1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một số giải pháp quản lý công tác xây dựng văn hóa nhà trường ở trường cao đẳng kinh tế thành phố hồ chí minh

105 2,1K 37

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 105
Dung lượng 824,5 KB

Nội dung

1 LỜI CẢM ƠN Với tình cảm chân thành, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến lãnh đạo nhà trường, Khoa Đào tạo sau đại học Trường Đại học Vinh đã tạo điều kiện thuận lợi cho chúng tôi được học tập, nghiên cứu nâng cao trình độ đáp ứng yêu cầu đòi hỏi ngày càng cao của nhiệm vụ mới Đặc biệt, tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS Nguyễn Ngọc Hợi đã tận tình hướng dẫn giúp đỡ tôi nghiên cứu và hoàn thành luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ chuyên ngành Quản lý giáo dục Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới bạn bè đồng nghiệp, các thầy cô giáo và học sinh – sinh viên trường Cao đẳng Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh đã tạo mọi điều kiện, cộng tác và giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu để hoàn thành luận văn Những nội dung học tập được ở trường thông qua tài liệu do các nhà giáo lên lớp hướng dẫn nghiên cứu cùng với sự giúp đỡ của các đồng nghiệp đã giúp tôi nâng cao nhận thức để hoàn thiện đề tài: “Một số giải pháp quản lý công tác xây dựng văn hóa nhà trường ở trường Cao đẳng Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh ’’ Do thời gian nghiên cứu có hạn, kết quả nghiên cứu có thể còn nhiều hạn chế và thiếu sót Rất mong nhận được sự góp ý của qúy thầy cô để đề tài nghiên cứu được hoàn thiện hơn Tác giả Trần Nguyên Thục 2 MỤC LỤC 1 MỞ ĐẦU Trang 2 Lý do chọn đề tài 1 3 Mục đích nghiên cứu 1 4 Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3 5 Giả thuyết khoa học 4 6 Nhiệm vụ nghiên cứu 4 7 Phương pháp nghiên cứu 4 8 Đóng góp của luận văn 4 Cấu trúc luận văn 5 1.1 5 1.2 PHẦN NỘI DUNG 1.2.1 1.2.2 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.2.3 1.2.4 Tổng quan về lịch sử vấn đề nghiên cứu 6 1.2.5 1.2.6 Một số khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài 7 1.2.7 1.3 Văn hóa 7 1.3.1 1.3.2 Văn hóa tổ chức 10 1.3.3 1.3.4 Văn hóa nhà trường 12 2.1 Quản lý và quản lý giáo dục 16 2.1.1 2.1.2 Giải pháp 21 2.1.3 2.1.4 Giải pháp quản lý 22 2.1.5 Giải pháp quản lý công tác xây dựng VHNT 22 Một số vấn đề xây dựng VHNT 22 Sự cần thiết phải xây dựng VHNT 22 Yêu cầu, nội dung và phương pháp xây dựng VHNT 25 Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác xây dựng VHNT 30 Các yếu tố cấu thành VHNT 38 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XÂY DỰNG VHNT Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ TP.HCM Giới thiệu trường CĐ Kinh tế TP.HCM 47 Khái quát lịch sử hình thành và phát triển 47 Chức năng và nhiệm vụ 48 Cơ cấu tổ chức 49 Quy mô đào tạo 51 Cơ sở vật chất 51 3 2.2 Thực trạng môi trường văn hóa ở trường CĐ Kinh tế TP.HCM 52 2.2.1 Mức độ biểu hiện các hành vi của sinh viên vi phạm chuẩn mực và 52 nội quy nhà trường 2.2.2 Đánh giá về mức độ mối quan hệ giữa các thành viên trong nhà 56 trường 2.2.3 Nhận thức của đội ngũ CBQL, giảng viên, nhân viên và sinh viên 60 về vai trò của xây dựng VHNT 2.2.4 Đánh giá sự tự hào, niềm tin vào tổ chức nhà trường trong tương 61 lai 2.3 Thực trạng công tác quản lý xây dựng VHNT ở trường Cao đẳng 62 Kinh tế TP.HCM 2.3.1 Kế hoạch xây dựng VHNT 62 2.3.2 Tổ chức thực hiện xây dựng VHNT 64 2.3.3 Chỉ đạo công tác thực hiện xây dựng VHNT 65 2.3.4 Kiểm tra công tác thực hiện xây dựng VHNT 66 2.4 Nguyên nhân của thực trạng 67 2.4.1 Nguyên nhân khách quan 68 2.4.2 Nguyên nhân chủ quan 68 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CÔNG TÁC XÂY DỰNG VHNT Ở TRƯỜNG CĐ KINH TẾ TP.HCM 3.1 Một số căn cứ có tính chất định hướng 71 3.2 Các nguyên tắc đề xuất giải pháp 72 3.3 Một số giải pháp quản lý công tác xây dựng VHNT ở trường CĐ 73 Kinh tế TP.HCM 3.3.1 Xây dựng kế hoạch, chương trình xây dựng VHNT 74 3.3.2 Xây dựng bổ sung các văn bản cần thiết quy định các tiêu chí, tiêu 77 chuẩn văn hóa trong nhà trường 3.3.3 Xây dựng môi trường cảnh quan sư phạm văn hóa, kết hợp đầu tư 79 tăng cường xây dựng cơ sở vật chất nhà trường 3.3.4 Tổ chức các phong trào thi đua “xây dựng VHNT” 80 3.3.5 Tăng cường vai trò của các tổ chức đoàn thể trong các hoạt động 83 tuyên truyền, tổ chức thực hiện xây dựng VHNT 3.3.6 Phối hợp giữa gia đình, nhà trường, chính quyền địa phương và xã 85 hội trong việc giáo dục VHNT cho sinh viên 3.3.7 Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá và thông tin tuyên truyền 87 trong công tác xây dựng VHNT 3.4 Thăm dò sự cần thiết và tính khả thi của các giải pháp 88 3.4.1 Mức độ cần thiết 89 4 3.4.2 Tính khả thi 90 3.4.3 Tổng hợp đánh giá tính cần thiết và tính khả thi của các giải pháp 93 KẾT LUẬN 95 KIẾN NGHỊ 97 TÀI LIỆU THAM KHẢO 99 PHỤ LỤC 101 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN CBGV : Cán bộ - giảng viên CBNV : Cán bộ - nhân viên CBQL : Cán bộ quản lý CĐ : Cao đẳng ĐH : Đại học GD : Giáo dục GDĐT : Giáo dục và đào tạo GV : Giảng viên HSSV : Học sinh sinh viên QLGD : Quản lý giáo dục TP.HCM 5 SV VH : Thành phố Hồ Chí Minh VHNT : Sinh viên : Văn hóa : Văn hóa nhà trường MỞ ĐẦU 1 Lý do chọn đề tài : GD là một quá trình hình thành nhân cách cho thế hệ trẻ của mỗi quốc gia, đó không đơn thuần là một quá trình chuyển tải, tiếp nhận kiến thức khoa học chuyên ngành mà thực chất sâu xa là sự thẩm thấu các giá trị văn hoá của nhân loại, của dân tộc; trên cơ sở đó mà nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi cho phù hợp với yêu cầu thời đại Tuy nhiên, thật đáng tiếc là trong thực tế GD ở nước ta hiện tại, vấn đề GD các giá trị văn hoá truyền thống cho thế hệ trẻ dường như đang bị coi nhẹ; do vậy ngày càng xuất hiện nhiều hiện tượng “phi văn hoá” trong giao tiếp, ứng xử xã hội Những mối quan hệ mà người xưa gọi là “cương thường đạo lý” đang có nhiều đảo lộn Ở một số nơi, với một số người, GD và văn hoá dường như đã không còn gắn kết, phát triển theo tỷ lệ thuận với nhau (học vấn càng cao, văn hoá càng đẹp) mà có khi, thậm chí còn ngược lại Cả xã hội đang rất quan tâm đến đạo đức của HSSV, nhiều khi cả của các nhà giáo nữa, coi đây là trọng điểm của chất lượng GDĐT Trước thực tế như vậy, những ai quan tâm tới sự nghiệp GD nói chung và GD thế hệ trẻ nói riêng đều không khỏi đau lòng, băn khoăn, lo lắng; song làm thế nào để khắc phục tình trạng đó thì không hề đơn giản, rất cần phải nghiên cứu khoa học theo nhiều góc độ: đạo đức học, GD học, tâm lý học, xã hội học, văn hoá học Chính vì vậy, Trong “Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng” có chỉ đạo hết sức 6 cụ thể về nhiệm vụ của ngành GDĐT trong thời gian tới: “Thực hiện đồng bộ các giải pháp phát triển và nâng cao chất lượng GD, đào tạo Đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; nâng cao chất lượng GD toàn diện, đặc biệt coi trọng GD lý tưởng, đạo đức, lối sống, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành, tác phong công nghiệp, ý thức trách nhiệm xã hội Xây dựng đội ngũ GV đủ về số lượng, đáp ứng yêu cầu về chất lượng Đề cao trách nhiệm của gia đình và xã hội phối hợp chặt chẽ với nhà trường trong GD thế hệ trẻ” [2] Văn hoá luôn đi liền với GD, GD đi liền với văn hoá Cả hai đều là sản phẩm đặc thù của loài người, chỉ có loài người mới có Đã đến lúc xây dựng văn hoá học đường phải là mối quan tâm của tất cả mọi nhà trường Bộ GDĐT đã phát động phong trào “Xây dựng nhà trường thân thiện” Nội dung của phong trào này gắn liền với văn hoá học đường Xây dựng văn hoá học đường là một yếu tố bảo đảm và nâng cao chất lượng GDĐT Văn hoá học đường góp phần quan trọng chấn hưng cải cách nền GD nước nhà Như vậy, rõ ràng một trong những biện pháp quan trọng, hiệu quả để thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị trọng tâm của ngành dưới sự chỉ đạo của Đảng về GD cho HSSV lý tưởng, đạo đức, lối sống, ý thức trách nhiệm xã hội…Với xã hội, chúng ta phải xây dựng “Đời sống văn hoá”, mỗi trường học đều rất cần thiết phải xây dựng được “Trường học thân thiện – Học sinh tích cực”, xây dựng “Văn hoá nhà trường” lành mạnh, trong sáng VHNT là một khái niệm mới xuất hiện trong những năm gần đây, nhưng nội hàm của nó thì đã được đề cập đến từ lâu rồi, trong nhiều tình huống của GDĐT, nhất là ở thời kỳ đổi mới VHNT đã được các nhà nghiên cứu GD coi là một yếu tố rất cơ bản của cơ chế phát triển đối với từng nhà trường cũng như của toàn hệ thống các trường học nói chung, nó làm nền tảng và định hướng cho sự phát triển tiến bộ của nhà trường, và là một động lực quan trọng để thực hiện đổi mới quản lý GD ở từng nhà trường Với xu thế hội nhập và toàn cầu hoá các mặt của đời sống nhân loại, đang mở ra không ít những triển vọng phát triển GD cho các quốc gia trong hệ thống GD 7 quốc dân nói chung, GD ĐH nói riêng và cụ thể là các trường ĐH, CĐ Đồng thời, cũng đặt ra những thách thức to lớn đối với việc giữ gìn, phát triển văn hoá nói chung và VHNT nói riêng VHNT thể hiện ở mọi góc độ nhà trường, bao gồm từ phong cách ngôn ngữ của GV và HSSV, cảnh quan môi trường sư phạm cũng như thái độ quan tâm của họ đối với những nội dung chương trình và phương pháp GD, đến những định hướng giá trị nhân cách của HSSV trước những thay đổi của cuộc sống xã hội hiện đại Thế nhưng, vấn đề văn hoá nhà trường và tìm kiếm các biện pháp quản lý sự hình thành và phát triển văn hoá nhà trường hiện nay vẫn còn chưa được quan tâm đúng mức, mặc dù muốn hay không muốn, những yếu tố tiêu cực từ môi trường VHNT tự phát đang ngày càng có tác động sâu sắc đến quá trình GDĐT trong các nhà trường, đến HSSV - thế hệ tương lai của đất nước Vậy các nhà QLGD cần phải làm gì để xây dựng và phát triển một môi trường VH lành mạnh, tích cực ? Trường CĐ Kinh tế TP.HCM trực thuộc Sở GDĐT TP.HCM, được thành lập từ năm 2005 trên cơ sở trường Trung học Kinh tế TP.HCM Trường CĐ Kinh tế TP.HCM được giao nhiệm vụ đào tạo nhân lực có trình độ CĐ và Trung cấp chuyên nghiệp về lĩnh vực kinh tế phục vụ cho tiến trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa cho TP.HCM nói riêng và cho cả nước nói chung trong xu thế hội nhập kinh tế toàn cầu Là một cơ sở đào tạo có uy tín của ngành GD thành phố và các tỉnh, thành phố lân cận, là địa chỉ đáng tin cậy của các doanh nghiệp, là nơi gửi trọn niềm tin của phụ huynh học sinh và các thí sinh Nhiều năm qua nhà trường luôn ý thức và phấn đấu không ngừng cho một mục tiêu chất lượng đào tạo, nhằm đáp ứng nguồn nhân lực có đủ phẩm chất chính trị, có chuyên môn vững vàng, có khả năng hội nhập nhanh vào thị trường lao động công nghiệp đòi hỏi ngày càng cao Tuy nhiên, trước tình hình mới, trước yêu cầu đổi mới GD trong thời kỳ mới, Trường CĐ Kinh tế TP HCM đang từng bước phấn đấu xây dựng, phát triển và khẳng định Một trong những nhiệm vụ hàng đầu là xây dựng một môi trường văn hoá lành mạnh, tạo thương hiệu nhà trường, đó chính là VHNT Chính vì thế, tôi chọn đề tài: “Một số 8 giải pháp quản lý công tác xây dựng văn hoá nhà trường ở trường CĐ Kinh tế TP HCM” 2 Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, đề xuất một số giải pháp quản lý nhằm xây dựng văn hoá nhà trường mang tính khả thi, phù hợp với điều kiện thực tế ở trường CĐ Kinh tế TP.HCM 3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1 Khách thể nghiên cứu: Công tác xây dựng văn hoá nhà trường ở các trường ĐH, CĐ 3.2 Đối tượng nghiên cứu: Một số giải pháp quản lý công tác xây dựng văn hoá nhà trường ở trường CĐ Kinh tế TP.HCM 4 Giả thuyết khoa học Nếu các giải pháp quản lý xây dựng VHNT được thực hiện sẽ góp phần xây dựng một môi trường VH tích cực cho CBGV, nhân viên và HSSV, góp phần thực hiện tốt mục tiêu đào tạo của trường CĐ Kinh tế TP.HCM trong giai đoạn phát triển hiện nay 5 Nhiệm vụ nghiên cứu 5.1 Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận cơ bản liên quan đến đề tài 5.2 Nghiên cứu thực trạng môi trường VH và thực trạng công tác xây dựng văn hoá nhà trường ở trường CĐ Kinh tế TP.HCM 5.3 Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp quản lý công tác xây dựng v ăn hoá nhà trường ở trường CĐ Kinh tế TP.HCM 6 Phương pháp nghiên cứu 6.1 Các phương pháp nghiên cứu lý luận: Nghiên cứu các văn bản quy phạm pháp luật, các văn bản chỉ đạo của ngành GD, các tài liệu, các công trình nghiên cứu khoa học có liên quan đến đề tài Tiếp 9 cận hệ thống những chủ trương chính sách phát triển văn hoá GD của Đảng, Chính phủ, của ngành GD, của thành phố Hồ Chí Minh 6.2 Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn: 6.2.1 Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: Nhằm mục đích thu thập thông tin về thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến vấn đề nghiên cứu cũng như kiểm chứng tính khả thi, cấp thiết của các biện pháp đề xuất trong đề tài 6.2.2 Phương pháp tổng kết kinh nghiệm GD: Trên cơ sở các báo cáo tổng kết của ngành GD, của các cở sở GDĐT, vận dụng để giải quyết vấn đề cần nghiên cứu 6.2.3 Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia: Gặp gỡ với lãnh đạo nhà trường nhằm trao đổi, xin ý kiến đóng góp về cơ sở lý luận của đề tài và kiểm chứng mức độ khả thi, cấp thiết và phương hướng thực hiện các giải pháp được đề xuất trong đề tài Tham khảo một số phát biểu, bài báo khoa học có liên quan của các chuyên gia 6.3 Phương pháp thống kê toán học: Sử dụng các công thức toán thống kê để xử lý và phân tích các số liệu, kết quả điều tra, nhằm rút ra kết luận khoa học của đề tài 7 Đóng góp của luận văn : 7.1 Về mặt lý luận: Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận cơ bản liên quan đến vấn đề xây dựng VHNT Nhận diện và làm sáng tỏ cơ sở lý luận về công tác quản lý xây dựng VHNT ở các trường ĐH, CĐ 7.2 Về mặt thực tiễn: Hệ thống và phân tích đánh giá được thực trạng công tác quản lý xây dựng VHNT ở trường CĐ Kinh tế TP.HCM Xác lập được một số giải pháp quản lý có giá trị thực tiễn nhằm nâng cao chất lượng công tác quản lý xây dựng VHNT ở trường CĐ Kinh tế TP.HCM và của các trường ĐH, CĐ có điều kiện tương tự 10 8 Cấu trúc luận văn: Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, phần nội dung của luận văn gồm có 3 chương: - Chương 1: Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu - Chương 2: Thực trạng công tác xây dựng VHNT ở trường CĐ Kinh tế TP.HCM - Chương 3: Một số giải pháp quản lý công tác xây dựng VHNT ở trường CĐ Kinh tế TP.HCM CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1 Tổng quan về lịch sử vấn đề nghiên cứu Nếu GD được coi là một nền tảng quan trọng của sự phát triển đất nước thì VH lại là nền tảng tồn tại của một dân tộc Do đó, việc xây dựng nét VH trong bất kỳ một lĩnh vực, một tổ chức nào đều có thể xem là thiết yếu để đạt được sự phát triển vững mạnh VH là những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra Trong tất cả các lĩnh vực của cuộc sống xã hội đều có những giá trị VH của nó Chẳng hạn như: VH công sở, VH giao tiếp, VH giao thông, VH ẩm thực…, trong đó có VH học đường Tất cả những điều này mỗi con người đều phải học để trở thành một con người có VH Mỗi người sống có VH mới tạo ra một xã hội có VH Xã hội sống có VH mới phát triển và hạnh phúc được VH bao giờ cũng gắn với GD và GD luôn đi liền với VH Đây là những hiện tượng đặc trưng của xã hội loài người, chỉ có loài người mới có, là điều kiện cho sự tồn tại và phát triển của cá nhân, cộng đồng và xã hội Xã hội loài người muốn tồn tại và phát triển thì phải duy trì, bảo tồn và phát triển GD và VH Thuật ngữ “VH tổ chức” (organization culture) xuất hiện lần đầu tiên trên báo chí Mỹ vào khoảng thập niên 1960 Thuật ngữ tương đương “VH công ty” ... MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CÔNG TÁC XÂY DỰNG VHNT Ở TRƯỜNG CĐ KINH TẾ TP.HCM 3.1 Một số có tính chất định hướng 71 3.2 Các nguyên tắc đề xuất giải pháp 72 3.3 Một số giải pháp quản lý. .. Cơng tác xây dựng văn hố nhà trường trường ĐH, CĐ 3.2 Đối tượng nghiên cứu: Một số giải pháp quản lý công tác xây dựng văn hoá nhà trường trường CĐ Kinh tế TP.HCM Giả thuyết khoa học Nếu giải. .. cơng tác quản lý xây dựng VHNT trường CĐ Kinh tế TP.HCM Xác lập số giải pháp quản lý có giá trị thực tiễn nhằm nâng cao chất lượng công tác quản lý xây dựng VHNT trường CĐ Kinh tế TP.HCM trường

Ngày đăng: 19/12/2013, 09:25

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
6. Bộ GDĐT (2008), Chỉ thị 40/2008/CT-BGDĐT ngày 22 tháng 7 năm 2008 của Bộ GDĐT phát động phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện – Học sinh tích cực” trong các trường phổ thông giai đoạn 2008 – 2013 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xây dựng trường học thân thiện –Học sinh tích cực
Tác giả: Bộ GDĐT
Năm: 2008
7. Bộ GDĐT (2010), “Chuyên đề văn hóa nhà trường” Hội thảo tập huấn giảng viên nguồn chương trình bồi dưỡng Hiệu trưởng trường phổ thông theo hình thức liên kết giữa 2 chính phủ Việt Nam - Singapore Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chuyên đề văn hóa nhà trường
Tác giả: Bộ GDĐT
Năm: 2010
9. Nguyễn Văn Đức. “Tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò của văn hóa và vấn đề xây dựng lối sống văn hóa cho sinh viên hiện nay”. Bản tin khoa học Cao đẳng Thương mại số 2 (2008) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò của văn hóa và vấn đềxây dựng lối sống văn hóa cho sinh viên hiện nay
12. Phạm Quang Huân (2007). “Văn hóa tổ chức – hình thái cốt lõi của văn hóa nhà trường”. Báo cáo khoa học đăng trên kỷ yếu Hội thảo văn hóa học đường do Viện nghiên cứu sư phạm, trường Đại học sư phạm Hà Nội tổ chức năm 2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn hóa tổ chức – hình thái cốt lõi của văn hóanhà trường
Tác giả: Phạm Quang Huân
Năm: 2007
13. Phạm Viết Lộc (2009). “Văn hóa tổ chức Đại học Quốc gia Hà Nội”. Tạp chí khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội, Kinh tế và Kinh doanh số 25 (2009) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn hóa tổ chức Đại học Quốc gia Hà Nội
Tác giả: Phạm Viết Lộc
Năm: 2009
14. Phạm Thị Ly “Văn hóa tổ chức của nhà trường” Trung tâm đào tạo và phát triển nguồn nhân lực Đại học quốc gia TP.HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn hóa tổ chức của nhà trường
16. Đào Thị Oanh, “Một khía cạnh xây dựng văn hóa học đường nhìn từ góc độ tâm lý học”. Viện nghiên cứu sư phạm, Đại học sư phạm Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một khía cạnh xây dựng văn hóa học đường nhìn từ góc độtâm lý học
17. Trần Thị Thanh Thủy (2010), “Xây dựng văn hóa nhà trường Trung cấp chuyên nghiệp”. Tài liệu tập huấn của Bộ GDĐT - Những vấn đề cơ bản về công tác quản lý trường trung cấp chuyên nghiệp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xây dựng văn hóa nhà trường Trung cấpchuyên nghiệp
Tác giả: Trần Thị Thanh Thủy
Năm: 2010
19. Phạm Phúc Tuy. “Đôi điều suy nghĩ về việc xây dựng văn hóa trường học từ lý luận về văn hóa tổ chức”. Trường Đại Học Thủ Dầu Một, Bình Dương Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đôi điều suy nghĩ về việc xây dựng văn hóa trường học từlý luận về văn hóa tổ chức
2. Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng Sản Việt Nam (2011) Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng Khác
4. Đặng Quốc Bảo (1999), Một số khái niệm về QLGD, Trường CBQL GDĐT, Hà Nội Khác
5. Đặng Quốc Bảo (1996), Về phạm trù nhà trường và nhiệm vụ phát triển nhà trường trong bối cảnh hiện nay, QLGD: Thành tựu và xu hướng Khác
8. Chính phủ (2007), Quyết định 129/2007/QĐ-Ttg ngày 2 tháng 8 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ ban hành quy chế VH công sở tại các cơ quan hành chính nhà nước Khác
10. Phạm Minh Hạc (1996), Một số vấn đề về giáo dục và khoa học giáo dục, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội Khác
11. Phạm Minh Hạc, Xây dựng văn hóa học đường phải là mối quan tâm của mọi nhà trường Khác
15. Lê Thị Ngoãn (2009), Luận văn thạc sĩ : Biện pháp xây dựng văn hóa nhà trường ở trường CĐ Công nghiệp Nam Định, trường Đại học Thái Nguyên Khác
18. Trường Đại học sư phạm Hà Nội (9/2007), Viện nghiên cứu Sư phạm; Hội thảo khoa học: Xây dựng văn hóa học đường – Giải pháp nâng cao chất lượng GD trong nhà trường Khác
20. Ủy ban nhân dân TP.HCM (2011), Quyết định 2347/QĐ-UBND ngày 10 tháng 5 năm 2011 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh về ban hành các Tiêu chuẩn VH giai đoạn 2011 – 2015 Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ 1.1. Chu trình quản lý - Một số giải pháp quản lý công tác xây dựng văn hóa nhà trường ở trường cao đẳng kinh tế thành phố hồ chí minh
Sơ đồ 1.1. Chu trình quản lý (Trang 24)
Bảng 2:   Danh mục các Khoa, Tổ bộ môn trực thuộc Ban Giám hiệu - Một số giải pháp quản lý công tác xây dựng văn hóa nhà trường ở trường cao đẳng kinh tế thành phố hồ chí minh
Bảng 2 Danh mục các Khoa, Tổ bộ môn trực thuộc Ban Giám hiệu (Trang 54)
Bảng 3: Số lượng HSSV được đào tạo trong mỗi năm học : - Một số giải pháp quản lý công tác xây dựng văn hóa nhà trường ở trường cao đẳng kinh tế thành phố hồ chí minh
Bảng 3 Số lượng HSSV được đào tạo trong mỗi năm học : (Trang 55)
Bảng 4: Tự đánh giá của SV về mức độ biểu hiện vi phạm chuẩn mực và nội quy nhà trường. - Một số giải pháp quản lý công tác xây dựng văn hóa nhà trường ở trường cao đẳng kinh tế thành phố hồ chí minh
Bảng 4 Tự đánh giá của SV về mức độ biểu hiện vi phạm chuẩn mực và nội quy nhà trường (Trang 56)
Bảng 5: Đánh giá mối quan hệ giữa các thành viên trong nhà trường - Một số giải pháp quản lý công tác xây dựng văn hóa nhà trường ở trường cao đẳng kinh tế thành phố hồ chí minh
Bảng 5 Đánh giá mối quan hệ giữa các thành viên trong nhà trường (Trang 60)
Bảng 6: Đánh giá mức độ nhận thức của CBNV, GV, SV về vai trò xây dựng VHNT. - Một số giải pháp quản lý công tác xây dựng văn hóa nhà trường ở trường cao đẳng kinh tế thành phố hồ chí minh
Bảng 6 Đánh giá mức độ nhận thức của CBNV, GV, SV về vai trò xây dựng VHNT (Trang 64)
Bảng 7: Đánh giá mức độ sự tự hào và niềm tin của các thành viên vào tổ chức nhà trường. - Một số giải pháp quản lý công tác xây dựng văn hóa nhà trường ở trường cao đẳng kinh tế thành phố hồ chí minh
Bảng 7 Đánh giá mức độ sự tự hào và niềm tin của các thành viên vào tổ chức nhà trường (Trang 65)
Bảng 8: Đánh giá mức độ hiểu biết của các thành viên trong nhà trường về tầm nhỡn, sứ mệnh, những giỏ trị cốt lừi của nhà trường - Một số giải pháp quản lý công tác xây dựng văn hóa nhà trường ở trường cao đẳng kinh tế thành phố hồ chí minh
Bảng 8 Đánh giá mức độ hiểu biết của các thành viên trong nhà trường về tầm nhỡn, sứ mệnh, những giỏ trị cốt lừi của nhà trường (Trang 67)
Bảng 9: Đánh giá mức độ chấp hành nội quy, quy định của nhà trường đối với CBQL, giảng viên, nhân viên. - Một số giải pháp quản lý công tác xây dựng văn hóa nhà trường ở trường cao đẳng kinh tế thành phố hồ chí minh
Bảng 9 Đánh giá mức độ chấp hành nội quy, quy định của nhà trường đối với CBQL, giảng viên, nhân viên (Trang 70)
Bảng 10: Kết quả đánh giá về mức độ cần thiết của những giải pháp. - Một số giải pháp quản lý công tác xây dựng văn hóa nhà trường ở trường cao đẳng kinh tế thành phố hồ chí minh
Bảng 10 Kết quả đánh giá về mức độ cần thiết của những giải pháp (Trang 92)
Bảng 11: Kết quả đánh giá về tính khả thi của những giải pháp. - Một số giải pháp quản lý công tác xây dựng văn hóa nhà trường ở trường cao đẳng kinh tế thành phố hồ chí minh
Bảng 11 Kết quả đánh giá về tính khả thi của những giải pháp (Trang 94)
Bảng 12: Tổng hợp đánh giá tính cần thiết và tính khả thi của các giải pháp. - Một số giải pháp quản lý công tác xây dựng văn hóa nhà trường ở trường cao đẳng kinh tế thành phố hồ chí minh
Bảng 12 Tổng hợp đánh giá tính cần thiết và tính khả thi của các giải pháp (Trang 96)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w