1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

ĐÁNH GIÁ kết QUẢ hóa xạ TRỊ ĐỒNG THỜI TRƯỚC mổ TRONG UNG THƯ TRỰC TRÀNG GIAI đoạn t3 4n0 2m0 tại BỆNH VIỆN UNG bướu hà nội

75 118 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Cấu trúc

  • BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ

  • TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

    • HÀ NỘI - 2019

  • BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ

  • TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

  • Người hướng dẫn khoa học:

  • PGS.TS. VŨ HỒNG THĂNG

    • HÀ NỘI - 2019

      • * Phân loại giai đoạn bệnh theo TNM, Dukes [36]:

      • Capecitabine (Xeloda): là thuốc kìm tế bào viên 150mg và 500mg, đường dùng: uống

        • + Đánh giá lâm sàng và cận lâm sàng trước điều trị

        • * Cận lâm sàng:

      • + Chụp cộng hưởng từ tiểu khung:

      • + Xét nghiệm mô bệnh học trước điều trị.

      • Xạ trị:

      • + Đánh giá đáp ứng dựa vào thăm khám trực tràng trước và sau điều trị:

      • + Đánh giá đáp ứng dựa vào cộng hưởng từ tiểu khung 1.5Tesla trước và sau điều trị:

      • + Đánh giá đáp ứng bằng cách so sánh nồng độ CEA trước và sau điều trị:

      • SƠ ĐỒ NGHIÊN CỨU

      • Đa số các bệnh nhân có các triệu chứng được cải thiện nhiều sau điều trị (hết đi ngoài ra máu 100,0%; số lần đại tiện trong ngày giảm xuống dưới 3 lần/ngày: 66,6%).

        • Nhận xét:

        • Các tác dụng phụ của xạ trị trên hệ tiêu hóa chủ yếu là viêm ruột non, viêm niêm mạc ống hậu môn-trực tràng, loét hậu môn trực tràng độ 1; không có bệnh nhân nào có tác dụng phụ trên hệ tiêu hóa độ 3,4,5.

        • Nhận xét:

        • Các triệu chứng trên hệ tiết niệu sinh dục chỉ ở mức độ 1,2; không có bệnh nhân nào ở mức độ 3,4,5.

      • Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy, độ tuổi trung bình của 34 bệnh nhân là 61,6 ± 9,9 (tuổi), cao nhất 77 tuổi, thấp nhất là 37 tuổi. Trong đó, nhóm tuổi 61-80 chiếm chủ yếu với 18/34 bệnh nhân (52,9%), tiếp đến là nhóm 40-60 (15/34 bệnh nhân, chiếm 44,1%) và nhóm <40 tuổi (chỉ có 1 bệnh nhân chiếm 3,0%). Bệnh nhân chủ yếu là nam giới (21 trường hợp, 61,8%), nữ giới chiếm 38,2% (13/34 trường hợp). Tỷ số nữ:nam = 1:1,6

      • Kết quả của chúng tôi tương đương với các nghiên cứu tại Việt Nam. Nghiên cứu của Phạm Cẩm Phương trên 87 bệnh nhân UTTT cho thấy bệnh nhân nhỏ tuổi nhất là 25, lớn tuổi nhất là 85, tuổi trung bình 58,9 ± 12,4, bệnh gặp ở nam nhiều hơn nữ; tỷ lệ nam/nữ: 1,3/1 [61].

      • Nghiên cứu của Phạm Khánh Toàn trên 54 bệnh nhân UTTT cho thấy tuổi thấp nhất là 25, tuổi lớn nhất là 88, tuổi trung bình là 60,6±11,6, tỷ lệ nam/nữ là 1:1,35 [62].

      • Nghiên cứu của Võ Văn Xuân trên 56 bệnh nhân UTTT cho thấy, tỷ lệ bệnh nhân mắc bệnh có tuổi trên 40 tuổi là 96,4%, tuổi trung bình 60,7; tỷ lệ nam/nữ: 1,33/1 [63]. Võ Quốc Hưng nghiên cứu trên 112 bệnh nhân cho thấy tuổi bệnh nhân chủ yếu từ 40-70, tỷ lệ nam/nữ là 1,5 [64].

      • Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy, bệnh nhân chủ yếu vào viện do đại tiện nhầy máu (33/34 trường hợp = 97,1%), tiếp đến do đau tức hậu môn/hạ vị (7/34=20,6% trường hợp), táo bón/khó đi ngoài (3/34 trường hợp = 8,8%) và đi ngoài nhiều lần (3/34 trường hợp = 8,8%). Đây là các triệu chứng gây khó chịu và ảnh hưởng đáng kể đến cuộc sống của bệnh. Mặt khác, triệu chứng đi ngoài phân lẫn máu cũng là một chỉ báo quan trọng giúp các bác sỹ có định hướng chẩn đoán và sàng lọc ung thư trực tràng sớm.

      • Kết quả này phù hợp với các nghiên cứu khác. Nghiên cứu của Phạm Khánh Toàn cho thấy tỷ lệ đi ngoài phân lẫn máu chiếm 92,6%[62], là lí do chính cho việc vào viện của bệnh nhân. Nghiên cứu của Phạm Cẩm Phương cho thấy 90,9% số bệnh nhân đến khám và điều trị bệnh UTTT là do đại tiện phân nhầy máu, các trường hợp còn lại là do rối loạn tiêu hóa, tắc ruột…[61].

      • Nghiên cứu của Võ Quốc Hưng cho thấy tỷ lệ đi ngoài phân lẫn máu là 90,9% [64]. Nghiên cứu của Nguyễn Công Hoàn có tỷ lệ này là 91,1% [65]. Nghiên cứu của Phạm Quốc Đạt cho thấy, lý do đến bệnh viện vì đại tiện phân nhầy máu chiếm tỷ lệ 93,3% [6]. Tỷ lệ này ở nghiên cứu của Hoàng Minh Thắng là 77,5% [67] và ở nghiên cứu của Hòang Mạnh Thắng là 83% [68].

      • Kết quả nghiên cứu cho thấy, trong và sau điều trị, đa số các bệnh nhân có các triệu chứng được cải thiện nhiều (hết đi ngoài ra máu 100,0%; số lần đại tiện trong ngày giảm xuống dưới 3 lần/ngày: 66,6%). Kết quả này của chúng tôi tương đồng với nghiên cứu của Phạm Cẩm Phương, khi tác giả cho thấy đa số các bệnh nhân có các triệu chứng được cải thiện nhiều sau điều trị (đi ngoài ra máu cải thiện 86,6%; số lần đại tiện trong ngày giảm xuống dưới 3 lần/ngày: 89,7% đi ngoài phân thành khuôn 72,4%, hết táo bón 73,3%) [61].

      • Khi được hỏi, đa số bệnh nhân (31/34 trường hợp = 91,2%) tự nhận định theo chủ quan đáp ứng ≥ 50% các triệu chứng. Chỉ có 3 bệnh nhân (8/8%) đáp ứng < 50% các triệu chứng. Điều này cho thấy phần lớn bệnh nhân đều nhận thức được tính hiệu quả của liệu pháp điều trị, đặc biệt trong việc cải thiện những triệu chứng gây khó chịu như đi ngoài nhiều lần, đi ngoài ra máu hoặc táo bón. Điều này cũng phù hợp với nghiên cứu của Võ Quốc Hưng khi tác giả cho thấy 100% bệnh nhân đều cải thiện triệu chứng cơ năng [64]. Nghiên cứu của Phạm Khánh Toàn cũng cho thấy 89,1% bệnh nhân có giảm ≥ 50% các triệu chứng [62]. Việc đáp ứng cơ năng tốt tạo tiền đề quan trọng cho việc cải thiện hiệu quả điều trị sau này của bệnh nhân.

      • Qua thăm khám lâm sàng trước và sau điều trị cho thấy, thể tích khối u so với chu vi trực tràng giảm sau điều trị. Trước điều trị, 85,3% số bệnh nhân có khối u chiếm từ ½ đến toàn bộ chu vi, 8,8% số bệnh nhân có khối u chiếm toàn bộ chu vi và 5,9% bệnh nhân chiếm dưới ½ chu vi. Sau điều trị, 2,9% bệnh nhân có khối u chiếm toàn bộ chu vi, 52,9% bệnh nhân có khối u chiếm từ ½ đến toàn bộ chu vi và 44,1% bệnh nhân có khối u dưới ½ chu vi. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Điều này cho thấy hiệu quả điều trị rõ rệt của liệu pháp, giúp thu nhỏ khối u so với trước điều trị.

      • Kết quả của chúng tôi tương đương với một số nghiên cứu khác. Nghiên cứu của Phạm Cẩm Phương cho thấy, trước điều trị không có bệnh nhân nào có khối u chiếm dưới ½ chu vi nhưng sau điều trị tỷ lệ này tăng lên 29,9% và tỷ lệ bệnh nhân có thể tích khối u chiếm toàn bộ chu vi trực tràng giảm từ 52,9% trước điều trị xuống 16,1% sau điều trị [61]. Nghiên cứu của Võ Quốc Hưng cũng cho thấy 41,0% các bệnh nhân xạ trị u có kích thước nhỏ đi 50% [64]. Nghiên cứu của Phạm Quốc Đạt khối u xâm lấn dưới 1/2 chu vi chiếm 40,4%, xâm lấn trên 1/2 chu vi chiếm 59,6% [66].

      • Trước điều trị, u chủ yếu có dạng sùi+loét (61,8%) và sùi (35,3%). Sau điều trị, u chủ yếu có dạng thâm nhiễm (47,1%), loét (38,2%) và sùi (23,5%). Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Điều này phù hợp do điều trị hóa xạ trị làm thu nhỏ kích thước u hoại tử, dẫn tới loét bề mặt u. Kết quả này phù hợp với các nghiên cứu khác. Nghiên cứu của Phạm Cẩm phương cho thấy, so với trước điều trị tỷ lệ bệnh nhân có hình dạng khối u sùi+loét, loét sau điều trị tăng lên (25,3% và 86,2%, tương ứng) [61]. Nghiên cứu của Võ Văn Xuân (2012) cho thấy u thể sùi 88,2%; thể loét 5,4%; thể thâm nhiễm 5,4% [63]. Nghiên cứu của Võ Quốc Hưng (2004) cho thấy u sùi: 54,5%; sùi loét: 40,1%; loét: 5,4% [64].

      • Trước điều trị, tỷ lệ bệnh nhân ở giai đoạn 3, 4 tương ứng là 35,3% và 64,7%. Trong nghiên cứu của chúng tôi có kết quả bệnh nhân ở giai đoạn 4 trước điều trị cao hơn so với nghiên cứu của Phạm Cẩm Phương (tỷ lệ bệnh nhân ở giai đoạn 3, 4 là 70,1% và 29,9% tương ứng) [61], và Võ Văn Xuân (khối u giai đoạn T3 là 67,9% và T4 là 32,1%) [63]. Tuy nhiên, so với trước điều trị, chủ yếu khối u và hạch đều giảm giai đoạn sau điều trị. Tỷ lệ bệnh nhân ở giai đoạn 1, 2, 3, 4 sau điều trị tương ứng là 14,7%; 55,9%; 17,7% và 11,7%, tạo điều kiện cho việc điều trị trong thời gian sau thuận lợi hơn khi khối u từ cố định thành khối u di động.

        • CEA (Carcino-Embryonic Antigen) hay kháng nguyên ung thư bào thai là một trong những chất chỉ điểm ung thư quan trọng trong UTTT. Ở người bình thường, các nghiên cứu cho thấy 5 ng/ml là giới hạn cao nhất. Đối với trường hợp bệnh nhân bị ung thư, CEA huyết thanh sẽ trở về bình thường sau 6 tuần nếu điều trị hiệu quả. Gia tăng CEA làm tăng nguy cơ tiến triển bệnh, tái phát hoặc di căn. Các nghiên cứu trên thế giới đều cho thấy đánh giá đáp ứng sau điều trị có thể dựa vào nồng độ CEA.

        • Kết quả của chúng tôi cho thấy, giá trị trung vị của nồng độ CEA trước điều trị: 4,2 ng/ml; giá trị nhỏ nhất: 1,4 ng/ml; giá trị lớn nhất: 93 ng/ml; n=34 (IQR (2,9-12,4)). Giá trị trung vị của nồng độ CEA sau điều trị: 3,3 ng/ml; giá trị nhỏ nhất: 0,9 ng/ml; giá trị lớn nhất: 84 ng/ml; n=34; IQR (2-4,5)). Tỷ lệ bệnh nhân có nồng độ CEA >5 ng/ml trước điều trị là 44,1%; sau điều trị là 20,6%. So sánh nồng độ CEA trước và sau điều trị cho thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê p<0,01. Điều này cho thấy phương pháp này có hiệu quả tốt và bệnh nhân có đáp ứng với điều trị.

      • Kết quả nghiên cứu của chúng tôi tương đương với Phạm Cẩm Phương và Phạm Khánh Toàn do đều lựa chọn bệnh nhân ở giai đoạn 3, 4, trong khi các tác giả khác chọn bệnh nhân ở giai đoạn sớm hơn [61, 62]. Nghiên cứu của Hoàng Mạnh Thắng lựa chọn cả những bệnh nhân đã có di căn xa [68], dẫn tới tỷ lệ CEA > 5 ng/ml cao hơn nhiều so với nghiên cứu của chúng tôi.

      • So sánh hiệu quả điều trị, kết quả của chúng tôi tương đồng với nghiên cứu của Phạm Cẩm Phương, khi tác giả sử dụng hóa xạ trị kết hợp cho thấy, trước điều trị có 59,8% số bệnh nhân có nồng độ CEA ≤ 5,0ng/ml; sau điều trị tỷ lệ này đã tăng lên 73,6% [61]. Nghiên cứu của Phạm Khánh Toàn sử dụng phương pháp xạ trị gia tốc tăng phân liều cũng cho hiệu quả tương đương khi giảm tỷ lệ bệnh nhân CEA ≥ 5 ng/ml từ 42,6% xuống còn 31,5% [62]. Nghiên cứu khác của Võ Quốc Hưng tiến hành xạ trị cho các bệnh nhân cho thấy nồng độ CEA ≥5ng/ml trước xạ trị 46,2%, sau xạ trị giảm còn 29,5% [64].

      • Các kết quả đánh giá tác dụng không mong muốn khác cho thấy việc kết hợp xạ trị với Capecitabine trong điều trị bệnh ung thư trực tràng thấp giai đoạn T3-4N0-2M0 có ít tác dụng không mong muốn và người bệnh có thể dung nạp tốt, an toàn cao.

      • Kết quả cho thấy, chỉ có 8,8% bệnh nhân có hội chứng bàn tay, bàn chân ở độ 1. Ngoài ra, đa số các bệnh nhân có các tác dụng không mong muốn ở độ 1,2 (buồn nôn, nôn, viêm miệng, ỉa chảy) với tỷ lệ thấp: tương ứng là 20,5%; 14,7%; 0,0% và 5,8%. Các tác dụng phụ của xạ trị trên hệ tiêu hóa chủ yếu là viêm ruột non, viêm niêm mạc ống hậu môn-trực tràng, loét hậu môn trực tràng độ 1; không có bệnh nhân nào có tác dụng phụ trên hệ tiêu hóa độ 3,4,5. Các triệu chứng trên hệ tiết niệu sinh dục chỉ ở mức độ 1,2; không có bệnh nhân nào ở mức độ 3,4,5. Đau và loét da vùng tầng sinh môn chủ yếu ở độ 1, độ 2; không có bệnh nhân nào ở độ 3,4,5. Các triệu chứng này đều thuyên giảm sau khi bệnh nhân kết thúc hóa xạ trị.

      • Kết quả của chúng tôi tương đồng với nghiên cứu của Phạm Cẩm Phương khi tác giả cho thấy, đa số các bệnh nhân có các tác dụng không mong muốn do hóa trị ở độ 1,2; không ảnh hưởng nhiều đến quá trình điều trị cũng như sinh hoạt của bệnh nhân. 23% số bệnh nhân có cảm giác buồn nôn độ 1,2 trong đó chủ yếu độ 1 (20,7%). 20,7% bệnh nhân nôn độ 1, 2 trong đó chủ yếu độ 1 (18,4%). 1,1% bệnh nhân rụng tóc độ 1. 4,6% bệnh nhân bị ỉa chảy độ 1; 1,1% bệnh nhân ỉa chảy độ 2. Có 3 bệnh nhân có hội chứng bàn tay bàn chân (tê đầu chi, sạm đen da đầu chi) [61].

      • Nghiên cứu của Võ Quốc Hưng (2004) biến chứng của xạ trị trước mổ bao gồm: nóng và đau rát tầng sinh môn chiếm 83,9%, viêm bàng quang (đái buốt, đái rắt) 33,9%, rối loạn tiêu hoá 16,9%, loét, xơ hoá diện tia 8,9%, dính ruột 7,1% [64].

      • Nghiên cứu của Hoàng Mạnh Thắng (2009) cho thấy biến chứng chủ yếu: nóng và đau rát TSM (83,3%), viêm bàng quang (57,1%), rối loạn tiêu hóa (42,9%) [68].

      • Phạm Quốc Đạt khi nghiên cứu xạ trị trước mổ liều 36Gy kết hợp phẫu thuật cho 45 BN UTTT tại bệnh viện K từ 6/2000 đến 11/2001 ghi nhận viêm đỏ da tầng sinh môn ở 100% trường hợp; 73,3% viêm bàng quang; 13,3% rối loạn tiêu hóa (ỉa lỏng); 100% bệnh nhân đau rát tầng sinh môn [66].

      • Qua nghiên cứu cho thấy các tác dụng không mong muốn của phác đồ ở mức chấp nhận được, ít ảnh hưởng đến quá trình điều trị và sinh hoạt của bệnh nhân.

Nội dung

1 BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI TRẦN QUANG KIÊN ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HÓA XẠ TRỊ ĐỒNG THỜI TRƯỚC MỔ TRONG UNG THƯ TRỰC TRÀNG GIAI ĐOẠN T3-4N0-2M0 TẠI BỆNH VIỆN UNG BƯỚU HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC HÀ NỘI - 2019 BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI TRẦN QUANG KIÊN ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HÓA XẠ TRỊ ĐỒNG THỜI TRƯỚC MỔ TRONG UNG THƯ TRỰC TRÀNG GIAI ĐOẠN T3-4N0-2M0 TẠI BỆNH VIỆN UNG BƯỚU HÀ NỘI Chuyên ngành : Ung thư Mã số : 60720149 LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS VŨ HỒNG THĂNG HÀ NỘI - 2019 CHỮ VIẾT TẮT AJCC : American Joint Committee on Cancer BC : Bạch cầu BN : Bệnh nhân CLVT : Chụp cắt lớp vi tính IGRT : Xạ trị hướng dẫn hình ảnh (Image-guided radiation therapy) IMRT : Intensity modulated radiation therapy MRI : Chụp cộng hưởng từ ổ bụng-tiểu khung PET-CT : Ghi hình cắt lớp positron TC : Tiểu cầu UTBM : Ung thư biểu mô UTĐTT : Ung thư đại trực tràng UTTT : Ung thư trực tràng MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG DANH MỤC HÌNH ĐẶT VẤN ĐỀ Ung thư trực tràng (UTTT) bệnh ung thư phổ biến nước ta nước giới Tỷ lệ mắc UTTT giới ngày tăng Ở nước phát triển, ung thư đại trực tràng (UTĐTT) đứng hàng thứ số bệnh ung thư giới, sau ung thư phổi nam giới ung thư vú nữ giới Tại Pháp, hàng năm có khoảng 34.500 ca ung thư đại trực tràng khoảng 16.800 ca tử vong Tại Mỹ hàng năm có khoảng 411 trường hợp UTTT mắc có khoảng 6-13% bệnh nhân giai đoạn T4; khoảng 5-30% bệnh nhân UTTT PT trước tái phát chỗ [1], [2], [3] Tại Việt Nam, UTĐTT nằm số bệnh ung thư hay gặp đứng vị trí thứ bệnh ung thư với tỷ lệ mắc 9,2/100.000 dân tỷ lệ tử vong 5,0/100.000 dân [4] Hiện nay, bệnh nhân UTTT đến khám bệnh giai đoạn muộn, tổn thương xâm lấn tổ chức xung quanh cao, nên tỷ lệ bệnh nhân điều trị phẫu thuật triệt phẫu thuật bảo tồn tròn hậu mơn thấp, đặc biệt khó khăn khối u xâm lấn vào mặt trước xương (T4) Chính vậy, thời gian sống thêm chất lượng sống không cao Trong vài năm gần đây, số sở điều trị ung thư với bệnh nhân UTTT giai đoạn tiến triển chỗ, phẫu thuật triệt từ đầu điều trị xạ trị trước mổ Tuy nhiên trường hợp kháng tia, đáp ứng (theo Võ Văn Xuân (2012) tỷ lệ đáp ứng hoàn toàn sau xạ trị trước mổ (8,9%) [5]) từ dẫn đến tỷ lệ bệnh nhân UTTT điều trị phẫu thuật triệt mà điều trị triệu chứng thăm dò làm hậu môn nhân tạo cao (theo nghiên cứu tác giả Võ Quốc Hưng (2004) 21,5%) [6] Hiện nay, giới có thay đổi tiến lớn điều trị UTTT: nhiều tác giả tiến hành nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật mới, thuốc mới, phối hợp nhiều phương pháp để nâng cao hiệu điều trị cải thiện chất lượng sống cho bệnh nhân Một hướng nghiên cứu điều trị phối hợp hố xạ trị trước mổ Đã có nhiều nghiên cứu điều trị kết hợp đồng thời Capecitabine với xạ trị trước mổ liều 4550,4Gy cho bệnh nhân UTTT giai đoạn tiến triển chỗ cho thấy có kết khả quan: giúp hạ thấp giai đoạn bệnh, tạo điều kiện thuận lợi cho phẫu thuật tăng tỷ lệ bảo tồn thắt hậu môn Tác giả Elwanis cs 2009: tỷ lệ hạ thấp giai đoạn bệnh sau hóa xạ trị 74,4% [7] Ở Việt Nam tỷ lệ : 46,0% (Phạm Cẩm Phương 2013) Vì chúng tơi thực đề tài với mục tiêu: Đánh giá hiệu phác đồ xạ trị kết hợp Capecitabine trước mổ ung thư trực tràng giai đoạn T3-4N0-2M0 Đánh giá số độc tính tác dụng phụ phác đồ CHƯƠNG TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1 GIẢI PHẪU TRỰC TRÀNG 1.1.1 Cấu tạo trực tràng Trực tràng đoạn cuối đại tràng nối tiếp với đại tràng sigma từ đốt sống tới hậu môn Trực tràng dài khoảng 12cm-15cm, đường kính đoạn đại tràng sigma (khoảng 4cm rỗng), đoạn phình to tạo nên bóng trực tràng [8] Trực tràng chia làm ba phần tùy theo khoảng cách từ rìa hậu mơn đến điểm thấp khối u: 1/3 trên: cách rìa hậu mơn 12-16cm, trực tràng trung bình cách rìa hậu mơn từ đến 12cm, trực tràng thấp cách rìa hậu mơn ≤ 6cm Một số quan điểm khác: trực tràng thấp cách rìa hậu mơn 0-5cm; trực tràng cách rìa hậu mơn từ > 5-10cm; trực tràng cao cách rìa hậu mơn > 10-15cm [9], [10] Hình 1.1 Trực tràng cấu trúc liên quan (nữ giới, nhìn từ trên) Trực tràng dầy gồm lớp: lớp mạc, lớp cơ, lớp niêm mạc niêm mạc 1.1.2 Liên quan định khu - Mặt sau trực tràng liên quan: đốt sống xương cụt, mạch giữa, hạch giao cảm, nhánh mạch trực tràng trên, nhánh trước dây thần kinh dưới, dây thần kinh cụt, thân giao cảm, mạch bên dưới, cụt nâng hậu môn - Mặt trước: Ở nam, trực tràng liên quan với túi trực tràng-bàng quang, bàng quang, túi tinh, ống dẫn tinh, phần tận niệu quản, tuyến tiền liệt Ở nữ, trực tràng liên quan với túi trực tràng-tử cung, âm đạo - Mặt bên: trực tràng liên quan với hố cạnh trực tràng phúc mạc, đám rối thần kinh giao cảm chậu, cụt, nâng hậu môn, mạch trực tràng trực tràng [8], [11] 1.2 CHẨN ĐOÁN UNG THƯ TRỰC TRÀNG 1.2.1 Triệu chứng lâm sàng 1.2.1.1 Triệu chứng + Chảy máu trực tràng: máu đỏ tươi lờ lờ máu cá, đợt kéo dài + Rối loạn lưu thông ruột: dấu hiệu sớm với thay đổi thói quen đại tiện, thay đổi giấc, số lần ngồi, có bị táo bón, ỉa chảy, xen kẽ táo ỉa lỏng + Thay đổi khuôn phân: phân bị dẹt, vẹt góc, có rãnh, vết khuôn phân tạo khối u trực tràng + Đau vùng hạ vị, buồn ngồi, cảm giác ngồi khơng hết phân + Một số bệnh nhân UTTT đến bệnh viện biến chứng u bán tắc ruột, tắc ruột, thủng u gây viêm phúc mạc: nôn, buồn nôn, đau bụng cơn, bí trung đại tiện + Thiếu máu: mệt mỏi, da xanh, niêm mạc nhợt + Gầy sút cân, suy kiệt [12], [13] 1.2.1.2 Thăm khám trực tràng Thăm khám trực tràng phương pháp kinh điển đánh giá mức xâm lấn ung thư cách xác định mức di động u so với thành trực tràng so với tổ chức xung quanh Đánh giá mức độ xâm lấn ung thư qua thăm khám trực tràng, Y Mason phân chia làm giai đoạn (Trích theo Nguyễn Văn Hiếu 2002): + Giai đoạn 1: u di động so với thành trực tràng + Giai đoạn 2: u di động so với tổ chức xung quanh + Giai đoạn 3: u di động hạn chế + Giai đoạn 4: u cố định R J Nicholls cộng sự, đề xuất phân chia giai đoạn đơn giản có giá trị đánh giá tiên lượng bệnh: + Giai đoạn 1: u khu trú trực tràng gồm giai đoạn Y Mason + Giai đoạn 2: u xâm lấn qua thành trực tràng bao gồm giai đoạn Y Mason (Trích theo Nguyễn Văn Hiếu 2002) [14], [15] 1.2.1.3 Thăm khám tồn thân Đánh giá tình trạng toàn thân, bệnh lý phối hợp, thăm khám hệ thống hạch (hạch cổ, hạch bẹn), khám bụng (đôi sờ thấy khối u, gan to, dịch ổ bụng ), triệu chứng tắc ruột khối u 1.2.2 Triệu chứng cận lâm sàng 1.2.2.1 Nội soi Soi trực tràng ống cứng phương pháp quan trọng để chẩn đốn UTTT Phương pháp có ưu điểm: rẻ tiền, kỹ thuật đơn giản, cho biết xác u hình dạng, kích thước vị trí u cách rìa 10 hậu mơn để định cắt cụt trực tràng hay cắt đoạn trực tràng bảo tồn tròn hậu mơn Qua nội soi, thực bấm sinh thiết để có chẩn đốn mơ bệnh học thực số thủ thuật cắt polyp, giúp đặt đầu dò siêu âm để đánh giá mức xâm lấn ung thư Tuy nhiên nội soi ống cứng đánh giá trực tràng mà không đánh giá khung đại tràng Để khắc phục nhược điểm thập niên gần với đời máy nội soi đại trực tràng ống mềm giúp đánh giá toàn khung đại tràng trực tràng [14], [16] 1.2.2.2 Siêu âm nội trực tràng Siêu âm nội trực tràng phương pháp siêu âm qua đường trực tràng Nguyên lý siêu âm nội trực tràng phương pháp tiểu hình hố (thu nhỏ), chế tạo loại đầu dò thu nhỏ, để áp gần quan thăm dò Siêu âm nội trực tràng nhằm đánh giá mức độ xâm lấn khối u Kỹ thuật không gây biến chứng, giá thành rẻ nhiên với u chít hẹp, u chảy máu, u trực tràng cao với hạch gần cuống mạch khó đánh giá phương pháp Siêu âm nội trực tràng phương pháp đánh giá giai đoạn khối u tốt so với phương pháp chẩn đốn hình ảnh khác, từ giúp phẫu thuật viên lựa chọn phương pháp phẫu thuật bảo tồn thắt hậu môn hay không [17], [18] Siêu âm nội trực tràng phương tiện đánh giá giai đoạn T hữu hiệu nhất, đặc biệt đánh giá T1 T2 Siêu âm nội trực tràng xét nghiệm quan trọng để đánh giá giai đoạn trường hợp khối u giai đoạn T1 khơng có yếu tố nguy cao để định phẫu thuật triệt cắt khối u qua nội soi hay không, trường hợp khối u giai đoạn T3 sớm (dễ nhầm với T2) cần định điều trị hóa-xạ trị trước mổ [17], [19] 1.2.2.3 Chụp cắt lớp vi tính ổ bụng (CLVT) 61 phòng Kết cho thấy, độc tính hệ huyết học thấp, chủ yếu độ 1, Độc tính ít, mức độ nhẹ nên người bệnh chấp nhận Kết phù hợp với nghiên cứu tác giả Elwanis M (2009) tác giả cho thấy độc tính chủ yếu mức độ trung bình khơng có bệnh nhân phải ngừng điều trị; thiếu máu độ gặp bệnh nhân (9,3%), hạ bạch cầu bệnh nhân (4,7%) viêm da xạ trị gặp bệnh nhân (9,3%) [70]và phù hợp với tác giả Kim JC (2005) tác giả cho thấy độc tính độ (3% số bệnh nhân có ỉa chảy 1% số bệnh nhân có hạ bạch cầu hạt) [69] Khi so sánh ghép cặp trước sau điều trị, kết cho thấy nồng độ Hemoglobin trước sau điều trị thấy khác biệt khơng có ý nghĩa thống kê với p> 0,05 Khi so sánh ghép cặp số lượng tiểu cầu trước sau điều trị thấy khác biệt khơng có ý nghĩa thống kê với p>0,05 Khi so sánh ghép cặp số lượng Bạch cầu trước sau điều trị thấy khác biệt khơng có ý nghĩa thống kê với p> 0,05 Khi so sánh ghép cặp số lượng Bạch cầu trung tính trước sau điều trị thấy khác biệt khơng có ý nghĩa thống kê với p> 0,05 Kết khác với nghiên cứu Phạm Cẩm Phương tác giả thấy có khác biệt trước sau giá trị trung bình bốn số [61] Điều cỡ mẫu chúng tơi bé so với tác giả, tỷ lệ hạ hồng cầu, bạch cầu tiểu cầu mức thấp 4.3.2 Độc tính gan, thận Việc theo dõi độc tính gan thận quy định việc điều trị hóa chất Độc tính gan, thận mức độ nặng cần dừng điều trị, điều chỉnh liều dùng thuốc lợi tiểu, trợ gan cho bệnh nhân Giá trị trung bình 62 Creatinin trước điều trị: 71,2 ± 26,3; giá trị trung bình Creatinin sau điều trị: 70,0 ± 18,9 Độc tính thận sau điều trị ít, chủ yếu độ (8,8%) Khi so sánh ghép cặp Creatinin trước sau điều trị thấy khác biệt khơng có ý nghĩa thống kê với p>0,05 Trong đó, giá trị trung bình AST trước điều trị: 20,6 ± 7,3; giá trị trung bình Creatinin sau điều trị: 26,1 ± 15,5 Độc tính gan sau điều trị ít, chủ yếu độ (14,7%) Khi so sánh ghép cặp AST trước sau điều trị thấy khác biệt khơng có ý nghĩa thống kê với p>0,05 Kết cho thấy thuốc hóa trị sử dụng phương pháp an tồn khắc phục 4.3.3 Các tác dụng không mong muốn khác Các kết đánh giá tác dụng không mong muốn khác cho thấy việc kết hợp xạ trị với Capecitabine điều trị bệnh ung thư trực tràng thấp giai đoạn T3-4N0-2M0 có tác dụng khơng mong muốn người bệnh dung nạp tốt, an toàn cao Kết cho thấy, có 8,8% bệnh nhân có hội chứng bàn tay, bàn chân độ Ngoài ra, đa số bệnh nhân có tác dụng khơng mong muốn độ 1,2 (buồn nôn, nôn, viêm miệng, ỉa chảy) với tỷ lệ thấp: tương ứng 20,5%; 14,7%; 0,0% 5,8% Các tác dụng phụ xạ trị hệ tiêu hóa chủ yếu viêm ruột non, viêm niêm mạc ống hậu môn-trực tràng, loét hậu môn trực tràng độ 1; khơng có bệnh nhân có tác dụng phụ hệ tiêu hóa độ 3,4,5 Các triệu chứng hệ tiết niệu sinh dục mức độ 1,2; khơng có bệnh nhân mức độ 3,4,5 Đau loét da vùng tầng sinh môn chủ yếu độ 1, độ 2; khơng có bệnh nhân độ 3,4,5 Các triệu chứng thuyên giảm sau bệnh nhân kết thúc hóa xạ trị Kết tương đồng với nghiên cứu Phạm Cẩm Phương tác giả cho thấy, đa số bệnh nhân có tác dụng khơng 63 mong muốn hóa trị độ 1,2; khơng ảnh hưởng nhiều đến trình điều trị sinh hoạt bệnh nhân 23% số bệnh nhân có cảm giác buồn nơn độ 1,2 chủ yếu độ (20,7%) 20,7% bệnh nhân nơn độ 1, chủ yếu độ (18,4%) 1,1% bệnh nhân rụng tóc độ 4,6% bệnh nhân bị ỉa chảy độ 1; 1,1% bệnh nhân ỉa chảy độ Có bệnh nhân có hội chứng bàn tay bàn chân (tê đầu chi, sạm đen da đầu chi) [61] Nghiên cứu Võ Quốc Hưng (2004) biến chứng xạ trị trước mổ bao gồm: nóng đau rát tầng sinh mơn chiếm 83,9%, viêm bàng quang (đái buốt, đái rắt) 33,9%, rối loạn tiêu hoá 16,9%, loét, xơ hoá diện tia 8,9%, dính ruột 7,1% [64] Nghiên cứu Hồng Mạnh Thắng (2009) cho thấy biến chứng chủ yếu: nóng đau rát TSM (83,3%), viêm bàng quang (57,1%), rối loạn tiêu hóa (42,9%) [68] Phạm Quốc Đạt nghiên cứu xạ trị trước mổ liều 36Gy kết hợp phẫu thuật cho 45 BN UTTT bệnh viện K từ 6/2000 đến 11/2001 ghi nhận viêm đỏ da tầng sinh môn 100% trường hợp; 73,3% viêm bàng quang; 13,3% rối loạn tiêu hóa (ỉa lỏng); 100% bệnh nhân đau rát tầng sinh môn [66] Qua nghiên cứu cho thấy tác dụng không mong muốn phác đồ mức chấp nhận được, ảnh hưởng đến q trình điều trị sinh hoạt bệnh nhân 64 KẾT LUẬN Hiệu phác đồ xạ trị kết hợp capecitabine trước mổ ung thư trực tràng giai đoạn T3-4N0-2M0 - Đa số bệnh nhân (91,2%) đáp ứng ≥ 50% triệu chứng, 8,8% đáp ứng < 50% triệu chứng - Đa số bệnh nhân có triệu chứng cải thiện nhiều sau điều trị (hết máu 100,0%; số lần đại tiện ngày giảm xuống lần/ngày: 66,6%) - Sau điều trị, u chủ yếu có dạng thâm nhiễm (47,1%), loét (38,2%) sùi (23,5%) - Sau điều trị, 2,9% bệnh nhân có khối u chiếm tồn chu vi, 52,9% bệnh nhân có khối u chiếm từ ½ đến tồn chu vi 44,1% bệnh nhân có khối u ½ chu vi - Khối u hạch giảm giai đoạn sau điều trị - Giá trị trung vị nồng độ CEA sau điều trị: 3,3 ng/ml; giá trị nhỏ nhất: 0,9 ng/ml; giá trị lớn nhất: 84 ng/ml; n=34; IQR (2-4,5)) So sánh nồng độ CEA trước sau điều trị cho thấy khác biệt có ý nghĩa thống kê p

Ngày đăng: 08/11/2019, 20:39

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w