Trong đó phương pháp khai thác kênh hình trong sách giáo khoa Lịch sử phục vụ cho giảng dạy, góp phần tích cực đổi mới phương pháp dạy học hiện nay, bởi lẽ: Kênh hình trong sách giáo kho[r]
Trang 1
.………
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đề Tài PHƯƠNG PHÁP KHAI THÁC KÊNH HÌNH TRONG SÁCH GIÁO KHOA LỊCH SỬ Họ tên người viết: Phạm Thị Thuý Đơn vị công tác: Trường THCS Hồ Tùng Mậu - Huyện Buôn Đôn Trình độ chuyên môn: Đại học sư phạm Chuyên ngành: Lịch sử NHẬN XÉT CỦA HĐKH TRƯỜNG .………
Điểm số:………
Xếp loại:……….…….
Chủ tịch hội đồng (ký tên đóng dấu )
Trang 2Với quan điểm đó, trong những năm qua đã dấy lên một cuộc vận động đổimới phương pháp dạy học trong hệ thống giáo dục nói chung và các trường phổthông nói riêng Đồng thời nhiều đợt tập huấn, hội thảo đổi mới phương pháp dạy học
đã được tổ chức ở những cấp độ khác nhau, nhằm nâng cao năng lực sư phạm chogiáo viên Từ đó đã có nhiều phương pháp mới đã được giáo viên ứng dụng trongviệc dạy học và đã dấy lên một phong trào thi đua dạy học, trao đổi kinh nghiệmchuyên môn trong đội ngũ giáo viên ở các trường học Những hoạt động trên đã gópphần tích cực nâng cao chất lượng giáo dục trong thời gian qua
Với tình hình chung, đổi mới phương pháp giảng dạy của bộ môn Lịch sử cũng
đã được sự quan tâm đúng mức Nhiều phương pháp mới theo hướng phát huy tínhtích cực của học sinh đã được sử dụng, đặc biệt là ứng dụng CNTT trong dạy học
Cũng phải thấy rằng, việc nâng cao chất lượng dạy học bộ môn Lịch sử là sựkết hợp hài hoà, nhuần nhuyễn của cả hệ thống phương pháp, mỗi phương pháp đều
có vai trò nhất định riêng Trong đó phương pháp khai thác kênh hình trong sách giáokhoa Lịch sử phục vụ cho giảng dạy, góp phần tích cực đổi mới phương pháp dạy họchiện nay, bởi lẽ:
Kênh hình trong sách giáo khoa không những minh hoạ, làm cơ sở cho việc tạobiểu tượng lịch sử mà còn là một nguồn cung cấp kiến thức cho học sinh, vì một sốbài viết trong sách giáo khoa còn có nhiều nội dung để bỏ ngỏ, yêu cầu học sinhthông qua làm việc với tranh ảnh, lược đồ, sơ đồ để tìm tòi, khám phá những kiếnthức mới, cần thiết liên quan đến nội dung bài học Ngoài ra việc khai thác tốt kênhhình sẽ tạo nên một không gian sinh động trong giờ học, giúp học sinh chủ động tiếpthu kiến thức và học sinh sẽ nhớ kĩ, hiểu sâu hơn những kiến thức đã học Bên cạnh
đó, còn góp phần phát triển kĩ năng quan sát, phân tích, nhận xét, đánh giá và tư duyngôn ngữ cho học sinh
Tuy nhiên, làm thế nào để khai thác tốt, nhằm phát huy đúng vị trí, vai trò củakênh hình trong sách giáo khoa Lịch sử thì kĩ năng khai thác kênh hình của giáo viênđóng vai trò quyết định Vì vậy nắm được những kĩ năng cơ bản để khai thác kênhhình sách giáo khoa phục vụ cho việc giảng dạy là sự cần thiết về chuyên môn củagiáo viên nói chung và giáo viên Lịch sử nói riêng hiện nay
Để góp phần vào việc đổi mới phương pháp dạy học nói chung, dạy học Lịch
sử nói riêng, bản thân tôi xin mạnh dạn trình bày một số vấn đề về việc: khai thác kênh hình trong dạy học Lịch sử để phát huy tính tích cực của học sinh.
Với việc nghiên cứu đề tài này, tôi mong muốn sẽ góp phần giúp giáo viên tiếnhành một giờ dạy học hiệu quả tốt hơn, học sinh tích cực chủ động trong việc tiếpthu lĩnh hội kiến thức của bài học Đây cũng là lí do tôi chọn đề tài này
II Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài.
Mục tiêu, nhiệm vụ mà đề tài này hướng đến chính là khơi dậy khả năng tưduy, sáng tạo của học sinh, thông qua các kênh hình về các bản đồ, sơ đồ, về cácnhân vật lịch sử cũng như về các sự kiện lịch sử của Việt Nam và thế giới, học sinh
Trang 3được khắc sâu và ghi nhớ những nội dung của bài học Từ đó các em có những hiểubiết nhất định về lịch sử của nhân loại, lịch sử của thế giới, thêm yêu quý và tự hào
về những trang sử hào hùng của dân tộc, tôn thờ và ngưỡng mộ những danh nhân thếgiới nói chung và danh nhân Việt Nam nói riêng
III Đối tượng, phạm vi nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là tất cả học sinh các khối lớp 6, 7, 8, 9của trường THCS Hồ Tùng Mậu trong những năm học vừa qua
Đề tài này tôi đã, đang và sẽ được áp dụng vào quá trình giảng dạy môn Lịch
sử ở trường THCS Hồ Tùng Mậu với tất cả các khối lớp Bên cạnh có thể áp dụng
phương pháp khai thác kênh hình trong dạy học cho một số môn học khác như Văn
học, Địa lý, Sinh học, GDCD…
IV Giới hạn phạm vi nghiên cứu.
Đề tài xoay quanh việc nghiên cứu giảng dạy và học tập với việc: khai thác,phân tích nội dung và ý nghĩa của kênh hình trong sách giáo khoa và cả những kênhhình sưu tầm bên ngoài có liên quan vào bài học Lịch sử một cách phù hợp để tăngtính hấp dẫn trong giờ học Lịch sử, góp phần phát huy tính tích cực của học sinhtrong dạy học lịch sử bậc trung học cơ sở
Kết hợp việc sử dụng bản đồ, lược đồ và các hình ảnh minh họa để phân tích
về một nhân vật lịch sử, một trận đánh hay một sự kiện lịch sử mà giáo viên đangtrình bày giúp giáo viên gây được hứng thú, suy ngẫm trong học sinh, hướng các emđến với nội dung của bài học Học sinh yêu thích bộ môn, hứng thú và tích cực họctập hơn, như vậy sẽ cho kết quả cao hơn
Biện pháp tuy có thể nói không mới lắm, nhưng với sự chủ động hướng dẫncủa giáo viên và sự tích cực của học sinh đã đem đến một kết quả khả quan hơn trongquá trình học
Dạy học nói chung và dạy học Lịch sử nói riêng yêu cầu người giáo viên phảibiết sử dụng linh hoạt các phương pháp trong tiết dạy thì mới giúp cho học sinh khắcsâu kiến thức một cách chủ động Tuy nhiên không phải lúc nào cũng yêu cầu họcsinh phải phân tích kỹ tất cả các kênh hình trong sách giáo khoa Lịch sử Nếu họcsinh chưa hiểu bài, chưa trình bày được lược đồ, chưa phân tích được sự kiện sẽ làmmất thời gian Do đó yêu cầu người giáo viên phải có nghệ thuật sư phạm khi dạy họclịch sử Biết đọc bản đồ, biết tường thuật trận đánh, biết phân tích nội dung của kênhhình và phải biết hướng dẫn học sinh nắm được những nội dung của bài học thôngqua kênh hình đó Từ đó biết phân tích, nhận xét, đánh giá sự các kiện lịch sử
V Phương pháp nghiên cứu.
Để tiến hành thực hiện đề tài này tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:+ Phương pháp nghiên cứu tài liệu bổ trợ về “ Phương pháp dạy học Lịch sử” + Nghiên cứu các loại sách tham khảo, sách giáo khoa Lịch sử lớp 6, 7, 8, 9; sáchchuẩn kiến thức kỹ năng và các nguồn thông tin khác
+ Sưu tầm thêm các bản đồ, lược đồ, các tranh ảnh liên quan đến nội dung của đềtài
+ Phương pháp so sánh, đối chiếu
+ Thao giảng, dự giờ, trao đổi ý kiến với các đồng nghiệp trong quá trình giảngdạy
+ Áp dụng kinh nghiệm, phương pháp mới trên lớp học
+ Đánh giá kết quả ban đầu và điều chỉnh bổ sung
+ Kiểm tra, đánh giá kết quả học sinh
Trang 4B PHẦN NỘI DUNG:
I Cơ sở lý luận.
Bộ môn Lịch sử với những đặc trưng riêng của nó có vai trò và tác động to lớntrong việc giáo dục thế hệ trẻ hiện nay Tuy nhiên ngày nay việc học sinh không thíchhọc cũng như tìm hiểu về lịch sử dân tộc ngày càng nhiều Nhiều em cho rằng đây làmột môn học thuộc lòng mất nhiều thời gian lại khô khan, nhàm chán Thiếu hiểu biếtlịch sử là điều vô cùng nguy hiểm khi văn hóa Việt Nam, con người Việt Nam hộinhập với văn hóa và con người của nhiều dân tộc trên thế giới
Vậy tại sao học sinh lại thiếu hiểu biết và không thích học Lịch sử? Cũng cónhiều nguyên nhân Song không thể phủ nhận nguyên nhân xuất phát từ việc dạy vàhọc Lịch sử của chúng ta từ trước đến nay còn nặng về cung cấp kiến thức gây ra tìnhtrạng quá tải cho học sinh
Do đặc điểm của việc nhận thức Lịch sử là không trực tiếp quan sát sự kiện,nhân vật quá khứ nên việc tạo biểu tượng là một yêu cầu quan trọng trong dạy học bộmôn Biểu tượng lịch sử là hình ảnh chân thực của quá khứ về hiện thực quá khứđược phản ánh trong óc học sinh với những nét chung nhất, điển hình nhất
Việc khai thác kênh hình trong sách giáo khoa là một biện pháp quan trọng đểnâng cao chất lượng dạy học, tuy nhiên nó chưa được quan tâm một cách đầy đủ
Chúng ta mới chỉ quan tâm đến kênh chữ nhiều hơn mà không nhận thấy kênhhình không những là nguồn kiến thức quan trọng mà nó còn là phương tiện trực quan
có giá trị giúp bài học lịch sử trở nên sinh động và hấp dẫn hơn Trong các buổi bồidưỡng thay sách giáo viên mới chỉ được giải thích về kênh chữ, nội dung, phươngpháp mà chưa được bồi dưỡng cụ thể về kênh hình Có nhiều kênh hình mới mà giáoviên chưa thật nắm rõ về xuất xứ cũng như nội dung của nó
Nhiều giáo viên còn ngại sử dụng kênh hình do sợ mất thời gian hoặc nếu có
sử dụng thì chỉ mạng tính chất minh họa cho bài giảng nên chưa phát huy được hếthiệu quả của nó
Vậy với mong muốn góp phần nâng cao chất lượng dạy và học môn lịch sử,bằng thực tiễn giảng dạy và học hỏi kinh nghiệm từ đồng nghiệp cũng như tự nghiêncứu tài liệu, tôi xin mạnh dạn đưa ra một số ý kiến chủ quan về việc sử dụng kênhhình trong dạy học Lịch sử ở bậc THCS
bộ môn trong toàn huyện
Đại đa số giáo viên đều tích cực tìm kiếm những thông tin bổ ích có liên quanđến nội dung bài dạy như tranh ảnh, tư liệu, phim tài liệu, truyện kể về lịch sử Đều
cố gắng thay đổi phương pháp giảng dạy của mình theo hướng phát huy tính tích cựccủa học sinh thông qua các phương pháp dạy học như phương pháp trực quan,phương pháp nêu tình huống và giải quyết vấn đề, phương pháp vấn đáp thông qua sựtrình bày sinh động giàu hình ảnh của giáo viên trong tường thuật, miêu tả, kểchuyện, hoặc nêu đặc điểm của nhân vật lịch sử
Đa số học sinh đều tích cực hào hứng muốn được tự mình khám phá nội dungcủa bản đồ, lược đồ, muốn được nêu ý nghĩa hoặc phân tích nội dung các bức tranh
Trang 5nên đã đưa lại hiệu quả cao trong quá trình lĩnh hội kiến thức thông qua các kênhhình trong sách giáo khoa và những kênh hình mà giáo viên sưu tầm được.
* Khó khăn:
Ở trường THCS một số học sinh còn lười học và chưa có sự say mê môn họcLịch sử, cho nên việc ghi nhớ các sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử còn yếu.Nhiều em chưa độc lập suy nghĩ để trả lời một câu hỏi mà chỉ đọc nguyên xi trongsách giáo khoa hay chỉ nêu được diễn biến sự việc mà không lí giải được vì sao nó lạidiễn ra như thế hay sự kiện đó nói lên điều gì Bởi vậy, bản thân các em nên có mộtphương pháp học tích cực để chiếm lĩnh kiến thức từ bài giảng của giáo viên
Mặt khác giáo viên giảng dạy bộ môn Lịch sử ở trường một phần nào đó chưagây được sự hứng thú, tìm tòi và khám phá cho học sinh trong việc học bộ môn, chonên nhiều học sinh chán ghét bộ môn và học chỉ để đối phó dẫn đến chất lượng kiểmtra một số em ở một số lớp còn thấp Nhằm giảm bớt số lượng học sinh yếu kém vànâng cao chất lượng dạy và học của của bộ môn, bản thân tôi đã thấy được điều đó và
cố gắng đưa ra các phương pháp học tập tích cực mà cụ thể là: tích cực sưu tầm tranh
ảnh tư liệu, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong soạn giảng và luôn tìmtòi những phương pháp để khai thác kênh hình một cách hiệu quả nhất
2 Thành công, hạn chế.
* Thành công:
Về phía giáo viên:
Giáo viên đã tích cực hướng dẫn học sinh thảo luận nhóm, hỗ trợ kiến thức chonhau và thông qua hoạt động đọc bản đồ, phân tích nội dung tranh ảnh, cho các emsưu tầm các hình ảnh có liên quan trong giờ học những bạn yếu kém được hoạt độngmột cách tích cực dưới sự hướng dẫn của giáo viên và các bạn học sinh khá giỏi, họcsinh trung bình sẽ nắm chắc kiến thức và hiểu sâu hơn về bản chất của sự kiện, hiệntượng lịch sử
Trong quá trình giảng dạy giáo viên đã kết hợp nhuần nhuyễn các đồ dùng dạyhọc, khai thác một cách triệt để các đồ dùng và phương tiện dạy học như tranh ảnh,bản đồ, sa bàn, mô hình, phim đèn chiếu, phim vi deo và ứng dụng thành thạo côngnghệ thông tin phù hợp trong dạy học Lịch sử
Về phía học sinh:
Học sinh đa số chú ý nghe giảng, tập trung suy nghĩ trả lời các câu hỏi mà giáoviên đặt ra, các em đã chuẩn bị bài mới ở nhà, khi học các em luôn chú ý để nắm chắcbài hơn Và đặc biệt nhiều em thích được lên bảng trình bày trên lược đồ, bản đồ,thích được khám phá nội dung tranh ảnh để hiểu được nội dung bài học
Học sinh yếu kém đã và đang cố gắng nắm bắt các kiến thức trọng tâm cơ bảnthông qua các hoạt động học như thảo luận nhóm, vấn đáp, đọc sách giáo khoa Các
em đã mạnh dạn hăng hái xung phong lên bảng và sẵn sàng ghi nhớ các sự kiện, nhânvật, đây là một quá trình cách mạng trong việc chiếm lĩnh kiến thức của mình
* Hạn chế:
Về phía giáo viên:
Vẫn còn một số ít giáo viên chưa thực sự thay đổi hoàn toàn phương pháp dạyhọc cho phù hợp với từng tiết dạy, chưa tích cực hoá hoạt động của học sinh tạo điềukiện cho các em suy nghĩ, chiếm lĩnh và nắm vững kiến thức như vẫn còn sử dụngphương pháp dạy học “thầy nói, trò nghe ”, thuyết trình một chiều Do đó nhiều họcsinh chưa nắm vững được kiến thức mà chỉ học thuộc một cách máy móc, trả lời câuhỏi thì nhìn vào sách giáo khoa hoàn toàn
Trang 6Một số tiết học giáo viên chỉ huy động một số học sinh khá, giỏi trình bày lược
đồ, bản đồ và khám phá tranh ảnh mà chưa giành cho đối tượng học sinh yếu kém.Cho nên đối tượng học sinh yếu kém ít được chú ý và không được tham gia hoạtđộng, điều này làm cho các em thêm tự ti về năng lực của mình và các em cảm thấychán nản môn học
Nhìn chung thời giai qua, ít nhiều giáo viên đã khai thác kênh hình sách giáokhoa để đổi mới phương pháp dạy học bằng nhiều phương tiện khác nhau và phươngpháp khác nhau Do đó, kết quả đạt được ở những mức độ không đồng đều Thực tếnhư sau:
- Một bộ phận giáo viên nhận thấy vai trò, ý nghĩa của kênh hình và đã vậndụng vào bài giảng đạt hiệu quả, nâng cao chất lượng giáo dục
- Không ít giáo viên hiểu chưa hết nội dung, ý nghĩa của các kênh hình, nênchưa vận dụng đúng đắn vào trong bài giảng, vì vậy hiệu quả bài giảng không cao
- Nhiều giáo viên nhận thức đầy đủ giá trị ý nghĩa của kênh hình nhưng lại ngại
sử dụng, sợ mất thời gian hoặc sử dụng mang tính chất hình thức, minh hoạ cho bàigiảng
- Có giáo viên lại sưu tầm nhiều hình ảnh sinh động, có nội dung liên quan đếnkênh hình trong sách giáo khoa, nhưng chỉ mang tính giới thiệu, chứ chưa mang tínhchất khai thác để nâng cao chất lượng dạy học
Sở dĩ có tình hình trên, phần lớn là do sự hạn chế của giáo viên về kĩ năng khaithác kênh hình
Về phía học sinh:
Một số học sinh còn lười học và chưa có sự say mê môn học, một số bộ phậnhọc sinh không chuẩn bị bài mới ở nhà, không làm bài tập đầy đủ, không sưu tầm tàiliệu và các tranh ảnh có liên quan, trên lớp các em thiếu tập trung suy nghĩ Cho nênviệc phân tích và ghi nhớ các sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử còn rất hạn chế
3 Mặt mạnh, mặt yếu
Sách giáo khoa Lịch sử mới được trình bày đẹp hơn, dễ nhìn, đồng thời có lưu
ý đến việc đảm bảo kiến thức cơ bản, hiện đại, sát thực tiễn Hơn nữa, sách giáo khoacòn đảm bảo tính liên môn sao cho các môn học hỗ trợ lẫn nhau, đặc biệt sách giáokhoa Lịch sử có nội dung song hành giữa Lịch sử Việt Nam và Lịch sử thế giới, làmột sự tiến bộ so với sách giáo khoa cũ Đồng thời, trong khi sách giáo khoa cũ chỉchú trọng đến kênh chữ, kênh hình rất ít và chỉ mang tính chất minh họa, thì sáchgiáo khoa mới đã khắc phục được hạn chế này
Để đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học bộ môn Lịch sử thì sáchgiáo khoa Lịch sử cũng có nhiều đổi mới Đặc biệt là bên cạnh kênh chữ thì số lượngkênh hình cũng được tăng lên đáng kể
Trước đây nếu như kênh hình chỉ được dùng để minh họa cho bài học thì nay
nó là nguồn kiến thức cho học sinh tự nghiên cứu và khám phá kiến thức mới, nócũng là cơ sở để tạo biểu tượng lịch sử
Với sự đổi mới này thì học sinh thông qua việc làm việc với tranh ảnh, sơ đồ,lược đồ, bản đồ…để phát hiện kiến thức liên quan đến nội dung bài học mà học sinhcần nắm được
Tuy nhiên kênh hình trong sách giáo khoa Lịch sử hiện nay vẫn còn quá ít sovới mức độ kiến thức cần đạt của bài và màu sắc chỉ là trắng đen, khá mờ nhạt, không
có nhiều hình ảnh nổi bật và ảnh màu như các sách giáo khoa Địa lý, Sinh học hayVật lý…
Trang 74 Các nguyên nhân, các yếu tố tác động.
Chúng ta đều nhận thấy rằng điểm thi môn Lịch sử của học sinh phổ thôngtrung học và thi tuyển vào các trường cao đẳng đại học trong thời gian vừa qua quáthấp, đã là hồi chuông cảnh tỉnh cho cả xã hội và những người làm giáo dục Cónhiều ý kiến đổ lỗi do chương trình, sách giáo khoa Lịch sử chưa được hoàn chỉnh.Sách còn đề cập tới quá nhiều vấn đề nhưng thời gian trong một tiết học 45 phútkhông đủ để truyền tải Và những kiến thức trong sách giáo khoa, sách chuẩn kiếnthức kỹ năng được xem là phần cứng của giáo trình, giáo viên không được tùy tiệnsửa đổi, điều này cũng khiến giáo viên thụ động hoàn toàn khi lên lớp
Bên cạnh đó, đội ngũ giáo viên đứng lớp ở bậc THCS vẫn còn nhiều hạn chế.Thực tế hiện nay cho thấy, giáo viên hầu hết đã được đào tạo chuẩn và trên chuẩn,nhưng tâm huyết với quá trình giảng dạy và sự đầu tư cho bộ môn như thế nào là điềucần phải xét lại Những lý do trên phần nào lý giải vì sao giờ lên lớp môn Lịch sử củamột số giáo viên đơn điệu, thiếu hấp dẫn Nhiều người cho rằng, do thời gian, điềukiện và cũng là yêu cầu của nội dung bài giảng nên họ chỉ có thể truyền đạt lại chohọc sinh những nội dung cơ bản của chuẩn kiến thức kỹ năng và sách giáo khoa là đủ
Một trong những nguyên nhân của việc dạy và học Lịch sử kém hiệu quả nữa
là học sinh không ham mê môn học này là do việc học của học sinh lâu nay là họcchay và dạy chay Chỉ đơn cử như việc cho học sinh xem phim tài liệu về lịch sửcũng là rất hạn chế chứ chưa nói đến việc đi thực tế tại các địa danh lịch sử Lên lớpgiáo viên cũng khuyến khích học sinh đối thoại, nhưng tư liệu tham khảo thì lại quáthiếu, thế nên dù muốn, học sinh cũng khó có thể tìm đọc và thảo luận theo yêu cầucủa giáo viên Bên cạnh đó, nhiều học sinh và phụ huynh vẫn coi Lịch sử là môn phụnên rất xem thường
Để có nhiều kênh hình phù hợp với nội dung bài học thì đòi hỏi người giáoviên và cả các em học sinh phải dày công tìm kiếm, sưu tầm, chắt lọc và xử lý cáchình ảnh có được, đó là điều không hề đơn giản và không phải ai cũng có thể làmđược vì cuộc sống còn bộn bề lo toan Có nhiều yếu tố tác động từ bên ngoài, cónhiều điều chi phối khiến cho người giáo viên không có nhiều thời gian để đầu tư chobài giảng
III Giải pháp, biện pháp.
1 Mục tiêu của giải pháp, biện pháp.
Nhiều năm qua bức xúc trước vấn đề học sinh không hiểu gì về lịch sử nhânloại cũng như lịch sử dân tộc mình và đặc biệt những năm gần đây tình trạng học sinhthi vào các trường đại học tỉ lệ điểm thấp ở bộ môn Lịch sử là rất nhiều Điều nàykhông chỉ riêng tôi mà rất rất nhiều giáo viên nói chung và giáo viên bộ môn Lịch sửnói riêng, các cấp quản lí phải lưu tâm và suy nghĩ Do đó tôi mạnh dạn đưa ra mộtvài kinh nghiệm của bản thân để góp phần nhỏ bé của mình vào sự nghiệp chung
Việc vận dụng các phương pháp, kỹ năng khai thác kênh hình vào giảng dạyLịch sử, theo kinh nghiệm của bản thân tôi cùng nhiều đồng nghiệp khác đã đượctham khảo ý kiến là một việc làm rất có hiệu quả nhằm gây hứng thú cho học sinh,nhất là trong giai đoạn hiện nay, khi việc học Lịch sử, tìm hiểu Lịch sử, nhận thứcLịch sử đang có chiều hướng giảm sút, xuống cấp Ảnh hưởng của nền kinh tế thịtrường, lối suy nghĩ, cách sống thực dụng đang tác động mạnh mẽ đến từng học sinhcùng với sự thiếu thốn phương tiện, đồ dùng dạy học cũng như thái độ dạy học đốiphó, qua loa, đại khái của không ít giáo viên đã và đang là những trở ngại không nhỏđối với việc giảng dạy nói chung và dạy bộ môn Lịch sử nói riêng
Trang 8Các kênh hình về bản đồ lịch sử, về nhân vật lịch sử với ưu thế của nó: rõ ràng,sinh động, dễ nhớ, dễ ấn tượng, dễ đi vào lòng người… sẽ là một thế mạnh trong việc
hỗ trợ đắc lực cho việc truyền thụ kiến thức lịch sử thông qua đó góp phần giáo dụcđạo đức, lòng biết ơn đối với truyền thống tổ tiên, với các lãnh tụ, các danh nhâncũng như những anh hùng liệt sĩ đã hi sinh, đã đóng góp xương máu của mình để làmrạng rỡ thêm lịch sử nước nhà cũng như lịch sử văn minh nhân loại
2 Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp ( đây là nội dung chính của đề tài ).
2.1 Kỹ năng khai thác kênh hình:
Để đạt hiệu quả cao khi khai thác kênh hình trong sách giáo khoa Lịch sửnhằm phục vụ cho việc giảng dạy, giáo viên nên yêu cầu học sinh quan sát và tìm hểuthông tin liên quan đến kênh hình của bài học mới ở nhà Đồng thời phải có kế hoạch
cụ thể công việc của thầy và trò trong quá trình làm việc trên lớp
Trước hết để khai thác tốt kênh hình trong SGK phục vụ cho việc giảng dạy bộmôn lịch sử, bằng những kinh nghiệm thực tế, xin trình bày một số kĩ năng cơ bảnsau:
Thứ 1: Nắm được phương pháp cơ bản khai thác các loại kênh hình
Về cơ bản, hệ thống kênh hình trong sách giáo khoa lịch sử hiện nay, gồm cóhai loại chính sau:
Loại 1: Lược đồ, biểu đồ.
Loại 2: Hình ảnh lịch sử.
Trong loại hình ảnh lịch sử lại có hai nhóm chính:
Nhóm1: Hình ảnh minh họa tình hình quân sự, kinh tế, văn hoá, chính trị, khoa
học kĩ thuật
Nhóm 2: Hình ảnh về nhân vật lịch sử.
Do mỗi loại kênh hình thể hiện một nội dung khác nhau, nên phương phápkhai thác cũng khác nhau và phải phù hợp, cụ thể là:
- Loại lược đồ, biểu đồ: Phương pháp là khai thác từng bước những vấn đề lịch
sử đặt ra để đi đến hoàn thiện
- Nhóm hình ảnh minh hoạ: Phương pháp là khai những chi tiết của hình ảnh
để đi đến đến hoàn thiện
- Nhóm hình ảnh nhân vật lịch sử Phương pháp là tìm hiểu hoạt động của nhânvật lịch sử để đi đến hoàn thiện
Thứ 2: Phải nắm được kiến thức cơ bản của kênh hình
Việc nắm được kiến thức cơ bản của kênh hình đóng một vai trò rất quantrọng, giúp giáo viên chủ động, linh hoạt trong quá trình tổ chức khai thác kênh hìnhtrên lớp
Để nắm được kiến thức cơ bản của kênh hình, bên cạnh những tài liệu như cácloại sách tham khảo, sách giáo khoa, sách giáo viên, sách chuẩn kiến thức kỹ năng thì Internet đang trở thành công cụ đắc lực và được phổ biến trong việc khai thácthông tin, tìm tài liệu hiệu quả nhất Hầu hết cách kênh hình và những thông tin liênquan đều đã có trên một số trang Web của Internet, nên việc tìm thông tin trênInternet, có nhiều lợi ích, như:
- Hình ảnh màu, sắc nét và sinh động hơn hình ảnh trong sách giáo khoa
- Thông tin phong phú và có những đánh giá về vấn đề lịch sử mang tính hiện đại,phù hợp với quan điểm hiện nay hơn
- Tiết kiệm được thời gian tìm kiếm thông tin
Trang 9Thứ 3: Xác định mục đích cần hướng đến khi khai thác kênh hình.
Việc xác định mục đích cần hướng đến khi khai thác kênh hình, là nhằm tránh
sự chệch hướng trong quá trình khai thác và để đạt hiệu quả cao nhất sau khi khaithác
Thứ 4: Thiết kế câu hỏi hợp lý, trọng tâm.
Câu hỏi hợp lý, trọng tâm, có ý nghĩa rất quan trọng, nó không những phát huy
được tính tích cực, phát triển khả năng tư duy của học sinh; mà còn giúp học sinhhiểu sâu, nhớ kĩ những kiến thức được tìm hiểu
2.2 Nguyên tác khai thác kênh hình:
Giáo viên đứng lớp cần phải có sự chuẩn bị chu đáo cẩn thận, nghiên cứu kỹtrước nội dung các kênh hình trước khi lên lớp Chuẩn bị lời nói ngắn gọn, súc tích,
dễ hiểu và gây hứng thú cho học sinh Chính yêu cầu đó sẽ giúp người giáo viên nângcao ý thức tự giác, tinh thần trách nhiệm trong các giờ lên lớp
Ngoài ra các giờ sử dụng kênh hình trong dạy học giáo viên chủ yếu đóng vaitrò hướng dẫn, chỉ đạo, còn học sinh phải tự quan sát nghiên cứu để rút ra kiến thức.Giáo viên phải khắc phục khó khăn sưu tầm các tài liệu có liên quan đến kênh hình,trao đổi chuyên môn tổ, cụm chuyên môn để có cách sử dụng kênh hình trong sáchgiáo khoa một cách hiệu quả nhất
Bên cạnh đó học sinh học sinh phải tự giác tìm hiểu kênh hình dưới sự hướngdẫn gợi mở của giáo viên, tiếp nhận kiến thức một cách chủ động
Để nâng cao hiệu qủa sử dụng kênh hình cần đảm bảo các nguyên tắc sau:
Một là: Sử dụng đúng mục đích Trong quá trình dạy học giáo viên phải đề ra
được đúng mục đích dạy học, tiến trình các hoạt động lên lớp Hoạt động của giáoviên cũng như việc sử dụng kênh hình trong sách giáo khoa quy định mục đích họctập của học sinh Mục đích của mỗi bài chính là học sinh lĩnh hội được tri thức, hìnhthành và phát triển kỹ năng, nhân cách Mỗi một loại kênh hình trong sách giáo khoa
có một chức năng riêng nên chúng phải được nghiên cứu cụ thể để sử dụng đúng mụcđích, phù hợp với yêu cầu bài học
VD: Kênh hình được trình bày để minh họa cho bài giảng thì việc sử dụngchúng cũng chỉ dừng lại ở việc minh họa cho bài giảng nhằm làm cho nội dung bàigiảng sinh động, phong phú, hấp dẫn hơn Giáo viên không sử dụng chúng trong việccủng cố hay trong kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh Với những kênhhình là nguồn cung cấp thông tin kiến thức thì giáo viên phải gợi mở, yêu cầu họcsinh thông qua làm việc với kênh hình để tìm ra kiến thức và lĩnh hội tri thức đó
Hai là: Sử dụng đúng lúc Nghĩa là kênh hình lúc nào cũng phải được sử dụng
hợp lý nhất, trong trình bày kiến thức mới hay là củng cố kiến thức đã học hoặc ra bàitập về nhà Tóm lại cần được đưa ra khi học sinh cần được minh họa, cần tìm hiểunhất về nội dung bài học, tránh đưa ra đồng loạt phân tán sự chú ý của học sinh
Ba là: Sử dụng đúng mức độ, cường độ Tùy vào từng nội dung, mục đích sử
dụng mà giáo viên đưa ra những yêu cầu khác nhau đối với học sinh Trong giờ giảngbài mới nếu điều kiện thời gian không cho phép thì giáo viên chỉ tập trung giới thiệu,thuyết minh một số hình vẽ, sơ đồ, lược đồ, tranh ảnh điển hình nhất ( nếu bài nhiềutranh ảnh ) Với những hình ảnh khác giáo viên chỉ dừng lại ở việc cho học sinh quansát sơ lược để học sinh nắm được những biểu tượng ban đầu mà thôi Hoặc với nhữngkênh hình để minh họa cho bài giảng giáo viên không nên cho học sinh đứng lênthuyết trình về kênh hình đó vì điều đó vượt quá sức của học sinh, giáo viên có thể
Trang 10giao cho học sinh tìm hiểu thêm ở nhà Hơn nữa cần phải bố trí thời gian ở nhữngkênh hình một cách hợp lý mà không bỏ qua phần cơ bản là kênh chữ.
Bốn là: Kết hợp sử dụng kênh hình sách giáo khoa với các đồ dùng được trang bị Như bản đồ, sơ đồ, tranh ảnh phóng to, các tài liệu thành văn có liên quan.
Với những kênh hình khó quan sát, mờ hoặc chưa cụ thể, giáo viên có thể phóng to,sưu tầm ảnh màu trên Internet hoặc cụ thể hóa để các em dễ nhận biết và tiếp thu hơn
Năm là: Nội dung thuyết minh kênh hình phải sinh động, hấp dẫn, kết hợp
với những lời nói truyền cảm thì mới có sức thuyết phục cao đối với học sinh
Sáu là: Phương pháp thường hay sử dụng để khai thác kênh hình trong sách giáo khoa lịch sử là Hướng dẫn học sinh quan sát ( từ tổng thể đến chi tiết ),
kết hợp miêu tả, phân tích, đàm thoại thông qua hệ thống câu hỏi gợi mở của giáoviên để học sinh tự rút ra được ý nghĩa của kênh hình đó Giáo viên có thể tổ chứccho học sinh làm việc theo nhóm, cá nhân hoặc toàn lớp…
Hiệu quả sử dụng kênh hình còn phụ thuộc vào sự ham muốn của học sinh,giáo viên phải là người đưa ra tình huống có vấn đề để kích thích sự hiểu biết của họcsinh, khơi dậy niềm đam mê của học sinh đối với môn học
2.3 Ứng dụng cụ thể:
Với những kĩ năng cơ bản và các nguyên tắc nêu trên, dưới đây là một số ứngdụng cụ thể:
Hình 1: Khu di tích thánh địa Mĩ Sơn (Quảng Nam)
(Lớp 6, Bài 24: Nước Cham-pa từ thế kỷ II đến thế kỷ X)
* Mục đích cần hướng đến
Một di tích lịch sử và văn hoá tiêu biểu của Cham-pa, một di sản văn hoá thếgiới
* Kiến thức cơ bản để khai thác
Thánh địa Mĩ Sơn thuộc huyện Duy Xuyên, Quảng Nam, cách Đà Nẵng 70 km
về phía tây - nam Năm 1898, một người Pháp tên M.C Pa-ris đã phát hiện khu đềntháp Mĩ Sơn nằm kín trong một thung lũng hẹp, giữa những khu rừng rậm
Trang 11Mĩ Sơn là một quần thể với hơn 70 đền tháp, được xây dựng liên tục trong suốt
1000 năm Khởi công từ thế kỉ IV bởi vị vua Bha-dra-var-man và kết thúc vào đầuthế kỷ XIV dưới triều vua Sim-ha-var-man III ( vua Chế Mân), để thờ thần và các vịvua quá cố Đền tháp được xây bằng gạch, còn tượng được tạc bằng đá Hầu hết cáccông trình kiến trúc và điêu khắc ở đây đều mang ảnh hưởng của văn hoá Ấn Độgiáo Do thời gian, thời tiết và sự tàn phá của chiến tranh, hiện Mĩ Sơn chỉ còn lạikhoảng gần 20 đền tháp Dù vậy với những gì còn lại tại Mĩ Sơn cũng như nhữnghiện vật được lưu giữ tại bảo tàng Cham-pa tại Đà Nẵng, bảo tàng Lịch sử thành phố
Hồ Chí Minh cũng đủ làm cho chúng ta vô cùng thán phục về nghệ thuật kiến trúc,điêu khắc và trang trí của người Cham-pa cổ xưa
Thánh địa Mĩ Sơn xứng đáng là khu di tích tôn giáo kỳ vĩ nhất, đặt trưng nhất
về di sản văn hoá vật thể của người Chăm-pa Với tầm vóc đó, tháng 12-1999UNESCO đã công nhận Thánh địa Mĩ Sơn là di sản văn hoá thế giới
* Câu hỏi sử dụng
Câu 1: Sau khi quan sát các chi tiết thánh địa Mĩ Sơn; Em có nhận xét gì về
hình dáng kiến trúc, chất liệu xây dựng, số lượng công trình ?
Câu 2: Ngoài ra, em còn biết gì thêm về thánh địa Mĩ Sơn?
Câu 3: Qua tìm hiểu, thánh địa Mĩ Sơn nói lên điều gì?
Hình 2: Lược đồ những cuộc phát kiến địa lý
(Bài 2, Lớp 7: Sự suy vong của chế độ phong kiến và sự hình thành chủ nghĩa
tư bản ở châu Âu)
* Mục đích cần hướng đến
Cống hiến lớn lao của các nhà thám hiểm Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha chovăn minh thế giới ở thế kỷ XV-XVI
* Kiến thức cơ bản để khai thác
Vào thế kỉ XV thương nhân và những nhà hàng hải châu Âu hiểu biết về thếgiới còn rất hạn chế Họ chỉ quen thuộc đường biển quanh châu Âu và Địa Trung Hải,còn phương Đông nhất là Ấn Độ đối với họ không chỉ là xứ sở giàu hương liệu, gia
vị, tơ lụa mà còn là một vùng đất giàu không thể tưởng tượng được về vàng, phương
Trang 12Đông được tô vẽ thành một thế giới thần tiên trong Nghìn lẻ một đêm (cuốn truyện của người Ả rập) và cuốn Những truyện kì lạ (du kí của Mác-cô Pô-lô, người Ý)
Thế kỉ XV con đường mua bán từ châu Âu sang phương Đông bằng đường bộ(Tây Á) và đường thủy (Địa Trung Hải) bị thổ dân Ap-ga-ni-xtan, người Thổ vàngười Ả rập độc chiếm Vấn đề cấp thiết được đặt ra là phải tìm con đường thươngmại giữa phương Đông và châu Âu
Vào thời điểm đó khoa học kĩ thuật có những bước tiến quan trọng Các nhàhàng hải hiểu biết nhiều về đại dương, có quan niệm đúng đắn về hình dạng Trái Đất.Người ta đã vẽ được nhiều bản đồ, hải đồ ghi rõ những vùng đất, các hòn đảo có dân
cư Máy đo góc thiên văn, sử dụng la bàn được sử dụng trong việc định hướng giữađại dương bao la Kĩ thuật đóng tàu phát triển Đây chính là tiền đề cho các cuộcphát kiến địa lí
Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha là những nước tiên phong trong các cuộc thámhiểm, khám phá ra những vùng đất mới Trong đó Hoàng tử Hen ri (1393-1460) contrai quốc vương Bồ Đào Nha, được xem là danh nhân thứ nhất Tuy nhiên nhữngcuộc thám hiểm của người Bồ Đào Nha cho đến những năm 70 của thế kỉ XV cũngmới chỉ đến Vịnh Ghi-nê của châu Phi
Dưới đây là một số hình ảnh mà tôi đã sưu tầm được để làm rõ hơn về hànhtrình của các nhà thám hiểm mà hình ảnh trong sách giáo khoa không có
Hành trình thám hiểm của Đi-a-xơ
* Năm 1487 B.Di-a-xơ (1450-1550) là hiệp sĩ “Hoàng gia” đã tiến hành cuộc
thám hiểm xuống vùng biển phía nam châu Phi, bị bão thổi bật xuống phía nam vàbất ngờ đi tới mũi cực nam châu Phi, điểm đó ông đặt tên là mũi Bão tố, sau gọi làmũi Hảo vọng Các hoa tiêu người Hồi giáo đã sẵn sàng dẫn đường cho ông sang Ấn
Độ, nhưng các thuỷ thủ của ông nổi loạn, buộc ông phải quay trở lại Bồ Đào Nha, từ
bỏ cái vinh dự là người châu Âu đầu tiên mở đường tới Ấn Độ
Dù vậy Ông vẫn khẳng định có thể đi đến Ấn Độ bằng đường biển, và cuộcthám hiểm của ông đã chuẩn bị mọi điều kiện cho các cuộc thám hiểm về sau của BồĐào Nha
Trang 13
Hành trình thám hiểm của Cô-lôm-bô
* Tháng 8-1492 C Cô-lôm-bô (1451-1506) đã dẫn đầu đoàn thuỷ thủ 90
người với 3 chiếc tàu rời cảng Pa-lốt (Tây Ban Nha) đi về hướng Tây Sau hai thánglênh đênh trên Đại Tây Dương, ông đã đến một số đảo thuộc vùng biển Ca-ri-bê( châu Mĩ ), nhưng ông tưởng đây là miền “Đông Ấn Độ”
Quay trở về Tây Ban Nha ông được phong chức Thượng tướng hải quân, tổngđốc Ấn Độ Cô-lôm-bô được coi là người đầu tiên phát hiện ra châu Mĩ, nhưng dotưởng lầm là Ấn Độ nên châu Mĩ ngày nay không mang tên ông mà mang tên mộtnhà thám hiểm khác
Trang 14
Cô-lôm-bô tuyên bố chủ quyền thế giới mới
Hành trình thám hiểm của Va-xcô đ Ga-ma
* Tháng 7-1497 Va-xcô đơ Ga-ma (1469-1524), chỉ huy đoàn thuyền Bồ
Đào Nha rời cảng Lix-bon, đi xa bờ châu Phi để tránh những dòng nghịch lưu, bãotáp thổi họ đến bờ B-ra-xin, họ tưởng đó là một hòn đảo, đoàn tàu chuyển hướng vềphía Đông và đến được mũi Hảo vọng Sau đó, đoàn thám hiểm đi lên phía bắc, tháng5-1498 đến Ca-li-cut, bờ biển Tây Nam Ấn Độ Nhưng người Ấn Độ không chongười Bồ Đào Nha mua bán và cuộc hội kiến đầu tiên giữa người châu Âu và người
Ấn Độ đã phải kết thúc bằng một cuộc xung đột vũ trang
Trên đường trở về, người Bồ Đào Nha đã cướp sạch thuyền bè và giết người
Ấn Độ mà họ gặp, đoàn thám hiểm trở về mang theo một số lượng lớn vàng bạc, châubáu, tơ lụa, gia vị, đá qúi, ngà voi… trị giá gấp 60 lần tiền dùng cho cuộc viễn chinh,
và Va-xcô Đơ-ga-ma được phong làm Phó vương Ấn Độ
Hành trình thám hiểm của Ma-gien-lan
* Ph Ma-gien-lan (1480-1521) là người đầu tiên thực hiện chuyến đi vòng
quanh thế giới từ 1519 đến 1522 Đoàn thám hiểm của ông gồm 5 chiếc tàu với 265
Trang 15thuỷ thủ đi vòng qua cực nam của Nam Mĩ (sau này được gọi là eo biển Ma-gien-lan)tiến vào đại dương, ông đặt tên là Thái Bình Dương, tại Phi-líp-Pin, ông bị thiệt mạngtrong lúc giao tranh với người thổ dân, cuối cùng đoàn thám hiểm chỉ còn 1 thuyền
và 18 thuỷ thủ đã về đến bờ biển Tây Ban Nha Chiến công của Ma-gien-lan đã vượtlên tất cả mọi chiến công Ông đã biến những gì mà biết bao thế hệ trước coi như giấc
mơ đã trở thành hiện thực
Trên cơ sở những cuộc thám hiểm đó, hiểu biết của con người được mở rộng.Khẳng định trái đất là hình cầu, đồng thời con người còn biết những con đường mới,những vùng đất mới và các dân tộc mới trên thế giới Đây chính là ý nghĩa lớn nhấtcủa các cuộc phát kiến về địa lí, đồng thời đó cũng là cống hiến lớn lao của các nhàthám hiểm Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha cho văn minh nhân loại ở thế kỷ XV-XVI
* Câu hỏi sử dụng
Câu 1: Vào thế kỉ XV thương nhân và những nhà hàng hải châu Âu hiểu biết
như thế nào về đường biển thế giới và phương Đông?
Câu 2: Vì sao họ phải tìm đường sang phương Đông và điều kiện để thực hiện
các cuộc hành trình là gì?
Câu 3: Các cuộc hành trình đã diễn ra như thế nào và đạt được kết quả gì? Câu 4: Em có nhận xét gì về cuộc hành trình của Ma-gien-lan?
Câu 5: Cống hiến lớn lao của các nhà thám hiểm Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha
cho văn minh thế giới ở TK XV-XVI là gì?
Qua phần trình bày của giáo viên có sự kết hợp các loại kênh hình ( cả lược đồ
và tranh ảnh minh họa ) ở trên cùng với phần thuyết minh và kể chuyện chắc chắnhọc sinh rất thích thú, nắm được bài chắc hơn, trả lời được các câu hỏi mà giáo viênđưa ra và đó chính là hiệu quả của việc khai thác kênh hình đúng cách
Hình 3: Tượng đội quân bằng đất nung trong khu mộ Tần Thuỷ Hoàng
(Lớp 7, Bài 4: Trung Quốc thời phong kiến)
* Mục đích cần hướng đến
Tìm hiểu tính chính diện và phản diện qua kênh hình về thời Tần Thuỷ Hoàng.