Giải pháp tăng cường huy động vốn tại ngân hàng công thương Ba Đình
Trang 1LỜI NÓI ĐẦU
Nước ta đang tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng nền kinh tếthị trường định hướng xã hội chủ nghĩa trong xu hướng hội nhập kinh tế khu vựcvà toàn cầu Một trong những vấn đề có vị thế quan trọng hàng đầu trong sựnghiệp mà chúng ta đang theo đuổi đó là vấn đề về nguồn lực, vấn đề vốn - vấn đềthuộc cơ sở “ hạ tầng mềm” cho đầu tư phát triển Đây là vấn đề mang tính cấpthiết, đầy biến động đòi hỏi phải xây dựng, phát triển và thường xuyên được xử lý,điều chỉnh nhằm đáp ứng được nhu cầu vốn của nền kinh tế, giải quyết đượcnhững thiếu hụt trong chi tiêu của Chính phủ Vậy thì giải pháp nào cho huy độngvốn; chúng ta phải có những phương án, quyết sách cụ thể mang tính chiến lượctrong dài hạn nhằm thõa mãn nhu cầu về vốn cũng như nâng cao khả năng hấp thụvốn của nền kinh tế
Chúng ta không chỉ đơn thuần xem nguồn lực, nguồn vốn là tiền mặt, mà phảixem xét nguồn vốn bao gồm cả dưới dạng vật chất và phi vật chất được biểu hiệnbằng tiền Hoạt động huy động vốn không chỉ đơn thuần là thu hút mọi nguồn lựcmà còn đi đôi với việc chọn lọc và sử dụng vốn sao cho có hiệu quả nhất Việc xâydựng một thị trường tài chính tầm cỡ cũng như tạo một hành lang pháp lý thôngthoáng, an toàn chính là điều kiện cần để chúng ta có thể thu hút các nguồn nộingoại lực phục vụ cho đầu tư phát triển Vấn đề hình thành và phát triển thị trườngtài chính trong đó nòng cốt là ngân hàng thương mại, tổ chức chiếm vị trí quantrọng trong các chính sách về huy động vốn của Đảng và Nhà nước ta trong thời kìkiện nay Ngân hàng thương mại gánh trên vai trọng trách to lớn tiếp tục hoànthiện và phát triển thị trường tài chính, làm tốt chức năng là kênh dẫn vốn cho nềnkinh tế thông qua việc khơi thông các dòng vốn, di chuyển vốn từ nơi có hiệu quảđầu tư thấp sang nơi có hiệu quả đầu tư cao hơn; mặt khác ngân hàng thương mạivới chức năng của mình cần phải có biện pháp thích hợp tập trung mọi nguồn vốncòn tạm thời nhàn rỗi trong dân cư và các tổ chức kinh tế, nhất là các hình thứchuy động trung và dài hạn để cho vay và đầu tư vào các dự án xây dựng cơ sở hạtầng, mua sắm trang thiết bị, đổi mới công nghệ.
Trang 2Đánh giá chung về hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong
thời kì đổi mới, Bộ Chính trị đã có kết luận “ Từ khi chuyển sang kinh doanh,các ngân hàng thương mại đã thực hiện huy động một khối lượng đáng kể vốntrong nước và nước ngoài, thúc đẩy đầu tư cho sản xuất của các thành phầnkinh tế, coi trọng đầu tư tín dụng ưu đãi để phục vụ xóa đói giảm nghèo và thựchiện một số chính sách xã hội” Với nhiệm vụ của mình, toàn hệ thống ngân hàng
đang phấn đấu nhằm thực hiện có hiệu quả chiến lược huy động vốn trong nước vàtranh thủ các nguồn vốn từ bên ngoài để đáp ứng nhu cầu vốn của nền kinh tế, đẩymạnh cho vay, khắc phục tình trạng ứ đọng vốn trong hệ thống ngân hàng, đồngthời tập trung giảm tỷ lệ nợ quá hạn và kiểm soát chất lượng tín dụng.
Nằm trong hệ thống ngân hàng thương mại quốc doanh Việt Nam, ngân hàngcông thương chi nhánh Ba Đình đã và đang hoàn thiện, phát huy hơn nữa vai tròvà thế mạnh của mình trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.Với bề dày lịch sử của mình, ngân hàng công thương Ba Đình trong thời kì đổimới đã có bước chuyển mình quan trọng từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấpsang cơ chế thị trường, kinh doanh vì mục tiêu lợi nhuận, góp phần vào công cuộccải cách nền kinh tế đất nước.
Tính bức xúc trong hoạt động huy động vốn của các ngân hàng thương mại nóiriêng và nền kinh tế nói chung cũng như nhu cầu về vốn cho sự nghiệp côngnghiệp hóa hiện đại hóa mà Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đang theo đuổi chính
là động lực cho em chọn nghiên cứu về đề tài: “Giải pháp tăng cường huy độngvốn tại ngân hàng công thương Ba Đình” cho chuyên đề thực tập của mình trong
thời gian thực tập tại ngân hàng công thương Ba Đình.Chuyên đề chia làm 3 chương bao gồm:
Chương I: Cơ sở lý luận về công tác huy động vốn của ngân hàng thương mại.ChươngII: Thực trạng hoạt động huy động vốn tại ngân hàng công thương BaĐình.
Chương III: Giải pháp tăng cường huy động vốn tại ngân hàng công thương BaĐình.
Trang 3Do khả năng lý luận và nhận thức về một vấn đề còn hạn chế, đây lại là một đềtài khó, chính vì vậy bài viết này của em không tránh khỏi những thiếu sót nhấtđịnh Mong thầy cô phê bình, góp ý để bài viết sau của em được hoàn thiện hơn.Em xin chân thành cảm ơn.
Trang 4
CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN CỦA NHTM
I VAI TRÒ CỦA NGUỒN VỐN ĐỐI VỚI NHTM.
1 Các hoạt động chủ yếu của NHTM.
1.1 Khái niệm NHTM.
Sự hình thành hệ thống NHTM là hệ quả tất yếu của việc xây dựng nền kinhtế thị trường, đó là sản phẩm của cơ chế thị trường hay là yếu tố cấu thành thịtrường tài chính; NHTM nói riêng và thị trường tài chính nói chung có tác độngqua lại tương hỗ lẫn nhau; hệ thống NHTM ổn định, phát triển toàn diện là độnglực thúc đẩy thị trường tài chính phát triển và ngược lại.
Việt Nam đang trong tiến trình xây dựng và phát triển một mô hình thịtrường tài chính với nòng cốt là hệ thống ngân hàng thương mại hoạt động dưới sựđiều tiết vĩ mô của Nhà nước Hệ thống Ngân hàng Việt Nam đã được đổi mới mộtcách đáng kể trong quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấpsang nền kinh tế thị trường có sự quản lý, của nhà nước Từ mô hình hệ thống ngânhàng của nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung chuyển sang mô hình ngân hàng củanền kinh tế thị trường, mô hình tổ chức có sự thay đổi căn bản đó là tách biệt chứcnăng quản lý hoạt động tiền tệ, tín dụng với chức năng kinh doanh tiền tệ, đa dạnghóa các loại hình ngân hàng, từng bước xóa bỏ độc quyền, chuyển sang cạnh tranhcó sự quản lý của nhà nước Tại Việt Nam kể từ năm 1988 bắt đầu hình thành môhình hệ thống ngân hàng 2 cấp và 2 pháp lệnh ngân hàng( pháp lệnh Ngân hàngNhà nước, Pháp lệnh Ngân hàng HTX tín dụng và công ty Tài chính) đã chínhthức hợp pháp hóa sự thay đổi này, Mô hình hệ thống ngân hàng ở thời điểm nàybao gồm:
- Ngân hàng Nhà nước: cơ quan quản lý cấp nhà nước trong lĩnh vực tiềntệ, tín dụng và ngân hàng.
Trang 5- Các NHTM: đóng vai trò là các doanh nghiệp thực hiện kinh doanh tiềntệ.
Theo luật các tổ chức tín dụng có hiệu lực từ tháng 10 năm 1998, NHTM
được định nghĩa như sau: “NHTM là tổ chức kinh doanh tiền tệ mà hoạt động chủyếu và thường xuyên là nhận tiền gửi của khác hàng với trách nhiệm hoàn trả vàsử dụng số tiền đó để cho vay, thực hiện nghiệp vụ chiết khấu và làm phương tiệnthanh toán”.
Định nghĩa trên đã khẳng định NHTM là một doanh nghiệp hoạt động tronglĩnh vực tiền tệ, trong đó có hai mặt cơ bản:
- Nhận ký thác của các doanh nghiệp, cá nhân và các tổ chức, cơ quan nhànước.
- Sử dụng các khoản ký thác đó để cho vay và chiết khấu.
Quá trình phát triển của NHTM gắn liền với quá trình phát triển của thịtrường tài chính thông qua các giai đoạn từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp.Khi mới ra đời, tổ chức và nghiệp vụ hoạt động rất đơn giản nhưng càng về sau,theo đà phát triển của kinh tế hàng hóa, tổ chức cũng như các nghiệp vụ của cácngân hàng càng phát triển và hoàn thiện hơn Ngày nay các NHTM có xu hướngphát triển ngày càng toàn diện với quy mô rộng cùng nhiều loại hình dịch vụ huy
Trang 6động tối đa các nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội để đầu tư cho vay Sự phát triểncủa các ngân hàng không còn nằm trong phạm vi quốc gia mà mang tính chất toàncầu Ví dụ: Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng Phát triển Châu á (ADB)… việcáp dụng công nghệ thông tin và hệ thống trang thiết bị hiện đại càng làm cho hoạtđộng ngân hàng trở nên hoàn thiện
Quá trình hình thành và phát triển của hệ thống ngân hàng thương mại ViệtNam cũng trải qua những bước thăng trầm của lịch sử, chứng kiến bước chuyểnmình vượt qua những chặng đường khó khăn dưới chế độ bao cấp bước sang nềnkinh tế thị trường Trải qua hơn 10 năm đổi mới, sau khi Chủ tịch Hội đồng Bộtrưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) ban hành nghị định 53 HĐBT (26/3/1988)
với nội dụng “Cải tổ ngân hàng từ hệ thống ngân hàng một cấp duy nhất trongnền kinh tế kế hoạch hóa tập trung thành định chế ngân hàng hai cấp theohướng kinh tế thị trường” Ngày 23/5/1990 nhà nước đã ban hành hai pháp lệnh
về ngân hàng Ngày 26/12/1997, hai pháp lệnh trên được thay thế bằng hai luật:Luật Ngân hàng Nhà nước và Luật các tổ chức tín dụng, tạo được một hành langpháp lý khá đầy đủ cho hoạt động ngân hàng Bộ mặt ngành ngân hàng đã thayđổi, hoạt động của ngân hàng trở nên chuyên nghiệp và năng động hơn, đánh dấusự thay đổi to lớn trong cách nghĩ cũng như cách làm.
Hệ thống NHTM Việt Nam từ khi ra đời cho tới nay đã dần khẳng địnhđược vai trò quan trọng trong nền kinh tế nói chung và trong việc thực thi chínhsách tài chính – tiền tệ nói riêng Vẫn với chức năng nhận tiền gửi để cho vay đốivới nền kinh tế, với vai trò trung gian tài chính trong hoạt động của mình, NHTMvẫn phải tuân theo sự quản lý của Nhà nước mà trực tiếp là sự quản lý của Ngânhàng Trung ương Chính dưới sự quản lý này, hệ thống NHTM đã thực hiện đượcchức năng của mình đối với nền kinh tế Để hiểu rõ hơn vê NHTM, đặc biệt là tầmquan trọng của NHTM đối với quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước,ta sẽ tìm hiểu các hoạt động chủ yếu của NHTM.
Trang 71.2 Các hoạt động chủ yếu của NHTM.
Cũng giống như một doanh nghiệp, mục tiêu chủ yếu trong hoạt động kinhdoanh của ngân hàng là tối đa hóa lợi nhuận hay nói đúng hơn là tối đa hóa giá trịtài sản của ngân hàng và thông qua đó thực hiện tốt vai trò là trung gian tài chínhtrong nền kinh tế Ngân hàng tạo ra lợi nhuận bằng cách bán những tài sản nợ cómột số đặc tính (một kết hợp riêng về tính lỏng, rủi ro và lợi tức) và dùng tiền thuđược để mua những tài sản có một số đặc tính khác Như thế các ngân hàng cungcấp một dịch vụ chuyển một loại tài sản thành một loại tài sản khác cho côngchúng Nghiệp vụ này đã tạo ra lợi nhuận thặng dư cho ngân hàng đồng thời tạotiện ích cho khách hàng để đôi bên cùng có lợi
Nghiệp vụ tài sản nợ (Nguồn vốn):
Đây là nghiệp vụ tạo điều kiện và tiền đề cho hoạt động của NHTM CácNHTM thực hiện huy động mọi nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi trong nền kinh tếdưới mọi hình thức để thực hiện nhiệm vụ đầu tư, cho vay đối với các thành phầnkinh tế, giúp họ đổi mới trang thiết bị sản xuất, nâng cấp nhà xưởng phục vụ kinhdoanh…
Nghiệp vụ tài sản có (Sử dụng vốn):
- Nghiệp vụ dữ trữ tiền mặt:
Ngân hàng dự trữ tiền mặt nhằm duy trì khả năng thanh khoản của ngânhàng, đáp ứng nhu cầu rút tiền và thanh toán thường xuyên, liên tục của kháchhàng vào bất cứ lúc nào Dự trữ tiền mặt cao hay thấp phụ thuộc vào quy mô hoạtđộng, cơ cấu và tính chất nguồn vốn của NHTM Các khoản dự trữ của NHTMkhông sinh lời.
- Nghiệp vụ đầu tư: Ngân hàng tham gia góp vốn liên doanh, liên kết, thànhlập công ty con
- Nghiệp vụ cho vay: Cho vay là nghiệp vụ đem lại lợi nhuận chủ yếu chocác NHTM Các NHTM sử dụng phần lớn số tiền huy động được để cho vay đốivới nền kinh tế Lợi nhuận thu được từ hoạt động cho vay là nguồn thu nhập chínhđể bù đắp các loại chi phí trong hoạt động của Ngân hàng và thu lợi của NHTM.
Trang 8Các dịch vụ Ngân hàng:
Xuất phát từ chức năng, nhiệm vụ của mình, các NHTM đã tiến hành cungứng các dịch vụ phục vụ khách hàng như: dịch vụ thanh toán, đại lý, tư vấn tàichính, trên cơ sở đó Ngân hàng thu phí dịch vụ Ngày nay do nhu cầu phát triểncủa nền kinh tế đòi hỏi hoạt động dịch vụ Ngân hàng ngày càng mở rộng về sốlượng và chất lượng Các Ngân hàng đầu tư trang thiết bị, cơ sở vật chất, áp dụngcác công nghệ tiên tiến vào hoạt động Ngân hàng, thực hiện tốt khâu thanh toánkhông dùng tiền mặt như uỷ nhiệm thu, uỷ nhiệm chi, thanh toán séc, thanh toánbù trừ, thực hiện chuyển tiền nhanh qua mạng máy tính, thực hiện thanh toán bằngthẻ tín dụng…
Thực hiện tốt khâu cung ứng dịch vụ góp phần làm tăng thu nhập cho Ngânhàng vì xu hướng phát triển trong hoạt động của NHTM hiện đại là mở rộng cáchoạt động dịch vụ, đồng thời vẫn duy trì các nghiệp vụ Ngân hàng truyền thống,thông qua việc đa dạng hoá các hoạt động, các NHTM có thể vừa tăng thu nhậpvừa có thể cạnh tranh với các định chế tài chính phi Ngân hàng trong lĩnh vựccung ứng các sản phẩm tài chính.
Hoạt động kinh doanh ngoại tệ đem lại cho Ngân hàng những khoản thunhập từ chênh lệch tỷ giá và các dịch vụ thanh toán quốc tế, đó chính là doanh lợihối đoái.
Như vậy, thành phần chính trong cơ cấu tổng thu nhập của NHTM là lãi chovay, lợi tức từ các khoản đầu tư, dịch vụ phí và doanh lợi hối đoái.
Trang 9thấy, nhu cầu vốn của các doanh nghiệp là rất lớn trong khi nguồn vốn ngân sáchNhà nước cấp lại có hạn và nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư không thu hút được,vìchính sách huy động vốn chưa hợp lý, thủ tục gửi tiền và rút tiền còn rườm rà…Như vậy cơ chế bao cấp đã làm cho đồng tiền không được lưu thông và sử dụng cóhiệu quả, không có nơi giao dịch mua bán trên thị trường Mặt khác cơ chế huyđộng vốn và sử dụng vốn trong thời kỳ này chưa được quan tâm đúng mức
Khi nền kinh tế chuyển sang cơ chế thị trường, với chính sách phát triển nềnkinh tế nhiều thành phần, Nhà nước đã khuyến khích các thành phần kinh tế tự bỏvốn đầu tư Điều đó làm cho vốn trở thành yếu tố quan trọng hàng đầu và là điềukiện tiên quyết của mọi quá trình đầu tư sản xuất kinh doanh Các doanh nghiệpNhà nước không thể bỗng dưng mà có được vốn vì không được cấp vốn như trướcnữa, cho nên buộc họ phải tìm cách mua vốn trên thị trường tài chính Như thếngười mua vốn phải trả lãi cho người có vốn trên thị trường một khoản phí để cóđược quyền sử dụng vốn trong thời gian xác định Thông qua thị trường, vốn đượclưu chuyển rộng rãi, từ đó nó mới có thể thể hiện đủ bản chất và vai trò của mình.C.Mác đã khái quát hoá phạm trù vốn là: “Tư bản” qua định nghĩa hết sức côđọng: “tư bản là giá trị mang lại thặng dư”.
Như vậy, vốn phải được biểu hiện dưới hình thái giá trị của tài sản tức làvốn phải được đại diện cho một lượng giá trị thực của tài sản nhất định Mặt khác
vốn không chỉ biểu hiện thành tiền (tiền giấy, vàng, bạc, đá quý…) và phản ánhgiá trị những tài sản hữu hình (máy móc thiết bị, đất đai, nhà cửa…) mà còn đượcbiểu hiện bằng giá trị của những tài sản vô hình (uy tín, trình độ, phát minh, sángchế, thông tin, công nghệ…) chính vì sự biểu hiện dưới các hình thức phong phúvà đa dạng đó mà vốn cần phải được khai thác, sử dụng có hiệu quả mới đem lạilợi nhuận cao Và cũng qua đó giúp ta phân biệt với tiền lương dễ dàng hơn: nếucó một lượng tiền được in không được phát hành trên cơ sở giá trị thực của hànghoá để đưa vào đầu tư thì đó chỉ là vốn giả tạo chứ không phải là vốn đầu tư, thựcchất chỉ những đồng tiền phát hành trên cơ sở đảm bảo bằng giá trị thực của hànghoá mới được gọi là vốn.
Trang 10Như ta đã biết trong quá trình vận động, khác với các loại hàng hoá, điểmxuất phát và điểm kết thúc của vốn đều là tiền Sau một chu kỳ vận động vốn đượclớn lên và đem lại hiệu quả cao, thể hiện:
Trong doanh nghiệp sản xuất:
Trong NHTM:T=H-T’
Còn trong các tổ chức tài chính trung gian:T=T-T’
Tóm lại từ những nét đặc thù trên ta có thể đưa ra khái niệm như sau: Vốnlà các tài sản trong xã hội được đưa vào đầu tư nhằm mang lại hiệu quả trongtương lai Vì thế trong nền kinh tế thị trường dù hoạt động trong lĩnh vực nào thìvốn cũng là một yếu tố quan trọng quyết định hiệu quả của nó Hoạt động ngânhàng cũng vậy, muốn hoạt động kinh doanh có hiệu quả mang lại hiệu quả cao thìcông tác huy động cần phải được quan tâm đúng mức.
Nước ta cũng như bất kỳ nước nào khác trên thế giới, muốn thực hiện côngnghiệp hóa - hiện đại hóa cũng cần phải có vốn Vốn là chìa khóa, là điều kiệnhàng đầu để thực hiện công nghiệp hóa - hiện đại hóa Vốn trong nền kinh tế có thểví như máu trong cơ thể, thiếu vốn nền kinh tế sẽ chậm phát triển Song vốn đượctạo lập từ đâu, bằng cách nào phụ thuộc rất lớn vào cơ chế, chính sách tạo vốn.
Nguồn vốn của NHTM đóng vai trò quan trọng không chỉ trong hoạt độngkinh doanh của ngân hàng mà còn đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát
triển kinh tế – xã hội Vậy, nguồn vốn của NHTM là gì?
Nguồn vốn của NHTM là toàn bộ các nguồn tiền mà ngân hàng tạo lập vàhuy động được để đầu tư cho vay và đáp ứng các nhu cầu khác trong hoạt độngkinh doanh của ngân hàng.
Nguồn vốn mà ngân hàng tạo lập và huy động được không những giúp chongân hàng tổ chức được mọi hoạt động kinh doanh mà còn góp phần quan trọng
Trang 11trong việc đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp nói riêngcũng như sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế quốc dân nói chung Tuy nhiên,nguồn vốn của NHTM được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau như: vốn chủ sởhữu, vốn huy động, vốn đi vay và các loại vốn khác
2.1 Vốn chủ sở hữu.
Vốn chủ sở hữu có ý nghĩa rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh củaNHTM, nó thực hiện một số chức năng không thể thay thế đó là: cung cấp nguồnlực ban đầu cho ngân hàng có thể duy trì hoạt động khi ngân hàng mới thành lập,là cơ sở tạo niềm tin cho khách hàng đến giao dịch với ngân hàng, phòng ngừa rủiro kinh doanh cho ngân hàng Vốn chủ sở hữu bao gồm:
2.1.1 Nguồn vốn hình thành ban đầu.
Đây được coi như vốn điều lệ của ngân hàng trong quy định về điều kiệnthành lập ngân hàng của pháp luật Nguồn vồn này là lượng vốn tối thiểu mà ngânhàng cần phải có để đáp ứng điều kiện thành lập cũng như hoạt động kinh doanh.Các loại hình ngân hàng khác nhau thì có nguồn gốc hình thành vốn ban đầu khácnhau: Đối với ngân hàng quốc doanh thì nguồn vốn hình thành ban đầu là do ngânsách nhà nước cấp, nếu là ngân hàng liên doanh thì là do các bên liên doanh đónggóp, nếu là ngân hàng cổ phần thì các cổ đông góp vốn thông qua việc mua cổphần hoặc cổ phiếu của ngân hàng; nếu là ngân hàng tư nhân thì đó là vốn thuộc sởhữu tư nhân.
2.1.2 Nguồn vốn bổ sung trong quá trình hoạt động.
Vốn chủ sở hữu của ngân hàng có thể gia tăng theo nhiều phương thức khácnhau tùy thuộc vào điều kiện cụ thể trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanhcủa ngân hàng Đó bao gồm:
Nguồn từ lợi nhuận: Khi hoạt động kinh doanh tạo ra lợi nhuận thì ngân hàng cóthể chuyển một phần lợi nhuận thành nguồn vốn nhằm tái đầu tư Lượng vốn tíchlũy tư thu nhập tùy theo chiến lược kinh doanh của ngân hàng trong thời gian tớicũng như cân nhắc của chủ ngân hàng về tích lũy và tiêu dùng.
Trang 12Nguồn bổ sung từ việc phát hành thêm cổ phần, góp thêm, cấp thêm… để mở rộngquy mô hoạt động, hoặc để đổi mới trang thiết bị, hoặc để đáp ứng nhu cầu giatăng vốn của chủ do Ngân hàng Nhà nước quy định…Đặc điểm của hình thức huyđộng này là không thường xuyên, song giúp cho ngân hàng có được lượng vốn chủsở hữu lớn vào lúc cần thiết.
2.1.3 Các quỹ.
Ngân hàng có nhiều các quỹ khác nhau, mỗi quỹ được sử dụng vào những mụcđích nhất định tùy thuộc vào tình hình kinh doanh của ngân hàng Các quỹ củangân hàng thuộc sở hữu của chủ ngân hàng Nguồn hình thành các quỹ này là từthu nhập của ngân hàng Các quỹ của ngân hàng bao gồm:
- Quỹ bổ sung vốn điều lệ: có mục đích tăng cường số vốn tự có ban đầu - Quỹ dự phòng bù đắp rủi ro: Dùng để dự phòng bù đắp rủi ro trong hoạtđộng kinh doanh ngân hàng nhằm bảo toàn vốn điều lệ Quỹ này được trích lậphàng năm và được tích lũy lại nhằm bù đắp những tổn thất xảy ra
- Ngoài ra còn có các quỹ đặc biệt khác như: quỹ khen thưởng, quỹ phúclợi, quỹ khấu hao tài sản cố định, quỹ giám đốc,…
Dự phòng rủi ro: Dự phòng rủi ro tín dụng được các NHTM trích lập từ thunhập trước hoặc sau thuế (theo quy định của từng quốc gia) theo một tỷ lệ nhấtđịnh nào đó Khoản trích lập này là quan trọng và cần thiết cho hoạt động Ngânhàng, vì trong nền kinh tế thị trường không thể tránh khỏi những rủi ro bất khảkháng có thể xảy ra, khi đó, ngân hàng có thể trích các quỹ để bù đắp.
2.1.4 Nguồn vay nợ có thể chuyển đổi thành cổ phần.
Các khoản vay trung và dài hạn của ngân hàng mà có khả năng chuyển đổithành vốn cổ phần có thể được coi là một bộ phận vốn sở hữu của ngân hàng (vốnbổ sung) do nguồn này có một số đặc điểm như sử dụng lâu dài, có thể đầu tư vàonhà cửa, đất đai và có thể không phải hoàn trả khi đến hạn.
Trang 132.2 Nguồn huy động.
Nguồn huy động không phải là nguồn vốn thuộc sở hữu của ngân hàngnhưng lại là yếu tố quan trọng trong hoạt động kinh doanh thu lợi nhuận của ngânhàng,thường thì tiền gửi vào và tiền rút ra không đồng thời hoặc chênh lệch nhaumột lượng nhất định Ngân hàng sẽ sử dụng lượng vốn tạm thời nhàn rỗi này vàomục đích cho vay kiếm lời Nguồn vốn huy động là nguồn vốn chủ yếu, chiếm tỷtrọng lớn nhất trong tổng nguồn vốn của Ngân hàng Vốn huy động bao gồm:
- Tiền gửi giao dịch:
Là loại tiền gửi do khách hàng gửi vào nhằm mục đích giao dịch thanh toán,chi trả các hoạt động mua bán hàng hoá, dịch vụ và các khoản chi phí phát sinhtrong kinh doanh một cách an toàn, thuận tiện Đặc tính cơ bản của tiền gửi giaodịch là có thể phát séc, lãi suất thấp và có tính không ổn định.
- Tiền gửi phi giao dịch:
Bao gồm tiền gửi tiết kiệm và tiền gửi có kỳ hạn, chúng có tính ổn định cao,người gửi được hưởng lãi suất cao nhưng không được phát hành séc.
Bên cạnh đó, NHTM còn có thể huy động vốn thông qua phát hành các giấytờ có giá như: chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu và trái phiếu Trong đó chứng chỉ tiềngửi và kỳ phiếu là loại phiếu nợ ngắn hạn; trái phiếu là loại phiếu nợ trung, dàihạn Các loại phiếu nợ trên được Ngân hàng phát hành từng đợt với mục đích, sốlượng cụ thể và chỉ phát hành khi được sự cho phép của NHTW Đặc điểm của cácloại giấy nợ này là chúng có lãi suất cao hơn so với lãi suất tiền gửi và tiền gửi tiếtkiệm, có tính ổn định cao, quyền đòi tiền xếp sau các loại tiền gửi khác.
2.3 Nguồn đi vay.
Là nguồn vốn mà ngân hàng phải vay mượn thêm trong trường hợp khả nănghuy động của ngân hàng bị thiếu hụt khi nhu cầu thanh toán, chi trả cho kháchhàng tăng cao Nguồn đi vay được hình thành dựa trên mối quan hệ vay mượn củangân hàng thương mại với ngân hàng trung ương, với các tổ chức tín dụng kháchoặc giữa các ngân hàng thương mại với nhau.
Trang 14Ngân hàng thương mại thường vay ngân hàng trung ương khi khả năng chi trảcủa ngân hàng không đáp ứng được nhu cầu trong thời gian ngắn Các NHTM vayvốn của NHTW dưới hình thức chiết khấu, tái chiết khấu để bù đắp thiếu hụt trongthanh toán, bổ sung vốn dự trữ Để được vay chiết khấu các NHTM phải nộp choNHTW các giấy tờ có giá có thời hạn còn lại là ngắn hạn xin chiết khấu nhưthương phiếu, chứng khoán của Chính phủ chúng thường là các loại giấy tờ màchủ thể phát hành ra chúng có uy tín cao Lãi suất chiết khấu do NHTW quy địnhtùy thuộc vào mục tiêu chính sách tiền tệ của Nhà nước trong từng thời kỳ Ngânhàng Nhà nước điều hành việc vay mượn này một cách chặt chẽ, ngân hàngthương mại phải thực hiện các điều kiện đảm bảo và kiểm soát nhất định.
Để đảm bảo cho việc thanh khoản của mình, các ngân hàng thiếu hụt dự trữcó nhu cầu vay mượn tức thời các ngân hàng thường vay mượn của nhau và vaycác tổ chức tín dụng khác trên thị trường liên ngân hàng Các ngân hàng đang cósố dư tiền gửi vượt yêu cầu chưa sử dụng sẽ sẵn sàng cho các ngân hàng khác vayđể tìm kiếm lãi suất cao hơn Quy trình vay mượn giữa các ngân hàng rất đơn giản,ngân hàng đi vay chỉ cần liên hệ trực tiếp với ngân hàng cho vay hoặc thông quangân hàng đại lí (và có thẻ là ngân hàng nhà nước) Khoản vay có thể có hoặckhông cần đảm bảo, dựa trên cơ sở uy tín của ngân hàng đi vay hoặc mối quan hệgiữa các ngân hàng với nhau.
Ngoài các hình thức trên ngân hàng có thể vay mượn bằng cáchphát hànhcác công cụ nợ như: Kì phiếu, trái phiếu, tín phiếu trên thị trường vốn Các khoảnvay này có ý nghĩa rất quan trọng nhằm bổ sung cho các nguồn tiền gửi, đáp ứngnhu cầu cho vay và đầu tư trung và dài hạn, là giải pháp tình thế cho ngân hàngtrong hoàn cảnh khó khăn.
3 Vai trò của nguồn vốn huy động.
3.1 Đối với nền kinh tế.
Nước ta đang trong tiến trình xây dựng một nền kinh tế vững mạnh vận độngtheo cơ chế thị trường, việc này phải đồng thời với vấn đề phải phát triển một thịtrường tài chính xứng tầm Trong nền kinh tế thị trường, mọi hoạt động sản xuấtkinh doanh của các đơn vị, tổ chức kinh tế và cá nhân đều chịu sự tác động của thị
Trang 15trường, cuả các quy luật kinh tế: quy luật cạnh tranh, quy luật cung cầu, quy luậtgiá trị…Chính vì vậy các doanh nghiệp để tồn tại được trên thương trường phảikhông ngừng đổi mới công nghệ, mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao chất lượngsản phẩm,…Vấn đề này thực hiện được khi và chỉ khi doanh nghiệp huy độngđược đủ lượng vốn cần thiết và sử dụng có hiệu quả chúng vào đúng mục đích.Nguồn vốn tự có của doanh nghiệp thường không đáp ứng được nhu cầu vốn củadoanh nghiệp, do đó doanh nghiệp phải đi vay vốn nhằm bù đắp cho nhu cầu đầutư của mình Với sự xuất hiện của thị trường tài chính và hệ thống ngân hàngthương mại thì việc vay vốn của các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, các cá nhân trởnên dễ dàng hơn Doanh nghiệp có thể chủ động tìm kiếm vốn từ nhiều nguồnkhác nhau với chi phí tiết kiệm và thủ tục đơn giản hơn rất nhiều
Chính phủ trong nhiều trường hợp cũng cần phải huy động lượng vốn nhấtđịnh để đáp ứng nhu cầu chi tiêu của mình Ngân sách Nhà nước là nguồn cungcấp chủ yếu cho kế hoạch chi tiêu của chính phủ, song không phải lúc nào nó cũngở trong trạng thái lành mạnh, đủ khả năng đáp ứng Giải pháp đặt ra là có thể inthêm tiền hoặc tăng thuế, vay nợ nước ngoài nhưng việc này sẽ gây ảnh hưởng tiêucực lên toàn bộ nền kinh tế, qua đó nảy sinh các vấn đề về xã hội Đây là điều màcác nhà hoạch định chính sách vĩ mô không muốn nó xảy ra Vì vậy nhà nước cóthể sử dụng biện pháp tích cực hơn đó là tìm kiếm nguồn vốn huy động trong vàngoài nước thông qua việc phát hành các công cụ nợ như trái phiếu chính phủ, tínphiếu kho bạc…
Qua những dẫn chứng trên có thể thấy được tầm quan trọng của nguồn vốn huyđộng đối với nền kinh tế, tác động trực tiếp đến mối quan hệ giữa tích lũy và tiêudùng Chính sách huy động vốn trong nền kinh tế thị trường có ảnh hưởng trựctiếp đến các hoạt động tài chính, tình hình lạm phát và ổn định tiền tệ Để khaithông nguồn vốn đầu tư phát triển cho nền kinh tế chúng ta phải tận dụng tốt lượngvốn nhàn rỗi từ dân cư, các tổ chức kinh tế thông qua các kênh huy động của ngânhàng thương mại, các tổ chức tín dụng, và có thể từ ngân sách nhà nước cho đầu tưphát triển Trong đó công tác huy động vốn trong ngân hàng thương mại đóng vaitrò quyết định và được chú trọng hơn cả.
Trang 16Chính sách huy động vốn là một bộ phận quan trọng trong nền kinh tế quốcgia, nó liên quan đến chính sách phân phối thu nhập của quốc gia đó, tác động trựctiếp đến mối quan hệ giữa tích lũy và tiêu dùng Chính sách huy động vốn trongnền kinh tế thị trường có ảnh hưởng trực tiếp đến các hoạt động tài chính, tìnhhình lạm phát và ổn định tiền tệ Vì nguồn vốn có vai trò to lớn đối với nền kinh tếnhư vậy, nên chúng ta cần phải khơi thông các nguồn vốn cho đầu tư phát triểnkinh tế, thông qua các kênh: vốn từ ngân sách nhà nước, vốn huy động của các tổchức tín dụng… Trong các kênh trên, vốn từ ngân sách nhà nước chỉ đáp ứng nhucầu của các doanh nghiệp nhà nước Nhưng hiện nay số lượng doanh nghiệp nhànước đã giảm do việc cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước Vì vậy, việc huyđộng vốn từ kênh này thường không cao Bên cạnh đó, việc huy động vốn cònđược thực hiện thông qua kênh tín dụng Các doanh nghiệp có thể huy động vốnqua kênh trực tiếp hoặc gián tiếp Nhưng ở nước ta phần lớn các doanh nghiệp làdoanh nghiệp vừa và nhỏ nên chưa đủ điều kiện để huy động vốn trực tiếp trên thịtrường chứng khoán Do đó, việc huy động vốn gián tiếp qua kênh ngân hàng vẫnđóng vai trò quan trọng.
Vậy, việc chú trọng đến các nguồn vốn của nền kinh tế là điều kiện cần thiếtcủa các ngân hàng khi quan tâm đến sự phát triển chung của nền kinh tế mà ngânhàng là một trong những thành viên chính góp phần tạo nên sự phát triển đó Việcđẩy mạnh công tác huy động vốn cho đầu tư phát triển đang giữ một vị trí đặc biệtquan trọng trong quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa của nước ta hiện nay.
3.2 Vai trò của nguồn vốn huy động đối với NHTM.
Chuyển sang nền kinh tế thị trường, vai trò của NHTM ngày càng quantrọng trong quá trình phát triển kinh tế xã hội NHTM cũng là doanh nghiệp nhưnglà một doanh nghiệp đặc biệt kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ tín dụng, nên trongquá trình chuyển mình cùng nền kinh tế, các NHTM đã chuyển dần sang hạch toánkinh doanh, tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động của mình chứ không bao cấpnhư trước nữa Do đó, tính năng động sáng tạo được khơi dậy, các NHTM có xuhướng phát triển đa năng Vì đóng vai trò là trung gian tín dụng, trung gian thanhtoán, là thủ quỹ của nền kinh tế nên NHTM là tác nhân quan trọng trong việc cung
Trang 17ứng vốn cho nền kinh tế Các nguồn vốn huy động được sẽ quyết định quy môcũng như định hướng hoạt động của ngân hàng Nếu nguồn vốn được coi là yếu tốđầu vào trong quá trình kinh doanh của một NHTM thì nguồn vốn huy động đượccoi là yếu tố đầu vào thường xuyên, chủ yếu nhất của ngân hàng Ngân hàng thựchiện các nghiệp vụ tín dụng, đầu tư chủ yếu dựa vào nguồn này.
Nguồn vốn huy động có ảnh hưởng lớn tới kết quả hoạt động kinh doanhcủa NHTM Cụ thể, nếu ngân hàng huy động được nguồn vốn dồi dào với chi phíthấp nó có thể mở rộng được tín dụng đầu tư và thu được lợi nhuận cao Ngược lại,với quy mô hạn chế và chi phí cao thì ngân hàng có thể gặp khó khăn trong hoạtđộng kinh doanh của mình Chi phí huy động vốn của ngân hàng liên quan chặtchẽ với lãi suất tiền gửi các loại, lãi suất tiền gửi tiết kiệm các loại và lãi suất cáccông cụ nợ do ngân hàng phát hành.
Nguồn vốn huy động không những giúp cho ngân hàng bù đắp được thiếuhụt trong thanh toán, tăng nguồn vốn trong kinh doanh mà thông qua huy độngvốn, ngân hàng nắm bắt được năng lực tài chính của khách hàng có quan hệ tíndụng với ngân hàng Qua đó, ngân hàng có căn cứ để xác định mức vốn đầu tư chovay đối với những khách hàng đó hoặc có thể phát hiện kịp thời tệ tham ô, trốnthuế, lừa đảo của các doanh nghiệp làm ăn không chính đáng Từ đó có biện phápngăn chặn và xử lý kịp thời.
Cơ cấu nguồn vốn cũng ảnh hưởng trực tiếp tới cơ cấu cho vay của NHTM.Vốn tự có của ngân hàng chỉ phát sinh khi nhu cầu thanh toán tín dụng cấp báchcòn ngân hàng cho vay chủ yếu bằng vốn huy động được Nếu một ngân hàng huyđộng được vốn trung và dài hạn thì có thể mở rộng nghiệp vụ tín dụng đầu tư dàihạn Nhưng hiện nay việc huy động vốn trung và dài hạn chưa đáp ứng được nhucầu đầu tư phát triển kinh tế nên một ngân hàng có thể dùng vốn hoạt động ngắnhạn để cho vay trung và dài hạn nhưng không được vượt quá một tỷ lệ nhất định vìđiều đó sẽ dẫn đến nguy cơ mất khả năng thanh toán của ngân hàng.
Bản chất của ngân hàng là đi vay để cho vay hay nguồn vốn ngân hàng huyđộng được lại là nguồn để các doanh nghiệp khác đi vay nên công tác huy độngvốn càng có ý nghĩa quan trọng đối với hoạt động kinh doanh của ngân hàng Do
Trang 18vậy, công tác huy động vốn là một mảng hoạt động lớn của các NHTM và nóquyết định rất lớn đến thành công hay thất bại trong kinh doanh của ngân hàng.II CÁC HÌNH THỨC HUY ĐỘNG VỐN.
Do NHTM huy động theo phương thức “đi vay để cho vay” mà vốn tự cócủa ngân hàng chỉ chiếm một tỷ trọng rất nhỏ trong tổng nguồn vốn hoạt động Dovậy, để có thể tồn tại và phát triển, NHTM phải quan tâm tới các hình thức tạo vốnđể không ngừng mở rộng, phát triển vốn để cạnh tranh trên thị trường Quá trìnhtạo vốn được thực hiện thông qua các hình thức sau:
1.1 Tạo vốn thông qua tiền gửi thanh toán.
Tiền gửi thanh toán của doanh nghiệp hoặc cá nhân: đây là khoản tiền màkhách hàng gửi vào ngân hàng nhờ ngân hàng giữ hộ và thanh toán hộ Trongphạm vi số dư cho phép, các nhu cầu chi trả của doanh nghiệp và cá nhân đềuđược ngân hàng thực hiện Các khoản thu của ngân hàng, cá nhân đều có thể đượcnhập vào thiền gửi thanh toán theo yêu cầu Nhìn chung đây là một khoản huyđộng có lãi suất thấp, có khi bằng không, thay vào đó chủ tài khoản được hưởngcác dịch vụ ngân hàng với mức phí thấp.
Mặc dù, đối với tiền gửi thanh toán, người gửi có thể gửi vào hoặc rút ra bấtcứ lúc nào, song giữa việc gửi vào và rút ra có sự chênh lệch nhất định về thời gianvà số lượng, nên các loại tài khoản này luôn có số dư Ngân hàng có thể huy độngsố dư đó làm nguồn vốn tín dụng để cho vay Một số ngân hàng kết hợp tài khoảntiền gửi thanh toán với tài khoản cho vay như cho vay thấu chi – chi trội trên số dưcó của tài khoản tiền gửi thanh toán Một số ngân hàng sử dụng nhiều hình thức“biến tướng” của tài khoản thanh toán để nâng lãi suất của loại tiền gửi này lênnhằm cạnh tranh với các tài chính tín dụng khác.
Do tỷ trọng thanh toán không dùng tiền mặt ở Việt Nam còn quá thấp, đểkhuyến khích việc thực hiện thanh toán qua ngân hàng, các NHTM thực hiện trảlãi cho loại tiết kiệm tiền gửi này (hiện nay khoảng 0,2%/tháng) Ở các nước pháttriển loại tiền gửi này chiếm khoảng 30% tiền gửi của các ngân hàng Vì lẽ đó, tạonguồn tiền gửi trên tài khoản thanh toán này được ngân hàng đặc biệt coi trọng.
Trang 19Bên cạnh đó các ngân hàng có thể huy động vốn thông qua tài khoản tiềngửi thanh toán của các ngân hàng khác, nhằm mục đích nhờ thanh toán hộ và mộtsố mục đích khác, NHTM có thể gửi tiền tại ngân hàng khác Tuy nhiên, quy môcủa nguồn này thường không lớn.
1.2 Tạo vốn thông qua tiền gửi có kỳ hạn.
Nhiều khoản thu của doanh nghiệp và các tổ chức xã hội sẽ được chi trả saumột khoảng thời gian nhất định Tiền gửi thanh toán tuy rất thuận tiện trọng hoạtđộng thanh toán song lãi suất lại thấp, để đáp ứng nhu cầu tăng thu của người gửitiền ngân hàng đã đưa ra hình thức tiền gửi có kỳ hạn Tiền gửi có kỳ hạn là loạitiền gửi được ủy thác vào ngân hàng trên cơ sở có sự thỏa thuận về thời gian rúttiền giữa khách hàng và ngân hàng Như vậy, theo nguyên tắc khách hàng ký thácchỉ được rút tiền ra khi đến hạn đã thỏa thuận Tuy nhiên trên thực tế do phải cạnhtranh để thu hút tiền gửi, các ngân hàng thường cho phép khách hàng được rúttrước hạn Trong trường hợp này có thể có hai cách giải quyết: hoặc khách hàngvay tiền của ngân hàng, sau đó khi đến hạn rút tiền thì dùng số tiền và lãi thu đượcđể trả nợ (cả gốc và lãi vay của ngân hàng); hoặc là thỏa thuận với khách hàng rúttiền ra trước hạn và nhận lãi suất thấp hơn.
Tiền gửi có kỳ hạn là một nguồn vốn tín dụng mang tính chất ổn định, vìmục đích của người gửi tiền là kiếm lợi chứ không phải là để thanh toán Do đó,khác với loại tiền gửi không kỳ hạn yếu tố lãi suất có tác động rất lớn đến loạinguồn vốn này.
Để tăng cường huy động nguồn vốn này, trước hết các ngân hàng thườngđưa ra nhiều loại thời hạn khác nhau nhằm đáp ứng nhu cầu của các loại kháchhàng khác nhau Thông thường có các loại kỳ hạn sau: 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng, 9tháng, 12 tháng, 2 năm, 5 năm Với mỗi loại thời hạn, ngân hàng áp dụng một mứclãi suất tương ứng, với nguyên tắc thời hạn càng dài thì lãi suất càng cao.
1.3 Tạo vốn thông qua tiền gửi tiết kiệm.
Ở các nước phát triển, trong các loại tiền gửi vào ngân hàng thì tiền gửi tiếtkiệm đứng vị trí số hai về mặt số lượng Tiền gửi tiết kiệm là khoản để dành của cá
Trang 20nhân nhằm hưởng lãi suất theo định kỳ, loại tiền gửi này thường chiếm tỷ trọngkhá cao (Mỹ: 25%, Việt Nam: 60 – 70%) Tiền gửi tiết kiệm bao gồm các loại:
- Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn: (bao gồm cả nội tệ và ngoại tệ)
Với loại tiết kiệm này người gửi có thể rút một phần hay toàn bộ theo yêucầu Tuy nhiên, khác với tiền gửi thanh toán, người gửi không được sử dụng cáccông cụ thanh toán để chi trả cho người khác.
- Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn (bao gồm cả nội tệ và ngoại tệ): loại tiền
gửi này có nội dung cơ bản giống như tiền gửi có kỳ hạn mà chúng tanghiên cứu ở trên.
1.4 Tạo vốn thông qua huy động tiền gửi của ngân hàng khác.
Nhằm mục đích nhờ thanh toán hộ giữa các ngân hàng có quan hệ trên thị
trường liên ngân hàng tạo thuận tiện cho khách hàng và một số mục đích khác,ngân hàng thương mại này có thể gửi tiền tại ngân hàng khác Tuy nhiên quy mônguồn này thường không lớn do hình thức này chỉ được áp dụng trong trường hợpngân hàng có nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi chưa đầu tư, cho vay hoặc hiệu quả việcđầu tư, cho vay không hiệu quả bằng gửi tiền ở ngân hàng khác.
1.5 Tạo vốn thông qua phát hành các giấy tờ có giá.
Giống như các doanh nghiệp khác ngân hàng cũng huy động vốn bằng cáchphát hành các giấy tờ có giá (hay còn gọi là các công cụ nợ) như kỳ phiếu, tráiphiếu, tín phiếu ngân hàng…để huy động vốn trên thị trường vốn.
Các công cụ nợ của ngân hàng là các giấy nhận nợ mà ngân hàng bán chocông chúng Đây là cách thức vay vốn của NHTM, bởi vì những người sở hữu cáccông cụ này được hoàn trả vốn vào thời gian đáo hạn cộng thêm khoản tiền lãi nhấtđịnh Những công cụ nợ của ngân hàng là:
- Tín phiếu ngân hàng: Đây là công cụ nợ ngân hàng dùng để huy độngnhững khoản vốn ngắn hạn.
- Kỳ phiếu, trái phiếu ngân hàng: Là những công cụ nợ để ngân hàng huyđộng những khoản vốn trung - dài hạn.
Trang 21Nếu đối với các tài khoản tiền gửi phụ thuộc nhiều vào sở thích của kháchhàng thì việc sử dụng các công cụ nợ là một hình thức huy động vốn mang tínhchủ động của ngân hàng Tuy nhiên việc khách hàng có chấp nhận mua các côngcụ nợ đó hay không mới là điều quan trọng Nguồn vốn huy động có được bằngviệc phát hành các công cụ nợ sử dụng cho những khoản tín dụng trong kế hoạchcủa ngân hàng Với lãi suất tín dụng trong kỳ kế hoạch, ngân hàng xác định mứclãi suất nhất định cho các công cụ nợ, hay đưa vào thời hạn các khoản tín dụngtrong kế hoạch mà ngân hàng xác định sử dụng loại công cụ ngắn hạn hay trung -dài hạn.
Đây là một hình thức tương đối mới mẻ so với các NHTM của các nướcđang phát triển vì nó phụ thuộc vào uy tín và năng lực tài chính của chính ngânhàng đó Tại Việt Nam, Thống đốc NHNN đã ban hành quyết định số 89/ QĐ-NH9 và quyết định số 76/ QĐ- NH vào ngày 18/03/1995 về việc thành lập thịtrường mua bán lại tín phiếu cùng với quy chế tổ chức hoạt động của thị trườngnày, tuy nhiên sự chấp nhận của khách hàng, dân cư còn thấp Thị trường chứngkhoán ra đời phần nào đã thúc đẩy được việc mở rộng hình thức huy động vốn củacác NHTM qua việc phát hành các công cụ nợ.
III CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN.
3.1 Những nhân tố khách quan.
3.1.1 Tình hình kinh tế- xã hội.
Đây là yếu tố khách quan đối với ngân hàng, yếu tố này ảnh hưởng chungđến việc huy động và khơi thông nguồn vốn của cả nền kinh tế trong đó có nguồnvốn của NHTM Cụ thể trong một nền kinh tế phát triển nguồn tiền gửi, tiền tiếtkiệm gửi vào các NHTM ngày càng nhiều… Ngoài ra với một nền kinh tế pháttriển thì công nghệ ngân hàng được hiện đại hoá, người dân có thói quen sử dụngnhững lợi ích do các NHTM cung ứng, các nghiệp vụ thanh toán chủ yếu qua ngânhàng, ngân hàng thu được càng nhiều khoản vốn, chiếm dụng được vốn trongthanh toán Lạm phát là một yếu tố kinh tế ảnh hưởng rất lớn đến công tác huyđộng vốn của ngân hàng Người dân gửi tiền vào ngân hàng hy vọng rằng họ sẽ thu
Trang 22được khoản tiền lãi nhất định, lạm phát cao hoặc biến động có thể làm trượt giáđồng tiền và họ sẽ chuyển các tài khoản của họ sang hình thái khác có tính ổn địnhhơn về giá trị.
Bên cạnh đó, các yếu tố như thu nhập của dân cư, thời vụ chi tiêu cũng làcác nhân tố ảnh hưởng tới công tác huy động vốn của các ngân hàng Tại các thànhphố lớn, nơi tập trung các tầng lớp dân cư có thu nhập cao sẽ hình thành mộtnguồn tiền gửi lớn Thu nhập gia tăng là điều kiện để gia tăng quy mô và thay đổikỳ hạn của nguồn tiền, thời vụ chi tiêu ảnh hưởng tới quy mô và tính ổn định củanguồn tiền Ví dụ: vào dịp cuối năm, nguồn tiền gửi tiết kiệm cũng như tiền gửicủa các doanh nghiệp có xu hướng giảm sút đặc biệt trong điều kiện thanh toánbằng tiền mặt còn đang phổ biến như nước ta hiện nay.
3.1.2 Môi trường pháp lý và các chính sách kinh tế vĩ mô.
Những yếu tố này ảnh hưởng trực tiếp đến chủ trương, phương hướng tronghoạt động huy động vốn cũng như các hoạt động khác của ngân hàng thương mại.Ngân hàng thương mại xây dựng các chiến lược kinh doanh cho riêng mình phảidựa trên cơ sở tuân thủ pháp luật và chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nước nhưchính sách tiết kiệm, chính sách lãi suất, Ngân hàng nhà nước điều hành chínhsách tiền tệ theo hướng nâng cao năng lực, vai trò hiệu quả và theo sát thị trường,phối hợp chặt chẽ với các chính sách kinh tế vĩ mô khác thì mới tạo điều kiện vàthúc đẩy phát triển các thị trường tiền tệ cũng như hoạt động của hệ thông ngânhàng Mặt khác, việc xây dựng một môi trường pháp lý lành mạnh, thông thoángcũng là một nhân tố quan trọng góp phần tăng cường hiệu quả hoạt động huy độngvà sử dụng vốn của các ngân hàng thương mại.
3.2 Những nhân tố chủ quan.
3.2.1 Lãi suất
Với tư cách là giá vốn, lãi suất có tác động điều tiết trực tiếp đến hoạt động tíndụng, cho vay và huy động vốn của ngân hàng, tác động đến lợi nhuận khi xemxét kết quả kinh doanh, tính toán lãi suất chênh lệch đầu ra đầu vào Khi lãi suấtthay đổi theo diễn biến quan hệ cung cầu về vốn trên thị trường tiền tệ, phản ánh
Trang 23đúng tín hiệu của thị trường, điều đó khiến ngân hàng phải tìm kiếm, hoạch địnhmức lãi suất phù hợp cho mình Trong trường hợp lãi suất biến động do tác độngcủa các yếu tố phi vật chất (yếu tố tâm lí, yếu tố cạnh tranh không lành mạnh ) sẽcó tác động bất lợi đối với hoạt động tín dụng của ngân hàng Đây là khó khăn đốivới các ngân hàng thương mại có quy mô hoạt động nhỏ, vốn tự có và khả năng tàichính thấp Trong trường hợp đó là viêc tăng lãi suất huy động, tác động hiệu ứngđối với toàn bộ hệ thống, buộc các ngân hàng khác cũng phải tăng lãi suất để giữkhách hàng gửi tiền trong khi đó có thể không thực sự có khó khăn về nguồn vốn.Trong nền kinh tế thị trường, các hiện tượng kinh tế thường có diễn biến, thay đổinhanh Lãi suất cũng là yếu tố nhạy cảm và thường xuyên thay đổi, gắn liền với sựthay đổi của quan hệ cung cầu về vốn Vì vậy, ngân hàng thương mại trong quátrình hoạt động cần có sự theo dõi sát sao sự biến động đó để có những giải phápứng phó kịp thời nhằm ổn định tình hình kinh doanh của mình.
3.2.2 Công nghệ ngân hàng.
Ngân hàng loại hình kinh doanh đặc biệt trên lĩnh vực tiền tệ, tín dụng Ngânhàng cũng có vai trò rất lớn trong việc thúc đẩy các ngành kinh tế phát triển Vìvậy mà công nghệ ngân hàng cần đi trước một bước, công nghệ ngân hàng liênquan trực tiếp đến các mặt hoạt động như thanh toán, giao dịch, kế toán…Trongcạnh tranh các ngân hàng không ngừng đổi mới công nghệ bởi lẽ các dịch vụ ngânhàng sẽ không được đa dạng, đổi mới trừ khi ngân hàng áp dụng những công nghệngân hàng tiên tiến Đối với một ngân hàng có công nghệ tiên tiến thì chất lượngphục vụ thoả mãn nhu cầu của khách hàng sẽ tốt hơn, sẽ huy động được nhiều vốnhơn.
3.2.3 Chiến lược Marketing ngân hàng.
Trong cơ chế thị trường các ngân hàng phải cạnh tranh để tồn tại và pháttriển, tạo ra sự khác biệt, vượt trội hơn hẳn so với các đối thủ cạnh tranh Trongthực tế, để đạt được điều này không phải là đơn giản vì khi áp dụng marketing vàongân hàng thường gặp một số khó khăn như: Với xu hướng phát triển kinh tế, nhucầu của khách hàng ngày càng cao Các ngân hàng cần phải đổi mới nhanh chóngtrang thiết bị, kỹ thuật, chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ… Thông qua
Trang 24công tác marketing ngân hàng cần phải đưa ra các hình thức huy động vốn với thờihạn, giá cả hợp lý, phù hợp với từng giai đoạn phát triển cụ thể để đáp ứng tốt nhấtnhu cầu, mong muốn của khách hàng về chất lượng, chủng loại các sản phẩm củangân hàng Không những thế, công tác marketing ngân hàng còn phải biết kíchthích các nhu cầu của khách hàng nhằm lôi kéo khách hàng về với mình để khôngngừng mở rộng thêm các khách hàng mới, ngày càng thu hút được nhiều vốn hơn.
Trên cơ sở nghiên cứu thị trường ngân hàng có thể nắm bắt toàn bộ cácthông tin về môi trường kinh doanh, về khách hàng, đồng thời xây dựng chiến lượcmarketing Dựa trên yếu tố này, các ngân hàng sẽ sử dụng một cách linh hoạt,mềm dẻo các công cụ kỹ thuật của marketing ứng dụng trong hoạt động của ngânhàng để thỏa mãn tốt nhất nhu cầu của khách hàng Các công cụ kỹ thuậtmarketing được tập trung vào 4 chính sách lớn:
- Chính sách thông tin, ngiên cứu, tìm hiểu điều tra.
Thực thi chính sách này cần huy động toàn bộ phương tiện vật chất cần thiếtđể thực hiện việc quan sát, phân tích và tổng hợp các lĩnh vực cơ bản có liên quanđến thị trường của ngân hàng Từ các thông tin có được ngân hàng sẽ đưa ra cácchính sách kinh doanh nói chung và chính sách huy động vốn nói riêng phù hợpvới nhu cầu của khách hàng và nhu cầu sử dụng vốn của thị trường.
- Chính sách sản phẩm giá cả.
Các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng bao gồm các dịch vụ cơ bản của nghềngân hàng là nghiệp vụ huy động vốn, nguồn vốn sử dụng vốn, nghiệp vụ thanhtoán và các nghiệp vụ ngoại vi mang tính chất hỗ trợ như dịch vụ tư vấn kháchhàng, nghiệp vụ thông tin theo nhu cầu, dịch vụ két… có những nghiệp vụ ngoại vikhông mạng lại lợi nhuận trực tiếp cho ngân hàng, song có tác dụng kích thích sựchú ý, thu hút khách hàng và làm tăng giá trị cung ứng sự thỏa mãn của kháchhàng đối với các dịch vụ cơ bản Đặc biệt với sự đa dạng hóa các sản phẩm củanghiệp vụ huy động vốn sẽ tạo điều kiện cho ngân hàng mở rộng khả năng huyđộng vốn Hiển nhiên, một ngân hàng có các dịch vụ tốt, đa dạng sẽ có nhiều lợithế hơn so với các ngân hàng khác mà các sản phẩm dịch vụ không tốt Một ngân
Trang 25hàng mà có dịch vụ thanh toán hoạt động tốt, đa dạng sẽ thu hút được nhiều tiềngửi thanh toán hơn các ngân hàng khác.
Trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ, giá cả được biểu hiện chủ yếu dưới dạnglãi suất của các khoản tiền gửi, tiền vay, chi phí nghiệp vụ ngân hàng Yếu tố giácó vai trò quan trọng đối với kết quả huy động vốn, sử dụng vốn và cung ứng dịchvụ khác của ngân hàng Chính sách lãi suất cạnh tranh là một chiến lược quantrọng của ngân hàng Việc duy trì lãi suất cạnh tranh huy động, đặc biệt cần thiếtkhi lãi suất thị trường đang ở mức tương đối cao Các ngân hàng cạnh tranh giànhvốn không chỉ với nhau mà còn với các tổ chức tiết kiệm và người phát hành cáccông cụ khác nhau trên thị trường vốn Đặc biệt trong giai đoạn khan hiếm tiền tệ,dù cho những khác biệt tương đối nhỏ về lãi suất cũng sẽ thúc đẩy người gửi tiếtkiệm và nhà đầu tư chuyển vốn từ một công cụ mà họ đang nắm giữ sang một côngcụ khác hoặc chuyển tiền đầu tư, tiết kiệm từ một tổ chức này sang một tổ chứckhác để có lợi nhuận cao hơn.
- Chính sách phân phối.
Chính sách phân phối là tập hợp toàn bộ những phương tiện vật chất đưa rasản phẩm, dịch vụ của ngân hàng đến với khách hàng Việc đa dạng hóa các kênhphân phối, mở rộng các quầy giao dịch (số lượng các quầy giao dịch, địa điểm mởquầy, các sản phẩm, dịch vụ cung ứng tại quầy, trang thiết bị được sắp xếp tạiquầy, trình độ đội ngũ cán bộ nhân viên…) có ảnh hưởng rất lớn đến công tác huyđộng vốn của ngân hàng Một ngân hàng có càng nhiều kênh phân phối, nhiềuquầy giao dịch thì cơ hội tiếp xúc với khác hàng càng nhiều, từ đó khả năng huyđộng vốn sẽ tăng lên Tuy nhiên, việc mở rộng các kênh phân phối, mở thêm nhiềuquầy giao dịch cần phải tính đến yếu tố chi phí để mở rộng sao cho phù hợp vớihiệu quả thu được từ nó.
- Chính sách giao tiếp, khuyếch trương.
Các ngân hàng thường quan tâm hàng đầu tới các chính sách giao tiếpkhuyếch trương Bởi vì sự giao tiếp của nhân viên với khách hàng tạo ra hình ảnhcủa ngân hàng, tạo ra sự tin tưởng của khách hàng đối với ngân hàng Giao tiếp tốtsẽ bảo vệ lợi ích của ngân hàng Bên cạnh đó, quảng cáo cũng là một phương tiện
Trang 26rất quan trọng để nâng cao vị thế của ngân hàng, thu hút thêm khách hàng chongân hàng, tạo lòng tin của khách hàng đối với ngân hàng.
3.2.4.Công tác cán bộ tổ chức.
Một ngân hàng có đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn cao, đoàn kết,thân thiện, năng động thì đó là nền tảng thành công của ngân hàng Bởi lẽ kháchhàng muốn giao dịch, kinh doanh với một ngân hàng bề thế tiện lợi, các nhân viêndễ mến, lịch sự và có chuyên môn.
Trang 27Ngày 01/ 07/ 1988, thực hiện Nghị định số 53 của Hội đồng Bộ trưởng(Nay là Chính phủ) ngành Ngân hàng chuyển hoạt động từ cơ chế quản lý hànhchính, kế hoạch hoá sang hạch toán kinh tế kinh doanh theo mô hình quản lý Ngânhàng hai cấp (Ngân hàng Nhà nước - NHTM) lấy lợi nhuận làm mục tiêu tronghoạt động kinh doanh, các Ngân hàng hoạt động thương mại quốc doanh lần lượtra đời (NHCT - NHNT – NHĐT&PT- NHNN & PTNT) trong bối cảnh chuyển đổiđó, Ngân hàng Ba Đình cũng đã được chuyển đổi thành một chi nhánh NHTMquốc doanh với tên gọi chi nhánh Ngân hàng Công thương quận Ba Đình trựcthuộc Ngân hàng Công thương thành phố Hà Nội Hoạt động kinh doanh mangtính kinh doanh thực sự, thông qua việc đổi mới phong cách giao tiếp, phục vụ, lấylợi nhuận làm mục tiêu kinh doanh, cùng với việc đa dạng hoá các loại hình kinhdoanh dịch vụ, khai thác và mở rộng thị trường, đưa thêm các sản phẩm mới vàokinh doanh Lúc này Ngân hàng Công thương Ba Đình hoạt động theo mô hìnhquản lý NHCT ba cấp (TW - Thành phố - Quận) Với mô hình quản lý này trongnhững năm đầu thành lập (7/1988 - 3/1993) hoạt động kinh doanh của Ngân hàng
Trang 28Công thương Ba Đình kém hiệu quả, không phát huy được thế mạnh và ưu thế củamột Chi nhánh Ngân hàng Thương mại trên địa bàn thủ đô, do hoạt động kinhdoanh phụ thuộc hoàn toàn vào Ngân hàng Công thương Thành phố cùng vớinhững khó khăn thử thách của những năm đầu chuyển đổi mô hình kinh tế theođường lối mới của Đảng Trước những khó khăn vướng mắc từ mô hình tổ chứcquản lý cũng như từ cơ chế, theo quyết định số 93/NHCT - TCCB của Tổng Giámđốc Ngân hàng Công thương Việt Nam (01/04/1993) Ngân hàng Công thương BaĐình thực hiện thí điểm mô hình tổ chức NHCT hai cấp (cấp TW - Quận) xoá bỏcấp trung gian là Ngân hàng Công thương Hà nội cùng với việc đổi mới và tăngcường công tác cán bộ Do vậy ngay sau khi nâng cấp quản lý cùng với việc đổimới cơ chế hoạt động, tăng cường đội ngũ cán bộ trẻ có năng lực thì hoạt độngkinh doanh của Ngân hàng Công thương Ba Đình đã có sức bật mới, hoạt độngkinh doanh theo mô hình một NHTM đa năng, có đầy đủ năng lực, uy tín để thamgia cạnh tranh một cách tích cực trên thị trường và không ngừng tự đổi mới, hoànthiện để thích nghi với các môi trường kinh doanh trong cơ chế kinh tế thị trường.
Từ đó đến nay hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Công thương Ba Đìnhđược ổn định và phát triển theo bốn định hướng lớn của ngành, góp phần thúc đẩytăng trưởng kinh tế, kìm chế lạm phát, thực hiện có hiệu quả chính sách tiền tệ,đưa lại hiệu quả kinh tế cao hơn so với những năm trước.
1.2 Đặc điểm môi trường hoạt động và khách hàng của NHCT Ba Đình.
Ngân hàng công thương Ba Đình nằm trên địa bàn không có nhiều lợi thế về cơsở kinh tế (dân cư không tập trung, các doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế lớnkhông nhiều…) nhưng lại có nhiều các tổ chức tín dụng lập trụ sở để huy độngvốn Chính vì vậy ngân hàng phải xác định phương châm luôn tự làm mới bản thânđể tồn tại trong môi trường cạnh tranh mà ở đó có không nhiều cơ hội kinh doanh.Những ngày đầu mới thành lập, hoạt động của ngân hàng chủ yếu trong địa bànquận, do vậy đã hạn chế đi nhiều khả năng kinh doanh của ngân hàng Đến nay,hoạt động kinh doanh của ngân hàng đã phát triển, mở rộng quy mô cả về lượng vàvề chất, hiện nay ngân hàng đã và đang mở thêm nhiều chi nhánh cũng như quầygiao dịch với mạng lưới rộng khắp nội ngoại thành, có nhiều sản phẩm, dịch vụ đa
Trang 29năng , tổng hợp trong lĩnh vực tiền tệ tín dụng, thu hút được sự tín nhiệm của đôngđảo khách hàng trong và ngoài nước.
Chương trình đẩy mạnh cho vay và đầu tư của chi nhánh NHCT Ba Đình đã mởrộng khắp các thành phần kinh tế với phương châm tập trung chọn lọc, vừa đẩymạnh bán buôn, vừa quan tâm đến bán lẻ
1.3 Sơ lược về tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
Hoạt động huy động vốn.
Mục tiêu của chi nhánh trong những năm qua là tiếp tục đẩy mạnh hoạt độnghuy động vốn, nâng cao cả về số lượng và chất lượng của các khoản huy động.Biện pháp thực hiện huy động vốn của ngân hàng trong những năm qua có mộtsố điểm cơ bản như sau:
- Từng cán bộ tại các quỹ tiết kiệm luôn chú ý đến phong cách giao dịch vớikhách hàng, mặt khác Chi nhánh thường xuyên cải tạo sửa chữa, nâng cấp và bổsung thêm trang thiết bị máy móc cho các quỹ tiết kiệm đảm bảo phục vụ chokhách hàng kịp thời
- Mở thêm nhiều quỹ tiết kiệm nơi dân cư tập trung, cải tạo nâng cấp hầuhết các quỹ tiết kiệm nhằm nâng cao chất lượng mạng lưới huy động vốn tại nhiềuđịa bàn, chủ động tìm kiếm khai thác nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư và các tổchức kinh tế với các hình thức huy động hấp dẫn.
- Chuẩn bị chu đáo trong triển khai các đợt tiết kiệm dự thưởng, phát hànhkì phiếu theo chỉ đạo của NHCT Việt Nam nên các đợt huy động đều vượt mức sovới các chỉ tiêu giao như: trong năm 2003 tiết kiệm dự thưởng đã huy động được337,3 tỷ đồng vượt kế hoạch 62 tỷ(+22%), đợt phát hành kì phiếu 6 tháng trả lãisau huy động được 282 tỷ đồng, vượt kế hoạch 132 tỷ(+88%) Đợt huy động tráiphiếu vô danh từ tháng 6/2003 đến tháng 8/2003 NHCT Việt Nam giao huy động90 tỷ VNĐ, chi nhánh đã huy động được 190,65 tỷ vượt trên 100 tỷ (gấp 2,1 lần).
- Chuẩn bị tốt cơ sở vật chất như: thiết bị thông tin, đường truyền, máy in,đào tạo cán bộ… và các bước chuẩn bị khác nên khi thực hiện công tác hiện đại
Trang 30hóa theo chương trình INCAS của NHCT Việt Nam từ ngày 1/11/2003 đến nay đãdần được ổn định và chính xác hơn ở tất cả các quỹ tiết kiệm.
Hoạt động cho vay và đầu tư.
Trong điều kiện tình hình kinh tế trong nước và thế giới có nhiều diễn biếnkhông thuận lợi, lãi suất đầu vào biến động theo xu hướng ngày càng tăng, bêncạnh đó sức cạnh tranh của các ngân hàng thương mại trên cùng địa bàn ngày càngmạnh hơn, nên hoạt động tín dụng đã gặp rất nhiều thách thức Nhưng với sự nỗlực tìm kiếm thị trường, áp dụng nhiều hình thức đầu tư mới trong các doanhnghiệp phát triển sản xuất kinh doanh đa dạng đặc biệt ở các ngành Giao thông vậntải xây dựng cầu đường, bến cảng, sản xuất công nghiệp trong ngành dầu khí…Thực hiện chỉ đạo của NHCT Việt Nam theo phương châm “ Phát triển- an toàn-hiệu quả’’ chi nhánh đã chú trọng tăng trưởng tín dụng phải kiểm soát được vốncho vay Trên cơ sở chọn lọc khách hàng, giảm dần dư nợ đối với những doanhnghiệp có tình hình tài chính yếu kém, vốn chủ sở hữu nhỏ, nâng cao chất lượngthẩm định dự án, coi trọng hiệu quả kinh tế và thực hiện nghiêm túc các quy chế vềtín dụng hiện hành Trong những năm vừa qua, chi nhánh luôn tập trung nâng caochất lượng tín dụng đi đôi với việc tăng trưởng dư nợ lành mạnh nhằm đảm bảo antoàn vốn cho vay và hiệu quả vốn tín dụng Kết quả sơ bộ như sau:
Năm 2001 tổng dư nợ cho vay đạt 1166 tỷ So với cùng kì năm trước tăng 360tỷ , tốc độ tăng 45% so với cùng kì , vượt 25% so với kế hoạch ( toàn hệ thốngtăng 34% ) Trong đó:
- Cho vay ngắn hạn :
Dư nợ 958 tỷ, so với cùng kì năm trước tăng 254 tỷ, tốc độ tăng 36% + Ngành nông nghiệp : Có mức dư nợ 169 tỷ tăng hơn năm trước 106 tỷ + Ngành thương nghiệp : mức dư nợ tăng 38 tỷ
+ Ngành sản xuất công nghiệp : có mức dư nợ 355 tỷ tăng hơn trước 23 tỷ- Cho vay trung và dài hạn :
Dư nợ 31/12/2001 đạt 208 tỷ tăng 2,02 lần so với năm trước
Trang 31Doanh số cho vay năm 2001 đạt 3077 tỷ tăng hơn năm trước 679 tỷ , tốc độtăng 28,3%
Vòng quay vốn tín dụng 2,96 vòng / năm tăng hơn năm trước 0,38 vòng Phân định cơ cấu cho vay theo thành phần kinh tế:
- Cho vay doanh nghiệp Nhà nước đạt 1114 tỷ ,đạt 96% tổng dư nợ Hầuhết cho vay các doanh nghiệp nhà nước hiện nay áp dụng hình thức cho vay khôngcó tài sản đảm bảo Một vài đơn vị trực thuộc cho vay có bảo lãnh của tổng côngty, và một số ít các doanh nghiệp khác cho vay trung và dài hạn co tài sản đảm bảobăng chính đối tượng cho vay.
- Cho vay doanh nghiệp ngoài quốc doanh đạt 52 tỷ , chiếm tỷ trọng 4% tổngdư nợ.
Tình hình nợ quá hạn , xử lý tài sản bảo đảm của nợ tồn đọng :
+ Nợ quá hạn , tồn đọng đến cuối năm 17.706 triệu , chiếm 1,5% tổng dưnợ tăng hơn năm trước 0,66% , mức tăng thêm 11.474 triệu + Thu nợ quáhạn 5444 triệu đồng.
Xử lý rủi ro và xét giảm miễn lãi :
Xử lý rủi ro và nợ tồn đọng : Trong năm không có trường hợp nào xét rủi rovề tín dụng Tuy nhiên về xác định nợ tồn đọng theo quyết định 149 của Chínhphủ thì nợ tồn đọng đến cuối năm 2001 còn được xác định là 20.012 triệu đồng vàđã được phân loại theo từng tiêu thức hướng dẫn của quyết định 149
Đã tận thu nợ được bằng quỹ rủi ro năm 2000 xấp xỉ 5 triệu đồng qua bántài sản cầm cố của công ty Đầu tư phát triển Sinh vật cảnh
Về xét giảm miễn lãi :
Đã xét và trình NHCT Việt Nam giảm miễn lãi cho 3 doanh nghiệp 3884triệu đồng và tận thu lãi được 2550 triệu Trong đó trong năm đã thực hiện miễngiảm lãi 2195 triệu cho 2 doanh nghiệp và tận thu lãi 600 triệu
Về nghiệp vụ bảo lãnh :
Trang 32Tổng giá trị bảo lãnh trong và ngoài nước đến 31/12/2001 đạt 341 tỷ so vớicùng kì năm trước tăng 78 tỷ, tốc độ tăng 30% Trong đó: Bảo lãnh trong nước 327tỷ tăng 87 tỷ, bảo lãnh trả chậm nước ngoài 13 tỷ ( tương đương 891000 USD)giảm 9 tỷ do đến hạn thanh toán đã trả nợ nước ngoài
Toàn bộ giá trị bảo lãnh trong năm 2001 được an toàn, không phát sinhnghĩa vụ bảo lãnh thay doanh nghiệp
Trong năm 2002 hoạt động cho vay và đầu tư đạt được những kết quả cụthể như sau:
* Doanh số cho vay đạt 3.166 tỷ đồng, tăng hơn năm trước 103 tỷ đồng * Doanh số thu nợ đạt 2.711 tỷ đồng, so với năm trước giảm 214 tỷ đồng* Về dư nợ:
+ Tổng các khoản đầu tư và cho vay đạt 1.632,37 tỷ đồng, tăng 18,37 tỷđồng, đạt 101% kế hoạch giao Trong đó:
Góp vốn cho vay đồng tài trợ: 56,90 tỷ đồng
Dư nợ cho vay nền kinh tế đạt 1.564,67 tỷ đồng, tăng 399,17 tỷ đồng, tốcđộ tăng 34% so với đầu năm và đạt 100% kế hoạch giao Trong đó:
Dư nợ cho vay VNĐ: 1.364,65 tỷ đồng, tăng 295, 65 tỷ đồng tốcđộ tăng 28% so với đầu năm.
Dư nợ cho vay ngoại tệ quy VNĐ: 200,02 tỷ đồng tăng 103,52 tỷđồng, tốc độ tăng 107% so với đầu năm, chiếm tỷ trọng 13%* Cơ cấu đầu tư, tín dụng
- Theo loại đầu tư, cho vay
+ Dư nợ đầu tư, cho vay ngắn hạn: 1.233,54 tỷ đồng, tăng 274,24 tỷ đồng,tốc độ tăng 28,5% so với đầu năm
+ Dư nợ đầu tư, cho vay trung dài hạn: 388,03 tỷ đồng tăng 182 tỷ, tốc độtăng 88% so với đầu năm, chiếm tỷ trọng 24%/ tổng dư nợ
- Cơ cấu đầu tư, cho vay theo thành phần kinh tế:
Trang 33+ Dư nợ cho vay quốc doanh: 1.483,41 tỷ đồng, tăng 366,95 tỷ đồng, tốc độtăng 33% so với đầu năm.
+ Dư nợ cho vay ngoài quốc doanh: 138,16 tỷ đồng tăng 86,12 tỷ đồng, tốcđộ tăng 165% so với đầu năm và chiếm tỷ trọng 9% so với tổng dư nợ ( tăng 5% sovới đầu năm ).
Hoạt động cho vay và đầu tư của ngân hàng trong năm 2003:
Tổng dư nợ cho vay và đầu tư đến 31/12/2003 đạt 1.717 tỷ VNĐ , so vớinăm trước tăng 85tỷ (+5,2%) Trong đó:
- Dư nợ cho vay nền kinh tế dến 31/12/2003 đạt 1.703 tỷ đồng ( bao gồm cảcho vay đồng tài trợ dài hạn), tăng so với năm trước 81 tỷ đồng (+5%) So với kếhoạch giao 1842 tỷ VNĐ đạt 92,5% Bao gồm:
+ Dư nợ ngắn hạn: đến 31/12/2003 đạt 1.112 tỷ VNĐ, so với năm trướcgiảm 122 tỷ VNĐ (-11%).
+ Dư nợ cho vay trung dài hạn: đến 31/12/2003 đạt 591 tỷ VNĐ (khôngkể dư nợ nhận vốn góp đồng tài trợ 18 tỷ VNĐ) so với năm trước tăng 203 tỷ(+52,3%) Chi nhánh đã hoàn thành chỉ tiêu cho vay trung dài hạn do NHCT ViệtNam giao.
Bảng2: Tình hình hoạt động cho vay và đầu tư của NHCT Ba Đình ( Đơn vị : Tỷ đồng )
Trang 342 Dư nợ cho vay nền kinh
3 + Dư nợ ngắn hạn
+ Dư nợ trung và dài hạn
Trong năm 2004 tổng dư nợ cho vay nền kinh tế và các khoản đầu tư khác tínhđến ngày 31/12 đạt 1894tỷ VNĐ, so với cuối năm 2003 tăng 191 tỷ VNĐ, tốc độtăng là 11,2%, so với kế hoạch đạt 95,8% Trong đó:
+ Dư nợ cho vay ngắn hạn là 1261 tỷ VNĐ, tăng 149 tỷ VNĐ, tốc độ tăng13,4%.
+ Dư nợ cho vay trung và dài hạn là 633 tỷ VNĐ, tăng 42 tỷ VNĐ, tốc độ tăng7,1%.
Hoạt động thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại tệ:
Song song với công tác kinh doanh đối nội, NHCT Ba Đình cũng chú trọnghoạt động kinh doanh đối ngoại, và trong những năm vừa qua hoạt động này đãmang lại những kết quả hết sức khả quan, hỗ trợ tích cực cho tăng trưởng dư nợ.Kết quả cụ thể như sau:
+ Về hoạt động kinh doanh ngoại tệ:
- Năm 2002: Doanh số mua 98.402.139 USD tăng 107% so với năm 2001 Doanh số bán 97.045.162 USD tăng 105% so với năm 2001.
Trang 35- Năm 2003: Doanh số mua 101.580.951 USD tăng 103% so với năm 2002 Doanh số bán 103.584.934 USD tăng 107% so với năm 2002.- Năm 2004: Doanh số mua 137.011.253 USD tăng 134% so với năm 2003 Doanh số bán 136.242.623 USD tăng 131% so với năm 2003.
Chi nhánh đã chủ động khai thác các nguồn ngoại tệ mua của các đại lý,mua trên thị trường liên ngân hàng, mua của các doanh nghiệp, tự cân đối và đượcsự hỗ trợ của ngân hàng công thương Việt Nam nên đã đáp ứng đầy đủ các nhu cầuvề ngoại tệ thanh toán của khách hàng Thu chênh lệch giá mua bán và tỷ giá được1.125 triệu đồng Tổng doanh số mua bán đạt 273.253.876 USD (kể các ngoại tệkhác quy đổi), so với năm trước tăng 33,19%.
+ Về công tác thanh toán quốc tế:
Kể từ khi những quy trình thực hiện nghiệp vụ thanh toán quốc tế được thựchiện theo quyết định số 26/NHCT – QĐ ngày 1/3/1996 của giám đốc NHCT ViệtNam, quyết định số 311/NHCT – KT ngày 23/3/1994 về việc hướng dẫn hạch toánkế toán ngoại tệ và bản “ Quy tắc và thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ “của phòng thương mại quốc tế 1993 số 500(UCP- 500) thì hoạt động thanh toánquốc tế của NHCT Ba Đình đã có bước phát triển đáng kể Năm 2001 doanh sốthanh toán XNK đạt được 111.690.760 USD Mặc dù năm 2002 bị ảnh hưởng lớncủa ngày 11/9, tuy nhiên sự kiện ngày này ảnh hưởng lớn đến các nước trên thếgiới Còn ở Việt Nam chỉ ảnh hưởng một phần nhỏ, doanh số thanh toán quốc tếnăm 2003 không dừng lại mà còn tăng lên đạt 114.115.400 USD tăng lên1.212.320 USD so với năm 2002 và tăng 2.424.640 USD so với năm 2001 Quakết quả như vậy ta cũng thấy được phương thức thanh toán L/C là phương thứcthanh toán chủ yếu trong thanh toán XNK Tỷ trọng thanh toán L/C qua các nămđều đạt trên 81% tổng thanh toán XNK, chất lượng nghiệp vụ thanh toán ngàycàng nâng cao, tuy khối lượng thanh toán lớn nhưng không để xảy ra sai sót nàolàm ảnh hưởng đến quyền lợi của khách hàng, do vậy uy tín của ngân hàng ngàycàng được nâng cao Nhờ phát triển nghiệp vụ thanh toán quốc tế, NHCT Ba Đìnhthu hút thêm được nhiều doanh nghiệp XNK về giao dịch, vay vốn và thanh toán
Trang 36XNK qua Chi nhánh Qua đó Ngân hàng tạo được một nguồn thu đáng kể từ phíthanh toán đóng góp vào doanh thu.
Bảng 3 : Tình hình hoạt động thanh toán quốc tế tại NHCT Ba Đình( Đơn vị : 1000 USD )
Bảng thanh toán hàng xuất
Đơn vị: 1000 USD
Trang 371 Thanh toán L/C xuất khẩu 137 4299,063
Công tác thanh toán quốc tế không ngừng được nâng cao, nghiệp vụ kiểm tracác bộ chứng từ nhanh chóng chính xác, thường xuyên tư vấn, tạo điều kiện thuậnlợi cho khách hàng, phong cách giao dịch văn minh lịch sự của các nhân viên lànhân tố then chốt làm nên thành công trong giao dịch của chi nhánh.
Công tác kế toán tài chính, kho quỹ và dịch vụ.
Sau một năm triển khai công tác hiện đại hoá ngân hàng theo chương trìnhINCAS đến nay đã hoạt động ổn định, phát huy hiệu quả và không xảy ra mất máttài sản Tuy nhiên vào một số thời điểm vẫn còn xảy ra tình trạng giao dịch bị tắcnghẽn, khách hàng chưa hài lòng, phải chờ đợi lâu.
+ Công tác kế toán thanh toán.
Đã có 2579 doanh nghiệp và cá nhân đến giao dịch với chi nhánh, với hơn10.000 tài khoản tiền gửi, tiền vay hoạt động theo chương trình hiện đại hoá, vớikhối lượng 375.059 lượt chứng từ và trên 35.000 tỷ đồng thanh toán Qua hoạtđộng thanh toán và đối chiếu số dư tiền gửi, tiền vay cuối năm 2004 chưa cótrường hợp nào khách hàng khiếu kiện sai sót.
+ Công tác kho quỹ
Doanh số thu chi tiền mặt cả năm 2004 là 15.025 tỷ VNĐ và 127 triệu USD(kể cả ngoại tệ khác được quy đổi) So với năm 2003 khối lượng VNĐ tăng hơn50% nhưng vẫn đảm bảo an toàn tuyệt đối, lựa chọn tiền đủ tiêu chuẩn phục vụkhách hàng Với đức tính trung trực, liêm khiết, cán bộ ngân hàng đã trả cho kháchhàng tiền nộp thừa 400 món bao gồm 445.673.000 VNĐ, 4.951 USD và 1000
Trang 38EUR Đã phát hiện và thu giữ được 802 tờ tiền giả có tổng mệnh giá là51.790.000đ.
Thực hiện nghiêm túc chế độ thu chi tiền mặt, chế độ xuất nhập kho, chế độvận chuyển tiền và chế độ kiểm tra kho Năm 2004 công tác tiền tệ, kho quỹ đãđược an toàn tuyệt đối.
+ Hoạt động dịch vụ.
Ngoài dịch vụ thanh toán, bảo hiển, chi trả kiều hối, chuyển tiền thông quaWestern Union, thanh toán séc du lịch, thẻ VISA Card, MASTER Card, thu đổingoại tệ năm 2004 chi nhánh đã đẩy mạnh phát triển dịch vụ thanh toán thể, lắpđặt thêm 04 máy ATM đưa tổng số lên 06 máy ATM vào hoạt động tại các điểmgiao dịch thuận tiện Phát hành thêm được 1.032 thẻ, nâng tổng số thẻ Chi nhánhquản lý lên 1.606 thẻ, trong đó có 690 thẻ trả lương tháng của 04 doanh nghiệp vớidoanh số 2.800 triệu đồng/ tháng
Phát triển dịch vụ mới về dịch vụ giải ngân vốn ODA theo tài khoản đặcbiệt không những thu thêm được phí dịch vụ mà còn tạo nguồn vốn thanh toán vàmua bán ngoại tệ Đến cuối năm 2004 khi thời điểm tiếp nhận vốn có hiệu lực, đãcó 3 dự án chuyển trên 7,3 triệu USD về chi nhánh, chấm dứt tình trạng thiếunguồn ngoại tệ của 2 tháng trước đó, lập lại thế chủ động về nguồn vốn ngoại tệ.Năm 2004 phí dịch vụ thu được 9.368 triệu động, vượt kế hoạch 25%.
Công tác kiểm tra, kiểm soát.
Thường xuyên tiến hành kiểm tra, kiểm soát theo các chương trình kế hoạchcủa NHCT Việt Nam và của chi nhánh trên tất cả các mặt nghiệp vụ.
Kiểm tra 899 món có tổng dư nợ 1.414 tỷ đồng, kiểm tra 299 món bảo lãnhvới giá trị 493 tỷ đồng; kiểm tra 680 món mua bán ngoại tệ, 165.253 chứng từ kếtoán và 28.102 chứng từ tiết kiệm; đối chiếu nợ vay của một số khách hàng gửitiền và vay vốn không có chênh lệch, sai sót lớn Kho quỹ được bảo đảm an toàntuyệt đối.