1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận LSD: SỰ CẢI CÁCH VÀ ĐỔI MỚI VỀ VẤN ĐỀ RUỘNG ĐẤT GIAI ĐOẠN (19551957)

15 35 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 60,3 KB

Nội dung

Chính quyền Ngô Đình Diệm đã thực hiện cuộc “cải cách điền địa” mà mục tiêu chính là phục hồi giai cấp địa chủ, chỗ dựa cơ bản của chính quyền này. Chính sách cải cách điền địa của chính quyền Ngô Đình Diệm nhằm xoá bỏ thành quả ruộng đất mà chính quyền cách mạng đã đem lại cho nông dân, cướp từ 80 90% ruộng đất mà chính quyền cách mạng đã giao cho nông dân miền Nam. Chính sách về ruộng đất và tiếp đó cuộc phản công của Mỹ Diệm vào nông thôn, nông dân miền Nam bằng các “quốc sách” dinh điền, khu trù mật, ấp chiến lược… càng làm cho vấn đề dân chủ, vấn đề ruộng đất đối với nông dân trở nên gay gắt hơn bao giờ hết. Tại Hội nghị Trung ương lần thứ 8, khóa II (tháng 81955), Ðảng ta nhận định: “Miền Bắc là chỗ đứng của ta. Bất kể trong tình hình nào, miền Bắc cũng phải được củng cố”. Phát biểu tại Ðại hội Mặt trận Dân tộc thống nhất toàn quốc (tháng 91955), Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng chỉ rõ: “Miền Bắc là nền tảng, là gốc rễ của lực lượng đấu tranh của nhân dân ta. Nền có vững, nhà mới chắc. Gốc có mạnh, cây mới tốt”. Trước tình hình đó, Đảng ta đã nhận thức được rằng không giải quyết vấn đề dân chủ, vấn đề ruộng đất cho nông dân, thì không hiệu triệu được nông dân ủng hộ cách mạng, không thực hiện được chính sách liên minh công nông, khó tiến hành thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Bài nói chuyện ở lớp chỉnh Đảng Trung ương khoá 3 ngày 1041953: “Ta còn khuyết điểm trong việc thi hành chính sách ruộng đất. Ai đi bộ đội nhiều nhất? Nông dân. Đóng thuế ai hăng hái nhất? Nông dân. Dân công, ai đi nhiều nhất? Nông dân. Tóm lại, đại đa số nông dân tham gia kháng chiến. Thế mà nông dân vẫn bị đói khổ, vẫn bị địa chủ bóc lột tô tức”. Cho nên năm nay Đảng, Chính phủ quyết tâm phát động quần chúng triệt để thi hành chính sách ruộng đất. Ta phải hiểu rằng cách mạng của ta là dân tộc dân chủ nhân dân, thực chất là cách mạng nông dân, mà cách mạng nông dân tức là cách mạng ruộng đất. Ba cái đó đi với nhau. Muốn kháng chiến thắng lợi phải thi hành chính sách ruộng đất. Trái lại, không tán thành chính sách ruộng đất tức là không kháng chiến, tức là không tán thành cách mạng. Tán thành đây không phải tán thành miệng mà phải thực sự tham gia thực hiện chính sách ruộng đất, đảng viên, cán bộ phải gương mẫu.Từ đó, thực hiện nguyện vọng tha thiết của nông dân là độc lập dân tộc và người cày có ruộng, là được giải thoát khỏi cả hai ách áp bức của đế quốc và phong kiến. Giải phóng nông dân khỏi ách địa chủ phong kiến, đem lại ruộng đất cho nông dân là nội dung cơ bản của cách mạng dân chủ, đồng thời cũng là xuất phát từ yêu cầu của sự nghiệp giải phóng dân tộc, bởi vì vấn đề dân tộc thuộc địa thực chất là vấn đề nông dân. 3. Các chính sách cải cách của Đảng về vấn đề ruộng đất Quốc hội Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thông qua Dự luật Cải cách ruộng đất 197HL. Đối với ruộng đất địa chủ, Hội nghị Trung ương Cục nêu rõ: “Ruộng đất của thực dân và địa chủ Việt Nam đã cấp cho nông dân hồi kháng chiến chống Pháp, nay kiên quyết đòi lại, khôi phục quyền sở hữu của nông dân trên số ruộng đất đó, tịch thu ruộng đất của bọn địa chủ gian ác hiện hành bị nhân dân lên án để chia cho nông dân, có để lại một phần cho vợ con chúng”. Đối với ruộng đất vắng chủ, tạm giao cho nông dân cày cấy và hưởng hoa lợi. Hội nghị giải thích rõ thêm: “Ruộng đất của địa chủ vắng mặt đều giao cho nông dân quản lý và sản xuất. Sau này khi cách mạng thành công, sẽ căn cứ vào thái độ chính trị cụ thể của từng người mà đối xử”. Đối với ruộng đất công, phải “đấu tranh giành lại công điền, chia công điền cho nông dân, ưu tiên cho nông dân không ruộng và thiếu ruộng”. Đối với các đồn điền trồng cây công nghiệp, Hội nghị Trung ương Cục lần thứ IV (1966) nêu rõ: “Giải quyết theo nguyên tắc chung là đảm bảo đời sống của công nhân lao động, tiếp tục chăn bồi cây công nghiệp đã trồng, khuyến khích chủ đồn điền tiếp tục kinh doanh và quản lý” Thực hiện chính sách ruộng đất trên, tại các vùng giải phóng, đi đôi với việc xây dựng và bảo vệ chính quyền cách mạng, Đảng đã thực hiện khẩu hiệu “giải phóng đến đâu, chia ruộng đến đó”. Tính đến cuối 1965, chính quyền cách mạng đã chia 10 vạn héc ta (tức 70% diện tích canh tác) cho nông dân không có ruộng. Tính trung bình ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, nông dân đã làm chủ được từ 60 70% ruộng đất. Sau cải cách, bộ mặt nông thôn thay đổi căn bản. Tình trạng phân chia ruộng đất bất bình đẳng bị xóa bỏ. Nông dân nghèo được chia ruộng đất trở nên hăng hái, sản xuất nông nghiệp gia tăng. Ngoài ra, những tư tưởng cũ kỹ từ thời phong kiến cũng được xóa bỏ một phần. Đó là một cuộc chuyển biến to lớn về kinh tế, chính trị và xã hội tại nông thôn Việt Nam sau hàng thế kỷ phong kiến. Tuy nhiên, Sau khi nhận ra cuộc cải cách ở các địa phương đã diễn ra quá trớn, gây nhiều oan sai, tháng 2 năm 1956, Hội nghị Trung ương lần thứ 9 đã tuyên bố các sai lầm trong cải cách ruộng đất và ra lệnh đình chỉ cuộc cải cách. Trong tuyên bố của Hội nghị Trung ương 10 của Đảng Lao động Việt Nam (tháng 9 năm 1956), chính quyền trung ương nhận trách nhiệm đã buông lỏng theo dõi, khiến việc thi hành ở các địa phương bị mất kiểm soát III. GIẢI QUYẾT SAI LẦM CỦA CUỘC CẢI CÁCH : 1. Kế hoạch sửa chữa sai lầm trong cuộc cải cách Do nhận định chiến dịch Cải cách ruộng đất đã gây ra nhiều oan sai, làm rối loạn tình hình nông thôn, Đảng Lao động Việt Nam và chính phủ tiến hành các bước sửa sai như sau: Tháng 2 năm 1956, Hội nghị Trung ương đảng lần thứ 9 tuyên bố các sai lầm trong cải cách ruộng đất. Tháng 3 năm 1956, Quốc hội họp lần thứ 4 tường trình bản báo cáo các sai lầm và biện pháp sửa sai. Ngày 18 tháng 8 năm 1956, Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư cho đồng bào và cán bộ nhìn nhận sai lầm và cho biết Trung ương đảng và chính phủ đã nghiêm khắc kiểm điểm các sai lầm. Cuối tháng 101956, thi hành Luật cải cách ruộng đất và công tác chỉnh đốn tổ chức, quyết định những chính sách cụ thể để sửa chữa sai lầm. Ngày 20121956, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã đưa ra bản kế hoạch sửa chữa sai lầm về cải cách ruộng đất. Nội dung bản kế hoạch nhận định tinh thần của việc sửa chữa sai lầm: Kiên quyết sửa chữa sai lầm trong cải cách ruộng đất và chỉnh đốn tổ chức, phát huy những kết quả và thắng lợi đã thu được. Trong lúc thực hiện nhiệm vụ đó, thì dựa trên đường lối chung của Đảng và Chính phủ ở nông thôn, dựa trên tin thần tinh tưởng và truyền thống đoàn kết của nhân dân ta, thi hành đúng chính sách cụ thể sửa chữa sai lầm, nhằm đoàn kết cán bộ, đoàn kết nhân dân, ổn định nông thôn, gây tinh thần phấn khởi đẩy mạnh sản xuất, hoàn thành tốt công tác cải cách ruộng đất. Trên cơ sở đó, đẩy mạnh công cuộc củng cố miền Bắc, tranh thủ miền Nam và đấu tranh để thực hiện thống nhất nước nhà. Trong quá trình thực hiện, nội dung công tác và thời gian cụ thể cho từng bước, nhưng việc thực hiện không hề máy móc, gò bó vào thời gian. Cách sắp xếp việc nào cần thì làm trước, việc nào làm sau trong từng bước cũng phải căn cứ vào tình hình cụ thể mỗi nơi mà quyết định

Ngày đăng: 15/07/2021, 14:55

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w