Trước yêu cầu quan trọng này tác giả chọn đề tài: "Tổ chức báo cáo kế toán quản trị tại Công ty Cổ phần Lương thực Đà Nẵng" làm luận văn tốt nghiệp với mong muốn sẽ đáp ứng những vấn đề
Trang 1Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác
Tác giả luận văn
Đỗ Thị Minh Nguyệt
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
1.1.2 Vai trò của báo cáo kế toán quản trị 3
1.1.2.1 Vai trò của báo cáo kế toán quản trị đối với việc lập kế hoạch 4
1.1.2.2 Vai trò của báo cáo kế toán quản trị đối với việc kiểm soát 4
1.1.2.3.Vai trò của báo cáo kế toán quản trị đối với việc ra quyết định 4
1.2 Tổ chức bộ máy KTQT trong DN SXKD 5
1.3 Phân loại chi phí 5
1.4.1 Các báo cáo dự toán phục vụ chức năng hoạch định 6
1.4.1.1 Dự toán tiêu thụ 7
1.4.1.2 Dự toán mua hàng 8
1.4.1.3 Dự toán chi phí sản xuất 8
1.4.1.4 Dự toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp 10
1.4.1.5 Dự toán kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp 12
1.4.2 Báo cáo KTQT phục vụ chức năng tổ chức thực hiện 14
1.4.2.1 Báo cáo chi phí sản xuất 14
1.4.2.2 Báo cáo giá thành 15
1.4.2.3 Báo cáo tình hình thực hiện chi phí bán hàng và QLDN 15
1.4.2.4 Báo cáo doanh thu bán hàng 18
1.4.2.5 Báo cáo kết quả kinh doanh 19
1.4.3 Báo cáo KTQT phục vụ chức năng kiểm soát 20
1.4.3.1 Báo cáo kiểm soát chi phí 20
1.4.3.2.Báo cáo kiểm soát doanh thu 23
1.4.4 Báo cáo KTQT phục vụ chức năng đánh giá và ra quyết định 25
Trang 3Các đơn vị trực thuộc 30
Các phòng ban 30
Phòng Kinh doanh nội địa 30
Xí nghiệp Chế biến Lương thực ĐN 30
Phòng Xuất nhập khẩu 30
Phòng Tài chính – Kế toán 30
Phòng HC-Nhân sự 30
Phòng Marketing 30
2.3 Thực trạng các báo cáo kế toán quản trị tại Công ty cổ phần Lương Thực Đà Nẵng 37
3.3.1.7 Bảng cân đối kế toán dự toán 79
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 95
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN
PHỤ LỤC
Trang 5Bảng 1.1: Dự toán tiêu thụ 7
Bảng 1.4: Dự toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý 10Bảng 1.5: Dự toán kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp 12
Bảng 1.9: Báo cáo tình hình thực hiện chi phí bán hàng và QLDN 16
Bảng 1.13: Báo cáo phân tích tình hình thực hiện biến phí 21
Bảng 1.15: Báo cáo phân tích mức độ ảnh hưởng của nhân tố giá và nhân tố lượng
Bảng 2.1: Kế hoạch SXKD năm 2011 Chi nhánh Đồng Tháp 40
Bảng 2.8: Kế hoạch kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh 50
Trang 6Bảng 3.1: Dự toán tiêu thụ 66
Bảng 3.4: Bảng phân loại chi phí tháng 01 năm 2012 70
Bảng 3.11: Báo cáo phân tích tình hình thực hiện biến phí 79Bảng 3.12: Báo cáo phân tích tình hình thực hiện định phí 81Bảng 3.13: Báo cáo phân tích mức độ ảnh hưởng nhân tố giá và nhân tố lượng 82
đến doanh thu bán hàng
Bảng 3.15: Báo cáo thu nhập năm 2011 loại trừ CNTPHCM 84Bảng 3.16: Định giá trong tình trạng cạnh tranh đấu thầu 85
Trang 7Sơ đồ 1.1 : Hệ thống dự toán sản xuất kinh doanh hàng năm 7
Sơ đồ 2.1 : Mô hình tổ chức bộ máy quản lý của Công ty 29
Sơ đồ 2.4 : Quy trình lập kế hoạch của các đơn vị trực thuộc Công ty 38
Sơ đồ 3.1 : Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán cải tiến 64
Trang 8Hình 2.1 : Doanh thu thuần của công ty qua 3 năm 2009 – 2011 33Hình 2.2 : Lợi nhuận trước thuế của công ty qua 3 năm 2009 – 2011 33
Trang 9Phụ lục 1: Báo cáo tình hình thực hiện kinh doanhPhụ lục 2: Báo cáo tình hình thực hiện mua vào
Phụ lục 3: Báo cáo tình hình thực hiện bán ra
Trang 10MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Trên thế giới việc áp dụng kế toán quản trị để phục vụ cho việc ra quyết định
đã không còn xa lạ Và Việt Nam cũng đã dần hòa nhập với xu hướng của thế giới
là đòi hỏi nhà quản trị phải luôn đối mặt với những quyết định một cách kịp thời và đúng đắn Để đáp ứng yêu cầu này nhà quản trị cần kế toán cung cấp thông tin một cách thường xuyên phục vụ kịp thời cho việc ra quyết định Thông tin này được cung cấp dưới dạng các báo cáo kế toán quản trị phục vụ nội bộ doanh nghiệp Tại Công ty Cổ phần Lương thực Đà Nẵng bước đầu kế toán quản trị đã được triển khai, tuy nhiên chỉ dừng lại ở việc lập kế hoạch và các báo cáo ở mức độ đơn giản, chưa hình thành hệ thống báo cáo kế toán quản trị hoàn chỉnh Trước yêu cầu quan
trọng này tác giả chọn đề tài: "Tổ chức báo cáo kế toán quản trị tại Công ty Cổ phần Lương thực Đà Nẵng" làm luận văn tốt nghiệp với mong muốn sẽ đáp ứng
những vấn đề cấp thiết trong việc ra quyết định của Công ty trong bối cảnh hiện nay
2 Mục tiêu nghiên cứu
Mục đích của đề tài nhằm làm rõ bản chất của kế toán quản trị nói chung Kết hợp với nghiên cứu đánh giá thực trạng báo cáo KTQT tại Công ty Cổ phần Lương thực Đà Nẵng trên cơ sở đó rút ra ưu nhược điểm để đưa ra các giải pháp tổ chức báo cáo kế toán quản trị tốt hơn nhằm nâng cao hiệu quả quản lý tại Công ty Cổ phần Lương thực Đà Nẵng
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận về báo cáo KTQT, thực trạng lập báo cáo KTQT phục vụ cho công tác quản trị nội bộ tại Công ty Cổ phần Lương thực Đà Nẵng
Phạm vi nghiên cứu là ở Công ty Cổ phần Lương thực Đà Nẵng và ở các đơn
vị trực thuộc của Công ty
Trang 114 Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng phương pháp thu thập thông tin, phương pháp tổng kết lý luận, phương pháp phân tích- tổng hợp, phương pháp so sánh, phương pháp mô tả
Số liệu có từ nhiều nguồn như: điều tra trực tiếp, tham khảo ý kiến các chuyên gia, lãnh đạo và người có kinh nghiệm tại Công ty Cổ phần Lương thực Đà Nẵng
5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về tổ chức báo cáo KTQT
Tổng hợp, đánh giá thực trạng công tác tổ chức báo cáo KTQT tại Công ty CP Lương thực Đà Nẵng Trên cơ sở lý luận về tổ chức báo cáo KTQT , đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác KTQT tại Công ty CP lương thực Đà Nẵng
6 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận chung, luận văn gồm 3 chương :
Chương 1: Cơ sở lý luận về tổ chức báo cáo KTQT trong doanh nghiệp sản
xuất và chế biến lương thực
Chương 2: Thực trạng về các báo cáo kế toán quản trị tại Công ty Cổ phần
Lương thực Đà Nẵng
Chương 3: Tổ chức báo cáo KTQT tại Công ty Cổ phần Lương thực Đà Nẵng.
Trang 12CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC BÁO CÁO KẾ TOÁN QUẢN TRỊ TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT KINH DOANH1.1 Tổng quan về KTQT và báo cáo KTQT
1.1.1 Bản chất của KTQT và báo cáo KTQT
Theo luật kế toán Việt Nam, kế toán quản trị được định nghĩa là việc thu thập, xử lý và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính theo yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế, tài chính trong nội bộ đơn vị kế toán (Theo khoản 3, điều 4 Luật kế toán)
Báo cáo KTQT là những báo cáo phục vụ cho việc ra quyết định của các nhà quản lý doanh nghiệp
Như vậy, bản chất của báo cáo KTQT là hệ thống thông tin được soạn thảo và trình bày theo yêu cầu quản trị, điều hành và ra quyết định của các nhà quản lý doanh nghiệp Chính vì vậy các báo cáo KTQT rất linh hoạt, đa dạng và không phụ thuộc vào các nguyên tắc kế toán Chúng giúp các nhà quản lý nắm bắt được những gì đã, đang và sẽ diễn ra trong hoạt động của từng bộ phận hoặc của cả DN
1.1.2 Vai trò của báo cáo kế toán quản trị
Báo cáo kế toán quản trị cung cấp những thông tin kế toán cho các nhà quản
lý nhằm đạt được những mục tiêu của tổ chức đã đề ra Nhà quản lý nhận được thông tin này dưới hình thức như: báo cáo doanh thu, báo cáo chi phí, báo cáo giá thành, các dự toán, các báo cáo hoạt động hàng tháng
Vai trò của báo cáo kế toán quản trị cung cấp thông tin phục vụ cho các chức năng chủ yếu: hoạch định, tổ chức thực hiện, kiểm soát, đánh giá và ra quyết định
Nó cho phép các nhà quản trị sự hiểu biết chính xác và cụ thể hơn về những vấn đề cần giải quyết Nó cho phép các nhà quản trị sự hiểu biết chính xác và cụ thể hơn về những vấn đề cần giải quyết Các nhà quản trị sử dụng thông tin kế toán quản trị vào mục đích kiểm soát thông qua việc tác động vào việc hình thành quyết định của
Trang 13các thành viên, buộc các quyết định đó phải phù hợp với mục tiêu chung của tổ chức.
1.1.2.1 Vai trò của báo cáo kế toán quản trị đối với việc lập kế hoạch
Việc lập kế hoạch trong một tổ chức liên quan đến hai vấn đề, đó là: xác định mục tiêu của tổ chức và xây dựng những phương thức để đạt được mục tiêu đó Dự toán ngân sách trong kế toán quản trị là một công cụ để kế toán viên giúp ban quản trị trong quá trình lập kế hoạch và kiểm soát việc thực hiện kế hoạch Vì vậy, kế toán quản trị phải trên cơ sở đã ghi chép, tính toán, phân tích chi phí, doanh thu, lợi nhuận, kết quả từng loại hoạt động, từng sản phẩm, từng ngành hàng,…lập các bảng
dự toán chi phí, doanh thu, lợi nhuận, dự toán vốn …, để cung cấp thông tin trong việc phác họa dự kiến tương lai nhằm mục đích phát triển doanh nghiệp
1.1.2.2 Vai trò của báo cáo kế toán quản trị đối với việc kiểm soát
Để giúp các nhà quản trị thực hiện chức năng kiểm soát, kế toán quản trị sẽ cung cấp các báo cáo thực hiện, rồi so sánh những số liệu thực hiện so với kế hoạch hoặc dự toán, liệt kê tất cả các sự khác biệt và đánh giá việc thực hiện Các báo cáo này có tác dụng như một hệ thống thông tin phản hồi để nhà quản trị biết được kế hoạch đang thực hiện như thế nào, đồng thời nhận diện các vấn đề hạn chế cần có
sự điều chỉnh, thay đổi nhằm hướng hoạt động của tổ chức về mục tiêu xác định
1.1.2.3.Vai trò của báo cáo kế toán quản trị đối với việc ra quyết định
Chức năng ra quyết định đòi hỏi nhà quản trị phải có sự chọn lựa thích hợp trong nhiều phương án khác nhau được đưa ra Các quyết định trong một tổ chức có thể là quyết định chiến lược ảnh hưởng lâu dài đến tổ chức Tất cả các quyết định đều có nền tảng từ thông tin, và phần lớn thông tin đều do kế toán quản trị cung cấp nhằm phục vụ chức năng ra quyết định của nhà quản trị Vì vậy, kế toán quản trị phải cung cấp thông tin linh hoạt kịp thời và mang tính hệ thống, trên cơ sở đó phân tích các phương án thiết lập để lựa chọn phương án tối ưu nhất cho việc ra quyết định Các thông tin cũng có thể diễn đạt dưới dạng mô hình toán học, đồ thị, biểu
đồ, … để nhà quản trị có thể xử lý nhanh chóng
Trang 141.2 Tổ chức bộ máy KTQT trong DN SXKD
Bộ phận KTQT được thiết lập nhằm đảm bảo các công việc sau :
- Thu thập và xử lý thông tin KTQT
- Dự toán, phân tích, đánh giá
- Nghiên cứu dự án
KTQT và KTTC đều được ghi chép trên cơ sở ghi chép ban đầu của kế toán Tuy nhiên giữa KTQT và KTTC có sự khác nhau về nhu cầu thông tin và tính kịp thời của thông tin Do đó ở các DN thường không tách bạch giữa KTQT và KTTC
Cụ thể các nhân viên KTTC thường kiêm nhiệm luôn việc của nhân viên KTQT Vì vậy việc bố trí nhân sự để làm công tác KTQT tùy thuộc vào quy mô DN, nhân sự,
hệ thống phần mềm Vì vậy DN cần tổ chức một hệ thống kế toán cần thực hiện
cả hai chức năng KTQT và KTTC sao cho đảm bảo cung cấp thông tin kịp thời, chính xác phục vụ cho công tác điều hành DN
1.3 Phân loại chi phí
1.3.1 Phân loại chi phí theo cách ứng xử
Với cách phân lọai này, chi phí được chia thành:
- Biến phí: là những chi phí mà tổng của nó thay đổi khi hoạt động thay đổi ví dụ
như chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp (trả lương theo sản phẩm)…trong sản xuất hoặc biến phí giá vốn hàng bán trong thương mại
- Định phí: là những chi phí mà tổng của nó không đổi khi hoạt động thay đổi ví dụ
như chi phí thuê mặt bằng nhà xưởng, cửa hàng, chi phí khấu hao tài sản cố định…
- Chi phí hỗn hợp: là những chi phí mà bản thân nó gồm cả yếu tố biến phí lẫn
định phí.Ở mức độ hoạt động cơ bản chi phí hỗn hợp thường biểu hiện đặc điểm như là định phí, nhưng khi vượt lên trên mức đó thì lại biểu hiện đặc điểm của biến phí.Những chi phí được xếp vào loại này có thể là chi phí điện thoại, chi phí bảo trì, chi phí sản xuất chung…
1.3.2 Phân loại chi phí theo chức năng hoạt động
Với KTQT khi phân loại chi phí theo chức năng, chi phí được phân loại thành: chi phí sản xuất và chi phí ngoài sản xuất
Trang 15Chi phí sản xuất gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung.
Chi phí ngoài sản xuất gồm chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp
1.3.3 Phân loại chi phí theo khả năng kiểm soát
Chi phí kiểm soát được là khoản chi phí mà ở một cấp quản lý nào đó có quyền ra quyết định để chi phối nó và ngược lại chi phí không kiểm soát được là khoản chi phí mà ở cấp quản lý đó không có quyền ra quyết định để chi phối nó Ví
dụ chi phí giao hàng là chi phí kiểm soát được của người phụ trách bộ phận bán hàng nhưng chi phí giao hàng là chi phí không kiểm soát được của người phụ trách bộ phận sản xuất Tuy nhiên tất cả các chi phí phát sinh tại doanh nghiệp đều là chi phí kiểm soát được đối với người điều hành cao nhất
1.4 Nội dung báo cáo KTQT trong DN SXKD
1.4.1 Các báo cáo dự toán phục vụ chức năng hoạch định
Đối với nhà quản trị, báo cáo dự toán cung cấp thông tin một cách có hệ thống toàn bộ kế hoạch của DN Dự toán giúp xác định rõ các mục tiêu làm căn cứ đánh giá kết quả thực hiện Lường trước những khó khăn khi chúng chưa xảy ra để
có phương án đối phó kịp thời đúng đắn Dự toán đảm bảo cho các kế hoạch của từng bộ phận phù hợp với mục tiêu chung của DN Một khi dự toán đã được công
bố thì không còn sự nghi ngờ gì về mục tiêu mà DN muốn đạt và đạt bằng cách nào
Trang 16Sơ đồ 1.1 Hệ thống dự toán SXKD hàng năm
1.4.1.1 Dự toán tiêu thụ
Từ sơ đồ 1.1 ta thấy dự toán tiêu thụ là dự toán chủ yếu của toàn hệ thống
Tất cả các dự toán đều phụ thuộc vào dự toán tiêu thụ, do vậy nếu dự toán tiêu thụ được xây dựng một cách tùy tiện thì cả quá trình dự toán sẽ chỉ là một việc làm vô ích Dự toán tiêu thụ là căn cứ để ra quyết định về sản lượng sản xuất trong kỳ lập
dự toán sản xuất Sau khi lập dự toán sản xuất là căn cứ để lập các dự toán nguyên liệu trực tiếp, lao động trực tiếp và chi phí sản xuất chung Những dự toán này là cơ
sở để lập dự toán tiền Tóm lại, dự toán tiêu thụ là nhân tố tác động toàn bộ các dự toán của DN
Bảng 1.1 Dự toán tiêu thụ năm
Dự toán chi phí sản xuất
Trang 17TT Mặt hàng SL ĐG Thành tiền Chi phí mua Giá mua và chi
phí mua
1
2
Cộng
1.4.1.3 Dự toán chi phí sản xuất
Ngành chế biến lương thực do đặc trưng không có sản phẩm dở dang nên dự toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, dự toán nhân công trực tiếp, dự toán chi phí sản xuất chung được lập chung thành dự toán chi phí sản xuất
Chi phí sản xuất chung của doanh nghiệp thường được xác định theo định phí và biến phí sản xuất chung Chi phí sản xuất chung là chi phí gián tiếp với từng loại sản phẩm, do vậy, chi phí sản xuất chung thường được phân bổ theo chỉ tiêu chi phí nguyên vật liệu trực tiếp…
Số lượng sản
phẩm mua
vào dự toán
Số lượng sản phẩm tiêu thụ
dự toán
Số lượng sản phẩm tồn kho cuối kỳ
SL sản phẩm sản xuất trong kỳ dự toán
SL sản phẩm tồn kho đầu kỳ
Trang 18Bảng 1.3 Dự tốn chi phí sản xuất năm
STT Khoản mục chi phí Chi phí
Trong đĩ Biến
phí
Định phí
Chi phí hỗn hợp
-Hội nghị, tiếp khách
-Chi phí quản lý phân xưởng
Trang 191.4.1.4 Dự tốn chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp
Mục đích lập: nhằm xác định tổng chi phí dự kiến về chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp
Căn cứ để lập dự tốn thường được dựa vào đĩ là dự tốn tiêu thụ, các bản
dự thảo về chi phí do những người cĩ trách nhiệm ở bộ phận bán hàng và quản lý lập
Bảng 1.4 Dự tốn chi phí bán hàng và chi phí quản lý
-Tiền ăn giữa ca
-Bao bì đóng gói
-Bao bì luân chuyển
3 Chi phí dụng cụ đồ dùng
dự kiến
BP BH và quản lý cho một đơn vị sản phẩm
Định phí bán hàng và quản lý
Trang 20-Bảo hiểm hàng hoá
-Điện nước
-Điện thoại, fax
-Phí làm tàu (bốc xếp, giao nhận, kiểm
định)
-Khác
-Công tác phí
-Hội nghị, tiếp khách, giao dịch
-Chi phí quảng cáo, tiếp thị
-Hoa hồng, môi giới
-Tiền ăn giữa ca
Thuế môn bài
Thuế nhà đất, thuê đất
Trang 21-Dịch vụ bưu điện
-Thuê nhà, thuê kho
-Sửa chữa thường xuyên
-Khác
-Công tác phí
-Hội nghị, tiếp khách, giao dịch
-Chi phí đào tạo
-Khác
1.4.1.5 Dự tốn kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
Dự tốn này thể hiện kỳ vọng của các nhà quản lý tại doanh nghiệp và là cơ
sở để đánh giá tình hình thực hiện dự tốn đã đề ra
Cơ sở lập: căn cứ từ dự tốn tiêu thụ và các dự tốn chi phí
Phương pháp lập: lấy doanh thu trừ chi phí khả biến để tính ra số dư đảm
phí, lấy số dư đảm phí trừ biến phí để tính lợi nhuận thuần.
Bảng 1.5 Dự tốn kết quả hoạt động kinh doanh
Ngày… Tháng… Năm …
Dự tốn cho Tháng… Quý… Năm…
Chỉ tiêu Quý I Quý II Quý III Quý IV Cả năm
1 Doanh thu tiêu thụ sản
Trang 221.4.1.6 Dự toán tiền
Dự toán này giúp các nhà quản trị tính toán để thấy trước tình hình thừa hay thiếu vốn cho hoạt động SXKD , từ đó có kế hoạch vay mượn để chắc chắn rằng các khoản vay sẽ có sẵn để đáp ứng nhu cầu về tiền Căn cứ vào đây DN có kế hoạch trả nợ gốc và lãi vay
Cơ sở lập: phần thu lấy từ số dư tiền tồn cuối kỳ trước là số dư tiền tồn đầu
kỳ, số tiền thu từ bán hàng lấy từ dự toán tiêu thụ
Phần chi: lấy từ dự toán chi phí và các khoản chi chi khác như mua hàng, nộp thuế, mua TSCĐ, trả lãi vay
Phương pháp lập: xác định tổng số tiền thu được bằng cách cộng số tiền tồn đầu kỳ với tiền thu bán hàng dự toán trong kỳ, trừ đi số tiền chi ra trong kỳ dự toán
để cân đối thu chi, nếu thiếu thì công ty cần lập kế hoạch đi vay, nếu thừa công ty
có kế hoạch trả nợ vay hoặc đầu tư ngắn hạn
Bảng 1.6 Dự toán tiền Tháng Năm
1 Luồng tiền vào
2 Mua hàng trong tháng
Trả tiền mua hàngChi phí mua hàng
Trang 231.4.2 Báo cáo KTQT phục vụ chức năng tổ chức thực hiện
1.4.2.1 Báo cáo chi phí sản xuất
Lập báo cáo sản xuất nhằm cung cấp các số liệu về tình hình sản xuất của doanh nghiệp theo từng loại sản phẩm, hoặc theo từng đơn vị, hay lập cho toàn doanh nghiệp
Cơ sở và phương pháp lập: Căn cứ vào các số liệu chi tiết về các loại chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung
Bảng 1.7: Báo cáo sản xuất
Nhân công trực tiếp
Chi phí sản xuất chung
A - Khối lượng hoàn thành tương
đương
- Khối lượng hoàn thành
- Khối lượng dở dang cuối kỳ
+ Nguyên vật liệu trực tiếp
+ Nhân công trực tiếp
+ Chi phí sản xuất chung
Cộng
B - Tổng hợp chi phí và xác định giá
thành đơn vị sản phẩm
- Chi phí dở dang đầu kỳ
- Chi phí phát sinh trong tháng
Tổng cộng chi phí
Giá thành đơn vị sản phẩm hoàn thành
C - Cân đối chi phí
- Nguồn chi phí đầu vào
+ Chi phí dở dang đầu kỳ
+ Chi phí phát sinh trong kỳ
- Phân bổ chi phí (đầu ra)
Trang 24+ Giá thành khối lượng sản phẩm hoàn
thành
+ Chi phí dở dang cuối kỳ
+ Nguyên vật liệu trực tiếp
+ Nhân công trực tiếp
+ Chi phí sản xuất chung
1.4.2.2 Báo cáo giá thành
Loại báo cáo này kế toán quản trị thường lập đối với các doanh nghiệp sản xuất Báo cáo này có thể lập chi tiết theo từng đối tượng tính giá thành, chi tiết theo từng khoản mục
Cũng giống như báo cáo sản xuất, báo cáo giá thành được lập căn cứ vào số liệu chi tiết về từng loại chi phí được sử dụng trong quá trình sản xuất trong kỳ
Bảng 1.8: Báo cáo giá thành Tháng… Quý Năm…
dở dangcuối kỳ
Tổng chi phí
để tính giáthành
Ý kiến
Chi phíNVL trực tiếp
Chi phí nhâncông trực tiếp
Chi phí sản xuất chung
Tổng cộng
Nhận xét, nguyên nhân
biện pháp
Cố định
Biến đổi
Cộng
1.4.2.3 Báo cáo tình hình thực hiện chi phí bán hàng và QLDN
Mục đích: phản ánh các khoản chi phí phát sinh, giúp nhà quản lý kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện các khoản chi phí trong quá trình hoạt động
Cơ sở lập: căn cứ vào sổ theo dõi chi tiết phí được bộ phận KTQT thu thập
và xử lý trong kỳ
Trang 25Phương pháp lập: được lập theo cách ứng xử của chi phí, bao gồm biến phí
và định phí Đối với biến phí sẽ được lập riêng cho từng mặt hàng hoặc nhĩm hàng
ở đơn vị
Bảng 1.9 Báo cáo tình hình thực hiện chi phí bán hàng và chi phí quản lý
STT Khoản mục chi phí Cộng Định phí Biến phí
-Tiền lương
-BHXH
-BHYT
-KPCĐ
-Tiền ăn giữa ca
-Bao bì đóng gói
-Bao bì luân chuyển
-Vận chuyển
-Bốc xếp
-Sửa chữa thường xuyên
-Bảo hiểm hàng hoá
-Điện nước
-Điện thoại, fax
-Phí làm tàu (bốc xếp, giao nhận, kiểm
dịnh)
-Khác
Trang 266418 Chi phí bằng tiền khác
-Công tác phí
-Hội nghị, tiếp khách, giao dịch
-Chi phí quảng cáo, tiếp thị
-Hoa hồng, môi giới
-Khác
-Tiền lương
-BHXH
-BHYT
-KPCĐ
-Tiền ăn giữa ca
Thuế môn bài
Thuế nhà đất, thuê đất
Phí, lệ phí khác
-Điện ,nước
-Điện thoại, Fax
-Dịch vụ bưu điện
-Thuê nhà, thuê kho
-Sửa chữa thường xuyên
-Khác
Trang 27-Công tác phí
-Hội nghị, tiếp khách, giao dịch
-Chi phí đào tạo
-Khác
TỔNG CỘNG
1.4.2.4 Báo cáo doanh thu bán hàng
Mục đích: cung cấp thơng tin về doanh thu từng mặt hàng trong quá trình tiêu thụ hàng hĩa, giúp nhà quản lý thấy được tỷ trọng của từng mặt hàng trong tổng doanh thu
Cơ sở lập: căn cứ sổ chi tiết và sổ tổng hợp bán hàng theo từng mặt hàng, theo từng đơn vị
Phương pháp lập: Được lập chi tiết cho từng loại hàng ở từng đơn vị
Bảng 1.10 Báo cáo chi tiết doanh thu bán hàng
Tháng Năm
1
CộngSau đĩ được tổng hợp tồn cơng ty
Bảng 1.11 Báo cáo tổng hợp doanh thu bán hàng
Trang 281.4.2.5 Báo cáo kết quả kinh doanh
Đây là báo cáo mà kế toán quản trị thường dùng nhiều nhất để phân tích giữa các kỳ với nhau, giữa các bộ phận khác nhau trong cùng một doanh nghiệp về doanh thu, chi phí và lợi nhuận của doanh nghiệp đạt được trong một kỳ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh sẽ cung cấp các số liệu về doanh thu, chi phí và lợi nhuận theo từng mặt hàng, từng bộ phận hay lĩnh vực kinh doanh đã thực hiện được trong kỳ, có thể theo tháng, quý hoặc năm của doanh nghiệp
Bảng 1.12 BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH
Trang 291.4.3 Báo cáo KTQT phục vụ chức năng kiểm soát
1.4.3.1 Báo cáo kiểm soát chi phí
Chi phí là nhân tố quan trọng góp phần đáng kể vào kết quả SXKD Hiệu quả
là làm sao để chi phí bỏ ra là nhỏ nhất nhưng đem lại hiệu quả lớn nhất Điều này phụ thuộc rất lớn việc kiểm soát chi phí tại công ty
Báo cáo kiểm soát chi phí cung cấp cho nhà quản trị thông tin về chi phí cho từng đối tượng tập hợp chi phí (hoạt động sản xuất, kinh doanh, dự án, đào tạo …)
và theo từng khoản mục hoặc yếu tố chi phí
Các chỉ tiêu trên báo cáo được lập từ sổ chi tiết và sổ tổng hợp chi phí trong
kỳ theo đối tượng tập hợp
Chi phí sản xuất chung gồm biến phí, định phí và chi phí hỗn hợp Chi phí sản xuất chung biến động là do sự biến động của biến phí sản xuất chung và biến động định phí sản xuất chung :
a Kiểm soát biến phí sản xuất chung
Ta có mô hình chung để phân tích chênh lệch biến phí sản xuất chung
Lượng thực tế SX x Lượng thực tế SX x Lượng dự toán SX x
Biến động định phí sản xuất chung
+
Trang 30AR chênh lệch chi tiêu
AQ chênh lệch hiệu quả
Ta có công thức tính chênh lệch chi tiêu và chênh lệch hiệu quả như sau :
Trang 31Bảng 1.13 Báo cáo phân tích tình hình thực hiện biến phí
Đơn vị:
Quý Năm
TT Yếu tố biến phí
Sản lượng sản xuất và tiêu thụ BP đơn vị
dự toán (R0)
Biến phí thực tế Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố
Dự toán (Q0) Thực tế (Q1)
Trang 32b Kiểm soát định phí SXC
Định phí SXC là các khoản chi phí phục vụ và quản lý SX, thường không thay đổi theo sự biến thiên của mức độ hoạt động trong phạm vi phù hợp Biến động định phí SXC thường liên quan đến việc thay đổi cấu trúc sản xuất của doanh nghiệp hoặc do hiệu quả sử dụng năng lực sản xuất của doanh nghiệp
Bảng 1.14 Báo cáo kiểm soát định phí
1.4.3.2.Báo cáo kiểm soát doanh thu
Mục đích: giúp cho nhà quản trị kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch doanh thu theo từng mặt hàng và ở từng đơn vị
Cơ sở lập: căn cứ vào doanh thu dự toán và doanh thu thực tế của từng đơn
Định phí SXC
dự toán
Trang 33-Bảng 1.15 -Bảng phân tích mức độ ảnh hưởng của nhân tố giá và nhân tố lượng đến doanh thu bán hàng
Đơn giá
Trang 34+Nhân tố do giá là chênh lệch giữa giá đơn vị thực tế với giá đơn vị dự toán nhân với sản lượng sản phẩm hàng hóa: AG = (P1 – P0) x Q1
+Nhân tố do lượng là chênh lệch giữa khối lượng thực tế và khối lượng dự toán nhân với giá dự toán: AQ = (Q1 – Q0) x P0
Trong đó : DT là chênh lệch doanh thu
AG là ảnh hưởng của đơn giá bán đến biến động chi phí
AQ là ảnh hưởng của khối lượng tiêu thụ đến biến động chi phí
P0 P1 là đơn gía bán dự toán và thực tế
Q0 Q1 là sản lượng tiêu thụ dự toán và thực tế
1.4.4 Báo cáo KTQT phục vụ chức năng đánh giá và ra quyết định
1.4.4.1 Quyết định loại bỏ hay tiếp tục kinh doanh một bộ phận
Mục đích: nhằm cung cấp các thông tin nhanh chóng, ngắn gọn, dễ hiểu và thích hợp về doanh thu, chi phí liên quan đến phương án để giúp nhà quản lý ra quyết định tiếp tục kinh doanh hay loại bỏ một bộ phận của công ty
Cơ sở lập: căn cứ vào số liệu về doanh thu và chi phí của phương án cần xem xét
Phương pháp lập: tiến hành thu thập số liệu về doanh thu và chi phí hoạt động của bộ phận cần xem xét và các bộ phận khác Sử dụng phương pháp phân tích chênh lệch để tiến hành so sánh
Sự thực là khi loại bỏ một bộ phận thì ta chỉ giảm được lượng ĐP trực tiếp phát sinh của bộ phận đó chứ không thể giảm được ĐP chung phục vụ cho hoạt động của toàn doanh nghiệp, trong khi đó, thiệt hại về SDĐP của bộ phận chắc chắn xảy ra Thế nên, để đưa ra quyết định, nhà quản trị cần so sánh giữa SDĐP bộ phận với các khoản định phí có thể loại bỏ khi ngừng kinh doanh bộ phận
- Nếu SDĐP bộ phận < phần định phí có thể loại bỏ: doanh nghiệp nên ngừng hoạt
động kinh doanh của bộ phận này
- Nếu SDĐP bộ phận > phần định phí có thể loại bỏ: doanh nghiệp nên duy trì hoạt
động của bộ phận này cho đến khi có phương án khác mang lại lợi nhuận nhiều hơn
Trang 351.4.4.2 Định giá trong tình trạng cạnh tranh đấu thầu
Các DN hoạt động trong tình trạng cạnh tranh mang tính đấu thầu đòi hỏi phải có sự mềm dẻo về giá Nếu giữ nguyên mức giá cố định được định ra theo phương pháp bù đắp chi phí toàn bộ hoàn toàn không có lợi DN cần quan tâm đến mức giá nhằm tạo ra lợi nhuận thỏa đáng Và cần quan tâm đến việc tăng vòng quay của vốn trong trường hợp này Ta có mẫu tổng quát về định giá theo phương pháp trực tiếp:
- Các chi phí khả biến:
Trang 36- Trình bày về tổ chức báo cáo KTQT trong DN SXKD gồm : đặc điểm của
DN SXKD, sự cần thiết phải tổ chức báo cáo KTQT, cơ sở tổ chức báo cáo KTQT,
tổ chức báo cáo KTQT chi tiết theo nội dung báo cáo phục vụ cho các chức năng hoạch định, chức năng kiểm soát và ra quyết định
Tác giả đã đi sâu làm rõ các nội dung trong việc tổ chức báo cáo KTQT trong DN SXKD Nội dung trên làm cơ sở cho việc nghiên cứu thực trạng công tác
tổ chức báo cáo KTQT phục vụ nhu cầu quản trị nội bộ tại Công ty CP lương thực
Đà Nẵng nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động SXKD tại Công ty
Trang 37CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG BÁO CÁO KẾ TOÁN QUẢN TRỊ
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN LƯƠNG THỰC ĐÀ NẴNG
2.1 Tổng quan về Công ty cổ phần Lương thực Đà Nẵng
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển
Công ty Cổ phần Lương thực Đà Nẵng có trụ sở chính tại Tầng 16, Công viên Phần Mềm, Toà nhà số 02 Quang Trung, Q Hải Châu, TP Đà Nẵng Vốn điều lệ: 50.000.000.000 VND
Công ty Cổ phần Lương thực Đà Nẵng, tiền thân là Công ty Lương thực Quảng Nam Đà Nẵng được thành lập năm 1992 theo Quyết định số 2967/QĐ-UB ngày 17/10/1992 của UBND tỉnh Quảng Nam Đà Nẵng (QNĐN )
Năm 1996, Công ty Lương thực Quảng Nam Đà Nẵng trở thành thành viên của Tổng Công ty Lương thực Miền Nam theo Quyết định số 120/TCT/TCLĐ-QĐ ngày 31/5/1996 của Hội đồng Quản trị Tổng Công ty Lương thực Miền Nam
Năm 2000, Công ty Lương thực Quảng Nam Đà Nẵng chuyển giao một phần vốn và tài sản nằm trên địa bàn tỉnh Quảng Nam cho UBND tỉnh Quảng Nam quản
lý và sử dụng theo công văn số 39/CP-KTTH ngày 12/01/2000 và Công văn số 1978/TC/TCDN ngày 22/5/2000 của Bộ Tài chính
Với chức năng, nhiệm vụ quản lý và điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh các đơn vị chủ yếu trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, Công ty Lương thực Quảng Nam Đà Nẵng đã được đổi tên thành Công ty Lương thực Đà Nẵng tại Quyết định 070/QĐ-HĐQT ngày 04/7/2001 của Hội đồng Quản trị Tổng Công ty Lương thực Miền Nam
Ngày 09/12/2004 Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có Quyết định số 4446/QĐ/BNN-TCCB về việc chuyển doanh nghiệp Nhà nước Công ty Lương thực
Trang 382.1.2 Đặc điểm ngành nghề kinh doanh
Ngành nghề kinh doanh chủ yếu: Kinh doanh lương thực, thực phẩm và nông sản, xay xát chế biến, vận tải lương thực và hàng hoá Sản xuất vật liệu xây dựng và xây lắp Kinh doanh vật tư hàng hoá phục vụ nông nghiệp và đời sống nông thôn, chế biến nông sản thực phẩm Dịch vụ thương mại, khách sạn Kinh doanh máy móc, thiết bị phụ tùng, vật liệu xây dựng Chế biến gỗ (gỗ có nguồn gốc hợp pháp ) Kinh doanh nhà hàng, dịch vụ giải trí, dịch vụ xoa bóp, dịch vụ internet Xây dựng các công trình : giao thông, công nghiệp, dân dụng và thuỷ lợi Đầu tư xây dựng, kinh doanh cơ sở hạ tầng khu công nghiệp, khu dân cư và khu đô thị Cho thuê văn phòng, cho thuê nhà Kinh doanh bất động sản Đào tạo nghề
2.1.3 Chức năng và nhiệm vụ của công ty
- Chức năng: Công ty có chức năng thu mua lương thực, dự trữ lưu thông
hàng hoá, lương thực, nông sản thực phẩm, vật tư thiết bị phục vụ nông nghiệp, xay xát chế biến lương thực và các hoạt động thương mại dịch vụ khác
- Nhiệm vụ: Với chức năng được giao Công ty có nhiệm vụ tổ chức thu mua
lương thực trên địa bàn để tạo điều kiện thúc đẩy sản xuất phát triển mở rộng mạng lưới bán lẻ, chế biến lương thực để phục vụ nhu cầu tiêu dùng xã hội Mặt khác, Công ty cần phải dự trữ một lượng lương thực nhất định theo kế hoạch của Tổng công ty và Uỷ Ban Nhân Dân Thành phố Đà Nẵng nhằm cung cấp đầy đủ lương thực khi có thiên tai, bảo lụt, mất mùa hoặc để bình ổn giá cả khi thị trường tăng giá đột biến
2.1.4 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của công ty
2.1.4.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý
Văn phòng Công ty: Nơi đặt trụ sở chính của Công ty, có văn phòng làm
việc của Ban Tổng Giám đốc Công ty và các phòng, ban nghiệp vụ gồm: Phòng Kinh doanh nội địa, Phòng Xuất nhập khẩu, Phòng Tài chính – Kế toán, Phòng Hành chính- Nhân sự, Phòng Marketing
Các đơn vị trực thuộc:
- Xí nghiệp Chế biến Lương thực Đà Nẵng
Trang 39- Trường Đào tạo Việt Á
- Chi nhánh Công ty Cổ phần Lương Thực Đà Nẵng tại tp Hồ Chí Minh
- Chi nhánh Công ty Cổ phần Lương Thực Đà Nẵng tại Đồng Tháp
- Trung tâm phân phối lương thực Đà Nẵng
Sơ đồ 2.1 Mô hình tổ chức bộ máy quản lý
ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG
Phòng HC-Nhân sự
Trường Đào tạo Việt Á
Chi nhánh Cty CP Lương thực ĐN tại TP
HCM
Chi nhánh Cty CP Lương thực ĐN tại Đồng Tháp
thuộc
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
BAN TỔNG GIÁM ĐỐC
BAN KIỂM SOÁT
Phòng Marketing Trung tâm phân phối lương thực Đà Nẵng
Trang 402.1.4.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý
- Đại hội đồng cổ đông: Là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của công ty, bao gồm
tất cả các cổ đông có quyền bỏ phiếu hoặc người được cổ đông ủy quyền Đại hội
đồng cổ đông có các quyền hạn sau: thông qua bổ sung, sửa đổi Điều lệ; thông qua
định hướng phát triển công ty; thông qua báo cáo tài chính hàng năm và các báo cáo của Ban kiểm soát, của HĐQT; quyết định mức cổ tức được thanh toán hàng năm cho mỗi loại cổ phần; quyết định số lượng thành viên của HĐQT; bầu, bãi nhiệm, miễn nhiệm thành viên HĐQT và Ban kiểm soát; phê chuẩn HĐQT, bổ nhiệm Tổng Giám đốc; và các quyền khác được quy định tại điều lệ
- Hội đồng quản trị: số thành viên HĐQT của công ty gồm 05 thành viên Hội đồng
quản trị là cơ quan có đầy đủ quyền hạn để thực hiện tất cả các quyền nhân danh công ty, trừ những thẩm quyền thuộc về ĐHĐCĐ mà không được ủy quyền HĐQT
có các quyền hạn sau: quyết định cơ cấu tổ chức của công ty; quyết định chiến lược,
kế hoạch phát triển và kế hoạch kinh doanh hàng năm của công ty; quyết định chào bán cổ phần mới trong phạm vi số cổ phần được quyền chào bán của từng loại, quyết định huy động vốn theo hình thức khác; đề xuất các loại cổ phiếu có thể phát hành và tổng số cổ phiếu phát hành theo từng loại; bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, giám sát hoạt động của Ban Tổng Giám đốc và các cán bộ quản lý trong điều hành công việc kinh doanh hàng ngày của công ty; đề xuất mức cổ tức hàng năm và xác định mức cổ tức tạm thời; quyết định thời hạn và thủ tục trả cổ tức; xử lý lỗ phát sinh trong quá trình kinh doanh; kiến nghị việc tổ chức lại, giải thể hoặc yêu cầu phá sản công ty; các quyền khác được quy định tại điều lệ
- Ban kiểm soát: Ban kiểm soát do ĐHĐCĐ bầu ra gồm 03 thành viên, thay mặt cổ
đông để kiểm soát mọi hoạt động quản trị và điều hành sản xuất kinh doanh của công ty Ban kiểm soát chịu trách nhiệm trước Đại hội đồng cổ đông và pháp luật về những công việc thực hiện theo quyền hạn và trách nhiệm sau: được HĐQT tham khảo ý kiến về việc chỉ định công ty kiểm toán độc lập, mức phí kiểm toán và mọi vấn đề liên quan đến sự rút lui hay bãi nhiệm của công ty kiểm toán độc lập; thảo