huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu
Mô tả các loại hình sử dụng đất là cơ sở để xác định yêu cầu sử dụng đất và mức độ thích hợp trong sử dụng đất. Nội dung mô tả các LUT chủ yếu dựa vào các tính chất đất đai và các thuộc tính của các LUT.
Bảng 4.6: Một sốđặc điểm của các LUT trồng cây hàng năm STT LUT Chỉ tiêu đánh giá Địa hình Thành phần cơ giới Loại đất Chếđộ nước Đặc điểm trồng trọt 1 2L - M =, ± B, c1 Fl, Ld CĐ LC 2 2L =, m B, c1, c2 Fl, Ld, LdC CĐ ĐC 3 1L - 1M =, ± C2, c3 Ld, LdC Cđ LC 4 1L m C3 J Ung ĐC 5 M =, ± B, c1 Po, Pi, CĐ ĐC, LC
(Nguồn: UBND xã Mường So)
Ghi chú:
- Địa hình: Vàn: =Vàn thấp: mVàn cao: ±
- Thành phần cơ giới: b: cát pha c1: Thịt nhẹ c2: Thịt trung bình c3: Thịt nặng
- Chế độ nước: CĐ: Chủ động Cđ: Bán chủ động cđ: Không chủ độngUng: Úng nặng
- Đặc điểm trồng trọt:LC: Luân canhĐC: Độc canh - Loại đất:+ Po: đất phù sa cổ
+ Pi: đất phù sa ít được bồi
+ LdC: đất dốc tụ thung lũng chua
+ Ld: đất dốc tụ thung lũng không bạc màu + Fl: Đất Feralit biến đổi do trồng lúa + J: Đất lầy thụt
* LUT 1: Loại hình sử dụng đất 2 lúa- 1 màu
Có 2 kiểu sử dụng đất: : Lúa mùa – Lúa xuân – Ngô đông, Lúa xuân - lúa mùa – rau đông, loại hình sử dụng đất này được trồng ở những nơi có địa hình vàn, vàn cao, khả năng tưới tiêu chủ động, thành phần cơ giới thịt nhẹ, pha cát, tầng đất dày.
- Lúa xuân: Gieo 25/01 – 5/02, thời gian cấy từ 15-25/02 với các giống lúa: Nhị ưu 838, Nghi hương 2308… và một số giống lúa thuần như: Khang dân, Sén Cù…có thời gian sinh trưởng từ 115- 125 ngày. Năng suất đạt từ 53- 55 tạ/ha.
- Lúa mùa: Sử dụng các giống lúa có thời gian sinh trưởng từ 100- 105 ngày, năng suất đạt từ 50- 53 tạ/ha để kịp thời canh tác vụ đông. Một số giống lúa thuần được trồng trong vụ mùa là: Tẻ râu, PC6, IR64...và một số giống lúa lai như: LC270, LC25, Nghi hương 2308,… Thời vụ gieo trồng từ 7/6 - 15/6 (trà mùa sớm).
- Vụ đông:
+ Ngô: thường trồng các giống ngô như: CP333, CP989, CP993,... năng suất đạt khoảng 25-30 tạ/ha.
+ Rau: Chủ yếu trồng các loại rau như rau muống, bắp cải, xu hào… có thời gian sinh trưởng từ 60- 100 ngày.
Loại hình sử dụng đất này thường cho năng suất cao và ổn định do chủ động được nước tưới tiêu, đất tốt.
Đây là loại hình sử dụng đất truyền thống, phổ biến trên địa bàn xã và tồn tại từ lâu, được người dân chấp nhận.
LUT này được áp dụng ở những địa hình vàn, vàn thấp có khả năng tiêu thoát nước vào mùa mưa và một số khu vực có địa hình vàn cao nhưng chủ động được nước tưới. Thành phần cơ giới từ cát pha đến thịt trung bình, tầng đất dày mỏng khác nhau, kiểu sử dụng đất là lúa xuân - lúa mùa.
+ Lúa xuân: trồng phổ biến các giống Khang dân, IR6 và một số giống lúa lai như: Nhị ưu 838, Nghi hương.
+ Lúa mùa: trồng phổ biến các giống Khang dân, PC6, Nghi hương, chủ yếu là trà mùa trung và trà mùa muộn.
LUT này thường áp dụng trên quy mô lớn (lớn nhất là cánh đồng tại bản Hổi Én và cánh đồng ở bản Huổi Bảo) nên thuận lợi cho việc cơ giới hóa trong sản xuất, xây dựng hệ thống kênh mương nội đồng. LUT cho năng suất cao, sản phẩm sản xuất ra không chỉ đáp ứng nhu cầu lương thực tại địa phương mà còn là nguồn cung cấp cho các xã lân cận.
* LUT 3: Loại sử dụng đất 1 lúa - 1 màu
Kiểu sử dụng đất chủ yếu: lạc xuân - lúa mùa, ngô xuân - lúa mùa. Lúa mùa được trồng tương tự như loại sử dụng đất 2 lúa, vụ xuân luân canh cây trồng màu như: Lạc, ngô, đậu tương, rau…LUT này được trồng trên đất có thành phần cơ giới thịt trung bình, khó canh tác, tỷ lệ sét cao, PH thấp, địa hình vàn, vàn cao, không chủ động được nước tưới, năng suất lúa và cây trồng màu không cao. Hiệu quả kinh tế của LUT này không cao, năng suất lúa chỉ đạt từ 40 - 43tạ/ha.
* LUT 4: Loại hình sử dụng đất 1 lúa
Đây là LUT kém hiệu quả nhất và chỉ áp dụng trong điều kiện không thể lựa chọn được LUT nào khác. LUT này chủ yếu áp dụng ở những chân ruộng lầy thụt, đất chua, chỉ cấy được 1 vụ lúa xuân, do vụ mùa thường xuyên bị ngập úng, năng suất lúa thấp.
* LUT 5: Loại hình sử dụng chuyên rau, màu cây công nghiệp ngắn ngày
Được áp dụng chủ yếu trên đất bãi đất ven suối, nơi có địa hình vàn cao, chủ động tưới tiêu nước, đất có thành phần cơ giới nhẹ. Phân bố chủ yếu,
bản Vàng Pheo, Tây An,... Có 2 kiểu sử dụng đất được áp dụng phổ biến là Lạc xuân - Ngô HT- Ngô đông, Lạc xuân - Ngô HT - Rau.
* LUT 6: Loại hình sử dụng đất cây ăn quả
Trên địa bàn xã không có diện tích chuyên canh cây ăn quả, các vườn quả đều là vườn tạp, trong đó trồng nhiều loại cây ăn quả theo kiểu “mùa nào thức ấy” để cải thiện dinh dưỡng trong khẩu phần ăn hàng ngày của gia đình, ngoài cây ăn quả còn trồng một số cây lấy gỗ, rau, màu. Mức đầu tư vật chất và lao động cho LUT này thấp, hiệu quả kinh tế mang lại chưa tương xứng với tiềm năng. Cây ăn quả chủ yếu trên địa bàn là vải và nhãn.