1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hình thành kỹ năng dạy học vẽ trang trí cho giáo viên tiểu học luận văn tốt nghiệp đại học

75 762 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 75
Dung lượng 663 KB

Nội dung

Lêi c¶m ¬n Trong quá trình tìm hiểu và nghiên cứu đề tài “ Hình thành kỹ năng dạy học vẽ trang trí cho giáo viên Tiểu học” ngoài sự cố gắng nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của các thầy cô giáo trong khoa Giáo dục, bạn bè và gia đình. Qua đây, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến các thầy cô trong khoa Giáo dục đặc biệt là thầy giáo Ths. Nguyễn Hữu Dỵ - người đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài và hoàn thiện khóa luận. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn tập thể sinh viên lớp 48A1- Tiểu học đã tạo mọi điều kiện, tận tình giúp đỡ và góp ý để tôi hoàn thành tốt khóa luận tốt nghiệp này. Xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới gia đình, bạn bè, người thân đã tạo điều kiện giúp đỡ, động viên, khích lệ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trường tiểu học Lê Mao (Thành phố Vinh) đã cho tôi những ý kiến đóng góp quý báu và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi tổ chức thử nghiệm. Do nguồn tư liệu, thời gian hạn chế và bản thân mới bước đầu nghiên cứu một đề tài khoa học nên đề tài không tránh khỏi những sai lầm, thiếu sót. Rất mong nhận được sự chỉ bảo, góp ý của các thầy cô giáo và các bạn sinh viên để đề tài hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Vinh, tháng 5 năm 2011 Sinh viên Lª ThÞ LÖ Thóy DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT GV Giáo viên HS Học sinh SGK Sách giáo khoa SGV Sách giáo viên NXB Nhà xuất bản 2 MỤC LỤC PHỤ LỤC 65 A. MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Bậc Tiểu học là bậc học nền tảng của hệ thống giáo dục quốc dân, chất lượng giáo dục phụ thuộc rất nhiều vào kết quả đào tạo ở Tiểu học. Trong các môn họcTiểu học cùng với các môn học khác thì môn Mĩ thuật chiếm một vị trí vô cùng quan trọng, cùng nhằm một mục đích chung là hướng cho các em phát triển hài hoà về nhiều mặt, có đủ phẩm chất, năng lực của người lao động mới đáp ứng nhu cầu ngày càng phát triển của xã hội. 1.1. Mĩ thuật là một trong những môn học nghệ thuật lý thú và hấp dẫn đối với học sinh Tiểu học. Nếu dạy học là khó thì dạy nghệ thuật càng khó, cần phải mang tính nghệ thuật cao hơn. Vì học Mĩ thuật mang lại niềm vui cho các em, tạo điều kiện cho các em nhìn ra cái đẹp, thấy được cái đẹp có ở trong mình, xung quanh mình gần gũi và đáng yêu. Đồng thời môn Mĩ thuật còn giúp các em học sinh Tiểu học tập tạo ra cái đẹp và vận dụng những hiểu biết về cái đẹp vào học tập, sinh hoạt hàng ngày làm cho cuộc sống thêm hài hoà, hạnh phúc. Mặt khác, Mĩ thuật cũng là môn học có kết cấu đồng tâm tức là kiến thức cơ bản được lặp đi lặp lại nhưng càng nâng cao dần qua các bài tập ở các lớp học. Tuy nhiên, kiến thức, kỹ năng ở các lớp sau cao hơn, khó hơn các lớp trước. Vì vậy, ngay từ cấp học đầu tiên của bậc học phổ thông chúng ta cần phải giúp học sinh lĩnh hội, nắm vững được những kiến thức, kỹ năng cơ bản của môn Mĩ thuật để các em có thể học lên các cấp học trên. 1.2. Trong môn Mĩ thuật ở Tiểu học, phân môn vẽ trang trí được sắp xếp xen kẽ với các phân môn khác như: Vẽ theo mẫu, Vẽ tranh, Tập nặn tạo dáng, Thường thức mĩ thuật. Tất cả đều góp phần làm phong phú nội dung môn Mĩ thuật ở Tiểu học. Vẽ trang trí có một vị trí quan trọng trong môn Mĩ thuật ở Tiểu học. Bởi vẽ trang trí nhằm giúp học sinh lĩnh hội được một số nhận thức cơ bản về mặt thẩm mĩ trong cuộc sống và biết ứng dụng vào đời sống. Vẽ trang trí có một đặc điểm nổi bật là yêu cầu người học phải luôn suy nghĩ, sáng tạo không ngừng để có những bài tập phong phú, đẹp về hình dáng, màu sắc. Học vẽ trang trí tạo cho học sinh năng lực làm việc, tư duy khoa học, tư duy sáng tạo. Do đó, giáo viên cần phải giúp đỡ, tạo mọi điều kiện để các em hoàn thành nhiệm vụ và phát huy hết năng lực vốn có của mình. 1.3. Thực trạng của việc dạy - học phân môn vẽ trang tríTiểu học cho thấy: Giáo viên có rất ít kiến thức và kỹ năng về vẽ trang trí cũng như các phương pháp dạy học phân môn này. Giáo viên thường dạy mộy cách chung chung chứ chưa có phương pháp dạy riêng, đặc thù cho nên giờ học thường đơn điệu, nhàm chán, không gây được hứng thú học tập và phát huy hết năng lực vốn có của học sinh. Mặc dù học sinh rất thích học vẽ trang trí nhưng kết quả học tập của học sinh thì lại thấp, thiếu tính sáng tạo… Trừ một số trường Tiểu họcgiáo viên chuyên dạy Mĩ thuật còn đa số giáo viên thường coi nhẹ, dạy lướt qua cho xong các tiết học Mĩ thuật hoặc có giáo viên còn dúng tiết học Mĩ thuật cho các tiết học khác như: Văn, Toán… Vì họ cho rằng đó mới là môn học chính, cần thiết còn môn học Mĩ thuật chỉ là môn học phụ, không bắt buộc và thật sự cần thiết như các môn kia. Mặc dù học sinh rất thích học, có em còn mong muốn đến giờ học Mĩ thuật để được vẽ nhằm giới thiệu những sản phẩm của mình làm ra mà các em cho là đẹp với bạn bè, với thầy cô và thích được cô giáo khen… Điều này cũng hoàn toàn phù hợp với đặc điểm tâm lý lứa tuổi của học sinh Tiểu học. 4 Chính vì những hạn chế trên của giáo viên mà làm cho kết quả học tập của học sinh không cao, thiếu tính sáng tạo về bố cục, hình mảng, màu sắc… Bên cạnh đó,còn do sự thiếu thốn về thiết bị dạy học, chưa nhận được sự quan tâm, giúp đỡ của nhà trường, các cấp, các ngành… nên chất lượng dạy - học Mĩ thuật nói chung và phân môn Vẽ trang trí nói riêng chưa cao. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để nâng cao chất lượng dạy - học phân môn Vẽ trang trí? Đó là vấn đề mà mỗi giáo viên dạy Mĩ thuật ở Tiểu học cần quan tâm và suy nghĩ. Để góp phần nhỏ công sức của mình vào giải quyết các vấn đề đó chúng tôi chọn đề tài: “Hình thành kỹ năng dạy học vẽ trang trí cho giáo viên Tiểu học”. 2. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu để đưa ra cách vẽ, quy trình thực hiện một tiết dạy học vẽ trang trítiểu học nhằm nâng cao hiệu quả của việc dạy học môn Mĩ thuật ở tiểu học nói chung và phân môn vẽ trang trí nói riêng. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu Quá trình dạy học môn Mĩ thuật ở các trường Tiểu học. 3.2. Đối tượng nghiên cứu Hình thành kỹ năng dạy học Vẽ trang trí cho giáo viên tiểu học. 4. Giả thuyết khoa học Trên cơ sở tìm hiểu thực trạng dạy - học phân môn Vẽ trang tríTiểu học và ý nghĩa của phân môn Vẽ trang trí trong việc giáo dục cái đẹp(mỹ dục) cho học sinh, chúng tôi cho rằng: Nếu đưa ra được một qui trình và một số biện pháp đảm bảo được tính hệ thống khoa học, khả thi thì sẽ phát huy khả năng quan sát, phân tích, năng lực tư duy, phát huy trí tưởng tượng sáng tạo ở học sinh và góp phần nâng cao chất lượng dạy học Vẽ trang tríTiểu học. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 5 - Tìm hiểu cơ sở lí luận của việc dạy học phân môn Vẽ trang tríTiểu học. - Tìm hiểu thực trạng của việc day học phân môn Vẽ trang tríTiểu học. - Xây dựng quy trình hình thành kỹ năng dạy học Vẽ trang trí cho giáo viên Tiểu học. 6. Phương pháp nghiên cứu Để tiến hành nghiên cứu đề tài này chúng tôi đã sử dụng các phương pháp sau: 6.1. Phương pháp nghiên cứu lí luận Để có cơ sở lý luận về nghiên cứu đề tài này, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu chắt lọc các tài liệu liên quan đến đề tài như: Giáo dục học, Tâm lí học, Phương pháp dạy học mĩ thuật ở tiểu học, phương pháp dạy học đặc thù của phân môn vẽ trang tríTiểu học, khai thác nội dung SGK, tham khảo SGV từ lớp 1 đến lớp 5. 6.2. Phương pháp quan sát Chúng tôi đã tiến hành quan sát, thu thập những tư liệu, thao tác biểu hiện trong các giờ dạy học của giáo viênhọc sinh trong quá trình dạy học phân môn vẽ trang trí và đi xuống các lớp để tìm hiểu, quan sát thực tế ở dưới trường tiểu học. 6.3. Phương pháp nghiên cứu kinh nghiệm Để đưa ra được những phương pháp dạy học phân môn vẽ trang trí và quy trình thực hiện một tiết vẽ trang tríTiểu học một cách thiết thực và hiệu quả, chúng tôi đã học hỏi, tham khảo ý kiến kinh nghiệm của giáo viên một số trường Tiểu học: Lê Mao, Lê Lợi, Hà Huy Tập II… và một số ý kiến của các bạn sinh viên lớp 48A1- GDTH. 6.4. Phương pháp tiến hành thực nghiệm Để tiến hành kiểm nghiệm và đánh giá hiệu quả của việc vận dụng quy trình thực hiện một số tiết dạy học vẽ trang trí đã đề xuất, trong thời gian 6 thực tế ở các trường Tiểu học: Lê Mao, Lê Lợi, Hưng Dũng I, Hưng Dũng II, Hưng Bình, Hà Huy Tập II và thực tập ở trường Tiểu học Lê Mao chúng tôi đã biên soạn một số giáo án và tổ chức dạy một số bài như: Bài 28: Vẽ tiếp hìnhvẽ màu (Lớp 2). Bài 32: Tạo dáng và trang trí chậu cảnh (Lớp 4). 7 B. NỘI DUNG Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1.1. Lịch sử vấn đề nghiên cứu Chương trình Mĩ thuật nói chung và phân môn vẽ trang trí nói riêng đã và đang hoàn thiện dần với mục tiêu “ Xây dựng nội dung, chương trình giáo dục toàn diện thế hệ trẻ, đáp ứng yêu cầu phát triển nhân lực, phục vụ công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước, phù hợp với thực tiễn và truyền thống Việt Nam tiếp cận trình độ Giáo dục phổ thông ở các nước phát triển trong khu vực và trên thế giới”, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tạo nên một bước ngoặt lớn không chỉ đối với môn Mĩ thuật ở Tiểu học mà đối với toàn bộ chương trình Tiểu học nói chung. Vì thế nó được nhiều người quan tâm từ sinh viên cho đến phụ huynh, học sinh … Đặc biệt là sự quan tâm của sinh viên ngành Giáo dục tiểu học. Cho đến nay, việc nghiên cứu chương trình môn mĩ thuật nói chung và phân môn vẽ trang trí nói riêng còn bó hẹp trong phạm vi của các nhà soạn thảo chương trình, nó mới chỉ được đề cập đến trong các tài liệu bồi dưỡng giáo viên, các kỹ yếu khoa học và một số sách tham khảo về việc dạyhọc môn Mĩ thuật. Nội dung của các bài viết, tài liệu này chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu một số kiến thức vẽ trang trí, các phương pháp dạy học vẽ trang trí… mà chưa đi sâu vào việc hình thành các kĩ năng dạy học của từng phân môn cụ thể cho người dạy. Tuy vậy, đây chính là những tài liệu bổ ích cho chúng tôi khi thực hiện đề tài này, cụ thể như sau: - Cuốn “Mĩ thuật và phương pháp dạy học” của tác giả Trịnh Thiệp - Ưng Thị Châu - NXB Giáo dục. Nội dung của cuốn sách chỉ đề cập đến các vấn đề của vẽ trang trí như bố cục, màu sắc, các phương pháp dạy học vẽ 8 trang trí nhưng dạy như thế nào thì tác giả chưa đề cập đề ra phương pháp giải quyết một cách cụ thể. - Cuốn “Phương pháp giảng dạy Mĩ thuật ở Tiểu học” của tác giả Nguyễn Quốc Toản - NXB Giáo dục (2 tập) có viết về đề tài Vẽ trang trí và phương pháp vẽ trang trí nhưng cũng chỉ dừng lại ở việc cung cấp một số kiến thức cơ bản cần thiết cho Vẽ trang trí như: đường nét, hình mảng, màu sắc, bố cục và phương pháp dạy học vẽ trang trí. - Cuốn “Mĩ thuật và phương pháp dạy học Mĩ thuật ở Tiểu học” của tác giả Nguyễn Lăng Bình – NXB Giáo dục (Dự án phát triển giáo viên Tiểu học) có đề cập đầy đủ hơn về phân môn Vẽ trang trí (đường nét, hình mảng, màu sắc, bố cục); các phương pháp được sử dụng trong dạy học như thế nào để phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí của học sinh tiểu học, chưa chú ý đến việc phát huy trí tưởng tượng sáng tạo cho học sinh. Từ những “chỗ trống” ở các tài liệu nói trên, là sinh viên năm cuối trong ngành, chúng tôi muốn đi vào tìm hiểu, nghiên cứu, khám phá những nội dung, điểm mới của chương trình và qua đó nghiên cứu một cách có hệ thống và đầy đủ hơn về vấn đề dạy học vẽ trang trítiểu học. 1.1.2. Một số khái niệm 1.1.2.1. Kỹ năng Kỹ năng là một khái niệm phức tạp, xung quanh khái niệm này có nhiều định nghĩa khác nhau. Chẳng hạn theo tác giả Lưu Xuân Mới trong cuốn “Lý luận dạy học đại học” cho rằng: Kỹ năng là sự biểu hiện kết quả thực hiện hành động trên cơ sở kiến thức đã có. Kỹ năngtri thức hành động [2; 125]. Theo từ điển tiếng Việt thì kỹ năng là khả năng ứng dụng tri thức khoa học vào thực tế [5; 265]. Kỹ năng là khả năng vận dụng kiến thức (khái niệm, cách thức,phương pháp) để giải quyết một nhiệm vụ mới, tình huống mới có bản chất với tình huống điển hình nhưng bị che lấp bởi những yếu tố không bản 9 chất, không quan trọng; nói cách khác kỹ năng là con đường, cách thức để tri thức lý thuyết trở lại với thực tiễn [3; 13]. Mỗi tác giả đưa ra một cách định nghĩa riêng về kỹ năng. Tuy nhiên, nói tóm lại các quan điểm trên về cơ bản là thống nhất. Tổng kết lại quan niệm của các tác giả ta có thể thấy: Kỹ năng là trình độ, khả năng vận dụng kiến thức đã tiếp thu được để giải quyết một nhiệm vụ, thực hiện một công việc nào đó ở cấp độ tiêu chuẩn xác định. Giữa việc tiếp thu kiến thức và hình thành kỹ năng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Việc tiếp thu kiến thức sẽ tạo nên cơ sở, nền tảng cho việc hình thành kỹ năng. Cho nên kỹ năng cũng có thể được hiểu là sự thể hiện của kiến thức trong hoạt động. Khi xem xét kỹ năng cần lưu ý một số điểm sau: - Kỹ năng bao giờ cũng gắn với một hành động cụ thể nào đó và được xem như một đặc điểm của hành động. Kỹ năng là mặt kỹ thuật của hành động, biểu hiện mức độ đúng đắn và thành thục của hành động. Không có kỹ năng chung chung, hay nói cách khác kỹ năng không phải là một hành động tự thân mà nó luôn luôn gắn với một hành động cụ thể. - Bất cứ kỹ năng nào cũng phải dựa trên cơ sở lí thuyết. Cơ sở lí thuyết đó chính là kiến thức. Sỡ dĩ như vậy là vì, xuất phát từ cấu trúc kỹ năng( phải hiểu mục đích, biết cách thức đi đến kết quả và những điều kiện cần thiết để triển khai các cách thức đó). Kỹ năng chỉ có được khi con người vận dụng những kiến thức vào trong thực tiễn một cách có kết quả. Ngược lại, kỹ năng được hình thành vững chắc sẽ làm cho việc ghi nhớ kiến thức thêm vững vàng và sâu sắc hơn. - Tính đúng đắn, sự thành thạo, linh hoạt và mềm dẻo là một tiêu chuẩn quan trọng đẻ xác định sự hình thành và phát triển của kỹ năng. Một hành động chua thể gọi là có kỹ năng nếu còn mắc lỗi hay tốn nhiều thời gian, các thao tác diễn ra rraapj khuôn và cứng nhắc… Kỹ năng là cái không phải sinh ra đã có của mỗi người, nó là sản phẩm của hoạt động thực tiễn, là kết quả của một quá trình tập luyện mà nên. 10

Ngày đăng: 18/12/2013, 20:27

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nguyễn Lăng Bình, Mĩ thuật và phương pháp dạy học mĩ thuật ở tiểu học, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mĩ thuật và phương pháp dạy học mĩ thuật ở tiểuhọc
Nhà XB: NXB Giáo dục
3. Trịnh Thiệp, Ưng Thị Châu, Mĩ thuật và phương pháp dạy học, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mĩ thuật và phương pháp dạy học
Nhà XB: NXBGiáo dục
4. Phạm Minh Hùng, Hình thành kĩ năng dạy học một số môn học cho sinh viên ngành Giáo dục tiểu học, Trường Đại học Vinh, tháng 12/2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hình thành kĩ năng dạy học một số môn học chosinh viên ngành Giáo dục tiểu học
5. Lưu Xuân Mới, Lí luận dạy học đại học, NXB Giáo dục Hà Nội, 2000 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lí luận dạy học đại học
Nhà XB: NXB Giáo dục Hà Nội
6. Nguyễn Quốc Toản, Phương pháp giảng dạy mĩ thuật ở tiểu học, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp giảng dạy mĩ thuật ở tiểu học
Nhà XB: NXB Giáo dục
7. Hoàng Anh Sơn, Tóm tắt luận văn thạc sĩ giáo dục học, Đại học Vinh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tóm tắt luận văn thạc sĩ giáo dục học
8. Viện ngôn ngữ học, Từ điển tiếng Việt, NXB Đà Nẵng, 2003 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển tiếng Việt
Nhà XB: NXB Đà Nẵng
9. Cruchetki V.A, Những cơ sở của tâm lí học sư phạm, NXB Giáo dục, 1981 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những cơ sở của tâm lí học sư phạm
Nhà XB: NXB Giáo dục
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1: Kết quả học tập của học sinh ở lớp thực nghiệm và đối chứng - Hình thành kỹ năng dạy học vẽ trang trí cho giáo viên tiểu học luận văn tốt nghiệp đại học
Bảng 1 Kết quả học tập của học sinh ở lớp thực nghiệm và đối chứng (Trang 61)
Bảng 1: Kết quả học tập của học sinh ở lớp thực nghiệm và đối chứng - Hình thành kỹ năng dạy học vẽ trang trí cho giáo viên tiểu học luận văn tốt nghiệp đại học
Bảng 1 Kết quả học tập của học sinh ở lớp thực nghiệm và đối chứng (Trang 61)
Từ bảng trờn cho ta thấy: Kết quả học sinh của lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng. - Hình thành kỹ năng dạy học vẽ trang trí cho giáo viên tiểu học luận văn tốt nghiệp đại học
b ảng trờn cho ta thấy: Kết quả học sinh của lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng (Trang 62)
Bảng 3: Kết quả học tập của học sinh ở lớp thực nghiệm và đối chứng - Hình thành kỹ năng dạy học vẽ trang trí cho giáo viên tiểu học luận văn tốt nghiệp đại học
Bảng 3 Kết quả học tập của học sinh ở lớp thực nghiệm và đối chứng (Trang 62)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w