ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG CÁC TIÊU CHUẨN NUÔI TÔM SÚ (Penaeus monodon) BỀN VỮNG Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA THỦY SẢN LÂM THÁI XUYÊN ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG CÁC TIÊU CHUẨN NUÔI TÔM SÚ (Penaeus monodon) BỀN VỮNG Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CAO HỌC NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 2011 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA THỦY SẢN LÂM THÁI XUYÊN ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG CÁC TIÊU CHUẨN NUÔI TÔM SÚ (Penaeus monodon) BỀN VỮNG Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CAO HỌC NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN CÁN BỘ HƯỚNG DẪN TS. TRƯƠNG HOÀNG MINH 2011 i LỜI CẢM TẠ Trước hết xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu Trường Đại học Trà Vinh, Ban Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Thực phẩm Đại Dương, Khoa Thủy Sản, Trường Đại học Cần Thơ đã tạo điều kiện cho tôi học tập, nghiên cứu nâng cao trình độ trong thời gian qua. Xin cảm ơn tất cả các thầy cô trong Khoa Thuỷ sản, Trường Đại học Cần Thơ đã dạy và truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu trong suốt thời gian học tập. Xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với giáo viên hướng dẫn - Tiến sĩ Trương Hoàng Minh đã dìu dắt, động viên cũng như truyền đạt kiến thức, kinh nghiệm quý báu cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài và viết luận văn. Xin cảm ơn các cán bộ thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn các tỉnh Cà Mau, Kiên Giang, Bạc Liêu, Sóc Trăng và Bến Tre đã cung cấp cho tôi số liệu để tôi hoàn thành luận văn. Xin cảm ơn các giảng viên Trường Đại học Bạc Liêu, Trường Trung cấp kinh tế kỹ thuật Cà Mau, Trường Cao đẳng kinh tế kỹ thuật Cần Thơ, Trường cao đẳng cộng đồng Sóc Trăng, Trường cao đẳng cộng đồng Kiên Giang, Trường Trung cấp nghề Kiên Giang đã góp những thông tin quý báu. Xin cảm ơn đến các chuyên gia tư vấn và chứng nhận tiêu chuẩn như Nguyễn Trọng Hưng (Qualisupport), Nguyễn Đình Huynh và Nguyễn Hồng Ngọc Trân (Qualiservices), Võ Đức Gia và Lê Văn Bằng (SGS), Nguyễn Khắc Hiếu (TUV), Nguyễn Đức Thịnh (TMT). Xin cảm ơn các công ty, các trang trại nuôi tôm và bà con nuôi tôm tại các tỉnh Cà Mau, Kiên Giang, Bạc Liêu và Sóc Trăng đã nhiệt tình giúp đỡ trong quá trình phỏng vấn thông tin. Xin cảm ơn ông Nguyễn Hữu Thành – Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Thực phẩm Đại Dương đã tạo điều kiện về mặt thời gian và công việc từ đó giúp tôi hoàn thành tốt luận văn này. Cảm ơn tất cả anh, chị, em lớp Cao học Nuôi trồng Thuỷ sản khoá 15, Khoa Thủy sản, Trường Đại Học Cần Thơ luôn sẵn lòng hỗ trợ tôi trong lúc học tập và thực hiện đề tài. Sau cùng là lòng biết ơn đến gia đình, những người thân, bạn bè và đặc biệt là Thạc sĩ Lâm Thị Ngọc Trân (vợ) và Lâm Thái Tuấn Kiệt (con trai) đã động viên, tạo điều kiện thuận lợi cũng như cho tôi niềm tin để hoàn thành tốt chương trình học này. ii TÓM TẮT Một đánh giá về nuôi tôm sú (Penaeus monodon) đạt và chưa đạt chứng nhận ở ĐBSCL đã được thực hiện từ tháng 05-12/2010 tại các tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu, Kiên Giang, Sóc Trăng và Bến Tre. Tổng số 72 trại nuôi tôm theo các tiêu chuẩn chứng nhận và 76 hộ dân nuôi tôm thông thường đã được khảo sát. Bên cạnh đó, 8 cán bộ quản lý Ngành thủy sản, 6 giảng viên chuyên Ngành NTTS, 7 chuyên gia tư vấn cấp chứng nhận nuôi tôm sú đạt chuẩn và 5 doanh nghiệp vừa nuôi tôm và chế biến tôm xuất khẩu cũng đã được phỏng vấn. Kết quả cho thấy, có năm hình thức chứng nhận cho nuôi tôm sú gồm: tôm sinh thái, Viet GAP, BMP, BAP và Global GAP đang được chứng nhận cho nuôi tôm sú ở ĐBSCL, trong đó nuôi tôm sinh thái đã được thực hiện lần đầu tiên vào năm 2001 tại tỉnh Cà Mau. Chứng nhận BAP đã được thực hiện từ năm 2005 và hiện nay có 5 trại nuôi đạt chứng nhận đang có hiệu lực. Một trại nuôi đạt chứng nhận Global GAP vào tháng 01/2010. Một số trại nuôi theo tiêu chuẩn Viet GAP được áp dụng nhưng chưa được cấp chứng nhận. Nuôi tôm sú theo tiêu chuẩn BMP vẫn chưa được thực hiện ở Việt Nam. Các trại nuôi tôm sú đạt chuẩn tôm sinh thái, Global GAP, BAP, Viet GAP tuân thủ không sử dụng thuốc, hóa chất cấm và kháng sinh; chính sách an toàn lao động, bảo vệ môi trường, an toàn vệ sinh thực phẩm và đáp ứng tốt việc truy suất nguồn gốc sản phẩm, trong khi các trại nuôi tôm thông thường chưa tuân thủ các tiêu chí này. Hiệu quả sản xuất của các trại nuôi tôm đạt chứng nhận cao hơn so với các trại nuôi chưa đạt chuẩn. Giá tôm bán ra từ các trại nuôi đạt chứng nhận cao hơn 7%, giá thành sản xuất 70.825 đồng/kg thấp hơn 7.167 đồng/kg và tỷ suất lợi nhuận cao hơn 87,1% so với các trại nuôi chưa đạt chứng nhận. Nhận thức của “4 nhà” đồng tình với việc áp dụng các tiêu chuẩn chứng nhận trong nuôi tôm sú. Giải pháp chính phát triển nghề nuôi tôm trong thời gian tới ở ĐBSCL là hình thành các đơn vị hợp tác như tổ hợp tác và hợp tác xã để thực hiện nuôi tôm đạt tiêu chuẩn chứng nhận quốc tế. Từ khóa: BAP, BMP, chứng nhận, ĐBSCL, GAP, Global GAP, Penaeus monodon, tôm sinh thái, tôm sú. iii ABSTRACT An assessment on certified and non-certified standards for black tiger shrimp (Penaeus monodon) farming in the Mekong Delta was carried out from May to December 2010 in Ca Mau, Bac Lieu, Kien Giang, Soc Trang and Ben Tre provinces. Total of 72 certified shrimp farms and 76 non-certified shrimp farms were interviewed in this study. In addition, 8 aquaculture provincial managers, 6 aquaculture lecturers, 7 experts in standardized certifying for shrimp farms and 5 shrimp farming and processing companies were also investigated through the study. As the result, five kinds of Certification for standardized shrimp production including organic shrimp, Viet GAP, BMP, Global GAP, BAP, of which organic shrimp has certified firstly since 2001 in Ca Mau province. BAP Certification has been applied since 2005 and 5 certified shrimp production companies at present. Only one shrimp farming company has obtained the standard of Global GAP Certification in Jan 2010. Some shrimp farms have applied Viet GAP, but not yet certified. BMP Certification has not been applied in Vietnam. Certified shrimp farms for organic label, Global GAP, BAP, Viet GAP meet strictly criteria for certifying such as no using antibiotics and banning chemicals, labor security, environmental protection, food sanitary security and tracebility. Meanwhile, non-certified shrimp farms have not met the mentioned criteria. Production effect of certified shrimp farms and benefit per cost are higher 7% and 87.1% respectively, and production cost (70,825 VND/kg of shrimp) is lower 7,167 VND/kg than that in non-certified shrimp farms. The awareness of “4 groups of key person” (farmers, administrators, scientists and businessmen) sympathizes for application of these standardized Certifications for shrimp farming. Main solution for further shrimp farming in the Mekong Delta that is establishing shrimp farming groups and cooperatives to apply these international Certifications. Key words: BAP, BMP, certification, Mekong Delta, GAP, Global GAP, Penaeus monodon, organic shrimp, tiger shrimp. iv CAM KẾT KẾT QUẢ Tôi xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên cứu của tôi và các kết quả của nghiên cứu này chưa được dùng cho bất cứ luận văn cùng cấp nào khác. Cà Mau, ngày 11 tháng 02 năm 2010 Lâm Thái Xuyên v MỤC LỤC LỜI CẢM TẠ i TÓM TẮT ii ABSTRACT iii CAM KẾT KẾT QUẢ iv MỤC LỤC v DANH MỤC BẢNG vii DANH MỤC HÌNH viii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ix Phần 1: MỞ ĐẦU 1 1.1 Đặt vấn đề 1 1.2 Mục tiêu tổng quát 2 1.3 Nội dung của đề tài 3 Phần 2:TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4 2.1 Tổng quan tình hình nuôi thủy sản trên thế giới 4 2.2 Tổng quan tình hình nuôi thủy sản Việt Nam và ĐBSCL 10 2.3 Các xu hướng nuôi thủy sản hiện nay 20 Phần 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 34 3.1 Thời gian và địa điểm nghiêu cứu 34 3.2 Phương pháp nghiên cứu 34 Phần 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 37 4.1 Tổng quan tình hình nuôi tôm sú được chứng nhận ở các tỉnh ĐBSCL 37 4.1.1 Chứng nhận tôm sinh thái 38 4.1.2 Chứng nhận BAP 40 4.1.3. Chứng nhận Viet GAP 43 4.1.4 Chứng nhận Global GAP 44 4.1.5 Trang trại tôm sú sạch Sáu Ngoãn Bạc Liêu – Việt Nam 45 4.1.6 Chứng nhận BMP 45 4.2. Phân tích quy trình cấp chứng nhận tôm sú nuôi ở ĐBSCL 46 4.2.1 Quy trình cấp chứng nhận tôm sinh thái 46 4.2.2 Quy trình cấp chứng nhận BAP 52 4.2.3 Quy trình cấp chứng nhận Global GAP 55 4.2.4 Quy trình cấp chứng nhận trang trại nuôi tôm sú sạch 57 4.3 Phân tích hiệu quả kỹ thuật và tài chính của mô hình nuôi tôm sú được và chưa được cấp chứng nhận. 60 4.3.1 Hiện trạng về kỹ thuật và tài chính của mô hình nuôi tôm rừng thông thường và tôm rừng sinh thái 60 4.3.2 Khía cạnh về kỹ thuật và tài chính của mô hình nuôi tôm sú thâm canh theo tiêu chuẩn chứng nhận 76 4.4 Phân tích nhận thức và vai trò của “4 nhà” đối với các mô hình nuôi tôm sú chứng nhận ở các tỉnh ĐBSCL 94 4.4.1 Điểm mạnh (S) 94 4.4.2 Điểm yếu (W) 95 4.4.3 Cơ hội (O) 96 4.4.4 Thách thức (T) 96 4.5 Định hướng - đề xuất phát triển 98 4.5.1 Kỹ thuật nuôi tôm 98 4.5.2 Kinh tế-xã hội 98 4.5.3 Môi trường 98 vi Phần 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 100 5.1 Kết luận 100 5.2 Đề xuất 101 TÀI LIỆU THAM KHẢO 102 PHỤ LỤC A: BIỂU MẪU PHỎNG VẤN NÔNG HỘ 115 PHỤ LỤC B: SỐ LIỆU GỐC 124 PHỤ LỤC C: BẢNG XỬ LÝ THỐNG KÊ CỦA CÁC MÔ HÌNH 145 vii DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1: Sản lượng NTTS phân theo khu vực năm 2000-2008 12 Bảng 2.2: Xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam năm 2008 và 2009 12 Bảng 2.3: Diện tích nuôi tôm sú các tỉnh ĐBSCL từ 2007-2010 15 Bảng 2.4: Sản lượng tôm sú các tỉnh ĐBSCL từ 2001-2008 16 Bảng 2.5 Tình hình chứng nhận BAP trên thế giới 28 Bảng 4.6: Các trại nuôi tôm ở ĐBSCL được cấp chứng nhận nuôi tôm sú 37 Bảng 4.7: Tình hình chứng nhận tôm sinh thái ở ĐBSCL 38 Bảng 4.8: Các công ty đạt chứng nhận BAP ở ĐBSCL 41 Bảng 4.9: Trại tôm ở ĐBSCL được cấp chứng nhận BAP từ 2005 - nay 42 Bảng 4.10: Kết quả áp dụng Viet GAP ở các tỉnh nuôi tôm sú ĐBSCL 44 Bảng 4.11: Các bước thực hiện chứng nhận tôm sinh thái 48 Bảng 4.12: Quy trình cấp chứng nhận BAP 53 Bảng 4.13: Quy trình cấp giấy chứng nhận Global GAP 55 Bảng 4.14: Chi phí đăng ký làm Global GAP 57 Bảng 4.15: Thông tin chung về mô hình nuôi tôm rừng và tôm sinh thái 61 Bảng 4.16: Diện tích nuôi thủy sản của mô hình tôm rừng và tôm sinh thái 62 Bảng 4.17: Thông tin về cải tạo ao ở mô hình tôm rừng và tôm sinh thái 63 Bảng 4.18: Thông tin về con giống ở mô hình tôm rừng và tôm sinh thái 64 Bảng 4.19: Hoạt động ương tôm giống ở mô hình nuôi tôm rừng TT và ST 65 Bảng 4.20: Chế độ thay nước ở mô hình tôm rừng và tôm sinh thái 66 Bảng 4.21: Sử dụng hóa chất, thuốc phòng trị bệnh 67 Bảng 4.22: Thu hoạch, năng suất và tiêu thụ của mô hình nuôi TT và ST 69 Bảng 4.23: Cơ cấu chi phí mô hình tôm rừng và tôm sinh thái 70 Bảng 4.24: Thu nhập từ mô hình tôm rừng và tôm sinh thái 72 Bảng 4.25: Một số ý kiến của người dân 75 Bảng 4.26: Thông tin tổng quát các trại nuôi tôm khảo sát 76 Bảng 4.27: Thông tin thiết kế công trình và mùa vụ thả nuôi 78 Bảng 4.28: Nguồn tôm giống và mật độ nuôi 81 Bảng 4.29: Thức ăn và chế độ thay nước 82 Bảng 4.30: Các chỉ tiêu môi trường 83 Bảng 4.31: Kết quả kiểm tra các chỉ tiêu nước thải 83 Bảng 4.32: Thông tin về sử dụng thuốc và hóa chất trong nuôi tôm 84 Bảng 4.33: Khả năng đáp ứng các tiêu chí tiêu chuẩn BAP của trại nuôi tôm 85 Bảng 4.34: Năng suất, giá bán và nơi tiêu thụ 88 Bảng 4.35: Hiệu quả kinh tế mô hình nuôi thâm canh tôm sú TC và TT. 89 Bảng 4.36: Một số ý kiến của các trại nuôi theo TC và TT 93 Bảng 4.37: Phân tích SWOT 97 Bảng 4.38: Định hướng và đề xuất phát triển 99 viii DANH MỤC HÌNH Hình 2.1: Sản lượng tôm sú thế giới 6 Hình 2.2: Diễn biến sản lượng tôm sú và tôm thẻ thế giới 1991-2006 8 Hình 2.3: Giá trị xuất khẩu thủy sản của Việt Nam từ 2005-6/2010 13 Hình 2.4: Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam từ 2005-2009 14 Hình 2.5: Năng suất tôm sú các tỉnh ĐBSCL từ 2001-2008 16 Hình 2.6 : Một số tổ chức chứng nhận Global GAP tại Việt Nam 25 Hình 2.7: Logo BAP 2 sao, 3 sao và 4 sao 28 Hình 4.8:Chứng nhận tôm sinh thái cấp cho Seanamico 39 Hình 4.9: Trại nuôi tôm đầu tiên châu Á đạt chứng nhận BAP 43 Hình 4.10: Mẫu giấy chứng nhận GAP của công ty Mỏ Ó và Vĩnh Thuận 44 Hình 4.11: Chứng nhận Global GAP của công ty Minh Phú-Kiên Giang 45 Hình 4.12 : Sơ đồ tổ chức dự án tôm sinh thái Camimex 50 Hình 4.13: Quy trình chứng nhận sáng chế, giải pháp hữu ích 58 Hình 4.14: Tỷ lệ số hộ xuất hiện các loại bệnh tôm ở mô hình TT và ST 68 Hình 4.15 Năng suất tôm sú ở mô hình nuôi tôm rừng TT và ST 70 Hình 4.16 Cơ cấu chi phí biến đổi của mô hình nuôi tôm rừng TT và ST 71 Hình 4.17 Cơ cấu thu nhập của mô hình nuôi tôm rừng TT và ST 72 Hình 4.18. Lợi nhuận của mô hình tôm rừng và tôm sinh thái 73 Hình 4.19 Cơ cấu chi phí biến đổi của các trại nuôi tôm theo tiêu chuẩn 91 Hình 4.20 Cơ cấu chi phí biến đổi trại nuôi tôm theo TC và TT 91 [...]... những đánh giá cụ thể Xuất phát từ nhu cầu trên, đề tài Đánh giá thực trạng ứng dụng các tiêu chuẩn nuôi tôm sú (Penaeus monodon) bền vững ở Đồng bằng sông Cửu Long được đề xuất thực hiện 1.2 Mục tiêu tổng quát Nghiên cứu này nhằm phân tích tình hình nuôi tôm sú chứng nhận và chưa được chứng nhận ở các tỉnh ĐBSCL làm cơ sở định hướng cho việc phát triển nuôi tôm sú bền vững trong tương lai Các mục tiêu. .. Mô tả các tiêu chuẩn và quy trình chứng nhận áp dụng trên tôm sú; ii Phân tích được tình hình chứng nhận tôm sú nuôi ở ĐBSCL; iii So sánh hiệu quả kỹ thuật và tài chính giữa mô hình nuôi tôm sú được chứng nhận và chưa được chứng nhận; iv Phân tích được nhận thức của “4 nhà” đối với việc chứng nhận tôm sú nuôi ở ĐBSCL; v Đề xuất một số giải pháp khả thi cho định hướng nuôi tôm sú được chứng nhận ở ĐBSCL... của đề tài i Tổng kết tình hình nuôi tôm sú được chứng nhận ở các tỉnh ĐBSCL ii Phân tích quy trình cấp chứng nhận tôm sú nuôi ở ĐBSCL iii Phân tích và so sánh hiệu quả kỹ thuật và tài chính giữa mô hình nuôi tôm sú được chứng nhận và chưa chứng nhận theo hướng bền vững ở ĐBSCL iv Phân tích nhận thức và vai trò của “4 nhà” đối với các mô hình chứng nhận tôm sú nuôi ở các tỉnh ĐBSCL 3 Phần 2: TỔNG QUAN... thông qua các tiêu chuẩn chứng nhận như một cách đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng là các nhà nuôi tôm nhiệt đới phải thực hiện theo tiêu chuẩn, phải có trách với người tiêu dùng và phát triển bền vững (Parr và Grey, 2006) Nếu như trước đây doanh nghiệp chế biết thủy sản xuất khẩu cần tiêu chuẩn HACCP, ISO 9000, tiêu chuẩn toàn cầu của hiệp Hội bán lẻ Anh (BRC) dành cho thực phẩm; tiêu chuẩn Thực phẩm... Nhìn ở góc độ lịch sử phát triển thì ba loài tôm sú, tôm thẻ Trung quốc (Penaeus chinensis) và tôm chân trắng (Penaeus vannamei) được nuôi nhiều nhất và có giá trị kinh tế nhất Ba loài tôm này chiếm trên 86% sản lượng tôm nuôi của thế giới Tôm sú có sản lượng xếp thứ 20 trong số các loài thuỷ sản nuôi nhưng về giá trị thì ứng đầu với 4.046 tỷ USD trong năm 2000 Các loài giáp xác nuôi khác bao gồm cả nuôi. .. hoang hoá sang nuôi trồng thuỷ sản Diện tích nuôi tôm đã tăng từ 250.000 ha năm 2000 lên đến 478.000 ha năm 2001 và 540.000 ha năm 2003 Cho đến nay, diện tích nuôi tôm ở Việt Nam tiếp tục tăng, tuy nhiên tốc độ đã có phần giảm lại Phần lớn diện tích nuôi tôm ở Việt Nam tập trung ở ĐBSCL, rải rác dọc các cửa sông, kênh, rạch ven biển miền Trung và ở Đồng Bằng Sông Hồng, sông Thái Bình ở miền Bắc (Trần... hàng tôm xuất khẩu Việt Nam, người nuôi bị thiệt hại lớn, các nhà máy điêu ứng vì thiếu nguyên liệu và làm mất lòng tin các nhà nhập khẩu và người tiêu dùng Để khắc phục những tác động trên và hướng đến sự phát triển bền vững, nhiều mô hình nuôi thủy sản mới đã được nghiên cứu và phát triển Các phương thức nuôi mới như nuôi thủy sản sạch, nuôi sinh thái, nuôi theo tiêu chuẩn GAP, BAP, nuôi kết hợp, nuôi. .. 2009) Các hệ thống nuôi tôm sinh thái và nuôi theo mô hình thực hành nuôi tốt” (GAP) đã xuất hiện ở Việt Nam, nhưng mới ở quy mô nhỏ mang tính chất thử nghiệm (Trần Văn Nhường và Bùi Thị Thu Hà, 2005) Theo Sở Thủy Sản Cà Mau (2002), Lê Phan (2002) mô hình nuôi tôm sinh thái xuất hiện đầu tiên ở Cà Mau năm 2001 Đến năm 2003, Việt Nam áp dụng thử nghiệm GAP vào nuôi tôm sú nhằm nâng cao chất lượng tôm. .. nghiệm nuôi sinh thái, CoC, BAP vào các chương trình phát triển NTTS bền vững đảm bảo an toàn thực phẩm và truy suất được nguồn gốc sản phẩm (Nguyen Van Trong, 2006) Trong vài năm gần đây, xu hướng nuôi thủy sản bền vững, nuôi tôm được chứng nhận thể hiện rõ hơn, khi diện tích, số trại tham gia nuôi tôm liên tục được mở rộng, sản lượng tôm không ngừng tăng lên Mặc khác, trong nhiều năm qua, giá tôm đã... giúp các quốc gia xây dựng thực hành NTTS tốt (GAP) (Lê Thanh Lựu, 2006) Trên cơ sở đó, nhiều quốc gia và tổ chức phi chính phủ tiến hành xây dựng các bộ tiêu chuẩn chứng nhận cho NTTS Hiện nay, có nhiều tiêu chuẩn cấp giấy chứng nhận cho nuôi trồng thủy đã được thực hiện hay sắp ra đời Có thể kể đến các tiêu chuẩn quốc gia như Quy tắc ứng xử nghề cá có trách nhiệm của Thái Lan (CoC), quy trình “Thực . monodon) farming in the Mekong Delta was carried out from May to December 2010 in Ca Mau, Bac Lieu, Kien Giang, Soc Trang and Ben Tre provinces. Total of. groups and cooperatives to apply these international Certifications. Key words: BAP, BMP, certification, Mekong Delta, GAP, Global GAP, Penaeus monodon,