1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Sự phát triển của vương quốc brunei từ 1984 đến 2008

50 1,4K 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 50
Dung lượng 1,36 MB

Nội dung

Bộ GIáO DụC Và ĐàO TạO TRờng đại học vinh ___________________ Hứa thị hoa mai Sự phát triển của vơng quốc Brunei từ 1984 đến 2008 Chuyên ngành : lịch sử thế giới Ms: 60.22.50 Luận văn thạc sĩ khoa học lịch sử Ngời hớng dẫn khoa học: ts phạm ngọc tân 1 Vinh - 2009 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Lịch sử của Brunei gắn liền với lịch sử khu vực Đông Nam Á. Theo nhiều nhà nghiên cứu, Bruneivương quốc lâu đời so với nhiều vương quốc khác trên thế giới. Ở thế kỉ X, vương quốc Brunei được đánh giá là một trong ba vương quốc hùng mạnh ở phía Tây Bắc Borneo và đặc biệt thịnh trị vào thế kỉ XV, XVI, khi vương quốc này tuyên bố quyền bá chủ đối với cộng đồng sống ven bờ sông Borneo. Cùng với quá trình thực dân hóa ở Đông Nam Á, từ rất sớm, các nước đế quốc đã tìm cách thâm nhập Brunei. Ngay từ đầu thế kỷ XVI, nhiều nước phương Tây cũng đến giao thương với Brunei. Đến cuối thế kỷ XIX, sau khi “gạt chân” các đế quốc Mĩ, Hà Lan, Pháp… thực dân Anh đã đặt ách thống trị lên vương quốc Brunei. Năm 1888, theo Hiệp ước Hữu nghị và thương mại ký với Anh Brunei nằm dưới sự bảo hộ của Anh. Sau Chiến tranh thế giới thứ 2, hòa cùng làn sóng đấu tranh đòi độc lập của nhân dân các dân tộc Đông Nam Á, phong trào giải phóng dân tộc ở Brunei cũng phát triển mạnh mẽ. Nhưng so với các nước Đông Nam Á khác, Brunei giành độc lập muộn hơn. Mãi đến năm 1983, thực dân Anh mới trao trả độc lập nước này. 2 Như vậy có thể khẳng định rằng lịch sử Brunei gắn liền với lịch sử khu vực Đông Nam Á. Cùng với các nước trong khu vực, lịch sử Brunei cũng góp phần chứng minh Đông Nam Á là một khu vực có lịch sử, văn hóa lâu đời. Tìm hiểu lịch sử Brunei sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn lịch sử Đông Nam Á. Sau khi giành được độc lập, cũng như các quốc gia Đông Nam Á khác, Brunei đã nỗ lực khôi phục và phát triển kinh tế để khẳng định vị trí của mình trong khu vực. Là một nước nhỏ nhưng Brunei lại giàu có nhờ nguồn dầu mỏ dồi dào. Vua Brunei được mệnh danh là “ông vua giàu có nhất trong các ông vua”. Tuy vậy, nền kinh tế của đất nước này cũng gặp không ít khó khăn do phụ thuộc nhiều vào nguồn lợi từ dầu mỏ. Vì vậy, vấn đề đa dạng hóa nền kinh tế là một nhu cầu cấp bách của Brunei. Nền kinh tế Brunei phụ thuộc rất nhiều vào doanh thu từ dầu khí. Phần lớn hàng xuất khẩu của Brunei là khí tự nhiên và dầu thô. Đứng ở góc độ kinh tế, có người nhận xét: “Brunei là một quốc gia tăng trưởng kinh tế nhưng không có phát triển kinh tế”. Trong bối cảnh hiện nay, sự biến động thất thường của giá dầu mỏ trên thế giới đã và đang tác động đến quốc gia có thu nhập chủ yếu dựa vào nguồn lợi này. Về tương lai của Brunei, những nhà quan sát nước ngoài có xu hướng nghi ngờ liệu quốc gia có mức tăng trưởng dựa vào dầu khí này sẽ đi về đâu trong thế kỉ XXI ? Sự hoài nghi của các nhà nghiên cứu càng lớn khi người ta thấy sự tồn tại của thể chế chính trị quân chủ truyền thống trong lòng xã hội hiện đại. Hàng trăm năm năm nay đất nước nhỏ bé này vẫn nằm dưới sự cai trị của quốc vương. Đó chính là một trong những điểm thu hút sự quan tâm nghiên cứu của nhiều nhà sử học đối với vương quốc này. Song song với việc xây dựng nền kinh tế trong nước, Brunei Darussalam rất coi trọng việc mở rộng quan hệ ngoại giao với nhiều nước trên thế giới mà trước hết là các nước trong khu vực Đông Nam Á. Brunei Darussalam là thành viên thứ 6 của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á và đã 3 đặt quan hệ ngoại giao cấp đại sứ với Việt Nam từ tháng 2/1992 nhân chuyến đi thăm Brunei của cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt. Trong quan hệ hợp tác giữa các nước ASEAN, Brunei có vai trò quan trọng. Brunei là một trong những nước xuất khẩu dầu mỏ chính cho thị trường ASEAN. Đây cũng là thị trường nhập khẩu nhiều lương thực, thực phẩm từ các nước ASEAN, trong đó chủ yếu là từ Indonesia và Malaysia. Mặc dù Brunei là một quốc gia nằm trong tổ chức Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á và có quan hệ ngoại giao gần gũi với Việt Nam nhưng những thành quả đạt được trong quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Brunei rất hạn chế, chưa xứng với tiềm năng của hai nước. Bên cạnh đó, những hiểu biết của chúng ta về đất nước và con người Brunei cũng rất ít. Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn tìm hiểu lịch sử một dân tộc có quan hệ gần gũi với Việt Nam, từ đó để tăng cường phát triển quan hệ hợp tác giữa hai nước, chúng tôi đã lựa chọn vấn đề “Sự phát triển của vương quốc Brunei từ 1984 đến 2008” làm đề tài tốt nghiệp cao học thạc sĩ. 2. Lịch sử vấn đề Tìm hiểu về tình hình kinh tế, chính trị – xã hội, văn hóa – giáo dục Brunei là một vấn đề có tính lịch sử và mang tính thời sự. Cho đến hiện nay chưa có một công trình khoa học nào nghiên cứu một cách đầy đủ, hệ thống, chuyên sâu về vấn đề này. Các tác phẩm xuất bản trong nước viết về lịch sử Brunei không nhiều. Đến nay, có một số tác phẩm viết về đề tài này là: “Brunei - đất nước đang vươn mình” của Dương Lan Hải (NXB Thế giới Hà Nội), Huỳnh Văn Tòng“Lịch sử Malaysia, Singapore và Brunei. từ thế kỉ XV đến đầu thập niên 80” (NXB TP HCM). Ngoài ra, còn có một số tác phẩm dịch từ tiếng nước ngoài như: “Brunei lịch sử - kinh tế và hiện đại”của E pha nô va, “Brunei” của Grange Beteliêre, Lam Phượng dịch. Những tác phẩm này đã bước đầu 4 giới thiệu về lịch sử Brunei nhưng chưa khái quát một cách hệ thống tình hình phát triển của Brunei từ khi giành độc lập cho đến nay. Bên cạnh đó, cũng có nhiều tạp chí trong nước đề cập, nghiên cứu về vấn đề này như: “Brunei – Ngành công nghiệp dầu khí và phát triển kinh tế” của Trần Trọng Tuấn Anh (Nghiên cứu Đông Nam Á), Ngô Hoàng Chí với bài viết “Brunei Darussalam – khu vực kinh tế đại chúng và chính sách của chính phủ” trên tạp chí Vòng quanh Đông Nam Á, Nguyễn Thanh Nguyên, Vũ Linh Chi, với bài viết “Brunei: Phụ thuộc vào dầu khí hay tiến tới đa dạng hóa về kinh tế”(Nghiên cứu Đông Nam Á), Nguyễn Thanh Nguyên: “Brunei với đầu quốc tế” (Nghiên cứu Đông Nam Á), Quang:“Brunei, nước tăng trưởng phụ thuộc vào dầu khí” (Nghiên cứu Đông Nam Á)…các bài viết này bước đầu tìm hiểu một số vấn đề về kinh tế, chính trị, văn hóa – xã hội Brunei. Ngoài ra trên một số website cũng như các trang tin của Thông tấn xã đã có những bài viết đề cập đến kinh tế, chính trị, xã hội Brunei Tuy tác phẩm chuyên sâu về Brunei không nhiều nhưng là một quốc gia thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á nên chúng ta có thể tìm thấy một số thông tin, tài liệu về Brunei trong các tác phẩm: “Kinh tế các nước Đông Nam Á”của Đào Duy Huân, NXB Giáo dục; “Các con đường phát triển của ASEAN” Phạm Nguyên Long (CB); “Thể chế chính trị các nước ASEAN”, của Nguyễn Xuân Tế, NXB Chính trị Quốc gia… Ngoài ra, hằng năm, Tổng cục thống kê còn xuất bản “Tư liệu kinh tế các nước thành viên ASEAN”, đưa ra và đánh giá các chỉ số phát triển kinh tế của các thành viên trong tổ chức ASEAN, trong đó có Brunei. Nói chung bằng nhiều cách tiếp cận khác nhau, các nhà nghiên cứu, bình luận trong và ngoài nước đã bước đầu giới thiệu về tình hình kinh tế, chính trị, văn hóa – xã hội của Brunei. Tuy vậy, chưa có một công trình nào trình bày đầy đủ, có hệ thống về vấn đề này. Vì vậy luận văn sẽ cố gắng trình 5 bày, đánh giá một cách đầy đủ, có hệ thống những chính sách phát triển kinh tế, chính trị – xã hội,văn hóa – giáo dục và thành tựu đạt được của đất nước Brunei từ khi giành độc lập đến nay. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu chính của luận văn là: Chính sách và những thành tựu đạt được về kinh tế, chính trị – xã hội, văn hóa – giáo dục của đất nước Brunei từ khi giành được độc lập đến nay. Từ đó, rút ra một số nhận xét về sự phát triển của Brunei và những triển vọng và thách thức đối với quốc gia này. Nghiên cứu về kinh tế, chính trị - xã hội, văn hóa – giáo dục của Brunei là một vấn đề lịch sử với nhiều nội dung. Tuy nhiên, do năng lực hạn chế, tác giả chỉ đi vào tìm hiểu những chính sách của chính phủ Brunei đối với kinh tế, chính trị - xã hội, văn hóa – giáo dục và thành tựu đạt được của quốc gia này kể từ ngày giành độc lập đến nay. Về phạm vi nghiên cứu, luận văn giới hạn tìm hiểu lịch sử vương quốc Brunei hiện đại, tức là từ khi giành độc lập cho đến nay. Để tìm hiểu nội dung chính của đề tài, tác giả đã đưa ra một chương giới thiệu khái quát về đất nước và con người Brunei, đồng thời giới thiệu về tình hình của quốc gia này dưới chế độ thực dân. Chương này chỉ mang tính khái quát tác giả không đi sâu phân tích vấn đề này. 4. Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu vấn đề, tác giả dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lênin, chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Đây là đề tài khoa học xã hội thuộc lĩnh vực lịch sử nên phương pháp lịch sử và phương pháp logic được đặc biệt coi trọng. Quá trình nghiên cứu, tác giả đã dựa trên cơ sở các liệu, số liệu, các sự kiện lịch sử chân thực để phân tích, xử lý và đi đến hệ thống hóa, khái quát hóa vấn đề. 6 Ngoài ra, tác giả còn sử dụng một số phương pháp khác trong quá trình nghiên cứu như: so sánh, phân tích, đối chiếu, tổng hợp, thống kê…để nâng cao hiệu quả của vấn đề được nghiên cứu 5. Nguồn tài liệu Để hoàn thành đề tài này, chúng tôi đã khai thác và sử dụng các tài liệu sau: - Những ấn phẩm về lịch sử Brunei và những vấn đề liên quan đến quốc gia này. - Các bài báo, bản tin đăng tải trên các tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, Nghiên cứu Quốc tế, TTXVN vv viết về Brunei - Tài liệu khai thác trên mạng Internet. 6. Đóng góp của luận văn - Luận văn khái quát quá trình phát triển của Brunei từ khi giành được độc lập đến nay - Luận văn đi sâu phân tích những chính sách và thành tựu về kinh tế, văn hóa,xã hội của Brunei - Luận văn bước đầu rút ra những nhận xét về quá trình phát triển kinh tế,xã hội Brunei. Đưa ra những nhận xét về triển vọng và thách thức đối với nền kinh tế của Brunei trong những thập kỉ tới. - Luận văn còn là tài liệu tham khảo cho những ai muốn nghiên cứu, tìm hiểu về lịch sử Brunei. 7. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, tài liệu tham khảo, nội dung luận văn được chia làm 3 chương: Chương 1: Khái quát tình hình Brunei trước khi giành độc lập Chương 2: Sự phát triển kinh tế, chính trị - xã hội, văn hóa – giáo dục của Brunei từ 1984 đến 2008 7 Chương 3: Một số nhận xét về quá trình phát triển của vương quốc Brunei và quan hệ Brunei-Việt Nam. 8 CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH BRUNEI TRƯỚC KHI GIÀNH ĐỘC LẬP 1.1. Khái quát về đất nước và con người Brunei Brunei có tên gọi đầy đủ là Negara Brunei Darussalam (theo tiếng Ả - rập có nghĩa là “ngôi nhà bình yên”), là một trong những nước nhỏ trên thế giới. Vương quốc này nổi tiếng là “đất nước của ông vua giàu nhất thế giới”. Đây là một trong số ít các quốc gia còn duy trì chế độ quân chủ truyền thống mà ở đó Quốc vương đồng thời là Thủ tướng và Bộ trưởng Quốc phòng, nắm trong tay toàn bộ quyền lực quốc gia. Brunei nằm ở phía Bắc đường xích đạo, tọa độ 4 o 30 vĩ Bắc và 114 o 40 kinh Đông, ở bờ biển Tây Bắc của bán đảo Borneo. Brunei có diện tích lãnh thổ là 5.770 km 2 , phía Bắc, phía Đông và phía Nam giáp với bang Sarawak của Malaysia với chiều dài biên giới là 381 km, phía Tây giáp Biển Đông với bờ biển dài 160 km. Lãnh thổ Brunei chia làm 2 phần, ngăn cách bởi vùng đất Limbang (thuộc bang Sarawak của Malaysia). Phần thứ nhất gồm các khu: Brunei và Muara, Tutong và Belait. Phần thứ hai có một khu là Temburong (xem bản đồ Brunei ở phần phụ lục). Khí hậu của Brunei thuộc kiểu nhiệt đới, nóng, ẩm và nắng, có những thay đổi nhỏ theo mùa ở những vùng tiếp giáp với Sarawak và Sabah. Độ ẩm trung bình là 82%. Nhiệt độ trung bình từ 22 o C – 32 o C. Brunei có 2 mùa chính: mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa kéo dài từ tháng 11 đến tháng 2, nhiều khi bắt đầu sớm hơn (từ tháng 9). Lượng mưa trung bình hàng năm trên 2.500 mm, gấp năm lần so với Luân Đôn và gấp hai lần so với New York. Ở vùng lãnh thổ phía nam, kể cả vùng Temburong, lượng mưa lên tới 4.060 mm/năm. Vùng bờ biển phía Tây có lượng mưa trung bình từ 2.540 mm đến 3.300 mm/năm. Thủ đô Bandar Seri Begawan có lượng mưa trung bình 2.921 mm/năm. Mùa khô thường từ tháng 2 đến tháng 9 10, trong đó từ tháng 4 đến tháng 7 thường là thời gian khô nhất và mát nhất trong năm. Nguồn tài nguyên chính của Brunei là dầu lửa. Mỏ dầu Seria là nguồn thu lớn nhất cho Brunei, cách thủ đô 92 km. Một phần mỏ dầu nằm sâu dưới thềm lục địa. Toàn bộ lượng dầu nằm trong một dải đất hẹp có chiều dài 13 km, rộng 2,5 km. Dầu được khai thác từ các khối đá sa thạch ở độ sâu từ 250 m đến 3.000 m. Ngoài ra, Brunei còn có một số mỏ dầu và khí đốt ngoài khơi, cách bờ biển khoảng 1,5 km. Dầu mỏ ở Brunei được đánh giá có chất lượng tốt nhờ hàm lượng Sulphua thấp. Hệ thống sông ngòi của Brunei gồm 4 con sông chính chảy theo hướng Bắc và đổ ra biển Đông. Đất ven biển và lưu vực sông tạo nên một vùng đồng bằng uốn lượn, hiếm khi cao hơn 15m so với mặt biển. Vùng ven biển chủ yếu là đất cát, ngoại trừ khu vực nằm ở Muara và Pekan Tutong là những mỏm đá nhô ra biển. Đi sâu vào lãnh thổ phía tây của Brunei, dọc theo đường biên giới giữa bang Sarawak của Malaysia với khu Temburong của Brunei là vùng đồi, trong đó cao nhất là đồi Bukit Begawan với độ cao 529 m. Rừng rậm chiếm 80% diện tích Brunei, phần lớn là rừng nguyên sinh chưa được khai thác. Ngoại trừ một số khu rừng đầm lầy, phần lớn là rừng ở vùng đất cát ven biển và rừng đước. Loài đước phổ biến ở Brunei có tên gọi bakau, cao khoảng 9 m. Đi sâu vào vùng nội địa và châu thổ các dòng sông là các khu rừng nhiệt đới. Ở Brunei, các loài thú hoang dã chưa bị săn bắn nhiều như ở một số nước trong khu vực Đông Nam Á, đặc biệt là loài cá sấu, trong đó có loài cá sấu khổng lồ, hung dữ dài trên 8 m ở vùng Kuala Belait. Theo thống kê năm 2008, dân số Brunei là 393.000 người, trong đó phần lớn là người Malay (chiếm 67%), tiếp đến là người Trung Quốc (15%), dân bản địa (6%) và các tộc người khác (12%). Theo độ tuổi, số người dưới 18 tuổi là 132.000 (33%), số người ở độ tuổi lao động 188.800 người (47%). 10

Ngày đăng: 19/12/2013, 09:49

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w