Đề xuất một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng phòng học môn vật lý trường THPT áp dụng dạy học phần '' quang hình học'' vật lý lớp 11 THPT chương trình chuẩn

76 604 0
Đề xuất một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng phòng học môn vật lý trường THPT áp dụng dạy học phần '' quang hình học'' vật lý lớp 11 THPT chương trình chuẩn

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

- 1 - Bộ giáo dục và đào tạo Trờng đại học vinh CAO THANH BO XUT MT S BIN PHP NNG CAO HIU QU S DNG PHềNG HC B MễN VT Lí TRNG THPT p dng dy hc phn Quang hỡnh hc Vt 11 THPT chng trỡnh chun Luận văn thạc sĩ giáo dục học Vinh - 2010 - 1 - Bộ giáo dục và đào tạo Trờng đại học vinh CAO THANH BO XUT MT S BIN PHP NNG CAO HIU QU S DNG PHềNG HC B MễN VT Lí TRNG THPT p dng dy hc phn Quang hỡnh hc Vt 11 THPT chng trỡnh chun Luận văn thạc sĩ giáo dục học Chuyên ngành: luận và phơng pháp dạy học vật Mã số: 60.14.10 CN B HNG DN KHOA HC: PGS.TS. phạm thị phú Vinh - 2010 LỜI CẢM ƠN - 1 - Lời cảm ơn Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc về sự hướng dẫn tận tình của Cô giáo hướng dẫn: PGS.TS. Phạm Thị Phú trong suốt thời gian nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Tác giả chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, Khoa sau đại học, Khoa Vật lý, Tổ Phương pháp giảng dạy khoa Vật của trường Đại học Vinh. Cảm ơn Ban giám hiệu, Tổ Vật trường THPT Diễn Châu 3 - Nghệ An, cảm ơn Ban giám hiệu, tổ Vật các trường THPT trên địa bàn TP Vinh và các huyện, thị ven biển tỉnh Nghệ An. Tác giả xin chân thành cảm ơn Quý Thầy, Cô giáo và các Bạn đồng nghiệp đã quan tâm giúp đỡ, đóng góp nhiều ý kiến quý báu cho luận văn. Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn đối với gia đình và những người thân đã động viên và tạo điều kiện thuận lợi để tác giả hoàn thành luận văn này. Diễn Châu, ngày 26 tháng 11 năm 2010 Tác giả Cao Thanh Bảo CC T VIT TT TRONG LUN VN PHBM Phũng hc b mụn PHTT Phũng hc truyn thng PPTN Phng phỏp thc nghim PPNT Phng phỏp nhn thc TN Thc nghim C i chng GV Giỏo viờn HS Hc sinh BTTN Bi tp thớ nghim PPDH Phng phỏp dy hc BTVL Bi tp Vt PTDH Phng tin dy hc PMDH Phn mm dy hc NXB Nh xut bn NXBGD Nh xut bn giỏo dc THPT Trung hc ph thụng MC LC Bộ giáo dục và đào tạo .1 Luận văn thạc sĩ giáo dục học .1 Bộ giáo dục và đào tạo .1 Luận văn thạc sĩ giáo dục học .1 Chuyên ngành: luận và phơng pháp dạy học vật .1 - 2 - MỞ ĐẦU 1. do chọn đề tài Cách mạng khoa học kỹ thuật là yếu tố quan trọng bậc nhất làm nên sự phát triển của mỗi quốc gia. Giáo dục và đào tạo giữ một vai trò quan trọng đối với sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước. Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến sự nghiệp giáo dục, coi giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu. Nghị quyết số 40/2000/QH10 của Quốc hội khóa 10 đã chỉ rõ “Mục tiêu của việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông là xây dựng nội dung chương trình, phương pháp giáo dục, sách giáo khoa phổ thông mới nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện thế hệ trẻ, đáp ứng yêu cầu phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, phù hợp với thực tiễn và truyền thống Việt Nam; tiếp cận trình độ giáo dục phổ thông ở các nước phát triển trong khu vực và thế giới”. Trong những năm qua, cùng với việc thực hiện đổi mới chương trình, sách giáo khoa phổ thông thì công tác thiết bị dạy học, xây dựng, sử dụng PHBM theo chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo đã góp phần đổi mới phương pháp dạy học. Việc xây dựng PHBM sẽ tạo môi trường học tập đa dạng, năng động, sáng tạo, tự chủ cho GV và HS. Dạy học bằng PHBM là xu hướng chung mà các nước phát triển trên thế giới đang thực hiện. Ở PHBM, công tác giáo dục HS được tiến hành một cách có hệ thống, với mức độ khoa học cao về hoàn thiện quá trình giáo dục trong nhà trường. Hoạt động dạy học của thầy trò trong PHBM được xây dựng theo hướng gắn với việc sử dụng thiết bị môn học. PHBM nhằm tạo ra không gian linh hoạt, HS có thể tiếp nhận kiến thức đa chiều qua đọc tài liệu, làm thí nghiệm, thực hành… Hiện nay các nhà trường đã được đầu tư trang thiết bị dạy học khá nhiều, đặc biết là thiết bị thí nghiệm bộ môn Vật lý. Tuy nhiên, thực trạng - 1 - sử dụng thiết bị dạy học nói chung và sử dụng thiết bị dạy học môn Vật nói riêng trong các trường phổ thông vẫn còn nhiều bất cập, vẫn còn tình trạng GV dạy chay. Nguyên nhân là do một số thiết bị thí nghiệm chất lượng còn hạn chế, một số trường còn thiếu PHBM hoặc có nhưng việc quản lý, sử dụng PHBM còn yếu dẫn đến việc GV ngại làm thí nghiệm. Trong chương trình Vật THPT thì phần “Quang hình học” lớp 11 có khá nhiều thí nghiệm, trong đó có thí nghiệm thực hành do đó việc sử dụng PHBM sẽ góp phần rèn luyện kỷ năng thực hành cho HS, nâng cao chất lượng dạyhọc môn Vật lý. Xuất phát từ cơ sở luận và thực tiễn nói trên, tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu: “Đề xuất một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng PHBM Vật trường THPT. Áp dụng dạy học phần “Quang hình học” Vật lớp 11 THPT chương trình chuẩn”. 2. Mục đích nghiên cứu - Đề xuất một số biện pháp khả thi nâng cao hiệu quả sử dụng PHBM Vật trường THPT trên cơ sở bức tranh thực trạng PHBM trường THPT khu vực thành phố Vinh và các huyện, thị ven biển Nghệ An. - Áp dụng các biện pháp đã đề xuất dạy học phần “Quang hình học” Vật lớp 11 THPT chương trình chuẩn. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu: - PHM trường THPT - PHBM Vật lý. - Quá trình dạy học Vật trường THPT. 3.2. Phạm vi nghiên cứu: - PHBM các trường THPT trên địa bàn Thành phố Vinh và các huyện, thị ven biển Nghệ An. - Phần “Quang hình học” Vật lớp 11 THPT chương trình chuẩn; - 2 - 4. Giả thuyết nghiên cứu Có thể đề xuất được các biện pháp đảm bảo tính khoa học và khả thi nâng cao hiệu quả sử dụng PHBM Vật trên cơ sở bức tranh thực trạng PHBM và các cơ sở luận về PHBM. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 5.1. Nghiên cứu cơ sở luận về PHBM nói chung và PHBM Vật trường THPT. 5.2. Khảo sát thực trạng xây dựngsử dụng PHBM Vật trường THPT trên địa bàn thành phố Vinh và các huyện, thị ven biển tỉnh Nghệ An (Diễn Châu, Quỳnh Lưu, Yên Thành, Nghi Lộc, Cửa Lò). 5.3. Đề xuất biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng thiết bị dạy học trong PHBM Vật lý. 5.4. Xây dựng PHBM Vật trường THPT Diễn Châu 3. 5.5. Áp dụng các biện pháp đã nêu dạy học phần “Quang hình học” Vật lớp 11 THPT chương trình chuẩn và thực nghiệm phạm. 6. Phương pháp nghiên cứu 6.1. Nghiên cứu cơ sở luận: đọc các sách, tài liệu về những vấn đề liên quan đến việc giải quyết các nhiệm vụ đã đề ra trong luận văn. 6.2. Nghiên cứu thực tiễn: Điều tra thực trạng các PHBM các trường THPT thuộc Thành phố Vinh và các huyện, thị ven biển tỉnh Nghệ An và việc giảng dạy của GV của phầnQuang hình học” Vật lớp 11 THPT chương trình chuẩn. 6.3. Thực nghiệm phạm ở trường THPT Diễn Châu 3 – Nghệ An để đánh giá giải pháp đã đề xuất trong luận văn. 6.4. Thống kê toán học: xử kết quả thực nghiệm phạm. 7. Đóng góp mới của đề tài - Xây dựng được bức tranh thực trạng PHBM khu vực Thành phố Vinh và các huyện, thị ven biển tỉnh Nghệ An; - Đề xuất được 11 biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng PHBM Vật lý; - 3 - - Xây dựng được PHBM Vật trường THPT Diễn Châu 3 - Nghệ An. - Xây dựng được cơ sở dữ liệu điện tử trực quan (thí nghiệm ảo, hình ảnh, bài giảng điện tử) phần "Quang hình học". - Xây dựng được 04 tiến trình dạy học trong PHBM Vật THPT theo định hướng tăng cường sử dụng thiết bị dạy học trong PHBM. 8. Cấu trúc luận văn Luận văn có khối lượng 76 trang chính văn và 74 trang phụ lục. Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, phần nội dung của đề tài được trình bày ở ba chương: Chương 1. Cơ sở luận và cơ sở thực tiễn về phòng học bộ môn Vật ở các trường THPT (23 trang). Chương 2. Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả PHBM Vật lý. Áp dụng dạy học phần “Quang hình học” Vật lớp 11 THPT chương trình chuẩn (39 trang). Chương 3. Thực nghiệm phạm (14 trang). - 4 - Chương 1 CƠ SỞ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ PHÒNG HỌC BỘ MÔN VẬT Ở CÁC TRƯỜNG PHỔ THÔNG 1.1. Cơ sở luận về phòng học bộ môn 1.1.1. Phòng học bộ môn [12] Trong trường học, để tiến hành dạy học, ngoài các phòng học truyền thống (PHTT) có thể lắp đặt phương tiện nghe nhìn, còn có các phòng học bộ môn (PHBM). PHBM là phòng học được trang bị, lắp đặt các thiết bị và phương tiện hỗ trợ phù hợp để dạy học, chuyên dùng cho một môn học hoặc một số môn học khác nhau [8]. Dạy học bằng PHBM là xu hướng chung mà các nước phát triển trên thế giới đang thực hiện. Với (PHTT) chỉ có bảng đen, phấn trắng, bàn, ghế; phòng học và HS không hề di chuyển theo mỗi bộ môn khác nhau, chỉ có GV bộ môn di chuyển theo thời khóa biểu; GV tự mang TBDH đến lớp nếu nội dung bài giảng cần thiết bị. PPDH này chỉ phù hợp với kiểu dạy chay, học chay, thầy đọc, trò chép, rất thụ động . Trong khi đó, PHBM là phòng học được trang bị hệ thống thiết bị dạy học bộ môn và hệ thống các thiết bị nghe nhìn được lắp đặt phù hợp với bộ môn để GV và HS sử dụng thuận lợi, đảm bảo chất lượng dạy học môn học. Trong PHBM có bàn ghế chuyên dụng phù hợp với lứa tuổi HS và đặc thù môn học, đủ về số lượng cho HS của mỗi lớp, có hệ thống tủ, giá cao chuyên dùng bố trí hợp trong phòng chuẩn bị và một phần ở cuối PHBM, giáp tường ngang phía sau. Hệ thống giá, kệ thấp bố trí dưới bậu cửa sổ theo hai tường dọc của phòng. Chiếu sáng tự nhiên và hệ thống chiếu sáng nhân tạo đảm bảo các tiêu chuẩn hiện hành, có hệ thống cửa sổ kính đảm bảo thoáng mát về mùa hè và kín gió vào mùa đông. Hệ thống rèm cửa của PHBM được bố trí theo các gian của phòng để có thể che ánh sáng cục bộ hoặc toàn phòng theo yêu cầu; có hệ thống điện, nước, khí ga - 5 - theo yêu cầu sử dụng. PHBM cần có các thiết bị trình chiếu như: projector, máy chiếu vật thể, máy vi tính… Trang thiết bị dạy học của PHBM được sắp xếp hợp trong hệ thống tủ, giá, kệ chuyên dùng, thuận tiện cho việc sử dụng và bảo quản [12, 5]. Ở PHBM, công tác giáo dục HS được tiến hành một cách có hệ thống, với mức độ khoa học cao về hoàn thiện quá trình giáo dục trong nhà trường. PHBM có thiết bị dạy học được bố trí sẵn theo yêu cầu của môn học, có tủ đựng thiết bị dạy học để ngay trong khuôn viên lớp học, có khu vực chuẩn bị các bài thí nghiệm thực hành của GV và HS. PHBM còn có bàn ghế được thiết kế thuận lợi cho việc thực hiện các thí nghiệm, thực hành, hoạt động nhóm của HS và dễ dàng sử dụng thiết bị dạy học. Hoạt động dạy học của thầy trò được xây dựng theo hướng gắn với việc sử dụng thiết bị môn học. PHBM nhằm tạo ra không gian linh hoạt, HS có thể tiếp nhận kiến thức đa chiều qua đọc tài liệu, làm thí nghiệm, thực hành . Giảng dạy, học tập tại PHBM sẽ tạo được niềm hứng thú với việc học kiến thức. Qua đó tác động đến tất cả các giác quan, tạo nên hiệu quả cao không chỉ ghi nhớ mà còn tìm tòi sáng tạo. Dạy học trong PHBM, GV và HS đều có điều kiện hoàn thiện thêm các phương pháp dạy học, gắn kết kiến thức sách vở và thực tiễn, khắc phục được những thói quen thụ động, chờ đợi, ỷ lại, tiếp thu một chiều trong học tập. Không những vậy, việc xây dựng, tổ chức học tập tại các PHBM còn giúp các nhà trường có thể trang bị đồng bộ và chuyên sâu các loại thiết bị dạy học. Dạy học trong PHBM không chỉ mang lại kết quả cao trong việc nâng cao chất lượng giáo dục, phát huy tốt hiệu quả trang thiết bị đồ dùng dạy học mà còn phát huy sự sáng tạo của thầy, cô giáo đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học, tăng cường sự tham gia một cách tích cực tự giác, chủ động, sáng tạo của HS trong các hoạt động giáo dục trong nhà trường. Ðó chính là việc tạo nên một môi trường giáo dục an toàn, bình đẳng, tạo - 6 -

Ngày đăng: 18/12/2013, 12:46

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan