1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tổ chức công tác kế toán quản trị tại công ty TNHH chân trời xanh

119 398 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 119
Dung lượng 1,48 MB

Nội dung

-1- LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Việt Nam là nước đang phát triển, với những chính sách mở cửa, hội nhập với tất cả các nước trong khu vực và thế giới, làm cho nền kinh tế nước ta mang tính cạnh tranh gay gắt và khốc liệt. Trước tình hình này doanh nghiệp phải không ngừng cải tiến kỹ thuật, tìm kiếm các công cụ quản lý thích hợp để đưa ra những phương án kinh doanh tối ưu nhất, làm cho hoạt động sản xuất kinh doanh được mở rộng và bắt kịp với xu hướng của thị trường. Kế toán quản trị là một trong các công cụ đã được nhiều nhà quản trị lựa chọn và vận dụng có hiệu quả trong quy trình quản lý doanh nghiệp của họ. Bởi kế toán quản trị là một bộ phận của hệ thống kế toán, cung cấp thông tin chủ yếu cho các nhà quản trị nội bộ ở mỗi tổ chức. Đó chính là những thông tin được xử lý dựa vào những thành tựu của các công cụ quản lý, phương tiện tính toán hiện đại nhằm tăng cường tinh linh hoạt, kịp thời và hữu ích nhưng đơn giản. Đồng thời kế toán quản trị kết hợp với kế toán tài chính làm cho quy trình công việc kế toán hoàn thiện và phong phú hơn. Công ty TNHH Chân Trời Xanhcông ty 100% vốn nước ngoài chuyên sản xuất, gia công các mặt hàng găng tay, bao tay bảo hộ lao động bằng các chất liệu vải và da xuất khẩu sang thị trường các nước Châu Âu. Đó là thị trường các nước có nền kinh tế và khoa học kỹ thuật tiên tiến, môi trường cạnh tranh rất cao. Do đó nhu cầu thông tin về kế toán quản trị là thực sự cần thiết giúp công ty nâng cao hiệu quả quản lý và tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường. Tuy nhiên hiện nay công tác kế toán tại Chân Trời Xanh mới chỉ tập trung quan tâm chủ yếu đến công tác kế toán tài chính nên chưa thể cung cấp kịp thời và đầy đủ các yêu cầu về thông tin cho nhà quản lý. Chính những lý do trên cùng với thực trạng công tác kế toán tại công ty, mà việc xây dựng, tổ chức công tác kế toán quản trị tại Công ty TNHH Chân Trời Xanh là vấn đề hết sức cấp thiết và có tầm quan trọng, giúp cho hệ thống kế toán tại công ty được hoàn thiện, đáp ứng yêu cầu thông tin không chỉ hướng vào các quá trình và sự kiện xảy ra trong quá khứ và hiện tại mà hướng đến các diễn biến trong tương lai từ đó nhà -2- quảncông ty có thể hoạch định, tổ chức điều hành kiểm soát và đưa ra được những quyết định đúng đắn, phù hợp với các mục tiêu đã xác lập. Do đó em đã quyết định chọn đề tài “Tổ chức công tác kế toán quản trị tại công ty TNHH Chân Trời Xanh” để làm đề tài cho bài nghiên cứu khoa học. 2. Mục tiêu nghiên cứu Bài nghiên cứu khoa học có những mục tiêu chính sau:  Hệ thống lại những vấn đề lý luận về kế toán quản trị  Phân tích thực trạng tổ chức công tác kế toánkế toán quản trị tại Công ty TNHH Chân Trời Xanh  Thực hiện tổ chức công tác kế toán quản trị tại Công ty TNHH Chân Trời Xanh 3. Phạm vi nghiên cứu  Nội dung nghiên cứu: Tìm hiểu về thực trạng công tác kế toán tại công ty, từ đó tập trung nghiên cứu vào những nội dung kế toáncông ty đang thực hiện có những nét gần giống như hệ thống kế toán quản trị như kế toán trách nhiệm, kế toán chi phí và sản xuất giá thành.  Thời gian nghiên cứu : Số liệu từ năm 2010 đến tháng 04/2012.  Không gian nghiên cứu: Công ty TNHH Chân Trời Xanh. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu - Bài nghiên cứu được sử dụng phương pháp biện chứng duy vật, gắn liền việc nghiên cứu với quan điểm lịch sử làm cho đề tài có tính hệ thống và có ý nghĩa thực tiễn hơn. - Thu thập dữ liệu từ các sổ sách, số liệu tại công ty và các tài liệu bên ngoài công ty. - Ngoài ra còn áp dụng các phương pháp thống kê, so sánh để nghiên cứu, giải quyết các vấn đề và sử dụng phần mềm để phân tích, xử lý các số liệu, dữ liệu kế toán tại công ty để đưa ra các giải pháp. 5. Những đóng góp mới của đề tài  Phân tích thực trạng tổ chức công tác kế toán và nêu ra những ưu điểm và khuyết điểm của hệ thống kế toán tại Công ty TNHH Chân Trời Xanh. -3-  Tổ chức thực hiện công tác kế toán quản trị tại công ty TNHH Chân Trời Xanh 6. Bố cục của đề tài Đề tài bao gồm các chương sau: Chương 1: Tổng quan về kế toánkế toán quản trị Chương 2: Thực trạng tổ chức công tác kế toánkế toán quản trị tại Công ty TNHH Chân Trời Xanh Chương 3: Tổ chức công tác kế toán quản trị tại Công ty TNHH Chân Trời Xanh Ngoài ra còn có phần mở đầu, phụ lục và tài liệu tham khảo. -4- CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ 1.1 Vai trò và nội dung của kế toán quản trị 1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của kế toán tài chính và kế toán quản trị 1.1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của kế toán tài chính [9]  Đối với trên thế giới: Kế toán là một công cụ hữu hiệu không chỉ giúp cho các nhà quản lý nắm được thực trạng kinh tế tài chính để đưa ra các quyết định, kế hoạch phát triển cho tương lai mà còn là mối quan tâm của các nhà đầu tư, các ngân hàng, Nhà nước… nhằm phục vụ cho mục đích của mình. Kế toán gắn liền với sản xuất do đó ngay từ thời kỳ nguyên thuỷ người ta đã sử dụng kế toán làm công cụ để ghi chép theo dõi quá trình sản xuất. Các bản ghi kế toán đã xuất hiện từ năm 8500 trước công nguyên ở Trung Á, họ viết bằng đất sét thể hiện các hàng hoá như bánh mỳ, dê, quần áo . Bản ghi này được gọi là bullae, một dạng hoá đơn ngày nay. Bullae được gửi cùng với hàng hoá nhằm giúp người nhận kiểm tra lại chất lượng và giá cả của số hàng mình nhận được. Lúc này vẫn chưa có hệ số đếm khác nhau cho đến năm 850 trước công nguyên, hệ số đếm Hindus-Arabic ra đời và được sử dụng cho đến ngày nay. Đến mãi thế kỷ XIII các bản ghi này mới được hình thức hóa, xuất phát từ các giao dịch kinh doanh và ngân hàng tại Florence, Venice and Genoa. Tuy nhiên, các tài khoản không thực sự thể hiện được bản chất nghiệp vụ giao dịch và hiếm khi cân đối. Đến năm 1299 con người phát triển hệ thống thông tin tài chính gồm tất cả các yếu tố cấu thành của hệ thống kế toán kép. Năm 1494 hệ thống kế toán kép mới được miêu tả một cách cụ thể và rõ nét bởi Luca Pacioli tác giả cuốn Summa. Sau đó 377 năm, năm 1871, Josial Wedwood là người đầu tiên hoàn thiện hệ thống kế toán giá thành. Hệ thống kế toán từ đó đã ngày càng được hoàn chỉnh hơn với việc hoàn thiện hệ thống kế toán giá thành hiện đại của Donaldson Brown- Giám đốc điều hành của General Motor. Hiện nay trên thế giới đã có một tổ chức riêng ban hành các chuẩn mực kế toán quốc tế. Tổ chức thiết lập chuẩn mực kế toán quốc tế gồm: -5-  Tổ chức ủy ban chuẩn mực kế toán quốc tế (IASCF) có trách nhiệm giám sát IASB, là tổ chức ban hành chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS). IASCF gồm mười chín (19) ủy thác viên gồm sáu (6) từ Bắc Mỹ, sáu (6) từ châu Âu, bốn (4) từ châu Á - Thái Bình Dương, và ba (3) từ bất kỳ khu vực nào khác miễn là sự cân bằng về khu vực địa lý được giữ vững.  Hội đồng chuẩn mực kế toán quốc tế (IASB) có 14 thành viên được lựa chọn theo tiêu chuẩn trình độ chuyên môn đến từ 9 quốc gia có trách nhiệm thiết lập các chuẩn mực kế toán. Các thành viên của IASB có nguồn gốc là các kiểm toán viên thực hành, người lập các báo cáo tài chính, người sử dụng các báo cáo tài chính, và từ hàn lâm. Bảy trong 14 thành viên có trách nhiệm trực tiếp liên hệ với một hay nhiều hơn các nhà thiết lập chuẩn mực quốc gia. Việc công bố một chuẩn mực, dự thảo, hay hướng dẫn cần được sự tán thành của 8 trên 14 thành viên.  Hội đồng cố vấn chuẩn mực (SAC) bao gồm các nhóm cá nhân có các nguồn gốc chức năng và khu vực địa lý khác nhau có trách nhiệm tư vấn các vấn đề kỹ thuật và lịch làm việc cho IASB.  Hội đồng hướng dẫn báo cáo tài chính quốc tế (IFRIC), các thành viên đến từ các khu vực địa lý rộng rãi, có trình độ giao dịch cao, đại diện của các kế toán viên trong các ngành nghề và người sử dụng các báo cáo tài chính. IFRIC, dưới sự quản lý của IASB, có trách nhiệm ban hành các hướng dẫn báo cáo tài chính quốc tế. Như vậy, trên thế giới hệ thống tài chính kế toán đã có được sự thống nhất cơ bản để các nước dựa vào đó xây dựng các chuẩn mực tài chính kế toán của mình.  Đối với tại Việt Nam: hệ thống tài chính kế toán đã phát triển qua ba giai đoạn - Trƣớc năm 1990: Nền kinh tế của nước ta là nền kinh tế bao cấp, các thành phần kinh tế chỉ có quốc doanh, tập thể và cá thể mà giữ thành phần chủ đạo là thành phần kinh tế quốc doanh và không có các hoạt động thương mại buôn bán tự do trên thị trường. Do đặc điểm này mà hoạt động nghề nghiệp của các kế toán viên chủ yếu tuân thủ theo nội quy, quy định của Bộ Tài chính – cơ quan cao nhất chịu trách nhiệm quảntài sản xã hội chủ nghĩa. - Từ năm 1991 đến năm 1994: Đất nước ta chuyển đổi nền kinh tế từ nền kinh tế bao cấp sang nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Sự xuất -6- hiện của nền kinh tế nhiều thành phần đã tác động đến bản chất và đặc thù của nghề kế toán. Nhiều thuật ngữ trong lĩnh vực kế toán ra đời như khái niệm lãi, lỗ, lợi nhuận… mà đối với nhiều kế toán viên chỉ quen làm trong nền kinh tế bao cấp là khá trừu tượng và khó hiểu. - Từ năm 1995 đến năm 2006: Do thực tế khách quan thay đổi nên giai đoạn này chính là thời gian mà hệ thống kế toán tài chính nước ta có những bước phát triển cao nhất và hoàn thiện nhất. Đặc biệt là hệ thống kế toán toán tài chính nước ta đã hình thành và phát triển lĩnh vực kiểm toán. Sự phát triển vượt bậc này được đánh dấu bởi sự ra đời của Luật kế toán Việt Nam do quốc hội khoá XI kỳ họp thứ 3 thông qua cũng như các chuẩn mực về kế toán tài chính riêng của Việt Nam đã được ban hành. Kế toán tài chính tại Việt Nam không còn phát triển một cách đơn lẻ tự phát nội bộ mà đã có hệ thống và liên kết với thế giới. Đánh dấu bước phát triển quan trọng này là vào năm 1996 Hội kế toán Việt Nam (VAA) ra đời và trở thành thành viên của Liên đoàn kế toán quốc tế (IFAC) cũng như là thành viên của Liên đoàn kế toán các nước ASEAN (AFA). Hệ thống kế toán nước ta gồm 3 lĩnh vực chủ yếu là kinh doanh, Nhà nước ( luật quản lý ngân sách, kể từ năm 2004 đã bắt đầu nghiên cứu soạn thảo hệ thống các chuẩn mực kế toán công), kinh doanh tiền tệ, thị trường chứng khoán. - Từ năm 2006 đến nay: Ngày 20/3/2006, Bộ trưởng Bộ Tài chính đã ra Quyết định số 15/2006/QĐ- BTC “về việc ban hành Chế độ kế toán doanh nghiệp áp dụng cho tất cả các loại hình doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế”. Quyết định 15/2006/QĐ-BTC được ban hành đánh dấu bước tổng hợp và hoàn thiện Chế độ kế toán doanh nghiệp Việt Nam từ xuất phát điểm là QĐ số 1141-TC/QĐ/CĐKT sau đó là tiến trình tăng tốc hết sức ấn tượng bởi sự ra đời của hệ thống Chuẩn mực Kế toán Việt Nam (VAS) cùng hàng loạt các Thông tư hướng dẫn và đặc biệt là Luật Kế toán. Bằng việc ban hành quyết định 15/2006/QĐ-BTC, Bộ Tài Chính đã cắm một cột mốc quan trọng, ghi dấu giai đoạn phát triển mới cho kế toán Việt Nam. 1.1.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của kế toán quản trị [9]  Đối với trên thế giới: Hiện nay, với những thách thức trong môi trường cạnh tranh, đòi hỏi kế toán quản trị phải có những thay đổi to lớn để cung cấp những thông tin kịp thời, chính xác, -7- thích hợp về tình hình tài chính, tình hình hoạt động của doanh nghiệp, là yếu tố quyết định sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp. Vì vậy kế toán kế toán quản trị đã và đang phát triển vô cùng nhanh chóng trên thế giới về tất cả các phương diện lý luận, thực tiễn. Quá trình phát triển đó trải qua bốn giai đoạn cơ bản sau đây: Các nội dung đƣợc nhấn mạnh Xác định và kiểm soát chi phí Hoạch định và kiểm soát quản lý Giá trị hơn các nguồn lực Tạo thêm giá trị Giai đoạn 1 Giai đoạn 2 Giai đoạn 3 Giai đoạn 4 (Trước 1950) (1956 – 1980) (1980 – 1995) (1995 – nay) Các kỹ thuật đƣợc sử dụng Lập dự toánkế toán chi phí Phân tích quyết định và kế toán trách nhiệm Phân tích quy trình và tái cấu trúc hệ thống Sử dụng công nghệ thông tin và tài nguyên tri thức để kiểm tra các tiêu thức về giá trị khách hàng, giá trị cổ đông và đổi mới tổ chức - Giai đoạn trƣớc năm 1950: Từ sau cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX đã đặt ra nhiều thách thức lớn đối với nghề kế toán. Lúc này hoạt động của kế toán không đơn thuần là ghi bút toán kép nữa mà phải làm sao để đơn giản hóa thông tin, cung cấp thông tin để có thể kiểm soát được chi phí và định giá bán sản phẩm. Đỉnh cao là năm 1920, Donaldson Brown, giám đốc tài chính công ty Dupont đã giới thiệu công thức tính ROI – tỷ lệ hoàn vốn đầu tư, sau đó cùng với công ty General Motor đã tiên phong áp dụng một số kỹ thuật phân tích trong công tác quản trị. Ở thời điểm này thuật ngữ kế toán quản trị chưa xuất hiện nổi bật, mà tiềm ẩn dưới dạng chi phí như là một hoạt động kỹ thuật cần thiết để đảm bảo đạt được các mục tiêu của doanh nghiệp. - Giai đoạn từ năm 1956 đến cuối năm 1980: -8- Dấu mốc quan trọng cho sự ra đời của kế toán quản trị là cuốn sách viết về kế toán quản trị đầu tiên của Robert Anthony được xuất bản năm 1956. Sự quan tâm của kế toán quản trị ở giai đoạn này đã chuyển biến mạnh mẽ vào việc cung cấp thông tin cho hoạt động lập kế hoạch và kiểm soát của nhà quản trị, thông qua việc sử dụng các kỹ thuật như phân tích để ra quyết định và kế toán trách nhiệm. - Giai đoạn từ năm 1980 đến cuối năm 1995: [5] Khoảng thời gian từ năm 1980 đến năm 1995 được xem như một “luồng gió mới” thổi vào kế toán quản trị làm cho kế toán quản trị phát triển cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Kế toán quản trị tập trung quan tâm vào việc làm giảm hao phí nguồn lực sử dụng trong các quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, thông qua việc sử dụng các kỹ thuật phân tích quá trình và chuyển từ kế toán chi phí sang quản trị chi phí. - Giai đoạn từ năm 1995 đến nay: Từ năm 1995 đến nay kế toán quản trị chuyển sang quan tâm đến việc tạo thêm giá trị bằng cách sử dụng hiệu quả các nguồn lực thông qua việc sử dụng các kỹ thuật đánh giá các yếu tố tạo nên giá trị cho khách hàng, giá trị cho cổ đông, sự thay đổi trong quy trình hoạt động kinh doanh nội bộ và học hỏi – phát triển. Như vậy, có thể thấy hiện nay kế toán quản trị ở các nước tiên tiến đã phát triển vượt xa khỏi hình thái ban đầu của nó là hệ thống dự toán ngân sách nhằm phục vụ cho việc kiểm soát chi phí. Kế toán quản trị ngày nay đã có những bước tiến rất xa trong những năm cuối thế kỷ XX để trở thành một bộ phận không thể tách rời của quản trị doanh nghiệp. Kế toán quản trị hiện đại đã chuyển sang một hình thái mới, hình thái phát triển tầm nhìn chiến lược đi kèm với sự hỗ trợ mạnh mẽ của công nghệ thông tin.  Đối với tại Việt Nam: [9] Cũng theo xu thế tiến hoá chung, kế toán quản trị vào Việt Nam ban đầu với hình thái hệ thống dự toán ngân sách và quản trị chi phí. Phương pháp lập kế hoạch đã bắt đầu sơ khai từ sau những năm 1985, tuy nhiên bước đầu còn đơn giản và thiếu chính xác. Sau khi kinh tế tư nhân phát triển thì việc lập kế hoạch phục vụ cho nhu cầu hoạch định của doanh nghiệp mới được phát triển rầm rộ. Sự ra đời của kế toán quản trị được đánh dấu khi Luật Kế toán Việt Nam có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2004 đã quy định về kế toán quản trị ở các đơn vị như sau: -9- kế toán quản trị là việc thu thập, xử lý và cung cấp thông tin tài chính theo yêu cầu và quyết định kế toán trong nội bộ đơn vị. Tuy nhiên, việc này chỉ được dừng lại ở góc độ nhìn nhận và xem xét, chưa có một quyết định cụ thể hay hướng dẫn thi hành mang tính tổng quát. Do đó việc hiểu và vận dụng kế toán quản trị ở các doanh nghiệp Việt Nam còn rất mơ hồ. Ngày 16/01/2006, Bộ tài chính tổ chức lấy ý kiến về việc ban hành thông tư hướng dẫn về thực hiện kế toán quản trị tại trường Đại học Kinh tế TP.HCM. Có thể nói, đây là động thái đầu tiên thể hiện sự quan tâm của cấp nhà nước đối với việc thực hiện kế toán quản trị tại Việt Nam. Đến ngày 12/6/2006, Thông tư số 53/2006/TT-BTC của Bộ Tài Chính về hướng dẫn áp dụng kế toán quản trị trong doanh nghiệp chính thức được ra đời nhằm hướng dẫn cho các doanh nghiệp thực hiện kế toán quản trị. Từ khi ra đời đến nay kế toán quản trị vẫn mò mẫm lối đi, vẫn chưa có một tổ chức nào có đủ chuyên môn và kinh nghiệm chuyên tư vấn xây dựng hệ thống kế toán quản trị. Còn đối với các doanh nghiệp, thì kế toán quản trị vẫn còn xa vời về mặt lý luận lẫn thực tiễn. Qua quá trình gần 30 năm phát triển, kế toán quản trị tại Việt Nam hiện vẫn chỉ dừng lại ở khâu lập kế hoạch và quản trị chi phí, chưa tạo ra giá trị tăng thêm cho doanh nghiệp. Kế toán quản trị vẫn bị hiểu sai từ nội dung đến cách thức xây dựng khiến cho nhiều doanh nghiệp còn lúng túng khi nghiên cứu để áp dụng, và điều quan trọng là kế toán quản trị ở nước ta hiện nay vẫn chưa được quan tâm đầy đủ tương xứng với vị trí và vai trò của nó trong quản trị doanh nghiệp. Do vậy việc hiểu và vận dụng một cách có hiệu quả các công cụ của kế toán quản trị là yêu cầu cấp thiết, có vai trò to lớn trong việc nâng cao khả năng hội nhập, khả năng quản lý và điều hành của mỗi doanh nghiệp hiện nay. 1.1.2 Định nghĩa về kế toán tài chính và kế toán quản trị 1.1.2.1 Định nghĩa về kế toán tài chính Theo Điều 4 – Luật kế toán Việt Nam số 03/2003/QH11 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 17/06/2003 “Kế toán tài chính là việc thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính bằng báo cáo tài chính cho đối tượng có nhu cầu sử dụng thông tin của đơn vị kế toán” 1.1.2.2 Định nghĩa về kế toán quản trị -10- Với nhiều quan niệm và cách tiếp cận khác nhau, nên có rất nhiều khái niệm, định nghĩa về kế toán quản trị như sau: Theo luật kế toán Việt Nam, “Kế toán quản trị được định nghĩa là việc thu thập, xử lý, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính theo yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế, tài chính trong nội bộ đơn vị kế toán” [5] Theo định nghĩa của Hiệp hội kế toán viên quản trị Hoa Kỳ “Kế toán quản trị là quá trình nhận diện, đo lường, tổng hợp, phân tích, soạn thảo, diễn giải và truyền đạt thông tin được nhà quản trị sử dụng để lập kế hoạch, đánh giá và kiểm tra trong nội bộ tổ chức và để đảm bảo việc sử dụng hợp lý và có trách nhiệm đối với các nguồn lực của tổ chức đó. [5] Theo Hilton, năm 1991, “ Kế toán quản trị là một bộ phận trong hệ thống thông tin của một tổ chức. Các nhà quản lý dựa vào thông tin kế toán quản trị để hoạch định và kiểm soát hoạt động của tổ chức” [10] Theo Edmonds et al, 2003, “Kế toán quản trị là một lĩnh vực kế toán được thiết kế để thỏa mãn nhu cầu thông tin của các nhà quản lý và các cá nhân khác làm việc trong cùng một tổ chức” [9] Theo Ủy ban thuật ngữ của Học viện kế toán công chứng Mỹ , “Kế toán quản trị là một lĩnh vực kế toán liên quan đến việc định lượng các thông tin kinh tế và hỗ trợ các nhà quản trị trong việc đưa ra các quyết định tài chính, đặc biệt trong việc hoạch định kế hoạch và quản lý giá thành” [11] Qua các định nghĩa trên có thể đưa ra khái niệm tổng quát về kế toán quản trị như sau: “Kế toán quản trị là một khoa học thu nhận, xử lý, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp một cách cụ thể, phục vụ cho các nhà quản trị doanh nghiệp trong việc lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, kiểm tra và đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch các hoạt động của doanh nghiệp.” [1] 1.1.3 So sánh giữa kế toán tài chính và kế toán quản trị 1.1.3.1 Những điểm giống nhau giữa kế toán tài chính và kế toán quản trị [5] Kế toán tài chính và kế toán quản trị là hai bộ phận chính của kế toán, vì vậy chúng có những đặc điểm chung sau đây: . về kế toán quản trị  Phân tích thực trạng tổ chức công tác kế toán và kế toán quản trị tại Công ty TNHH Chân Trời Xanh  Thực hiện tổ chức công tác kế toán. 1: Tổng quan về kế toán và kế toán quản trị Chương 2: Thực trạng tổ chức công tác kế toán và kế toán quản trị tại Công ty TNHH Chân Trời Xanh Chương 3: Tổ

Ngày đăng: 18/12/2013, 13:30

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1.1 : Trách nhiệm, trình tự lập dự toán ngân sách - Tổ chức công tác kế toán quản trị tại công ty TNHH chân trời xanh
Bảng 1.1 Trách nhiệm, trình tự lập dự toán ngân sách (Trang 18)
Bảng 2.1 : Trình độ học vấn tại công ty Chân Trời Xanh - Tổ chức công tác kế toán quản trị tại công ty TNHH chân trời xanh
Bảng 2.1 Trình độ học vấn tại công ty Chân Trời Xanh (Trang 34)
Bảng 2.2: Số lƣợng nhân viên ở các phòng ban - Tổ chức công tác kế toán quản trị tại công ty TNHH chân trời xanh
Bảng 2.2 Số lƣợng nhân viên ở các phòng ban (Trang 34)
2.1.4.1  Sơ đồ tổ chức - Tổ chức công tác kế toán quản trị tại công ty TNHH chân trời xanh
2.1.4.1 Sơ đồ tổ chức (Trang 36)
Sơ đồ 2.2: Quy trình công nghệ sản xuất găng tay - Tổ chức công tác kế toán quản trị tại công ty TNHH chân trời xanh
Sơ đồ 2.2 Quy trình công nghệ sản xuất găng tay (Trang 40)
Bảng 2.3: Doanh thu và lợi nhuận các năm gần đây của công ty: (ĐVT: VND) - Tổ chức công tác kế toán quản trị tại công ty TNHH chân trời xanh
Bảng 2.3 Doanh thu và lợi nhuận các năm gần đây của công ty: (ĐVT: VND) (Trang 42)
Bảng 2.4: Các khoản nộp ngân sách các năm gần đây của công ty: (ĐVT: VNĐ) - Tổ chức công tác kế toán quản trị tại công ty TNHH chân trời xanh
Bảng 2.4 Các khoản nộp ngân sách các năm gần đây của công ty: (ĐVT: VNĐ) (Trang 43)
Sơ đồ 2.3: Trình tự ghi sổ theo hình thức nhật ký chung - Tổ chức công tác kế toán quản trị tại công ty TNHH chân trời xanh
Sơ đồ 2.3 Trình tự ghi sổ theo hình thức nhật ký chung (Trang 50)
Bảng thuyết minh báo cáo tài chính. - Tổ chức công tác kế toán quản trị tại công ty TNHH chân trời xanh
Bảng thuy ết minh báo cáo tài chính (Trang 52)
Bảng 3.1: Bảng dự toán tiêu thụ sản phẩm R 2001 - L  Quý II – năm 2012 - Tổ chức công tác kế toán quản trị tại công ty TNHH chân trời xanh
Bảng 3.1 Bảng dự toán tiêu thụ sản phẩm R 2001 - L Quý II – năm 2012 (Trang 72)
Bảng 3.2: Bảng dự toán sản xuất sản phẩm R 2001 – L  Quý II – năm 2012 - Tổ chức công tác kế toán quản trị tại công ty TNHH chân trời xanh
Bảng 3.2 Bảng dự toán sản xuất sản phẩm R 2001 – L Quý II – năm 2012 (Trang 73)
Bảng 3.3: Bảng dự toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp  Nguyên vật liệu Vải Da - Tổ chức công tác kế toán quản trị tại công ty TNHH chân trời xanh
Bảng 3.3 Bảng dự toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Nguyên vật liệu Vải Da (Trang 75)
Bảng 3.4: Bảng dự toán chi phí nhân công trực tiếp   Quý II – năm 2012 - Tổ chức công tác kế toán quản trị tại công ty TNHH chân trời xanh
Bảng 3.4 Bảng dự toán chi phí nhân công trực tiếp Quý II – năm 2012 (Trang 77)
Bảng 3.5: Bảng dự toán chi phí sản xuất chung  Quý II – năm 2012 - Tổ chức công tác kế toán quản trị tại công ty TNHH chân trời xanh
Bảng 3.5 Bảng dự toán chi phí sản xuất chung Quý II – năm 2012 (Trang 78)
Bảng 3.6: Bảng dự toán tồn kho thành phẩm cuối kỳ  Quý II – năm 2012 - Tổ chức công tác kế toán quản trị tại công ty TNHH chân trời xanh
Bảng 3.6 Bảng dự toán tồn kho thành phẩm cuối kỳ Quý II – năm 2012 (Trang 79)
Bảng 3.7: Bảng dự toán chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp  Quý II – năm 2012 - Tổ chức công tác kế toán quản trị tại công ty TNHH chân trời xanh
Bảng 3.7 Bảng dự toán chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp Quý II – năm 2012 (Trang 80)
Bảng 3.8: Bảng dự toán tiền          Quý II – năm 2012 - Tổ chức công tác kế toán quản trị tại công ty TNHH chân trời xanh
Bảng 3.8 Bảng dự toán tiền Quý II – năm 2012 (Trang 81)
Bảng 3.9: Bảng dự toán kết quả hoạt động kinh doanh  Quý II – năm 2012 - Tổ chức công tác kế toán quản trị tại công ty TNHH chân trời xanh
Bảng 3.9 Bảng dự toán kết quả hoạt động kinh doanh Quý II – năm 2012 (Trang 82)
Bảng 3.10: BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN DỰ TOÁN Ngày 30 tháng 6 năm 2012 - Tổ chức công tác kế toán quản trị tại công ty TNHH chân trời xanh
Bảng 3.10 BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN DỰ TOÁN Ngày 30 tháng 6 năm 2012 (Trang 83)
Bảng 3.12 : Tổng biến phí trong quý I – 2012 (ĐVT: đồng) - Tổ chức công tác kế toán quản trị tại công ty TNHH chân trời xanh
Bảng 3.12 Tổng biến phí trong quý I – 2012 (ĐVT: đồng) (Trang 93)
Bảng 3.13:  Tổng định phí trong quý I – 2012 (ĐVT: đồng ) - Tổ chức công tác kế toán quản trị tại công ty TNHH chân trời xanh
Bảng 3.13 Tổng định phí trong quý I – 2012 (ĐVT: đồng ) (Trang 94)
Bảng 3.14 : Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh theo số dƣ đảm phí Quý IV –  2011 của sản phẩm mã R-2001-S (ĐVT: đồng) - Tổ chức công tác kế toán quản trị tại công ty TNHH chân trời xanh
Bảng 3.14 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh theo số dƣ đảm phí Quý IV – 2011 của sản phẩm mã R-2001-S (ĐVT: đồng) (Trang 97)
Sơ đồ 3.3  : Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán tại công ty Chân Trời Xanh - Tổ chức công tác kế toán quản trị tại công ty TNHH chân trời xanh
Sơ đồ 3.3 : Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán tại công ty Chân Trời Xanh (Trang 110)
Hình giao diện phần mềm kế toán ASIA - Tổ chức công tác kế toán quản trị tại công ty TNHH chân trời xanh
Hình giao diện phần mềm kế toán ASIA (Trang 114)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w