1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tổ chức báo cáo kế toán quản trị tại công ty cổ phần mía đường 333 đăk lăk

99 94 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 99
Dung lượng 3,69 MB

Nội dung

- Nơi nhận thông tin báo cáo: Quản lý sản xuất nhà máy, Phòng Tài chính, Phòng kế toán, Ban Tổng giám đốc.- Cơ sở lập: Báo cáo được lập dựa trên các chỉ tiêu chính như số lượng tiêu thụ

Trang 2

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Công Phương

Trang 4

Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.

Tác giả luận văn

Đào Việt Hùng

Trang 5

2 Mục tiêu nghiên cứu 2

3 Câu hỏi nghiên cứu 2

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2

5 Phương pháp nghiên cứu 2

6 Ý nghĩa thực tiễn 2

7 Kết cấu của luận văn 3

8 Tổng quan và tài liệu nghiên cứu 3

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ TỔ CHỨC BÁO CÁO KẾ TOÁN QUẢN TRỊ TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT 7

1.1 TỔNG QUAN VỀ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ VÀ VAI TRÒ CỦA BÁO CÁO KẾ TOÁN QUẢN TRỊ 7

1.1.1 Bản chất kế toán quản trị 7

1.1.2 Vai trò của kế toán quản trị chi phí với chức năng quản lý 8

1.2 TỔ CHỨC BÁO CÁO KẾ TOÁN QUẢN TRỊ 10

1.2.1 Yêu cầu thiết lập hệ thống báo cáo kế toán quản trị 10

1.2.2 Tổ chức báo cáo dự toán 11

22 30 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG TỔ CHỨC BÁO CÁO KẾ TOÁN QUẢN TRỊ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MÍA ĐƯỜNG 333 ĐẮK LẮK 37

2.1 ĐẶC ĐIỂM SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ TỔ CHỨC QUẢN LÝ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MÍA ĐƯỜNG 333 ĐẮK LẮK 37

2.1.1 Đặc điểm sản xuất kinh doanh tại Công ty 37

2.1.2 Đặc điểm tổ chức quản lý tại Công ty 37

Trang 6

62

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 65

66

3.1 SỰ CẦN THIẾT HOÀN THIỆN BÁO CÁO KẾ TOÁN QUẢN TRỊ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MÍA ĐƯỜNG 333 ĐẮK LẮK 66

3.2 HOÀN THIỆN HỆ THỐNG BÁO CÁO TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MÍA ĐƯỜNG 333 ĐẮK LẮK 69

3.2.1 Hoàn thiện báo cáo dự toán 69

3.3.2 Hoàn thiện các báo cáo thực hiện 71

3.3.3 Tổ chức các báo cáo kiểm soát và đánh giá 75

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 79

KẾT LUẬN 80

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN

PHỤ LỤC

Trang 7

: Tổng Giám đốc: Xã Hội Chủ Nghĩa

Trang 8

1.1 Mẫu báo cáo dự toán doanh thu 13

1.3 Mẫu báo cáo dự toán kết quả HĐKD theo PP SDĐP 221.4 Mẫu báo cáo theo dõi tình hình doanh thu 24

1.6 Mẫu báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 30

2.2 Dự toán sản lượng tiêu thu - doanh thu 442.3 Dự toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 462.4 Dự toán chi phí nhân công trực tiếp 47

2.11 Phiếu tính giá thành sản phẩm đường RS 572.12 Bảng tổng hợp giá thành các sản phẩm 582.13 Kết quả kinh doanh xăng dầu tháng 7 59

Trang 9

3.7 Báo cáo chi phí bán hàng và QLDN 743.8 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh theo SDĐP 753.9 Phân tích doanh thu theo phương thức bán hàng 76

3.11 Bảng phân tích năng suất nguồn nguyên liệu mía 78

Trang 10

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Xu hướng phát triển hội nhập kinh tế Quốc tế hiện nay tạo ra nhiều cơhội và thách thức cho nền kinh tế và cho mỗi doanh nghiệp Đứng trước thựctrạng đó, nền kinh tế đất nước đã và đang có nhiều biến đổi nhằm tạo cơ hộithúc đẩy nhanh quá trình phát triển nền kinh tế Để có thể hội nhập cùng xuhướng chung, các doanh nghiệp Việt Nam đã không ngừng phát triển mạnh

mẽ về cả số lượng lẫn chất lượng

Nhưng mục tiêu hàng đầu của các doanh nghiệp đó là làm sao để lợinhuận đạt được tối đa Muốn vậy phải tăng doanh thu, đồng thời tiết kiệm chiphí Vì vậy các quyết định về sản xuất, kinh doanh cần được cân nhắc cẩntrọng và thông tin về kế toán quản trị trở nên cần thiết Do đó, kế toán quản trịtrở thành công cụ đắc lực cho các nhà quản trị, trong đó có tổ chức báo cáo kếtoán quản trị, cung cấp thông tin hỗ trợ nhà quản trị trong việc lập kế hoạch,

tổ chức thực hiện kế hoạch, kiểm tra đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch từ

đó đưa ra những quyết định sản xuất kinh doanh

Công ty cổ phần mía đường 333 Đắk Lắk có quy mô lớn trên địa bàntỉnh Đăk Lăk về mía đường, cung cấp công ăn việc làm cho hơn 500 lao động,đặc biệt là đóng góp lớn tiền thuế vào ngân sách hàng năm của tỉnh Tuynhiên, kế toán quản trị nói chung và hệ thống báo cáo kế toán quản trị nóiriêng của Công ty chưa được quan tâm đúng mức.Vì vậy việc tổ chức côngtác kế toán quản trị nói chung và tổ chức báo cáo kế toán quản trị nói riêng tạiCông ty cổ phần mía đường 333 Đắk Lắk là vấn đề hết sức cấp thiết nhằmnâng cao hiệu quả quản lý, hiệu quả hoạt động và đổi mới công tác kế toán tạidoanh nghiệp

Từ những lập luận trên, tôi đã thực hiện nghiên cứu đề tài “Tổ chức báo cáo kế toán quản trị tại Công ty cổ phần mía đường 333 Đắk Lắk”.

Trang 11

2 Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu của luận văn là tìm hiểu thực trạng tổ chức báo cáo kế toánquản trị tại Công ty cổ phần mía đường 333 Đắk Lắk; qua đó đánh giá tìnhhình báo cáo KTQT tại Công ty; đưa ra những giải pháp giúp hoàn thiện hệthống báo cáo KTQT nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý của Công ty

cổ phần mía đường 333 Đắk Lắk

3 Câu hỏi nghiên cứu

- Thực trạng tổ chức báo cáo kế toán quản trị ở Công ty cổ phần mía đường 333 Đắk Lắk như thế nào ?

- Cần phải tổ chức báo cáo kế toán quản trị ở Công ty cổ phần míađường 333 Đắk Lắk như thế nào để cung cấp thông tin hữu ích cho quản trịCông ty ?

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu những nội dung liên quan đến tổ chức báo cáo kế toán quản trị trong doanh nghiệp

- Phạm vi nghiên cứu: Công ty cổ phần mía đường 333 Đắk Lắk đượcchọn để nghiên cứu Thông tin, dữ liệu minh họa được thu thập tại Công tytrong thời gian từ năm 2013 đến năm 2014

5 Phương pháp nghiên cứu

Luận văn tiến hành khảo sát thực tế tại Công ty cổ phần mía đường 333Đắk Lắk về tổ chức báo cáo kế toán quản trị Các phương pháp mô tả, giảithích, lập luận được vận dụng để làm rõ thực trạng và đề xuất giải pháp Dữliệu thu thập trực tiếp tại Công ty cổ phần mía đường 333 Đắk Lắk

6 Ý nghĩa thực tiễn

Kết quả nghiên cứu này sẽ giúp cho Công ty hoàn thiện tổ chức báo cáo

kế toán quản trị nhằm cung cấp thông tin hữu ích hơn cho nhà quản lý củaCông ty để từ đó có thể đưa ra những quyết định chính xác, kịp thời hơn giúp

Trang 12

mang lại hiệu quả cho Công ty Kết quả nghiên cứu này cũng có thể nhânrộng để áp dụng cho các doanh nghiệp khác hoạt động trong cùng lĩnh vựcsản xuất mía đường.

7 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, luận văngồm 03 chương:

Chương 1: Cơ sở lý thuyết về tổ chức báo cáo kế toán quản trị trongdoanh nghiệp

Chương 2: Thực trạng tổ chức báo cáo kế toán quản trị tại Công ty cổphần mía đường 333 Đắk Lắk

Chương 3: Hoàn thiện tổ chức báo cáo kế toán quản trị tại Công ty cổphần mía đường 333 Đắk Lắk

8 Tổng quan và tài liệu nghiên cứu

toán Việt Nam được Quốc hội nước Cộng hoà XHCN Việt Nam khoá XI kỳhọp thứ 3 thông qua ngày 17/06/2003 có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2004 đãđưa ra những khái niệm cơ bản về KTQT ở các doanh nghiệp

-có doanh nghiệp lớn chú trọng hơn việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống kếtoán quản trị, tuy nhiên đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ thì công tác nàycòn nhiều hạn chế và chưa được chú trọng

Trang 13

Luận văn “Xây dựng hệ thống báo cáo kế toán quản trị ở Tổng công tyxây dựng công trình giao thông 5” của tác giả Nguyễn Tấn Thành (2004) đãkhái quát hóa nội dung cơ bản của kế toán quản trị và báo cáo kế toán quản trịtrong ngành xây dựng Thông qua luận văn tác giả đã cho thấy thực trạng báocáo kế toán quản trị tại Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 5, đánhgiá những thuận lợi và khó khăn trong công tác xây dựng báo cáo kế toánquản trị Trên cơ sở đó tác giả đã xây dựng hệ thống báo cáo kế toán quản trịtại Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 5 nhằm nâng cao hiệu quảcủa kế toán quản trị tại Công ty.

Luận văn “Hoàn thiện hệ thống báo cáo kế toán quản trị tại Công ty CổPhần May 10” của tác giả Nguyễn Thị Kim Dung (2009) đã khái quát nhữngvấn đề lý luận liên quan đến hệ thống kế toán quản trị của doanh nghiệp sảnxuất, phản ánh được thực trạng hệ thống báo cáo kế toán quản trị đang sửdụng tại Công ty cổ phần May 10 Từ đó luận văn đã đánh giá những mặt đạtđược và những mặt còn hạn chế trong các báo cáo đang sử dụng tại doanhnghiệp Cuối cùng luận văn đã đưa ra các giải pháp hoàn thiện hệ thống báocáo kế toán quản trị tại Công ty

Tác giả Hà Thị Hồng Nga (2012) với đề tài "Hoàn thiện hệ thống báocáo kế toán quản trị tại cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng" đã tập trung vàonghiên cứu bản chất báo cáo kế toán quản trị, từ đó có cơ sở để khảo sát thực

tế, đối chiếu với lý thuyết Luận văn kết hợp giữa phương pháp quan sát tựnhiên và phương pháp điều tra phỏng vấn trong quá trình khảo sát tại cảnghàng không quốc tế Đà Nẵng về báo cáo kế toán quản trị, từ đó tổng hợp rút

ra các vấn đề tồn tại căn bản cần giải quyết và đề ra các yêu cầu cải tiến Luậnvăn đã phân tích được thực trạng hệ thống báo cáo kế toán quản trị tại Cảnghàng không quốc tế Đà Nẵng, từ đó đánh giá những mặt tồn tại ở Cảng hàngkhông quốc tế Đà Nằng Thông qua đó luận văn đã đề xuất biện pháp hoàn

Trang 14

thiện như lập báo cáo thực hiện thông qua báo cáo trách nhiệm, hoàn thiệncác mẫu biểu báo cáo và bổ sung các báo cáo phân tích để từ đó cung cấpthông tin thiết thực cho nhà quản trị trong việc đưa ra những quyết sách kịpthời và có hiệu quả hơn.

Luận văn "Xây dựng hệ thống báo cáo Kế toán quản trị tại Công tyTNHH Khởi Phát" của tác giả Lê Thị Ánh Nguyệt (2013) đã sử dụng cácphương pháp thu thập, phỏng vấn, tiếp cận hệ thống, thống kê, chọn lọc, tổnghợp thông tin từ hoạt động thực tiễn của Công ty TNHH Khởi Phát và cácnguồn dữ liệu khác được sử dụng Đồng thời luận văn cũng sử dụng phươngpháp so sánh đánh giá giữa cơ sở lý luận với thực trạng hệ thống báo cáo kếtoán quản trị tại Công ty để đưa ra các giải pháp thích hợp hoàn thiện hệ thốngbáo cáo kế toán quản trị của Công ty Qua nghiên cứu tác giả đã phân tíchđược thực trạng hệ thống báo cáo kế toán quản trị tại Công ty TNHH KhởiPhát, từ đó đánh giá những mặt được và chưa được tại Công ty TNHH KhởiPhát Thông qua đó tác giả đã đề xuất biện pháp hoàn thiện hệ thống báo cáo

kế toán quản trị tại đơn vị từ đó cung cấp thông tin thiết thực cho nhà quản trịdoanh nghiệp, góp phần nâng cao năng lực quản lý và hiệu quả kinh doanh tạiCông ty

Tác giả Nguyễn Thị Diễm Phương (2015) với đề tài "Hoàn thiện báocáo kế toán quản trị tại Công ty Cổ Phần Dược Danapha" sử dụng phươngpháp phỏng vấn nhà quản lý các cấp tại đơn vị kết hợp với phương pháp thuthập dữ liệu thứ cấp liên quan đến báo cáo kế toán quản trị tại Công ty cổphần dược Danapha Luận văn đã đưa ra những ưu và nhược điểm của hệthống Báo cáo kế toán quản trị của Công ty từ đó đề xuất những giải pháp: Bổsung các báo cáo dự toán, báo cáo thực hiện theo nhu cầu nhà quản lý thôngqua thông tin khảo sát thu thập được Luận văn đã căn cứ vào nhu cầu thực tếcủa nhà quản lý đơn vị để thiết kế lại báo cáo giúp phân tích tốt tình hình

Trang 15

công nợ, phân loại chi phí theo cách ứng xử, bổ sung báo cáo theo dõi tìnhhình chi phí đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, bổ sung các báo cáo kiểmsoát chi phí ở khối văn phòng để rà soát chi phí khối quản lý và đề xuất lậpbáo cáo kết quả kinh doanh theo số dư đảm phí giúp hoàn thiện hệ thống báocáo kế toán quản trị tại Công ty.

Tuy đã có nhiều nghiên cứu về tổ chức báo cáo kế toán quản trị đượccông bố rộng rãi, tuy nhiên việc đánh giá và áp dụng tại các doanh nghiệp trênđịa bàn Đắk Lắk vẫn chưa được nghiên cứu, đặc biệt là tại Công ty cổ phầnmía đường 333 Đắk Lắk Do đó tôi quyết định chọn đề tài "Tổ chức báo cáo

kế toán quản trị tại Công ty cổ phần mía đường 333 Đắk Lắk"

Trang 16

Thường người ta giải thích kế toán tài chính nhằm cung cấp nhữngthông tin đã xảy ra cho người sử dụng bên ngoài của doanh nghiệp, như: cácnhà quản lý, các chủ sở hữu, nhà cung cấp cũng như người cho vay Như vậy,đối lập với kế toán tài chính, kế toán quản trị là kế toán quan tâm đến người

sử dụng bên trong của doanh nghiệp Nhiều tác giả nhấn mạnh sự đối nghịchnày bằng cách nhấn mạnh trạng thái đã xảy ra của kế toán tài chính trong khi

kế toán quản trị hướng đến việc ra quyết định, có nghĩa là kế toán quản trị sẽhướng đến tương lai của doanh nghiệp

Nếu xem xét hệ thống kế toán như một hộp đen thì người sử dụngthông tin kế toán tài chính có thể không quan tâm đến cái gì đã xảy ra bêntrong mà chỉ cần kiểm tra dòng vào, dòng ra của doanh nghiệp Như vậy, môhình kế toán tài chính thực chất chỉ cần theo dõi và tổ chức ghi chép các dòngvào và đầu ra của các dòng thông tin Mô hình như vậy cho phép giới thiệuhình ảnh của doanh nghiệp ở một thời điểm nhất định đồng thời giới thiệu kếtquả của doanh nghiệp trong các thời kỳ Do vậy, có thể thấy rằng kế toán quảntrị quan tâm đến những thông tin vận hành trong các hộp đen nhằm tạo ranguồn lợi tốt nhất cho doanh nghiệp [6, tr 5-6]

Trang 17

1.1.2 Vai trò của kế toán quản trị chi phí với chức năng quản lý

Có thể xem các báo cáo kế toán quản trị là sự phản hồi trong họat độngquản lý của doanh nghiệp để các nhà quản trị ra quyết định, xem lại các hoạchđịnh, kế hoạch Do vậy để kế toán quản trị giúp cho chức năng kiểm tra,đánh giá; các thông tin phải được tổ chức dưới dạng so sánh được Quá trìnhkiểm tra đánh giá của nhà quản trị trong phạm vi của mình để có thể điềuchỉnh kịp thời nhằm đạt được các mục tiêu đề ra

Với chức năng hỗ trợ cho việc ra quyết định, thông tin kế toán quản trị

là thông tin chủ yếu để phân tích các khả năng khi giải quyết một vấn đề Lý

do là mỗi khả năng giải quyết vấn đề đều có những chi phí và lợi ích riêng cóthể đo lường, qua đó các nhà quản lý sẽ sử dụng để quyết định khả năng nào

là tốt nhất Chẳng hạn, một công ty phát hiện một đối thủ cạnh tranh mới trênthị trường Để duy trì thị phần của mình, công ty có thể thực hiện biện phápgiảm giá hoặc tăng cường quảng cáo hoặc thực hiện đồng thời cả hai phương

án trên Quyết định lựa chọn phương án nào, mà ta hay gọi là phân tíchscénario, là trường hợp phổ biến trong kế toán quản trị để ra quyết định Cungcấp thông tin cho việc ra quyết định đòi hỏi nhà quản trị phải có phương pháplựa chọn hợp lý trong nhiều phương án đặt ra Ra quyết định tự thân nó không

là một chức năng riêng biệt mà trong quá trình thực hiện các chức năng trênđều đòi hỏi phải ra quyết định Do đó thông tin kế toán quản trị thường phục

vụ chủ yếu cho quá trình này Đây là chức năng quan trọng và xuyên suốttrong quản trị doanh nghiệp [4]

Với mối liên hệ trên giữa kế toán quản trị và hoạt động quản lý, thôngtin kế toán quản trị cung cấp cho các nhà quản trị phải thể hiện dưới dạng tómtắt Với những thông tin đó, các nhà quản trị có thể nhìn nhận được vần đề gìđang xảy ra, những khả năng tiềm tàng, những cơ hội sẵn có để có kế hoạchkinh doanh đúng đắn

Trang 18

Báo cáo kế toán quản trị cung cấp thông tin kế toán quản trị cho nhàquản lý dưới dạng các báo cáo nội bộ như: báo cáo dự toán, báo cáo thực hiện

và các báo cáo kiểm soát và đánh giá

Báo cáo kế toán quản trị cung cấp thông tin phục vụ cho các chức năngchính như lập kế hoạch, tổ chức điều hành, kiểm soát, đánh giá và ra quyếtđịnh [3, tr 7]

Vai trò của Báo cáo kế toán quản trị với các chức năng chính cụ thể nhưsau:

Vai trò của báo cáo kế toán quản trị với việc lập kế hoạch

Báo cáo kế toán quản trị là công cụ để chi tiết hóa các kế hoạch thànhnhững kế hoạch cụ thể cho từng bộ phận Báo cáo này giúp chi tiết các mụctiêu thành các bảng báo cáo số liệu, căn cứ các bảng số liệu này nhà quản lý

có thể kiểm soát được kế hoạch có khả thi không, cấn đối số liệu chi phí chophù hợp với ngân sách đặt ra

Vai trò của báo cáo kế toán quản trị với việc tổ chức điều hành

Trên cơ sở đã lập kế hoạch, tổ chức điều hành doanh nghiệp theo kếhoạch đã lập và theo mục tiêu đề ra không phải là vấn đề đơn giản Báo cáo kếtoán quản trị còn phải theo dõi thông tin kế toán quản trị đầy đủ, kịp thời, đảmbảo nhà quản lý sẽ nhận được cơ sở dữ liệu tin cậy và kịp thời trong quá trìnhhoạt động của doanh nghiệp, từ đó kiểm soát việc thực hiện chặt chẽ hơn vàlogich hơn trong mối quan hệ với sự vận hành của hệ thống

Vai trò của báo cáo kế toán quản trị đối với công tác kiểm soát, đánh giá

Kiểm soát và đánh giá trong doanh nghiệp là một trong bốn chức năngchính của doanh nghiệp, kiểm soát, đánh giá giúp kiểm tra doanh nghiệp vậnhành như thế nào, có phù hợp với mục tiêu đặt ra không Để thực hiện tốtchức năng kiểm soát, đánh giá, Báo cáo kế toán quản trị sẽ cung cấp các báo

Trang 19

cáo được thiết kế theo cách so sánh các số liệu thực hiện và các số liệu dựtoán, tìm và liệt kê tất cả những chênh lệch Nhà quản lý sẽ dựa vào thông tinnày để nhận diện những chênh lệch tốt và chênh lệch xấu, từ đó phân tích vàđánh giá công tác thực hiện [6, tr 14].

Vai trò của báo cáo kế toán quản trị với việc ra quyết định

Chức răng ra quyết định đòi hỏi nhà quản trị phải chọn lựa phương ánthích hợp nhất trong nhiều phương án khác nhau được đưa ra Các quyết địnhtrong doanh nghiệp rất quan trọng trong sự phát triển của các doanh nghiệp.Các quyết định trong doanh nghiệp có thể tác động và ảnh hưởng lâu dài đếndoanh nghiệp Tất cả các quyết định đều được dựa trên thông tin cung cấp, vìvậy, Báo cáo kế toán quản trị phải được lập một cách linh hoạt, dựa vào nhucầu của nhà quản lý Thông qua thông tin trên báo cáo kế toán quản trị, nhàquản lý sẽ phân tích dữ liệu, dự toán và lựa chọn được phương án tối ưu, raquyết định đúng đắn, kịp thời và mang lại hiệu quả hoạt động cho doanhnghiệp [6, tr 18]

1.2 TỔ CHỨC BÁO CÁO KẾ TOÁN QUẢN TRỊ

1.2.1 Yêu cầu thiết lập hệ thống báo cáo kế toán quản trị

Theo phần II, mục 6.1, thông tư 53/2006/TT-BTC ngày 12/06/2006 của

Bộ Tài chính về hướng dẫn áp dụng kế toán quản trị trong doanh nghiệp thìyêu cầu thiết lập hệ thống báo cáo kế toán quản trị nên đáp ứng các thông tinnhư sau:

- Hệ thống báo cáo kế toán quản trị cần được xây dựng phù hợp với yêucầu cung cấp thông tin phục vụ quản lý nội bộ của từng doanh nghiệp cụ thể

- Nội dung hệ thống báo cáo kế toán quản trị cần đảm bảo cung cấp đầy

đủ và đảm bảo tính so sánh được của các thông tin phục vụ yêu cầu quản lý,điều hành và ra các quyết định kinh tế của doanh nghiệp

Trang 20

- Các chỉ tiêu trong báo cáo kế toán quản trị cần phải được thiết kế phùhọp với các chỉ tiêu của kế hoạch, dự toán và báo cáo tài chính nhưng có thểthay đổi theo yêu cầu quản lý của các cấp.

1.2.2 Tổ chức báo cáo dự toán

a Mục đích của báo cáo dự toán

Một doanh nghiệp muốn ổn định và phát triển sẽ luôn tính toán trướcnhững bước đi của mình, những thuận lợi và khó khăn trong tương lại mà họ

sẽ gặp phải để lên cho mình một kế hoạch hành động phù hợp Do đó, báo cáo

dự toán là rất cần thiết cho tất cả các doanh nghiệp Báo cáo dự toán là một kếhoạch hành động, nó lượng hóa các mục đích của tổ chức theo các mục tiêutài chính của doanh nghiệp, cùng với chức năng hệ thống hóa việc lập kếhoạch các thông tin trên báo cáo dự toán cũng đưa ra tiêu chuẩn cho việc đánhgiá kết quả thực hiện, hoàn thiện sự truyền tải thông tin và sự hợp tác trongnội bộ tổ chức Các báo cáo dự toán còn mang lại lợi ích cho nhà quản lýtrong việc ra quyết định như quyết định tài trợ, quyết định điều hành

Báo cáo dự toán cung cấp thông tin một cách có hệ thống toàn bộ kếhoạch của doanh nghiệp Khi đã được công bố thì mọi người có thể thấy rõràng mục tiêu và cách thức đạt được những mục tiêu đó của doanh nghiệp.Việc lập báo cáo dự toán giúp Doanh nghiệp lường trước những khó khăn, rủi

ro chưa xảy ra để có cách đối phó thích hợp và kịp thời.Không những vậy báocáo dự toán còn là căn cứ để đánh giá việc thực hiện các mục tiêu sau này

Dù những Công ty lớn hoạt động vì lợi nhuận, hay những tổ chức hoạtđộng phi lợi nhuận đều dùng dự toán để lập kế hoạch và kiểm soát đượcnhững doanh thu, chi phí liên quan trong tổ chức Đầu tiên, các nhà quản lý sẽxây dựng nên chiến lược, những mục tiêu tổng quát để mở rộng và phát triểndoanh nghiệp Tiếp đó, Công ty sẽ dựa vào mục tiêu đó để lập những kế hoạch

và dự toán cụ thể cho từng bộ phận trong doanh nghiệp Định kỳ và sau

Trang 21

một kỳ, nhà quản lý sẽ so sánh kết quả thực hiện và ngân sách để xác địnhnhững gì đã đạt được, chưa đạt được để điều chỉnh chiến lược và kế hoạchtrong tương lai.

Báo cáo dự toán dùng để chỉ ra doanh thu mong muốn đạt được cho kếhoạch năm tới và mục tiêu tăng doanh thu, cắt giảm chi phí Một kế hoạchcàng tốt, thời gian thực hiện kế hoạch càng ngắn thì Công ty càng tiến tới mụctiêu một cách nhanh chóng hơn

Xây dựng một báo cáo dự toán tổng thể tạo điều kiện phối hợp và traođổi giữa các bộ phận bằng cách yêu cầu nhà quản lý các cấp, dù chức năngkhác nhau cũng sẽ cùng nhau thực hiện kế hoạch tổng thể của doanh nghiệp

Báo cáo dự toán cung cấp một thang đo để nhà quản lý thúc đẩy nhânviên làm tốt công việc và đánh giá hiệu quả dựa trên công việc đạt được

b Tổ chức các báo cáo dự toán

Báo cáo dự toán tổng thể là tổ hợp của nhiều dự toán hoạt động củadoanh nghiệp, có liên hệ với nhau trong một thời kì nào đó (kỳ có thể là mộtnăm, hoặc quý, tháng) Các báo cáo dự toán tổng thể thường bao gồm các báocáo dự toán sau

- Báo cáo dự toán doanh thu

Báo cáo dự toán doanh thu giúp cho doanh nghiệp ước tính số tiền thuđược từ quá trình bán sản phẩm và cung cấp dịch vụ, số lượng hàng hóa, dịch

vụ dự kiến sẽ bán ra hay cung cấp trong năm tới Thông thường báo cáo dựtoán doanh thu được thiết lập như sau:

+ Thời điểm lập: Báo cáo dự toán doanh thu và tiêu thụ được lập từngtháng, từng quý, từng năm để ước tính doanh thu cung cấp hàng hóa, dịch vụ

dự tính cho kỳ tới

+ Nơi nhận thông tin báo cáo: Phòng kế hoạch sản xuất, Phòng Tài chính, Phòng kế toán, Ban Tổng giám đốc

Trang 22

+ Cơ sở lập: Căn cứ vào đơn đặt hàng của khách hàng trong kỳ tới,mục tiêu của doanh nghiệp và chính sách bán hàng của doanh nghiệp, doanh

số tiêu thụ trong năm trước của Công ty và những thông tin nghiên cứu, điềutra về thị trường cũng như tình hình kinh tế…để ước tính doanh thu tiêu thụnày

+ Phương pháp lập: Doanh thu dự toán được xác định dựa trên sốlượng sản phẩm bán ra dự toán và đơn giá bán dự toán Giá bán này được dựtoán dựa trên giá bán lịch sử và chính sách khác ảnh hưởng đến giá bán củaCông ty như chính sách khuyến mãi, chính sách giảm chi phí – giảm giá bán

+ Hình thức báo cáo: Báo cáo trình bày các thông tin về số lượng, đơngiá bán và thành tiền, được lập tổng hợp và chi tiết cho từng sản phẩm Báocáo tổng hợp chỉ trình bày chỉ tiêu giá trị, trong khi báo cáo dự toán chi tiếtđược chi tiết theo từng đối tượng Bảng 1.1 minh họa báo cáo dự toán doanhthu chi tiết cho từng mặt hàng

Bảng 1.1 Dự toán doanh thu

STT Sản phẩm Đơn vị Số lượng Đơn giá Thành tiền

TỔNG

- Báo cáo dự toán sản xuất

Báo cáo dự toán sản xuất giúp dự toán số lượng, chủng loại sản phẩmcần sản xuất trong kỳ đến để doanh nghiệp thỏa mãn nhu cầu tiêu thụ, đồngthời làm cơ sở cho việc xây dựng báo cáo dự toán chi phí sản xuất Thôngthường báo cáo dự toán sản xuất được thiết lập như sau:

- Thời điểm lập: Báo cáo dự toán sản xuất được lập cho từng tháng, từng quý, từng năm

Trang 23

- Nơi nhận thông tin báo cáo: Quản lý sản xuất nhà máy, Phòng Tài chính, Phòng kế toán, Ban Tổng giám đốc.

- Cơ sở lập: Báo cáo được lập dựa trên các chỉ tiêu chính như số lượng

tiêu thụ dự toán lấy từ dự toán tiêu thụ; số lượng sản phẩm tồn kho đầu kỳđược lấy từ số lượng tồn kho cuối kỳ của kỳ trước đó; số lượng tồn kho mongmuốn cuối kỳ: được tính trên tỷ lệ phần trăm trên số lượng hàng bán trong kỳtiếp theo

- Phương pháp lập: Báo cáo dự toán sản xuất lập dựa vào số lượng,chủng loại sản phẩm dự toán tiêu thụ, số lượng sản phẩm tồn kho đầu kỳ, sốlượng tồn kho mong muốn cuối kỳ và khả năng sản xuất của doanh nghiệp,nhân viên phòng Kế hoạch sản xuất tiến hành xác định số lượng sản xuất dự toán trong kỳ ước tính.

Số lượng sản Số lượng sản Số lượng sản Số lượngphẩm sản xuất = + phẩm tồn kho - tồn kho đầu

Trang 24

Bảng 1.2 Báo cáo dự toán sản xuất

- Báo cáo dự toán chi phí sản xuất kinh doanh

Một doanh nghiệp sản xuất thường gồm các báo cáo dự toán chi phí sảnxuất kinh doanh sau: báo cáo dự toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, báocáo dự toán chi phí nhân công trực tiếp, báo cáo dự toán chi phí sản xuấtchung

Báo cáo dự toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Chi phí nguyên vật

liệu trực tiếp bao gồm chi phí nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ,nhiên liệu, phụ tùng thay thế và chi phí nguyên vật liệu khác Chi phí nguyênvật liệu trực tiếp là biến phí và chi phí này sẽ thay đổi tỉ lệ thuận với số lượngsản phẩm sản xuất dự toán Báo cáo dự toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếpsản xuất nhằm dự toán lượng chi phí nguyên vật liệu trực tiếp cần thiết để đápứng nhu cầu sản xuất dự toán Ngoài ra còn dự toán chi phí mua nguyên vậtliệu trong kỳ dự toán và số tiền chi ra để mua nguyên vật liệu Thông thườngbáo cáo dự toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được thiết lập như sau:

+ Thời điểm lập: Báo cáo dự toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp đượclập từng tháng, từng quý, từng năm để ước tính chi phí nguyên vật liệu trựctiếp sản xuất dự toán cho kỳ đến

Trang 25

+ Nơi nhận thông tin báo cáo: Phòng kế hoạch sản xuất, phòng Tàichính, Phòng kế toán.

+ Cơ sở lập: Báo cáo được lập dựa trên số lượng sản xuất lấy từ dự toánsản xuất; định mức nguyên vật liệu để sản xuất một sản phẩm: là định mứctiêu hao nguyên vật liệu khi sản xuất 1 đơn vị sản phẩm Định mức này là chỉtiêu định mức khoán và được định mức sẵn trong quá trình sản xuất, tuy nhiêntùy theo việc cải tiến công nghệ mà định mức khoán này sẽ được thay đổi chophù hợp với thực tế; tồn kho nguyên vật liệu cuối kỳ: được tính theo tỷ lệphần trăm trên nhu cầu sản xuất của kỳ tiếp theo; nguyên vật liệu tồn kho đầukỳ: được lấy từ số lượng nguyên vật liệu tồn kho cuối kỳ trước đó

+ Phương pháp lập: Trước hết, tính nhu cầu nguyên vật liệu cho sảnxuất Tiếp đến, cộng với yêu cầu tồn kho của nguyên vật liệu cuối kỳ để xácđịnh tổng nhu cầu nguyên vật liệu, sau đó tính khối lượng nguyên vật liệu cầnmua bằng cách lấy tổng nhu cầu nguyên vật liệu trừ khối lượng nguyên vậtliệu tồn kho đầu kỳ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp sản xuất bằng tích sốcủa khối lượng nguyên vật liệu cần mua và đơn giá mua nguyên vật liệu Đơngiá mua nguyên vật liệu trên dự toán, đơn giá này được xác định dựa trên dữliệu lịch sử, chính sách bán hàng của các nhà cung cấp và ước tính biến độngcủa thị trường

+ Hình thức của báo cáo: Báo cáo trình bày các thông tin về số lượng

số lượng sản xuất dự toán, định mức nguyên vật liệu, nguyên vật liệu tồn cuối

kỳ, tổng nhu cầu nguyên vật liệu, nguyên vật liệu tồn đầu kỳ, khối lượngnguyên vật liệu cần mua, đơn giá và chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, đượclập tổng hợp và chi tiết Báo cáo tổng hợp chỉ trình bày chỉ tiêu giá trị, trongkhi báo cáo dự toán chi tiết được chi tiết theo từng đối tượng Phụ lục số 1minh họa báo cáo dự toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp sản xuất chi tiếtcho từng mặt hàng

Trang 26

Báo cáo dự toán chi phí nhân công trực tiếp: Chi phí nhân công trực

tiếp bao gồm chi phí tiền lương của công nhân trực tiếp sản xuất, các khoảntrích theo lương của công nhân trực tiếp sản xuất như bảo hiểm xã hội, bảohiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, kinh phí công đoàn Báo cáo dự toán chi phínhân công sản xuất sản xuất nhằm tính toán nhu cầu lao động trực tiếp và dựtoán chi phí nhân công trực tiếp sẽ tiêu hao để đáp ứng nhu cầu sản xuất dựtoán Thông thường báo cáo dự toán chi phí nhân công trực tiếp được thiết lậpnhư sau:

+ Thời điểm lập: Báo cáo dự toán chi phí nhân công trực tiếp được lậptừng tháng, từng quý, từng năm để ước tính chi phí nhân công trực tiếp sảnxuất dự toán cho kỳ đến

+ Nơi nhận thông tin báo cáo: Phòng kế hoạch sản xuất, phòng Tài chính, Phòng kế toán

+ Cơ sở lập: Báo cáo được lập dựa trên số lượng sản phẩm dự toán sảnxuất trong kỳ; định mức thời gian lao động hao phí để 1 đơn vị sản phẩm.Định mức này xác định mức hao phí giờ công sản xuất cho mỗi đơn vị sảnphẩm Định mức này được xây dựng dựa trên quy trình công nghệ của sảnxuất sản phẩm và dựa trên cơ sở xem xét, kiểm tra, xác định định mức hao phílao động hợp lý; đơn giá lương của 1 giờ công lao động trực tiếp Tùy theochính sách trả lương của mỗi đơn vị để xác định chi phí tiền lương trên 1 giờcông của công nhân sản xuất

+ Phương pháp lập: Đầu tiên, xác định tổng giờ công lao động hao phí

để sản xuất số lượng sản phẩm dự toán sản xuất trong kỳ Sau đó nhân tổng sốgiờ công này và đơn giá lương 1 giờ công để tính chi phí nhân công trực tiếp

+ Hình thức của báo cáo: Báo cáo trình bày các thông tin về số lượngsản phẩm dự toán sản xuất trong kỳ, định mức lao động cho một đơn vị sảnphẩm, tổng giờ công lao động hao phí, đơn giá một giờ công và chi phí nhân

Trang 27

công trực tiếp, được lập tổng hợp và chi tiết Báo cáo tổng hợp chỉ trình bàychỉ tiêu giá trị, trong khi báo cáo dự toán chi tiết được chi tiết theo từng đốitượng Phụ lục số 2 minh họa báo cáo dự toán chi phí nhân công trực tiếp chitiết cho từng mặt hàng.

Báo cáo dự toán chi phí sản xuất chung: Báo cáo dự toán chi phí sản

xuất chung giúp dự toán định phí phí sản xuất chung và dự toán biến phí sảnxuất chung sẽ tiêu hao để đáp ứng nhu cầu sản xuất dự toán Thông thườngbáo cáo dự toán chi phí sản xuất chung được thiết lập như sau:

+ Thời điểm lập: Báo cáo dự toán này được lập cho từng tháng, từng quý, từng năm để ước tính chi phí dự tính cho kỳ đến

+ Nơi nhận thông tin báo cáo: Phòng kế hoạch sản xuất, phòng Tài chính, Phòng kế toán

+ Cơ sở lập: Báo cáo được lập dựa trên thời gian lao động trực tiếp lấy

từ dự toán chi phí nhân công trực tiếp; biến phí sản xuất chung đơn vị cho 1giờ lao động trực tiếp; định phí sản xuất chung

+ Phương pháp lập: Đầu tiên, xác định biến phí sản xuất chung dựa trêntổng thời gian lao động trực tiếp nhân với biến phí sản xuất chung đơn vị Sau

đó, cộng với định phí sản xuất chung để xác định tổng chi phí sản xuất chung

+ Hình thức của báo cáo: Báo cáo trình bày các thông tin về thời gianlao động trực tiếp, biến phí sản xuất chung cho một giờ sản xuất trực tiếp,tổng biến phí sản xuất chung, tổng định phí sản xuất chung và tổng chi phísản xuất chung Phụ lục số 3 minh họa báo cáo dự toán chi phí sản xuấtchung

- Báo cáo dự toán chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp

Báo cáo dự toán chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp giúp dự toánbiến phí và định phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp sẽ tiêu tốn để đáp ứngnhu cầu tiêu thụ dự toán và nhu cầu hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

Trang 28

Thông thường báo cáo dự toán chi phí bán hàng và QLDN được thiết lập như sau:

+ Thời điểm lập: Báo cáo này được lập cho từng tháng, từng quý, từng năm để ước tính chi phí cho kỳ tới

+ Nơi nhận thông tin báo cáo: Phòng kinh doanh, phòng Tài chính, Phòng kế toán, Ban Tổng giám đốc

+ Cơ sở lập: Báo cáo được lập dựa trên số lượng sản phẩm tiêu thụ dựtoán trong kỳ; biến phí bán hàng đơn vị: biến phí này bao gồm chi phí hoahồng, lương nhân viên bán hàng khi bán được 1 đơn vị sản phẩm; biến phíquản lý doanh nghiệp đơn vị: Biến phí này bao gồm tiền lương nhân viênquản lý, chi phí quản lý doanh nghiệp tiêu hao khi bán 1 đơn vị sản phẩm;định phí bán hàng; định phí quản lý doanh nghiệp

+ Phương pháp lập: Trước tiên, xác định tổng biến phí bán hàng vàquản lý doanh nghiệp bằng số lượng sản phẩm dự toán tiêu thụ trong kỳ nhânvới biến phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp đơn vị Sau đó cộng với địnhphí bán hàng và quản lý doanh nghiệp để xác định tổng chi phí bán hàng vàquản lý doanh nghiệp Định phí bán hàng của doanh nghiệp có thể dự báo dựavào chức năng kinh doanh của doanh nghiệp Định phí bán hàng thường được

dự toán bằng định phí bán hàng thực tế kỳ trước nhân tỷ lệ tăng (giảm) theo

dự kiến Định phí quản lý doanh nghiệp thường không thay đổi theo mức độhoạt động

+ Hình thức của báo cáo: Báo cáo trình bày các thông tin về số lượngsản phẩm dự toán tiêu thụ trong kỳ, biến phí bán hàng đơn vị, biến phí quản lýdoanh nghiệp đơn vị, tổng biến phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp đơn vị,tổng biến phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp, định phí bán hàng, định phíquản lý doanh nghiệp và tổng chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp Phụlục số 4 minh họa báo cáo dự toán chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp

Trang 29

- Báo cáo dự toán giá thành thành phẩm

Báo cáo giúp dự toán giá thành đơn vị sản phẩm, là căn cứ để dự toángiá vốn hàng bán và thành phẩm tồn kho cuối kỳ Thông thường báo cáo dựtoán giá thành thành phẩm được thiết lập như sau:

+ Thời điểm lập: Báo cáo này được lập cho từng năm để ước tính giá thành năm đến

+ Nơi nhận thông tin báo cáo: Quản lý sản xuất nhà máy, Phòng kếtoán, Ban Tổng giám đốc

+ Cơ sở lập: Báo cáo được lập dựa trên các chỉ tiêu về dự toán chi phínguyên vật liệu trực tiếp; dự toán chi phí nhân công trực tiếp; dự toán chi phísản xuất chung

+ Phương pháp lập: Tổng hợp 3 khoản mục chi phí nguyên vật liệu trựctiếp sản xuất, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung để tính giáthành cho mỗi đơn vị sản phẩm

+ Hình thức của báo cáo: Báo cáo trình bày các thông tin về giá thànhđơn vị kế hoạch và giá thành đơn vị thực tế, chênh lệch giữa giá thành đơn vị

kế hoạch và thực tế chi tiết cho từng phân xưởng, sản phẩm, chi phí nguyênvật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung Phụ lục

số 5 minh họa báo cáo dự toán giá thành thành phẩm

- Báo cáo dự toán giá vốn hàng bán

Báo cáo dự toán giá vốn hàng bán giúp dự toán giá vốn của từng chủngloại sản phẩm cần sản xuất trong năm tới, làm căn cứ cho dự toán kết quảhoạt động kinh doanh trong kỳ Thông thường báo cáo dự toán giá vốn hàngbán được thiết lập như sau:

+ Thời điểm lập: Báo cáo này được lập cho từng năm

+ Nơi nhận thông tin báo cáo: Quản lý sản xuất nhà máy, Phòng kế toán, Ban Tổng giám đốc

Trang 30

+ Cơ sở lập: Báo cáo được lập căn cứ vào dự toán chi phí nguyên vậtliệu trực tiếp; dự toán chi phí nhân công trực tiếp; dự toán chi phí sản xuấtchung; dự toán thành phẩm tồn kho đầu kỳ và tồn kho cuối kỳ.

+ Phương pháp lập: Dự toán tổng chi phí sản xuất bằng tổng chi phínguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung

Dự toán giá vốn hàng bán bằng tổng chi phí sản xuất dự toán, dự toán thànhphẩm tồn kho đầu kỳ và dự toán thành phẩm tồn kho cuối kỳ

+ Hình thức của báo cáo: Báo cáo trình bày các thông tin về dự toántổng chi phí sản xuất, chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trựctiếp, chi phí sản xuất chung, thành phẩm tồn đầu kỳ, giá thành đơn vị dự toán,

dự toán giá trị thành phẩm tồn đầu kỳ, dự toán giá trị thành phẩm tồn kho cuối

kỳ và dự toán giá vốn hàng bán Phụ lục số 6 minh họa báo cáo dự toán giávốn hàng bán

- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh dự toán

Báo cáo dự toán kết quả hoạt động kinh doanh dự toán giúp dự toán kếtquả hoạt động kinh doanh của đơn vị, từ đó nhận ra đơn vị hoạt động có hiệuquả không Báo cáo này còn là cơ sở để kiểm soát và đánh giá tình hình thựchiện dự toán đã đề ra Thông thường báo cáo dự toán kết quả hoạt động kinhdoanh được thiết lập như sau:

+ Thời điểm lập: Báo cáo này được lập cho từng năm để dự toán kết quả kinh doanh của năm đến dựa trên các Báo cáo dự toán đã thực hiện

+ Nơi nhận thông tin báo cáo: Ban Tổng giám đốc

+ Cơ sở lập: các yếu tố trong báo cáo dự toán kết quả hoạt động kinh doanh được lấy từ dự toán doanh thu tiêu thụ và các dự toán chi phí

+ Phương pháp lập: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh có thể đượclập bằng 2 phương pháp: Phương pháp toàn bộ và phương pháp số dư đảmphí Sử dụng phương pháp số dư đảm phí giúp phân tích được mối quan hệ

Trang 31

giữa sản lượng – chi phí – lợi nhuận và giúp nhà quản lý đưa ra quyết địnhkịp thời, đúng đắn hơn Theo phương pháp số dư đảm phí, báo cáo được lậptheo cách lấy doanh thu trừ biến phí để tính ra số dư đảm phí, sau đó lấy số dưđảm phí trừ các định phí để tính lợi nhuận thuần.

+ Hình thức của báo cáo: Báo cáo trình bày các thông tin về doanh thutiêu thụ của sản phẩm, biến phí giá vốn, biến phí bán hàng và quản lý DN, số

dư đảm phí, định phí sản xuất chung, định phí bán hàng và quản lý doanhnghiệp, lợi nhuận thuần

Bảng 1.3 Báo cáo dự toán kết quả hoạt động kinh doanh

Định phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp

Lợi nhuận thuần

a

Báo cáo thực hiện là một khâu trong quá trình quản lý, thể hiện là cáchoạt động sử dụng các nguồn lực về lao động, vật tư, thiết bị và các nguồn lựckhác trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp Báo cáo thực hiện sẽ thểhiện những giai đoạn cụ thể như sau: đối với quá trình cung ứng báo cáo sẽthể hiện kết quả của việc mua hàng hóa, vật tư, thiết bị cho hoạt động kinhdoanh của doanh nghiệp Đối với quá trình sản xuất báo cáo sẽ thể hiện sảnlượng hoàn thành, sản phẩm hỏng nếu có, chi phí và giá thành thực tế củadoanh nghiệp cũng như các dòng dịch chuyển chi phí trong phạm vi nội bộ.Đối với quá trình tiêu thụ báo cáo sẽ thể hiện kết quả bán hàng nói chung vàchi tiết cho từng sản phẩm, hoạt động, dịch vụ theo thời gian, không gian Đốivới kết quả tài chính báo cáo sẽ thể hiện kết quả lợi nhuận hàng năm hoặc

Trang 32

định kỳ Do vậy, báo cáo thực hiện là một khâu không thể thiếu để ngườiquản lý nắm bắt được kết quả thực tế của doanh nghiệp để có biện pháp chấnchỉnh kịp thời.

b Mục đích của báo cáo thực hiện

Các báo cáo thực hiện nhằm mục đích theo dõi tình hình thực hiện kếhoạch của hoạt động sản xuất kinh doanh, đầu tư và tài chính, theo dõi vàtổng hợp các số liệu doanh thu, chi phí, lợi nhuận cũng như sản lượng sảnxuất, sản lượng tiêu thụ

- Báo cáo tình hình doanh thu

Báo cáo theo dõi tình hình doanh thu giúp theo dõi từng chủng loạihàng hóa bán ra và số tiền thu được từ quá trình bán và cung cấp dịch vụtrong kỳ Thông thường báo cáo tình hình doanh thu được thiết lập như sau:

+ Thời điểm lập: Báo cáo theo dõi tình hình doanh thu được lập từngtháng, từng quý, từng năm tại từng bộ phận, tại toàn Công ty để theo dõidoanh thu cung cấp hàng hóa bán ra một cách tổng quan và chi tiết Báo cáochi tiết doanh thu còn có thể được lập chi tiết cho từng chủng loại sản phẩm,từng khu vực, từng kênh phân phối để có thể phân tích về doanh thu sâu sắchơn

+ Nơi nhận thông tin báo cáo: Trưởng phòng Kế toán, Phòng Tài chính,Ban Tổng giám đốc

+ Cơ sở lập: Dựa vào sản lượng sản phẩm thực tế bán ra và đơn giá bán

ra của sản phẩm để lập báo cáo doanh thu

+ Phương pháp lập: Căn cứ vào sổ chi tiết và sổ tổng hợp số liệu doanhthu, số lượng bán ra của từng nhóm sản phẩm, từng chủng loại sản phẩm,từng chi nhánh

+ Hình thức của báo cáo: Báo cáo trình bày các thông tin về số lượng,đơn giá và thành tiền, được lập tổng hợp và chi tiết Báo cáo tổng hợp chỉtrình bày chỉ tiêu giá trị, trong khi báo cáo dự toán chi tiết được chi tiết theotừng đối tượng Bảng 1.4 minh họa báo cáo theo dõi tình hình doanh thu chitiết cho từng mặt hàng

Trang 33

Bảng 1.4 Báo cáo theo dõi tình hình doanh thu

- Báo cáo tình hình sản xuất

Báo cáo sản xuất giúp theo dõi số lượng sản xuất của từng chủng loạihàng hóa trong kỳ Thông thường báo cáo tình hình sản xuất được thiết lậpnhư sau:

+ Thời điểm lập: Báo cáo sản xuất được lập cho từng tháng, từng quý,từng năm tại từng bộ phận, tại toàn Công ty để theo dõi tình hình sản xuấthàng hóa

+ Nơi nhận thông tin báo cáo: Phòng kế hoạch sản xuất, Phòng kế toán,Phòng tài chính

+ Cơ sở lập: Dựa vào số lượng sản phẩm thực tế sản xuất trong kỳ.+ Phương pháp lập: Dựa vào sổ chi tiết tình hình sản xuất và nhập kho sản phẩm trong kỳ

+ Hình thức của báo cáo: Báo cáo trình bày các thông tin về số lượng sảnxuất, được lập tổng hợp và chi tiết Báo cáo tổng hợp chỉ trình bày chỉ tiêu giátrị, trong khi báo cáo dự toán chi tiết được chi tiết theo từng đối tượng Bảng 1.5minh họa báo cáo tình hình sản xuất chi tiết cho từng mặt hàng

Bảng 1.5 Báo cáo tình hình sản xuất

- Báo cáo sản lượng tiêu thụ

Báo cáo sản lượng tiêu thụ giúp theo dõi từng chủng loại hàng hóa bán

Trang 34

ra trong kỳ Thông thường báo cáo sản lượng tiêu thụ được thiết lập như sau:

+ Thời điểm lập: Báo cáo theo dõi sản lượng tiêu thụ được lập cho từngtháng, từng quý, từng năm tại từng bộ phận, tại toàn Công ty để theo dõi tìnhhình tiêu thụ hàng hóa Báo cáo sản lượng tiêu thụ còn có thể được lập chi tiếtcho từng chủng loại sản phẩm, từng khu vực, từng kênh phân phối để có thểphân tích cơ cấu tiêu thụ

+ Nơi nhận thông tin báo cáo: Trưởng phòng Kế toán, Phòng Tài chính,Ban Tổng giám đốc

+ Cơ sở lập: Dựa vào sản lượng sản phẩm thực tế bán ra và đơn giá bán

ra của sản phẩm để lập báo cáo

+ Phương pháp lập: Căn cứ vào sổ chi tiết và sổ tổng hợp số lượng bán

ra của từng nhóm sản phẩm, từng chủng loại sản phẩm, từng chi nhánh Lấysản lượng tiêu thụ trừ số lượng tiêu thụ dự toán giúp xác định chênh lệch giữa

số lượng tiêu thụ dự toán và số lượng tiêu thụ thực tế Chênh lệch này thườngđược tính trong Báo cáo kiểm soát và đánh giá nhằm đánh giá hiệu quả củaviệc thực hiện dự toán

+ Hình thức của báo cáo: Báo cáo trình bày các thông tin về số lượngtiêu thụ, so sánh với dự toán và chênh lệch giữa số lượng sản phẩm tiêu thụ và

dự toán, được lập tổng hợp và chi tiết Báo cáo tổng hợp chỉ trình bày chỉ tiêugiá trị, trong khi báo cáo dự toán chi tiết được chi tiết theo từng đối tượng.Phụ lục số 7 minh họa báo cáo sản lượng tiêu thụ chi tiết cho từng mặt hàng

- Báo cáo tình hình chi phí

* Báo cáo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Báo cáo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp sản xuất giúp theo dõi chi phínguyên vật liệu trực tiếp phát sinh Thông thường báo cáo chi phí nguyên vậtliệu trực tiếp được thiết lập như sau:

+ Thời điểm lập: Báo cáo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được lập

Trang 35

từng tháng, từng quý, từng năm để theo dõi tình hình chi phí nguyên vật liệu trực tiếp sản xuất.

+ Nơi nhận thông tin báo cáo: Phòng kế hoạch sản xuất, phòng Tài chính, Phòng kế toán

+ Cơ sở lập: Sổ chi tiết và sổ tổng hợp chi phí nguyên vật liệu trong kỳ theo đối tượng tập hợp chi phí

+ Phương pháp lập: Căn cứ vào các sổ chi tiết và sổ tổng hợp chi phínguyên vật liệu trực tiếp sản xuất, tiến hành liệt kê các khoản mục chi phítheo từng đối tượng tập hợp chi phí

+ Hình thức của báo cáo: Báo cáo trình bày các thông tin về số lượngsản xuất, đơn giá mua, chi phí nguyên vật liệu trực tiếp sản xuất, được lậptổng hợp và chi tiết Báo cáo tổng hợp chỉ trình bày chỉ tiêu giá trị, trong khibáo cáo dự toán chi tiết được chi tiết theo từng đối tượng Phụ lục số 8 minhhọa báo cáo báo cáo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp sản xuất chi tiết chotừng mặt hàng

* Báo cáo theo dõi chi phí nhân công trực tiếp

Báo cáo theo dõi chi phí nhân công sản xuất giúp theo dõi chi phí nhâncông trực tiếp tiêu tốn thực tế để sản xuất sản phẩm Thông thường báo cáotheo dõi chi phí nhân công trực tiếp được thiết lập như sau:

+ Thời điểm lập: Báo cáo theo dõi chi phí nhân công trực tiếp được lập cho từng tháng, từng quý, từng năm

+ Nơi nhận thông tin báo cáo: Phòng kế hoạch sản xuất, phòng Tài chính, Phòng kế toán

+ Cơ sở lập: Sổ chi tiết và sổ tổng hợp chi phí nhân công trực tiếp trong

kỳ theo đối tượng tập hợp chi phí

+ Phương pháp lập: Căn cứ vào các sổ chi tiết và sổ tổng hợp chi phínhân công trực tiếp sản xuất, tiến hành liệt kê các khoản mục chi phí theo

Trang 36

từng đối tượng tập hợp chi phí.

+ Hình thức của báo cáo: Báo cáo trình bày các thông tin về số lượngsản phẩm thực tế sản xuất trong kỳ, định mức lao động cho một đơn vị sảnphẩm, tổng giờ công lao động hao phí, đơn giá lương một giờ công và chi phínhân công trực tiếp, được lập tổng hợp và chi tiết Báo cáo tổng hợp chỉ trìnhbày chỉ tiêu giá trị, trong khi báo cáo dự toán chi tiết được chi tiết theo từngđối tượng Phụ lục số 9 minh họa báo cáo theo dõi chi phí nhân công trực tiếpchi tiết cho từng mặt hàng

* Báo cáo chi phí sản xuất chung

Báo cáo chi phí sản xuất chung giúp theo dõi tình hình chi phí sản xuấtchung phát sinh trên thực tế Thông thường báo cáo chi phí sản xuất chungđược thiết lập như sau:

+ Thời điểm lập: Báo cáo này được lập cho từng tháng, từng quý, từngnăm để ước tính chi phí dự tính cho kỳ đến

+ Nơi nhận thông tin báo cáo: Phòng kế hoạch sản xuất, phòng Tài chính, Phòng kế toán

+ Cơ sở lập: Sổ chi tiết và sổ tổng hợp chi phí sản xuất chung trong kỳ theo đối tượng tập hợp chi phí

+ Phương pháp lập: Căn cứ vào các sổ chi tiết và sổ tổng hợp chi phísản xuất chung, tiến hành liệt kê các khoản mục chi phí theo từng đối tượngtập hợp chi phí

+ Hình thức của báo cáo: Báo cáo trình bày các thông tin về Thời gianlao động trực tiếp, biến phí sản xuất chung cho 1 giờ sản xuất trực tiếp, tổngbiến phí sản xuất chung, tổng định phí sản xuất chung và tổng chi phí sản xuấtchung được lập tổng hợp cả đơn vị Phụ lục số 10 minh họa báo cáo chi phí sản xuất chung

Trang 37

- Báo cáo chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp

Báo cáo chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp giúp theo dõi thực tếbiến phí và định phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp phát sinh tại doanhnghiệp để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ Thông thường báo cáo chi phí bán hàng

và QLDN được thiết lập như sau:

+ Thời điểm lập: Báo cáo này được lập cho từng tháng, từng quý, từngnăm

+ Nơi nhận thông tin báo cáo: Phòng Tài chính, Trưởng Phòng kế toán, Ban Tổng giám đốc

+ Cơ sở lập: Sổ chi tiết và sổ tổng hợp chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp trong kỳ

+ Phương pháp lập: Căn cứ vào sổ chi tiết và sổ tổng hợp chi phí bánhàng và quản lý doanh nghiệp, tiến hành liệt kệ các khoản mục chi phí theotừng đối tượng tập hợp

+ Hình thức của báo cáo: Báo cáo trình bày các thông tin về số lượngsản phẩm tiêu thụ trong kỳ, biến phí bán hàng đơn vị, biến phí quản lý doanhnghiệp đơn vị, tổng biến phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp đơn vị, tổngbiến phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp, định phí bán hàng, định phí quản

lý doanh nghiệp và tổng chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp, được lậptổng hợp và chi tiết Báo cáo tổng hợp chỉ trình bày chỉ tiêu giá trị, trong khibáo cáo dự toán chi tiết được chi tiết theo từng đối tượng Phụ lục số 11 minhhọa báo cáo chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp cho từng mặt hàng

- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

Báo cáo lợi nhuận giúp xác định lợi nhuận của đơn vị, từ đó nhận rađơn vị hoạt động có hiệu quả không Báo cáo này còn là cơ sở để kiểm soát

và đánh giá tình hình thực hiện dự toán đã đề ra Thông thường báo cáo kếtquả hoạt động kinh doanh được thiết lập như sau:

Trang 38

+ Thời điểm lập: Báo cáo này được lập cho từng năm để xác định kết quả kinh doanh của năm.

+ Nơi nhận thông tin báo cáo: Ban Tổng giám đốc

+ Cơ sở lập: căn cứ vào sổ chi tiết và sổ tổng hợp doanh thu, chi phí trong kỳ lập báo cáo

+ Phương pháp lập: Theo phương pháp số dư đảm phí, báo cáo đượclập theo cách lấy doanh thu trừ biến phí để tính ra số dư đảm phí, sau đó lấy

số dư đảm phí trừ các định phí để tính ra lợi nhuận thuần

+ Hình thức của báo cáo: Báo cáo trình bày các thông tin về doanh thutiêu thụ của sản phẩm, biến phí giá vốn, biến phí bán hàng và quản lý doanhnghiệp, số dư đảm phí, định phí sản xuất chung, định phí bán hàng và quản lýdoanh nghiệp, lợi nhuận thuần được lập tổng hợp và chi tiết Báo cáo tổnghợp chỉ trình bày chỉ tiêu giá trị, trong khi báo cáo dự toán chi tiết được chitiết theo từng đối tượng Bảng 1.17 minh họa báo cáo kết quả hoạt động kinhdoanh chi tiết cho từng mặt hàng

Trang 39

Bảng 1.6 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

6 Định phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp

7 Lợi nhuận thuần

1.2.4

a

Công tác kiểm soát và đánh giá tình hình thực hiện dự toán giúp kiểmtra, đánh giá các công việc đã thực hiện so với kế hoạch đã lập ra, từ đó nhậnthấy những bộ phận nào đang thực hiện tốt kế hoạch, tìm ra những bộ phậnnào chưa đạt kế hoạch Dựa vào kết quả đó, đề xuất phương án hiệu chỉnh dựtoán đã được lập cho phù hợp, chấn chỉnh công tác thực hiện và hỗ trợ các bộphận hoàn thành nhiệm vụ

b Mục đích của kiểm soát và đánh giá

Báo cáo kiểm soát và đánh giá giúp kiểm soát và đánh giá tổng quan vàchi tiết về kết quả thực hiện dự toán Những chỉ tiêu được quan tâm sẽ đượcđánh giá giữa số liệu thực hiện và số liệu dự toán, sau đó đánh giá chi tiết cáckhoản mục của nó để nhận biết những chênh lệch, tìm ra những bất ổn của cáckhoản mục đánh giá

c

báo cáo phục vụ việc ra quyết định

- Các báo cáo kiểm soát và đánh giá

+ Báo cáo kiểm soát và đánh giá tình hình thực hiện dự toán

+ Báo cáo kiểm soát và đánh giá tình hình thực hiện dự toán được lập

Trang 40

cho toàn Công ty và cho từng bộ phận.

+ Thời điểm lập: Báo cáo này được lập cho từng năm và theo yêu cầu nhà quản lý

+ Nơi nhận thông tin báo cáo: Ban Tổng giám đốc

+ Cơ sở lập: căn cứ vào các báo cáo dự toán và các báo cáo thực hiện tại Công ty

+ Phương pháp lập: căn cứ vào số liệu trên các báo cáo dự toán, báocáo thực hiện, sổ chi tiết và tổng hợp của các khoản mục để lập Báo cáo kiểmsoát và đánh giá Xác định chênh lệch giữa kỳ thực hiện và kỳ dự toán hoặcchênh lệch giữa kỳ thực hiện và kỳ thực hiện trước để nhận diện những khoảnmục cần phải kiểm soát và phân tích

- Hình thức của báo cáo: Báo cáo trình bày các thông tin về tình hìnhthực hiện, kế hoạch, thực hiện kỳ trước, chênh lệch so với kế hoạch, tỷ lệhoàn thành kế hoạch, chênh lệch so với kỳ trước, tỷ lệ hoàn thành so với kỳtrước, được lập tổng hợp và chi tiết Báo cáo tổng hợp chỉ trình bày chỉ tiêugiá trị, trong khi báo cáo dự toán chi tiết được chi tiết theo từng đối tượng.Phụ lục số 12 minh họa báo cáo kiểm soát và đánh giá tình hình thực hiện dựtoán của đơn vị

Báo cáo kiểm soát và đánh giá này giúp doanh nghiệp đánh giá đượcchênh lệch của các chỉ tiêu và từ đó áp dụng phương pháp phép tương đối vàtuyệt đối, phương pháp thay thế, so sánh liên hoàn để xác định mức ảnhhưởng của từng nhân tố đến chỉ tiêu cần đánh giá Tuy nhiên chỉ nên áp dụngphương pháp này đối với những chỉ tiêu quá biến động hoặc cần phân tíchsâu

+ Báo cáo kiểm soát doanh thu

Báo cáo kiểm soát doanh thu nhằm cung cấp cho nhà quản lý thông tin

về doanh thu theo từng khu vực kinh doanh, theo loại hình kinh doanh

Ngày đăng: 28/05/2019, 15:36

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w