Thời gian tiến hành

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn Xã Mường So - huyện Phong Thổ - tỉnh Lai Châu. (Trang 28)

3.3. Nội dung nghiên cứu

3.3.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã Mường So, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu

- Điều kiện tự nhiên bao gồm: Vị trí địa lý, địa hình, khí hậu, thổ nhưỡng, hệ thống thủy văn...

- Đặc điểm kinh tế - xã hội bao gồm: Dân số, lao động, hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp, đặc điểm sử dụng đất nông nghiệp, tình hình phát triển các ngành nghề, tình hình đầu tư cơ sở vật chất, kỹ thuật, văn hóa phúc lợi...

3.3.2. Khái quát về công tác Quản lý nhà nước về đất đai của xã Mường So, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu

3.3.3. Đánh giá hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp của xã Mường So, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu Phong Thổ, tỉnh Lai Châu

3.3.4. Các loại hình sử dụng đất chính trên toàn xã

3.3.5. Đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường của các loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn toàn xã đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn toàn xã

3.3.6. Định hướng sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn toàn xã Mường So, huyện phong Thổ, tỉnh Lai Châu huyện phong Thổ, tỉnh Lai Châu

3.3.7. Lựa chọn các loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp bền vững 3.3.8. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa 3.3.8. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn xã Mường So, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu

3.4. Phương pháp nghiên cứu

3.4.1. Phương pháp điều tra số liệu thứ cấp

Thu thập thông tin, số liệu có sẵn từ:

- Các phòng ban chuyên môn của huyện Phong Thổ, UBND xã Mường So - Các công trình khoa học và nghiên cứu, sách, báo, internet có liên quan

3.4.2. Phương pháp điều tra số liệu sơ cấp

Để có cơ sở cho việc điều tra, khảo sát, đánh giá hiệu quả sử dụng đất trên địa bàn xã Mường So, căn cứ vào điều kiện đất đai, địa hình và hệ thống canh tác trên địa bàn xã. Chia xã thành 3 vùng như sau:

- Vùng 1: Phía Tây xã chủ yếu là đồi núi, có địa hình cao, độ dốc chủ yếu là 10 - 200, đất đai bị xói mòn, chủ yếu trồng cây lâm nghiệp và cây ăn quả bao gồm có bản Nậm Cung, Phiêng Đanh, thôn Tây Sơn...

- Vùng 2: Trung tâm xã là thung lũng thấp, độ dốc chủ yếu từ 0 - 60 , có những cánh đồng rộng, chủ yếu trồng các loại cây hàng năm gồm thôn Tây Nguyên, thôn Tây An, bản Văn hóa Vàng Pheo...

- Vùng 3: Phía Đông xã có địa hình đồi thấp xen với các cánh đồng nhỏ, độ dốc chủ yếu từ 12 - 160 nên cơ cấu cây trồng khá đa dạng như các bản Huổi Én, Huổi Bảo, Nà Củng...

3.4.3. Phương pháp tính hiệu quả các loại hình sử dụng đất

Hiệu quả sử dụng đất là tiêu chí đánh giá mức độ khai thác sử dụng đất và được đánh giá thông qua một số chỉ tiêu sau:

3.4.3.1. Hiệu quả kinh tế

- Tổng giá trị sản phẩm (T): T = p1.q1 + p2.q2 +...+ pn.qn Trong đó:

+ q: Khối lượng của từng loại sản phẩm được sản xuất/ha/năm.

+ p: Giá của từng loại sản phẩm trên thị trường tại cùng một thời điểm + T: Tổng giá trị sản phẩm của 1ha đất canh tác/năm.

Trong đó:+ N: Thu nhập thuần túy của 1ha đất canh tác/ năm + Csx: Chi phí sản xuất cho 1ha đất canh tác/năm

- Hiệu quả đồng vốn: Hv = T/ Csx

- Giá trị ngày công lao động: HLđ = N/Số ngày công lao động/ha/năm Các chỉ tiêu phân tích được đánh giá định lượng (giá trị) bằng tiền theo thời giá hiện hành và định tính (phân cấp) được tính bằng mức độ cao, thấp. Các chỉ tiêu đạt mức càng cao thì hiệu quả kinh tế càng lớn.

3.4.3.2. Hiệu quả xã hội

- Đảm bảo an ninh lương thực - Đáp ứng nhu cầu nông hộ

- Giá trị ngày công lao động nông nghiệp - Yêu cầu về vốn đầu tư (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Sản phẩm tiêu thụ trên thị trường - Tỷ lệ giảm hộ đói nghèo

- Mức độ giải quyết công ăn việc làm và thu hút lao động

3.4.3.3. Hiệu quả môi trường

- Hệ số sử dụng đất - Tỷ lệ che phủ

- Khả năng bảo vệ, cải tạo đất

- Ý thức của người dân trong việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật

3.4.4. Phương pháp đánh giá tính bền vững

- Bền vững về kinh tế: Cây trồng có năng suất cao, chất lượng tốt, được thị trường chấp nhận.

- Bền vững về mặt xã hội: Nâng cao đời sống của nhân dân.

- Bền vững về mặt môi trường: Các loại hình sử dụng đất phải bảo vệ độ màu mỡ của đất, ngăn chặn sự thoái hóa đất, bảo vệ môi trường sinh thái.

3.4.5. Phương pháp tính toán phân tích số liệu

- Số liệu được kiểm tra, xử lý tính toán trên máy tính bằng phần mềm Microsoft office excell và máy tính tay.

PHẦN 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã Mường So - huyện Phong Thổ – tỉnh Lai Châu tỉnh Lai Châu

4.1.1. Điều kiện tự nhiên, các nguồn tài nguyên và môi trường

4.1.1.1 Vị trí địa lý

Xã Mường So nằm ở khu vực trung tâm của huyện Phong Thổ, có vị trí địa lý được khái quát mô tả như sau:

- Phía Đông: giáp xã Nậm Xe.

- Phía Tây: giáp Thị Trấn Phong Thổ. - Phía Nam: giáp xã Lả Nhì Thàng. - Phía Bắc: giáp xã Khổng Lào.

Xã nằm cách trung tâm hành chính của huyện đặt tại thị trấn Phong Thổ khoảng 12 km, nằm cách trung tâm hành chính tỉnh khoảng 28 km về phía Đông Nam theo Quốc lộ 4D. Nhìn chung xã Mường So có vị trí địa lý thuận lợi, là đầu mối giao lưu phát triển kinh tế - xã hội giữa các xã trong huyện.

4.1.1.2. Địa hình, địa mạo

Là xã miền núi nên Mường So có địa hình phức tạp, bị chia cắt mạnh bởi hai dãy núi nằm ở phía Đông Bắc có độ cao từ 600 m đến 1000 m và phía Tây Nam có độ cao trung bình từ 700 m đến 1100 m, địa hình đồi núi chiếm khoảng 75 % diện tích tự nhiên toàn xã.

Khu trung tâm xã là khu vực lòng chảo bằng phẳng được tạo thành từ hai dãy núi trên có cao độ trung bình khoảng 300 m, diện tích khu vực này chiếm khoảng 25 % diện tích tự nhiên toàn xã.

4.1.1.3. Điều kiện khí hậu

Xã Mường So mang những đặc điểm chung của khí hậu khu vực Tây Bắc, có 2 mùa rõ rệt. Mùa mưa bắt đầu từ khoảng tháng 4 và kết thức vào khoảng tháng 9. Mùa khô bắt đầu từ khoảng tháng 10 và kết thúc vào khoảng tháng 3 năm sau.

* Về nhiệt độ : Nhiệt độ trung bình tháng trong năm có sự biến động rất lớn: từ 15,00

khoảng tháng 6 và thấp nhất vào khoảng tháng 1. Biên độ nhiệt ngày đêm tương đối lớn: mùa khô cao nhất là 20,00

C (vào khoảng tháng 3) và thấp nhất vào khoảng tháng 6.

* Về chế độ mưa : Mưa trung bình năm khoảng 2200mm, phân bố không đồng đều theo mùa, tập chung chủ yếu vào mùa mưa (chiếm trên 85%). Thời gian mưa bắt đầu vào trung tuần tháng 4 và kết thúc vào khoảng tháng 9. Đỉnh mưa thường rơi vào tháng 7 (tổng lượng mưa tháng khoảng 400mm). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

* Chế độ ẩm : Độ ẩm trung bình tháng trong năm không cao, từ 77 - 87%, cao nhất vào tháng 7 và thấp nhất vào tháng 3. Độ ẩm tăng dần trong mùa mưa và giảm dần trong mùa khô.

* Chếđộ nắng : thời gian nắng có sự biến đổi nhỏ qua các tháng. Trung bình tháng ít nhất đạt 130 giờ và nhiều nhất đạt 192 giờ.

4.1.1.4. Tài nguyên đất

Tổng diện tích trong đơn vị hành chính xã Mường So là 3.548,08 ha. a, Phân loại theo mục đích sử dụng:

- Đất nông nghiệp: 2.623,24 ha chiếm 73,93 %; - Đất phi nông nghiệp: 377,81 ha chiếm 10,65 %; - Đất chưa sử dụng: 547,03 ha chiếm 15,42 %. b, Các nhóm đất chính:

Theo kết quả điều tra khảo sát thổ nhưỡng thì xã Mường So có các loại đất chủ yếu sau:

- Nhóm đất dốc tụ:

Nhóm đất dốc tụ hình thành do đất bị tụ lại (tích đọng lại) ở các thung lũng, tại xã Mường So loại đất này phân bố ở khu vực trung tâm xã, cánh đồng Tùng So, các khu vực ven các con suối. Do là sản phẩm dốc tụ nên loại đất này có hàm lượng mùn, đạm, lân khá lớn rất thích hợp cho trồng lúa và các loại cây hoa màu.

- Nhóm đất đỏ vàng (feralit) gồm:

+ Đất nâu vàng hình thành trên đá macma bazơ, loại đất này phân bố chủ yếu ở các khu vực đồi, núi thấp của xã; đây là nhóm đất thích hợp cho các loại cây công nghiệp.

+ Đất đỏ nâu hình thành trên đá vôi, loại đất này phân bố ở những nơi có độ dốc trên 250

thích hợp cho các loại cây công nghiệp, cây ăn quả và trồng rừng.

- Ngoài ra còn một số loại đất không phổ biến khác như đất mùn vàng đỏ phân bố ở độ cao trên 900 m và một số nhóm đất khác nằm rải rác trong xã.

4.1.1.5. Tài nguyên nước

Trên địa bàn xã có 01 con suối chính chảy qua là suối Nậm So chảy theo hướng từ Đông sang Tây và nhiều các con suối nhỏ bắt nguồn từ các khe núi đổ ra suối Nậm So.

Suối Nậm So là hợp lưu của hai con suối Nậm Pạt và Nậm Lùn, trong đó Suối Nậm Pạt là một con suối lớn được hình thành từ rất nhiều con suối lớn nhỏ khác nhau khi chảy qua địa phận xã Mường So gặp địa hình lòng chảo đã bồi đắp qua nhiều năm và hình thành nên cánh đồng Tùng So, Tùng Củng có đất đai màu mỡ là vựa lúa của huyện Phong Thổ.

Như vậy chế độ thuỷ văn của xã Mường So chịu ảnh hưởng chủ yếu của con suối Nậm So và hệ thống các nhánh suối nhỏ tạo nên nguồn tài nguyên nước phong phú, thuận lợi cho phát triển ngành nông nghiệp.

Tuy nhiên do đặc điểm địa hình núi cao, độ dốc lớn, độ che phủ của rừng thấp, lượng mưa phân bố không đều tập chung chủ yếu vào mùa mưa nên hàng năm sạt lở đất hai bên bờ suối Nậm So vẫn thường xuyên xảy ra gây thiệt hại và nguy cơ gây thiệt hại về người, tài sản, đất đai ven suối của nhân dân là rất lớn.

4.1.1.6. Tài nguyên rừng

Xã Mường So có 1.754,73 ha đất lâm nghiệp có rừng, độ che phủ đạt 49,45%. Tài nguyên rừng ở Mường So thuộc loại rừng nhiệt đới, trước đây có hệ thực vật rất phong phú, trong đó có nhiều loại gỗ quý có giá trị kinh tế cao như: lát, chò chỉ, nghiến, .... Nhưng do tình trạng đốt phá rừng làm nương rẫy và khai thác gỗ bừa bãi trong nhiều năm qua đã làm suy kiệt thảm rừng. Hiện nay rừng còn lại chủ yếu là rừng nghèo, rừng đang được khoanh nuôi tái sinh và rừng trồng chưa khép tán.

4.1.1.7. Tài nguyên khoáng sản

Tính tới thời điểm hiện tại trên địa bàn xã Mường So chỉ mới phát hiện các loại khoáng sản thông thường như: đá làm vật liệu xây, cát, sỏi có trữ lượng không lớn đang được khai thác phục vụ cho xây dựng tại chỗ và các vùng lân cận.

4.1.1.8. Thảm thực vật và cảnh quan môi trường

Do đặc điểm là trên 70 % diện tích tự nhiên là đồi núi nên Mường So có hệ sinh thái đa dạng, hệ thảm thực vật phong phú đặc biệt là khu vực các dãy núi năm ở phía Nam giáp xã Lả Nhì Thàng.... Tuy nhiên hệ sinh thái đang có nguy cơ mất cất cân bằng nghiêm trọng do khí hậu thay đổi, rừng bị tàn phá, ý thức về môi trường và phát triển bền vững còn là khái niệm mơ hồ đối với nhân dân, đặc biệt là những người dân sống bằng nghề nông nghiệp phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên.

4.1.1.9. Tài nguyên nhân văn

Là xã có truyền thống văn hoá, lịch sử lâu đời với những di tích lịch sử gắn liền với các cuộc kháng chiến bảo vệ chủ quyền của dân tộc, trên địa bàn xã dân tộc Thái là chủ yếu chiếm khoảng 73 %, dân tộc Kinh chiếm 20 %, dân tộc Giáy chiếm khoảng 5 % còn lại các dân tộc khác khoảng 2 % đã tạo nên sự đa dạng về bản sắc văn hoá. Các dân tộc sống bình đẳng, đoàn kết, cần cù chịu khó, đây là thế mạnh để ổn định chính trị phát triển kinh tế của xã.

4.1.1.10. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, các nguồn tài nguyên

* Thuận lợi

Xã Mường So là xã trung tâm và là nơi đặt trụ sở huyện lỵ cũ của huyện Phong Thổ, có vị trí địa lý đặc biệt thuận lợi cho phát triển kinh tế xã hội:

- Là xã nằm trong tam giác kinh tế Thị trấn Phong Thổ – Mường So – Dào San (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Khu công nghiệp huyện Phong Thổ được huyện lựa chọn đặt trên địa bàn xã.

- Tiềm năng phát triển du lịch liên quan đến các di tích lịch sử văn hoá như lễ hội Nàng Han, di tích kháng chiến hang Nà Củng, hang Thẳm Tạo...

- Cánh đồng Tùng So, Tùng Củng có đất đai phì nhiêu là điều kiện thuận lợi cho xã áp dụng những tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất năng cao năng xuất cây trồng.

* Khó khăn

- Khu công nghiệp đã được quy hoạch nhưng chưa được đầu tư, phát triển. - Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ sản xuất và đời sống đã được đầu tư nhưng vẫn còn nhỏ lẻ, manh mún.

- Việc khai thác tài nguyên có tính tự phát, thiếu sự điều tra, tổ chức nên gây ra những tác hại về môi trường.

- Là xã có dịch vụ thương mại khá phát triển, song do hạ tầng kỹ thuật, đất đai cho ngành này không được quy hoạch đồng bộ nên phần nào cũng hạn chế đến tốc độ phát triển kinh tế của xã.

- Vấn đề ô nhiễm môi trường không lớn, song cũng đã ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và sức khoẻ của nhân dân.

4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

4.1.2.1. Kinh tế

Là một xã khu vực trung tâm của huyện Phong Thổ, Mường So có tốc độ phát triển kinh tế khá, ổn định và có nhiều cơ hội phát triển, tạo tiền đề cho phát triển kinh tế trong tương lai.

Tổng kết tình hình thực hiện kinh tế xã hội năm 2013 kế hoạch năm 2014 cho thấy nền kinh tế của xã vẫn duy trì được mức độ tăng trưởng khá, chất lượng tăng trưởng của một số ngành và lĩnh vực kinh tế - xã hội luôn luôn được cải thiện.

Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế xã hội của, trong những năm qua Mường So đã có những bước chuyển biến tích cực trong sản xuất nông nghiệp, khuyến khích thúc đẩy ngành chăn nuôi phát triển, vì vậy đời sống của nhân dân từng bước được cải thiện. Xã đã chú trọng phát triển các ngành như: Tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ thương mại, dành quỹ đất cho phát triển khu công nghiệp, xây dựng cánh đồng có năng suất cao, bền vững.

- Trồng trọt

Theo số liệu năm 2013 tổng sản lượng lương thực toàn xã đạt 1.772,3 tấn, lương thực bình quân đầu người đạt 360,5 kg/người/năm

Như vậy khu vực kinh tế nông nghiệp trong năm qua phát triển khá ổn định, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và vẫn giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế của huyện.

Để đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế, góp phần ổn định đời sống

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn Xã Mường So - huyện Phong Thổ - tỉnh Lai Châu. (Trang 28)