1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một số biện pháp giáo dục hòa nhập trẻ chậm phát triển trí tuệ ở các trường tiểu học TP hồ chí minh

119 5K 34

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 119
Dung lượng 2,25 MB

Nội dung

Do vậy ngành giáo dục nước ta cũng gặp phải nhiềuvướng mắc đối với việc GDHN nhóm trẻ CPTTT.Xuất phát từ thực trạng, những trăn trở, tâm huyết về điều kiện để trẻCPTTT có thể phát triển

Trang 1

Tôn Nữ Cẩm Thành

MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC HÒA NHẬP

TRẺ CHẬM PHÁT TRIỂN TRÍ TUỆ

Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC TP HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Vinh, 2011

Trang 2

Tơn Nữ Cẩm Thành

MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC HỊA NHẬP

TRẺ CHẬM PHÁT TRIỂN TRÍ TUỆ

Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC TP HỒ CHÍ MINH

Chuyên ngành : Giáo dục học ( Bậc Tiểu học)

Mã số : 60 14 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học: PGS - TS Nguyễn Thị Hường

Vinh, 2011

Trang 3

CPTTT, hơn nữa mục tiêu chính của giáo dục nói chung chính là “ vì sự pháttriển của trẻ…”, xuất phát từ quan điểm trên, chúng tôi đã chọn đề tài

“ Một số biện pháp giáo dục hòa nhập trẻ CPTTT ở các trường tiểu họctại Tp Hồ Chí Minh” để nghiên cứu

Trong suốt quá trình nghiên cứu, hoàn thiện luận văn này chúng tôi đãnhận được sự quan tâm giúp đỡ nhiệt tình của quý Thầy Cô, bạn bè và đồngnghiệp, xin bày tỏ nơi đây lòng biết ơn chân thành, sâu sắc của tôi đến:

 Quý Thầy Cô giám hiệu trường Đại học Vinh - Trường Đại Học Sài Gòn

 Khoa sau đại học trường Đại học Vinh

 Phòng tổ chức cán bộ trường Đại học Sài Gòn

 Khoa Giáo dục Mầm Non trường Đại học Sài Gòn

 Chuyên viên phòng Tiểu học thuộc Sở GD & ĐT, Chuyên viên phụ tráchkhuyết tật các quận huyện, Ban giám hiệu và các giáo viên dạy hòa nhậptiểu học Tp HCM

Đặc biệt tôi xin cám ơn PGS-TS Nguyễn Thị Hường, người đã hết lòng

hướng dẫn, giúp đỡ, góp ý cho tôi trong suốt quá trình nghiên cứu vàhoàn thành luận văn này

Do năng lực bản thân còn hạn chế và quỹ thời gian có hạn, luận văn chắchẳn còn nhiều thiếu sót Tôi rất mong tiếp tục nhận được những góp ý từ quýThầy Cô, bạn bè để hoàn thiện hơn nữa luận văn của mình

Xin chân thành cảm ơn

Trang 5

Trang phụ bìa

Lời cám ơn

Mục lục

Danh mục các kí hiệu, các chữ viết tắt

MỞ ĐẦU

Chương 1 : Cơ sở lý luận của đề tài

1.1 Lịch sử vấn đề nghiên cứu 7

1.2 Một số khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài 12

1.3 Một số đặc điểm tâm lý trẻ CPTTT liên quan đến khả năng học HN tiểu học 22

1.4 Một số vấn đề về GDHN trẻ CPTTT ở trường tiểu học 26

Chương 2: Cơ sở thực tiễn về GDHN trẻ CPTTT ở các trường tiểu học Tp.HCM 2.1 Khái quát về khảo sát thực trạng 37

2.2 Kết quả nghiên cứu thực trạng 40

Chương 3: Một số biện pháp GDHN trẻ CPTTT ở các trường tiểu học Tp HCM 3.1.Một số biện pháp GDHN trẻ CPTTT trong trường tiểu học 69

3.2 Khảo sát tính cấp thiết và khả thi của các biện pháp đề xuất 77

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 93

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ 96

TÀI LIỆU THAM KHẢO 97 PHỤ LỤC

Trang 6

Nhiều công trình nghiên cứu đã chứng minh rằng TKT cũng có nhucầu và năng lực học tập như những trẻ bình thường khác, vì vậy việc pháthiện, can thiệp sớm và giáo dục TKT, giúp các em vượt qua những nghiệtngã của số phận, có cuộc sống bình thường như bao người khác là điều hếtsức quan trọng Việc chăm sóc, giáo dục trẻ nói chung và TKT nói riêng làtrách nhiệm của chung của cộng đồng xã hội

Quốc hội nước ta đã ban hành Pháp lệnh về người tàn tật và ký lệnhcông bố ngày 8/8/1998, Chính phủ cũng đã ban hành Nghị định số55/1999/NĐ-CP ngày 10/7/1999, quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một

số pháp lệnh về người tàn tật [7], trong đó, đặc biệt quan tâm đến vấn đề giáo

dục cho trẻ khuyết tật Dựa trên pháp lệnh này, chiến lược giáo dục tiểu học

từ nay đến năm 2015 , Bộ Giáo Dục và Đào Tạo ban hành 10/1997, đã nêu rõ:

“Cần làm cho chính quyền các cấp thấy việc giáo dục TKT là trách nhiệm

của tất cả mọi người trong cộng đồng và toàn thể xã hội”

Trang 7

Từ năm 2000 dến nay, nước ta đã có nhiều nghiên cứu về giáo dục đặc biệt(GDĐB) và Giáo dục HN (GDHN), các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rất nhiềuvấn đề và nêu rõ các vấn đề cần quan tâm đối với GDĐB trong đó một việc

quan trọng, cấp bách mang tính ưu việt hơn hết là GDHN trẻ khuyết tật Tuy

nhiên, giáo dục trẻ khuyết tật (TKT) nói chung và GDHN nói riêng như thế nào mới thật sự có hiệu quả đối với trẻ KT và gia đình trẻ, với cộng đồng xã hội?

Trước đây, TKT thường được giáo dục ở các trường chuyên biệt, ít có cơhội tiếp xúc với xã hội, với trẻ bình thường đồng trang lứa nên đã gặp nhiềukhó khăn trong giao tiếp, khó khăn trong HN cộng đồng và điều này trở thànhgánh nặng cho gia đình và xã hội Xu thế phát triển chung của thời đại cùngvới những tiến bộ về khoa học kỹ thuật đã thúc đẩy sự ra đời của mô hìnhGDHN trên tòan thế giới và Việt Nam cũng không ngoại lệ Theo nhận địnhcủa Bộ Giáo Dục và Đào Tạo hiện nay GDHN tại nước ta cũng đã tạo cơ hộicho TKT có cơ hội tiếp cận bình đẳng với mọi người xung quanh, có chấtlượng hơn giai đoạn 2005, GDHN đã giúp một số TKT được học tại nơi sinhsống cùng gia đình, không có sự tách biệt môi trường sống so với giai đoạntrước [ 7] Bộ Giáo dục và đào tạo cũng nhận định về GDHN:

“ với giáo dục Việt Nam, dù ngành giáo dục đang gặp một số khó khăn,

nhưng GDHN bước đầu đang được phát triển rộng rãi và được xem là hướng

phát triển chính trong giáo dục TKT ” [7] và trong báo cáo định hướng

giáo dục cho TKT tại hội nghị tổng kết 5 năm thực hiện NĐ26/CP cũng đã

nêu rõ “ vì GDHN rất cần thiết đối với trẻ khuyết tật nhưng vẫn còn rất

nhiều điều khó khăn và bất cập trong qúa trình thực hiện, đặc biệt là nhóm trẻ CPTTT, nhóm trẻ chịu rất nhiều thiệt thòi do khiếm khuyết về trí não Vì vậy cần có những giải pháp đồng bộ, cụ thể hơn, cần được đặc biệt quan tâm hơn trong GDHN trẻ CPTTT ”

Trang 8

Trong lịch sử phát triển giáo dục TKT trên thế giới, việc giáo dục chonhóm trẻ CPTTT luôn là vấn đề nan giải nhất so với các trẻ khuyết tật kháctrong quá trình chăm sóc - giáo dục, do đặc điểm của dạng tật này là nhữngkhiếm khuyết về trí tuệ Do vậy ngành giáo dục nước ta cũng gặp phải nhiềuvướng mắc đối với việc GDHN nhóm trẻ CPTTT.

Xuất phát từ thực trạng, những trăn trở, tâm huyết về điều kiện để trẻCPTTT có thể phát triển được, đem lại hiệu quả thật sự cho GDHN trẻ KTnói chung và trẻ CPTTT nói riêng, nhu cầu cần có những biện pháp tác động

phù hợp trong GDHN Vì vậy chúng tôi đi sâu nghiên cứu đề tài “Một số

biện pháp GDHN cho trẻ CPTTT ở các trường tiểu học Tp Hồ Chí Minh”, chúng tôi cho rằng đây là một vấn đề lý thú và rất cần thiết trong giai đoạn hiện nay, vì nếu mục đích giáo dục HN mang đậm màu sắc của nhân đạo

thì các biện pháp để giáo dục HN trẻ CPTTT có chất lượng, đạt hiệu quả cao

là vấn đề mang tính khoa học cần được nghiên cứu kỹ Vấn đề này vừa đáp

ứng nhu cầu cấp thiết của GDHN trẻ CPTTT hiện nay ở các trường tiểu học

Tp Hồ Chí Minh, vừa góp một phần vào lý thuyết GDHN cho trẻ CPTTT,làm cơ sở để phát triển chất lượng GDHN cho các nhóm trẻ khuyết tật kháctrong trường tiểu học

2 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn về GDHN trẻ CPTTT ởtrường tiểu học, đề xuất một số biện pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quảGDHN cho trẻ CPTTT

3 Khách thể, đối tượng nghiên cứu

3.1 Khách thể nghiên cứu

Công tác GDHN trẻ CPTTT ở một số trường tiểu học Tp Hồ Chí Minh

Trang 9

3.2 Đối tượng nghiên cứu

Một số biện pháp giáo dục HN trẻ CPTTT ở trường tiểu học Tp Hồ ChíMinh

4 Giả thuyết khoa học

Nếu xây dựng được hệ thống biện pháp và có cơ hội tác động phù hợpthì sẽ tạo điều kiện cho giáo dục hòa nhập trẻ chậm phát triển trí tuệ ở trườngtiểu học đạt hiệu quả hơn

5 Nhiệm vụ nghiên cứu

5.1 Nghiên cứu cơ sở lý luận của vấn đề GDHN trẻ chậm phát triển trítuệ

5.2 Tìm hiểu, nghiên cứu thực trạng GDHN trẻ chậm phát triển trí tuệhiện nay ở một số trường tiểu học Tp.HCM

5.3 Đề xuất một số biện pháp GDHN cho trẻ CPTTT trong trường tiểuhọc Tp HCM, khảo sát tính cấp thiết và tính khả thi những biện pháp đã đềxuất

6 Phạm vi nghiên cứu

Một số trường tiểu học có trẻ CPTTT học HN thuộc địa bàn quận 1,quận 3, quận 4, Bình Thạnh, Gò vấp, quận 12, huyện Hóc Môn và huyện CủChi thuộc Tp HCM, bảo đảm sự cân đối về địa bàn nghiên cứu ở khu vựcnội thành và ngoại thành

7 Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện mục đích nghiên cứu và những nhiệm vụ đã đề ra, chúngtôi sử dụng phối hợp các phương pháp nghiên cứu sau:

7.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận: đọc, phân tích, tổng hợp,khái quát hoá các tài liệu liên quan đến vấn đề GDHN trẻ CPTTT ở trườngtiểu học

Trang 10

7.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn:

7.2.1 Phương pháp điều tra: điều tra bằng phiếu để tìm hiểu thựctrạng GDHN trẻ trong trường tiểu học tại một số quận huyện của TP HCM

có trẻ CTPTT học HN (cả nội thành và ngoại thành) và để khảo nghiệm vềtính cấp thiết và khả thi của các biện pháp giáo dục HN trẻ CPTTT đã đềxuất

7.2.2 Phương pháp trò chuyện, phỏng vấn: phỏng vấn nhóm và phỏngvấn sâu một số cán bộ quản lý trường tiểu học, GVTH dạy trẻ CPTTT học

HN, phụ huynh có con CPTTT học HN nhằm làm sáng tỏ hơn nguyên nhânthực trạng và thu thập thêm thông tin về các biện pháp giáo dục trẻ CPTTThọc HN

7.2.3 Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia: thu thập ý kiến của cácchuyên gia thuộc các lĩnh vực khác nhau tham gia vào quá trình GDHN, cán

bộ quản lý giáo dục, bao gồm cả cha mẹ trẻ CPTTT và giáo viên tiểu học

7.2.4 Phương pháp quan sát : quan sát tiến trình hoạt động GDHN trẻCPTTT ở một số trường tiểu học có trẻ CPTTT học HN

7.3 Phương pháp thống kê toán học

- Xử lý các số liệu thu được ở từng giai đoạn nghiên cứu

- Lập bảng biểu so sánh các kết quả nghiên cứu

8 Đóng góp mới của đề tài

8.1 Góp phần làm phong phú cơ sở lý luận về biện pháp GDHN trẻCPTTT và vận dụng nó vào giải quyết những vấn đề lý luận khoa học giáodục có liên quan đến giáo dục trẻ khuyết tật

8.2 Góp phần khẳng định và làm phong phú thêm các biện pháp GDHNtrẻ CPTTT ở trường tiểu học hiện nay

9 Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, Luận văn bao gồm 3 chương:

Trang 11

 Chương 1: Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu.

 Chương 2: Cơ sở thực tiễn của vấn đề nghiên cứu

 Chương 3: Một số biện pháp giáo dục HN cho trẻ CPTTT ở các trườngtiểu học Tp HCM

Trang 12

để xây dựng một xã hội bình đẳng cho tất cả mọi người Họ cũng chỉ ra vaitrò to lớn của GDHN đối với trẻ CPTTT ở tiểu học và chỉ ra những điều kiện,những phương thức hình thành quá trình GDHN

1.1.1 Một số tác giả đã dày công nghiên cứu về GDHN nước ngoài:

M.Soder, đã nghiên cứu thực hiện GDHN cho trẻ CPTTT, ông cho rằng:cần tập trung nhiều nghiên cứu để giúp trẻ tự tìm ra hoàn cảnh của mình thaythế cho việc đo đạc hiệu quả của công việc HN [9]

Cũng quan niệm này, Irene Lospez đã nghiên cứu thành công “HN từ viễncảnh học sinh”: “…những suy nghĩ, nhận thức và mong muốn của đứa trẻ cầnđược tìm ra bằng cách hỏi trẻ như một con người”, và ông xác định mục tiêu

HN là cộng đồng tinh thần đoàn kết, sự hiểu biết lẫn nhau, tham gia và giao

tiếp [10].

Học thuyết thực tiễn của Glassers – cơ sở giảng dạy của Nisens nói rằng

“sự phát triển tích cực của đứa trẻ là khi nhu cầu cơ bản của trẻ thông qua sự

chăm sóc đầy đủ và điều kiện phát triển là khi trẻ có cảm giác luôn thoả mãn” [14].

Trong cuốn “Tư duy và ngôn ngữ” Vưgôtxki lập luận rằng: hoạt động

tinh thần của con người chính là kết quả kết quả học tập mang tính xã hội, chứ không phải hoạt động học tập chỉ mang tính cá thể, theo ông, khi trẻ gặp phải những khó khăn trong cuộc sống, trẻ tham gia vào sự hợp tác với người

Trang 13

lớn và với bạn bè có năng lực cao hơn, những người này đã giúp đỡ và khuyến khích trẻ Trong mối quan hệ hợp tác này, qúa trình tư duy trong một

xã hội được chuyển giao sang trẻ Điều này vô cùng có ý nghĩa đối với việc

cần phải GDHN cho trẻ CPTTT [13]

Như vậy chúng ta thấy rằng GDHN ở mỗi nước tuy không giống nhau,

vì nó còn tùy thuộc vào nền tảng văn hóa, điều kiện chính trị, xã hội, hoàncảnh lịch sử và GD của mỗi nước Nhưng dù thực hiện ở đâu thì GDHN cũng

giống nhau ở một điểm là GDHN nhằm cố gắng đưa TKT HN vào với xã hội

càng nhiều càng tốt [13], [15]

Tuy nhiên, dù là hệ thống GD nào thì cho đến nay GDHN cũng mới chỉđang giai đoạn bắt đầu xây dựng và đang cố gắng để hoàn thiện Muốn đạtđược kết quả tốt và vận dụng tối đa tính ưu việt của GDHN nhằm đáp ứngnhu cầu về giáo dục của TKT trong môi trường giáo dục bình thường và đểhoà nhập những trẻ này vào cộng đồng, người ta còn phải có nhiều cố gắnghơn nữa

1.1.2 Một số tác giả đã nghiên cứu về GDHN tại Việt Nam

Trước cách mạng tháng tám, công tác chăm sóc giáo dục TKT chưađược quan tâm, trên cả nước có một số cơ sở tiếp nhận khoảng 200TKT,trong đó chưa tiếp nhận trẻ CPTTT, mãi đến năm 1990 mới có cơ sở tiếp nhậntrẻ CPTTT, lúc này TKT nói chung được thu nhận vào các trường lên đến gần

4000 trẻ Từ năm 1991 đến nay, GDHN chính thức hình thành và phát triển.Sau hơn 10 năm thực hiện GDHN cho trẻ CPTTT song song ở cả mầm non vàtiểu học với qui mô rộng khắp 40 tỉnh thành Được sự hỗ trợ của tổ chứcUNICEF và những tổ chức phi chính phủ, bộ GD & ĐT đã tổ chức tập huấncho nhiều địa phương trong cả nước về GDHN, đặc biệt là GDHN tiểu học[7]

Trang 14

Từ những hoạt động trên cho thấy GDHN trẻ khuyết tật nói chung vàGDHN trẻ CPTTT nói riêng ở Tp.HCM đã có những định hướng, hoạt động

cụ thể và một số thành công nhất định: địa bàn HN trẻ CPTTT được mở rộng

ở khắp các quận huyện trên Tp.HCM, nhiều đợt tập huấn đã tiếp tục đượctriển khai nhằm trang bị thêm kiến thức cho đội ngũ giáo viên tiểu học làmcông tác dạy HN

Việc nghiên cứu GDHN cho trẻ CPTTT ở tiểu học được thể hiện, công

bố nhiều trong các tạp chí, báo giáo dục, chuyên san giáo dục đặc biệt vànhiều tài liệu nghiên cứu của nhiều nhà khoa học, đặc biệt là khoa GDĐBtrường Đại học sư phạm Hà Nội, khoa GDĐB trường Đại học Sư phạm Tp.HCM, trường Cao Đẳng TW3, trường Trung học sư phạm Mầm Non…

Tác giả Lê Văn Trạc trong cuốn “Giáo dục HN trẻ khuyết tật” đã xemxét hiệu quả công tác GDHN trong việc điều chỉnh chương trình dạy học saocho phù hợp với khả năng và nhu cầu của TKT nói chung Theo tác giả, trên

cơ sở những đặc điểm khác nhau về khả năng, nhu cầu, sở thích của trẻ, căn

cứ vào nội dung của môn học, bài học…trong lớp HN có thể áp dụng mộttrong các cách điều chỉnh sau: Phương pháp đồng loạt, phương pháp đa trình

độ, phương pháp lặp lại giáo án, phương pháp thay thế Việc điều chỉnh cầndựa vào khả năng của từng trẻ và cũng không có một phương pháp nào cóathể áp dụng cho mọi TKT

Cũng theo quan điểm này, tài liệu “Hỏi – đáp về giáo dục HN cho trẻkhuyết tật ở Việt Nam” [14] chúng ta có quan điểm tiến bộ “…Cần nhìn trẻkhuyết tật như mọi trẻ em khác, những em này cũng có những năng lực nhấtđịnh…các em phải được tham gia một cách bình đẳng trong mọi công việccủa cộng đồng để thực hiện lý tưởng một xã hội cho mọi người” Tác giả đãchỉ ra cụ thể từng bước đi và cách tác động đối với công tác GDHN cho TKTnói chung tại Việt Nam

Trang 15

Tiến Sĩ Nguyễn thị Hoàng Yến - trường Đại học Sư phạm Hà Nội,chuyên gia về GDHN đã trong các bài giảng cho sinh viên khoa GDĐB đãluôn nhấn mạnh tầm quan trọng các đặc điểm tâm lý TKT nói chung, khảnăng tham gia của trẻ CPTTT trong các trường, lớp học HN Tác giả cũngkhẳng định: hiểu rõ những đặc điểm tâm lý và tính qui định tâm lý cá nhânđối với hoạt động chính là điều kiện có ảnh hưởng căn bản đến hiệu quả củaquá trình GDHN và sự phát triển trẻ Điều này ảnh hưởng đến chất lượng giáodục, mà trước hết là chuẩn bị cho trẻ những năng lực cần thiết để HN cuộc

sống: “học để biết, học để làm và học để chung sống cùng nhau”.

Nhóm tác giả Trịnh Huy Đức, Phạm Toán, Dương Thận trong cuốn “Dạy học HN cho trẻ khuyết tật” đề cập đến nhiều hình thức giáo dục TKT,trong đó khẳng định mô hình GDHN là mô hình toàn diện và hiệu quả nhất.Các tác giả cho rằng: việc áp dụng lý luận dạy học hiện đại – dạy học lấy trẻlàm trung tâm – là nền tảng để dạy HN cho TKT nói chung và trẻ CPTTT nóiriêng Cần phải xem xét ở năng lực và nhu cầu của chúng để áp dụng biệnpháp giáo dục cho phù hợp Một số kỹ năng cơ bản dạy trẻ CPTTT cũng đượccác tác giả chỉ ra chi tiết

Hai đề tài nghiên cứu cấp Bộ của phòng giáo dục trẻ khiếm thính, việnkhoa học giáo dục: “Phương pháp nâng cao khả năng giao tiếp của trẻ khiếmthính tuổi mầm non và tiểu học trong môi trường giáo dục HN”, “Chươngtrình và giáo trình đào tạo giáo viên mầm non và tiểu học dạy trẻ khiếm thínhhọc HN” cũng đã khái quát được các bước tổ chức quá trình dạy học HN nóichung , là cơ sở khoa học định hướng cho việc nghiên cứu tiếp theo vềGDHN trẻ CPTTT ở các địa phương Những năm qua, Sở Giáo Dục và ĐàoTạo, trung tâm nghiên cứu giáo dục TKT tại Tp HCM cũng thực hiện nhiều

đề tài cấp thành phố về GDHN trẻ CTPTT Theo thống kê của Sở GD và Đàotạo (2010), hiện nay Tp HCM có 26 trường chuyên biệt dành cho trẻ khuyết

Trang 16

tật và 516 trường có trẻ học HN từ bậc mầm non đến THPT với hơn 5.000 trẻ

CPTTT theo học Đây là một con số không nhỏ, vì vậy công tác GD trẻ KT

nới chung và công tác GDHN trẻ KT là một vấn đề đang cần được quan tâmgiải quyết nhằm đảm bảo chất lượng giáo dục của Sở GD & ĐT Tp HCM.Dưới sự tài trợ của The Norwegia Mission Alliance (MNA), Sở Giáo Dục vàĐào tạo Tp HCM đã làm chủ dự án thí điểm HN trẻ CPTTT vào học đường

từ 2004- 2006 Từ 19 – 26 /9/2005 đã tổ chức tập huấn GDHN trẻ CPTTT(trong khuôn khổ dự án PHÁT TRIỂN GIÁO VIÊN TIỂU HỌC của Bộ GD

& ĐT 28/9 – 5/10/2005) với những nội dung tập huấn rất cụ thể [7] Nhưng

do hoàn cảnh, điều kiện thực tế còn nhiều khó khăn nên GDHN trẻ CPTTT ởViệt Nam nói chung và TP HCM nói riêng chỉ mới dừng ở HN trẻ CPTTTloại nhẹ (IQ 50 - 70), hơn nữa từ năm 2007 đến nay công tác này đã nảy sinhnhiều vấn đề làm đau đầu các nhà quản lý và giáo viên tiểu học dạy HN Mặtkhác, ta biết để thực hiện công tác GDHN trẻ CPTTT có hiệu quả hay khôngcòn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, cần có sự phối hợp của của nhiều banngành đoàn thể, nhưng trong giai đoạn 2 năm trở lại đây chưa có nghiên cứunào tại Tp HCM đi sâu vào vấn đề thực trạng công tác GDHN trẻ CPTTT ởtrường tiểu học Tp Hồ Chí Minh sau một thời gian dài triển khai công tácnày

1.2 Một số khái niệm cơ bản

1.2.1 Khái niệm về sự phát triển trí tuệ:

Khái niệm trí tuệ: theo từ điển tiếng Việt phổ thông [8] Trí tuệ là khảnăng nhận thức lý tính đạt đến một trình độ nhất định

Vì vậy nói đến sự phát triển trí tuệ của trẻ có nghĩa là chúng ta nói đếnquá trình phát triển nhận thức, trí nhớ, xúc cảm - tình cảm và yếu tố xã hộiảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ

Trang 17

Theo lý thuyết phát sinh trí tuệ của J.Piaget [16]: “… quan trọng hơn hếtkhi nghiên cứu về trí tuệ là cách tiếp cận phát sinh, phát triển khi giải quyếtcác vấn đề cơ bản của tâm lý học; các phương pháp nghiên cứu khách quan,

đặc biệt là phương pháp lâm sàng” Quan điểm này nhấn mạnh hoạt động trí

tuệ không đơn thuần là hoạt động nhận thức, là sự tái lập đặc điểm của các vật thể bên ngoài, mà chủ yếu là sự thay đổi chính chủ thể nhận thức

J.Piaget cho rằng quá trình phát triển trí tuệ qua các giai đoạn trên phụthuộc trước hết vào sự trưởng thành và chín mùi các chức năng sinh lý thầnkinh của trẻ em; phụ thuộc vào sự luyện tập và kinh nghiệm thu được thôngqua hành động với đối tượng; phụ thuộc vào tương tác của các yếu tố xã hội

và vào tính chủ thể và sự phối hợp chung của hành động Chính yếu tố chủthể làm cho các yếu tố trên không tác động riêng rẽ, rời rạc, mà chúng đượckết hợp với nhau trong một thể thống nhất trong quá trình phát triển của trẻ.Joan Piaget đã mô tả rất chi tiết về các giai đoạn phát triển tâm lý trẻ mặc dùvẫn còn nhiều hạn chế song cũng giúp cho người lớn nói chung và các nhàlàm công tác xã hội nói riêng hiểu được các giai đoạn phát triển tâm lý, trí tụê

của trẻ Qua đó giải thích được những biểu hiện hàng ngày của trẻ Nắm

được các giai đoạn phát triển của trẻ sẽ giúp cho người lớn phân biệt được những trẻ phát triển bình thường với những trẻ có vấn đề về trí tuệ Người lớn có vai trò rất lớn trong việc định hướng sự phát triển trí tuệ trẻ em Vì vậy, hiểu được các giai đoạn phát triển sẽ giúp người lớn có biện pháp tác động phù hợp với từng giai đoạn phát triển để trí tuệ của trẻ được phát triển một cách tốt nhất.

Quan điểm trên cho thấy các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển trí tuệcủa trẻ là:

 Di truyền: cơ chế sinh lý bản thân đứa trẻ được nhận từ cha mẹ ngay từkhi còn là bào thai cho đến khi được sinh ra

Trang 18

 Môi trường: hoàn cảnh gia đình, hoàn cảnh xã hội và môi trường sống.

 Giáo dục: kinh nghiệm thu được của chính trẻ do các tác nhân bênngoài tác động bằng nhiều con đường mà ta gọi là quá trình giáo dụchoặc tự giáo dục, nhưng quan trọng là sự tương tác phối hợp hài hòagiữa chủ thể và tác động từ các tác nhân bên ngoài

Một số yếu tố sẽ được chúng tôi xem xét kỹ ở phần sau ở góc độ lànhững nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự CPTTT ở trẻ

1.2.2 Khái niệm chậm phát triển trí tuệ (Intellectually Disabled Children)

Để xem xét các vấn đề về CPTTT rõ hơn chúng tôi thấy cần thiết phải

nhìn nhận nó từ phạm vi rộng hơn Đó là vấn đề về KT.

Tổ chức y tế thế giới sau khi tham khảo ý kiến của rất nhiều chuyên gia

về điều trị lâm sàng và phục hồi chức năng, vào tháng 5-1976, trong lần họpthứ 29, đã có quyết định số 29.35 để thống nhất các quan niệm và nội dungtrong một bảng phân loại, giúp cho ciệc điều tra cơ bản của các nước về vấn

đề tàn tật Đó là bảng phân loại quốc tế về tổn thương cơ quan, về (người)khiếm khuyết, (người) giảm chức năng và (người) tàn tật, được công bố ởGeneve năm 1980 (International Classfication of Impairments, Disabilitiesand Handicaps – World Health Organization – Geneva, 1980)

 Các khái niệm liên quan đến khuyết tật:

o Khiếm khuyết (Impairments): là tình trạng thiếu hụt, mất mát hoặc bấtthường về tâm lý, sinh lý, cấu trúc, chức năng, giải phẩu do bất kỳ nguyênnhân nào (bệnh tật, tai mạn, bẩm sinh…)

o Giảm chức năng (Disabilities): là tình trạng giảm một hoặc nhiều chứcnăng do khiếm khuyết tạo nên

Trang 19

o Tàn tật (Handicaps): là tình trạng mà do khiếm khuyết, giảm chức năngnhưng không được phục hồi gây nên, không thể sống độc lập trong cộngđồng.

a Thuật ngữ CPTTT:

Dựa trên cơ sở y học, trẻ khuyết tật được chia làm 7 nhóm Trẻ CPTTT

là 1 trong 7 nhóm đó Ở phần này chúng tôi sẽ xem xét các vấn đề về CPTTT

Có nhiều từ khác nhau để nói về người bị CPTTT, trước đây đặc biệt là ởphía Bắc, những trẻ CPTTT được gọi là “trẻ chậm khôn” (thuật ngữ này được

sử dụng đầu tiên tại Trung tâm Nghiên cứu Trẻ em của cố bác sĩ NguyễnKhắc Viện)

Thuật ngữ “ chậm phát triển tâm thần” cũng đã được sử dụng nhiềutrong tài liệu tiếng Anh và tiếng Việt Trong tiếng Anh thuật ngữ đó là

“mental retardation” Hiệp hội CPTTT Mỹ (AAMR) và các tác giả cuốn “ Sổtay thống kê – chẩn đoán những rối nhiễu tâm thần – IV” (DSM – IV) cũng

sử dụng thuật ngữ này.Từ năm 1999 đến nay thuật ngữ CPTTT thường xuyênđược sử dụng tại Trung tâm đào tạo và phát triển Giáo Dục đặc biệt thuốcTrường Đại học Sư phạm Hà Nội

Theo quyết định số 2592QĐ/BGD & ĐT – ĐH, ngày 22/7/1999 của Bộ

GD & ĐT về việc cho phép trường Đại học Sư phạm Hà Nội đào tạo nhómngành sư phạm đặc biệt, trình độ cử nhân (mã số 32.00), Bộ Giáo dục và Đàotạo cũng đã dùng thuật ngữ “CPTTT”

Trên thế giới hiện nay có 2 thuật ngữ tiếng Anh phổ biến nhất là thuậtngữ “ Mental retardation” – do Hiệp hội CPTTT Mỹ lựa chọn – và thuật ngữ

“ Intellectual disability”; do Tổ chức Nghiên cứu khoa học Quốc tế vềCPTTT (LASSID) lựa chọn, 2 thuật ngữ này tương đồng với CPTT, trong đềtài này, chúng tôi sử dụng thuật ngữ tiếng Việt là: “ CPTTT”, là thuật ngữđang được sử dụng rộng rãi tại Việt Nam

Trang 20

b Những khái niệm khác nhau về CPTTT

 Khái niệm về CPTTT dựa trên kết quả trắc nghiệm về trí tuệ:

Hai tác giả người Pháp là Alfred Binet và Theodore Simon là nhữngngười đầu tiên phát minh ra “trắc nghiệm trí tuệ” và cống bố vào năm 1905.Mục đích của trắc nghiệm này là để phân biệt trẻ em bình thường học kém vàcác trẻ em học kém do trí tuệ chậm phát triển Sau khi ra đời, trắc nghiệm này

đã được các nhà tâm lý học Mỹ chú ý và lấy làm cơ sở để phát triển nhiều trắcnghiệm khác Từ khi trắc nghiệm trí tuệ ra đời, qua nhiều năm nghiên cứu, đại

đa số các chuyên gia đã thống nhất sử dụng các trắc nghiệm trí tuệ để xácđịnh CPTTT Theo họ, những người có chỉ số trí tuệ dưới 70 là CPTTT

 Khái niệm CPTTT dựa trên cơ sở khiếm khuyết về khả năng điều chỉnh xãhội

Nhiều chuyên gia không sử dụng trắc nghiệm trí tuệ để chẩn đoánCPTTT mà dựa vào mức độ thích ứng với môi trường và văn hóa của một cánhân

Năm 1954, Benda – một nhà tâm lý học người Mỹ - đã đưa ra khái niệm

“ một người CPTTT là người không có khả năng điều khiển bản thân và xử lýcác vấn đề riêng của mình, hoặc phải được dạy mới biết làm như vậy; họ cónhu cầu được cộng đồng giám sát, chăm sóc bản thân và chăm sóc sức khỏe”

 Khái niệm CPTTT theo nguyên nhân CPTTT:

Cách xác định CPTTT này dựa trên những nguyên nhân hoặc tính chất

cơ bản của KT Năm 1966, Luria – một nhà tâm lý học người Nga đưa ra kháiniệm CPTTT như sau: “Trẻ CPTTT là những trẻ mắc bệnh não rất nặng ngay

từ trong bào thai hoặc những năm tháng đầu đời; bệnh này cản trở sự pháttriển của não; do vậy, nó gây ra sự phát triển không bình thường về tinh thần.Trẻ CPTTT dễ dàng được nhận ra do khả năng lĩnh hội ý tưởng và khả năngtiếp nhận thực tế bị hạn chế

Trang 21

 Khái niệm CPTTT theo hiệp hội CPTTT ở Mỹ (AAMR) năm 2002, tuyểntập thứ 10, “CPTTT, phân loại và hệ thống các hỗ trợ”, xuất bản năm

2002, AAMR đưa ra khái niệm như sau: “CPTTT là loại khuyết tật đượcxác định bởi những hạn chế đáng kể về hoạt động trí tuệ và hành vi thíchứng thể hiện ở các kỹ năng nhận thức, xã hội và kỹ năng thích ứng thực tế;khuyết tật xuất hiện trước 18 tuổi”

Từ góc độ của đề tài nghiên cứu, chúng tôi thấy quan điểm về CPTTT hiện nay ở Việt Nam là phù hợp với hướng nghiên cứu của mình: “ CPTTT là những hạn chế lớn về chức năng hoạt động tinh thần, chức năng hoạt động trí tuệ dưới mức trung bình đồng thời có những hạn chế liên quan đến kỹ năng thích ứng và khuyết tật xuất hiện trước 18 tuổi”.

Cụ thể, Việt Nam hiện sử dụng thuật ngữ “CPTTT”, việc chẩn đoán tùy thuộcvào 3 yếu tố:

o IQ>100: thông minh

o IQ<100: không được thông minh

o Trẻ CPTTT có chỉ số thông minh từ 70 trở xuống

- Khả năng thích ứng với cuộc sống: Một người có trí tuệ chậm một chút

nhưng có gia đình, có việc làm và sống bình thường trong xã hội thì khôngphải là người CPTTT Trái lại, một người rất phát triển về một lĩnh vực

Tuổi thật

IQ =

Trang 22

như tính toán hoặc có trí nhớ rất đặc biệt về những số liệu vẫn là ngườikhuyết tật trí tuệ nếu không hiểu biết gì về cuộc sống, không thể hiểu đượcmối quan hệ gia đình huyết thống, không hiểu gì về tình cảm gia đình,không giao tiếp được v.v…

- Khuyết tật diễn ra trong quá trình phát triển từ 0 đến 18 tuổi: Những

người đã trưởng thành (trên 18 tuổi) bị di chứng do tai nạn hay bệnh làmtổn thương đến não bộ, đến thần kinh, có các biểu hiện như mất trí nhớ, cóhành vi xa lạ, rối loạn ngôn ngữ, tình cảm, v.v không được gọi là CPTTThay khuyết tật về trí tuệ

Tóm lại, khi nói tới CPTTT, người ta thường nói tới một số tiêu chí cơ bản

được đưa ra trong bảng phân loại của DSM - IV và AAMR, cụ thể là:

CPTTT là tật ở những người đồng thời mắc phải các vấn đề sau đây:

 Chức năng trí tuệ dưới mức trung bình: chỉ số thông minh đạt gần 70 hoặcthấp hơn 70 trên 1 lần thực hiện trắc nghiệm cá nhân (đối với trẻ nhỏngười ta dựa vào các đánh gía lâm sàng để xác định)

 Bị thiếu hụt hoặc khiếm khuyết ở ít nhất hai trong số những hành vi thíchứng sau: giao tiếp, tự chăm sóc, sống tại gia đình, kỹ năng xã hội / liên cánhân, sử dụng các tiện ích trong công cộng, tự định hướng, kỹ năng họcdường, chức năng làm việc, giải trí, sức khỏe và an toàn (hành vi thích ứng

là toàn bộ những kỹ năng mà những người có cùng nhóm văn hóa đòi hỏi

ở một cá nhân tùy thuộc vào lứa tuổi của cá nhân đó)

 Khuyết tật xuất hiện trước 18 tuổi

1.2.3 Khái niệm về giáo dục HN

GDHN được dùng nhiều trong những năm gần đây ở nhiều quốc gia trênthế giới Khái niệm GDHN tương đối năng động để biểu đạt quan điểm “quâyquần lại chúng ta sẽ tốt hơn” (Irenne Losper – Động từ gốc La Tinh includere

có nghĩa là đóng cửa lại sau khi có ai đó vào nhà [14, trang 17]

Trang 23

Định nghĩa thông thường của động từ tiếng Anh “include” nghĩa là xem

xét và nhìn nhận một cái gì đấy như một tổng thể GD trong ngữ cảnh nàynhấn mạnh những hoạt động nhằm khuyến khích óc phê phán, phát triển nănglực trí tuệ và kích thích tính tò mò GDHN cũng có hàm ý là giảm bớt sựphân biệt

Có nhiều quan điểm khác nhau về GDHN, nhưng theo tài liệu “Hướngdẫn thực hiện GDHN” của Tony Booth –Mel Ainscow do khoa GGĐB trườngĐại Học Sư Phạm Tp HCM biên dịch – 2004 thì HN trong GD bao gồmnhiều nội dung và khẳng định một cách mạnh mẻ ưu thế của việc đưa TKTvào học chung với trẻ bình thường của GDHN, điều quan trọng là người lớnphải chọn cơ sở GD nào để có thể thỏa mãn ở mức cao nhất các nhu cầu cánhân của TKT nói chung và trẻ CPTTT nói riêng

Các nhà nghiên cứu cũng nhấn mạnh mọi người dù có khả năng haykhông đều được coi là “bình thường” Quan điểm này khuyến khích “sự khácnhau” giữa mỗi con người Tư duy “HN” trẻ khuyết tật vào trường bìnhthường có ý nghĩa cho học sinh toàn trường cũng như mọi người trong xã hội

chứ không chỉ mang lại lợi ích cho TKT Ta cũng có thể hiểu giáo dục HN là

"hỗ trợ mọi học sinh, trong đó có TKT cơ hội bình đẳng tiếp nhận dịch vụ

giáo dục với những hỗ trợ cần thiết trong lớp học phù hợp tại trường phổ thông nơi trẻ sinh sống nhằm chuẩn bị giúp trẻ trở thành những thành viên đầy đủ của xã hội”

Tóm lại, HN không có nghĩa là "xếp chỗ" cho trẻ khuyết tật trong trường

lớp phổ thông và không phải tất cả mọi trẻ đều đạt trình độ hoàn toàn nhưnhau trong mục tiêu GD GDHN đòi hỏi sự hỗ trợ cần thiết để mọi học sinhphát triển hết khả năng của mình Sự hỗ trợ cần thiết đó được thể hiện trongviệc điều chỉnh chương trình, trang bị đầy đủ đồ dùng dạy học, dụng cụ hỗtrợ đặc biệt, các kỹ năng giảng dạy đặc thù trong quá trình GDHN cho trẻ

Trang 24

toàn diện và hiệu quả nhất Các tác giả cho rằng: việc áp dụng lý luận dạy

học hiện đại – dạy học lấy trẻ làm trung tâm- là nền tảng để dạy học HN cho TKT.

1.2.4 Giáo dục HN trẻ CPTTT ở trường tiểu học:

 Bản chất : GDHN trẻ CPTTT ở trường tiểu học là phương thức GD trong đó

trẻ CPTTT độ tuổi tiểu học được học chung với trẻ bình thường cùng lứa tuổi

ở nơi sinh sống, trẻ được tham gia vào các hoạt động như mọi trẻ em bìnhthường khác trong trường tiểu học, không có sự phân biệt Tất cả trẻ đều họctheo nội dung chương trình có sự điều chỉnh cho phù hợp với mức độ CPTTT

của trẻ.

1.3 Một số đặc điểm tâm lý của trẻ CPTTT liên quan đến khả năng học HN

Đối với trẻ khuyết tật nói chung, trẻ CPTTT nói riêng nhiều nhà nghiêncứu đã khẳng định đặc điểm tâm lý của các trẻ này không khác gì nhu cầu củatrẻ bình thường; ngay từ tuổi tiền học đường nhu cầu của trẻ CPTTT cũng gắnliền với hứng thú vui chơi, với như cầu giao tiếp và thâm nhập các mối quan

hệ xã hội, trẻ có nhu cầu được quý trọng, yêu thương, chăm sóc trong quan hệtình cảm với người thân

Trẻ cần vận động để phát triển và có sức khỏe; các vận động thô làmthúc đẩy các vận động tinh, rồi đến lượt vận động tinh làm nền tảng cho sựphát triển nhận thức của trẻ Vận động còn tập cho trẻ phát triển một số kỹnăng tự phục vụ, từ những kỹ năng đơn giản (ăn, mặc, tắm rửa v.v…) đến các

kỹ năng cao hơn như đi chợ, đi bằng các phương tiện công cộng, biết đối phó

Trang 25

với một số tình huống khẩn cấp.

C1.Về quá trình nhận thức trẻ CPTTT có những đặc điểm chính như sau:

Cảm giác và khả năng tri giác: Kém phát triển do sự tổn thất ở

hệ thống thần kinh trung ương nên khả năng so sánh và tổng hợprất kém (trẻ có thể nhìn thấy, nghe thấy nhưng không hiểu đượcnhững gì đã quan sát được) Đây là một trong những khó khănlớn nhất gây cản trở đến khả năng học tập ở trẻ CPTTT Nhiềutrường hợp do hậu quả KT, khả năng một số giác quan của trẻkém như nghe kém, nhìn kém có ảnh hưởng trực tiếp đến quátrình tri giác

Ngôn ngữ phát triển chận hơn so với trẻ bình thường: Phần lớn

trẻ nói ngọng và sai nhiều âm, đặc biệt thường sai về ngữ pháp;

có nhiều trường hợp ngôn ngữ bị khuyết tật nặng đến nỗi khôngdùng để làm phương tiện giao tiếp được làm ảnh hưởng đến nhậnthức

Tư duy được hình thành trên cơ sở tri giác không hoàn chỉnh: vì

ngôn ngữ kém phát triển mà trẻ không thể có sự phát triển tư duybình thường được, đặc biệt là tư duy trừu tượng Ở trẻ CPTTTchỉ có khả năng tư duy bằng hình tượng cụ thể; đây cũng là mộttrở ngại lớn cho qúa trình học tập

Ghi nhớ kém: Ghi nhớ là kết quả của các quá trình tri giác, quá

trình tư duy, vì tri giác và tư duy hạn chế nên trẻ CPTTT ghi nhớkém, chóng quên, kể cả những vấn đề rất cụ thể Trẻ nhận thứcđược cái mới rất chậm chạp, chỉ sau khi lặp lại rất nhiều mới nhớđược, và sẽ quên ngay nếu ghi nhớ này không được nhắc lạithường xuyên

Trang 26

C 2 Các mặt kỹ năng của trẻ CPTTT phát triển không đồng đều:

Ví dụ: một trẻ CPTTT 10 tuổi (tuổi sinh học) có thể có khả năng nhưsau:

- Ngôn ngữ của trẻ 3 tuổi

- Vận động như trẻ 10 tuổi bình thường

- Chơi như trẻ 6 tuổi

Nhưng trẻ CPTTT 10 tuổi khác lại có khả năng:

- Vận động như trẻ 5 tuổi

- Nói như trẻ 1 tuổi

- Có khả năng chăm sóc em như trẻ 5 tuổi

Ngoài ra trẻ CPTTT còn gặp một số khó khăn sau:

 Quan hệ xã hội kém:

- Gặp khó khăn trong diễn tả, bày tỏ ý nghĩ của mình trong giao tiếp xãhội

- Hầu hết trẻ có khó khăn khi chơi chung, làm việc chung với bạn

- Không thích tiếp xúc với người lạ hoặc không phân biệt được sự an toàn

và sự nguy hại đối với bản thân

 Tập trung chú ý kém, thiếu năng lực tập trung chú ý

 Không có khả năng khái quát hóa: do không chọn lựa được những thôngtin nào cần chú ý để ghi nhớ nên không khái quát được vấn đề để vận dụngvào những hoàn cảnh tương tự

 Ở môi trường xa lạ, khi chưa thích nghi được, trẻ thường gặp những vấn

đề về cảm xúc: trẻ không muốn tham gia hoạt động, dễ chán nản, thiếu tựtin trong công việc

Từ những đặc điểm trên của trẻ CPTTT, chúng tôi muốn nhấn mạnh:

Trẻ CPTTT tuy có những đặc điểm, khó khăn riêng, đa dạng và tùy theo mức độ Chính điều này dẫn đến việc trẻ CPTTT có rất nhiều khó khăn trong

Trang 27

sinh hoạt học tập so với các trẻ bình thường hoặc TKT thuộc dạng khuyết tật khác.

Nhưng trẻ CPTTT vẫn có khả năng học tập và phát triển; khả năng học tập, HN xã hội, cộng đồng.

Việc trẻ CPTTT có phát triển được hay không phụ thuộc vào rất nhiều ở

sự chính xác trong phân loại mức độ CPTTT của trẻ, vì đây là điều kiện ban đầu các nhà GD tìm ra biện pháp tác động phù hợp với nhu cầu và đặc điểm

Trang 28

Do đặc điểm ngành GDĐB ở nước ta còn non trẻ nên hầu hết chỉ nhữngtrẻ CPTTT ở mức độ nhẹ (IQ trên 50 – đến 70) mới học HN, những trẻCPTTT nặng hơn đều được khuyến khích đưa vào học tại các trường chuyênbiệt CPTTT.

1.4 Một số vấn đề về GDHN trẻ CPTTT ở trường tiểu học

1.4.1 Ý nghĩa GDHN trẻ CPTTT ở trường tiểu học:

Ta biết hoạt động chủ đạo của lứa tuổi tiểu học là hoạt động học tập, vìvậy nếu cứ sống và học tập mãi với bạn bè khuyết tật, TKT nói chung và trẻCPTTT nới riêng sẽ không bao giờ khám phá được khả năng tiềm tàng màchúng có mà mất đi cơ hộ phát triển thông qua học tập Vì vậy, việc học tậptrong một lớp HN với trẻ bình thường ở độ tuổi tiểu học giúp cho trẻ hiểuđúng về năng lực của mình, từ đó chúng có thể tìm được cách phát huy nhữngtiềm năng này và tự phát triển Ví dụ trẻ CPTTT không thể bắt chước một sốhành vi, thói quên của trẻ bình thường nếu không có cơ hội nhìn thấy hànhđộng của trẻ bình thường, hay chúng không thể làm giàu vốn từ nếu khôngsinh hoạt với trẻ bình thường cùng độ tuổi Vì vậy, GDHN mang tính nhânvăn rất lớn, thể hiện sự đồng cảm quan tâm của mọi người trong cộng đồng xãhội với nhau, cụ thể là với TKT, gia đình TKT

 Trường tiểu học HN chính là môi trường tốt nhất giúp các TKT được họctập, vui chơi với các bạn bình thường đồng trang lứa, là nền tảng, cơ hội

để các em có thể HN cộng đồng sau này thông qua việc được trang bịnhững kiến thức, kỹ năng cần thiết theo nhu cầu và khả năng

- GDHN tiểu học mang tính chiến lược trong các giai đoạn phát triển củatrẻ, là niềm hy vọng lớn của tương lai đối với những trẻ CPTTT (theo thống

kê của các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước, trẻ CPTTT đa phần tuổi trítuệ nằm trong độ tuổi tiểu học do IQ từ 70 trở xuống), vì vậy GDHN trẻCPTTT ở tiểu học giúp quá trình phát triển của trẻ đạt được đến mức độ cao

Trang 29

nhất tiềm năng phát triển của các em, giúp các em vượt qua hoặc giảm đếnmức tối thiểu những ảnh hưởng của khuyết tật, giúp trẻ CPTTT khẳng địnhmình và tự tin hơn trong cuộc sống sau này, đồng thời chuẩn bị cho mọingười trong xã hội chấp nhận và đối xử một cách tích cực với người khuyếttật nói chung.

- Hơn thế nữa sự thân ái là viên gạch đầu tiên giúp xây dựng lòng nhân ái

vị tha cho trẻ Trẻ em sống trong môi trường đa văn hóa thường rộnglượng hơn trong cách nhìn nhận và chấp nhận sự khác biệt về màu da và

đa dạng về văn hóa là vì vậy Do đó chính GDHN còn giúp những họcsinh bình thường xây dựng lòng nhân ái, sự thân thiện, vị tha, quan tâmchăm sóc người khác, khi học chung với trẻ CPTTT trẻ bình thường sẽ họcđược cách nhìn nhận rộng lượng và đối xử nhân hậu với TKT Cũng chínhnhờ vậy, chúng sẽ làm giàu được vốn sống của mình Đôi khi phụ huynhtrẻ CPTTT có thể lo lắng rằng con họ sẽ không được những trẻ khác thích

và chấp nhận, có khi còn bị ăn hiếp, đối xử thô bạo hay bị trẻ khác trêuchọc Tuy nhiên chúng ta cũng biết rằng, một trong những điểm mạnh củatrẻ là chúng rất dễ thích nghi, dễ tiếp nhận cái mới nên lo lắng này có thểkhắc phục đươc Đương nhiên, một số trẻ không tỏ ra thân thiện, nhưngđây không phải là vấn đề chỉ xảy ra với TKT Đó không phải là lý do để nétránh lớp học, lại càng không phải lý do để lẩn tránh cả thế giới còn lại Dùsao đi nữa thì trẻ CPTTT cũng cần được tiếp cận với cuộc sống bìnhthường bởi vì một lẽ: Cuộc sống là món quà quý giá phải được mở bởichính đôi bàn tay của chúng

1.4.2 Đặc trưng của GDHN trẻ CPTTT ở trường tiểu học:

“GDHN trẻ CPTTT dù ở đâu cũng không đơn thuần là việc đặt trẻCPTTT vào các lớp tiểu học Việc HN thể chất đơn thuần như vậy không đảmbảo sự tham gia và đóng góp của trẻ vào lớp học” [21, tr 118], dựa trên quan

Trang 30

điểm đúng đắn về GDHN chúng tôi nhận thấy GDHN có 2 đặc trưng cơ bảnsau:

1.4.2.1 Sự tham gia chủ động của chính trẻ HN trong lớp HN:

Đặt trẻ CPPTT vào lớp tiểu học mà không có sự HN về xã hội và sựtham gia chủ động của trẻ vào lớp học thì đó không phải là mục đích của HN

và sẽ không mang lại sự tiến bộ tích cực cho trẻ GDHN nhấn mạnh rằng trẻCPTTT cần được HN đầy đủ vào các chương trình và hoạt động của trườngtiểu học Cốt lõi của việc HN trẻ CPTTT là trẻ được tham gia một cách chủđộng tích cực trong khả năng còn lại của mình vào tất cả các hoạt động củatrường, lớp trong qúa trình HN

1.4.2.2 Sự hỗ trợ của người lớn đối với trẻ CPTTT học HN: điều này

bao gồmviệc người lớn cung cấp những hỗ trợ cần thiết và hợp lý cho trẻ.Chúng bao gồm những hỗ trợ cá nhân, hỗ trợ tự nhiên (cha mẹ, bạn bè),những hỗ trợ mang tính chuyên môn và kỹ thuật Việc giáo dục có hỗ trợkhẳng định rằng trẻ cần được duy trì trong các lớp HN ở mức độ tối đa và cầnđược hỗ trợ ở môi trường này nhằm đảm bảo việc học tập của trẻ có hiệu quả

Vì vậy môi trường giáo dục ở trường tiểu học và GVHN đóng một vai trò vôcùng quan trọng

Để đảm bảo 2 đặc trưng cơ bản của GDHN cần có những điều kiện,

những chính sách cụ thể của nhà nước, đó là: GDHN trẻ CPTTT ở trường

 Điều chỉnh, bổ sung và lược bớt chương trình của học sinh khi cần

Trang 31

thiết cho phù hợp với trình độ.

 Phối hợp những phương pháp dạy học đặc biệt, những chương trìnhkhác nhau, nhằm đáp ứng nhu cầu khác nhau của tất cả các học sinh

 Cơ cấu lại việc xây dựng phương pháp cung cấp đội ngũ hổ trợ

 Cần có những chính sách toàn diện đảm bảo cho những giáo viên củatrường chịu trách nhiệm hoàn toàn cho sự học tập của học sinhCPTTT học HNTH

Một số nước trên thế giới như Mỹ, Anh, Đan Mạch v.v đã có kinhnghiệm trong GDHN và đưa ra những qui định rất cụ thể :

 Giáo viên dạy HN cần soạn giáo án và điều chỉnh chương trình, kếhoạch khi giảng dạy để tạo nên sự đa dạng trong bài giảng phù hợpvới mọi đối tượng CPTTT trong lớp HN

 Với nhận thức rằng trẻ CPTTT có những nhu cầu đặc biệt, nên việccung cấp một kế hoạch đã được cá nhân hóa là một nhân tố chủ chốttrong sự thành công của GDHN [21,tr 123, 124, 125]

 Có sự hợp tác của giáo viên giữa trường bình thường với các chuyêngia, đội ngũ trợ giúp như là một điều kiện thiết yếu để đảm bảo rằngtất cả mọi học sinh CPTTT đều học tập có hiệu quả và đạt được tiến

bộ một cách hệ thống [8], [17, tr 72]

Để có thể định hướng cho việc xây dựng hệ thống các biện pháp hỗ trợGDHN chúng ta cũng không thể không xem xét đến các nội dung GDHN trẻCPTTT ở trường tiểu học

1.4.3 Các môi trường giáo dục khác nhau cho trẻ CPTTT

GDĐB cho trẻ CPTTT nói chung có thể được tổ chức theo nhiều cáchkhác nhau, như các trường chuyên biệt, các lớp học đặc biệt cho trẻ CPTTTtrong các trường bình thường (lớp hội nhập), giáo dục HN và giáo dục cộngsinh

Trang 32

Xét về mặt lịch sử, rất nhiều nước, các dịch vụ giáo dục cho trẻ CPTTT

đã phát triển qua 3 giai đoạn riêng biệt: tách rời tương đối TKT với cộngđồng, hội nhập một phần và HN GDHN trẻ CPTTT bắt đầu vào đầu thập niên

80, người ta nhấn mạnh rằng trẻ CPTTT nên được HN đầy đủ vào các trường

và hoạt động của trường [21, tr 117]

Điều này đồng nghĩa với:

Dù theo cách giải quyết nào thì tất cả các trẻ CPTTT phải được hưởngmột nền giáo dục thích hợp trong một môi trường ít hạn chế nhất nhằm mụcđích dạy cho trẻ các kiến thức và kỹ năng cần thiết, tạo điều kiện tốt nhất chotrẻ sau này lớn lên có thể sống độc lập, có được một vị trí xã hội xứng đáng

và được hưởng hạnh phúc

Ta thấy, cho dù từ cách tiếp cận nào đi nữa thì GDHN trẻ CPTTT đều cómục tiêu cơ bản là hướng đến sự phát triển của trẻ, hạn chế nhiều nhất nhữngkhiếm khuyết mà trẻ CPTTT mắc phải, tạo cơ hội cho các em được sống,phát triển trong môi trường bình thường

1.4.4 Nội dung GDHN trẻ CPTTT trong trường tiểu học

1.3.4.1 Đặc điểm nội dung chương trình:

Chúng ta biết trẻ CPTTT cũng có mọi nhu cầu như trẻ bình thường, cũngcần được học những gì mà trẻ bình thường ở trường tiểu học được dạy, nhưngvấn đề ở đây chính là được dạy và học phù hợp với khả năng còn lại của trẻ

và quan trọng hơn cả chính là học một số kỹ năng sống phù hợp với nhu cầu

và khả năng của trẻ Vì vậy thông qua những nội dung dạy học theo chươngtrình quy định của tiểu học, vấn đề quan trọng là giáo viên cần điều chỉnh nộidung dạy học cho phù hợp với từng mức độ, nhu cầu và khả năng trẻ CPTTThọc HN Có nghĩa là trẻ cũng cần học những kiến thức cụ thể trong các mônhọc qui định chung nhưng GV cần lưu ý đến đặc điểm, khả năng của trẻ đểđiều chỉnh, lựa chọn nội dung dạy học cho phù hợp với nhu cầu và khả năng

Trang 33

từng trẻ CPTTT học HN Một số tài liệu về giáo dục HN [18] đã gợi ý cụ thểcác yếu tố quan trọng trong dạy trẻ CPTTT như sau:

 Môi trường hoạt động và trang bị có phù hợp lứa tuổi hay không ?

 Chương trình có xây dựng dựa trên mặt mạnh của học sinh?

 Chương trình có tăng tính độc lập của học sinh?

 Có sử dụng các kỹ năng không? Nếu có thì có thường xuyên không?

 Có thể thành công không? (dựa trên sự hiểu biết của HS)

 Có đủ thời gian để học và hành không?

 Có môn học trong chương trình đáp ứng như cầu đơn giản cho sự độclập của trẻ CPTTT HN sau này, chẳng hạn: tập đọc, toán - tính toánđơn giản

 Hoạt động – các chương trình hằng ngày tạo cơ hội cho trẻ HN dần, ví

dụ tổ chức cho trẻ CPTTT thực hành đi mua sắm, tham quan… cùngvới các bạn bình thường trong lớp

1.4.4.2 Nội dung dạy trẻ CPTTT học HN

Do đặc điểm của trẻ CPTTT nên nội dung học HN của trẻ đã được đề

nghị cần tập trung vào các vấn đề quan trọng sau:

- Định hướng không gian: Nhớ đường đi đến và về nhà, trường học, siêuthị…

- Khả năng chú ý, ngôn ngữ, các kĩ năng vận động thô, vận động tinh,

biết phối hợp các kỹ năng vận động .

Trang 34

- Kỹ năng giúp đỡ người khác nếu có thể

Kĩ năng sử dụng các tiện ích công cộng: đi xe buýt, dùng điện thoại điện thoại công cộng, đi siêu thị…

-1.4.4.4 Nguyên tắc hướng dẫn trẻ CPTTT thực hiện nhiệm vụ trong qúa trình học HN tiểu học.

 Chú ý đến qui luật nhận thức của trẻ:

Khái niệm  Vật thật  Mô hình  Hình ảnh  Ngôn ngữ

(môi trường) (mô phỏng) (tranh ảnh) (tiếp nhận và biểu đạt) (từ - câu)

 Hình ảnh từ ít đến nhiều, từ mức độ đơn giản/ dễ đến phức tạp/ khóhiểu Nhiệm vụ càng được chia nhỏ càng tốt

 Trẻ CPTTT khi tiến hành thực hiện nhiệm vụ thường không biết bắtđầu từ đâu và lần lượt theo các bước như thế nào Khi hướng dẫn, giáo viênnên xác định nhiệm vụ đó gồm các bước nào (chia nhỏ các hoạt động) vàtrình tự các bước tiến hành Hệ thống các bước, số lượng các bước nhiều hay

ít tùy thuộc vào trẻ Luôn luôn theo dõi, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ củatrẻ để có cách điều chỉnh bổ sung kịp thời

 Thực hiện từng phần, công đoạn/ từng bước nhỏ

Sau khi đã hình thành các bước hướng dẫn, trẻ thực hiện từng phần Khinào trẻ đã thực hiện tương đối thành thạo công đoạn đó thì mới chuyển tiếpsang các bước/ công đoạn tiếp theo

Trang 35

 Trong quá trình giáo dục, hướng dẫn giúp đỡ chú ý giảm dần về: thờigian, kích thích, trợ giúp, củng cố… khi trẻ đã tiến bộ.

 Hướng dẫn gắn liền với hướng dẫn thể hiện

Các bước phân tích một khái niệm cho trẻ CPTTT:

Gồm 6 bước cơ bản sau

Bước 1: xác định khái niệm và các thành tố cơ bản của khái niệmBước 2: Động não

Giáo viên cần đưa ra:

 Những ví dụ minh họa cho khái niệm cần dạy

 Những ví dụ ngược nghĩa với khái niệm đó

 Các đặc điểm liên hệ trong thực tiễn

Bước 3: Chọn lọc, lược bỏ những thông tin không cần thiết

Bước 4: Trình tự các bước hướng dẫn

Bước 5: Xác định điều kiện tiên quyết

Bước 6: Đánh giá

Ví dụ minh họa:

Hướng dẫn trẻ CPTTT học HN nắm bắt khái niệm hình vuông

Bước 1: Xác định khái niệm hình vuông

Trang 36

- Các ví dụ: không phải hình vuông: hình chữ nhật, hình thoi,hình bình hành.

Bước 3: Loại bỏ những thông tin không cần thiết

Bước 4: Trình tự những điều sẽ dạy:

- Đặc điểm hình vuông: bốn đoạn thẳng, các đoạn thẳng có độ dàibằng nhau, các đoạn thẳng tạo thành góc vuông

- Đưa ra các ví dụ đúng và không đúng

- Đưa ra các đặc điểm không liên quan: màu sắc, kích cở, chấtliệu bề mặt, hướng hình, vị trí

Bước 5: Xác định điều kiện tiên quyết

- Trẻ biết ghép các đoạn thẳng thành góc vuông

Trang 37

được chúng tôi đề cập ở chương 3.

Kết luận chương 1

 Trẻ em đến tuổi học cần phải được đến trường đó là việc cơ bản, thiếtyếu Tuy nhiên không phải trẻ nào cũng may mắn có được cuộc sốngtốt đẹp như vậy Những trẻ CPTTT là những trẻ bất hạnh nhất trongnhững TKT vì không phát triển trí nảo bình thường như những trẻ emkhác do những mất mát thiếu hụt về cấu trúc, chức năng sinh lý ở não

bộ, dẫn đến nhiều khó khăn trong học tập và sinh hoạt bởi rất nhiềunguyên nhân khác nhau Tuy vậy, nếu được phát hiện sớm, can thiệpsớm và GDHN ngay tuổi mầm non, tiểu học thì các em có khả năngphục hồi rất cao

 Việc đưa trẻ CPTTT đến trường HN có ý nghĩa rất lớn với cả bản thântrẻ, gia đình trẻ lẫn cộng đồng xã hội

 Môi trường GDHN tiểu học là môi trường tốt nhất giúp trẻ CPTTTđược học tập vui chơi với các bạn đồng trang lứa

 Để thực hiện tốt công tác GDHN tiểu học cho trẻ CPTTT đòi hỏi phải

có sự nỗ lực rất lớn, không chỉ của các giáo viên tiểu học dạy HN màcòn cần đến sự chung sức hỗ trợ của các lực lượng khác trong cộngđồng

 Để trẻ CPTTT có được môi trường tốt nhất lớp lớp HN, để trẻ pháthuy hết khả năng của mình và có được con đường phát triển tốt nhất

GV cần xây dựng môi trường học tập, điều chỉnh chương trình dựatrên đánh gía đúng khả năng còn lại của trẻ và có các biện pháp tácđộng phù hợp Muốn thực hiện được những điều trên GV tiểu học cầnđược chuyên môn về GDHN, cũng như nắm vững đặc điểm tâm lý củatrẻ CPTTT trong lớp HN

Trang 38

 GDHN là môi trường tốt nhất để TKT nói chung và trẻ CPTTT nóiriêng có cơ hội vươn lên thể hiện những khả năng của mình và tự tin,

HN cộng đồng Hơn thế nữa còn giúp những trẻ bình thường trong lớp

HN học được nhiều giá trị căn bản về lòng nhân ái

Trang 39

Tìm hiểu thực trạng GDHN trẻ CPTTT ở các trường Tiểu học Tp.HCM,

từ đó xác định các nguyên nhân cơ bản ảnh hưởng đến thực trạng này

2.1.2 Đối tượng khảo sát

 150 giáo viên dạy HN ở các trường tiểu học tại một số quận nội vàngoại thành Tp.HCM (có ít nhất 1 năm làm công tác GDHN trẻCPTTT)

 50 cán bộ quản lý (CBQL) trường tiểu học có trẻ CPTTT học HN

 50 phụ huynh (PH) bao gồm 25 phụ huynh có con bình thường và 25

PH có con CPTTT trên địa bàn Tp HCM

2.1.3 Nội dung khảo sát

- Tìm hiểu thực trạng nhận thức về GDHN trẻ CPTTT nói chung củaCBQL, GV dạy HN tiểu học, PH trẻ bình thường và PH có con CPTTT học

Trang 40

2.1.4 Phương pháp khảo sát

2.1.4.1 Phương pháp phỏng vấn

- Dùng phiếu điều tra để khảo sát thực trạng công tác GDHN trẻ CPTTT

ở trường tiểu học và sự hiểu biết của CBQL trường tiểu học, giáo viên tiểuhọc (GVTH) và PH về GDHN

- Phỏng vấn trực tiếp một số chuyên gia phụ trách công tác GDHN thuộc

Sở giáo dục và đào tạo Tp HCM, cán bộ phụ trách giáo dục TKT các quậnhuyện, CBQL các trường tiểu học, PH học sinh nhằm tìm hiểu sâu hơn thựctrạng công tác GDHN trẻ CPTTT ở trường tiểu học

2.1.4.2 Phương pháp quan sát

Quan sát hoạt động dạy học cho trẻ CPTTT ở trường tiểu học để tìm hiểu

về công tác dạy HN của GV, các biện pháp tác động cụ thể mà GV sử dụngtrong qua trình giáo dục

Dự giờ 10 tiết, gồm:

- 5 tiết ở các trường nội thành Tp HCM: quận 3, 5, 10 và Tân Bình

- 2 tiết ở trường tiểu học vùng ven Tp HCM : quận Thủ Đức

- 3 tiết ở huyện ngoại thành Tp HCM: quận 12, Củ Chi

2.1.4.3 Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động

Xem hồ sơ sổ sách, cách đánh giá trẻ CPTTT học HN của một số GVdạy HN:

- Sổ ghi chép về các học sinh CPTTT học HN

- Sổ liên lạc gia đình và học đường của học sinh CPTTT học HN

- Bài kiểm tra và tập vở của học sinh CPTTT học HN

2.1.5 Thời gian tiến hành điều tra thực trạng

Từ tháng 11/2010 đến tháng 10/2011, theo trình tự sau:

- Thực hiện phiếu thăm dò ý kiến

- Phỏng vấn; xem hồ sơ, sổ sách tại một số trường tiểu học HN

Ngày đăng: 19/12/2013, 15:10

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w