Mường So
4.5.1. Hiệu quả kinh tế
Hiệu quả kinh tế là chỉ tiêu không thể thiếu trong đánh giá hiệu quả sử dụng đất, đây là căn cứ quan trọng để tìm ra giải pháp kỹ thuật và lựa chọn được loại hình sử dụng đất thích hợp. Để đánh giá được hiệu quả kinh tế chúng tôi đã tiến hành điều tra thực địa và điều tra nông hộ theo mẫu phiếu điều tra về các chỉ tiêu: Năng suất, sản lượng, giá bán, chi phí vật chất, lao động… (Phụ lục_01). Đánh giá hiệu quả kinh tế các kiểu sử dụng đất thông qua các chỉ tiêu: Giá trị sản suất, chi phí sản xuất, thu nhập thuần, hiệu quả đồng vốn, giá trị ngày công lao động.
Để đánh giá hiệu quả sử dụng đất của xã Mường So tôi đã tiến hành điều tra nông hộ theo mẫu phiếu điều tra và vùng sản xuất. Hiệu quả kinh tế của các loại hình sử dụng đất được xác định qua 3 bước.
Bước 1: Xác định hiệu quả kinh tế của các cây trồng chính của từng vùng. Bước 2: Xác định hiệu quả kinh tế của các cây trồng chính của xã. Bước 3: Xác định hiệu quả kinh tế của các loại hình sử dụng đất
* Hiệu quả kinh tế của các loại hình sử dụng đất trồng cây hàng năm
Hiệu quả kinh tế được đánh giá dựa trên cơ sở so sánh giá trị sản xuất và chi phí sản xuất. Hiệu số giữa giá trị sản xuất với chi phí sản xuất càng cao thì hiệu quả kinh tế càng cao, đây cũng là mục tiêu chung của tất cả các ngành sản xuất vật chất. Cây trồng hàng năm là những loại cây có thời gian sinh trưởng ngắn (thường tính bằng 01 năm, 01 vụ…), từ đó khả năng luân chuyển
vốn nhanh, tạo ra nguồn vốn trong ngắn hạn để đáp ứng các nhu cầu trước mắt, duy trì sản xuất cây lâu năm và chăn nuôi.
Bảng 4.7: Hiệu quả kinh tế của LUT cây trồng hàng năm xã Mường So
(Đơn vị tính: ha) STT Cây trồng Giá trị sản xuất (1000đ) Chi phí sản xuất (1000đ) Thu nhập thuần (1000đ) Giá trị ngày công lao động (1000đ) Hiệu quả sử dụng đồng vốn 1 Lúa xuân 45563,33 20835,74 24727,59 85,25 2,18 2 Lúa mùa 43358,33 20208,05 23150,28 81,34 2,14 3 Ngô Xuân 21000,00 12476,26 8523,74 51,51 1,68 4 Ngô hè thu 18507,31 12051,38 6455,93 46,03 1,54 5 Ngô đông 17986,58 11801,89 6184,69 39,51 1,52 7 Lạc 35652,34 19115,95 16536,40 51,65 1,86 8 Rau 53257,46 24269,61 28987,85 87,79 2,19
(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra )
Giá trị bình quân các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế của các loại hình sử dụng đất trồng cây hàng năm được thể hiện tại bảng 4.8:
Bảng 4.8: Hiệu quả kinh tế các loại hình sử dụng đất xã Mường So Kiểu sử dụng đất Giá trị sản xuất (1000đ) Chi phí sản xuất (1000đ) Thu nhập thuần (1000đ) Hiệu quả sử dụng vốn (lần) GT ngày công LĐ (1000đ/ công) 1. LX - LM – Ngô đông 106908,24 52845,68 54026,56 2,02 73,89 2. LX- LM- Rau đông 142179,12 65313,40 76865,72 2,18 84,95 3. LX- LM 88921,66 41043,79 47877,87 2,16 83,31 4. Lạc xuân - LM 64358,33 39324,00 24803,92 1,64 41,01 5. Ngô xuân - LM 96615,79 32684,31 31674,02 0,95 70,38 6. LM - Rau 98820,79 44477,66 52138,13 2,22 84,80 7.LX 45563,33 20835,74 24727,59 2,18 85,25 8. Lạc xuân - Ngô HT- Ngô đông 53030,29 42969,22 37368,21 1,23 60,58 9. Lạc xuân- Ngô HT - Rau 107417,11 55436,94 51980,18 1,94 65,75
Qua bảng 4.8 ta thấy:
- LUT 2L - M: LUT này có hiệu quả kinh tế cao nhưng chỉ được áp dụng chủ yếu ở vùng 3 và phía Bắc vùng 2 nên rất ít hộ gia đình thực hiện LUT này. Công thức luân canh có hiệu quả kinh tế cao nhất là Lúa xuân - lúa mùa - rau đông, với thu nhập thuần là 76.865,72 nghìn đồng, giá trị ngày công lao động là 84,95 nghìn đồng. Tuy nhiên, cây rau có mức đầu tư lớn, đòi hỏi kỹ thuật thâm canh cao, rủi ro lớn do nhu cầu thị trường không ổn định, chịu ảnh hưởng nhiều của thời tiết và sâu bệnh. Những năm thời tiết thuận lợi, cây trồng cho năng suất cao thì giá sản phẩm thấp. Thị trường tiêu thụ hạn chế nên hình thức thâm canh rau trên quy mô lớn không phát triển. Công thức luân canh Lúa xuân - lúa mùa - ngô đông có hiệu quả kinh tế thấp nhất trong LUT này, với thu nhập thuần là 54.026,56 nghìn đồng .Giá trị ngày công lao động là 73,89 nghìn đồng.
- LUT 2L: Lúa là loại cây trồng quen thuộc, là loại lương thực chính và được ưu tiên hàng đầu trong canh tác tại xã Mường So. LUT 2L phổ biến trên toàn xã, được người nông dân chấp nhận vì đòi hỏi chi phí vật chất không cao và ít bị thất thu hoàn toàn cả khi có những biến động về điều kiện thời tiết, đồng thời đảm bảo nhu cầu lương thực cho tiêu dùng và chăn nuôi. Đây là lý do mà các hộ nông dân hạn chế về nguồn lực dễ chấp nhận tuy thu nhập chỉ đạt mức trung bình. Thu nhập thuần trên 1 ha đạt 47.877,87 nghìn đồng, giá trị ngày công lao động là 83,31 nghìn đồng/công với hiệu quả sử dụng vốn là 2,16 lần.
- LUT 1L - 1M: Giữa các công thức luân canh có sự chênh lệch lớn về hiệu quả kinh tế. Kiểu sử dụng đất cho giá trị ngày công lao động thấp nhất là Lạc xuân - lúa mùa với 41,01 nghìn đồng/công. LM - Rau là công thức luân canh cho hiệu quả kinh tế cao nhất với thu nhập thuần là 52138,13 nghìn đồng/ha. Kiểu sử dụng đất này ít được áp dụng do hiệu quả kinh tế không cao. - LUT 1L: Thu nhập thuần là 23150,28 nghìn đồng, đây là LUT cho hiệu quả kinh tế thấp nhất. Kiểu sử dụng đất này chỉ trồng 1 vụ lúa xuân vì hầu như diện tích nằm xen kẽ trong các khu dân cư hoặc ven các con suối, khe nước. Các vụ còn lại thì bỏ hóa đất do địa hình thấp trũng, dễ ngập úng
trong mùa mưa, các cây trồng khác nếu trồng trên đất này thì cho hiệu quả rất thấp. Trong những năm gần đây, diện tích canh tác 1 lúa giảm đi đáng kể.
- LUT chuyên rau, màu: Loại hình sử dụng đất này phân bố chủ yếu tại các khu vực ven suối, đất đai thích hợp cho trồng màu. Hiệu quả kinh tế có sự phân cấp rõ rệt giữa các kiểu sử dụng đất, từ rất thấp đến trung bình và cao. Cao nhất là kiểu sử dụng đất lạc xuân - ngô - rau, với thu nhập thuần là 51980,18 nghìn đồng/ha, giá trị ngày công lao động là 65,75 nghìn đồng/công và hiệu quả sử dụng vốn là 1,94 lần. Kiểu sử dụng đất phổ biến nhất trong LUT này là Ngô xuân - ngô HT - ngô đông do cây ngô có chi phí sản xuất phù hợp với điều kiện kinh tế nông hộ, thị trường tiêu thụ ổn định. Tuy nhiên, hiệu quả kinh tế chưa tương xứng với tiềm năng vốn có, đây chỉ là cây trồng đảm bảo ổn định đời sống, đảm bảo an ninh lương thực địa phương, chưa được xác định là cây làm giàu.
Qua phân tích trên, cho ta thấy loại hình sử dụng đất tại xã Mường So có cây trồng hàng năm chủ yếu vẫn là lúa và ngô. LUT có hiệu quả kinh tế cao nhất là 2 lúa - 1 màu, LUT có hiệu quả kinh tế thấp nhất là 1 lúa.
* Hiệu quả kinh tế cây ăn quả
LUT trồng cây ăn quả tại xã Mường So được phân bố rộng rãi nhưng quy mô nhỏ lẻ, không hình thành vườn chuyên canh cây ăn quả, chủ yếu là vườn tạp. Hiệu quả kinh tế cây ăn quả được thể hiện qua bảng 4.9.
Bảng 4.9: Hiệu quả kinh tế của LUT cây ăn quả xã Mường So
(Tính bình quân trên 1ha)
STT Cây trồng Giá trị sản xuất (1000đ) Chi phí sản xuất (1000đ) Thu nhập thuần (1000đ) Hiệu quả sử dụng vốn (lần) GT ngày công LĐ (1000đ) 1 Nhãn 44.000 12.250 31.750 2,60 182,9 2 Vải 32.100 11.500 20.600 1,80 132,7
(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra )
Qua bảng 4.9 ta thấy, giá trị sản xuất của cây ăn quả rất thấp bình quân 30 - 40 triệu đồng/ha, trong khi các vùng chuyên canh cây ăn quả tại các địa phương khác cao hơn nhiều. Hiệu quả kinh tế cao so với các cây trồng hàng năm là do các chi phí không bao gồm các khoản đầu tư ở thời kỳ kiến thiết cơ
bản. Cây nhãn cho hiệu quả kinh tế cao hơn cây Vải với thu nhập thuần là 31,75 triệu đồng/ha, giá trị ngày công lao động đạt 182,9 nghìn đồng/công, hiệu quả sử dụng vốn là 2,60 lần.
Loại hình sử dụng đất cây ăn quả tại xã Mường So không phát triển, diện tích tuy lớn nhưng năng suất và sản lượng thấp, hiệu quả kinh tế mang lại không tương xứng với tiềm năng vốn có do:
- Tuổi cây trong vườn không đồng đều, cây phát triển tự do, không được cắt tỉa tạo hình nên độ thông thoáng trong vườn kém.
- Các giống cây ăn quả trong vườn phần lớn không được chọn lọc. Việc đầu tư, chăm sóc, bón phân, quản lý vườn cây không đúng mức, dẫn đến cây trong vườn sinh trưởng kém, chậm ra hoa, kém đậu quả, sâu bệnh không được phòng trừ kịp thời… Các hộ bón một lượng phân rất ít, hầu như không phun thuốc bảo vệ thực vật cho cây, nhiều hộ chỉ phó mặc cho tự nhiên chờ thu hoạch. Do đó, năng suất, chất lượng thấp, sản phẩm kém khả năng cạnh tranh trên thị trường.
- Phần lớn diện tích là trồng cây vải thiều, các giống vải chín sớm chiếm tỷ lệ rất thấp. Vải thiều chín dồn dập trong khoảng 20 ngày từ giữa cho đến cuối tháng 6 gây trở ngại lớn cho thu hoạch, bảo quản, chế biến và tiêu thụ. Mặt khác, người dân ít có thông tin về thị trường, kết quả là giá bán rất thấp và không ổn định, ảnh hưởng đến thu nhập, hiệu quả sản xuất đối với người trồng vải. Nhiều năm gần đây, người dân bỏ không đầu tư chăm sóc, đã có một số hộ chặt bỏ Vải để trồng cây khác.
Vì vậy, để loại hình trồng cây ăn quả đạt hiệu quả kinh tế cao, thì cần có kế hoạch cải tạo vườn và có những giải pháp về thị trường tiêu thụ.
4.5.2. Hiệu quả xã hội
Hiệu quả xã hội của mỗi loại hình sử dụng đất được đánh giá thông qua các chỉ tiêu: thu hút lao động, đảm bảo đời sống xã hội, tỷ lệ giảm hộ đói nghèo, yêu cầu về vốn đầu tư, sản phẩm tiêu thụ trên thị trường, phù hợp với tập quán canh tác. Mỗi loại hình sử dụng đất đều có tác dụng nhất định đến đời sống xã hội tại địa phương.
Theo số liệu điều tra nông hộ tại xã Mường So, phần lớn các hộ được điều tra có số nhân khẩu từ 4 - 6 người/hộ, lao động trong độ tuổi từ 2 - 4 người/hộ. Như vậy, vấn đề đặt ra là phải áp dụng loại hình sử dụng đất nào tận dụng được nguồn lao động hiện có của từng hộ gia đình.
Quá trình sản xuất nông nghiệp tạo ra việc làm cho người nông dân, tạo ra nguồn của cải phục vụ đời sống của chính nông hộ, đồng thời tạo ra nguồn hàng hóa để buôn bán trên thị trường. Qua đó, loại hình sử dụng đất nào mang lại hiệu quả kinh tế cao sẽ có tác dụng tích cực đến việc nâng cao chất lượng cuộc sống, thay đổi bộ mặt nông thôn, đảm bảo an ninh lương thực địa phương, giảm tình trạng đói nghèo, giải quyết nhu cầu về lao động cho người dân. Ngược lại, các loại hình sử dụng đất không hiệu quả, cho thu nhập thấp, không giải quyết được việc làm cho người dân dẫn đến phát sinh các tệ nạn xã hội trong lúc nông nhàn, hay xu thế dịch chuyển lao động từ nông thôn ra thành thị. Sản xuất chưa đáp ứng được các nhu cầu thiết yếu thì người dân không có điều kiện đầu tư cho giáo dục, y tế. Hiệu quả xã hội của các loại hình sử dụng đất được thể hiện qua bảng sau.
Bảng 4.10: Hiệu quả xã hội của các LUT STT LUT Chỉ tiêu đánh giá Đảm bảo lương thực Thu hút lao động Yêu cầu vốn đầu tư Giảm tỷ lệđói nghèo Đáp ứng nhu cầu nông hộ Sản phẩm hàng hóa 1 2L - M 3 3 2 3 2 2 2 2L 3 2 2 3 2 2 4 1L - 1M 2 2 1 2 1 1 5 1L 1 1 1 1 1 1 6 CM 1 2 2 3 2 2 7 CAQ 2 1 3 1 1 1 (Nguồn: Điều tra thực tế ) Cao: 3 Trung bình: 2 Thấp: 1
* Đối với các LUT trồng cây hàng năm.
Các hoạt động trồng trọt trên đất hàng năm đã huy động và sử dụng phần lớn quỹ thời gian lao động của nông hộ. Tuy nhiên, việc đầu tư công
lao động trong các LUT này không thường xuyên, mang tính thời vụ, chỉ tập trung chủ yếu vào một số thời gian như khâu gieo trồng, làm cỏ và thu hoạch, còn lại là thời gian nhàn rỗi. Lúa, ngô sản xuất ra không chỉ đáp ứng nhu cầu lương thực tại xã.
LUT 2 lúa – màu, và chuyên màu có khả năng giải quyết công ăn việc làm cao hơn nhiều so với LUT 1 lúa - 1 màu và LUT 1 lúa. Trong các kiểu sử dụng đất thì công thức luân canh Lạc xuân - ngô hè thu - rau đông là cần nhiều lao động nhất do lạc và rau đều là cây trồng đòi hỏi nhiều công chăm sóc, công thức luân canh này cũng cho thu nhập thuần và hiệu quả sử dụng đồng vốn khá cao, quay vòng vốn nhanh: Khả năng đáp ứng lao động là 970 công/ha/năm, thu nhập thuần đạt 70,11 triệu đồng/ha/năm. LUT 1 lúa cần ít lao động nhất (221,47 công/ha/năm) do chỉ canh tác được một vụ lúa dẫn đến lao động không có việc làm ở những tháng còn lại, cho thu nhập rất thấp (thu nhập thuần chỉ đạt 17,71 triệu đồng/ha/năm).
* LUT cây ăn quả: đây là loại hình sử dụng đất góp phần tăng thu nhập đồng thời giải quyết việc làm cho người dân trong thời gian nông nhàn chờ thời vụ, vị trí vườn thường liền với nhà ở nên không mất công đi lại như ra đồng ruộng là điều kiện thuận lợi để sử dụng lao động phụ trong gia đình một cách tốt nhất, cây trồng thích hợp với điều kiện tự nhiên của địa phương. Tuy nhiên, diện tích cây ăn quả của xã chưa được chú trọng đầu tư, phát triển nên thu nhập của người dân từ LUT này còn thấp, phần lớn người dân không quan tâm đến lợi ích kinh tế của cây ăn quả, cây ăn quả chỉ đóng vai trò làm cải thiện bữa ăn gia đình là chủ yếu.