Hiệu quả của phác đồ xạ trị kết hợp Capecitabine trước mổ trong ung thư trực tràng giai đoạn T34N02M0 và một số độc tính và tác dụng phụ của phác đồ.

55 73 0
Hiệu quả của phác đồ xạ trị kết hợp Capecitabine trước mổ trong ung thư trực tràng giai đoạn T34N02M0 và một số độc tính và tác dụng phụ của phác đồ.

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Hiện nay, trên thế giới đang có những thay đổi và tiến bộ lớn trong điều trị UTTT: nhiều tác giả đang tiến hành nghiên cứu ứng dụng các kỹ thuật mới, các thuốc mới, phối hợp nhiều phương pháp để nâng cao hiệu quả điều trị và cải thiện chất lượng sống cho bệnh nhân. Một trong những hướng nghiên cứu đó là điều trị phối hợp hoá xạ trị trước mổ. Đã có nhiều nghiên cứu điều trị kết hợp đồng thời Capecitabine với xạ trị trước mổ liều 4550,4Gy cho bệnh nhân UTTT giai đoạn tiến triển tại chỗ cho thấy có kết quả khả quan: giúp hạ thấp giai đoạn bệnh, tạo điều kiện thuận lợi cho phẫu thuật và tăng tỷ lệ bảo tồn cơ thắt hậu môn.

Ngày đăng: 16/07/2021, 11:34

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • SỞ Y TẾ HÀ NỘI

  • SỞ Y TẾ HÀ NỘI

    • + Đánh giá lâm sàng và cận lâm sàng trước điều trị

    • * Cận lâm sàng:

    • + Chụp cộng hưởng từ tiểu khung:

    • + Xét nghiệm mô bệnh học trước điều trị.

    • Xạ trị:

    • + Đánh giá đáp ứng dựa vào thăm khám trực tràng trước và sau điều trị:

    • + Đánh giá đáp ứng dựa vào cộng hưởng từ tiểu khung 1.5Tesla trước và sau điều trị:

    • + Đánh giá đáp ứng bằng cách so sánh nồng độ CEA trước và sau điều trị:

    • Đa số các bệnh nhân có các triệu chứng được cải thiện nhiều sau điều trị (hết đi ngoài ra máu 90,9%; số lần đại tiện trong ngày giảm xuống dưới 3 lần/ngày: 66,6%).

      • Nhận xét:

      • Các tác dụng phụ của hóa xạ trị trên hệ tiêu hóa chủ yếu là viêm ruột non, viêm niêm mạc ống hậu môn-trực tràng, loét hậu môn trực tràng độ 1; không có bệnh nhân nào có tác dụng phụ trên hệ tiêu hóa độ 3,4,5.

      • Nhận xét:

      • Các triệu chứng trên hệ tiết niệu sinh dục chỉ ở mức độ 1,2; không có bệnh nhân nào ở mức độ 3,4,5.

      • 4.1.1. Tuổi và giới

      • Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy, độ tuổi trung bình của 34 bệnh nhân là 61,6 ± 9,9 (tuổi), cao nhất 77 tuổi, thấp nhất là 37 tuổi. Trong đó, nhóm tuổi 61-80 chiếm chủ yếu với 18/34 bệnh nhân (52,9%), tiếp đến là nhóm 40-60 (15/34 bệnh nhân, chiếm 44,1%) và nhóm <40 tuổi (chỉ có 1 bệnh nhân chiếm 3,0%). Bệnh nhân chủ yếu là nam giới (21 trường hợp, 61,8%), nữ giới chiếm 38,2% (13/34 trường hợp). Tỷ số nữ:nam = 1:1,6

      • Kết quả của chúng tôi tương đương với các nghiên cứu tại Việt Nam. Nghiên cứu của Phạm Cẩm Phương trên 87 bệnh nhân UTTT cho thấy bệnh nhân nhỏ tuổi nhất là 25, lớn tuổi nhất là 85, tuổi trung bình 58,9 ± 12,4, bệnh gặp ở nam nhiều hơn nữ; tỷ lệ nam/nữ: 1,3/1 [7].

      • Nghiên cứu của Phạm Khánh Toàn trên 54 bệnh nhân UTTT cho thấy tuổi thấp nhất là 25, tuổi lớn nhất là 88, tuổi trung bình là 60,6±11,6, tỷ lệ nam/nữ là 1:1,35 [18].

      • Nghiên cứu của Võ Văn Xuân trên 56 bệnh nhân UTTT cho thấy, tỷ lệ bệnh nhân mắc bệnh có tuổi trên 40 tuổi là 96,4%, tuổi trung bình 60,7; tỷ lệ nam/nữ: 1,33/1 [4]. Võ Quốc Hưng nghiên cứu trên 112 bệnh nhân cho thấy tuổi bệnh nhân chủ yếu từ 40-70, tỷ lệ nam/nữ là 1,5 [5].

      • 4.1.2. Lý do vào viện

      • Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy, bệnh nhân chủ yếu vào viện do đại tiện nhầy máu (33/34 trường hợp = 97,1%), tiếp đến do đau tức hậu môn/hạ vị (7/34=20,6% trường hợp), táo bón/khó đi ngoài (3/34 trường hợp = 8,8%) và đi ngoài nhiều lần (3/34 trường hợp = 8,8%). Đây là các triệu chứng gây khó chịu và ảnh hưởng đáng kể đến cuộc sống của bệnh. Mặt khác, triệu chứng đi ngoài phân lẫn máu cũng là một chỉ báo quan trọng giúp các bác sỹ có định hướng chẩn đoán và sàng lọc ung thư trực tràng sớm.

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan