1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoàn thiện báo cáo kế toán quản trị tại công ty TNHH nến nguyên quang minh

111 112 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 111
Dung lượng 3,83 MB

Nội dung

Báo cáo kế toán quản trị Báo cáo kế toán là sản phẩm cuối cùng của quá trình kế toán số liệu, nóđược lập dựa trên cơ sở tổng hợp số liệu từ các sổ kế toán, theo các chỉ tiêukinh tế - tài

Trang 2

HOÀN THIỆN BÁO CÁO KẾ TOÁN QUẢN TRỊ TẠI CÔNG TY TNHH NẾN NGUYÊN QUANG

Trang 4

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 2

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2

4 Phương pháp nghiên cứu 2

5 Bố cục của đề tài 3

6 Tổng quan tài liệu nghiên cứu 3

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BÁO CÁO KẾ TOÁN QUẢN TRỊ TRONG DOANH NGHỆP SẢN XUẤT 7

1.1 TỔNG QUAN VỀ BÁO CÁO KẾ TOÁN QUẢN TRỊ 7

1.1.1 Khái niệm 7

1.1.2 Vai trò của báo cáo kế toán quản trị 9

1.1.3 Thông tin trên báo cáo kế toán quản trị 10

1.1.4 Yêu cầu đối với báo cáo kế toán quản trị 11

1.2 NHU CẦU THÔNG TIN KẾ TOÁN CỦA NHÀ QUẢN TRỊ 12

1.3 HỆ THỐNG BÁO CÁO KẾ TOÁN QUẢN TRỊ TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT 14

1.3.1 Hệ thống báo cáo dự toán 14

1.3.2 Hệ thống báo cáo thực hiện 23

1.3.3 Hệ thống các báo cáo kiểm soát đánh giá 26

1.3.4 Hệ thống các báo cáo phân tích các kịch bản cho việc ra quyết định 27

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 31

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG VỀ BÁO CÁO KẾ TOÁN QUẢN TRỊ TẠI CÔNG TY TNHH NẾN NGUYÊN QUANG MINH 32

2.1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH NẾN NGUYÊN QUANG MINH .32

Trang 5

2.1.3 Bộ máy kế toán của Công ty TNHH Nến Nguyên Quang Minh 36

2.2 THỰC TRẠNG VỀ BÁO CÁO KẾ TOÁN QUẢN TRỊ TẠI CÔNG TY TNHH NẾN NGUYÊN QUANG MINH 38

2.2.1 Khái quát hệ thống báo cáo kế toán quản trị tại Công ty TNHH Nến Nguyên Quang Minh 38

2.2.2 Hệ thống báo cáo kế toán quản trị tại Công ty TNHH Nến Nguyên Quang Minh 41

2.3 NHU CẦU THÔNG TIN VỀ BÁO CÁO KẾ TOÁN QUẢN TRỊ TẠI CÔNG TY TNHH NẾN NGUYÊN QUANG MINH 59

2.3.1 Nhu cầu thông tin theo từng cấp quản trị 59

2.3.2 Nhu cầu thông tin về dự toán ngân sách 61

2.3.3 Nhu cầu thông tin về quá trình thực hiện, kiểm soát và đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh 62

2.3.4 Nhu cầu thông tin trong việc ra quyết định 63

2.3.5 Nhận xét về khả năng đáp ứng nhu cầu quản trị của các báo cáo kế toán quản trị tại Công ty TNHH Nến Nguyên Quang Minh 64

2.4 ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG BÁO CÁO KẾ TOÁN QUẢN TRỊ TẠI CÔNG TY TNHH NẾN NGUYÊN QUANG MINH 67

2.4.1 Ưu điểm 67

2.4.2 Nhược điểm 67

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2……… 68

CHƯƠNG 3 HOÀN THIỆN BÁO CÁO KẾ TOÁN QUẢN TRỊ TẠI CÔNG TY TNHH NẾN NGUYÊN QUANG MINH 70

3.1 MỤC TIÊU VÀ CƠ SỞ HOÀN THIỆN BÁO CÁO KẾ TOÁN QUẢN TRỊ TẠI CÔNG TY 70

Trang 6

Nguyên Quang Minh 71

3.2 HOÀN THIỆN BÁO CÁO KẾ TOÁN QUẢN TRỊ TẠI CÔNG TY 72

3.2.1 Phân loại chi phí theo cách ứng xử 72

3.2.2 Hoàn thiện báo cáo dự toán 74

3.2.3 Hoàn thiện báo cáo thực hiện và kiểm soát đánh giá 80

3.2.4 Hoàn thiện báo cáo phân tích 83

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 89

KẾT LUẬN 90

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI

Trang 7

CP Chi phí

Trang 8

2.2 Báo cáo dự toán tiêu thụ 44

2.4 Báo cáo dự toán chi phí nguyên liệu sáp Parafin Quý I 472.5 Báo cáo dự toán cung ứng nguyên liệu sáp Parafin 492.6 Báo cáo dự toán chi phí nhân công trực tiếp 50

2.8 Báo cáo dự toán chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp 52

2.10 Báo cáo tình hình tiêu thụ sản phẩm quý I 572.11 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh quý I 59

3.1 Bảng phân loại các khoản mục chi phí theo cách ứng xử 73

3.3 Báo cáo dự toán chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp 753.4 Báo cáo dự toán chi tiết chi phí tại trụ sở chính / VP đại diện 763.5 Báo cáo dự toán tiêu thụ theo kênh bán hàng và khu vực 77

3.8 Báo cáo tình hình tiêu thụ theo kênh bán hàng và khu vực 81

3.10 Báo cáo phân tích phương án kinh doanh – Sản lượng cần để 85

đạt lợi nhuận mục tiêu

3.11 Báo cáo phân tích chênh lệch lợi nhuận giữa phương pháp tiếp 87

tục sản xuất hay loại bỏ mặt hàng RID1533A

3.12 Báo cáo phân tích phương án kinh doanh – giảm giá hàng bán 88

Trang 9

1.1 Sơ đồ mối quan hệ giữa thông tin kế toán và các chức 14

năng quản lý trong doanh nghiệp

1.2 Hệ thống báo cáo dự toán của doanh nghiệp sản xuất 162.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy Công ty TNHH Nến Nguyên 33

Quang Minh

2.3 Sơ đồ hệ thống báo cáo kế toán quản trị tại Công ty 39

TNHH Nến Nguyên Quang Minh

Trang 10

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong điều kiện nền kinh tế mang tính cạnh tranh cao như hiện nay,doanh nghiệp cần tạo được ưu thế cạnh tranh, nâng cao hiệu quả kinh doanh.Như vậy, để có thể tồn tại và phát triển đòi hỏi các nhà quản trị doanh nghiệpphải đưa ra các quyết định kinh doanh phù hợp và nhanh chóng

Một trong những nguồn thông tin quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đếnquyết định của nhà quản trị đó là thông tin kế toán quản trị Kế toán quản trị làmột trong những công cụ hỗ trợ hết sức to lớn trong việc cung cấp thông tingiúp nhà quản trị doanh nghiệp có những căn cứ khoa học và hiệu quả choviệc xây dựng kế hoạch, kiểm soát và ra quyết định sản xuất kinh doanh mộtcách chính xác và toàn diện

Hệ thống báo cáo quản trị là sản phẩm cuối cùng của quá trình kế toán,

là sự phản hồi trong hoạt động quản lý, cung cấp các thông tin cần thiết choquản lý doanh nghiệp Do mỗi đơn vị có nhu cầu quản lý khác nhau, tổ chức

bộ máy quản lý khác nhau và năng lực kế toán viên cũng không đồng đều nêncác báo cáo kế toán quản trị ở mỗi đơn vị đều có đặc thù riêng, hết sức đadạng

Hiện nay, việc áp dụng kế toán quản trị đã trở nên cần thiết và rộng rãihơn, tuy nhiên mức độ quan tâm dành cho kế toán quản trị vẫn còn hạn chế.Chưa phải công ty nào cũng sử dụng đầy đủ và hợp lí các báo cáo kế toánquản trị trong quá trình hoạt động

Công ty TNHH Nến Nguyên Quang Minh là công ty chuyên sản xuất cácloại nến cao cấp và nến thơm Hơn 10 năm hoạt động, sản phẩm của Công tyhiện đang có mặt trên thị trường cả nước thông qua 300 cửa hàng, siêu thị sỉ

và lẻ, quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty ngày càng được mởrộng Do đó nhu cầu cung cấp thông tin quản trị ngày càng tăng Cũng như

Trang 11

tình hình chung hiện nay, tuy Công ty đã xây dựng hệ thống báo cáo kế toánquản trị của mình nhưng vẫn còn những hạn chế và thiếu sót Xuất phát từnhững lý do trên, cùng với sự cần thiết của thông tin kế toán cho quản lý trong

bối cảnh cạnh tranh, tôi đã chọn đề tài: “Hoàn thiện báo cáo kế toán quản trị tại Công ty TNHH Nến Nguyên Quang Minh” làm đề tài nghiên cứu luận

văn của mình

2 Mục tiêu nghiên cứu

Luận văn hướng đến các mục tiêu sau:

 Đánh giá tính hữu ích của hệ thống báo cáo kế toán quản trị để phục

vụ công tác quản trị tại công ty Đồng thời tìm hiểu nhu cầu thông tin của nhàquản trị tại đơn vị

 Đưa ra các giải pháp để hoàn thiện hệ thống báo cáo kế toán quản trịtại đơn vị

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu

Nghiên cứu các vấn đề về báo cáo kế toán quản trị trong doanh nghiệpnhư công tác lập, sử dụng và phân tích báo cáo dự toán, báo cáo thực hiện,báo cáo kiểm soát và phân tích phục vụ cho việc ra quyết định tại công tyTNHH Nến Nguyên Quang Minh

- Phạm vi nghiên cứu

Các báo cáo kế toán quản trị tại Công ty TNHH Nến Nguyên QuangMinh được sử dụng trong năm 2016

4 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu tình huống được vận dụng để giải quyết mục tiêutrên Theo đó, toàn bộ cơ cấu tổ chức và đặc điểm sản xuất kinh doanh đượcphân tích, nghiên cứu kĩ lưỡng để làm rõ các đặc thù của công ty, qua đó

Trang 12

định hướng những tác động đối với kế toán quản trị Trên cơ sở đó, các yêucầu về thu thập dữ liệu được xác định.

Đối với dữ liệu thứ cấp, tác giả thu thập tài liệu liên quan đến báo cáo kếtoán quản trị của công ty để có cơ sở phân tích, đánh giá tính hữu ích của nó.Đối với dữ liệu sơ cấp, phương pháp phỏng vấn tay đôi được thực hiệnthông qua nhà quản lý các cấp để tìm hiểu nhu cầu của thông tin cho quản lícũng như ý kiến của họ về tính hữu ích của thông tin qua các báo cáo

6 Tổng quan tài liệu nghiên cứu

Kế toán quản trị là một công cụ đắc lực cho các nhà quản trị trong vấn đềquản lý hoạt động của tổ chức Nhà quản trị công ty cần rất nhiều loại thôngtin không thể tìm thấy trong các báo cáo của kế toán tài chính mà phải có sựtrợ giúp của KTQT Báo cáo KTQT chính là phương tiện để cung cấp nhữngthông tin đó cho các nhà quản trị, giúp cho việc ra các quyết định của họ có

cơ sở đúng đắn và thích hợp Cũng chính vì vậy, nội dung liên quan đến báocáo KTQT đã được rất nhiều tác giả chọn làm đề tài nghiên cứu

Giáo trình của Trương Bá Thanh (2008) nêu lên nội dung cơ sở lý luận vềKTQT như khái niệm, đặc điểm, vai trò của KTQT, phương pháp lập các báocáo KTQT cho doanh nghiệp Ngoài những phần có tính giới thiệu tổng quát về

Trang 13

KTQT, các phần còn lại được thiết kế theo quá trình của hoạt động quản lý, từcông tác hoạch định đến tổ chức, kiểm soát, đánh giá và ra quyết định Cácbáo cáo KTQT được hướng dẫn cách lập cụ thể, ví dụ minh họa và giải thích

rõ ràng.[11]

Tác giả Võ Văn Nhị (2011) nêu lên cơ sở lý luận về báo cáo tài chínhcũng như báo cáo kế toán quản trị Các nội dung về bản chất, vai trò, mụcđích của Báo cáo kế toán Đặc biệt là phần hướng dẫn cách lập đọc các báocáo rất cụ thể Sách hướng đến giới thiệu KTQT ở phương diện tổ chức ứngdụng Tác giả giới thiệu mô hình và cơ chế vận hành KTQT trong doanhnghiệp Việc tổ chức ứng dụng KTQT cần phù hợp với nhu cầu thông tinKTQT và đặc điểm quy mô của doanh nghiệp Doanh nghiệp có quyền lựachọn những hình thức tổ chức phù hợp và lựa chọn những báo cáo hữu ích.Phần hướng dẫn lập báo cáo KTQT có số liệu giả thiết và mẫu báo cáo minhhọa cho các doanh nghiệp quy mô lớn và nhỏ khác nhau [6]

Thông tư số 53/2006/TT-BTC ngày 12 tháng 06 năm 2006 của Bộ Tàichính hướng dẫn về Kế toán quản trị trong các Doanh nghiệp Thông tư nêu racác nội dung chủ yếu của kế toán quản trị, việc tổ chức hệ thống thông tin KTQT

có thể được thực hiện theo những quy định nội bộ của từng doanh nghiệp Phầnphụ lục có các mẫu báo cáo kế toán quản trị cho doanh nghiệp tham khảo.[12]

Đề tài luận văn Thạc sĩ của Nguyễn Thị Kim Dung (2009) có cơ sở lý luậnđược nêu rất chi tiết và phân tích đánh giá ưu nhược điểm của hệ thống báo cáoKTQT tại công ty Tác giả đã đưa ra các giải pháp hoàn thiện hệ thống báo cáoKTQT tại Công ty cổ phần May 10 Công ty cổ phần May 10 là công ty đa ngànhnghề nhưng hoạt động chủ yếu là hoạt động kinh doanh may công nghiệp Hiệnnay, hệ thống báo cáo quản trị của công ty cổ phần May 10 đã hình thành, tuynhiên vẫn chưa được đầy đủ và đảm bảo yêu cầu quản trị Hệ thống báo cáoKTQT của công ty gồm : Báo cáo dự toán, báo cáo tình hình thực hiện, báo cáo

Trang 14

phân tích Qua tìm hiểu, đánh giá và phân tích, tác giả đã đưa ra giải pháp hoànthiện các hệ thống báo cáo trên, góp ý thay đổi cách phân loại chi phí theo cáchứng xử chi phí, hoàn thiện các báo cáo dự toán, báo cáo vốn bằng tiền… bổ sungbáo cáo phục vụ việc ra quyết định vẫn chưa có tại công ty [1]

Đề tài luận văn Thạc sĩ của Nguyễn Thị Diễm Hương (2015) đã nêu lên được

cơ sở lý luận về báo cáo KTQT, thực trạng báo cáo KTQT tại công ty Công ty Cổ phần Dược Danapha có hệ thống báo cáo kế toán quản trị khá đầy đủ, quy trình lập báo cáo rõ ràng, các báo cáo KTQT được sử dụng gồm các báo cáo dự toán, báo cáo thực hiện và báo cáo kiểm soát đánh giá Tuy nhiên sau khi đi sâu tìm hiểu, tác giả đã đánh giá được các điểm hạn chế từ đó đưa ra giải pháp hoàn thiện cho hệ thống báo cáo KTQT của công ty Bổ sung báo cáo mua hàng và tồn kho, báo cáo nguyên vật liệu trả lại nhà cung cấp, báo cáo công nợ, chi phí được phân loại theo cách ứng xử, bổ sung báo cáo chi phí khối văn phòng [3]

Luận văn Thạc sĩ của Nguyễn Thị Phương ( 2015) đã hệ thống hóa cơ sở lýluận về báo cáo KTQT, đặc điểm của doanh nghiệp kinh doanh khách sạn : phụthuộc thời gian, theo mùa vụ, mức độ tập trung sức lao động cao hơn các ngànhsản xuất khác, tỷ trọng tài sản cố định trên tổng tài sản rất cao Tại công ty hệthống kế toán trách nhiệm rất được coi trọng, các báo cáo KTQT mang tính kịpthời cao, đa số được lập hàng ngày Qua tìm hiểu nghiên cứu, tác giả đưa ra một

số giải pháp hoàn thiện báo cáo KTQT tại công ty : phân loại chi phí theo cáchứng xử, lập báo cáo KQHĐKD theo số dư đảm phí và chi tiết theo từng bộ phận

Bổ sung báo cáo phân tích phục vụ kiểm soát và báo cáo phục vụ việc ra quyếtđịnh chọn nhà cung cấp, loại bỏ hay tiếp tục kinh doanh một bộ phận.[8]

Đề tài luận văn Thạc sĩ của Hoàng Kim Sơn (2007) đã trình bày những đặcđiểm về các báo cáo KTQT tại hệ thống siêu thị Medicare, đánh giá về tổ chứcKTQT Từ đó xây dựng hệ thống báo cáo KTQT cho hệ thống siêu thị Medicare.Doanh nghiệp có đặc điểm kinh doanh là siêu thị loại nhỏ, số lượng mặc hàng

Trang 15

lớn, hệ thống siêu thị tại nhiều địa điểm Với đặc điểm loại hình doanh nghiệpnhư vậy, tác giả đã đưa ra một số giải pháp xây dựng báo cáo KTQT tại công

ty Các báo cáo KTQT được quan tâm là hệ thống báo cáo dự toán và hệthống báo cáo kế toán trách nhiệm.[10]

Sau khi đọc và nghiên cứu các đề tài trên, tác giả nhận thấy các đề tài đều

có chung cơ sở lý luận về kế toán quản trị và báo cáo kế toán quản trị, từ đó đivào tìm hiểu, phân tích, đánh giá thực trạng báo cáo KTQT của doanh nghiệp.Tuy nhiên, các báo cáo và nghiên cứu trên chưa dựa vào nhu cầu thông tin củangười quản lý Trong khi đó nhu cầu là cơ sở quan trọng cho việc thiết lập báocáo KTQT Đây là khoản trống cần giải quyết trong luận văn này

Trang 16

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BÁO CÁO KẾ TOÁN QUẢN TRỊ

TRONG DOANH NGHỆP SẢN XUẤT

1.1 TỔNG QUAN VỀ BÁO CÁO KẾ TOÁN QUẢN TRỊ

1.1.1 Khái niệm

a Kế toán quản trị

Kế toán quản trị là bộ phận kế toán cung cấp thông tin cho những nhàquản lý tại doanh nghiệp thông qua các báo cáo kế toán nội bộ Khái niệm kếtoán quản trị được Hiệp hội kế toán Mỹ định nghĩa: “ là quá trình định dạng,

đo lường, tổng hợp, phân tích, lập báo biểu, giải trình và thông đạt các số liệutài chính và phi tài chính cho ban quản trị để lập kế hoạch, theo dõi và thựchiện kế hoạch trong phạm vi nội bộ một doanh nghiệp, đảm bảo việc sử dụng

có hiệu quả các tài sản và quản lý chặc chẽ các tài sản này” [11, tr 16-17]Một khái niệm khác về kế toán quản trị: kế toán quản trị là một công cụchuyên ngành kế toán nhằm thực hiện quá trình nhận diện, đo lường, tổnghợp và truyền đạt các thông tin hữu ích, giúp cho nhà quản trị doanh nghiệpthực hiện tốt các chức năng lập kế hoạch, kiểm tra, đánh giá và ra các quyếtđịnh trong quản lý [7, tr 11]

Theo Luật Kế toán Việt Nam do Quốc hội ban hành ngày 20/11/2015 tạichương I, điều 3, mục 10 và thông tư 53/2006/TT-BTC ngày 12/06/2006 của

Bộ Tài chính thì : Kế toán quản trị là việc thu thập, xử lý, phân tích và cungcấp thông tin kinh tế, tài chính theo yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế, tàichính trong nội bộ đơn vị kế toán Kế toán quản trị nhằm cung cấp các thôngtin về hoạt động nội bộ của doanh nghiệp, như: Chi phí của từng bộ phận(trung tâm chi phí), từng công việc, sản phẩm; phân tích, đánh giá tình hìnhthực hiện với kế hoạch về doanh thu, chi phí, lợi nhuận; quản lý tài sản, vật

tư, tiền vốn, công nợ; phân tích mối quan hệ giữa chi phí với khối lượng và

Trang 17

lợi nhuận; lựa chọn thông tin thích hợp cho các quyết định đầu tư ngắn hạn vàdài hạn; lập dự toán ngân sách sản xuất, kinh doanh; nhằm phục vụ việcđiều hành, kiểm tra và ra quyết định kinh tế Kế toán quản trị là công việc củatừng doanh nghiệp, Nhà nước chỉ hướng dẫn các nguyên tắc, cách thức tổchức và các nội dung, phương pháp kế toán quản trị chủ yếu tạo điều kiệnthuận lợi cho doanh nghiệp thực hiện [12]

Có nhiều quan điểm về kế toán quản trị được đưa ra, nhưng nhìn chung

kế toán quản trị có thể được định nghĩa như sau:

“Kế toán quản trị được xem như là quy trình định dạng, thu thập, kiểmtra, định lượng để trình bày, giải thích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính

về hoạt động của doanh nghiệp cho những nhà quản trị trong nội bộ doanhnghiệp thực hiện toàn diện các chức năng quản trị” [2, tr 15]

b Báo cáo kế toán quản trị

Báo cáo kế toán là sản phẩm cuối cùng của quá trình kế toán số liệu, nóđược lập dựa trên cơ sở tổng hợp số liệu từ các sổ kế toán, theo các chỉ tiêukinh tế - tài chính nhất định, nó phản ánh tình hình tài sản của doanh nghiệptại một thời điểm nhất định, phản ánh kết quả kinh doanh và tình hình sử dụngvốn trong một thời kỳ nhất định nhằm cung cấp cho các đối tượng sử dụngthông tin kế toán đánh giá, phân tích tình hình kinh tế - tài chính, quá trình sảnxuất kinh doanh và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp Trên cơ sở đó, cácđối tượng sử dụng thông tin có thể ra các quyết định cần thiết

Trong doanh nghiệp, báo cáo kế toán được chia làm hai loại: báo cáo tàichính và báo cáo kế toán quản trị

Báo cáo kế toán quản trị là loại báo cáo kế toán phản ảnh một cách chitiết, cụ thể tình hình tài sản, nguồn vốn, doanh thu, chi phí, công nợ và kết quảhoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp theo yêu cầu quản lý cụ thểcủa các cấp quản trị khác nhau trong doanh nghiệp Báo cáo KTQT giúp

Trang 18

các nhà quản trị doanh nghiệp phân tích, đánh giá, dự đoán tình hình tài chính,kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh Trên cơ sở đó, ra quyết định cho quản

lý kinh doanh của doanh nghiệp cho các kỳ sản xuất tiếp theo [7, tr 199]

1.1.2 Vai trò của báo cáo kế toán quản trị

Các chức năng cơ bản của quản trị doanh nghiệp là: Hoạch định, tổ chức,kiểm soát đánh giá, ra quyết định Báo cáo kế toán quản trị phục theo yêu cầuquản lý cụ thể của nhà quản lý trong doanh nghiệp, vì vậy vai trò của báo cáo kếtoán quản trị cũng thể hiện tương ứng với từng chức năng cơ bản của quản trị

a.Vai trò của báo cáo kế toán quản trị đối với việc hoạch định.

Trong việc hoạch định, nhà quản lý xây dựng các mục tiêu và vạch ranhững bước phải làm để đưa hoạt động của doanh nghiệp hướng về các mụctiêu đã xác định Vì vậy, các báo cáo kế toán quản trị phải cung cấp thông tincần thiết về tình hình tài chính, tình hình hoạt động của đơn vị để nhà quản lýđưa ra quyết định đáp ứng mục tiêu của tổ chức Báo cáo kế toán quản trị cóvai trò quan trọng trong việc truyền đạt, hướng dẫn nhà quản trị xây dựng kếhoạch ngắn hạn và dài hạn [11, tr 29]

b Vai trò của báo cáo kế toán quản trị đối với việc tổ chức điều hành

Trong việc tổ chức, nhà quản lý sẽ quyết định cách liên kết tốt nhất giữa

tổ chức, con người với các nguồn lực lại với nhau sao cho kế hoạch đượcthực hiện có hiệu quả nhất Báo cáo kế toán quản trị theo dõi thông tin kế toánquản trị kịp thời, tin cậy, đầy đủ, phản hồi về hiệu quả chất lượng các hoạtđộng đã, đang thực hiện, giúp nhà quản trị điều chỉnh, tổ chức lại hoạt độngdoanh nghiệp [11, tr 29]

c.Vai trò của báo cáo kế toán quản trị đối với việc kiểm soát, đánh giá

Việc kiểm soát, đánh giá là một bước rất quan trọng trong quản trị, nhằmđiều chỉnh đánh giá các công việc được thực hiện Kế toán quản trị cung cấp

Trang 19

các báo cáo hoạt động, so sánh giữa kết quả thực tế với dự toán đặt ra, chỉ ranhững tồn tại và cơ hội cần khai thác Các báo cáo quản trị này giúp nhà quảntrị kiểm soát việc thực hiện các chỉ tiêu dự toán, đưa ra biện pháp nâng caohiệu quả hoạt động cho doanh nghiệp [11, tr 30]

d.Vai trò của báo cáo kế toán quản trị đối với việc ra quyết định

Thông tin kế toán quản trị là thông tin chủ yếu để phân tích các khả năngkhi giải quyết một vấn đề Mỗi khả năng giải quyết vấn đề đều có những chiphí và lợi ích riêng có thể đo lường, qua đó nhà quản trị sẽ sử dụng để quyếtđịnh khả năng nào là tốt nhất

Đối với các quyết định có tính chiến lược, thông tin do báo cáo kế toánquản trị cung cấp phải hỗ trợ cho nhà quản trị xác định được mục tiêu của tổchức và đánh giá mục tiêu đó có thực hiện được trên thực tế hay không Đốivới các quyết định tác nghiệp, báo cáo kế toán quản trị cung cấp thông tingiúp nhà quản trị ra quyết định về việc sử dụng nguồn lực của tổ chức, giámsát các nguồn lực đó đã và đang được sử dụng như thế nào [11, tr 30-31]

1.1.3 Thông tin trên báo cáo kế toán quản trị

 Phân loại thông tin : Trên báo cáo KTQT, có nhiều loại thông tin,được thể hiện theo các cách khác nhau :

 Căn cứ vào đặc điểm thì thông tin KTQT được phân chia thành :Thông tin tài chính: là tất cả các yếu tố có được thông qua các báo cáotài chính (doanh thu, lợi nhuận, các khoản phải thu, phải trả, )

Thông tin phi tài chính: thông tin về rủi ro, kế hoạch kinh doanh, lĩnhvực hoạt động chủ yếu, thị phần trên thị trường, đánh giá của đối tác và kháchhàng,…

 Căn cứ vào thời gian phát sinh :

Thông tin quá khứ

Thông tin hiện tại

Trang 20

Thông tin hướng đến tương lai.

 Căn cứ vào phạm vi thông tin :

Thông tin bên trong doanh nghiệp

Thông tin bên ngoài doanh nghiệp

Có thể nói thông tin KTQT rất đa dạng và phong phú, phạm vi thông tin rộng, vượt ra ngoài phạm vi hệ thống kế toán tại doanh nghiệp [11, tr 21-22]

 Tính hữu ích của thông tin trên báo cáo KTQT

Mọi đối tượng sử dụng thông tin trên báo cáo KTQT đều mong đợi tínhhữu ích của thông tin mà họ sử dụng, qua đó nhà quản lý sẽ mạnh dạn đưa raquyết định phục vụ yêu cầu của mình

Những thông tin hữu ích trên báo cáo KTQT cũng có những đặc điểmgiống thông tin trên báo cáo tài chính : Tính dễ hiểu, thích hợp, đáng tin cậy,

Về tính so sánh, thông tin trên báo cáo KTQT giới hạn trong phạm vidoanh nghiệp, giới hạn trong các bộ phận hay chức năng nhất định trongdoanh nghiệp [6, tr 29-30]

Các thông tin được thể hiện trên báo cáo KTQT đảm bảo được tính hữuích sẽ giúp ích rất nhiều cho các nhà quản trị doanh nghiệp

1.1.4 Yêu cầu đối với báo cáo kế toán quản trị

Hệ thống báo cáo kế toán quản trị cần được xây dựng phù hợp với yêucầu cung cấp thông tin phục vụ quản lý nội bộ của từng doanh nghiệp cụ thể

Trang 21

Nội dung hệ thống báo cáo kế toán quản trị cần đảm bảo cung cấp đầy đủ

và đảm bảo tính so sánh được của các thông tin phục vụ yêu cầu quản lý, điềuhành và ra các quyết định kinh tế của doanh nghiệp

Các chỉ tiêu trong báo cáo kế toán quản trị cần phải được thiết kế phùhợp với các chỉ tiêu của kế hoạch, dự toán và báo cáo tài chính nhưng có thểthay đổi theo yêu cầu quản lý của các cấp

Số liệu để lập trên các báo cáo KTQT phải đảm bảo tính chính xác, trungthực và khách quan

Nội dung, phương pháp tính các chỉ tiêu trên báo cáo KTQT phải nhấtquán với nội dung và phương pháp tính toán các chỉ tiêu của báo cáo tàichính, các chỉ tiêu kế hoạch tương ứng và phải nhất quán giữa các kỳ vớinhau

Báo cáo KTQT được lập cần phải đơn giản, rõ ràng, dễ hiểu và thiết thựcđối với từng cấp quản trị khác nhau trong nội bộ doanh nghiệp

Những yêu cầu của hệ thống báo cáo KTQT có mối liên hệ mật thiết hữu

cơ, bổ sung cho nhau nhằm đáp ứng mọi yêu cầu quản lý kinh tế - tài chínhcủa các nhà quản trị doanh nghiệp [7, tr 200-201],[12]

1.2 NHU CẦU THÔNG TIN KẾ TOÁN CỦA NHÀ QUẢN TRỊ

Thông tin do kế toán quản trị cung cấp bản chất là thông tin kinh tế - tàichính và dòng thông tin này giúp cho nhà quản trị hoàn thành các chức năngquản trị của mình Vì vậy nhu cầu thông tin của nhà quản trị ở các chức năngkhác nhau được thể hiện như sau :

- Khi lập kế hoạch, nhà quản trị phải dự đoán, tiên liệu trước mục tiêu.

Vì vậy, ở giai đoạn này nhà quản trị cần các báo cáo dự toán, chiến lược sảnxuất kinh doanh, kế hoạch đầu tư, dự toán ngân sách hoạt động hàng năm Ví

dụ : từ thông tin của dự toán tiêu thụ, dự toán sản xuất, dự toán NVL, chi phí

Trang 22

nhân công… nhà quản trị tiên liệu, liên kết các nguồn lực, hạn chế rủi ro trongkinh doanh để đảm bảo mục tiêu kỳ tới.

- Khi tổ chức và điều hành, nhà quản trị cần và sử dụng một lượng rất

lớn thông tin kế toán, đặc biệt là những thông tin phát sinh hàng ngày để kịpthời điều hành, tổ chức hoạt động như thông tin về giá thành ước tính, thôngtin về giá bán, thông tin lợi nhuận từ các phương án sản xuất kinh doanh Kếtoán phải đảm bảo thông tin được cung cấp hằng ngày hoặc định kỳ theo yêucầu của nhà quản lý

- Khi kiểm tra, nhà quản trị sử dụng những thông tin thực tế, thông tin

chênh lệch giữa thực tế với kế hoạch, những thông tin kết hợp giữa thực tế với

dự báo đề điều chỉnh, đảm bảo tiến độ kế hoạch

-Khi ra quyết định, thông tin kế toán thường là nhân tố chính trong việc ra

quyết định của nhà quản trị Thông tin này giải thích, chứng minh cho các quyếtđịnh của nhà quản trị bằng những tiêu chuẩn, phương pháp quy định mang tínhthống nhất cao Điều này được thể hiện rõ qua bản chất của thông tin kế toán

Nó là thông tin mang tính chính xác cao, kịp thời, hữu ích nhất so với thôngtin từ những lĩnh vực, chuyên ngành khác [4, tr.16-18], [11, tr 29-31]

Một vấn đề cần lưu ý là nhu cầu thông tin KTQT thay đổi tùy thuộc vàocấp độ tổ chức, mỗi cấp quản lý khác nhau có nhu cầu thông tin khác nhau,mức độ khái quát của thông tin, đặc điểm thông tin, thời gian cung cấp thôngtin khác nhau Ví dụ, ở cấp độ quản lý phân xưởng nơi vận hành máy móc,nơi NVL được chế biến thành thành phẩm, thông tin KTQT được quan tâm làkiểm soát và cải tiến hoạt động Thông tin này mang tín thường xuyên vàkhông khái quát Ở cấp độ nhà quản lý cấp cao hơn, giám đốc công ty, thôngtin được quan tâm là thông tin khái quát mang tính chiến lược, cung cấp mộtbức tranh toàn cảnh về tình hình toàn công ty Vì vậy, để đáp ứng nhu cầu của

Trang 23

các cấp quản trị khác nhau, thông tin KTQT cần được xử lý cho phù hợp [6,

tr 7-9]

Có thể tóm tắt nhu cầu KTQT của nhà quản trị theo sơ đồ sau :

tổ

chức

Nguồn: Huỳnh Lợi (2009), Kế toán quản trị

Hình 1.1 Sơ đồ mối quan hệ giữa thông tin kế toán và các chức năng

quản lý trong doanh nghiệp 1.3 HỆ THỐNG BÁO CÁO KẾ TOÁN QUẢN TRỊ TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT

1.3.1 Hệ thống báo cáo dự toán

a Khái niệm dự toán

Dự toán là những dự kiến chi tiết chỉ rõ cách huy động và sử dụng tàisản, các nguồn lực khác theo định kỳ và được biểu diễn một cách có hệ thốngdưới dạng số lượng và giá trị [7, tr.133]

Từ khái niệm trên cho thấy dự toán là căn cứ vào các kế hoạch đã đượcxây dựng để thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch Sử dụng một cách có hiệu quả

Trang 24

tài sản, các nguồn nhân lực nhằm thực hiện được các mục tiêu cụ thể đã được

đề ra

b.Vai trò của dự toán

Việc lập dự toán sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có ý nghĩa rấtlớn đối với các cấp quản trị khác nhau trong nội bộ doanh nghiệp Cụ thể là :

Dự toán là cơ sở để triển khai, giám sát hoạt động và đánh giá chất lượngquản lý của các nhà quản trị Việc này nâng cao vai trò kế toán trách nhiệm

Dự toán sản xuất kinh doanh cung cấp những mục tiêu xác định để làmcăn cứ đánh giá việc thực hiện các mục tiêu đó Trên cơ sở so sánh đánh giámục tiêu hoạt động và kết quả thực tiễn

Dự toán sản xuất kinh doanh là phương tiện phối hợp toàn bộ hoạt độngsản xuất kinh doanh của từng bộ phận trong doanh nghiệp Đảm bảo cho các

kế hoạch của từng bộ phận phù hợp với các mục tiêu chung của cả doanhnghiệp

Trên cơ sở dự toán sản xuất kinh doanh, giúp nhà quản trị các cấp trongdoanh nghiệp phát hiện ra những khâu sản xuất kinh doanh trì trệ Từ đó ngănngừa hạn chế rủi ro trong hoạt động [7, tr 133-134], [11, tr 159-160]

c Hệ thống các báo cáo dự toán

Hệ thống báo cáo dự toán hàng năm của doanh nghiệp sản xuất thường

có những báo cáo dự toán sau đây

Trang 25

Hình 1.2 Hệ thống báo cáo dự toán của doanh nghiệp sản xuất

Tìm hiểu chi tiết về các báo cáo dự toán

Dự toán hoạt động

Báo cáo dự toán bán hàng hoặc dự toán tiêu thụ

- Mục đích: Đây là nền tảng của dự toán tổng thể, được lập đầu tiên và làcăn cứ để lập các dự toán khác Dự toán doanh thu dự kiến chi tiết về về mứctiêu thụ kỳ tới về khối lượng hàng tiêu thụ và doanh thu có thể đạt được

- Thời điểm lập : được lập từng tháng, quý, năm để ước tính doanh thu cung cấp hàng hóa dịch vụ dự tính cho kỳ tới

- Nơi nhận thông tin báo cáo : Phòng kế hoạch sản xuất, phòng kế toán, phòng nhân sự, Ban giám đốc

- Cơ sở lập : Dự toán tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp được lập dựa trênmức tiêu thụ ước tính với đơn giá bán kế hoạch Để ước tính được mức tiêu thụ

và đơn giá bán kế hoạch thường căn cứ vào các yếu tố: Khối lượng tiêu thụ sảnphẩm thực tế của các kỳ kinh doanh trước, chính sách giá cả trong

Trang 26

tương lai của doanh nghiệp, các đơn đặt hàng mà doanh nghiệp chưa thực hiện, các yếu tố khác…

- Phương pháp lập : Dự toán tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp đượclập bằng cách nhân khối lượng sản phẩm tiêu thụ dự toán với giá bán đơn vịsản phẩm dự toán

Báo cáo dự toán sản xuất

- Mục đích: Dự toán sản xuất sản phẩm của doanh nghiệp nhằm xác định

số lượng sản phẩm cần sản xuất trong năm để doanh nghiệp sẵn sàng thỏamãn đầy đủ yêu cầu của tiêu thụ Đồng thời đáp ứng cho cả nhu cầu dự trữsản phẩm tồn kho cuối kỳ của doanh nghiệp

- Thời điểm lập : được lập từng tháng, từng quý, từng năm

- Nơi nhận thông tin báo cáo : Quản lý sản xuất, phòng kế toán, Ban giám đốc

- Cơ sở lập: Dự toán sản xuất sản phẩm tiêu thụ được lập dựa trên các chỉtiêu sau

+ Số lượng sản phẩm cần tiêu thụ trong năm lấy từ dự toán tiêu thụ.+ Số lượng sản phẩm cần dự trữ cuối kỳ mong muốn : tính trên tỷ lệ phần trăm số lượng hàng bán kỳ tiếp theo

+ Số lượng sản phẩm tồn kho đầu kỳ : Số lượng tồn kho cuối kỳ trước

- Phương pháp lập : Dự toán sản xuất được tính bằng cách lấy số lượngsản phẩm cần tiêu thụ trong kỳ cộng với số lượng sản phẩm cần dự trữ cuối

kỳ trừ đi số lượng sản phẩm tồn kho đầu kỳ

Các báo cáo dự toán chi phí tại doanh nghiệp

• Báo cáo dự toán CP NVL TT

- Mục đích: Dự toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp của doanh nghiệpnhằm đảm bảo cho việc cung cấp đầy đủ, đúng chất lượng, chủng loại nguyênvật liệu trực tiếp và tính chất kịp thời cho sản xuất, giúp cho quá trình sản

Trang 27

xuất sản phẩm của doanh nghiệp diễn ra một cách nhịp nhàng, đúng kế hoạch.Ngoài ra, lập dự toán nguyên vật liệu trực tiếp còn đáp ứng cho nhu cầunguyên vật liệu trực tiếp dự trữ cuối kỳ.

- Thời điểm lập :được lập từng tháng, quý, năm để ước tính chi phí NVL

+ Số lượng NVL TT tồn kho đầu kỳ : Số lượng tồn kho cuối kỳ trước

- Phương pháp lập : Trước tiên, cần dự toán Số lượng sản phẩm cần sảnxuất trong kỳ sau đó dựa vào Định mức nguyên vật liệu để tính Khối lượngnguyên vật liệu trực tiếp cần dùng cho sản xuất trong kỳ bằng cách nhân haichỉ tiêu trên với nhau Sau đó căn cứ vào nguyên vật liệu trực tiếp dự trữ cuối

kỳ và nguyên vật liệu trực tiếp dự trữ đầu kỳ để tính ra Nguyên vật liệu cầnmua trong kỳ Nguyên vật liệu cần mua trong kỳ bằng Khối lượng NVL TTcần dùng trong kỳ cộng với NVL TT dự trữ cuối kỳ trừ đi Khối lượng NVL

TT dự trữ đầu kỳ

• Báo cáo dự toán CP NC TT

- Mục đích: Dự toán chi phí nhân công trực tiếp giúp quản trị doanhnghiệp có thể chủ động trong việc sử dụng lao động một cách có hiệu quảnhất, tránh tình trạng thiếu hoặc thừa lao động, gây khó khăn cho quá trìnhsản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Mặt khác, dự toán chi phí nhân côngtrực tiếp cũng là cơ sở để lập dự toán tiền mặt trong năm của doanh nghiệp

- Thời điểm lập : được lập từng tháng, từng quý, từng năm

Trang 28

- Nơi nhận thông tin báo cáo : phòng kế hoạch sản xuất, phòng kế toán.

- Cơ sở lập : Dự toán chi phí nhân công trực tiếp có thể được lập dựa vàotổng mức thời gian lao động đã hao phí theo giờ công và đơn giá tiền lươngcho một giờ công hao phí hoặc có thể căn cứ vào khối lượng sản phẩm haycông việc đã dự toán trong kỳ với chi phí tiền lương cho một đơn vị sản phẩmhay công việc

- Phương pháp lập : Có hai cách lập dự toán chi phí nhân công trực tiếp Cách 1: Dự toán chi phí nhân công trực tiếp trong kỳ được tính bằng Tổngcủa Khối lượng thời gian lao động hao phí cho từng loại sản phẩm nhân vớiĐơn giá tiền lương cho một đơn vị thời gian lao động hao phí cho loại sảnphẩm đó

Cách 2: Dự toán chi phí nhân công trực tiếp trong kỳ được tính bằng Tổngcủa Khối lượng sản phẩm đã dự toán trong kỳ của từng loại sản phẩm nhânvới Đơn giá tiền lương của một đơn vị sản phẩm đó

• Báo cáo dự toán chi phí sản xuất chung

- Mục đích: Dự toán chi phí sản xuất chung nhằm xác định tổng chi phísản xuất chung dự kiến để giúp nhà quản trị doanh nghiệp trong việc lập kếhoạch và kiểm soát chi phí sản xuất chung một cách thuận tiện

- Thời điểm lập : được lập từng tháng, từng quý, từng năm

- Nơi nhận thông tin báo cáo : phòng kế hoạch sản xuất, phòng kế toán

- Cơ sở lập : Dự toán chi phí sản xuất chung của doanh nghiệp thường được xác định theo định phí và biến phí sản xuất chung

- Phương pháp lập : Tổng chi phí sản xuất chung dự kiến được tính bằngTổng biến phí sản xuất chung dự kiến cộng với Tổng định phí sản xuất chung

dự kiến

• Báo cáo dự toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp

Trang 29

- Mục đích: Mục đích lập dự toán nhằm xác định tổng chi phí dự kiến vềchi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp, là các khoản chi phí ướctính sẽ phát sinh trong kỳ dự toán trong lĩnh vực ngoài sản xuất Dự toán chiphí bán hàng là dự toán các khoản chi phí phát sinh ở khâu tiêu thụ sảnphẩmhàng hóa, còn dự toán chi phí quản lý doanh nghiệp là dự toán cáckhoản chi phí phát sinh trong quá trình quản lý doanh nghiệp Có thể lập dựtoán hai loại chi phí này căn cứ vào tính chất tác động của chi phí theo kết quảhoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

- Thời điểm lập : được lập từng tháng, từng quý, từng năm

- Nơi nhận thông tin báo cáo : phòng kinh doanh, phòng kế toán, ban giám đốc

- Cơ sở lập :dự toán doanh thu (các khoản chi phí phát sinh kèm theodoanh thu), các bản dự thảo nhỏ hơn và các bản dự thảo cá nhân về chi phí donhững người có trách nhiệm ở bộ phận bán hàng và quản lý lập

- Phương pháp lập : Để lập dự toán, trước tiên là xác định chi phí bánhàng và chi phí quản lý khả biến bằng cách lấy số lượng sản phẩm tiêu thụ dựkiến nhân với chi phí bán hàng và quản lý cho một đơn vị sản phẩm, sau đócộng với chi phí bán hàng và chi phí quản lý bất biến để tính tổng chi phí bánhàng và quản lý dự kiến

Báo cáo dự toán giá thành

- Mục đích: Báo cáo giúp dự toán giá thành đơn vị sản phẩm, là căn cứ

để lập dự toán giá vốn hàng bán

- Thời điểm lập : Báo cáo được lập hàng năm để ước tính giá thành nămđến

- Nơi nhận thông tin báo cáo : Quản lý nhà máy sản xuất, ban giám đốc

- Cơ sở lập : căn cứ các dự toán CP NVL TT, CP NCTT, CP SXC

Trang 30

- Phương pháp lập : Tổng hợp ba khoản mục chi phí CP NVL TT, CPNCTT, CP SXC, sử dụng phương pháp tính giá thành để tính giá thành sảnphẩm.

Báo cáo dự toán giá vốn hàng bán

- Mục đích: Báo cáo này giúp dự toán giá vốn từng chủng loại sản phẩmcần sản xuất trong năm tới, làm căn cứ cho dự toán kết quả hoạt động kinhdoanh

- Thời điểm lập : Hàng năm

- Nơi nhận thông tin báo cáo : quản lý nhà máy, Ban giám đốc

- Cơ sở lập : căn cứ vào số lượng sản phẩm sản xuất theo dự toán, giá thành dự toán, số lượng sản phẩm dự trữ cuối kỳ

- Phương pháp lập : Dự toán giá vốn hàng bán bằng tổng giá thành sảnphẩm sản xuất trong kỳ theo dự toán và giá thành sản phẩm tồn đầu kỳ, trừ đigiá thành sản phẩm tồn cuối kỳ thực tế

Dự toán tài chính

Báo cáo kết quả kinh doanh dự toán

- Mục đích: Lập dự toán kết quả kinh doanh nhằm mục đích cung cấp vềtình hình thu nhập của doanh nghiệp vào cuối kỳ kế hoạch nếu mọi hoạt độngkinh doanh diễn ra theo đúng dự kiến Ngoài ra báo cáo được lập theo dạng

số dư đảm phí nên rất thuận lợi cho việc xác định số thu nhập dự toán

- Thời điểm lập : hàng năm, dựa trên các báo cáo dự toán đã thực hiện

- Nơi nhận thông tin báo cáo : ban giám đốc

- Cơ sở lập : Các yếu tố trong dự toán kết quả kinh doanh được lấy từ dựtoán doanh thu và dự toán chi phí

- Phương pháp lập : Dự toán kết quả kinh doanh thường được lập theohai dạng là dự toán kết quả kinh doanh theo phương pháp trực tiếp (theo số

dư đảm phí) và phương pháp toàn bộ (theo chức năng chi phí)

Trang 31

- Mục đích: Dự toán vốn bằng tiền nhằm cung cấp về tình hình lưuchuyển tiền tệ của doanh nghiệp vào cuối kỳ kế hoạch nếu mọi kế hoạch kinhdoanh diễn ra đúng dự kiến Việc lập dự toán này sẽ giúp doanh nghiệp táchđược số dư tiền mặt với nhu cầu sử dụng tiền để từ đó nhà quản lý có thể sửdụng số tiền mặt dư ra để đầu tư ngắn hạn Mặt khác, báo cáo dự toán tiềncũng sẽ giúp cho việc tính toán để đảm bảo thấy trước sự thiếu hụt về tiền chohoạt động kinh doanh và cho các khoản mua sắm lớn, từ đó có kế hoạch vaymượn tiền được lập ra nhằm đảm bảo chắc chắn rằng các khoản vay sẽ có sẵn

để đáo ứng sự thiếu hụt về tiền Ngoài ra qua dự toán này cũng giúp cho việclập kế hoạch trả nợ, trả lãi vay, trả cổ tức

- Thời điểm lập : hàng năm, hàng quý và nhiều khi cần thiết phải lập hàng tháng, tuần, ngày

- Nơi nhận thông tin báo cáo : Ban giám đốc

- Cơ sở lập : Dựa vào dự toán doanh thu (lượng tiền dự kiến thu được),

dự toán chi phí và yêu cầu mức dự trữ tiền tối thiểu

- Phương pháp lập : Các chỉ tiêu được lấy từ các dự toán chi tiết như dựtoán doanh thu (các khoản sẽ thu được), dự toán chi phí (các khoản chi sẽđược chi ra không bao gồm cả các khoản chi không bằng tiền như chi phíkhấu hao tài sản cố định, chi phí phân bổ công cụ dụng cụ) Thực chất củakhoản thu chi bao gồm các khoản thực thu và thực chi bằng tiền Trên cơ sởtổng hợp doanh thu và chi phí tính toán phần cân đối thu chi (nếu bội chi,quản lý doanh nghiệp cần lập dự toán vay thêm tiền mặt ở ngân hàng hoặc cácđơn vị tổ chức hoặc cá nhân khác, nếu bội thu, quản trị doanh nghiệp cần lập

dự toán để thanh toán các khoản nợ vay hoặc đầu tư vào các hoạt động tàichính ngắn hạn…)

Trang 32

- Mục đích: Dự toán Bảng cân đối kế toán nhằm cung cấp tình hình tàisản và nguồn vốn của doanh nghiệp và cuối kỳ kế hoạch nếu mọi hoạt độngdiễn ra theo đúng dự kiến.

- Thời điểm lập : hàng năm

- Nơi nhận thông tin báo cáo : Ban giám đốc

- Cơ sở lập : Để lập được dự toán Bảng cân đối kế toán, dựa vào các dự toán chi tiết và các dự toán tổng hợp, bảng cân đối kế toán năm trước

- Phương pháp lập : Căn cứ vào bảng cân đối kế toán dự tính đầu kỳ kếhoạch, tiến hành điều chỉnh các khoản mục bên phần tài sản và nguồn vốn,bằng những sự kiện dự kiến sẽ xảy ra trong năm kế hoạch

1.3.2 Hệ thống báo cáo thực hiện

a Vai trò

Hệ thống báo cáo thực hiện cung cấp cho nhà quản lý những thông tin vềtình hình hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ : tình hình doanh thu, chiphí, lợi nhuận…Giúp nhà quản lý theo dõi kịp thời, đầy đủ các hoạt động tạicông ty, là cơ sở để đánh giá tình hình thực hiện các dự toán đã đề ra

b Hệ thống báo cáo thực hiện

Báo cáo thực hiện về doanh thu

 Báo cáo bán hàng

- Mục đích: cung cấp cho nhà quản lý những thông tin về tình hình tiêu thụ của các sản phẩm bán ra, số tiền thu được từ quá trình tiêu thụ trong kỳ

- Thời điểm lập : từng tháng, từng quý, từng năm

- Nơi nhận thông tin báo cáo : phòng kế toán, kinh doanh, ban giám đốc

- Cơ sở lập : dựa vào sản lượng thực tế bán ra và đơn giá bán của sảnphẩm

Trang 33

- Phương pháp lập : Để lập được báo cáo bán hàng, cần căn cứ vào sổ chi tiết bán hàng của từng loại sản phẩm trong quá trình tiêu thụ.

Báo cáo thực hiện về chi phí

 Báo cáo sản xuất

- Mục đích: Lập báo cáo sản xuất nhằm cung cấp các số liệu về tình hìnhsản xuất của doanh nghiệp theo từng loại sản phẩm, từng công đoạn sản xuất,từng dây chuyền sản xuất hoặc theo từng phân xưởng sản xuất, hay lập chotoàn doanh nghiệp

- Thời điểm lập : từng tháng, từng quý, từng năm

- Nơi nhận thông tin báo cáo : phòng kế hoạch sản xuất, kế toán

- Cơ sở lập : Số lượng sản phẩm thực tế sản xuất, số lượng sản phẩm còncuối kỳ và số lượng sản phẩm tồn kho đầu kỳ

- Phương pháp lập : Căn cứ vào các số liệu chi tiết về tình hình sản xuất

và nhập kho sản phẩm trong kỳ theo từng loại sản phẩm, theo dây chuyền sảnxuất, theo phân xưởng sản xuất

 Báo cáo chi phí NVL TT và chi phí NCTT

- Mục đích: giúp theo dõi tình hình phát sinh chi phí NVL TT và chi phíNCTT

- Thời điểm lập : từng tháng, từng quý, từng năm

- Nơi nhận thông tin báo cáo : phòng kế hoạch sản xuất, kế toán

- Cơ sở lập : sổ chi tiết và tổng hợp chi phí NVL TT và chi phí NCTTtrong kỳ theo đối tượng tập hợp chi phí

- Phương pháp lập : căn cứ vào các sổ chi tiết trên, tiến hành liệt kê các khoản mục chi phí theo từng đối tượng tập hợp chi phí

 Báo cáo chi phí SXC

- Mục đích: giúp theo dõi tình hình phát sinh chi phí SXC trên thực tế

- Thời điểm lập : từng tháng, từng quý, từng năm

Trang 34

- Nơi nhận thông tin báo cáo : phòng kế hoạch sản xuất, kế toán

- Cơ sở lập : sổ chi tiết và tổng hợp chi phí SXC trong kỳ theo đối tượng tập hợp chi phí

- Phương pháp lập : căn cứ vào các sổ chi tiết và tổng hợp CP SXC, tiến hành liệt kê các khoản mục chi phí theo từng đối tượng tập hợp chi phí

 Báo cáo chi phí BH&QLDN

- Mục đích: giúp theo dõi thực tế định phí, biến phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp phát sinh tại doanh nghiệp

- Thời điểm lập : từng tháng, từng quý, từng năm

- Nơi nhận thông tin báo cáo : Ban giám đốc

- Cơ sở lập : sổ chi tiết và tổng hợp chi phí BH&QLDN trong kỳ

- Phương pháp lập : căn cứ vào các sổ chi tiết và tổng hợp BH&QLDN,tiến hành liệt kê các khoản mục chi phí theo từng đối tượng tập hợp chi phí

Báo cáo thực hiện về lợi nhuận

 Báo cáo KQ HĐKD

- Mục đích: giúp xác định lợi nhuận của doanh nghiệp, từ đó nhận ra hoạtđộng của doanh nghiệp có hiệu quả hay không Báo cáo này cũng là cơ sở đểđánh giá, kiểm soát tình hình thực hiện dự toán

- Thời điểm lập : hàng năm

- Nơi nhận thông tin báo cáo : ban giám đốc

- Cơ sở lập : sổ chi tiết, tổng hợp doanh thu, chi phí trong kỳ

- Phương pháp lập : Báo cáo kết quả kinh doanh thường được lập theohai dạng là dự toán kết quả kinh doanh theo phương pháp trực tiếp (theo số

dư đảm phí) và phương pháp toàn bộ (theo chức năng chi phí)

Trang 35

1.3.3 Hệ thống các báo cáo kiểm soát đánh

b Hệ thống báo cáo kiểm soát đánh giá

Báo cáo kiểm soát đánh giá về doanh thu

- Mục đích: cung cấp cho nhà quản trị thông tin về doanh thu theo từngkhu vực kinh doanh, loại hình kinh doanh…Qua đó đánh giá mức độ hoànthành dự toán

- Thời điểm lập : từng tháng, từng quý, từng năm

- Nơi nhận thông tin báo cáo : phòng kế toán, ban giám đốc

- Cơ sở lập : sổ chi tiết doanh thu phát sinh từng bộ phận, số liệu báo cáo

dự toán

- Phương pháp lập : Thống kê các số liệu doanh thu phát sinh theo từng

bộ phận, so sánh với số liệu trên báo cáo dự toán doanh thu tương ứng Từ đónhà quản lý sẽ tìm hiểu nguyên nhân và đánh giá mức độ hoàn thành, cónhững điều chỉnh cần thiết

Báo cáo kiểm soát đánh giá về chi phí

- Mục đích: giúp xác định mức độ hoàn thành dự toán chi phí, đánh giáviệc hoàn thành nhiệm vụ của các bộ phận và đề ra biện pháp giảm thiểu chiphí

- Thời điểm lập : từng tháng, từng quý, từng năm

- Nơi nhận thông tin báo cáo : ban giám đốc

Trang 36

- Cơ sở lập : sổ chi tiết , tổng hợp chi phí phát sinh từng bộ phận theo đốitượng tập hợp chi phí, số liệu báo cáo dự toán chi phí.

- Phương pháp lập : căn cứ vào sổ chi tiết, tổng hợp chi phí phát sinhtừng bộ phận Thống kê các số liệu chi phí phát sinh, so sánh với số liệu trênbáo cáo dự toán chi phí Xem xét sự chênh lêch là do nguyên nhân gì để cóbiện pháp phù hợp

Báo cáo kiểm soát đánh giá về lợi nhuận

- Mục đích: báo cáo cung cấp cho nhà quản trị cơ sở để đánh giá kết quảhoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thông qua chỉ tiêu lợi nhuậnthực hiện và chênh lệch so với dự toán Qua đó nhà quản trị có những quyếtđịnh kinh doanh phù hợp

- Thời điểm lập : hàng năm

- Nơi nhận thông tin báo cáo : ban giám đốc

- Cơ sở lập : báo cáo kết quả kinh doanh kỳ trước, số liệu thực tế từ sổ kếtoán trong kỳ của các tài khoản doanh thu và chi phí

- Phương pháp lập : Báo cáo kiểm soát, đánh giá lợi nhuận thường đượclập theo phương pháp số dư đảm phí, để nhà lãnh đạo có thể đánh giá lợinhuận theo sản phẩm, lĩnh vực hoạt động và thị trường Đánh giá được tráchnhiệm quản lý ở các bộ phận

1.3.4 Hệ thống các báo cáo phân tích các kịch bản cho việc ra quyết

định a Vai trò

Các báo cáo này giúp cho nhà quản trị có được các thông tin dễ hiểu,thích hợp về hiệu quả của các phương án, từ đó đưa ra các quyết định liênquan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

b Hệ thống các báo cáo phân tích các kịch bản cho việc ra quyết định.

 Báo cáo phân tích hòa vốn trong các phương án kinh doanh

Trang 37

- Mục đích: Phân tích điểm hòa vốn sẽ chỉ ra mức hoạt động cần thiết đểdoanh nghiệp có những giải pháp nhằm đạt được doanh số mà kinh doanhkhông bị lỗ Tức là mức bán tối thiểu mà doanh nghiệp cần đạt được Phântích điểm hòa vốn cũng cung cấp thông tin liên quan đến các cách ửng xử chi phí tại các mức tiêu thụ khác nhau, là cơ sở để lập kế hoạch ngắn hạn.

- Thời điểm lập : từng tháng, từng quý, từng năm

- Nơi nhận thông tin báo cáo : ban giám đốc

-Cơ sở lập : số liệu ước tính về doanh thu, chi phí của các phương án cầnxem xét

- Phương pháp lập : Cách xác định điểm hòa vốn:

+ Trường hợp kinh doanh một mặt hàng

Tổng định phíSản lượng hòa vốn =

Số dư đảm phí đơn vịTổng định phí

Doanh thu hòa vốn =

và ngược lại

Thông qua điểm hòa vốn các nhà quản trị kinh doanh phân tích mối quan hệgiữa khối lượng sản phẩm sản xuất tiêu thụ, chi phí và lợi nhuận của doanhnghiệp Từ đó xác định số lượng cần sản xuất và tiêu thụ, chi phí đầu tư, thờigian cần sản xuất nhằm khai thác tối đa các yếu tố sản xuất của doanh nghiệp

Trang 38

Đồng thời, qua việc phân tích điểm hòa vốn nhằm xây dựng các dự toán vềchi phí, kế hoạch tiêu thụ, định giá bán sản phẩm, góp phần đảm bảo tình hìnhtài chính của doanh nghiệp ổn định.

Báo cáo phân tích những thay đổi về giá bán, chi phí và sản lượng

- Mục đích: khi xây dựng bất kỳ một kế hoạch nào của doanh nghiệp,nhà quản lý đều phải tính đến biến động của các nhân tố giá bán, chi phí, sảnlượng Báo cáo phân tích những thay đổi này sẽ giúp nhà quản trị có thể hìnhdung tất cả các măt của quyết định, từ đó đưa ra các quyết định kịp thời vàchính xác

- Thời điểm lập : từng tháng, từng quý, từng năm

- Nơi nhận thông tin báo cáo : ban giám đốc

-Cơ sở lập : số liệu ước tính về doanh thu, chi phí của các phương án cầnxem xét

- Phương pháp lập : sử dụng phương pháp phân tích CVP (phân tích mối quan hệ chi phí – sản lượng – lợi nhuận)

Từ các số liệu ước tính về doanh thu, chi phí của các phương án khácnhau, phân tích các yếu tố có thay đổi sẽ ảnh hưởng đến các yếu tố còn lạinhư thế nào, lợi nhuận sẽ thay đổi ra sao, ảnh hưởng gì đến điểm hòa vốn Sosánh chênh lệch giữa phương án gốc và phương án có sự thay đổi để đưa ranhận xét, và đi đến quyết định

Báo cáo phân tích khác biệt trong việc ra quyết định

- Mục đích: Trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nhàquản trị luôn phải đương đầu với việc đưa ra quyết định ở nhiều dạng khácnhau, khi một tình huống phát sinh tồn tại nhiều phương án khác nhau Báocáo phân tích khác biệt sẽ giúp nhà quản trị lựa chọn phương án tối ưu nhất

- Thời điểm lập : từng tháng, từng quý, từng năm

- Nơi nhận thông tin báo cáo : ban giám đốc

Trang 39

- Cơ sở lập : số liệu ước tính về doanh thu, chi phí của các phương án cầnxem xét

- Phương pháp lập : Nhận diện thông tin thích hợp cho việc ra quyết định + Tập hợp các thông tin liên quan đến phương án cần xem xét+ Nhận diện, loại trừ các thông tin không thích hợp : chi phí lặn, cáckhoản thu nhập, chi phí như nhau ở các phương án

+ Lập báo cáo với các thông tin còn lại (thông tin thích hợp hay thông thin khác biệt) So sánh chênh lệch và đưa ra quyết định

Trang 40

Cơ sở lý luận được nêu ra ở chương 1 là tiền đề cho tác giả tiến hànhnghiên cứu thực trạng báo cáo KTQT và đưa ra giải pháp hoàn thiện báo cáoKTQT tại công ty TNHH Nến Nguyên Quang Minh.

Ngày đăng: 28/05/2019, 15:55

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w