PHẦN THỨ 8: Ðánh giá giátrịthươnghiệu ra sao? Sau khi Interbrand công bố danh sách những thươnghiệu hàng đầu của thế giới, một số bạn đọc thắc mắc về cách thức đánh giáthươnghiệu ra sao? Chúng tôi giới thiệu với bạn đọc một phương pháp đánh giáthươnghiệu của Interbrand để tham khảo. Ðể đủ tư cách được bình chọn vào danh sách 100 thươnghiệu mạnh toàn cầu, từng thươnghiệu phải trải qua 3 bước sát hạch. Trước nhất, thươnghiệu phải có giátrị trên 1 tỉ USD. Thứ hai, chúng phải có đặc tính toàn cầu, nghĩa là tối thiểu 1/3 doanh thu phải đạt được từ thị trường nước ngoài, hệ thống phân phối phải rộng khắp ba châu lục chính là Mỹ, Âu, Á. Thứ ba, số liệu tài chính và tiếp thị của công ty phải được công bố cho bàn dân thiên hạ xem. Nhiều đại thươnghiệu như thẻ tín dụng Visa, hãng thông tấn BBC đã không đáp ứng được điều kiện thứ ba và do đó bị loại trừ. Tham khảo các thống kê Một số trường phái định giáthươnghiệu dựa theo thống kê thăm dò ý kiến người tiêu dùng hoặc xếp hạng căn cứ vào chi phí quảng cáo sản phẩm. Tuần báo Kinh doanh (Business Week) dùng phương pháp của hãng Interbrand bởi nó phù hợp với cách thức mà giới chuyên gia phân tích dùng để định giá các loại tài sản doanh nghiệp. Phương pháp này tính giá trịthươnghiệu dựa trên cơ sở dự báo lợi nhuận kỳ vọng. Bước kế tiếp, khoản lợi nhuận kỳ vọng được hoán đổi về hiệugiá (present value) dùng tỷ suất chiết khấu. Ðộ rủi ro để đạt được lợi nhuận kỳ vọng sẽ quyết định mức tỷ suất chiết khấu. Dự báo lợi nhuận kỳ vọng Khởi đầu, các chuyên gia Interbrand lấy số liệu doanh thu của thươnghiệu từ nguồn là các báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Thươnghiệu có thể là toàn bộ công ty như trường hợp McDonalds, hay chỉ một sản phẩm như Marlboro. Tùy thươnghiệu mà lựa số liệu doanh thu thích hợp. Phối hợp với nhóm chuyên viên phân tích tài chính thuộc các tập đoàn J.P. Morgan Chase & Co., Citigroup, và Morgan Stanley, nhóm chuyên gia định giáthươnghiệu của Interbrand lập mô hình dự báo lợi nhuận kỳ vọng cho từng thươnghiệu có đủ tư cách được khảo sát.Con số lợi nhuận kỳ vọng thô nêu trên được trừ bớt bởi chi phí sở hữu các tài sản cố định. Cơ sở của cách tính này là lý thuyết cho rằng toàn bộ khoản thu nhập sau khi trừ chi phí tài sản cố định là do các yếu tố vô hình tác thành. Phần này là do giátrị kinh tế gia tăng do các nhân tố như bằng sáng chế, danh sách khách hàng… Khoanh vùng phần lợi nhuận do riêng yếu tố thươnghiệu đóng góp Ở bước này, các chuyên gia phải giải quyết một số câu hỏi, chẳng hạn: phải chăng người ta mua xăng Shell bởi ưa chuộng thươnghiệu Shell, hay chỉ đơn thuần do cây xăng Shell tọa lạc ở một vị trí thuận tiện? Các khảo sát thị trường kết hợp phỏng vấn giới chức lãnh đạo trong ngành giúp xác định biến số này. Phân tích sức mạnh thươnghiệu Phân tích sức mạnh thươnghiệu nhằm lượng định mức độ rủi ro ảnh hưởng đến khả năng đạt được mức lợi nhuận kỳ vọng. Interbrand dùng 7 tiêu chí để xác định sức mạnh của một thương hiệu, trong đó bao gồm địa vị thống lĩnh thị trường, sự ổn định kinh doanh, khả năng khắc phục cách trở địa lý cũng như các rào cản văn hóa. Kết quả phân tích rủi ro là cơ sở hình thành tỷ suất chiết khấu, từ đó tính được hiện giá của thương hiệu. . PHẦN THỨ 8: Ðánh giá giá trị thương hiệu ra sao? Sau khi Interbrand công bố danh sách những thương hiệu hàng đầu của thế giới, một. thắc mắc về cách thức đánh giá thương hiệu ra sao? Chúng tôi giới thiệu với bạn đọc một phương pháp đánh giá thương hiệu của Interbrand để tham khảo. Ðể đủ