Kinh tế

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn Xã Mường So - huyện Phong Thổ - tỉnh Lai Châu. (Trang 35)

Là một xã khu vực trung tâm của huyện Phong Thổ, Mường So có tốc độ phát triển kinh tế khá, ổn định và có nhiều cơ hội phát triển, tạo tiền đề cho phát triển kinh tế trong tương lai.

Tổng kết tình hình thực hiện kinh tế xã hội năm 2013 kế hoạch năm 2014 cho thấy nền kinh tế của xã vẫn duy trì được mức độ tăng trưởng khá, chất lượng tăng trưởng của một số ngành và lĩnh vực kinh tế - xã hội luôn luôn được cải thiện.

Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế xã hội của, trong những năm qua Mường So đã có những bước chuyển biến tích cực trong sản xuất nông nghiệp, khuyến khích thúc đẩy ngành chăn nuôi phát triển, vì vậy đời sống của nhân dân từng bước được cải thiện. Xã đã chú trọng phát triển các ngành như: Tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ thương mại, dành quỹ đất cho phát triển khu công nghiệp, xây dựng cánh đồng có năng suất cao, bền vững.

- Trồng trọt

Theo số liệu năm 2013 tổng sản lượng lương thực toàn xã đạt 1.772,3 tấn, lương thực bình quân đầu người đạt 360,5 kg/người/năm

Như vậy khu vực kinh tế nông nghiệp trong năm qua phát triển khá ổn định, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và vẫn giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế của huyện.

Để đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế, góp phần ổn định đời sống của nhân dân, trong tương lai cần tiếp tục áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật vào sản xuất như: thâm canh tăng vụ, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đưa diện tích đất chưa sử dụng vào canh tác và sản xuất.

- Chăn nuôi

Thực hiện chủ chương của Đảng và Nhà nước về việc góp đất trồng cây cao su, năm 2013 các loại gia súc ăn cỏ của xã có xu hướng giảm do khu vực chăn thả bị thu hẹp.

Các loại gia súc nhỏ và gia cầm có xu hướng phát triển chậm lại, nguyên nhân là do trong những năm qua điều kiện khí hậu khắc nhiệt, dịch bệnh diễn biến phức tạp với những loại bệnh mới như: H5N1 ở gia cầm, lở mồm long móng, dịch chó dại ... đã làm ảnh hưởng đến tâm lý chăn nuôi của nhân dân.

Về thuỷ sản, diện tích đất nuôi trồng thuỷ sản có tăng qua các năm, tuy nhiên đây chủ yếu là phần diện tích ao, hồ nhỏ lẻ của các hộ gia đình nằm rải rác trong các khu dân cư phát triển trên cơ sở tập quán tự sản tự tiêu phục vụ một phần nhu cầu hàng ngày của nhân dân.

Như vậy ngành chăn nuôi của xã phát triển còn mang tính tự phát, nhỏ lẻ trong các hộ gia đình, chưa tạo ra được sản phẩm mang tính hàng hoá. Trong tương lai cần xây dựng các mô hình phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá quy mô hộ gia đình và trang trại.

- Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ

Thực hiện chủ trương chuyển dịch cơ cấu kinh tế, những năm qua huyện luôn quan tâm chỉ đạo phát triển lĩnh vực công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và

dịch vụ, trong đó Mường So được huyện đặt khu công nghiệp và hướng phát triển thành khu vực trọng điểm kinh tế.

Hiện tại tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ của xã khá phát triển, toàn xã có 9 cơ sở kinh doanh vận tải; 15 cơ sở làm nghề mộc, sản xuất gạch và khai thác khoáng sản, vật liệu thông thường; 25 cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, giải khát; 23 co sở kinh doanh nhà nghỉ, cắt tóc, gia công may mặc; 01 cơ sở kinh doanh thuốc tân dược; 01 cơ sở kinh doanh thuốc thú y và trên 100 cơ sở kinh doanh hàng tạp hoá.

Trên địa bàn xã có chợ Mường So là một chợ trung tâm cụm xã mang những đặc điểm cơ bản của chơ phiên vùng cao, là nơi giao lưu chao đổi hàng hoá và các sản vật do nhân dân trong vùng sản xuất ra với các hàng hoá công nghiệp, nông nghiệp mang từ các vùng khác đến, đồng thời là nơi giao lưu văn hoá của các dân tộc khác nhau; chợ họp 2 lần một tuần vào thứ 2 và thứ 6, lượng người dân đi chợ ước khoảng từ 2000 đến 3000 người/phiên;

Ngành Tiểu thủ công nghiệp - Thương mại dịch vụ của xã khá phát triển so với các xã trong khu vực. Tuy nhiên qua điều tra cho thấy một số bất cập ảnh hưởng đến tốc độ phát triển của ngành này như sau:

- Địa điểm họp chợ có diện tích 0,08 ha nằm trong khu dân cư chật hẹp không có hệ thống vệ sinh môi trường đảm bảo, chợ thường xuyên họp tràn ra đường gây ùn tắc giao thông và mất mỹ quan và vệ sinh môi trường.

- Trên địa bàn xã đã có tuyến xe khách chạy thị xã Lai Châu và Lào Cai nhưng chưa có bến xe, chưa có sự quản lý chặt chẽ.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn Xã Mường So - huyện Phong Thổ - tỉnh Lai Châu. (Trang 35)