1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Chính sách đối ngoại của việt nam đối với trung quốc về vấn đề biển đông giai đoạn 2007 – 2012

29 1,4K 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 29
Dung lượng 273,62 KB

Nội dung

1. Lý do chọn đề tài Biển Đông là một vùng biển nửa kín, đây là một trong những khu vực chiến lược quan trọng bậc nhất trên thế giới. Vùng biển này án ngữ nhiều tuyến đường hàng hải quan trọng nối liền Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Biển Đông có môi trường biển đa dạng và nguồn tài nguyên phong phú, đặc biệt là dầu khí và thủy sản. Hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa được ví như hai pháo đài nổi trên biển Đông, có vị trí đặc biệt quan trọng trong chiến lược an ninh quốc phòng của các quốc gia và vùng lãnh thổ ven bờ như Trung Quốc, Đài Loan và bốn thành viên của ASEAN là Việt Nam, Indonesia, Malaysia và Brunei. Có lẽ vì lý do đó, vùng biển đảo này trở thành đối tượng tranh chấp giữa các quốc gia và vùng lãnh thổ hơn nửa thập kỉ nay – có thể nói đây là một “ điểm nóng” tiềm tàng về an ninh và ổn định của khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Kể từ khu Hiệp ước về Quy tắc ứng xử chung trên biển Đông (2002) được kí kết đến trước 2007, chưa có xung đột vũ trang nào xảy ra giữa lực lượng hải quân của các nước liên quan. Rõ rang, tuyên bố này bước đầu góp phần biến biển Đông thành một vùng biển hòa bình và ổn định hơn. Tuy nhiên, căng thẳng va chạm trên biển, đặc biệt liên quan đến vấn đề nghề cá và khai thác dầu khí giữa Trung Quốc và các nước ASEAN, trong đó có Việt Nam, vẫn tồn tại và gần đây có phần căng thẳng hơn. Năm 2007, căng thẳng bùng phát khi Trung Quốc thành lập thành phố Tam Sa, trong đó có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa mà Việt Nam tuyên bố chủ quyền. Hành động từ phía Trung Quốc gây ra phản ứng dữ dội từ Việt Nam, đặc biệt xảy ra nhiều cuộc biểu tình quy mô phản đối quyết định của nhà cầm quyền Trung Quốc. Bên cạnh đó, Trung Quốc liên tục bắt giữ hoặc tấn công các tàu đánh cá và ngư dân, hay gây sức ép buộc các công ty dầu khí nước ngoài phải từ bỏ dự án đối với các đối tác Việt Nam trên vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Trước tình hình đó, chính phủ Việt Nam đã có những điều chỉnh nhất định trong cách tiếp cận của họ đối với vấn đề tranh chấp Biển Đông theo hướng công khai hóa và quốc tế hóa. Một số cuộc tọa đàm, hội thảo quốc gia và quốc tế về vấn đề Biển Đông đã được tổ chức. Các phương tiện truyền thông Việt Nam cũng công khai bình luận các khía cạnh an ninh – quân sự, kinh tế, luật pháp của vấn đề tranh chấp biển, đồng thời đưa tin về hành động bắt bớ, ngăn cản tàu thuyền Việt Nam của các lực lượng Trung Quốc. Ngày 652009, Việt Nam và Malaysia nộp báo cáo chung về Ranh giới ngoài của thềm lục địa khu vực phía Nam Biển Đông, và một ngày sau, Việt Nam nộp báo cáo riêng lên Ủy ban Thềm lục địa của Liên Hợp Quốc. Trong một nỗ lực củng cổ quốc phòng, Việt Nam đặt mua một số tàu ngầm và vũ khí tối tân của Nga với số tiền bằng phân nửa ngân sách quốc phòng của Việt Nam. Tranh chấp ở Biển Đông từ lâu đã trở thành một đề tài tranh cãi sôi nổi trong giới học giả nghiên cứu về an ninh trong nước và quốc tế. Đây cũng là vấn đề đau đầu cho các chính phủ của các quốc gia liên quan đến tranh chấp. Và cho đến nay, có lẽ chưa có một hướng giải pháp nào sáng suốt nhất để giải quyết những mâu thuẫn trên. Hiện nay, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về các khía cạnh khác nhau trong tranh chấp chủ quyền, lãnh thổ ở Biển Đông.Tuy nhiên, chưa có nhiều đề tài nghiên cứu một cách hệ thống và đầy đủ những diễn biến mới ở Biển Đông và những điều chỉnh trong cách tiếp cận của Việt Nam đối với các tranh chấp ở khu vực này.Thêm vào đó, ở một góc độ hoạch định chính sách, cần có thêm những phân tích kĩ lưỡng về tính hiệu quả và dự báo ảnh hưởng ngắn và dài hạn của những điều chỉnh chính sách trên.Đó là những cơ sở khoa học và thực tiễn để tôi chọn lựa đề tài “ Chính sách đối ngoại của Việt Nam đối với Trung Quốc về vấn đề Biển Đông giai đoạn 2007 – 2012”.

Trang 1

HỌC VIỆN BÁO CHÍ TUYÊN TRUYỀN

KHOA TUYÊN TRUYỀN

Học viên : Lê Trần Thanh Hằng

Lớp : Quản lý văn hóa Tư tưởng

HÀ NỘI, 05/2013

Trang 2

MỤC LỤC

A PHẦN MỞ ĐẦU 3

1 Lý do chọn đề tài 3

2 Mục đích và nhiệm vụ của đề tài 4

2.1 Mục đích của đề tài 4

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài 4

3 Kết cấu đề tài 5

B PHẦN NỘI DUNG 6

CHƯƠNG 1: Bối cảnh lịch sử 6

1.1 Cái nhìn về “ Đường lưỡi bò” của các học giả quốc tế 6

1.2 Quan điểm của Việt Nam về tranh chấp Biển Đông giữa Việt Nam – Trung Quốc 7

1.3 Việt Nam đưa ra bằng chứng pháp lý về chủ quyền trên biển 7

1.4 Quan điểm của Trung Quốc và hành động của họ 8

1.5 Sự tham gia của Mỹ vào Biển Đông 9

CHƯƠNG 2: Chính sách đối ngoại của Việt Nam với Trung Quốc về vấn đề Biển Đông giai đoạn 2007 – 2012 11

2.1 Ngoại giao bình tĩnh 11

2.1.1 Thái độ của Trung Quốc 11

2.1.2 Phản ứng của Việt Nam 11

2.2 Ngoại giao phòng thủ 12

2.3 Ngoại giao du kích – kêu gọi sự đồng thuận đa phương 15

2.3.1 Song phương không thể giải quyết ổn thỏa vấn đề Biển Đông 15

2.3.2 Hợp tác đa phương ngày càng quan trọng trong giải quyết các vấn đề khu vực và quốc tế 15

2.3.3 Ngoại giao du kích – kêu gọi sự đồng thuận đa phương 16

2.3.4 Ngoại giao du kích – tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh 18

CHƯƠNG 3: Thành quả đạt được 20

3.1 Giai đoạn 2007 – 2009 20

3.2 Giai đoạn 2009-2012 20

3.2.1 Những nỗ lực của Việt Nam 20

3.2.2 Phản ứng của Trung Quốc 22

CHƯƠNG 4: Hướng đi trong tương lai của Việt Nam cho tranh chấp Biển Đông với Trung Quốc 24

4.1 Giải quyết thông qua tòa án quốc tế 24

4.2 Hợp tác cùng khai thác chung 25

C KẾT LUẬN 27

D DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 29

Trang 3

A PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Biển Đông là một vùng biển nửa kín, đây là một trong những khu vực chiếnlược quan trọng bậc nhất trên thế giới Vùng biển này án ngữ nhiều tuyến đườnghàng hải quan trọng nối liền Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương Biển Đông cómôi trường biển đa dạng và nguồn tài nguyên phong phú, đặc biệt là dầu khí vàthủy sản Hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa được ví như hai pháo đài nổi trênbiển Đông, có vị trí đặc biệt quan trọng trong chiến lược an ninh quốc phòng củacác quốc gia và vùng lãnh thổ ven bờ như Trung Quốc, Đài Loan và bốn thànhviên của ASEAN là Việt Nam, Indonesia, Malaysia và Brunei Có lẽ vì lý do đó,vùng biển đảo này trở thành đối tượng tranh chấp giữa các quốc gia và vùng lãnhthổ hơn nửa thập kỉ nay – có thể nói đây là một “ điểm nóng” tiềm tàng về an ninh

và ổn định của khu vực Châu Á – Thái Bình Dương Kể từ khu Hiệp ước về Quytắc ứng xử chung trên biển Đông (2002) được kí kết đến trước 2007, chưa cóxung đột vũ trang nào xảy ra giữa lực lượng hải quân của các nước liên quan Rõrang, tuyên bố này bước đầu góp phần biến biển Đông thành một vùng biển hòabình và ổn định hơn Tuy nhiên, căng thẳng va chạm trên biển, đặc biệt liên quanđến vấn đề nghề cá và khai thác dầu khí giữa Trung Quốc và các nước ASEAN,trong đó có Việt Nam, vẫn tồn tại và gần đây có phần căng thẳng hơn

Năm 2007, căng thẳng bùng phát khi Trung Quốc thành lập thành phố Tam Sa,trong đó có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa mà Việt Nam tuyên bố chủquyền Hành động từ phía Trung Quốc gây ra phản ứng dữ dội từ Việt Nam, đặcbiệt xảy ra nhiều cuộc biểu tình quy mô phản đối quyết định của nhà cầm quyềnTrung Quốc Bên cạnh đó, Trung Quốc liên tục bắt giữ hoặc tấn công các tàuđánh cá và ngư dân, hay gây sức ép buộc các công ty dầu khí nước ngoài phải từ

bỏ dự án đối với các đối tác Việt Nam trên vùng đặc quyền kinh tế và thềm lụcđịa của Việt Nam Trước tình hình đó, chính phủ Việt Nam đã có những điềuchỉnh nhất định trong cách tiếp cận của họ đối với vấn đề tranh chấp Biển Đôngtheo hướng công khai hóa và quốc tế hóa Một số cuộc tọa đàm, hội thảo quốc gia

và quốc tế về vấn đề Biển Đông đã được tổ chức Các phương tiện truyền thôngViệt Nam cũng công khai bình luận các khía cạnh an ninh – quân sự, kinh tế, luậtpháp của vấn đề tranh chấp biển, đồng thời đưa tin về hành động bắt bớ, ngăn cảntàu thuyền Việt Nam của các lực lượng Trung Quốc Ngày 6/5/2009, Việt Nam vàMalaysia nộp báo cáo chung về Ranh giới ngoài của thềm lục địa khu vực phíaNam Biển Đông, và một ngày sau, Việt Nam nộp báo cáo riêng lên Ủy ban Thềmlục địa của Liên Hợp Quốc Trong một nỗ lực củng cổ quốc phòng, Việt Nam đặt

Trang 4

mua một số tàu ngầm và vũ khí tối tân của Nga với số tiền bằng phân nửa ngânsách quốc phòng của Việt Nam.

Tranh chấp ở Biển Đông từ lâu đã trở thành một đề tài tranh cãi sôi nổi tronggiới học giả nghiên cứu về an ninh trong nước và quốc tế Đây cũng là vấn đề đauđầu cho các chính phủ của các quốc gia liên quan đến tranh chấp Và cho đến nay,

có lẽ chưa có một hướng giải pháp nào sáng suốt nhất để giải quyết những mâuthuẫn trên Hiện nay, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về các khía cạnh khácnhau trong tranh chấp chủ quyền, lãnh thổ ở Biển Đông.Tuy nhiên, chưa có nhiều

đề tài nghiên cứu một cách hệ thống và đầy đủ những diễn biến mới ở Biển Đông

và những điều chỉnh trong cách tiếp cận của Việt Nam đối với các tranh chấp ởkhu vực này.Thêm vào đó, ở một góc độ hoạch định chính sách, cần có thêmnhững phân tích kĩ lưỡng về tính hiệu quả và dự báo ảnh hưởng ngắn và dài hạncủa những điều chỉnh chính sách trên.Đó là những cơ sở khoa học và thực tiễn đểtôi chọn lựa đề tài “ Chính sách đối ngoại của Việt Nam đối với Trung Quốc vềvấn đề Biển Đông giai đoạn 2007 – 2012”

2. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài

2.1 Mục đích của đề tài

Đề tài mong muốn làm rõ các câu hỏi:

 Trước những động thái ngày càng hung hăng của Trung Quốc, ngoạigiao Việt Nam đã điều chỉnh chính sách ngoại giao của mình như thếnào để giải quyết tranh chấp Biển Đông với Trung Quốc?

 Những chính sách đối ngoại đó đã đạt được những thành tựu gì và ngoạigiao Việt Nam nên làm gì tiếp theo trong vấn đề Biển Đông với TrungQuốc?

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài

Thứ nhất, đề tài sẽ nêu khái quất bối cảnh lịch sử trong và ngoài nước giaiđoạn 2007 – 2012

Thứ hai, đề tài sẽ trình bày các chính sách đối ngoại của Việt Nam nhằm giảiquyết tranh chấp Biển Đông với Trung Quốc giai đoạn 2007 – 2012 ( gồm 3 chínhsách nổi bật : ngoại giao bình tĩnh, ngoại giao phòng thủ, ngoại giao du kích – kêugọi sự đồng thuận đa phương)

Thứ ba, với những chính sách đối ngoại được triển khai ở phần 2, Việt nam đãđạt được những gì trong mối quan hệ giữa hai nước, trong tiến độ giải quyết vấn

đề Biển Đông

Trang 5

Thứ tư, đề tài sẽ đưa ra những kiến nghị, những hướng đi trong tương lai choViệt Nam nhằm giải quyết vấn đề tranh chấp Biển Đông với Trung Quốc.

3 Kết cấu đề tài

Đề tài ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo thì phần nội dunggồm có 4 vấn đề:

Chương 1: Bối cảnh lịch sử

Chương 2: Chính sách đối ngoại của Việt Nam với Trung Quốc về vấn đề Biển

Đông giai đoạn 2007 – 2012

Chương 3: Những thành quả đạt được

Chương 4: Hướng đi của Việt Nam về vấn đề Biển Đông với Trung Quốc

Trang 6

B PHẦN NỘI DUNG

CHƯƠNG 1: Bối cảnh lịch sử

1.1 Cái nhìn về “ Đường lưỡi bò” của các học giả quốc tế

Đường “ lưỡi bò”, “chữ U” hay “ đứt đoạn”… là những cách gọi khác nhau mà cáchọc giả trên thế giới dùng đề chỉ yêu sách của Trung Quốc đối với 80% diện tíchcủa Biển Đông, được vẽ sát vào các bờ của các quốc gia ven Biển Đông như ViệtNam, Indonesia, Malaysia, Brunei, Philippines

Đường yêu sách này ban đầu có 11 đoạn, do chính quyền Trung Quốc ( Quốc dânĐảng) vẽ ra vào năm 1947 và sau đó được CHND Trung Hoa tiếp tục sử dụngnhưng có sửa đổi ( bỏ bớt hai đoạn trong vịnh Bắc Bộ nên chỉ còn lại 9 đoạn).Công hàm của Trung Quốc đệ trình lên Ủy ban Liên hợp quốc về thềm lục địa mởrộng ngày 7/5/2009 có lẽ là văn bản đầu tiên trong hơn 60 năm qua, thể hiện quanđiểm chính thức của Trung Quốc về ý nghĩa pháp lý quốc tế của đường yêu sách 9

Trang 7

đoạn và cũng là lần đầu tiên mà Trung Quốc chính thức công bố sơ đồ đường yêusách này với thế giới.

Ngoại trừ các học giả Trung Quốc, tất cả các học giả nước ngoài đều chỉ rõ, đườnglưỡi bò của Trung Quốc hoàn toàn không có cơ sở pháp lý, lịch sử và thực tiễn.Vùng nước trong “ đường lưỡi bò” chiếm 80% diện tích Biển Đông mà TrungQuốc cho là “ vùng nước lịch sử” là không thể chấp nhận được Cộng đồng quốc tếchưa bao giờ ghi nhận một yêu sách như vật và sẽ không chấp nhận một vùng biểnlớn nhất nhì thế giới thuộc về quyền tài phán của một nước Thậm chí, Indonesia,một nước không hề dính líu đến tranh chấp Biển Đông cũng phải chính thức gửicông hàm phản đối “ đường lưỡi bò”, cho rằng bản đồ đường đứt khúc 9 đoạn củaTrung Quốc là “ rõ ràng không có căn cử pháp lý quốc tế và đi ngược lại với cácquy định của Công ước Luật biển 1982”

1.2 Quan điểm của Việt Nam về tranh chấp Biển Đông giữa Việt Nam – Trung Quốc

 Kiên quyết khẳng định chủ quyền đối với Hoàng Sa – Trường Sa

 Nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền là nhiệm vụ lâu dài,, toàn diện, phức tạp Đấutranh cả ngoại giao và trên thực địa

 Giữ vững hòa bình để phát triển kinh tế, cải thiện đời sống nhân dân đếnnăm 2020 trở thành nước Công nghiệp, đi đôi với bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ.Nhanh chóng phát triển thực lực tổng hợp của đất nước

 Độc lập, tự chủ trong các vấn đề đối ngoại tăng cường mở rộng quan hệ đốingoại hợp tác cùng có lợi với các nước, tạo sự tin cậy, hiểu biết lẫn nhau.Vừa bảo vệ được chủ quyền nhưng cũng vừa duy trì hữu nghị, hợp tác toàndiện với các nước có liên quan Cảnh giác trước âm mưu lợi dụng bất đồngchia rẽ, cô lập Việt Nam với các nước có liên quan

 Giải quyết bất đồng thông qua thương lượng bình đẳng, tôn trọng luật phápquốc tế, giữ vững nguyên trạng, không làm phức tạp thêm tình hình, không

sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực

 Thu hẹp bất đồng, tìm kiếm giải pháp lâu dài mà các bên có liên quan đềuchấp nhận được

 Đẩy mạnh phát triển Kinh tế - Quốc phòng biển

 Giáo dục ý thức chủ quyền dân tộc

1.3 Việt Nam đưa ra bằng chứng pháp lý về chủ quyền trên biển

Trang 8

Đánh dấu chủ quyền, Việt Nam có những bằng chứng sau: theo chính sử ViệtNam về theo nhiểu nhân chứng nước ngoài, từ thế kỷ 17, các chúa Nguyễn vớidanh nghĩa Nhà nước đã thành lập các đội Hoàng Sa, Bắc Hải hàng năm ra khaithác và quản lý các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa Ngày nay vẫn còn vết tíchcủa hoạt động đó thông qua “ lễ khao lề tế lính Hoàng Sa” được tổ chức hàng nămtại đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) Mới đây, từ ngày 19 – 21/4/2008 lễ hội đó lại được

tổ chức tưng bừng để tưởng nhớ những người lính ra đi bảo vệ vùng biển đảo của

Tổ quốc mấy trăm năm trước Đó là một bằng chứng sống, vẫn còn có giá trị đốivới Việt Nam Tiếp đó triều Nguyễn rất quan tâm đến việc củng cố chủ quyền ViệtNam trên hai quần đảo, các hoàng đế Gia Long, Minh Mạng liên tiếp phái thủyquân ra Hoàng Sa – Trường Sa khảo sát, đo đạc, vẽ bản đồ, lập miếu, dựng bia,cắm cờ (1816) Theo Đại Nam Thực Lục Chính biên, trong 3 năm: 1833, 1835,

1836 vua Minh Mạng liên tiếp có chỉ thị về Hoàng Sa

Nhiều bản đồ do người Việt vẽ đã xác định chủ quyền ở hai quần đảo trong:Thiên Nam Tứ chí Lộ Đồ Thư trong Hồng Đức Bản Đồ; Toàn Tập An Nam Lộtrong sách Thiên Hạ Bản Đồ (của Đỗ Bá Công soạn năm Chính Hòa thứ 7 – 1686)

và Toàn Tập An Nam Lộ Nhiều sách của người Việt nhắc đến hai quần đảo vớinhiều trích dẫn có giá trị như: Phủ Biên Tạp Lục của nhà bác học Lê Quý Đôn(1776); Dư Địa Chí trong Lịch Triều Hiến Chương Loại Chí (1821) và sách HoàngViệt Địa Dư Chí (1833), Đại Nam Thực Lục, Khâm Định Đại Nam Hội Điền Sư

Lệ (1851) của triểu Nguyễn

Sự xác lập chủ quyền Việt Nam tại Hoàng Sa (cũng như với Trường Sa) cònđược minh chứng bằng những tài liệu do người nước ngoài ghi chép như sách Hảingoại ký sự của Thích Đại Sán viết năm 1696, hay của nhiều tác giả Tây phươngnhư Le Poivre (1749), J.Chaigneau (1816 – 1819), Taberd (1833), Gutzlaff (1849)

… Gần đây, trong cuốn “Chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa”xuất ở Paris năm 1996, giáo sư Monique Chemillier Gendreau, chủ tịch Hội luậtgia Châu Âu đã viết: “ Khi có Hiệp ước bảo hộ của Pháp năm 1884, Việt Nam đãnắm giữ không có cạnh tranh và trong khoảng gần 2 thế kỷ, một quyền đối với cácquần đảo (Hoàng Sa, Trường Sa), theo đúng chế độ luật pháp của thời kỳ đó”

1.4 Quan điểm của Trung Quốc và hành động của họ

Đối với vấn đề Biển Đông ngày 27/04, trong buổi tiếp Chủ nhiệm Ủy banQuốc phòng Việt Nam, ông Sun Jian Guo – Phó tổng tham mưu trưởng Quân độigiải phóng nhân dân Trung Quốc cho biết, vấn đề tranh chấp trên Biển Đông làvấn đề lớn nhất mà hai nước còn nhiều điều chưa có sự thống nhất và tồn tại mâu

thuẫn Trung Quốc kịch liệt phản đối việc đưa vấn đề này ngày càng trở nên “quá

Trang 9

nóng”, phản đối việc đưa vấn đề này thành sự kiện “quốc tế hóa”, đồng thời cũng

phản đối việc các nước khác tham gia vào vấn đề này Theo đó hai nước Việt –Trung nên bình tĩnh, thận trọng và song phương giải quyết vấn đề này qua đókhông làm tổn hại đến mối quan hệ hai nước Bên cạnh đó, ông Sun Jian Guo cũngbày tỏ hi vọng, trong thời gian tới hai bên sẽ tiếp tục tăng cường hợp tác, giao lưuhơn nữa Hy vọng hai bên sẽ tiếp tục phát huy và tăng cường mối quân hệ hữu hảogiữa hai nhà nước, hai dân tộc

Trong một động thái chung, trước đó trong buổi họp bảo nhân dịp đầu nămmới, đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam cho biết, tranh chấp Biển Đông là vấn đề nên

được giải quyết “nội bộ”, bởi hai nước có mối quan hệ thân thiết an hem Bên

cạnh đó, cơ chế một Đảng lãnh đạo chính là một điểm vô cùng thuận lợi để hainước giải quyết vấn đề này Tuy nhiên, nếu điều kiện chưa chin muồi, làm cản trởquan hệ hai nước, điều cần phải làm là nên gác lại vấn đề… Đây là cách làm phùhợp nhất, theo đó hai bên có thể hợp tác cùng nhau khai thác tài nguyên tại vùngbiển tranh chấp

Cho đến nay, Việt Nam chủ trương các cuộc đàm phán đa phương để giảiquyết tranh chấp, với tất cả các nước cùng ngồi vào bàn thương thảo Trong khi đóthì Trung Quốc lại đòi hỏi đàm phán song phương với từng nước có tranh chấp với

họ, cụ thể là với Việt Nam, Malaysia, Philippines và Brunei Giới phân tích từngthẩm định là sở dĩ Bắc Kinh chủ trường như vậy, đó là vị giải pháp này sẽ giúpmột nước lớn như họ phát huy được sức ép trên các nước Đông Nam Á nhỏ hơn.Mặc dù đã ký kết vào năm 2002 với khối ASEAN một bản tuyên bố về cácquy tắc ứng xử tại Biển Động, gọi tắt theo tiếng Anh là DOC, cho đến nay, TrungQuốc vẫn không áp dụng những gì đã hứa Không những thế, mọi nỗ lực của Hiệphội Đông Nam Á nhằm thúc đẩy Bắc Kinh thực thi lời cam kết đều bị gạt bỏ, đúngtheo lập trường không thương thuyết đa phương của mình

Ngoài ra, Trung Quốc cũng không ngần ngại dùng uy thế của mình để tạo ratình trạng chia rẽ trong ASEAN trên vấn đề Biển Đông, giữa các nước có tranhchấp với Trung Quốc và các nước không dính dáng gi đến hồ sơ này Nhóm nướcthứ hai này được coi là dễ dàng chiều ý Bắc Kinh hơn là không muốn

1.5 Sự tham gia của Mỹ vào Biển Đông

Cuối tháng 3/2010, Trung Quốc đưa Biển Đông vào danh sách “lợi ích cốtlõi”, nghĩa là không khoan nhượng, không thương thuyết Đây là cột mốc mớitrong chính sách Biển Đông của Bắc Kinh Với Mỹ, nó là giọt nước làm tràn ly

Trang 10

Thái độ quyết đoán của Trung Quốc thúc đẩy Mỹ nhập cuộc Sự thiếu tin cậy tănglên.

Đường hàng hải ở Đông Á mang tính cách chiến lược quan trọng đối với Hoa Kỳ,

và cần phải duy trì sự ổn định, quyền tự do di chuyển, quyền tự do trao đổi thương mại hợp pháp.

Chính sách của Hoa Kỳ là được duy trì sự hiện diện về ngoại giao, thương mại và quân sự để bảo vệ hòa bình và quyền lợi của Mỹ ở nơi này Chính sách này nhằm bảo về sự tôn trọng luật biển quốc tế, trong đó có Công ước Liên Hiệp Quốc về luật biên.

Chính quyền của Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama nói rằng Hoa kỳ coi việc giải quyết một cách hòa bình những tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông là mối quan tâm quốc gia và đồng thời hối thúc các quốc gia liên quan đàm phán để tìm ra giải pháp.

Hang tin Bloomberg trích lời Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton phát biểu tại Diễn đàn khu vực ASEAN tại Hà Nội rằng việc giải quyết các tranh chấp lãnh thổ này là “ưu tiên ngoại giao hàng đầu” và việc chấm dứt những bất đồng ở Biển Nam Trung Hoa, mà Việt Nam gọi là Biển Đông là “vấn đề then chốt đối với sự

ổn định của khu vực”.

Theo thông tấn xã AP, cũng tại diễn đàn này, Ngoại trưởng Mỹ nói rang Washington quan ngại rằng những tuyên bố chủ quyền mâu thuẫn nhau ở quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa làm ảnh hưởng tới giao thương hàng hải, cản trở việc tiếp cận vùng hải phận quốc tế ở khu vực và hủy hoại luật về biển của Liên Hiệp Quốc.

Vẫn theo AP, những nhận định của Bà Clinton có phân chắc sẽ làm Trung Quốc tức giận, tuy nhiên bà Clinton nói rằng Hoa Kỳ không ủng hộ bất cứ nước nào trong vấn đề về chủ quyền ở Biển Đông và Hoa Ký sẵn sang cùng tất cả các bên hành động để chấm dứt các tranh chấp.

Trang 11

CHƯƠNG 2: Chính sách đối ngoại của Việt Nam với Trung Quốc về vấn đề Biển Đông giai đoạn 2007 – 2012

2.1 Ngoại giao bình tĩnh

2.1.1 Thái độ của Trung Quốc

Ngày 09/07/2007, Trung Quốc đã bắn chết ít nhất một ngư dân Việt Nam vànhiều ngư dân khác bị thương vì cho rằng họ đánh cá trong khu vực biển thuộc chủquyền của Trung Quốc, sự kiện này đã gây ra sự phẫn nộ cho người dân Việt Nam

ở trong cũng như ngoài nước Tháng 6/2007, Trung Quốc đã làm áp lực để tậpđoàn dầu khí BP của Anh Quốc phải rút lui khỏi dự án thăm dò dầu khí với bênViệt Nam mà Trung Quốc cho là thực hiện tại vùng biển thuộc chủ quyền củaTrung Quốc

Tháng 12/2007, Trung Quốc cho lập thành phố hành chính Tam Sa trong đóbao gồm cả hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa mà các nước khác cùng tuyên bốchủ quyền, điều này đã gây nên phản ứng mạnh mẽ từ người dân Việt Nam, đã córất nhiều cuộc biểu tình nổ ra Như một hiệu ứng lây lan, các báo chí Philippinessau đó đồng loạt chỉ trích chính phủ Philippines khi tham gia thỏa thuận thăm dòdầu khí với Trung Quốc và Việt Nam Sự chỉ trích này đã dẫn đến việc Philippinesrút lui khi thỏa thuận này vừa hết hiệu lực vào ngày 01/07/2008

Cuối năm 2008, Trung Quốc đã nổ sung cảnh cáo, và sau đó gây áp lực buộctập đoàn dầu khí Mỹ Exxon – Mobil phải rút lui khỏi dự án liên doanh với ViệtNam thăm dò dầu khí trên vùng biển này, mặc dù Việt Nam khằng định là dự ánđược tiến hành trên vùng biển thuộc thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế (EEZ)của Việt Nam

Ngày 8/3/2009 đã có một vụ căng thẳng giữa tàu thám hiểm hải dươngImpeccable của Mỹ với 5 tàu của Trung Quốc trên vùng biển này, sau đó giữa Mỹ

và Trung Quốc đã xảy ra một cuộc tranh luận gay gắt trên các phương tiện truyềnthông, phía Mỹ giải thích vùng biển này là biển quốc tế, tàu Mỹ có quyền thựchiện các nghiên cứu biển trong vùng đó, còn Trung Quốc khẳng định đây là vùngbiển thuộc chủ quyền của họ

Kể từ ngày 16/05/2009 cho tới nay, Trung Quốc đơn phương ra lệnh cấmđánh bắt cá trên Biển Đông, và họ đã cho lực lượng tàu Ngư Chính (vốn được cảitạo từ các tàu quân sự) để “thực thi” lệnh cấm đánh bắt cá này Trong khi đó, nhiềutàu cá Việt Nam đã bị bắt giữ đòi tiền chuộc hoặc bị đâm chìm

Trang 12

Biển Đông là cuộc xung đột lợi ích Với Việt Nam, Trung Quốc chủ trương

“lục hoãn hải khẩu” (trên đất liền hòa dịu, ngoài biển căng thẳng) Nhưng BiểnĐông còn liên quan đến nhiều nước khác Cần kiên trì đàm phán, đấu tranh có lý

có tình, trước hết là song phương Đa phương chỉ hỗ trợ chứ không thay thế đượcsong phương Từ năm ngoái, lãnh đạo các cấp 2 nước đã nhiều lần đề cập giảiquyết tranh chấp Biển Đông

Tại cuộc gặp Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng nhân dịp diễn đàn BácNgao, tháng 4/2009, Thủ tướng Ôn Gia Bảo nêu rõ: Nam Hải (Biển Đông) là vấn

đề cuối cùng do lịch sử để lại mà hai nước vẫn chưa giải quyết được Hai bên cầnnhìn xa trông rộng, xuất phát từ đại cục, tích cực bảo vệ ổn định Nam Hải, đẩymạnh hợp tác cùng có lợi, tranh thủ Nam Hải cùng mở ra đột phá tích cực Vị Thủtướng rất được người dân Trung Quốc yêu mến này bày tỏ hy vọng giải quyết thỏađáng vấn đề Nam Hải

Tháng 11/2009, khi ký kết các văn kiện liên quan tới việc thực thi Hiệp địnhbiên giới trên đất liền, hai bên đã thống nhất sẽ hình thành quy chế về giải quyết

vấn đề trên biển Tân Hoa Xã trích lời Phó Thủ tướng Phạm Gia Khiêm nói rằng

Việt Nam mong muốn cùng Trung Quốc giải quyết vấn đề Biển Đông một cách

“đúng mực”, dựa trên quan hệ chung và tình hữu nghị giữa hai dân tộc Phó Thủtướng Việt Nam cũng khẳng định nguyên tắc giữ hòa bình và ổn định trong khuvực

Ngày 6/5/2009, Malaysia và Việt Nam trình lên Ủy ban ranh giới thềm lụcđịa của Liên Hợp Quốc (viết tắt là CLCS) báo cáo chung về khu vực thềm lục địa

mở rộng tại phía Nam Biển Đông Vào ngày 8/5/2009, Việt Nam đã nộp bản đăng

ký riêng trên khu vực phía giữa của Biển Đông Khu vực xác định hoàn toàn nămngoài 200 hải lý tính từ đường cơ sở lãnh thổ lục địa của Malaysia và Việt Nam vànằm ngoài các ranh giới đã thỏa thuận với các nước hữu quan Đây là lý do hainước khẳng định báo cáo chung không làm tổn hại các vấn đề liên quan đến phânđịnh ranh giới giữa các quốc gia có bờ biển đối diện hoặc tiếp giáp

Ngay sau đó, Trung Quốc đã gửi công hàm số CML/17/2009 phản đối báocáo chung này của Việt Nam và Malaysia, đặc biệt công hàm phản đối này có kèmtheo một bản đồ thể hiện “đường lưỡi bò” (mặc dù Trung Quốc chưa bao giờ giải

thích “đường lưỡi bò” này là gì) với những yêu sách: “Chủ quyền không thể tranh

cãi của Trung Quốc đối với các đảo ở biển Nam Trung Hoa và các vùng nước kế cận, cùng quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với các vùng nước liên quan cũng như đáy biển và mặt đất dưới đáy biển” Việt Nam đã phản đối ngay lập tức

công hàm này

2.2 Ngoại giao phòng thủ

Trang 13

Rõ rang là những hành động quyết đoán về quân sự gần đây của Trung Quốc

ở Tây Thái Bình Dương và Biển Đông khuyến khích việc đẩy mạnh hợp tác quân

sự Việt – Mỹ Cả hai nước đều chia sẻ mối quan tâm trong việc ngăn ngừa TrungQuốc hay bất cứ nước nào khác thống trị tuyến đường thương mại trên biển vàthực thi chủ quyền lãnh thổ thông qua cưỡng chế Việt Nam nhìn thấy sự hiện diệncủa Mỹ như là sự ngăn cản, chống lại sức mạnh quân sự gia tăng của Trung Quốc.Năm 2009, Việt Nam bắt đầu tham gia vào một trò chơi rất tinh tế về dấuhiệu mà ta xem sự hiện diên quân sự của Mỹ trong khu vực là chính đáng Chẳnghạn như, các quan chức quân đội Việt Nam đã bay tới tàu sân bay USS JohnC.Stennis để quan sát các hoạt động bay trên Biển Đông Cuối năm 2009, Bộtrưởng Quốc Phòng Việt Nam, ông Phùng Quang Thanh đã dừng chân tại Bộ chỉhuy Thái Bình Dương ở Hawaii trên đường đến Washington và đã được chụp ảnhqua kính viễn vọng của một tàu ngầm hạt nhân Mỹ

Sự hợp tác gia tăng trong năm 2010 khi nhà máy đóng tàu Việt Nam sửa chữahai tàu quân sự của Mỹ Vào dịp kỷ niệm 15 năm quan hệ ngoại giao, Phó Đại sứViệt Nam tại Washington đã công khai đi thăm tàu sân bay USS GeorgeH.W.Bush, đậu tại Norfolk Ngay sau đó, các quan chức quân sự và chính phủ từ

Đà Nẵng bay ra tàu sân bay USS George Washington để quan sát các hoạt độngtrong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam trên Biển Đông

Cùng lúc, Việt Nam và Hoa ký tiến hành các hoạt động hải quân chung đầutiên Quan trọng hơn, cuộc diễn tập không liên quan đến các tàu hải quân ViệtNam hoạt động trên biển với các đối tác Mỹ Thay vào đó, hoạt động được tiếnhành trên tày USS John S.McCain, trong khi nó đậu tại Đà Nẵng Chuyến thămnày là một phần trong chương trình viếng thăm hàng năm thăm bắt đầu từ năm

2003 Các hoạt động tham gia chỉ liên quan đến sự huấn luyện không tác chiến nhưkiểm soát thiệt hại, luyện tập tìm kiếm, cứu hộ và trao đổi kỹ năng nấu nướng.Những trao đổi có thể nghe tầm thường nhưng cần thiết để xây dựng niềm tin.Giai đoạn xây dựng niềm tin trong quan hệ quân sự bây giờ đã qua Việt Nam và

Mỹ đang tham gia xây dựng một chương trình hoạt động thiết thực nhằm tăngcường tính chuyên nghiệp của quân đội Việt Nam Nói rộng hơn, cả hai nước sẽhợp tác trong việc xây dựng các khả năng trong các lĩnh vực đặc biệt như gin giữhòa bình, an ninh môi trường, phối hợp tìm kiếm và cứu nạn đa phương và đápứng cứu trợ thiên tai trong khu vực

Các mối quan hệ quân sự Việt – Mỹ gần hơn cũng phù hợp với chiến lượcrộng hơn của Việt Nam về ngoại giao quốc phòng với các nước khác Việt Nam cócác mối quan hệ quốc phòng lâu dài với Nga và Ấn Độ Chúng ta có một chươngtrình phát triển tốt với Úc kể từ năm 1999, mà Úc đã đào tạo hơn 150 viên chứcViệt Nam Việt Nam cũng trong quá trình đẩy mạnh quan hệ quân sự với Pháp

Ý nghĩa tương đương là sự phát triển các mối quân hệ quân sự Việt – Trung.Hai nước đã tiến hành ít nhất chin cuộc tuần tra hải quân chung ở Vịnh Bắc Bộ từ

Trang 14

chung trên biển Việt Nam đã tiếp đón ba chuyến viếng thăm của hải quân TrungQuốc và 2010 là năm đầu tiên mà hải quân Việt Nam đến thăm cảng Trung Quốc.

Ngày đăng: 29/07/2016, 00:16

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w