Do vậy, Biển Đông gắn liền với quyền lợi, sự phát triển của các nước trong khu vực Đông Nam Á, là nơi tranh giành ảnh hưởng và quyền lợi giữa các nước lớn, đặc biệt là Trung Quốc và Mỹ.T
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC sư PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA LỊCH sử ===S Q CQ G 3===
NGUYỄN VĂN ĐÀO
CHĨNH SÁCH CÙA TRUNG QUOC ĐỐI VỚI VIỆT NAM VỀ VẤN ĐỀ
BIỂN ĐÔNG GIAI ĐOAN 1991 - 2010
KHÓA LUẬN TÓT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam
Người hướng dẫn khoa học ThS TRẦN THỊ THU HA
HÀ NỘI - 2016
Trang 2Đầu tiên, tôi xin dành lời cảm ơn sâu sắc tới Thạc sĩ Trần Thị Thu Hà - giảng viên bộ môn Lịch Sử - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, người đã dành rất nhiều thời gian và công sức tận tình chỉ bảo, định hướng và tháo gỡ những vướng mắc trong quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp, hỗ trợ tôi có được những kỹ năng càn thiết để tôi có thể hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này.
Tôi xin dành lời cảm ơn tới các giảng viên trong Khoa Lịch Sử, trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã giảng dạy, đóng góp ý kiến và chỉnh sửa để bài khóa luận của tôi có thể hoàn thiện hơn
Tôi cũng xin được dành lời cảm ơn tói các thầy, cô đang công tác tại Trung tâm Thư viện trường Học viện Ngoại giao đã tạo điều kiện cho tôi có thểtìm kiếm tài liệu để hoàn thành bài khóa luận này
Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành của mình tới những người thân trong gia đình và bạn bè, những người đã luôn bên cạnh tôi khích lệ,động viên và tạo điều kiện tốt nhất cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện khóa luận tốt nghiệp này
Hà Nội, tháng 5 năm 2016
Sinh viên
Trang 3Nguyễn Văn Đào
Tôi xin cam đoan khóa luận này là kết quả nghiên cứu của riêng tôi, do tôi thực hiện với sự tham gia góp ý của các thầy cô giáo và tham khảo các tài liệu
Tôi xin cam đoan đề tài không trùng lặp với các đề tài khác và chịu tráchnhiệm về những thắc mắc đối với đề tài của tôi
Hà Nội, tháng 5 năm 2016
Sinh viên
Nguyễn Văn Đào
Trang 4MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2
Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2
3 Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu 4
4 Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu 4
5 Đóng góp của khóa luận 5
6 Bố cục của đề tài 6
NỘI DUNG 7
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ BIỂN ĐÔNG VÀ VẤN ĐỀ TRANH CHẮP TRÊN BIỂN ĐÔNG 7
1.1 VỊ TRÍ CHIẾN LƯỢC CỦA BIỂN ĐÔNG 7
1.1.1 Vị trí địa lý 7
1.1.2 Tiềm năng của Biển Đông 8
1.1.3 Tầm quan trọng chiến lược của Biển Đông 9
1.2 BIÊN ĐÔNG ĐỐI VỚI sự PHÁT TRIỂN CỦA TRUNG QUỐC VÀ VIỆT NAM 10
1.2.1
Lợi ích chiến lược của Trung Quốc ở Biển Đông 10
1.2.2
Lợi ích chiến lược của Việt Nam ở Biển Đông 14
1.3 VẤN ĐỀ TRANH CHẤP Ở BIỂN ĐÔNG 16
1.3.1 Lịch sử tranh chấp ở Biển Đông 16
1.3.1.1 Thời kỳ trước năm 1974 16
1.3.1.2 Thời kỳ từ năm 1974 đến 2010 21
Trang 51.3.2
Hiện trạng tranh chấp tại Biển Đông 25
TIÊU KẾT 30
CHƯƠNG 2: CHÍNH SÁCH CỦA TRUNG QUỐC ĐỐI VỚI VIỆT NAM VỀ VẤN ĐỀ BIỂN ĐÔNG GIAI ĐOẠN 1991-2010 31
2.1 CHÍNH SÁCH CỦA TRUNG QUỐC ĐỐI VỚI VẤN ĐỀ BIÊN ĐÔNG 31 2.2 CHÍNH SÁCH CỦA TRUNG QUỐC ĐỐI VỚI VIỆT NAM VỀ VẤN ĐỀ BIÊN ĐÔNG 37
2.2.1 Chính sách về chính tri 37
2.2.1.1 Công ước Liên Hợp Quốc về luật biển năm 1982(UNCLOS) 37
2.2.1.2 “Đường lưỡi bò” 38
2.2.1.3
“Gác ừanh chấp, cùng khai thác” kiểu Trung Quốc 40
2.2.2 Chính sách về mặt ngoại giao 43
2.2.2.1
Họp tác ttên các diễn đàn đa phưorng 43
2.2.2.2
Gây sức ép với Việt Nam 44
2.2.3 Chính sách về mặt quân sự 46
2.2.4 Chính sách về luật pháp 51
2.2.5 Chính sách về hành chính 52
2.2.6 Chính sách về kinh tế 53
2.3 TÁC ĐỘNG ĐỐI VỚI VIỆT NAM 54
2.3.1 Trong lĩnh vực an ninh, chính trị 54
2.3.2 Trong lĩnh vực kinh tế 56
2.3.3
Trang 6Tác động tói xã hội và tâm lý ngưòi dân Việt Nam 59
2.3.4
Tác động đến chính sách của Việt Nam về biển Đông 60
2.3.4.1
Hoàn thiện các văn bản pháp luật về chủ quyền biển đảo 62
2.3.4.2 Gia tăng sức mạnh quân sự 63
2.3.4.3 Đẩy manh thông tin truyền thông 64
TIỂU KẾT 66
KẾT LUẬN 68
TÀI LIỆU THAM KHẢO 71
Trang 7cả ttong và ngoài khu vực ngày càng quan tâm Biển Đông được coi là đàu nút của nhiều tuyến đường hàng hải quan trọng nối liền Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương Do vậy, Biển Đông gắn liền với quyền lợi, sự phát triển của các nước trong khu vực Đông Nam Á, là nơi tranh giành ảnh hưởng và quyền lợi giữa các nước lớn, đặc biệt là Trung Quốc và Mỹ.
Tình hình tranh chấp Biển Đông diễn ra rất phức tạp do sự tồn tại của nhiều đối tượng tham gia, nhiều mâu thuẫn và sự chồng chéo lẫn nhau giữa các mâu thuẫn này Các đối tượng tranh chấp chính ở Biển Đông bao gồm tranh chấp về lãnh thổ, an ninh và kinh tế Các đối tượng tranh chấp liên quan chặt chẽ với nhau khiến cho các mâu thuẫn giằng chéo nhau, trong đó tranh chấp lãnh thổ là loại tranh chấp phức tạp và khó giải quyết nhất
Các tranh chấp chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán ở Biển Đông giữa Trung Quốc, Việt Nam,Philippin, Malaysia, Brunei và Đài Loan đã biến khu vực này ttở thành một điểm nóng của thế giới Với sức mạnh vượt trộitrong khu vực, Trung Quốc thường xuyên thực hiện các hành động hung hăng nhằm mục tiêu hiện thực hóa yêu sách “đường lưỡi bò” khiến tình hình ngày càng căng thẳng hơn
Từ năm 2007, Biển Đông bắt đàu dậy sóng khi các bên tranh chấp liên
Trang 8quan liên tục có những hành động hoạch định yêu sách của mình trên mặt trận ngoại giao cũng như trên thực địa, đặc biệt là Trung Quốc Trung Quốc đã côngkhai yêu sách “đường lưỡi bò” trực tiếp quản lý Hoàng Sa, Trung Sa và Nam
Sa cùng các hành vi gây hấn, xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của các quốc gia khác có tranh chấp trên Biển Đông
Xét về tương quan lực lượng giữa các nước có tranh chấp tại Biển Đông, Trung Quốc ở vị thế áp đảo so với các nước và vùng lãnh thổ khác Các hành động khẳng định yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông không phải là những hành động ngẫu nhiên, mà nằm trong tổng thể của một chính sách của nước này
ở Biển Đông
Từ việc nghiên cứu chính sách Biển Đông của Trung Quốc, đưa ra các tácđộng của chính sách đối vói Việt Nam và cách ứng phó trong tình huống Biển Đông ngày càng căng thẳng là điều hết sức quan trọng, cần thiết
Xuất phát từ những lý do trên, tác giả chọn đề tài: “ Chính sách
củaTrung Quốc đổi vái Việt Nam về vấn đề Biển Đông giai đoạn 1991 - 2010” có ý nghĩa lớn cả về mặt lý thuyết và thực tiễn.
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Vấn đề Biển Đông đã trở thành một nội dung quan trọng trong chính sách của các quốc gia ven biển, các cường quốc trong và ngoài khu vực Nhiều học giả nước ngoài đã có những công trình hoặc nghiên cứu riêng về vùng biển, hoặc đặt chung trong nghiên cứu khu vực
Ở nước ngoài: Có thể kể đến một số công trình , bài viết, tài liệu nghiên
cứu như: “Sovereignty In ASEAN and The Problem of Maritime Cooperation
In the South China Sea” (JN Mak - s Rajaratuam School of International
Studies, Singapore).The Somtly Islands Dispute Who’s On Fữst ( Oame J Ozurvle - International Boundaries Research Unit) China’s Naval
Modernization and US Strategic Rebalancing: Implications for Stability in the
Trang 9South China Sea (của tác giả Carlyle Thayer, đại học New South Wales,
Úc) Những bài viết nghiên cứu về chính sách của các nước tham gia tranh chấptại khu vực Biển Đông, đặc biệt là Trung Quốc và Việt Nam
Ở trong nước:Trường Sa, Hoàng Sa và Biển Đông liên quan đến chủ
quyềnthiêng liêng và tinh thần dân tộc trong mỗi con ngưòi Việt Nam Và bằng những bằng chứng của lịch sử dưới các triều đại phong kiến của Việt Nam, đặc biệt là dưói triều đại phong kiến nhà Nguyễn đã khẳng định chủ quyền đối vói hai quần đảo là Hoàng Sa và Trường Sa Bên cạnh đó đã có rất nhiều các công trình nghiên cứu của các học giả Việt Nam về vấn đề tranh chấp và bảo vệ chủ quyền đối với hai quàn đảo đó Trong đó phải kể đến các công trình nghiên cứunhư: Quần đảo Hoàng Sa và quàn đảo Trường Sa, bộ phận của lãnh thổ Việt Nam (NXB Sự thật, Hà Nội, 1982) Cuộc tranh chấp Việt Trung vì hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa (Lưu Văn lợi, NXB Công An Nhân Dân, Hà Nội, 1995).Cuộc tranh chấp vì các đảo Hoàng Sa và Trường Sa - các vấn đề pháp lý (Từ Đặng Minh Thu).Quá trình xác lập chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa (Nguyễn Như).Đáng chú ý hon cả là một loạt các hội thảo quốc tế về vấn đề Biển Đông do Học viện Ngoại giao chủ trì tổ chức đã gây được những tiếng vang lớn trong và ngoài nước Hội thảo đã quy tụ nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước tham gia, kể cả các nhà nghiên cứu của Đài Loan, Trung Quốc cũng đến đóng góp những nghiên cứu giá trị của họ về Biển Đông, vói mục tiêu “Biển Đông: Vì an ninh, phát triển trong khu vực”.Điểm chung của các công trình nghiên cứu của người Việt là không tách biệt các vấn đề Hoàng Sa và Trường Sa, đa số chỉ đặt các tranh chấp chủ yếu trong quan hệ song phương Việt-Trung
Dựa trên những phân tích, nghiên cứu và đánh giá của các học giả trong
và ngoài nước đã phần nào giúp chúng ta có những cái nhìn toàn diện và khách quan hơn trong vấn đề tranh chấp Biển Đông cũng như hai quàn đảo Hoàng Sa
Trang 10và Trường Sa Bên cạnh đó, việc tìm hiểu và nghiên cứu những diễn biến mới nhất của việc tranh chấp Biển Đông trong giai đoạn hiện nay đóng vai trò đặc biệt quan trọng đối với vấn đề bảo vệ biên giới, độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước
3 Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu: đề tài tập trung đi sâu phân tích, đánh giá chính
sách Biển Đông của Trung Quốc trong giai đoạn 1991 - 2010 và đặc biệt là đối
với Việt Nam
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Làm rõ ý nghĩa, tầm quan trọng của Biển Đông đối với Trung Quốc và
- Phân tích tác động của chính sách đó đối với Việt Nam là nước láng
giềng và là một bên trong tranh chấp tại Biển Đông, trong các lĩnh vực an ninh, chính trị, kinh tế
3.3 Phạm vỉ nghiên cứu
- về không gian: liên quan đếnTrung Quốc, Việt Nam và Biển Đông.
- về thời gian: từ năm 1991 đến năm 2010.
4 Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu
4.1 Nguồn tư liệu
- Các tài liệu, công trình nghiên cứu về Biển Đông của các tác giả nước
ngoài
Các công trình nghiên cứu của các học giả Việt Nam về vấn đề tranh chấp
và bảo vệ chủ quyền đối với hai quần đảo như: Lưu Văn Lợi, Văn Trọng,
Trang 11Nguyễn Hồng Thao, Nguyễn Nhã, Từ Đặng Minh Thu, Lê Thành Khê,
- Các tạp chí nghiên cứu trong và ngoài nước như: Tạp chí nghiên cứu
Đông Nam Á,
-Các bài viết nghiên cứu Biển Đông ừên các hang Web như:
nghiencuubiendong.net,
4.2 Phương pháp nghiên cứu
Đề tài được thực hiện chủ yếu trên cơ sở lý luận và phương pháp luận Macxit Đề tài cũng bám sát các quan điểm đánh giá về tình hình quốc tế và khu vực, vì quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc thể hiện các văn kiện của Đảng Cộng Sản Việt Nam và về Đảng Cộng Sản Tmng Quốc
Phương pháp nghiên cứu chủ yếu được sử dụng trong đề tài là phương pháp lịch sử và phương pháp logic Ngoài ra đề tài còn sử dụng các phương pháp khác như: phân tích, tổng họp, so sánh
5 Đóng góp của khóa luận
- về mặt lý luận: đề tài sẽ cung cấp góc nhìn toàn cảnh về vai ttò của Biển
Đông đối với Trung Quốc và Việt Nam, những căng thẳng và tranh chấp chủ quyền hên Biển Đông Đặc biệt là những chính sách của Trung Quốc đối với Việt Nam về vấn đề tranh chấp hên Biển Đông trong giai đoạn 1991 -
- về mặt thực tiễn: cung cấp tài liệu cho quá trình nghiên cứu Biển Đông
nói chung và các công trình nghiên cứu về chính sách của Trung Quốc đối với vấn đề Biển Đông nói riêng
6 Bố cuc của đề tài
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Mục lục và Danh mục tài liệu tham khảo, khóa luận được chia làm hai phàn chính:
Chương 1: Khái quát về Biển Đông và vấn đề tranh chấp trên Biển Đông
Trang 126 Chương 2: Chính sách của Trung Quốc đổi vói Việt Nam về vấn đề Biển Đông giai đoạn 1991-2010
Trang 13NỘI DUNG CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ BIỂN ĐÔNG VÀ VẤN
ĐỀ TRANH CHẤP TRÊN BIỂN ĐÔNG 1.1 VỊ TRÍ CHIẾN LƯỢC CỦA BIỂN ĐÔNG
1.1.1 Vị trí địa lý
Biển Đông còn gọi là biển Nam Trung Hoa theo tên tiếng Anh là The South China Sea và theo tiếng Pháp là Mer-de-Chine, là một biển ở rìa Tây Thái Bình Dương Theo quy định của Uỷ ban Quốc tế về biển, tên của các biển rìa thường dựa vào địa danh của lục địa lớn gần nhất hoặc mang tên của một nhà khoa học phát hiện ra chúng Biển Đông nằm ở phía Nam đại lục Trung Hoa nên có tên gọi là biển Nam Trung Hoa Tuy nhiên, địa danh biển không có
ý nghĩa về mặt chủ quyền như một số người ngộ nhận [27]
Biển Đông được nhân dân Việt Nam gọi theo thói quen như một danh từ riêng Vấn đề chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia trên biểnđược xác định và giải quyết theo luật pháp quốc tế, đặc biệt là công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982
Biển Đông là một biển nửa kín, có diện tích khoảng 3,5 triệu km 2 trải rộng từ 3 đến 26 vĩ độ Bắc và 100 đến 121 độ kinh Đông, được 9 quốc gia bao bọc xung quanh: Bắc giáp Trung Quốc - Đài Loan; Nam giáp Thái Lan,
Malaysia, Singapore, Indonesia; Tây giáp Việt Nam, Campuchia; Đông giáp Philippin và Brunei Chiều dài theo trục Bắc - Nam 1600 hải lý (2963 km), chiều rộng theo trục Đông - Tây 900 hải lý (1667 km), độ sâu trung bình
1200m, chỗ sâu nhất 5500m Có nhiều eo biển quan trọng như Basi, Macaxa, Malacca nối thông Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, nằm ừên đường hàng hải được mệnh danh là “con đường tơ lụa trên biển” Biển Đông có nhiều quàn đảo quan trọng, trong đó quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam có vị trí chiến lược cả về kinh tế và quân sự [27]
Trang 14Theo ước tính sơ bộ, Biển Đông có ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sống của khoảng 300 triệu người dân của các nước này Biển Đông không chỉ là địa bàn chiến lược quan ttọng đối với các nước trong khu vực mà còn cả của Châu Ắ - Thái Bình Dương và Mỹ [27].
1.1.2 Tiềm năng của Biển Đông
Biển Đông là nơi chứa đựng nguồn tài nguyên thiên nhiên biển quan trọngcho đời sống và sự phát triển kinh tế của các nước xung quanh, đặc biệt là nguồn tài nguyên sinh vật (thủy sản), khoáng sản (dầu khí), du lịch và cũng là khu vực đang chịu sức ép lớn về bảo vệ môi trường sinh thái biển
Biển Đông được coi là một trong năm bồn trũng chứa dầu khí lớn nhất thếgiới Các khu vực thềm lục địa có tiềm năng dầu khí cao là các bồn trũng Brunei- Saba, Sarawak, Malay, Pattani Thái, Nam Côn Sơn, Mê Kông, Sông Hồng, cửa sông Châu Giang Hiện nay, hầu hết các nước trong khu vực đều là những nước khai thác và sản xuất dầu khí từ biển như Trung Quốc, Việt Nam, Malaysia, Brunei, Indonesia, Thái Lan trong đó Indonesia là thành viên của OPEC
Theo đánh giá của Bộ Năng lượng Mỹ, dự trữ dầu đã được kiểm chứng ở Biển Đông là 07 tỉ thùng với khả năng sản xuất 2,5 triệu thùng/ngày Theo đánhgiá của Trung Quốc, trữ lượng dầu tại quàn đảo Trường Sa có thể lên tới 105 tỉ thùng Với trữ lượng này và sản lượng khai thác có thể đạt khoảng 18,5 triệu tấn/năm duy trì được trong vòng 15-20 năm tói Các khu vực có tiềm năng dầu khí còn lại chưa khai thác là khu vực thềm lục địa ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ và bờbiển miền Trung, khu vực thềm lục địa Tư Chính Trữ lượng và sản lượng dầu khí của Việt Nam đứng vào hạng trung bình trong khu vực, tương đương vói Malaysia và Thái Lan [27]
Ngoài ra, theo các chuyên gia Nga thì khu vực vùng biển Hoàng Sa và Trường Sa còn chứa đựng tài nguyên khí đốt đóng băng (còn gọi là băng cháy),
Trang 15trữ lượng loại tài nguyên này trên thế giới ngang bằng với trữ lượng dầu khí và đang được coi là nguồn năng lượng thay thế dầu khí ừong tương lai gần Chính tiềm năng dầu khí chưa được khai thác được coi là một nhân tố quan trọng làm tăng thêm các yêu sách chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa
và các vùng biển quanh hai quần đảo
1.1.3 Tầm quan trọng chiến lược của Biển Đông
Biển Đông nằm trên tuyến đường giao thông biển huyết mạch nối liền Thái Bình Dưcmg - Ấn Độ Dưcmg, Châu Âu - Châu Á, Trung Đông - Châu Á Nằm trong số mưòi tuyến đường biển thông thương lớn nhất trên thế giới liên quan đến Biển Đông gồm: tuyến Tây Âu, Bắc Mỹ qua Địa Trung Hải, kênh đàoXuy- ê, Trung Đông đến Ấn Độ, Đông Á, úc, New Zeland; tuyến Đông Á đi qua kênh đào Pa-na-ma đến bờ Đông Bắc Mỹ và Caribe; tuyến Đông Á đi Úc
và New Zeland, Nam Thái Bình Dương; tuyến Tây Bắc Mỹ đến Đông Á và Đông Nam Á Đây được coi là tuyến đường vận tải quốc tế nhộn nhịp thứ hai của thế giới Mỗi ngày có khoảng từ 150 - 200 tàu các loại qua lại Biển Đông, trong đó có khoảng 50% là tàu có trọng tải trên 5000 tấn, hơn 10% là tàu có trọng tải từ 30000 tấn trở lên Trong khu vực Đông Nam Á có khoảng 536 cảngbiển, trong đó có hai cảng loại lớn và hiện đại nhất thế giới là cảng Singapore
và Hồng Kông Thương mại và công nghiệp hàng hải ngày càng gia tăng ở khu vực [16;23]
Nhiều nước ở khu vực Đông Á có nền kinh tế phụ thuộc nhiều vào con đường biển này như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore và cả Trung Quốc Đây là mạch đường thiết yếu vận chuyển dầu và các nguồn tài nguyên thương mại từ Trung cận Đông và Đông Nam Á tới Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc Hơn 90% lượng vận tải thương mại của thế giới thực hiện bằng đường biển và 45% trong số đó phải đi qua vùng Biển Đông
Lượng dầu lửa và khí hóa lỏng được vận chuyển qua vùng biển này lớn
Trang 16gấp 15 làn lượng chuyên chở qua kênh đào Pa-na-ma Khu vực Biển Đông có những eo biển quan ttọng đối với nhiều nước, với 4 trong 16 con đường chiến lược của thế giới nằm trong khu vực Đông Nam Á (Malacca, Lombok, Sunda, Ombai-Wetar) Đặc biệt eo biển Malacca là eo biển nhộn nhịp thứ hai trên thế giói (sau eo Hormuz).
Nạn cướp biển và khủng bố trên Biển Đông ở mức cao, đặc biệt sau vụ tấn công khủng bố tự sát vào tàu chở dầu của Pháp tháng 10 năm 2002 Vùng biển này hết sức quan trọng đối vói tất cả các nước trong khu vực về địa - chiếnlược, an ninh, giao thông hàng hải và kinh tế, nhất là đối với Mỹ và Nhật Bản Biển Đông còn có liên hệ và ảnh hưởng đến khu vực khác, nhất là Trung Đông
Vì vậy, việc Biển Đông bị một nước hoặc một nhóm nước liên minh nào khốngchế sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích an ninh, chính trị, kinh tế của các nước khu vực
Các đảo và quàn đảo trong Biển Đông có ý nghĩa phòng thủ chiến lược quan trọng đối với nhiều nước Nằm ở trung tâm Biển Đông, hai quàn đảo Hoàng Sa và Trường Sa là một trong những khu vực có nhiều tuyến đường biểnnhất trên thế giới đi qua
Hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa có vị trí chiến lược vô cùng quan trọng, có thể dùng để kiểm soát các tuyến hàng hải qua lại Biển Đông và dùng cho mục đích quân sự như đặt trạm ra-đa, các trạm thông tin, xây dựng các trạm dừng chân và tiếp nhiên liệu cho các tàu bè Các nhà chiến lược phương Tây cho rằng quốc gia nào kiểm soát được quần đảo Trường Sa sẽ khống chế được cả Biển Đông [27]
1.2 BIỂN ĐÔNG ĐỐI VỚI sự PHÁT TRIỂN CỦA TRUNG QUỐC VÀ VIÊT NAM
1.2.1 Lọi ích chiến lược của Trung Quốc ở Biển Đông
Trung Quốc đang trỗi dậy vươn lên và đã trở thành nền kinh tế lớn thứ hai
Trang 17thế giới sau Mỹ, tốc độ hiện đại hóa kinh tế, quân sự không ngừng lớn mạnh đòi hỏi nhu cầu lớn về năng lượng, tầm ảnh hưởng của mình ttên thế giới Xét
về khía cạnh địa lý, phía Bắc có Nga, phía Tây có Ấn Độ, phía Đông có Nhật Bản Vì vậy, để có thể vươn rộng ra thế giới, hướng Nam (hướng Biển Đông) lànơi lý tưởng để Trung Quốc triển khai các chính sách của mình
Biển Đông là được Trung Quốc coi là nơi để triển khai học thuyết “ biên giói mềm” và chính sách “ Hướng Nam” của mình Do Biển Đông là tuyến đường giao thông huyết mạch nối liền Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương (1/4 thương mại thế giới được vận chuyển qua tuyến đường này), có nguồn tài nguyên phong phú, nhất là dầu lửa, băng cháy nên Trung Quốc cho rằng: “ai nắm được Biển Đông thì người đó sẽ nắm được huyết mạch kinh tếĐông Á” Hơn nữa, nếu nắm được Biển Đông, Trung Quốc còn quy tụ được sức mạnh của người Hoa ở khu vực Đông Nam Á, là động lực quan trọng để Trung Quốc truyền bá giá trị dân tộc Trung Hoa
Theo Trung Quốc, chỉ khi nào kiểm soát được Biển Đông thì mới có thể tăng cường ảnh hưởng và khống chế được Đông Nam Á, từ đó mới mở rộng được ảnh hưởng ở khu vực và trên toàn thế giói và từng bước trở thành cường quốc bậc nhất thế giới Có thể nói rằng, Biển Đông là con đường “thuận lợi nhất”, thông thoáng nhất để Trung Quốc mở rộng ảnh hưởng ra bên ngoài Đặc biệt, việc Mỹ tăng cường quan hệ với các đồng minh Nhật Bản và Hàn Quốc, đẩy mạnh thâm nhập vào Ấn Độ và Pakixtan, đứng chân ở các nước Trung Á, chia rẽ quan hệ Nga - Trung đã từng bước xiết chặt vòng vây, kiềm chế, ngăn chặn Trung Quốc trở thành cường quốc đủ sức cạnh tranh với Mỹ, từ đó mở rộng ảnh hưởng ra thế giói
Bên cạnh đó, Biển Đông có vai trò đặc biệt quan trọng đối với chiến lược phát triển kinh tế, quân sự và thống nhất đất nước của Trung Quốc
về kinh tế, Trung Quốc là nước đông dân nhất thế giới, kinh tế đang phát
Trang 18triển, nhưng sự phát triển nhanh về kinh tế cũng làm cho Trung Quốc lâm vào tình ttạng thiếu tài nguyên thiên nhiên nghiêm ttọng, nhất là dầu mỏ Trung Quốc đánh giá Biển Đông có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, trong đó
có dầu mỏ có trữ lượng khoảng 213 tỷ thùng dầu và khoảng 2000 tỷ m3 khí Riêng khu vực Trường Sa và Hoàng Sa có khoảng 105 tỷ thùng dầu (Trường Sa
có khoảng 23,5 tỷ tấn) Nhưng theo đánh giá của Mỹ, khu vực Trường Sa chỉ
có khoảng 10 tỷ thùng dầu, 1000 tỷ m3 khí; Biển Đông cũng có nhiều khoáng sản như Măng-gan, ti-tan, phốt pho, Biển Đông có khoảng 6377 loài động vật, ừong đó có 965 loài cá và nhiều hải sản quý hiếm như hải sâm, đồi mồi, vích và nhiều loại khác ven bờ không có Biển Đông là một ngư trường nhiệt đới rộng lớn, thuận lợi cho việc đánh bắt và khai thác Biển Đông còn là tuyến đường vận tải thương mại quan họng nối thế giới với Trung Quốc
về quân sự, Biển Đông có vai trò quân sự đặc biệt quan trọng đối với
Trung Quốc, khống chế được Biển Đông, Trung Quốc sẽ mở rộng được không gian phòng thủ, đẩy chiến trường ra xa đất liền
Biển Đông là nơi hội tụ của nhiều tuyến đường giao thông quốc tế từ Đông sang Tây và từ Bắc xuống Nam (hiện có 16 tuyến hàng, 12 tuyến hàng không quốc tế), là khu vực án ngữ lối ra vào lục địa Châu Á của Hải quân Mỹ
và Nhật Bản (Mỹ có căn cứ An-de-son và Gu-am ở Nhật), là tuyến đường qua lại của các tàu chiến từ Ấn Độ Dương sang Thái Bình Dương Việc khống chế Biển Đông, nhất là việc xây dựng các căn cứ không quân và hải quân trong khuvực này sẽ cho phép Trung Quốc theo dõi và có thể đe dọa các hoạt động quân
sự của các nước trong khu vực Đông Nam Á, kể cả hoạt động của Mỹ với các nước đồng minh
Biển Đông còn có các quần đảo quan trọng có ý nghĩa chiến lược và chiếnthuật, nằm án ngữ trung tâm biển, khống chế các tuyến giao thông và các hoạt động khác trên biển Các quàn đảo là nơi có thể cải tạo, xây dựng thành các căn
Trang 19cứ xuất phát tấn công của các tàu chiến, máy bay và xây dựng các trạm quan sátbiển, thu thập tin tức tình báo Đồng thời, các quàn đảo này cũng chính là vành đai và là chốt tiền tiêu cho đất liền Khi chiếm giữ và xây dựng được các căn cứquân sự ở các quần đảo, Trung Quốc sẽ khống chế được các hoạt động quân sự của Mỹ ở khu vực Hiện nay, tại đảo Phú Lâm - Hoàng Sa của Việt Nam, TrungQuốc đã xây dựng được một sân bay dài 2,7 km; tại đảo Chữ Thập - Trường Sa
đã xây dựng được căn cứ trung tâm chỉ huy các hoạt động quân sự tại khu vực Trường Sa
Việc khống chế thành công Biển Đông sẽ giúp Trung Quốc tăng cường sức hội tụ, cố kết dân tộc, đồng thời hỗ trợ cho việc thống nhất Đài Loan Bên cạnh đó, khi thống nhất được Đài Loan, với đảo Ba Bình (đây là hòn đảo có nước ngọt và diện tích lớn nhất Biển Đông) mà Đài Loan đang chiếm đóng sẽ
là căn cứ lý tưởng để Trung Quốc kiểm soát toàn bộ Biển Đông Trung Quốc chiếm giữ Biển Đông, sẽ mở rộng không gian sinh tồn, từ đó thỏa mãn “lòng tựtôn dân tộc”, thỏa mãn tư tưởng “Đại Hán” vốn thâm căn cố đế trong lòng ngưòi dân Trung Quốc Hơn nữa, vì ở khu vực Đông Nam Á có hàng chục triệungười Hoa sinh sống nên nếu Trung Quốc chiếm được Biển Đông sẽ có sức
“hiệu triệu” mạnh mẽ cộng đồng người Hoa ở nước ngoài, từ đó tăng cường sự hội tụ, cố kết dân tộc Khống chế được Biển Đông cũng tạo thuận lợi cho TrungQuốc thu hồi Đài Loan Bỏi vì, khi khống chế được Biển Đông, một mặt Trung Quốc có được căn cứ hậu cần, mặt khác ngăn chặn được sự can thiệp của Mỹ khi Trung Quốc quyết định thu hồi Đài Loan bằng vũ lực [1;9]
1.2.2 Loi ích chiến lươc của Viêt Nam ở Biển Đông
Đối với Việt Nam, Biển Đông đóng vai trò quan trọng ttong sự nghiệp xâydựng và bảo vệ tổ quốc cả trong lịch sử, hiện tại và tương lai Việt Nam có bờ biển dài 3260 km từ Bắc xuống Nam, chiếm tỷ lệ khoảng 100 km2 đất liền /1
km bờ biển (mức trung bình trên thế giới là 600 km2 đất liền/ 1 km bờ biển) và
Trang 20hơn 3000 hòn đảo, trong đó có hai quần đảo là Hoàng Sa và Trường Sa.
Trong 63 tỉnh, thành phố của Việt Nam, có 28 tỉnh, thành phố giáp biển Biển Đông không những cung cấp nguồn thức ăn cho dân cư ven bờ từ hàng ngàn năm, mà còn là cửa ngõ để Việt Nam phát triển các ngành kinh tế có quan
hệ trực tiếp vói các miền của đất nước, giao thương với thị trường trong khu vực và quốc tế, là nơi trao đổi và hội nhập với nhiều nền văn hóa
Xét về khía cạnh kinh tế, Biển Đông đã tạo điều kiện để Việt Nam phát triển những ngành kinh tế mũi nhọn như thủy sản, dầu khí, giao thông hàng hải,đóng tàu, du lịch Điều kiện tự nhiên của bờ biển Việt Nam đã tạo ra tiềm năng vô cùng to lớn cho ngành giao thông hàng hải Việt Nam Dọc bờ biển Việt Nam có mười điểm có thể xây dựng các cảng biển nước sâu và điểm cảng trung bình với tổng sản lượng hàng hóa vận chuyển có thể đạt 50 triệu tấn/năm.Biển Đông cung cấp nguồn lọi hải sản rất quan trọng Theo các điều tra vềnguồn lợi thủy hải sản, tính đa dạng sinh học, trong vùng biển nước ta đã phát hiện được khoảng 11000 loài sinh vật cư trú, ừong đó có 6000 loài động vật đáy, 2400 loài cá (ừong đó 130 loài cá kinh tế), 653 loài rong biển, 657 loài động vật phù du, 537 loại thực vật phù du, 225 loài tôm biển Trữ lượng cá biển ước tính trong khoảng 3,1 - 4,1 triệu tấn, khả năng khai thác là 1,4 - 1,6 triệu tấn Nguồn lợi hải sản phong phú đã góp phần đưa ngành thủy sản trở thành một trong những ngành kinh tế chủ đạo vói giá trị xuất khẩu đứng thứ ba
cả nước [12;48]
Dầu khí là nguồn tài nguyên lớn nhất ở thềm lục địa Việt Nam có tầm chiến lược quan trọng Đen nay, người ta xác định được nhiều bể trầm tích như các bể Cửu Long, Nam Côn Son được đánh giá có triển vọng dầu khí lớn nhất
và khai thác thuận lợi Tổng trữ lượng dự báo địa chất của toàn thềm lục địa Việt Nam xấp xỉ 10 tỷ tấn dầu quy đổi, trữ lượng khai thác 4-5 tỷ tấn Trữ lượng khí dự báo khoảng 1000 tỷ m3 [16;35]
Trang 21Biển Việt Nam đã cho thấy nhiều điều kiện để phát triển du lịch, ngành công nghiệp không khói, hiện đang góp phần không nhỏ vào nền kinh tế của đất nước Do đặc điểm kiến tạo khu vực, các dãy núi đá vôi vươn ra sát biển đã tạo nhiều cảnh quan thiên nhiên sơn thủy rất đa dạng, nhiều vũng vịnh, bãi cát trắng, hang động, các bán đảo và các đảo lớn nhỏ hên kết vói nhau thành một quàn thể du lịch hiếm có trên thế giới như di sản thiên nhiên vịnh Hạ Long được UNESCO xếp hạng Các thắng cảnh trên đất liền nổi tiếng như Phong Nha, Bích Động, Non Nước các di tích lịch sử và văn hóa như cố đô Huế, phố
cổ Hội An, tháp Chàm, nhà thờ đá Phát Diệm đều được phân bố ở vùng ven biển
Ngoài ra, vùng ven biển Việt Nam chứa đựng một tiềm năng to lớn về quặng sa khoáng như: titan, zircon, thiếc, vàng, sắt, mangan, thạch cao, đất hiếm trong đó có cát nặng, cát đen là nguồn tài nguyên quý giá, chúng được biết đến vói nhiều tên gọi khác nhau, sa khoáng titan, sa khoáng ilmenit, sa khoáng cát đen
Xét về mặt an ninh quốc phòng, Biển Đông đóng vai ừò quan ừọng là tuyến phòng thủ hướng đông của đất nước Các đảo và quần đảo trên Biển Đông, đặc biệt là quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, có ý nghĩa phòng thủ chiếnlược rất quan trọng Cùng với đó, các cảng biển như đã nêu có ý nghĩa to lớn trong hoạt động tác chiến, điển hình là Quân cảng Cam Ranh có vị trí địa chiến lược cho tàu ngầm, các tàu vận tải, khu trục cỡ lớn hoạt động bảo trì, sửa chữa
và neo đậu là nơi mà nhiều cường quốc trên thế giới muốn có được, đặc biệt là
Mỹ Tại đây sẽ là căn cứ linh hoạt nhất cho khả năng tác chiến bảo vệ chủ quyền biển đảo Việt Nam [1 ;13]
1.3 VẤN ĐỀ TRANH CHẤPỞ BIỂN ĐÔNG
1.3.1 Lịch sử tranh chấp ở Biển Đông
Có thể nghiên cứu diễn biến tranh chấp Biển Đông theo hai giai đoạn và
Trang 22trước năm 1974 và từ năm 1974 đến nay.
1.3.1.1 Thời kỳ trước năm 1974
Tranh chấp Biển Đông thể hiện chủ yếu ở tranh chấp hai quần đảo Hoàng
Sa và Trường Sa Có thể nói, trong thời kỳ tiền hiện đại không có sự tranh chấp
về Biển Đông theo nghĩa như tranh chấp đang diễn ra hiện nay Đối với các nước trong khu vực, vai trò của biển trong thời điểm đó chỉ được xác định như
là những đường giao thông phục vụ giao thương với các khu vực (như với Ấn
Độ, một số nước Trung Đông và một số nước tại Châu Âu)
Đầu thế kỷ XV, nhà Minh - Tmng Quốc còn hạ thấp vai trò của biển, khi cho rằng biển cả là con đường du nhập những tư tưởng có hại cho ổn định quốcgia và làm cho quần chúng xao nhãng việc bảo vệ lãnh thổ do đó mà không
“mặn nồng” vói biển Không có bằng chứng cho thấy việc xác lập chủ quyền của Trung Quốc tại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, mặc dù trên một số hải đồ của nhiều nước khu vực, kể cả Trung Quốc đã thể hiện sự hiện diện của hai quần đảo này vào thời điểm đó Đối với các nước phương Tây, mặc dù vào thời điểm đó, hàng hải phát triển hơn ở Châu Á và vai trò của biển đóng vai trò quan ừọng với phương Tây ừong giao thương hoặc đi chinh phục, xâm chiếm,
mở mang lãnh thổ, nhưng nhận thức về Biển Đông và hai quần đảo Hoàng Sa
và Trường Sa cũng chỉ là vùng biển thuận lợi cho vận chuyển và trao đổi hàng hóa Thực tế đã không chiếm lĩnh các quàn đảo vì không mang lại lợi ích kinh
tế trực tiếp nào và nếu xảy ra tranh chấp thì sẽ có hao tổn về quân sự Khu vực Biển Đông thực tế cũng trở thành vùng biển yên bình
Năm 1816, vua Gia Long của Việt Nam đã cho một đội thủy quân ra chiếm giữ Hoàng Sa một cách chính thức và tuyên bố chủ quyền với quàn đảo này Đến năm 1835, vua Minh Mạng đã phái một đoàn thám hiểm đến Hoàng
Sa để đánh dấu chủ quyền và đến năm 1836 thì ra chiếu chỉ và lệnh cho thủy quân và đội Hoàng Sa tới các đảo Hoàng Sa và ghi lại lộ trình
Trang 23Kéo dài tới tận thế kỷ XIX, không một thế lực nào ở Châu Âu hoặc trong khu vực có kế hoạch tranh giành chủ quyền hai quần đảo Hoàng Sa và Trường
Sa với Việt Nam Đối với hai quần đảo này, các nước phương Tây thậm chí còncoi là những chướng ngại hải hành cần tránh hơn là những hải đảo có lợi ích kinh tế và chiến lược Cho đến thòi kỳ Pháp thuộc của Việt Nam sau năm 1885,Pháp tiếp tục thể hiện trên thực tế sự tuyên bố và xác lập chủ quyền đối với hai quần đảo Đến năm 1930, chính quyền bảo hộ Pháp ở Đông Dương cho chiến hạm Malicieuse ra chiếm cứ Trường Sa và tuyên bố chủ quyền đối với Hoàng
Sa, Trường Sa Chính quyền Pháp ở Đông Dương lúc đó cũng có ý định xây một căn cứ tàu ngầm tại Cam Ranh để tăng thế lực trong Biển Đông Mặc dù sau này Trung Quốc nói rằng đã phản đối các hoạt động của Pháp nhưng khôngđưa ra được những bằng chứng hay văn kiện nào chứng minh Nhật Bản là nước phản đối Pháp mạnh mẽ nhất bằng lòi và bằng hành động và năm 1937, Anh phát giác hải quân Nhật đã thiết lập một căn cứ tàu ngầm tại đảo Itu Abu trong quần đảo Trường Sa
Trong thời gian này là cả Anh và Trung Quốc đều không đầu tư lực lượngcho ý đồ chiếm lĩnh chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa, ngoại trừ Nhật
Pháp và Anh lúc này quan tâm nhiều đến Châu Âu và Địa Trung Hải với viễn cảnh chiến tranh với Đức Nhật tuy còn bận tâm với Trung Quốc và lo ngại phản ứng của Nga và Hoa Kỳ nhưng chương trình Đại Đông Á của Nhật chưa lên kế hoạch một cách hoàn chỉnh nên Nhật cũng không bỏ lỡ cơ hội tiến hành một số hành động mang tính “thăm dò” đối với Hoàng Sa và Trường Sa Tháng2/1939, Nhật chiếm đảo Hải Nam của Trung Quốc, tháng 3/1939, chiếm
Trường Sa, tháng 4/1939 tuyên bố toàn bộ đảo Prata, quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền Nhật Anh phản đối nhưng ừánh động chạm vũ lực với Nhật và cho rằng Pháp mới là nước đáng lên tiếng phản đối hay dùng vũ lực nếu cần Hơn nữa Anh cho rằng Nhật không dám đụng chạm đến quyền lợi
Trang 24của Anh tại Châu Á nếu Anh chưa thua tại Châu Âu.
Mùa hè năm 1940, sau khi Hít-le chiếm nước Pháp, một chính phủ Pháp thân Đức lấy thành phố Vichy miền nam nước Pháp làm trung tâm hành chính (gọi là chính phủ Vichy) và chính quyền Pháp ở Đông Dương đặt mình dưới sựlãnh đạo của chính phủ Vichy Ưu tiên của chính quyền Pháp ở Đông Dương làtồn tại để làm chủ lực xây dựng lại nước Pháp sau khi chiến tranh chấm dứt và
do đó đã thỏa hiệp với Nhật tại Đông Dương Sau trận Trân Châu Cảng tháng 12/1941, Nhật chiến thắng khắp nơi trên đất liền và kiểm soát Thái Bình Dươngnhưng Nhật vẫn nhường cho Pháp cai trị tại Đông Dương Tại Biển Đông cũng như tại Đông Dương, Nhật có quyền sử dụng bất cứ hải đảo hay căn cứ nào Tình trạng này kéo dài cho đến đầu năm 1945 thế của Nhật yếu dần trước cuộc phản công của Anh và Mỹ Tháng 1/1946, đô đốc William Halsey đưa một hải đội đến tảo thanh các lực lượng hải quân Pháp và Nhật trong Biển Đông để yểm trợ cho cuộc đổ bộ của tướng Mac Arthur lên vịnh Lingayan ở Philippin , đồng thòi phá hủy căn cứ Cam Ranh không cho Nhật sử dụng Lo ngại Pháp sẽ ngả về phía Mỹ, đêm 9/3/1945, Nhật đảo chính Pháp và trực tiếp nắm quyền hành chính tại Đông Dương
Biển Đông lúc này ở trong tay của Hoa Kỳ cho thấy rằng sự kiểm soát Biển Đông lệ thuộc vào tình hình quân sự ừên đất liền, tại các đảo xa xôi trên Thái Bình Dương, tại Trung Quốc cũng như Myanma chứ không do những tranh chấp quân sự trực tiếp ttên Biển Đông
Một năm sau khi Nhật đầu hàng, Trung Quốc đã thể hiện ý đồ ttanh chấp vói Pháp về chủ quyền đối vói hai quàn đảo Hoàng Sa và Trường Sa Năm
1946, Pháp gửi đoàn thám sát lại Hoàng Sa và Trường Sa, trong khi nhắc lại yêu sách của An Nam (Việt Nam) đối với Hoàng Sa và của Pháp đối vói
Trường Sa, nhưng không lưu lại quân đồn trú Cùng thời gian này, Trung Hoa Dân Quốc của Tưởng Giới Thạch đã thể hiện tham vọng tranh giành chủ quyền
Trang 25khi cũng gửi đoàn khảo sát đến hai quàn đảo, đánh dấu chủ quyền và thiết lập
sự hiện diện trên đảo Phú Lâm (ở phía Đông của quàn đảo Hoàng Sa) và Ba Bình (Trường Sa)
Trong giai đoạn hậu chiến này, ưu tiên trước nhất của các bên liên quan làxóa bỏ chủ quyền của phe bại trận Nhật Bản và điều này được thể hiện sau đó bởi Hiệp ước San Francisco tháng 9/1951 Hiệp ước San Francisco đã gạt Nhật Bản ra khỏi bàn cờ Biển Đông và đương nhiên tước bỏ chủ quyền đối với Hoàng Sa và Trường Sa Đáng chú ý, trong quá trình đàm phán này, Trung Quốc đã không thể hiện thái độ phản đối (im lặng) đối với Việt Nam tuyên bố giành lại chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa sau khi Nhật bại trận
Trước đó, tháng 1/1947 Trung Hoa Dân Quốc đã chiếm đảo Woody và vấp phải sự phản ứng của Pháp (sau khi dựa vào Mỹ quay trở lại Đông Dương) khi Pháp điều chiến hạm Tonkinois ra đảo Woody, nhưng sau đó hai bên dàn xếp và Pháp để yên cho Trung Quốc chiếm Woody Tuy nhiên, chính quyền Việt - Pháp tại Việt Nam vẫn tìm cách hiện diện tại những hòn đảo khác nhau trong quần đảo Hoàng Sa dựa vào chủ quyền vua Gia Long đã xác định năm
1816 Tuy nhiên do cuộc đấu tranh chống Pháp giành lại độc lập ở
Việt Nam và sau Hiệp định Giơ-ne-vơ 1954, Việt Nam bị chia cắt thành hai nước qua vĩ tuyến 17 nên vấn đề quan tâm chủ quyền các hải đảo trên Biển Đông đã giảm bớt Tuy nhiên, có sự kiện đáng chú ý là Pháp đã thiết lập một trạm khí tượng thu thập dữ kiện thời tiết tại Hoàng Sa và sau này các chính quyền Miền Nam do Tổng thống Ngô Đình Diệm và Nguyễn Văn Thiệu tiếp tục duy trì sau khi ngưòi Pháp rời khỏi Đông Dương để chứng tỏ chủ quyền củaViệt Nam Cho đến ngày 19/1/1974, Trung Quốc đã dùng sức mạnh quân sự để
đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa từ tay của Việt Nam Cộng Hòa về phía Trung
Quốc, tháng 5/1950 Tưởng Giới Thạch rút quân khỏi Woody (Hoàng Sa) và ItuAba (Trường Sa) Chính quyền Mao Trạch Đông thể hiện sự hài lòng đối với sự
Trang 26rút lui này nhưng không có động thái nào cho đến tháng 12/1955 đã chiếm đảo Woody và 30 năm sau (1988) đơn phương đánh chiếm một số đảo thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Trong bối cảnh chiến tranh và xung đột nội bộ trong khu vực xảy ra ở cường độ cao, Philippin đã thể hiện sự quan tâm đến việc tranh giành chủ quyền ở Biển Đông Lúc đầu chỉ là động thái đơn phương, phi pháp lý của anhem nhà họ Cloma chiếm một số hải đảo nhỏ nằm giữa Trường Sa và
Philippin lập một đất tự do gọi là “Freedomland” Đương nhiên cá nhân không
có quyền chiếm hữu hải đảo, nhưng cho đến năm 1971, chính phủ Philippin cũng còn do dự chưa biết phải hành xử như thế nào với Freedomland Sự việc Philippin xác lập chủ quyền đối với “Freedomland” đã tạo ra sự chú ý đối vói Biển Đông và châm ngòi cho sự tranh giành của các nước khu vực đẩy các nước chung quanh hành động Tháng 6/1956, chính phủ Đài Loan đã chiếm lại đảo Ibu Aba Đồng thời chính phủ Việt Nam đã phản ứng và tiếp tục tuyên bố chủ quyền với Hoàng Sa và Trường Sa
Năm 1956, khi Pháp rút khỏi Đông Dương, Chính quyền Việt Nam Cộng Hòa của Ngô Đình Diệm đưa quân ra thay thế quân Pháp trên các đảo thuộc nhóm phía Tây của quàn đảo Hoàng Sa và đổ bộ lên đảo chính của quần đảo Trường Sa đặt các cột mốc và kéo cờ Việt Nam Cộng Hòa Như vậy, vói sự hiện diện của Mỹ tại khu vực Biển Đông do nhu cầu chiến tranh Việt Nam, Trung Quốc không thể tính đến đòi hỏi chủ quyền tại Hoàng Sa và Trường Sa Hơn nữa, Mao Trạch Đông còn đang bận xử lý các công việc nội bộ của cách mạng văn hóa
Năm 1971, Đài Loan quay lại Trường Sa và củng cố sự hiện diện trên đảo
Ba Bình Sau khi Đài Loan bắn vào một tàu cá của Philippin, Philippin đòi Đài Loan rút khỏi đảo Ba Bình và cho quân chiếm các đảo Vĩnh Viễn, Song Tử Tây, Loại Tá và Thị Tứ Cũng trong thời gian này, Philippin cũng ra tuyên bố
Trang 27chính thức yêu sách 53 đảo, theo đó coi những đảo này là vô chủ và họ có thể
tự do chiếm hữu theo các hình thức thụ đắc lãnh thổ phù hợp với các quy định của luật pháp quốc tế là chiếm đóng và quản lý hiệu quả Tuyên bố này đã xâm phạm tuyên bố chủ quyền của Việt Nam Cộng Hòa ở Trường Sa Để củng cố chủ quyền, năm 1973, Việt Nam Cộng Hòa sát nhập quần đảo Trường Sa vào
xã Phước Hải, quận Đất Đỏ, tỉnh Phước Tuy [5; 19]
án mạnh mẽ Trung Quốc dừng vũ lực cướp đoạt quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam và tỏ rõ quyết tâm bảo vệ chủ quyền lãnh thổ trên hai quần đảo
Sau khi cuộc chiến Việt Nam chấm dứt, căng thẳng giữa Hoa Kỳ và TrungQuốc giảm bớt trong vùng, vấn đề Biển Đông bỗng trở nên tâm điểm ttong quan hệ giữa Việt Nam, Trung Quốc Năm 1975, Chính phủ Cách mạng lâm thời miền Nam Việt Nam đã tiếp quản Trường Sa từ Việt Nam Cộng Hòa, đồngthời khẳng định chủ quyền Việt Nam với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.Cùng năm này, Bộ Ngoại giao Việt Nam Dân chủ Cộng hòa gửi công hàm cho
Bộ Ngoại giao Trung Quốc khẳng định chủ quyền Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa Năm 1976, nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam chính thức kế thừa yêu sách chủ quyền của Chính phủ Cách mạng lâm thời miền Nam Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và thực tế
đã tiếp tục kiểm soát Trường Sa Cùng năm này, Việt Nam công bố bản đồ của
Trang 28nước Việt Nam thống nhất, bao gồm cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa,
ra tuyên bố thứ nhất về đường cơ sở để xác lập vùng lãnh hải, tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa ngay sau đó một năm
Tháng 2/1979, khi Trung Quốc tấn công qua biên giới phía Bắc Việt Nam,hạm đội Nga đã có mặt trong Vịnh Bắc Bộ để phòng ngừa một cuộc đổ bộ của Trung Quốc vào miền Trung Việt Nam Sau đó, Việt Nam ký hợp đồng cho Nga thuê căn cứ Cam Ranh 24 năm Tháng 9/1979, Bộ Ngoại giao Việt Nam đãtuyên bố Sách trắng về chủ quyền Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, giới thiệu thêm 19 tư liệu liên quan đến chủ quyền Việt Nam đối với hai quàn đảo Việc này được thực hiện ngay sau khi Bộ Ngoại giao Trung Quốc tuyên bố sách trắng xuyên tạc một số tài liệu liên quan đến Hoàng Sa và Trường Sa
Cũng trong năm 1979, Malaysia xuất bản bản đồ thềm lục địa, ừong đó bao gồm 3 quần đảo Trường Sa Vương quốc Anh thay mặt cho Brunei ra tuyên
bố phản đối việc Malaysia đưa đảo Louisa vào bản đồ thềm lục địa
Năm 1980, Trung Quốc công bố sách trắng lần thứ hai tuyên bố chủ quyền đối với quàn đảo Tây Sa (Hoàng Sa) và Nam Sa (Trường Sa), trong đó thay đổi lập luận rằng hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam chỉ là những đảo ven bờ của Việt Nam, không phải Tây Sa và Nam Sa của Trung Quốc Năm
1982, Việt Nam ra tuyên bố về đường cơ sở để tính chiều rộng lãnh hải và ban hành thành lập Hoàng Sa và Trường Sa là hai huyện đảo riêng biệt trực thuộc tỉnh Phú Khánh và Quảng Nam - Đà Nằng Cùng năm, Đài Loan công khai quyết định đặt quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc quyền tài phán của mình Đồng thời, Chính quyền thành phố Cao Hùng thông qua kế hoạch 3 năm xây dựng các cảng và định cư tại đảo Ba Bình Năm 1983, Malaysia chiếm đóng và chính thức tuyên bố chủ quyền đối với đảo Hoa Lau của quàn đảo Trường Sa Năm 1987, Brunei xuất bản một bản đồ xác định ranh giói của vùng
Trang 29đánh cá và thềm lục địa trong đó có đảo Louisa thuộc quàn đảo Trường Sa Malaysia chiếm đóng thêm hai đảo là Kỳ Vân và Kiêu Ngựa thuộc quần đảo Trường Sa vào năm 1987 và tuyên bố các đảo Hoa Lau, Kỳ Vân, Kiêu Ngựa vàLouisa nằm trên thềm lục địa của Malaysia nên thuộc Malaysia vào năm 1988 Đáng chú ý, Trung Quốc đã đơn phương đánh chiếm 6 nhóm đảo và đá ngầm gồm Đá Chữ Thập, Đá Châu Viên, Đá Ga Ven, Đá Tư Nghĩa, Đá Gạc Ma, Đá Xubi đang do quân đội Việt Nam kiểm soát thực tế Đến tháng 2/1992, Trung Quốc công bố Luật Lãnh hải quy định lãnh hải rộng 12 hải lý, áp dụng cho cả bốn quần đảo ở Biển Đông ừong đó có quần đảo Tây Sa (Hoàng Sa) và Nam Sa(Trường Sa).
Năm 1994, quan hệ Trung Quốc và Việt Nam căng thẳng do bất đồng về việc khai thác dầu khí và một vài bất đồng khác trên biên giói mặc dù hai nước
đã bình thường hóa quan hệ ngoại giao từ năm 1991.Tháng 2/1995, Trung Quốc chiếm thêm bãi đá ngầm Mischief Reef thuộc Trường Sa và Philippin tuyên bố chủ quyền
Trước các hành động này, với tư cách là một nước khu vực quan tâm đến tranh chấp ở Biển Đông và quan tâm đến lợi ích hàng hải ở Biển Đông (do hơn
80 % hàng hóa nhập khẩu của Nhật đi qua Biển Đông) bắt đầu có những lo ngại Giáo sư Masashi Nishara, giám đốc Viện Nghiên Cứu Quốc Phòng Nhật tại Tokyo nói: “Biển Đông là con đường giao thông huyết mạch của chúng tôi, không chỉ đối với Đông Nam Á mà cả với Trung Đông và Châu Âu Nền kinh
tế chúng tôi dính liền với sự giao thông này” Sự lo ngại của Nhật chính đáng vìcác hành động đơn phương, trái pháp luật quốc tế của Trung Quốc đã vi phạm nguyên tắc quan trọng không dừng vũ lực để giải quyết tranh chấp ttên Biển Đông qua thỏa ước về “nguyên tắc ứng xử” năm 1992 Tuy nhiên, sau các lấn chiếm đơn phương này đối với Việt Nam, Trung Quốc đang dừng phương phápthuyết tay đôi với từng nước trong ASEAN nhằm xoa dịu nhưng vẫn đơn
Trang 30phương có các hành động củng cố chủ quyền trên thực tế, đe dọa nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam ở Biển Đông; trong đó Philippin được Trung Quốc xác định như là một mắt xích yếu nhất trong ASEAN để toan tính triển khai chiến lược độc chiếm Biển Đông [5;24].
Trang 311.3.2 Hiện trạng tranh chấp tại Biển Đông.
Hiện nay, ở khu vực Biển Đông có thể chia làm hai dạng tranh chấp chính
về chủ quyền Một là sự phản đối của các nước trong khu vực đối với tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc và Đài Loan về “vùng lịch sử chữ Ư”, bao trùm lên
cả một vùng biển đảo kéo dài từ bán đảo Lôi Châu (Trung Quốc) tới đảo
Natuna của Indonesia Hai là các khu vực tranh chấp vẫn đang tồn tại trong khuvực Biển Đông, trong đó có những khu vực tranh chấp đáng chú ý là: Tranh chấp ở vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ (giữa Việt Nam và Trung Quốc), tranh chấp ở Vịnh Thái Lan (giữa Việt Nam - Thái Lan - Campuchia), tranh chấp tại hai quần đảo Trung Sa và Đông Sa (giữa Trung Quốc và Đài Loan), tranh chấp tại quần đảo Hoàng Sa (giữa Trung Quốc và Việt Nam) và tranh chấp tại quần đảo Trường Sa giữa 5 nước 6 bên (Trung Quốc, Việt Nam,
Philippin, Malaysia, Brunei, Đài Loan), tranh chấp khu vực dầu khí chồng lấn giữa Việt Nam và Malaysia
Trong các cuộc tranh chấp trên, các cuộc tranh chấp có yếu tố Trung Quốc
là phức tạp, mang nhiều sắc thái, căng thẳng nhất, toàn diện và quyết liệt, có nguy cơ dẫn đến xung đột nhất Từ năm 1974 đến nay đã xảy ra nhiều cuộc xung đột vũ trang và tranh chấp ở khu vực Biển Đông với sự có mặt của Trung Quốc Trong đó đáng kể là vụ Trung Quốc tấn công xâm chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam năm 1974; cuộc hải chiến đẫm máu năm 1988, khi Trung Quốc đánh chiếm một số đảo thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam
và sự kiện Vành Khăn - nơi Philippin tuyên bố chủ quyền
Đối với Trung Quốc, biển nói chung và Biển Đông nói riêng chiếm vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển của nước này Kế thừa tuyên bố chủ quyền về “vùng nước lịch sử cùng chữ U”, Trung Quốc đòi chủ quyền đối với biển rộng 2,1 triệu km2 (chiếm gần 2/3 diện tích Biển Đông), và chủ quyền đối
Trang 32với quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, Trung Sa và Đông Sa Lập trường cơ bản của Trung Quốc đối với tranh chấp tại Biển Đông là luôn luôn khẳng định chủ quyền với toàn bộ Biển Đông và tuyên bố mọi quyền xâm chiếm trước đây cũng như hiện nay của các thế lực nước ngoài đều là phi pháp Cùng với việc coi chủ quyền của mình đối với quần đảo Hoàng Sa là không có gì phải bàn cãi,Trung Quốc cũng kêu gọi đàm phán song phương, không chấp nhận đàm phán
đa phương và quốc tế hóa việc giải quyết tranh chấp Ngoài ra, Trung Quốc cònkêu gọi các bên có tranh chấp hãy thực hiện theo phương châm “gác tranh chấp, cùng khai thác” Sau khi có mặt bất họp pháp ở Trường Sa, Trung Quốc còn đòi yêu cầu chủ quyền đối vói 400000 km2vùng biển của Việt Nam trong
đó có bãi Tư Chính và các vùng biển rộng lớn của Philippin (420000 km2), của Indonesia (40-50000 km2), của Malaysia (240000 km2), của Brunei (3000 km2).Theo cách nói của Trung Quốc những vùng biển đó đều nằm trong “đường biêngiới truyền thống”, “hình lưỡi bò” của Trung Quốc
Đối vói Philippin, theo hiệp định Pa-ri được ký năm 1998 giữa Tây Ban Nha và Mỹ thì lãnh thổ Philippin không bao gồm quàn đao Trường Sa, nhưng Philippin vẫn từng bước tranh chiếm các đảo thuộc quần đảo này để từng bước
mở rộng lãnh thổ về phía Tây Tuyên bố chủ quyền của Philippin đối vói quần đảo Trường Sa dựa trên cơ sở của “nguyên tắc cận kề” và “nguyên tắc quản lý thực tế” Vì Philippin là nước có lực lượng quân sự yếu nhất trong số các nước tranh chấp và đã có nhiều cuộc tranh chấp trên biển với Trung Quốc (những năm 1995,1998) nên lập trường của Philippin đối với cuộc tranh chấp trên BiểnĐông là dựa trên tuyên bố Manila năm 1992 ừong đó yêu cầu các bên liên quangiải quyết tranh chấp bằng con đường hòa bình, không dùng vũ lực Đồng thòi tuyên bố ủng hộ quan điểm “gác tranh chấp, cùng khai thác” của Trung Quốc Mặt khác, Philippin kêu gọi Mỹ duy trì có mặt quân sự của Mỹ tại Châu Á để
Trang 33đảm bảo an ninh, ổn định khu vực Có thể thấy, tuyên bố chủ quyền của
Philippin đối với quần đảo Trường Sa là không đủ cơ sở YÌ “nguyên tắc kề cận địa lý” không phải là cơ sở duy nhất trong luật quốc tế và trên thực tế cho thấy nhiều nước trên thế giới có đảo ở gàn nước khác, xa nước mình
Đối với Malaysia, trước đây là thuộc địa của Anh Năm 1864, Anh cho tàu ra đảo Trường Sa và đảo An Bang (Anboyna Cay) Năm 1933, khi Pháp tuyên bố chủ quyền và sáp nhập Trường Sa vào tỉnh Bà Rịa của Việt Nam, Anh
đã phản đối vì cho rằng Trường Sa và An Bang đã được sáp nhập vào Borneo Tuy nhiên khi được Anh trao trả độc lập vào năm 1956, Malaysia đã không đòi chủ quyền đối với Trường Sa Mãi đến thập niên 70, Malaysia mới bắt đầu tuyên bố chủ quyền đối với các đảo phía Nam Trường Sa, đồng thời đòi chủ quyền tại vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý tính từ bờ Biển Đông bán đảo Mã Lai kéo dài ra ngoài khơi và bộ phận kéo dài tự nhiên của thềm lục địa ở bờ biển các bang Sabah và Sarwak Việc nhận chủ quyền của Malaysia chủ yếu dựa trên nhận thức cho rằng các hòn đảo này nằm trên thềm lục địa và nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Malaysia Thái độ của Malaysia đối với tranh chấp Trường Sa tương đối mềm dẻo và luôn coi trọng nhân tố Trung Quốc Bởi
vì, hiện nay tuy có tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc nhưng do áp lực kinh
tế của ngưòi Hoa ở Malaysia vẫn còn quá lớn (chiếm 60% GDP của Malaysia, trong khi đó người Malaysia chỉ chiếm 31%), nên Malaysia luôn có thái độ thiên về giải quyết song phương với Trung Quốc Tháng 7/1993, tại Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN, Ngoại trưởng Malaysia đã tuyên bố kêu gọi các nước tuyên bố chủ quyền tại Trường Sa hoặc có vùng biển chồng lấn ở khu vực tự kiềm chế, tăng cường họp tác để giải quyết tranh chấp, ừánh không để quân đội
Mỹ quay trở lại Đông Nam Á Tại cuộc hội thảo (từ 7-9/9/1994) về an ninh của khu vực Biển Đông tổ chức tại Washington (Mỹ), đại biểu Malaysia đã đưa ra
Trang 34dự báo 4 kịch bản sẽ diễn ra ở
Biển Đông, đó là: thỏa thuận hòa bình đa phương; nguyên trạng thụ động chờ hành động tiếp theo của Trung Quốc; xung đột song phương giữa Việt Nam và Trung Quốc và Tmng Quốc thống ttị khu vực bằng sức mạnh quân sự
Đối với Brunei, mãi tới năm 1988, Brunei mới tham gia vào tranh chấp chủ quyền ở Trường Sa bằng việc công bố bản đồ về thềm lục địa (có phần chồng lấn trên thềm lục địa của Malaysia) và tuyên bố về quyền tài phán của Brunei đối với bãi đá Louisa này, do vậy không quản lý hòn đảo về thực tế Brunei là nước giàu nhất, nhưng lại là nước nhỏ nhất trong khối ASEAN nên lập thị trường của Bmnei đối với cuộc tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông là tương đối mờ nhạt Từ góc độ pháp lý, có thể thấy: cũng như Malaysia tuyên bốchủ quyền của Brunei dựa trên việc xác định thềm lục địa là không phù hợp vớiđiều 6 của Luật biển năm 1982.Hơn nữa vùng đặc quyền kinh tế mà Brunei tuyên bố chủ quyền đã chồng lấn lên vùng đặc quyền kinh tế các nước khác, nên nếu chưa đạt được thỏa thuận về vùng chồng lấn đặc quyền kinh tế giữa Brunei và các nước liên quan thì cũng chưa thể xác định vùng đặc quyền kinh
tế của Brunei
Đối với Indonesia, do không đòi chủ quyền tại quần đảo Trường Sa, nên Indonesia dường như đứng ngoài cuộc tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông, tuy nhiên, là quốc gia quần đảo và là nước sản xuất dầu khí ngoài khơi lớn nhất khuvực, nên Indonesia rất quan tâm đến sự ổn định khu vực Từ năm 1990, với sự tài trợ của Canada, Indonesia đã đứng đăng cai hội thảo thường niên không chính thức về “kiềm chế xung đột tiềm tàng ở Biển Đông” nhằm tháo gỡ vấn đềtranh chấp chủ quyền Kết quả là sau nhiều năm thảo luận, các bên tham gia đã thông qua được dự án về “hợp tác nghiên cứu thủy triều và sự thay đổi mực nước biển”, dự án “hợp tác nghiên cứu dữ liệu khoa học hàng hải” và dự án
Trang 35“hợp tác hàng hải trong vùng” Thực chất đây là các biện pháp xây dựng niềm tin, góp phần tìm giải pháp cho các cuộc tranh chấp ở Biển
Đông Mặt khác, bắt đàu từ năm 1993, đứng trước việc Trung Quốc tuyên bố chủ quyền kéo dài xuống tận phía Nam của Biển Đông, bao trùm lên cả hải phận đảo Natuna của Indonesia, Indonesia đã cho triển khai nhiều hoạt động nhằm tăng cường cơ sở pháp lý của mình tại đảo này và chính thức lên tiếng
“chất vấn” Trung Quốc
Đối với Đài Loan, tuy chỉ là một thực thể chính trị độc lập và chỉ chiếm đóng tại đảo Ba Bình (Itu Aba) thuộc quần đảo Trường Sa, nhưng cũng giống như Trung Quốc, Đài Loan tuyên bố chủ quyền toàn bộ đối với vùng nước lịch
sử hình chữ Ư và bốn quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, Đông Sa và Trung Sa Đen nay, Đài Loan đã có nhiều hoạt động thực tế nhằm khẳng định chủ quyền của mình tại khu vực này Tuy nhiên, do hạn chế về vị thế ngoại giao, nên quanđiểm của Đài Loan đối với tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông nhìn chung
“mềm dẻo và lập lờ” Một mặt, Đài Loan kêu gọi các nước liên quan giải quyết hòa bình các tranh chấp và cùng khai thác ở Biển Đông, mặt khác tích cực họp tác phát triển vói Trung Quốc trên quan điểm “cùng vì lợi ích của người Trung Hoa” Có thể thấy, tuy là hai thực thể chính trị khác biệt và còn tranh chấp songphương về hai đảo Trung Sa và Đông Sa, nhưng Đài Loan và Trung Quốc luôn thống nhất với nhau về vấn đề chủ quyền ở Biển Đông [5;28]
Trang 36TIỂU KẾT
Biển Đông với vị trí địa chính trị, với nhiều nguồn tài nguyên thiên nhiên quan trọng đã trở thành phần quan trọng trong chính sách đối ngoại của các nước duyên hải, trong đó có Trung Quốc Khoảng 80-90% công trình nghiên cứu về Biển Đông của Mỹ và Châu Âu cho rằng Trung Quốc muốn chiếm Biển Đông là vì dầu khí và các tài nguyên thiên nhiên khác Mặt khác, mục tiêu khống chế Biển Đông của Trung Quốc mới là cao nhất Khống chế được Biển Đông là khống chế được Nhật Bản, Hàn Quốc và tác động trực tiếp tới quan hệ chiến lược giữa Mỹ - Nhật Bản - Hàn Quốc, gọng kìm từ lâu đã xiết chặt TrungQuốc hướng ra đại dưorng Với diện tích rộng lớn, độ sâu lớn, vị trí chiến lược hiểm yếu, Biển Đông có giá trị hết sức quan trọng về mặt quân sự Với một nước đang trỗi dậy như Trung Quốc thì giá tri quân sự mà Biển Đông mang lại
là không gì thay thế được
CHƯƠNG 2: CHÍNH SÁCHCỦA TRUNG QUỐC ĐỐI VỚI VIỆT NAM VỀ VẤN ĐỀ BIỂN ĐÔNG GIAI ĐOẠN 1991-2010
2.1. CHÍNH SÁCH CỦA TRUNG QUỐC ĐỐI VỚI VẤN ĐỀ BIỂN ĐÔNG
Đe phục vụ cho tham vọng ttở thành cường quốc thế giới, Trung Quốc từ lâu đãnuôi tham vọng độc chiếm Biển Đông, thông qua đó để xâm nhập, chi phối các nước Đông Dưcmg, Đông Nam Á trên tất cả các mặt kinh tế, chính trị ngoại giao, văn hóa và quân sự từ đó mở rộng vai trò ảnh hưởng ra khu vực Châu Á - Thái Bình Dương và ừên toàn thế giói Trung Quốc đã và đang ra sức thực hiện chiến lược “Đại dương xanh” với tư tưởng chỉ đạo là: “Mở cửa với bên ngoài, phát triển nền kinh tế hướng ngoại gắn với đường lối ngoại giao, chính trị đứng đắn, lực lượng hải quân hùng mạnh, thực sự là chỗ dựa vững chắc cho công cuộc phát triển kinh tế biển” Nội dung được thể hiện trên 4 luậnđiểm sau:
Trang 37- Tăng cường triển khai các phương diện liên quan tới sách lược ngoại giao và chủ trương “chủ quyền thuộc về ta, gác tranh chấp, cùng khai thác” theo nguyên tắc hòa bình hữu hảo, xem xét tới toàn cục của Trung Quốc.
- Tăng cường nâng cao công tác tham vấn và hiệp thương nội bộ với các nước liên quan tới hanh chấp, phản đối việc quốc tế hóa tranh chấp
- Tăng cường công tác giáo dục nội bộ về tình hình quốc tế, tranh chấp Biển Đông và lịch sử trong toàn quân, nâng cao ý chí bảo vệ lãnh thổ tổ quốc, các đảo và tài nguyên đất nước
- Tăng cường, nâng cao công tác trực ban tại các đảo thuộc chủ quyền cũng như các vùng biển gần các đảo này, bảo vệ lợi ích chính đáng của Trung Quốc
về chủ trương, mục tiêu của Trung Quốc đối với Biển Đông là: Ra sức
tăng cường tiềm lực quốc phòng, đặc biệt là lực lượng Hải quân đủ sức đánh thắng và răn đe trên biển, thực sự là chỗ dựa vững chắc cho các hoạt động khác
để từng bước dành quyền kiểm soát Biển Đông, bảo đảm cho Trung Quốc có vai ttò quyết định ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương và trở thảnh cường quốc hàng hải tầm cỡ quốc tế [1; 15]
Sau sự kiện Vành Khăn năm 1995, nhận thấy sức ép từ phía ASEAN ngàycàng lớn, đến năm 1999 Trung Quốc mới đồng ý thảo luận về Bộ quy tắc ứng
xử ở Biển Đông với ASEAN, cho thấy nỗ lực giảm thiểu căng thẳng và tăng cường ổn định khu vực ừong chính sách của Trung Quốc trên Biển Đông Vào thời điểm bắt đầu đàm phán, mỗi bên ASEAN và Trung Quốc có một dự thảo
coc riêng của mình Song bản thảo coc của Trung Quốc khác biệt ba điểm lớn
so với bản thảo của ASEAN Thứ nhất, trong khi bản thảo phía ASEAN có hiệulực đối với Hoàng Sa, phía Trung Quốc cho rằng ừanh chấp trên quần đảo Hoàng Sa là vấn đề song phương giữa Trung Quốc và Việt Nam Thứ hai, bản
Trang 38thảo của Trung Quốc không có điều khoản về cấm chiếm và xây dựng các côngtrình ừên những đảo, đá chưa bị chiếm đóng như trong dự thảo ASEAN Thứ
ba, Trung Quốc đề nghị các bên tránh tiến hành các hoạt động do thám quân sự gần khu vực và hạn chế việc tuần tra Ý đồ của Trung Quốc ở đây nhằm vào các hoạt động thu thập tin tức tình báo của Mỹ và các cuộc diễn tập quân sự giữa Mỹ và các đồng minh trên Biển Đông Do đó, Trung Quốc từ chối việc thông qua bản thảo của ASEAN tại Hội nghị quan chức cấp cao diễn ra ngày 25/11/1999
Cuối năm 1999, đánh dấu chuyển biến quan ừọng ừong việc đạt đến coc giữa Trung Quốc và ASEAN là chuyển từ mỗi bên soạn thảo những coc riêng biệt sang hai bên tiến hành đàm phán tiến tới một coc chung Trong cuộc hội
đàm quan chức cấp cao ASEAN - Trung Quốc lần thứ 6, ngày 25-26/4/2000 tại Kuching (Malaysia), các bên đã đạt được thỏa thuận về việc thành lập nhóm
nghiên cứu liên họp nhằm thảo luận coc Sau các cuộc họp chuyên viên về xây dựng coc, vấn đề phạm vi áp dụng là một trong những vấn đề hóc búa nhất trong đàm phán giữa ASEAN và Trung Quốc về coc Sau hơn ba năm không giải quyết được vấn đề này, ASEAN và Trung Quốc đã đồng ý “hạ cấp” coc
xuống thành DOC (tiếng Anh là Declaration on the Conduct of Parties in South China Sea) được ký kết tại Phnôm Pênh, Campuchia ngày 4/11/2002 Văn bản DOC 2002 không nêu rõ phạm vi áp dụng của các biện pháp ASEAN và Trung
Quốc thỏa thuận để xây dựng lòng tin Ngoài ra, so với dự thảo coc của
ASEAN, DOC còn bỏ đi những quy định về việc không xây dụng các cấu trúc mới trên những đảo, đá, bãi ngầm chưa có người đến ở dù vẫn giữ quy định vềviệc không đưa người đến ở tại những đảo, đá, bãi ngầm này
Trừ một số điểm khác biệt nói ừên, DOC cơ bản thể hiện nội dung dự thảo
coc của ASEAN năm 1999 Cụ thể, cũng như dự thảo coc, DOC khẳng định các
Trang 39bên cam kết:
- Tuân thủ các nguyên tắc nêu ừong Hiến chương Liên Hợp Quốc, Công ước về Luật Biển cùng các văn kiện, tuyên bố khác trong quan hệ giữa các quốcgia (đoạn 1)
- Tuân thủ nguyên tắc không sử dụng vũ lực, giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, thông qua đàm phán giữa các bên trực tiếp liên quan, phù hợp với nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế, kể cả Công ước Luật Biển (đoạn 4)
- Kiềm chế trong việc thực hiện các hành vi có thể gây phức tạp hoặc gia tăng ừanh chấp và ảnh hưởng đến hòa bình, ổn định kể cả việc không đưa người đến ở trên những đảo, đá, bãi ngầm chưa có người (đoạn 5)
về các biện pháp xây dựng lòng tin, đoạn 5 của DOC cơ bản thực hiện những biện pháp mà dự thảo coc của ASEAN đã liệt kê, bao gồm:
- Tiến hành tham vấn, trao đổi quan điểm giữa các quan chức quốc phòng
và quân sự (điểm a)
- Đối xử bình đẳng và nhân đạo với tất cả những người đang gặp nguy hiểm hoặc hoạn nạn (điểm b)
- Trên cở sở tự nguyện, thông báo cho các bên trực tiếp về việc diễn tập quân sự chung/kết họp đang diễn ra cũng như các thông tin liên quan khác (điểm c và d)
Bên cạnh biện pháp xây dựng lòng tin giống như dự thảo coc, đoạn 6 của
DOC cũng nêu khả năng các bên tiến hành các hoạt động họp tác với hình thức,phạm vi và vị trí sẽ được thỏa thuận giữa các bên liên quan trước khi thực hiện; các lĩnh vực họp tác có thể bao gồm: bảo vệ môi trường, nghiên cứu khoa học biển, an toàn hàng hải, tìm kiếm cứu nạn, chống tội phạm có tổ chức Đáng lưu
ý là trong quá trình đàm phán, ASEAN đã bỏ quy định liên quan đến việc thăm
Trang 40dò và khai thác tài nguyên ở khu vực tranh chấp khỏi danh mục các lĩnh vực hợp tác [20].
Hai nội dung cuối cùng trong dự thảo coc với sửa đổi phù họp về câu chữ
cũng được thể hiện trong DOC, đó là việc các bên tiếp tục tham vấn về “các vấn đề liên quan” (đoạn 7) và khuyến khích các quốc gia khác tuân thủ các nguyên tắc nêu ừong Tuyên bố (đoạn 9)
Ngoài những nội dung nêu trên, DOC 2002 còn chứa đựng cam kết tôn trọng quyền tự do hàng hải và hàng không tại Biển Đông theo luật pháp quốc
tế, kể cả công ước Luật Biển (đoạn 3) Cuối cùng, các bên ký kết DOC khẳng
định vai trò của coc trong việc thúc đẩy hòa bình và ổn định ữong khu vực và
thỏa thuận sẽ tiếp tục hợp tác ừên cơ sở đồng thuận để đạt được mục tiêu xây
dựng coc (đoạn 10).
Như vậy, DOC là văn bản chính trị đầu tiên được ký kết giữa Trung Quốc
và các nước ASEAN về vấn đề Biển Đông Ke từ năm 2002, DOC đã đóng góplớn đối với hòa bình và ổn định tại Biển Đông và thể hiện vai trò quan trọng, củng cố tin tưởng lẫn nhau, duy trì hòa bình và thúc đẩy hợp tác giữa các bên
có liên quan DOC cũng thể hiện thiện chí của Trung Quốc trong thúc đẩy quan
hệ hữu nghị, đoàn kết và họp tác giữa Trung Quốc và các nước ASEAN DOC
đã tỏ rõ các bên liên quan cần hướng tới coc trên cơ sở đồng thuận chung
Trung Quốc đã cam kết với lời hứa này và duy trì đối ngoại với các nước
ASEAN về coc như một phàn tiến trình thực hiện DOC Điều này cho thấy rõ
quyết tâm của Trung Quốc trong bảo đảm hòa bình, ổn định và phát triển tại Biển Đông
Sự kiện thứ hai cho thấy sự điều chỉnh trong chính sách của Trung Quốc đối với Biển Đông là việc ký kết được thỏa thuân ba bên về khảo sát địa chấn biển chung trong khu vực Biển Đông - đó là một bước tiến trong quan hệ Việt