hàng vẫn âm thầm theo đuổi lãi suất 16,17%. Tuy nhiên cùng với Chỉ thị số 02/CT-NHNN ngày 7/9/2011 về việc chấn chỉnh việc thực hiện quy định về mức lãi suất huy động bằng VND và bằng USD của các tổ chức tín dụng (TCTD) và việc xử lý mạnh tay các trường hợp vi phạm đã đưa lãi suất huy động về mức 14%/năm, theo đó lãi suất cho vay sẽ mức 16-17%. Điều này hứa hẹn mặt bằng lãi suất minh bạch cho nền kinh tế nước ta trong thời gian tới. Như vậy trong các điều kiện kinh tế biến động không ngừng, nhất là những biến động về chiều hướng của lãi suất, lạm phát, tỷ giá,… đã đặt ra một vấn đề cấp thiết cho toàn bộ nền kinh tế nói chung, và những ngân hàng nói riêng về việc phòng ngự trước những biến động đó. Và công cụ phái sinh là một trong những công cụ được các ngân hàng sử dụng để phòng ngừa rủi ro. Với việc phát triển của nền kinh tế mà trên thế giới đã có rất nhiều loại công cụ phái sinh khác nhau, nhưng trên cơ bản thì chúng có những loại sau: · Hợp đồng kỳ hạn · Hợp đồng tương lai · Hợp đồng hoán đổi Hợp đồng quyền chọn . kinh tế việt nam giai đoạn 200 8- 2011 II. Giới thiệu về công cụ phái sinh và giới hạn vấn đề nghiên cứu III. Thực tế sử dụng công cụ phái sinh ở các Ngân. các 4 ngân hàng từ năm 2006 – 2010. 2. Khảo sát việc sử dụng công cụ phái sinh ở thị trường chứng khoán - Ủy ban chứng khoán nhà nước 3. http://www.tapchitaichinh.vn/

Ngày đăng: 19/12/2013, 16:33

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan