Thứ hai, với việc sử dụng các chỉ số tài chính của công ty để dự báo mức độ đóng góp của thương hiệu trong tổng tài sản của công ty trong tương lai sẽ giúp cho ta có cái nhìn chính xá
Trang 1Trang 1
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH
KHOA KINH TẾ PHÁT TRIỂN CHUYÊN NGÀNH THẨM ĐỊNH GIÁ
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
THẨM ĐỊNH GIÁ TRỊ THƯƠNG HIỆU
VINCOM THEO MÔ HÌNH PHÂN TÍCH -
ĐÁNH GIÁ CỦA TỔ CHỨC INTERBRAND
GVHD : GV Nguyễn Thị Hồng Thu SVTH : Trần Hồng Phượng
Lớp : VG2 –K33
MSSV : 107207426
Tp.Hồ Chí Minh ngày 22 tháng 3
Trang 2Trang 2
MỤC LỤC:
Phần mở đầu
1 Lý do chọn đề tài ··· trang 1
2 Mục đích nghiên cứu ··· 2
3 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu ··· 2
4 Phương pháp nghiên cứu ··· 3
5 Kết cấu đề tài ··· 3
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THƯƠNG HIỆU 1 THƯƠNG HIỆU VÀ GIÁ TRỊ THƯƠNG HIỆU ··· 4
1.1 Thương hiệu và sản phẩm ··· 4
1.2 Giá trị thương hiệu ··· 5
1.3 Chức năng thương hiệu ··· 7
2 LÝ THUYẾT VỀ THẨM ĐỊNH GIÁ TRỊ THƯƠNG HIỆU ··· 7
2.1 Khái niệm giá trị thương hiệu ··· 7
2.2 Mục đích định giá giá trị thương hiệu ··· 8
2.3 Nguyên tắc định giá giá trị thương hiệu ··· 8
2.4 Quy trình thẩm định giá thương hiệu ··· 8
2.5 Các cách tiếp cận trong thẩm định giá trị thương hiệu ··· 10
Trang 3Trang 3
2.5.1 Cách tiếp cận dựa vào chi phí ··· 11
2.5.2 Cách tiếp cận dựa vào thị trường ··· 12
2.5.3 Cách tiếp cận dựa vào thu nhập ··· 13
3 THẨM ĐỊNH GIÁ TRỊ THƯƠNG HIỆU BẰNG PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH GIÁ CỦA INTERBRAND ··· 13
4 Kết luận chương 1 ··· 24
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VÀ TRIỂN VỌNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG BẤT ĐỘNG SẢN Ở VIỆT NAM ··· 25
1 Thực trạng thị trường bất động sản hiện nay ··· 25
2 Triền vọng phát triển của thị trường bất động sản ··· 27
3 Kết luận chương 2 ··· 30
CHƯƠNG III: THẨM ĐỊNH GIÁ TRỊ THƯƠNG HIỆU VINCOM THEO MÔ HÌNH PHÂN TÍCH- ĐÁNH GIÁ CỦA INTERBRAND 1.TỔNG QUAN VỀ TRUNG TÂM THƯƠNG MẠI ··· 31
1 1 Lĩnh vực kinh doanh ··· 38
1.2 Đối thủ cạnh tranh ··· 38
1.3 Mục tiêu phát triển trong tương lai ··· 42
1.4 Phân tích SWOT ··· 42
2 GIÁ TRỊ THƯƠNG HIỆU VINCOM THEO MÔ HÌNH PHÂN TÍCH – ĐÁNH GIÁ CỦA INTERBRAND 2.1 Mục đích thẩm định giá ··· 45
2.2 Cơ sở thẩm định giá ··· 45
Trang 4Trang 4
2.3 Thời điểm thẩm định giá ··· 45
2.4 Phương pháp thẩm định giá ··· 45
2.5 Trình tự định giá thương hiệu Vincom ··· 45
2.6 Bảng tóm tắt các thông số ··· 58
2.7 Kết quả tính toán ··· 60
2.8 Kết luận chương 3 ··· 61
CHƯƠNG IV: KIẾN NGHỊ TRONG HOẠT ĐỘNG THẨM ĐỊNH GIÁ TRỊ THƯƠNG HIỆU Ở VIỆT NAM HIỆN NAY ··· 62
Kiến nghị ··· 62
Hạn chế ··· 63
Kết luận chung 64
Danh mục tài liệu tham khảo 65
Danh mục website tham khảo 65
Trang 5Trang 5
Phần mở đầu
1 Lý do chọn đề tài
“Chúng tôi vẫn chưa thấy triển vọng tích cực của ngành bất động
sản vào các tháng cuối năm 2010 Sự thay đổi lớn về chính sách trong
lĩnh vực bất động sản và chính sách tiền tệ trong thời gian qua đã làm
cho thị trường kém sôi động” _( Vietstock) Đó là ý kiến chung của
các chuyên gia khi nhìn vào thị trường bất động sản năm 2010, so với
năm 2009 có một vài điểm khởi sắc nhưng không ai không nhìn thấy
sự biến động bất thường của nó, nóng sốt nhất vẫn là phân khúc thị
trường bất động sản cao cấp Sự xuất hiện ngày càng nhiều trung tâm
thương mại, khu phức hợp, khu nhà ở cao cấp làm cho thị trường luôn
ở đỉnh cao.Trong cuộc chạy đua ồ ạt đó là sự xuất hiện khá nhiều
trung tâm thương mại mới, nếu như trước kia người ta biết đến
Daimond Plaza, Cư xá Tax, Parkson,… thì nay là Lotte Mark,
Vincom Plaza, Bitexco Financial Tower, nhưng mỗi sự ra đời, mỗi
tung tâm lại có sức hút riêng đến với người tiêu dùng và giới đầu
tư.Và đâu là sức hút đó? Câu trả lời chính là nét đặc trưng của mỗi
trung tâm, chất lượng, dịch vụ, tất cả làm nên một “Thương hiệu”
Đây cũng chính là tài sản quý giá của mỗi doanh nghiệp (DN) và vấn
đề phát triển thương hiệu trở thành một trong những ưu tiên trên con
đường phát triển hiện nay
Nhưng dưới ảnh hưởng của lạm phát, sự biến động liên tục của giá
vàng và tỉ giá USD làm cho phân khúc thị trường bất động sản (BĐS)
cao cấp trở thành “cục nợ” Muốn tháo gỡ nó đòi hỏi phải có sự nhạy
bén biến đổi cũng như một chiến lược phát triển đúng đắn Bởi riêng
đối với lĩnh vực thương mại, marketing thì không cần tìm kiếm đâu
xa, mục tiêu xây dựng “ thương hiệu mạnh” là ưu tiên số 1 Khi một
doanh nghiệp có thương hiệu mạnh, doanh nghiệp (DN) sẽ dễ dàng có
được vị trí trong lòng người tiêu dùng, và từ đó DN sẽ dễ dàng phát
triển Thêm vào đó, giá trị thương hiệu giúp cho mỗi DN biết được vị
Trang 6Trang 6
thế của mình và tìm kiếm đối tác phù hợp đề cùng phát triển.Vậy “giá
trị thương hiệu” được thực tế xác định hư thế nào? Và trong việc mua
bán, chuyển nhượng thì định giá là một phần rất quan trọng và không
thể thiếu, đặc biệt đối với các tài sản có giá trị lớn và có ít có giao dịch
trên thị trường thì công tác thẩm định giá càng đóng vai trò quan trọng
hơn Nhưng trong thực tế thì công tác thẩm định giá trị thương hiệu
còn gặp nhiều khó khăn, ít được quan tâm, không được đầu tư và cả
phương pháp nghiên cứu Chính vì lẽ đó tác giả đã quyết định chọn
đề tài: “Thẩm định giá trị thương hiệu trung tâm thương mại vincom
theo mô hình phân tích _ đánh giá của tổ chức Interbrand” làm
chuyên đề tốt nghiệp nhằm xem xét vị thế thương hiệu Vincom trên
thị trường BĐS nói chung và phân khúc BĐS cao cấp
2 Mục đích nghiên cứu
Trong thế giới ngày nay, thương hiệu trở thành một khái nệm hết
sức quen thuộc Mức độ cạnh tranh trên thị trường ngày càng gay gắt
hơn, người tiêu dùng ngày càng hiểu biết và sành sỏi hơn, kéo theo đó
là sự cạnh tranh khốc liệt giữa các thương hiệu Điều đó khẳng định
tầm quan trọng của thương hiệu trong giá trị của sản phẩm cũng như
giá trị DN Tuy nhiên, cho tới nay chưa có một khái niệm thống nhất
và chính xác về thương hiệu và cả giá trị thương hiệu
Để giải quyết vấn đề dặt ra, chuyên đề đã nhằm vào những mục tiêu
3 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
Dòng tiền chính của Vincom là từ cho thuê văn phòng, mặt bằng
thương mại và bán các căn hộ Nên tác giả chọn đây là phân khúc điều
Trang 7Trang 7
tra, khảo sát thương hiệu và chọn tòa nhà Vincom Center tọa lạc tại 72
Lê Thánh Tôn, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh làm tài sản minh
họa
Báo cáo tài chính của Vincom trong 3 năm gần thời điểm nhất
(2008- 2010)
4 Phương pháp nghiên cứu
Tác giả quyết định sử dụng phương pháp định giá dựa trên tâm
lý hành vi của người tiêu dùng và các chỉ số tài chính của Interbrand
để thẩm định giá trị thương hiệu Vincom
Sỡ dĩ lựa chọn phương pháp này là có 2 lý do:
Thứ nhất, Vincom hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực thương
mại và dịch vụ Chính vì vậy để đánh giá chính xác mức độ ảnh hưởng
của thương hiệu Vincom , điều này phải do chính người tiêu dùng,
những người trực tiếp sử dụng các sản phẩm,dịch vụ hay trực tiếp đầu
tư vào Vincom
Thứ hai, với việc sử dụng các chỉ số tài chính của công ty để
dự báo mức độ đóng góp của thương hiệu trong tổng tài sản của công
ty trong tương lai sẽ giúp cho ta có cái nhìn chính xác về tầm ảnh
hưởng của nó đến hoạt động kinh doanh của công ty
5 Kết cấu đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, các
phụ lục, nội dung đề tài gồm 4 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về thương hiệu và thẩm định giá trị
thương hiệu
Chương 2: Thực trạng và xu hướng phát triển của thị trường bất
động sản
Chương 3: Thẩm định giá trị thương hiệu trung tâm thương mại
Vincom theo mô hình phân tích đánh giá của Interbrand
Chương 4: Kiến nghị trong hoạt động thẩm định giá trị thương
hiệu ở Việt Nam hiện nay
Trang 8Trang 8
1 THƯƠNG HIỆU VÀ GIÁ TRỊ THƯƠNG HIỆU
1.1 Thương hiệu và sản phẩm
Vấn đề thương hiệu hiện đang được rất nhiều doanh nghiệp quan tâm, đặc biệt trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực
đang ngày càng sâu rộng như hiện nay Thương hiệu không chỉ đơn
thuần là dấu hiệu để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của một doanh
nghiệp hay một tổ chức này với hàng hoá dịch vụ của các doanh
nghiệp và tổ chức khác, mà cao hơn, đó chính là một cơ sở để khẳng
định vị thế của doanh nghiệp trên thương trường cũng như uy tín, hình
ảnh của doanh nghiệp trong tâm trí khách hàng Tạo dựng một thương
hiệu là cả một quá trình đòi hỏi sự phấn đấu nỗ lực không ngừng và sự
đầu tư thích đáng của doanh nghiệp
Trong lĩnh vực marketing, theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia, thương hiệu ban đầu xuất phát từ vấn đề bao bì hàng hoá
Theo ghi chép của Unilever, xà bông Pears là sản phẩm được đăng ký
nhãn hiệu thương mại đầu tiên trên thế giới Do quá trình công nghiệp
hóa, các xí nghiệp sản xuất nhỏ lẻ tại địa phương dần trở thành các xí
nghiệp tập trung, sản xuất hàng hóa với số lượng lớn, và được bán ở
nhiều địa phương khác nhau Các xí nghiệp tập trung này nhận thấy
khó khăn khi bán sản phẩm, ví dụ như xà bông, tại các địa phương
cũng sản xuất xà bông với cùng cách đóng gói như họ Rõ ràng sự
đóng gói tương tự đã làm giảm tính cạnh tranh giữa các sản phẩm
cùng loại Do đó nhu cầu về nhãn hiệu thương mại ra đời Sau này, sự
khởi đầu của những thương hiệu nổi tiếng như là gạo Uncle Ben và
ngũ cốc Kellogg cũng minh hoạ cho vấn đề này Bao bì của hàng hoá
là gạo Uncle Ben và và ngũ cốc Kellogg cũng minh hoạ cho vấn đề
này Bao bì của hàng hoá cần phải thuyết phục người tiêu dùng tin
tưởng vào những hàng hoá sản xuất từ những nhà máy ở rất xa nơi họ
Trang 9Trang 9
sinh sống Campbell soup, Coca-Cola, kẹo Juicy Fruit , Aunt Jemima,
và Quaker Oats là những sản phẩm Mỹ đầu tiên được dán nhãn hiệu
để làm tăng lượng khách hàng của sản phẩm Chính vì điều này cũng
làm cho thương hiệu được hiểu theo nhiều quan điểm khác nhau Có
nhiều quan điểm về thương hiệu, có thể chia ra làm hai quan điểm
chính:
Theo quan điểm truyền thống : Thương hiệu là một cái tên,
biểu tượng, ký hiệu, kiểu dáng hay sự phối hợp của các yếu tố trên
nhằm mục đích nhận dạng sản phẩm, hay dịch vụ của một nhà sản
xuất và phân biệt với thương hiệu của đối thủ cạnh tranh Với quan
điểm truyền thống này thương hiệu được hiểu như là một thành phần
của sản phẩm và chức năng chính của thương hiệu là dùng để phân
biệt sản phẩm của mình với sản phẩm cạnh tranh cùng loại
Quan điểm truyền thống về thương hiệu tồn tại trong một thời gian khá dài cùng với sự ra đời và phát triển của ngành tiếp thị Nhưng
đến cuối thế kỷ thứ 10, quan điểm về thương hiệu có nhiều thay đổi
Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng không thể giải thích được vai trò của
thương hiệu trong nền kinh tế thế giới chuyển sang nền kinh tế toàn
cầu và cạnh tranh gay gắt
Theo quan điểm tổng hợp về thương hiệu cho rằng thương hiệu
không chỉ là cái tên hay một biểu tượng mà nó phức tạp hơn nhiều
(Davidv2002) Nó là một tập hợp các thuộc tính cung cấp cho khách
hàng mục tiêu các giá trị mà họ đòi hỏi Thương hiệu theo quan điểm
này cho rằng, sản phẩm chỉ là một thành phần của thương hiệu, chủ
yếu cung cấp lợi ích chức năng cho người tiêu dùng và nó chỉ là một
thành phần của sản phẩm Như vậy các thành phần tiếp thị hỗn hợp
(sản phẩm, giá cả, phân phối và tiếp thị) cũng chỉ là một thành phần
của một thương hiệu (Amber và Style 1996)
1.2 Giá trị thương hiệu
Có nhiều quan điểm và cách đánh giá về giá trị thương hiệu
Lassar & CTG (1995) chia ra thành hai nhóm chính, đánh giá theo
Trang 10Trang 10
quan điểm đầu tư hay tài chính và đánh giá theo quan điểm người tiêu
dùng Đánh giá thương hiệu theo quan điểm tài chính đóng góp vào
việc đánh giá tài sản của một công ty, tuy nhiên, nó không giúp nhiều
cho các nhà quản trị trong việc vận dụng và phát triển giá trị thương
hiệu Hơn nữa, về mặt tiếp thị, giá trị tài chính của thương hiệu là việc
đánh giá của người tiêu dùng về giá trị thương hiệu đó Vì vậy, nghiên
cứu này tập trung vào quan điểm thứ hai, đánh giá giá trị thương hiệu
dựa vào người tiêu dùng
Theo Keller (1993, 1998) cho rằng giá trị thương hiệu chính là kiến thức của khách hàng về thương hiệu đó Kiến thức khách hàng
này bao gồm hai thành phần chính:
Nhận biết thương hiệu
Ấn tượng về thương hiệu Theo Aaker (1991) đề nghị bốn thành phần của giá trị thương
hiệu, bốn thành phần này bao gồm:
chế, nhãn hiệu cầu chứng, mối quan hệ với kênh phân phối
Theo Lassar & Ctg (1995) đề nghị năm thành phần của giá trị thương hiệu:
Nhận xét: Các quan điểm trên đây có nhiều điểm tương đồng,
tuy nhiên cũng có một số điểm khác biệt Thứ nhất thương hiệu là môt
khái niệm đa thành phần Các thành phần này cũng có thể bao gồm
Trang 11Trang 11
nhiều thành phần còn nữa Vì vậy giá trị thương hiệu là khái niệm bậc
hai Như vậy có rất nhiều cách xây dựng giá trị thương hiệu Điều này
cho thấy rằng thương hiệu là một khái niệm phức tạp và hiện nay chưa
có sự thống nhất cao về các thành phần của giá trị thương hiệu Hai là,
có thể có sự khác biệt về giá trị thương hiệu giữa thị trường hàng tiêu
dùng và thị trường hàng công nghiệp Hơn nữa, việc xác định các biến
nào là biến thành phần của giá trị thương hiệu, biến nào là biến
nguyên nhân và kết quả của giá trị thương hiệu không phải là việc làm
Giảm chi phí tìm kiếm
Dấu hiệu của chất lượng
Lới hứa, khế ước, hợp đồng của nhà sản xuất
Những lợi ích về tâm lý người tiêu dùng
Giảm rủi ro cho người tiêu dùng
ii Đối với nhà sản xuất
Phương tiện giúp khách hàng nhận dạng sản phẩm của công ty
Tạo ra lòng trung thành của khách hàng cho sản phẩm
Là lợi thế cạnh tranh của thương hiệu
Phương tiện bảo hộ đặc biệt duy nhất của sản phẩm công ty
Khi thương hiệu đã phát triển mạnh
2 LÝ THUYẾT VỀ THẨM ĐỊNH GIÁ TRỊ THƯƠNG HIỆU
2.1 Khái niệm giá trị thương hiệu
Giá trị thương hiệu là một tập hợp các tài sản mang tính vô
hình gắn liền với tên và biểu tượng của một thương hiệu, nó góp phần
làm tăng hoặc giảm giá trị của một sản phẩm hoặc dịch vụ đối với
Trang 12Trang 12
công ty hoặc khách hàng của công ty Các thành phần chính của tài
sản này gồm: sự nhận biết về tên thương hệu; chất lượng cảm nhận
vượt trội; sự liên tưởng thương hiệu; lòng trung thành đối với thương
hiệu; các yếu tố giá trị thương hiệu khác
2.2 Mục đích của việc thẩm định giá trị thương hiệu
Thẩm định giá trị thương hiệu nhằm mục đích trao đổi, mua bán
hoặc cho thuê tài sản này, hoặc sử dụng như phần vốn góp trong các
dự án kinh doanh với các đối tác bên ngoài Bên cạnh đó việc thẩm
định giá trị thương hiệu còn có mục đích giúp chúng ta có được sự
tham chiếu cần thiết và tương đối chính xác với các thương hiệu cạnh
tranh trực tiếp hay gián tiếp trên thị trường
2.3 Các nguyên tắc trong thẩm định giá trị thương hiệu
2.3.1 Nguyên tắc sử dụng tốt nhất và hiệu quả nhất
Việc sử dụng tốt nhất và có hiệu quả nhất của tài sản
thương hiệu và đạt được mức hữu dụng tối đa trong những hoàn cảnh
kinh tế- xã hội thực tế phù hợp, có thể cho phép về mặt kỹ thuật, về
pháp lý, về tài chính và đem lại giá trị lớn nhất cho thương hiệu
2.3.2 Nguyên tắc dự tính lợi ích tương lai
Giá trị thương hiệu cũng chịu ảnh hưởng bởi việc dự kiến thị
phần của những người tham gia thị trường và những thay đổi có thể
dự tính trước trong yếu tố này cũng ảnh hưởng tới giá trị của thương
hiệu Vì vậy, việc ước tính giá trị thương hiệu luôn luôn dựa trên các
triển vọng
2.4 Quy trình thẩm định giá trị thương hiệu: Gồm 6 bước sau:
Bước 1: Xác định vấn đề
- Xác định mục tiêu thẩm định giá
- Xác định cơ sở giá trị của thẩm định giá
- Xác định tài liệu cần thiết cho việc thẩm định giá
- Xác định thời điểm thẩm định giá
Trang 13Trang 13
Bước 2: Lập kế hoạch thẩm định giá: nội dung kế hoạch phải thể
hiện những công việc cơ bản sau:
- Xác định các tài liệu cần thu thập về thị trường, về sản phẩm, tài liệu so sánh
- Xác định và phát triển nguồn tài liệu, đảm bảo nguồn tài liệu đáng tin cậy và phải được kiễm chứng
- Xác định trình tự thu thập và phân tích dữ liệu, thời hạn cho phép của trình tự phải thực hiện
- Lập đề cương báo cáo kết quả thẩm định giá
Bước 3: Tìm hiểu thương hiệu cần thẩm định và thu thập tài liệu
-Thu thập thông tin trước hết là thông tin về tư liệu từ nội bộ doanh nghiệp
-Thu thập thông tin bên ngoài doanh nghiệp đặc biệt là thị trường sản phẫm của thương hiệu, môi trường kinh doanh, nganh kinh
doanh, các đôi thủ cạnh tranh, chủ trương của nhà nước
Bước 4:Phân tích thông tin
- Phân tích thông tin tài chính của doanh nghiệp
- Phân tích thương hiệu của công ty
- Ảnh hưởng của các yếu tố vĩ mô
- Ảnh hưởng của các yếu tố vi mô
Bước 5: Xác định phương pháp thẩm định giá
Trang 14Trang 14
Bước 6: Báo cáo kết quả thẩm định giá thương hiệu
Báo cáo kết quả thẩm định giá trị thương hiệu phải nêu rõ:
- Mục đích thẩm định giá
- Mô tả thương hiệu được thẩm định giá
- Cơ sở giá trị của thẩm định giá: định nghĩa giá trị phải được nêu và xác định
mà sự vận dụng đó xét thấy là cần thiết và thích hợp thì nội dung,
những lý do vận dụng cũng cần phải được nêu rõ trong báo cáo
- Phân tích thông tin
- Kết quả thẩm định giá
- Phạm vi và thời hạn thẩm định giá
- Chữ ký và xác nhận: thẩm định viên, người ký vào báo cáo thẩm định giá chịu trách nhiệm đối với những nội dung thực hiện
trong báo cáo
2.5 Các phương pháp tiếp cận thẩm định giá trị thương hiệu
2.5.1 Cách tiếp cận dựa vào chi phí
Ý tưởng của cách tiếp cận này dựa trên việc tính toán các chi phí hàng năm cho việc maketing, cũng như các chi phí hằng năm có
liên quan khác đến thương hiệu mà doanh nghiệp đã phải bỏ ra đầu tư
để xây dựng và phát triển thương hiệu đó như: Chi phí quảng cáo;
PR/Event; khuyến mãi; tiếp thị trực tiếp; chi phí phân phối; nghiên
cứu thị trường; phát triển sản phẩm… Tổng giá trị còn lại của các
khoản chi xây dựng thương hiệu chưa khấu hao này cho ta giá trị của
thương hiệu cần thẩm định giá
Trang 15Trang 15
Cách tiếp cận dựa vào chi phí khá được yêu thích vì nó sử dụng cách
tính toán khá rõ ràng, dễ hiểu, có thể được thực hiện mà không cần
những cá nhân xuất sắc
Tuy nhiên, cách tiếp cận này cũng có những vấn đề Một là, chi
phí không phải lúc nào cũng tạo ra giá trị, điều này có nghĩa là không
nhất thiết rằng một thương hiệu sẽ càng có giá trị hơn khi tài nguyên
đầu tư vào nó càng nhiều bởi thực tế cho thấy có một vài thương hiệu
vẫn mạnh mặc dù sự đầu tư vào chúng thì tương đối thấp Hai là, việc
gắn chi phí lên thương hiệu có thể dẫn đến những sai sót trong tính
toán và những kết quả không chính xác bởi cách tiếp cận này chỉ tính
đến giá trị dựa vào các dữ liệu trong quá khứ mà không xét đến giá trị
tương lai cũng như những tiềm năng thành công của thương hiệu tức
là chỉ chú trọng đến yếu tố đầu vào trong khi giá trị của thương hiệu
lại hướng đến kết quả đầu ra thực tế Ba là, phương pháp này quá
nhấn mạnh đến chi phí thay thế liên quan đến việc hình thành thương
hiệu mà các chi phí này được thiết lập phụ thuộc chủ yếu vào việc thu
thập ý kiến củacác chuyên gia do đó mà kết quả giá trị thương hiệu
tính toán được không có tính vững chắc
2.5 2 Cách tiếp cận dựa vào thị trường
Cách tiếp cận này thì cho rằng thương hiệu có thể bán và thu được tiền Điều này cho rằng tồn tại thị trường thương hiệu cũng như
tồn tại sự buôn bán thương hiệu được làm một cách khá đầy đủ và rõ
ràng, nó đưa ra những khuôn mẫu để tham khảo mức giá bán – giá
mua cho người bán lẫn người mua thương hiệu đó
Thông thường giá bán của thương hiệu được tính thông qua việc sử dụng giá đã giao dịch thành công, hay giá giao dịch phổ biến
trên thị trường của thương hiệu so sánh (thương hiệu có đặc điểm khá
tương đồng với thương hiệu cần thẩm định giá) như là một điểm bắt
đầu Giá trị của thương hiệu so sánh được điều chỉnh lên hoặc xuống
theo từng yếu tố so sánh khác nhau với thương hiệu cần thẩm định giá
Trang 16Trang 16
và được tính thích hợp theo giá trị thị trường nhằm tìm ra giá bán
thích hợp của thương hiệu cẩn thẩm định giá
Ưu điểm của cách tiếp cận này là nó có cơ sở khá vững chắc,
dễ dàng được công nhận vì nó dựa vào các chứng cứ thu thập được
trên trị trường
Tuy nhiên nếu thẩm định giá trị thương hiệu dựa trên cách này
cũng gặp phải những vấn đề sau: Thứ nhất, bắt buộc thẩm định viên
phải thu thập được các thông tin thực tế khách quan trên thị trường,
mà điều này chỉ có thể thực hiện được dễ dàng nếu thông tin trên thị
trường được công khai, minh bạch rõ ràng Thứ hai, các dữ liệu thu
thập được trên thị trường lại mang tính lịch sử là chủ yếu Thứ ba, do
tính chất đặc biệt mà mỗi thương hiệu được tạo dựng mang một nét
đặc trưng riêng của thương hiệu đó nên việc tìm một thương hiệu
tương tự với thương hiệu cần thẩm định giá để tiến hành so sánh là hết
sức khó khăn
2.5.3 Cách tiếp cận dựa vào thu nhập
Ý tưởng của cách tiếp cận này là xác định xem thương hiệu đã mang lại cho doanh nghiệp khoản thu nhập là bao nhiêu trong quá khứ
và sẽ còn mang lại bao nhiêu thu nhập trong tương lai Việc chiết khấu
các dòng thu nhập hằng năm đó về hiện tại với hệ số chiết khấu phù
hợp được xem như là giá trị của thương hiệu Như vậy giá trị của
thương hiệu là thu nhập mà thương hiệu có thể mang về cho doanh
nghiệp chủ sở hữu của thương hiệu
Mặt tích cực của cách tiếp cận này cho thấy rằng giá trị thương hiệu không chỉ được rút ra ở thời điểm dự đoán mà còn ở thời điểm xa
hơn nữa để có thể phản ánh khả năng tạo ra nguồn thu nhập liên tục
trong tương lai của thương hiệu Đồng thời việc tính toán giá trị
thương hiệu hoàn toàn dựa vào các chỉ số tài chính nên rất khoa học
Tuy nhiên nếu tiếp cận theo cách này thì nhiều khi sản phẩm có thương hiệu không tạo ra được thu nhập cao hơn, cũng như bỏ qua các
yếu tố khác như chi phí hoặc thị phần hoặc tính kinh tế theo quy mô
Trang 17Trang 17
Đồng thời, việc thu thập các tham số để tính toán sẽ gặp nhiều khó
khăn đòi hỏi cán bộ định giá phải có trình độ am hiểu về tài chính
doanh nghiệp Bên cạnh đó, do việc ước tính dòng tiền tương lai nên
các thông số để xây dựng dòng tiền tương lai chỉ là phỏng đoán, phụ
thuộc nhiều vào trình độ của cán bộ thẩm định Hơn nữa, do mô hình
sử dụng 2 giai đoạn tăng trưởng để tính toán nên nhiều khi việc phản
ánh mang tính cứng nhắc, không linh hoạt
3 THẨM ĐỊNH GIÁ TRỊ THƯƠNG HIỆU BẰNG PHƯƠNG
PHÁP ĐỊNH GIÁ CỦA INTERBRAND
Như đã trình bày ở trên có tổng cộng 3 cách tiếp cận thẩm định
giá trị của thương hiệu: Cách tiếp cận dựa vào chi phí, cách tiếp cận
dựa vào thị trường, và cách tiếp cận dựa vào thu nhập Ứng với mỗi
cách tiếp cận có rất nhiều phương pháp cũng như mô hình được sử
dụng để đánh giá giá trị đóng góp của thương hiệu trong cơ cấu tài sản
của doanh nghiệp nhưng phổ biến vẫn là nghiên cứu ước lượng tài sản
thương hiệu dựa vào thu nhập với việc sử dụng các chỉ số tài chính
Và tác giả quyết định chọn phương pháp thẩm định giá trị thương hiệu
Vincom trên cơ sở tài chính doanh nghiệp và tâm lý người tiêu dùng
bằng mô hình Interbrand
Trước hết Interbrand là một tổ chức có uy tín hàng đầu về định giá thương hiệu Tổ chức này nghiên cứu và sử dụng giá trị “kinh tế”
của thương hiệu, bao gồm cả yếu tố marketing và yếu tố tài chính
trong việc định giá thương hiệu:
Nguyên tắc marketing liên quan đến chức năng thương mại mà
thương hiệu thực hiện trong doanh nghiệp Đầu tiên, thương hiệu góp
phần tạo ra sức cầu trong tiêu dùng Sức cầu tiêu dùng sẽ chuyển
thành doanh số thông qua việc mua hàng ở số lượng, giá cả và tần suất
mua nhất định (mức độ thường xuyên) Thứ hai, thương hiệu góp phần
duy trì sức cầu trong dài hạn (thu hút lòng trung thành) thông qua việc
giữ chân khách hàng cũ và việc tái mua hàng của họ.Ở khía cạnh tài
chính, giá trị thương hiệu liên quan đến việc ước lượng khoản thu
Trang 18Trang 18
nhập mong đợi trong tương lai có được nhờ thương hiệu và quy nó về
hiện giá (NPV) Các khoản thu nhập tương lai của thương hiệu sẽ
được nhận diện và chiết khấu về hiện tại với tỷ suất chiết khấu phản
ánh mức độ rủi ro của khoản thu nhập này
Ý tưởng cơ bản của việc xác định giá trị thương hiệu theo phương pháp này, thẩm định viên cần phải thực hiện 2 công việc cơ
cách chiết khấu dòng thu nhập này về hiện tại với suất chiết khấu
phản ánh được độ rủi ro của thu nhập kỳ vọng trong tương lai có
được nhờ thương hiệu
Các bước tiến hành khi định giá thương hiệu bằng mô hình của
Interbrand
Nguồn: Giáo trình thẩm định giá trị thương hiệu
Phân khúc thị trường của thương
hiệu
Phân tích tài chính
Giá trị kinh tế gia tăng (EVA)
Phân tích cầu
Chỉ số vai trò của thương hiệu(RBI)
Phân tích sức mạnh thương hiệu
Chỉ số sức mạnh
thương hiệu
Dòng thu nhập của thương hiệu
Suất chiết khấu của thương hiệu
GIÁ TRỊ HIỆN TẠI CỦA THƯƠNG HIỆU
Trang 19hay dịch vụ, kênh phân phối, mẫu tiêu dùng, sự phức tạp trong mua sắm,
bằng sáng chế, khu vực địa lý, khách hàng hiện tại và khách hàng
mới… Vì thương hiệu có ảnh hưởng khác nhau ở các phân khúc khác
nhau, nên việc tính toán phải được thực hiện ở từng phân khúc riêng và
tổng giá trị của các phân khúc sẽ hợp thành tổng giá trị của thương hiệu
Phân khúc thị trường được hiểu là chia thị trường thành những đoạn khác nhau mà trong đó ứng với mỗi đoạn sẽ có một mặt hàng nhất
định cho một nhóm người nhất định Người ta gọi các đoạn phân chia đó
là phân khúc thị trường, tức là một nhóm người tiêu dùng có phản ứng
như nhau đối với cùng một tập hợp những kích thích của marketing Và
phân khúc thị trường chính là quá trình phân chia người tiêu dùng thành
nhóm trên cơ sở những điểm khác biệt như nhu cầu về tính cách hay
hành vi
Bản chất của Phân khúc thị trường chính là phân chia theo những tiêu thức nhất định thị trường tổng thể quy mô lớn, không đồng
nhất, muôn hình muôn vẻ về nhu cầu thành các nhóm (đoạn, khúc) nhỏ
hơn đồng nhất về nhu cầu
Doanh nghiệp Việt Nam hoặc phạm lỗi phân khúc thị trường quá to hoặc có khi lại quá nhỏ khiến kinh doanh không hiệu quả Hậu
quả này là do các doanh nghiệp không biết cách áp dụng các cách thức
phân khúc thị trường theo những tiêu chuẩn đã được nghiên cứu
Các chuyên gia marketing tiến hành phân khúc thị trường theo
3 cách là: chia thị trường thành nhóm theo nhân khẩu học, nhóm nhu
Trang 20Trang 20
như “phụ nữ tuổi từ 35-50” Điều này có điểm thuận lợi là dễ tiếp cận họ
Điều bất lợi là không có cơ sở nào để tin rằng các phụ nữ trong nhóm
này có nhu cầu giống nhau hãy sẵn sàng để mua hàng
Nguồn:
http://chongtham.vn/vn/news/detail/ban-biet-gi-ve-phan-khuc-thi-truong-/195
Phân khúc thị trường thành những nhóm nhu cầu (need groups): nhấn mạnh phân đoạn thị trường dựa trên tiêu thức nhu cầu của
người tiêu dùng, vi dụ như phụ nữ thường thích dùng xe máy hình thức
đẹp, nhẹ, tốc độ vừa phải, dễ điều khiển trong khi đó nam giới lại ưa
chuộng các loại xe phân khối lớn, tốc độ cao, dáng khỏe….Các nhà
nghiên cứ marketing còn kết hợp cả đặc điểm nhân khẩu học và tâm lý
học khi tiến hành phân khúc thị trường theo nhóm nhu cầu bởi nhờ đó họ
xác định chính xác hơn thị trường mục tiêu
Phân khúc thị trường theo các nhóm hành vi (behavior groups):
tiến hành phân chia thị trường người tiêu dùng theo các nhóm đồng nhất
về các đặc tính như: Lý do mua sắm, lợi ích tìm kiếm, tính trung thành,
số lượng và tỷ lệ sử dụng, cường độ tiêu thụ…Các nhà marketing cho
rằng nghiên cứu về các đặc tính của hành vi ứng xử của người tiêu dùng
là khởi điểm tốt nhất để hình thành các đoạn thị trường
Trang 21Trang 21
Bước 2: phân tích tài chính (Financial Analysis) để tính giá trị
kinh tế gia tăng (EVA) của dòng doanh thu sản phẩm có gắn thương hiệu
ước tính qua các năm
Xác định và dự báo doanh thu, cũng như lợi nhuận kiếm được
từ tài sản vô hình có được nhờ thương hiệu cho những phân khúc đã
được xác định, bằng cách lấy tổng doanh thu của doanh nghiệp trừ đi chi
phí sản xuất, chi phí hoạt động, thuế và các loại chi phí khác
Ta tiến hành ước tính giá trị kinh tế gia tăng (EVA) theo bảng sau
Bảng 2.3: Ước tính giá trị kinh tế gia tăng (EVA)
Doanh thu ròng của sản phẩm có thương hiệu (1)
Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp (4)
Thu nhập hoạt động ròng sau thuế (EBIT(1-t)) (5)
Nguồn: giáo trình thẩm định giá thương hiệu
Tổng vốn hoạt động = VLĐ ròng + TSCĐ hoạt động (loại trừ ảnh hưởng của tài sản và vốn không hoạt động)
VLĐ ròng = Tất cả tài sản lưu động không được hưởng lãi – Tất cả nợ ngắn hạn không phải trả lãi = Tài sản hoạt động – Nợ phải trả
hoạt động
VLĐ ròng = (Tiền mặt + Khoản phải thu + Tồn kho) – (Phải trả người bán + Phải trả khác)
Bước 3: Tách dòng thu nhập chỉ do thương hiệu mang lại
Có khá nhiều phương pháp tách dòng thu nhập thương hiệu mang lại như: phương pháp kinh tế lượng của Jerry Bubin, phương pháp
Trang 22Trang 22
tách theo mô hình ABV của GFK…… Tuy nhiên tác giả quyết định sử
dụng cách tách dòng thu nhập này bằng hệ thống chỉ số Index của
Interbrand
Trong bước này chúng ta cần phải thực hiện phân tích như cầu (Demand Analysis) để đo lường sự ảnh hưởng của thương hiệu đến nhu
cầu của khách hàng ngay tại thời điểm mua hàng, từ đó ta xác định được
tỷ lệ % đóng góp của thu nhập vô hình có được nhờ thương hiệu, thường
gọi là chỉ số “vai trò thương hiệu” (Role of Brand Index)
Chỉ số này được tính bằng cách xác định những xu hướng nhu cầu khác nhau về sản phẩm có gắn thương hiệu, sau đó xác định mức độ
mà mỗi xu hướng chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi thương hiệu Nói cách
khác, chỉ số này đại diện cho phần trăm (%) tài sản vô hình được tạo ra
bởi thương hiệu hay thương hiệu đóng góp bao nhiêu % trong lợi nhuận
kiếm được từ tài sản vô hình Thu nhập của thương hiệu bằng chỉ số “vai
trò của xây dựng thương hiệu” nhân với thu nhập vô hình Đây được xem
là bước phức tạp nhất trong quá trình định giá thương hiệu
Các bước thực hiện nhằm tiến hành cách tách dòng thu nhập
do thương hiệu mang lại bằng chỉ số Index của Interbrand
Lập mẫu khảo sát khách hàng nhằm xác định tỷ lệ của những
thành phần cấu thành nên thương hiệu đối với quyết định mua hàng của
hãng (tiêu biểu phương pháp xây dựng hệ thống index của InterBrand)
Bảng 2.4: Xác định những thuộc tính cấu thành nên thương hiệu
Thu
ộc
tính
Thương hiệu thẩm định
Thư ơng hiệu khá
c
Tổn
g mẫu
Trang 23 Đánh giá mức độ quan trọng của những thành phần cấu thành
nên thương hiệu do khách hàng bình chọn
Bảng 2.5: Xác định mức độ quan trọng của các thuộc tính cấu thành
thương hiệu
Mức độ quan trọng
Tính tỷ lệ về số người đánh giá mức độ quan trọng các thành phần
theo thứ tự quan trọng giảm dần từ 1 5 khi sử dụng thương hiệu
Bảng 2.6: Xác định tỷ lệ đánh giá mức độ quan trọng của các thuộc
tính
Mức độ quan trọng
Trang 24Trang 24
Tính trọng số của các tiêu chí đánh giá mức độ quan trọng khi sử
dụng dịch vụ của hãng bằng cách cho điểm ngược lại Quan trọng nhất được n
điểm, quan trọng thứ 2 cho (n-1) điểm, cho đến quan trọng thứ n được 1 điểm
Sau đó lấy phần trăm tính được ở trên nhân với điểm vừa cho, cộng tất cả lại
rồi đem chia cho tổng số điểm, ta được bảng sau
Bảng 2.6: Xác định trọng số của các tiêu chí đánh giá
Tính chỉ số vai trò thương hiệu bằng cách lấy trọng số này nhân
với tỷ lệ số người chọn dịch vụ của hãng (mà không chọn dịch vụ của
hãng khác) ta được chỉ số vai trò của thương hiệu
Bảng 2.7: Xác định chỉ số vai trò thương hiệu
Trang 25Trang 25
Bước 4: Xác định “sức mạnh thương hiệu” (Brand Power Score) và
“lãi suất chiết khấu” Theo Interbrand thì sức mạnh của thương hiệu dựa
vào 7 yếu tố các thang điểm như sau:
Bảng 2.8: Các yếu tố sức mạnh thương hiệu theo Interbrand
Tính dẫn đầu (Brand leadership) 25
Hoạt động hỗ trợ (Brand support) 10
Tổng cộng (Sức mạnh thương hiệu) 100
Điểm “sức mạnh thương hiệu” được tính bằng tổng điểm của 7
yếu tố trên Tuy nhiên, tùy vào từng ngành, lĩnh vực kinh doanh khác
nhau mà tiêu chí này sẽ có sự linh động, khi cần thiết mỗi tiêu chí này có
thể phân tích thành những tiêu chí thành phần khác nhau “Chỉ số sức
mạnh thương hiệu” thể hiện độ ổn định của khả năng sinh lời của thương
hiệu, độ ổn định của chính thương hiệu
Chúng ta cần phân tích SWOT, phân tích những điểm mạnh và
điểm yếu, cơ hội và thách thức của thương hiệu nhằm xác định lãi suất
chiết khấu Lãi suất chiết khấu là lãi suất phản ánh rủi ro của thu nhập kì
vọng trong tương lai có được nhờ thương hiệu Căn cứ chỉ số sức mạnh
thương hiệu ngành (Những thương hiệu cạnh tranh), Interbrand xây dựng
mối tương quan giữa chỉ số sức mạnh thương hiệu với tỷ lệ chiết khấu
ứng với thị trường trong ngành của thương hiệu đang xét Đây là bài toán
thị trường không dễ thực hiện ở nước ta Trên cơ sở mối tương quan này,
chúng ta xác định tỷ lệ chiết khấu cho thu nhập thương hiệu khi biết “chỉ
số sức mạnh” của thương hiệu đang xét Phương pháp này khó áp dụng
Trang 26Trang 26
hiệu quả ở Việt Nam vì thị trường còn thiếu các căn cứ để tạo ra các cơ
sở cho việc ứng dụng phương pháp này
Sau khi cho điểm sức mạnh thương hiệu việc xác định “lãi suất
chiết khấu” dựa vào phương trình đường cong S so với trục tung thể hiện
lãi suất chiết khấu, trục hoành thể hiện điểm “sức mạnh thương hiệu”
Điểm “sức mạnh thương hiệu” càng cao thì tỷ lệ “lãi suất chiết khấu”
càng nhỏ Điểm tối đa là 100 thì lãi suất chiết khấu là 5%, còn khi điểm
số của thương hiệu là 0 thì lãi suất chiết khấu là vô hạn Tuy nhiên việc
có được đường cong S gặp khó khăn cho nên sinh viên sẽ ước tính suất
chiết khấu theo hai cách khác: phân tích chỉ số Brand Beta và chi phí sử
dụng vốn bình quân trọng số
1 Phân tích brand beta để xác định suất chiếc khấu: Phân tích
brand beta dựa vào phân tích lãi suất kết hợp:
Lãi suất vay không rủi ro
Rủi ro tài sản cộng thêm
Đo lường rủi ro ngành
Brand beta dựa vào
Sự vững chắc và phát triển thương hiệu
So sánh với thương hiệu cạnh tranh
Bảng 2.9: Bảng cho điểm trong phân tích brand beta
6 Hỗ trợ của các hoạt động
marketing
0-100
Nguồn: giáo trình thẩm định giá thương hiệu
Trang 27Trang 27
Điểm số được cho dựa vào 8 tiêu chí khách quan đều là những
đánh giá uy tín cho thương hiệu, thường cách đánh giá cổ điển là hướng
đến lãi suất mà tại đó ngân hàng sẽ cho khách hàng vay
Đánh giá Brand beta xác định tỷ lệ lãi suất ngầm trong định giá
trị thương hiệu:
Một thương hiệu trung bình là thương hiệu có điểm brand beta
là 50, sẽ sử dụng lãi suất chiết khấu cho ngành của nó trên thị trường
Theo lý thuyết thương hiệu có điểm số brand beta bằng 100 thì
sẽ có lãi suất rủi ro bằng 0 Một thương hiệu có brand beta bằng 0 sẽ có
lãi suất rủi ro gấp đôi thị trường Đây là một trường hợp không thể xảy ra
vì nếu có xảy ra là chỉ khi thương hiệu đó có dấu hiệu nguy hiểm trong
việc rút lui ra khỏi thị trường
Bảng 2.6: Sơ đồ Brand Beta Axis
2 Cách tính suất chiết khấu dựa vào chi phí sử dụng vốn bình quân
có trọng số WACC theo phương pháp trực tiếp
Chi phí vốn bình quân có trọng số được tính theo công thức:
Trang 28Trang 28
Trong đó re được tính theo công thức : Re = Rf +βi(Rm-Rf) (mô
hình CAPM)
Rf : suất sinh lợi đầu tư không rủi ro, suất sinh lợi của lãi suất
trái phiếu chính phủ kì hạn 2 năm
Rm : suất sinh lợi của thị trường, suất sinh lợi của VN – Index
lịch sử
βi : hệ số đo lường rủi ro
Bước 5: Xác định giá trị thương hiệu (Brand Value Calculation)
Giá trị thương hiệu chính là giá trị hiện tại (NPV) của các dòng
tiền do thương hiệu tạo ra, trong đó tỷ lệ chiết khấu được xác định bởi
chỉ số sức mạnh của thương hiệu Giá trị hiện tại không chỉ rút ra ở thời
điểm dự đoán mà còn ở thời điểm xa hơn nữa để có thể phản ánh khả
năng tạo ra nguồn thu nhập liên tục trong tương lai của thương hiệu
Giá trị tạo ra bởi sản phẩm có thương hiệu luôn cao hơn giá
trị của sản phẩm tương tự nhưng không có thương hiệu
4 Kết luận chương 1
Như vậy, ứng với nét đặc trưng từng ngành nghề, lĩnh vực
mà ta có thể có cách tiếp cận khác nhau, và ứng dụng phương pháp
thẩm định giá trị thương hiệu phù hợp nhất (ở đây ta sử dụng
phương pháp phân tích- đánh giá của tổ chức Interbrand )để có thể
đưa ra giá trị thương hiệu thực tế Ta sẽ tiếp chương 2 để xem xét
bao quát về tình hình bất động sản trong nước hiện nay như thế nào
dưới tác động của lạm phát và suy thoái kinh tế thế giới,để từ đó có
cái nhìn cơ bản về vị trí của công ty bất động sản mà ta đang tiến
hành thẩm định giá trị thương hiệu
Trang 29Trang 29
TRIỂN CỦA THỊ TRƯỜNG BẤT ĐỘNG SẢN
1 Thực trạng thị trường bất động sản hiện nay
Điểm nổi bật của thị trường bất động sản trong những tháng đầu
năm 2010 là việc áp dụng Nghị định số 71 từ ngày 08/08/2010 đã hạn
chế nhất định sự tham gia của giới đầu cơ, và vì vậy làm cho thị trường
bất động sản ít có khả năng phục hồi trong ngắn hạn Không những vậy,
sự thiếu vắng bộ phận này sẽ làm cho thị trường bất động sản trong thời
gian tới có khả năng chững lại Tuy vậy, về dài hạn Nghị định 71 sẽ
minh bạch hóa thị trường, giúp hoạt động đầu tư trở nên chuyên nghiệp
hơn
Sự biến động giá vàng và USD trong thời gian qua đã kìm hãm
đà phục hồi của thị trường bất động sản Giá vàng tăng mạnh, kết hợp
với việc giảm giá đồng nội tệ đã đẩy giá bán bất động sản tính theo giá
vàng và USD tăng cao Đây là lực cản lớn cho thị trường bất động sản
trong ba quý đầu năm 2010 và dự báo sẽ tiếp tục ảnh hưởng trong thời
gian tới
Lãi suất trong nước tiếp tục đứng ở mức cao Mặt bằng lãi suất
hiện tại vào khoảng 15%-16% đối với các khoản vay trung và dài hạn
Mức lãi suất khá cao này đã hạn chế dòng vốn chảy vào bất động sản
1.1 Thị trường căn hộ, nhà ở
Giá USD và vàng tăng cao đã tiếp tục kìm hãm giao dịch, hầu
hết giao dịch ở phân khúc bất động sản cao cấp đều được tính theo USD
hay theo giá vàng Trong 10 tháng đầu năm, thị trường đã chứng kiến
nhiều đợt tăng giá mạnh của vàng và USD Điều này đã khiến cho giá
bán các loại bất động sản tính theo vàng và USD tăng lên rất mạnh và
hạn chế đáng kể đến sự sôi động trong giao dịch
Điểm nóng vẫn là phân khúc nhà giá thấp, phân khúc nhà ở giá thấp
có diện tích 60-80 m2 được sự quan tâm của người tiêu dùng và giới đầu
Trang 30Trang 30
tư, đặc biệt là căn hộ có giá từ 600-800 USD/m2 Tại TP HCM , nguồn
cung nhà giá thấp bùng nổ tại các quận Bình Tân, Bình Thạnh, Tân Phú,
Thủ Đức và quận 2, 7 Gần đây, các dự án phát triển theo đại lộ Đông
Tây tăng giá khá mạnh Một số doanh nghiệp như CTCP Đầu tư Năm
Bảy Bảy và CTCP Vạn Phát Hưng nắm bắt được xu hướng và đã có
những dự án nhà cho người có thu nhập thấp dọc theo trục đại lộ này
Cạnh tranh tiếp tục tăng cao, hầu hết các công ty kinh doanh bất
động sản đã có sự thay đổi trong chiến lược, khi chuyển mạnh sang phân
khúc nhà giá thấp, điển hình là CTCP Bê Tông & Xây dựng Vinaconex
Xuân Mai Dự kiến trong thời gian tới, nguồn cung ở phân khúc này sẽ
tiếp tục tăng cao, và mức độ cạnh tranh sẽ tiếp tục khốc liệt
1.2 Văn phòng cho thuê
Nguồn cung thị trường văn phòng cho thuê gia tăng mạnh trong 10
tháng đầu năm Trong năm 2010, thị trường văn phòng cho thuê tiếp tục
chứng kiến một loạt các dự án lớn được đưa vào sử dụng như: tòa nhà
Vincom Center Tower, Bảo Việt… Tòa nhà Bitexco Financial Tower đi
vào hoạt động sẽ cung cấp khoảng 50,000 m2 văn phòng cho thuê, hơn
5,000 m2 trung tâm thương mại, đáp ứng nhu cầu làm việc của gần
10,000 người Dự báo nguồn cung văn phòng cho thuê tiếp tục gia tăng
mạnh trong vòng 3 năm tới
Công suất cho thuê đạt mức cao, Thị trường bất động sản văn
phòng cho thuê vẫn còn dấu hiệu đóng băng trong những tháng đầu năm
Tuy nhiên, công suất cho thuê trung bình của ngành đạt 85% diện tích
bao phủ, tỷ lệ này bình ổn so với các quý trước Trong đó nổi bật nhất là
CTCP Cơ Điện lạnh, có tỷ lệ cho thuê luôn đạt trên 95%. Mặc khác, giá
cho thuê có xu hướng giảm nhẹ về cuối năm, theo thống kê của Savills
giá thuê trong quý 3 có xu hướng giảm nhẹ so với các quý trước Cụ thể,
giá thuê văn phòng hạng A là 57 USD/m2, hạng B là 33 USD/m2, hạng
C là 22 USD/m2 giảm nhẹ từ 2%-3% so với các tháng trước Nguồn
cung mặt bằng bán lẻ tăng mạnh nhưng công suất thuê luôn đạt ở mức
cao
Trang 31Trang 31
1.3 Thị trường mặt bằng cho thuê
Về thị trường mặt bằng , theo số liệu thống kê gần đây, hơn
90% mặt bằng bán lẻ ở Hà Nội đã được lấp đầy Chúng tôi cho rằng thị
trường mặt bằng bán lẻ tiếp tục tăng cao khi nền kinh tế phục hồi Và tại
thành phố Hồ Chí Minh công suất trung bình đạt 94%, giảm nhẹ 2% so
với quý trước, giá thuê giảm gần 9% so với quý trước đó Ngoài vị trí
thuận lợi và tiện tích, việc quản lý chuyên nghiệp trở thành một trong
những yếu tố quan trọng quyết định sự thành công trên thị trường này
2 Triển vọng phát triển thị trường bất động sản
Giới chuyên gia cho rằng thị trường bất động sản khó có khả năng
phục hồi trong ngắn hạn, khi các yếu tố về chính sách không ủng hộ cho
sự tăng trưởng trong ngắn hạn của thị trường
Với áp lực lạm phát và giảm giá tiền tệ, nhiều khả năng chính sách
tiền tệ thắt chặt sẽ tiếp tục duy trì trong quý 4/2010 và quý 1/2011 Việc
giảm lãi suất trong thời gian tới sẽ trở nên khó khăn hơn và là lực cản đối
với dòng tiền chảy vào thị trường bất động sản
Đà tăng của giá vàng và USD vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại Một số
nhận định cho rằng tỷ giá USD và vàng có thể tiếp tục tăng cao vào các
tháng cuối năm Dòng tiền sẽ bị phân tán sang hoạt động đầu tư vào USD
và vàng Đồng thời giá USD và vàng tăng cao sẽ làm cho giá bán bất
động sản tiếp tục tăng cao, hạn chế sự tiếp cận của phía cầu
Triển vọng dài hạn của thị trường bất động sản đến từ khả năng duy
trì tốc độc phát triển kinh tế của Việt Nam Tốc độ tăng trường GDP của
năm 2010 dự kiến đạt 6.5%, và định hướng trong năm 2011 tốc độ tăng
trưởng GDP có thể đạt 7.5% Đây chính là yếu tố quan trọng để ổn định
và phát triển thị trường bất động sản Ngoài ra, tốc độ tăng trưởng kinh tế
và dân số của Việt Nam đang ở mức cao Đến năm 2030, dự kiến dân số
sống tại Hà Nội sẽ gần 10 triệu người và tại Thành phố Hồ Chí Minh là
hơn 12 triệu người Nếu tính theo tiêu chuẩn diện tích nhà ở bình quân
15 m2/người thì trong giai đoạn 2010 - 2030, hai thành phố lớn này sẽ
cần phải cần thêm khoảng 160 triệu m2 nhà để đáp ứng được nhu cầu
Trang 32Trang 32
nhà ở Đây cũng chính là cơ sở quan trọng để các doanh nghiệp trong
ngành tiếp tục mạnh dạn đầu tư vào các dự án địa ốc tiềm năng
Trong thời gian tới, các dự án bất động sản sẽ tiếp tục được hưởng
lợi từ quy hoạch và cải tạo cơ sở hạ tầng Tại Hà Nội, trục đường Láng -
Hòa Lạc và quốc lộ 32 hiện đang được mở rộng Việc hoàn thiện cơ sở
hạ tầng sẽ tạo điều kiện cho thị trường phía Tây Hà Nội tăng trưởng
mạnh Một số công ty như CTCP Đầu tư Đô thị & KCN Sông Đà , CTCP
Phát triển Đô thị Từ Liêm và CTCP Tập đoàn Hà Đô hiện đang nắm giữ
nhiều quỹ đất sạch quanh các trục đường này sẽ có cơ hội phát triển dự
án thuận lợi
Trong khi đó, Thành phố Hồ Chí Minh sẽ phát triển theo mô hình đa
trung tâm với các trung tâm mới đã được xác định là Thủ Thiêm, Nam
Sài Gòn, Tây Bắc Củ Chi và Tân Kiên Các công trình hạ tầng giao
thông hiện nay như Đại lộ Đông Tây (Giai đoạn 1), Cầu Phú Mỹ, Cầu
Thủ Thiêm đã hoàn thành và hầm chui qua sông Sài Gòn (quý 1/2011),
toàn tuyến Đại lộ Đông Tây (quý 2/2011), đường cao tốc Sài Gòn - Long
Thành - Dầu Giây (2013), tuyến metro Bến Thành – Suối Tiên đang
được đầu tư triển khai
Những dự án này sẽ làm thay đổi cấu trúc đô thị, thu hút lượng vốn
đầu tư lớn trong những năm sắp tới Sự thuận tiện đi lại từ trung tâm
thành phố ra ngoại thành sẽ làm tăng thêm giá trị các dự án tại khu vực
Quận 2, Quận 9, Huyện Bình Chánh, Huyện Nhà Bè Điều này sẽ mở ra
cơ hội cho các công ty bất động sản đang sở hữu các dự án tại các khu
vực này như CTCP Hoàng Anh Gia Lai, CTCP Địa Ốc Sài Gòn Thương
Tín, CTCP Đầu tư và Kinh doanh nhà Khang Điền, CTCP Đầu tư Năm
Bảy Bảy , CTCP Đầu tư Xây dựng Bình Chánh
2.1 Thị trường căn hộ, nhà ở
Căn hộ cao cấp có thể sẽ tiếp tục đóng băng, không có sự gia tăng
trong nguồn cung, nhưng cầu vẫn không được cải thiện dù giá đã có
giảm so với những tháng đầu năm Nhiều nhận định cho rằng thị trường
căn hộ cao cấp sẽ tiếp tục đóng băng khi thiếu vắng sự tham gia của giới
Trang 33Trang 33
đầu cơ Một sự cải thiện đáng kể chỉ có thể diễn ra vào giữa năm 2011
khi nền kinh tế đã phục hồi thật sự và chính sách tiền tệ được nới lỏng
trở lại
Cạnh tranh ngày càng gia tăng tại phân khúc nhà giá thấp, hầu hết
các công ty bất động sản đều đang có chiến lược tập trung vào phân khúc
nhà giá thấp Vì vậy, trong thời gian tới các dự án nhà thu nhập thấp
đồng loạt tung ra sẽ tạo nên một làn sóng cạnh tranh rất mạnh trên thị
trường này
Chúng tôi cho rằng giá khó có khả năng tăng khi dự kiến có khoảng
10,300 căn hộ tiếp tục tung ra thị trường vào năm sau Tại Thành phố Hồ
Chí Minh nguồn cung vẫn tập trung chủ yếu ở Quận 8, dọc theo Đại lộ
Đông Tây
2.2 Thị trường văn phòng cho thuê
Nguồn cung tiếp tục gia tăng trong thời gian tới, tại Thành phố Hồ Chí
Minh, nguồn cung văn phòng cho thuê tăng thêm chủ yếu tập trung ở
Quận 1 và Quận 7 Kinh tế Việt Nam dự báo sẽ có sự phát triển ổn định
và ngày càng thu hút nhiều công ty nước ngoài Nhu cầu về văn phòng
cho thuê sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới Với nhu cầu mở rộng của
các doanh nghiệp trong nước, chúng tôi cho rằng văn phòng hạng C tiếp
tục có lợi thế hơn so với hạng A, B
2.3 Thị trường mặt bằng bán lẻ
Giá thuê mặt bằng bán lẻ có khả năng giảm do cạnh tranh và nguồn
cung mới tiếp tục gia tăng trong thời gian tới Tại Thành phố Hồ Chí
Trang 34Trang 34
Minh, nguồn cung tương lai dự kiến tiếp tục tập trung vào Quận 1 và
Quận 7 với các trung tâm mới đang trong giai đoạn hoàn thành
Với những cam kết gia nhập WTO, các doanh nghiệp nước ngoài
càng dễ dàng tham gia vào thị trường bán lẻ Việt Nam Chúng tôi cho
rằng đây chính là yếu tố hỗ trợ cho thị trường mặt bằng bán lẻ tiếp tục
tăng trưởng trong thời gian tới
3 Kết luận chương 2
Tóm lại, việc đầu tư ồ ạt theo “phong trào” đã làm cho BĐS đóng
băng dưới tác động của lạm phát như hiện nay, nhất là thị trường bất
động sản cao cấp vẫn còn dấu hiệu đóng băng nhưng ta vẫn thấy vẫn
còn một số nhà đầu tư vẫn còn khá tâm đắt với nó như CTCP Vincom,
Hoàng Anh Gia Lai…với khá nhiều dự án đang đầu tư thêm Tuy
nhiên, cũng không đến nỗi quá bi quan khi sự phát triển cơ sở hạ tầng
đang ngày ngày được mở rộng sẽ kéo thị trường bất động sản đi lên
Một cái hay ở đây là hiện các nhà đầu tư đang mở rộng doanh mục đầu
tư của mình sang nhiều mảng để vừa đáp ứng đúng nhu cầu thị trường
vừa giảm thiểu rỏ rủi ro