1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

sáng kiến kinh nghiệm môn lịch sử THCS

18 653 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 165 KB

Nội dung

sáng kiến kinh nghiệm môn lịch sử THCS tham khảo

Trang 1

UBND THỊ XÃ LONG KHÁNH

TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ BẢO QUANG

Mã số:

(Do HĐKH Phòng GD&ĐT ghi)

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

GIÚP ĐỘI VIÊN HỌC TẬP LỊCH SỬ ĐẤT NƯỚC – THẾ THỨ CÁC TRIỀU VUA VIỆT NAM - THÔNG QUA CÁC HOẠT

ĐỘNG ĐỘI

Người thực hiện: Trần Hữu Thạch Lĩnh vực nghiên cứu:

- Quản lý giáo dục: 

- Phương pháp dạy học bộ môn: 

- Phương pháp giáo dục: 

Có đính kèm: Các sản phẩm không thể hiện trong bản in SKKN

 Mô hình  Đĩa CD (DVD)  Phim ảnh  Hiện vật khác

(các phim, ảnh, sản phẩm phần mềm)

Năm học: 2013 - 2014

BM 01-Bia SKKN

Trang 2

SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC

I THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN

1 Họ và tên: Trần Hữu Thạch

2 Ngày tháng năm sinh: 12/12/1984

3 Nam, nữ: Nam

4 Địa chỉ: Ấp Núi Đỏ - Xã Bàu Sen – Long Khánh – Đồng Nai.

7 Chức vụ: Giáo viên Tổng phụ trách Đội.

8 Đơn vị công tác: Trường THCS Bảo Quang – Xã Bảo Quang – Long Khánh - Đồng Nai.

II TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO

- Học vị (hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ) cao nhất: Đại học sư phạm

- Năm nhận bằng: 2013

- Chuyên ngành đào tạo: Sư phạm Địa lý

III KINH NGHIỆM KHOA HỌC

- Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Tổng phụ trách Đội

- Số năm có kinh nghiệm: 08

- Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây:

Biện pháp nâng cao chất lượng Ban chỉ huy Liên – Chi đội

Nâng cao hiệu quả trong phong trào Kế hoạch nhỏ

Trang 3

GIÚP ĐỘI VIÊN HỌC TẬP LỊCH SỬ ĐẤT NƯỚC – THẾ THỨ CÁC TRIỀU VUA VIỆT NAM - THÔNG QUA CÁC HOẠT ĐỘNG ĐỘI

I LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Hiện nay, vấn đề học lịch sử Đảng, Đoàn, Đội là vấn đề hết sức cần thiết và đặc biệt vấn đề học sinh nhớ và nắm bắt lịch sử của các triều vua, các vị anh hùng lại càng cần thiết hơn Vì lịch sử không chỉ làm cho con người chúng ta lớn lên, yêu quê hương, đất nước, yêu nhân loại Và trên nền tảng đó, chúng ta hòa nhập được với thế giới và đặc biệt dạy cho con người Việt Nam biết tự trọng, tự tôn, biết mình đang ở đâu, đi về đâu để phấn đấu Tóm lại, lịch sử góp phần hình thành bản lĩnh, nhân cách con người Việt Nam để chúng ta có chổ đứng trên thế giới, vẫn khẳng định và tự hào mình là người Việt Nam, không trộn lẫn với người Trung Hoa, người Nhật, người Triều Tiên…

Tuy nhiên đối với những môn xã hội như lịch sử, học sinh thường học theo kiểu “học gạo”, chẳng mấy khi người học cầm giấy, bút viết ra nên rất mau quên Trong khi đó bài học lại dài, nhiều sự kiện, nhiều ngày tháng làm sao có thể nhớ được! Còn giáo viên nhiều người cũng chỉ dạy cho xong chương trình theo sách giáo khoa Với tình trạng dạy và học như vậy thì không thể có hiệu quả như mong muốn được. Điều này khiến chúng ta phải suy nghĩ…

Ngày nay, ở nước Việt Nam ta tình trạng dạy và học sử khó có thể thay đổi ngay trong một lúc được Có quá nhiều vấn đề dồn lại trong một thời gian dài Cả một hệ thống rất nặng nề, muốn thay đổi, không phải là vấn đề đơn giản Là một giáo viên – Tổng phụ trách Đội với trình độ chuyên môn được đào tạo chính quy là

Sư phạm Địa lý – Lịch sử, bản thân tôi luôn đặt câu hỏi: Vì sao học sinh nước ta lại biết rất ít về lịch sử nước nhà, nhưng lại khá rành rọt về lịch sử của các nước khác? Với mong muốn ý nghĩa đó, song song với hoạt động giáo dục của nhà trường, bản thân tôi là giáo viên dạy môn Địa lý – Lịch sử và cũng là một Tổng phụ trách Đội

đã đưa việc tổ chức dạy cho học sinh nắm lịch sử các triều vua lồng ghép vào các hoạt động Đội để các em có thể nắm rõ và nhớ kĩ hơn lịch sử của các triều vua, các

vị anh hùng mà từ đó khi nhắc tới lịch sử nước mình các em có thể hãnh diện kể cho các bạn nước khác biết và cũng từ đó các em có thể theo kịp với sự phát triển của nước bạn Đưa đất nước ta phát triển ngày càng giàu mạnh hơn Chính vì ý

nghĩa đó tôi đã thực hiện sáng kiến: Giúp đội viên học tập lịch sử đất nước – thế

thứ các triều vua Việt Nam- thông qua các hoạt động Đội

II CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

Tổ chức Đội trong nhà trường với nhiệm vụ chủ yếu là tổ chức, thiết kế các hoạt động nhằm tạo điều kiện cho các em học sinh – đội viên tham gia giải trí, vui chơi sau những giờ học căng thẳng Ngược lại, việc học tập các môn văn hóa trong nhà trường nói chung hay môn lịch sử nói riêng đều dễ làm cho các em áp lực, đặc biệt là trong thời đại mà việc học thường là gáng nặng đối với các em học sinh Ở

bộ môn lịch sử, đa phần thầy cô giáo trong nhà trường đều hướng dẫn các em học theo hướng thuộc lòng, mặc dù trong thời gian gần đây đã có nhiều biến đổi trong phương pháp dạy học, các em đã có hứng thú hơn đối với bô môn này, nhưng nhìn chung với kiến thức khô khan vẫn làm cho các em học sinh học tập lịch sử chỉ là

Trang 4

để hoàn thành kết quả học tập chứ chưa thật sự hiểu rõ mình đã học, đã hiểu, đã nắm rõ ý nghĩa của lịch sử nước nhà hay nói hẹp hơn thì các em đã biết được bao nhiêu trong tổng số các triều vua Việt Nam

Theo như lời tác giả Nguyễn Khắc Thuần – một nhà sử học Việt Nam từng nói: Nếu lấy việc của nhà Đinh đem gán cho nhà Trần, lấy việc của nhà Lý đem gán cho nhà Hồ, hoặc giả là lấy việc của nhà Lê đem gán cho nhà Nguyễn… thì dẫu là vô tình hay cố ý, đều không khỏi mang tội với tổ tiên

Ở đây ta thấy việc học lịch sử sẽ có ý nghĩa như thế nào đối với các em học sinh Tôi đã từng đọc sáng kiến kinh nghiệm của các tác giả khác như: Học tập lịch

sử thông qua tên các con đường Quả thật đây là một sáng kiến hay, rất đáng để ta học hỏi, nhưng hạn chế lớn nhất của sáng kiến này là không thể biết được thứ tự các triều vua Việt Nam ở giai đoạn nào? Nếu vậy thì học sinh – đội viên không thể

hệ thống được quá trình hình thành và phát triển của lịch sử nước ta Trong các tài liệu Đại cương lịch sử Việt Nam 1, 2, 3 của Trương Hữu Quýnh, Phan Đại Doãn, Nguyễn Cảnh Minh viết ( nhà xuất bản Giáo dục xuất bản năm 2007 ) thì ta thấy các kiến thức trong tài liệu quá rộng và sâu, không thể đòi hỏi học sinh phổ thông

có thời gian tìm hiểu Hoặc trong tài liệu Thế thứ các Triều vua Việt Nam của Nguyễn Khắc Thuần viết ( nhà xuất bản Giáo dục xuất bản năm 1995 ) thì cũng hệ thống được thứ tự của từng thời đại, tuy nhiên với mức độ tra cứu của học sinh thì việc này cũng quá sức Vì việc học tập thông qua những kiến thức sách vở, sách giáo khoa, tài liệu đối với cá em đã là hằng ngày, hàng giờ, do đó các em cần có một khoảng thời gian nghĩ ngơi, vui chơi để giảm căng thẳng Đó chính là thời gian mà các hoạt động của Đội được tổ chức và đem lại nhiều lợi ích cho việc học tập của các em học sinh nói chung và đối với môn lịch sử nói riêng

Chính vì lí do trên, bản thân tôi đã không ít trăn trở, suy nghĩ: Làm thế nào

để giúp các em học sinh – đội viên trong nhà trường vừa tham gia các hoạt động Đội, vừa học tập, hiểu biết được các kiến thức lịch sử dân tộc, đặc biệt là thứ tự các đời vua Việt Nam để khi các em được hỏi, được nhắc đến thì bản thân mỗi em đều

có thể trả lời rành rọt

Trên cơ sở các hoạt động của nhà trường, tôi đã lồng ghép các hoạt động Đội như: Phát thanh măng non, tuyên truyền dưới cờ, tổ chức các hội thi viết, vẽ, các trò chơi vận động, trò chơi lớn,… mang màu sắc lịch sử dân tộc nhằm từng bước hình thành trong mỗi học sinh – đội viên của trường hệ thống lịch sử các vị vua Việt Nam qua từng thời kì Từ các hoạt động Đội trên, các em học sinh – đội viên trong nhà trường đã một phần học tập được thêm các kiến thức mà đôi khi trong quá trình học tập ở lớp các em vẫn chưa hoàn toàn nắm rõ Qua các hoạt động Đội trên cũng đã giúp các em có hứng thú hơn đối với môn học lịch sử trong nhà trường, môn học mà hiện nay cả nước đang phải từng bước đầu tư để khôi phục lại tư tưởng xem nhẹ việc học tập của các em

Bản thân tôi cho rằng đây là một giải pháp hoàn toàn mới giúp việc học tập các kiến thức bộ môn văn hóa nói chung và môn lịch sử nói riêng trong trường học đạt được kết quả cao hơn, từ đó cũng khẳng định rằng vai trò của tổ chức Đội và các hoạt động Đội trong nhà trường đóng vai trò quan trọng trong việc giáo dục đạo đức, nhân cách của học sinh

Trang 5

III TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP

Trong quá trình giảng dạy và tổ chức các phong trào, hoạt động Đội, bản thân tôi đã rút ra được một số biện pháp để nâng cao chất lượng hoạt động Đội và giúp các em học sinh học tập kiến thức văn hóa trong quá trình tham gia các hoạt động Đội, ở đây tôi xin trình bày các biện pháp giúp các em có hứng thú trong việc học tập các kiến thức về thế thứ các triều vua Việt Nam thông qua các hoạt động của Đội

1 Giải pháp 1: Tổ chức học tập qua chương trình phát thanh măng non hàng tuần và đề cương tóm tắt

Vào đầu năm học Ban biên tập chương trình phát thanh măng non soạn thảo các nội dung liên quan đến vấn đề lịch sử theo từng giai đoạn, bên cạnh đó, vào cuối chương trình phát thanh hàng ngày sẽ có các câu hỏi mang tính chất đố vui để kích thích các em tham gia lắng nghe và theo dõi và trả lời các câu hỏi trong chương trình Việc thực hiện phát thanh hàng ngày, hàng tuần trong phạm vi toàn trường sẽ giúp cho hầu hết các em đội viên nắm được kiến thức về lịch sử của các triều vua Việt Nam qua các thời kì

Song song với việc phát thanh măng non, bản thân tôi còn tiến hành in ấn các tài liệu có liên quan đến kiến thức lịch sử dưới dạng tóm tắt để phát về các lớp,

đề cương dưới dạng bỏ túi giúp các em tìm hiểu những điều thú vị về các triều vua Việt Nam trong những giờ rãnh rỗi Thêm vào đó, ngay ở các khu vực lớp học, cầu thang của trường, tôi cũng sử dụng việc in ấn các đề cương này và treo ở những khu vực các em học sinh dễ nhìn thấy giúp các em không quên những kiến thức mà bản thân vừa tìm hiểu và được nghe phát thanh hàng ngày, khắc sâu vào trí nhớ để các em không quên kiến thức lịch sử của từng giai đoạn Từ đó sẽ giúp các em hệ thống lại kiến thức lịch sử các triều vua Việt Nam qua các thời kì trong thời gian ngắn nhất

Khi thực hiện việc phát thanh măng non và học tập kiến thức lịch sử trong thời gian ngắn, tôi thực hiện khảo sát thông qua các bài trắc nghiệm và được kết quả như mong muốn như sau:

Số học sinh tham

gia khảo sát Trước khi thực hiện khảo sát Sau khi thực hiện khảo sát

124 em 15 em biết 92 em biết Các bài trắc nghiệm chủ yếu được hỏi về tên các vị vua có ảnh hưởng lớn đến lịch sử dân tộc, các vị anh hùng dân tộc như: Trần Nhân Tông, Trần Thánh Tông, Trần Hưng Đạo, Trần Quốc Toản, Lý Thái Tổ, Đinh Thái Tổ,… câu trắc ngCác kiến thức của từng câu trắc nghiệm không đánh đố học sinh mà chỉ mang tính chất loại trừ hoặc gợi mở như:

Vị vua nào đã dời đô từ Hoa Lư về Đại La và đặt tên là Thăng Long ?

a An Dương Vương b Trần Thái Tông

c Lý Thái Tổ d Bảo Đại

Trang 6

Trước khi thực hiện biện pháp này thì với câu hỏi trên chỉ có 13 /124 em học sinh tham gia khảo sát biết và chọn đúng đáp án c Lý Thái Tổ, từ đó ta có thể thấy các em học sinh nắm rất yếu về lịch sử Việt Nam Tuy nhiên cũng với câu hỏi trên nhưng qua thực hiện biện pháp này thì số lượng các em học sinh biết rõ về vua Lý Thái Tổ đã có chuyển biến rất tốt: 118/124 em học sinh chọn đúng đáp án

Qua việc thực hiện chương trình phát thanh và học tập theo đề cương tóm tắt cho thấy: Việc học tập tại lớp các môn học nói chung và môn lịch sử nói riêng tạo cho học sinh trạng thái nặng nề, ít hứng thú Các em tham gia khảo sát đề tại này với tâm lý thoải mái, không nặng nề về chất lượng, điểm số đã hoàn thành tốt các yêu cầu của việc học tập lịch sử thông qua các hoạt động của Đội Từ đó có thể nhận thấy hiệu quả của các hoạt động Đội ảnh hưởng rất lớn đến việc học tập của các em học sinh

2 Giải pháp 2: Tổ chức hội thi “ Đi tìm các triều vua Việt Nam ”

Từ việc thực hiện phát thanh măng non và học tập lịch sử theo đề cương tóm tắt như trên, tôi tiến hành tổ chức hội thi mang tên “ Đi tìm các triều vua Việt Nam

” để vừa tạo sân chơi cho các em học sinh – đội viên, vừa giáo dục truyền thống yêu nước, truyền thống đấu tranh của dân tộc Việt Nam qua nhiều thế hệ, việc tổ chức hội thi được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau như:

 Làm bài trắc nghiệm dưới nhiều dạng: Chọn câu trả lời đúng nhất, nối ý, điền từ còn thiếu,…Hình thức này được thực hiện tùy theo khối lớp

 Ở khối lớp 6,7 vì các em vẫn còn hiếu động, “ trẻ con ” nên tôi

đã tổ chức cho các em tham gia hội thi này dưới hình thức Trò chơi lớn (vận động, vượt chướng ngại vật,…) Cách thức thực hiện như sau:

Đối tượng và số lượng tham gia: toàn thể học sinh khối 6-7

Hình thức: Vận động, vượt chướng ngại vật…

Thời gian thực hiện: 45 – 60 phút

Chuẩn bị: Các mật thư, người đóng giả các nhân vật tùy theo trò chơi chọn triều vua nào của nước ta, các bảng lớn , giấy rô-ki in sẵn các câu hỏi trắc nghiệm, các bảng trắc nghiệm,…phần thưởng cho tập thể và cá nhân xuất sắc trong hội thi

Cách chơi: Các đội tham gia hội thi phải vượt qua chướng ngại vật trên đường, tìm các nhân vật có ảnh hưởng đến thời đại đó và quan trọng nhất là tìm được triều vua trong trò chơi Đội giành chiến thang là đội về đích đầu tiên, hoàn thành tốt các nội dung và đọc đúng tên triều vua cuối cùng của trò chơi

Kết thúc hội thi – trò chơi lớn – tôi tiến hành ôn lại lịch sử thời đại của triều vua trong trò chơi, đặt các câu hỏi có liên quan và yêu cầu các em học sinh trả lời

Như vậy, với việc tổ chức các hoạt động Đội gắn với việc học tập lịch sử các triều vua Việt Nam qua các thời kì, các em học sinh đã hiểu biết thêm về truyền thống đấu tranh của dân tộc, các anh hùng, các nhân vật có tẩm ảnh hưởng lớn đối với nước ta, từ đó giáo dục các em ý thức học tập tốt để xứng đáng với truyền thống của dân tộc Việt Nam

Trang 7

 Đối với học sinh khối 8,9: Tôi tổ chức cho các em tham gia hội thi dưới hình thức thi “ Rung chuông vàng ”, cách thức thực hiện như sau:

Đối tượng và số lượng tham gia: học sinh khối 8 – 9, mỗi lớp chọn 10 em tham gia

Hình thức: Trả lời trắc nghiệm và trả lời theo hiểu biết

Thời gian thực hiện: 30 – 45 phút

Chuẩn bị: Bảng con, bút dạ, câu hỏi và đáp án lịch sử, hệ thống âm thanh tốt, người dẫn chương trình,…

Cách tham gia: Mỗi thí sinh tham gia sẽ ngồi tại vị trí do Ban tổ chức quy định Các thí sinh sẽ cùng trả lời các câu hỏi do Ban tổ chức đưa ra, nếu thí sinh trả lời đúng sẽ tiếp tục ở lại cuộc thi và tham gia các câu hỏi kế tiếp, nếu thi sinh trả lời sau bất cứ câu hỏi nào thì phải rời khỏi vị trí thi và không được tham gia trả lời câu hỏi tiếp theo Khi chỉ còn thì sinh cuối cùng thì thí sinh này chỉ trả lời một câu hỏi nữa của Ban tổ chức, nếu đúng thì thí sinh này sẽ đạt giải đặc biệt “ Rung chuông vàng ” của hội thi, nếu sai thì thí sinh này chỉ đạt giải nhất của hội thi

Qua từng câu hỏi lịch sử trong hội thi, ta có thể nhắc lại một cách ngắn gọn, tóm tắt về các triều vua, lịch sử đấu tranh, các thành tựu của thời kì đó nhắm giúp các em biết thêm về lịch sử dân tộc

Thông qua hội thi, ta có thể thấy được việc học tập các kiến thức lịch sử tại lớp, việc tham gia các cuộc thi mang tính phong trào ở các cấp thường mang lại hiệu quả thấp hơn sơ với việc tổ chức các hoạt động vui chơi, giải trí lành mạnh cho các em học sinh tham gia Các hoạt động trên nhắc nhở chúng ta rằng: Việc học gượng ép thường không mang lại hiệu quả mà chỉ gây cho người học cảm thấy

áp lực, chán ghét Việc tham gia các phong trào trên với nền tảng là các em được lắng nghe hàng ngày qua chương trình phát thanh măng non, tài liệu tóm tắt mà các em nhìn thấy hằng ngày ở những nơi các em thường đi qua giúp các em có hứng thú hơn vì bản thân các em biết được mình có thể tham gia tốt Điều này trái ngược với việc học tập văn hóa ở trường là: Các em học giỏi thường hứng thú học tập, các em học yếu thường chán nản, ít hứng thú học tập Vậy với việc chúng ta tổ chức các hoạt động được xem là “ Món ăn tinh thần ” của Đội thì việc học tập các môn văn hóa nói chung và bộ môn lịch sử nói riêng giúp các em ngày càng hứng thú hơn trong việc học tập lịch sử, nâng cao chất lượng giáo dục truyền thống đấu tranh, tự hào dân tộc đối với các em học sinh – đội viên

IV HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI

Qua việc tổ chức các hoạt động Đội nhắm giúp các em hoc sinh – đội viên học tập tốt lịch sử - thế thứ các triều vua Việt Nam, bản thân tôi được Ban giám hiệu nhà trường, Chi đoàn và giáo viên bộ môn lịch sử hết sức ủng hộ và cùng tôi tham gia tổ chức các hội thi Đối với các em học sinh, lúc đầu bản thân các em còn ngỡ ngàng và ít quan tâm đến các hoạt động, đặc biệt là việc phải học tập kiến thức lịch sử theo đề cương tóm tắt Tuy nhiên, sau vài tuần lắng nghe các chương trình phát thanh măng non với các nội dung thường gắn liền với kiến thức trên lớp của mình, bên cạnh đó là việc tham gia trả lời các câu hỏi đố vui hàng tuần đã tạo cho các em cảm giác hứng thú trong việc tiếp nhận các kiến thức lịch sử gần gũi, để từ

Trang 8

đó các em cảm thấy việc học tập lịch sử thật dễ dàng, thú vị và bản thân cần phải

có trách nhiệm hơn với lịch sử dân tộc

Bên cạnh việc tổ chức hội thi với mục đích học tập và tìm hiểu lịch sử Việt Nam, tôi cũng đã tích hợp hội thi với việc thực hiện kiểm tra công nhân chuyên hiệu Nhà sử học nhỏ tuổi đối với những đội viên đăng ký chuyên hiệu này Số lượng đội viên đầu năm đăng ký thực hiện khá ít, tuy nhiên trong năm học 2013 –

2014 đa số các em học sinh của năm học trước đã tham gia đăng ký chuyên hiệu Nhà sử học nhỏ tuổi tăng lên khá cao, cụ thể như sau:

Thông kê số lượng đội viên đăng ký chuyên hiệu Nhà sử học nhỏ tuổi

19 đội viên / 530 đội viên 326 đội viên / 593 đội viên Trước đó số lượng các em học sinh tham gia các cuộc thi, hội thi và học tập các kiến thức lịch sử theo đề cương tóm tắt cũng đã tăng lên rõ rệt, thời gian rãnh rỗi các em thường ngồi lại để tham gia trả lời các câu hỏi đó vui của chương trình phát thanh măng non hoặc các em cũng tự đó nhau các kiến thức về lịch sử, thứ tự các vị vua Việt Nam

Thống kê số lượng học sinh tham gia trả lời các câu hỏi lịch sử trong chương trình phát thanh măng non hàng tuần

76 đội viên / 530 đội viên 235 đội viên / 593 đội viên Qua bảng số liệu thống kê cho thầy việc các em đội viên cảm thấy các hoạt động Đội đã đem lại nhiều lợi ích trong việc học tập của bản thân các em, tửng bước giúp các em giảm thời gian học tập tại lớp nhưng vẫn giúp bản thân hiểu thêm một phần các kiến thức ở các môn học Nhưng điều đặc biệt là việc tham gia các hoạt động của Đội không gò bó, không năng nề mà chỉ mang tính chất vui chơi, giải trí mà lại có thể hiểu được các kiến thức theo hình thức “ vừa học, vừa chơi ”

I ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG

Đề tài này đã được tôi áp dụng tại đơn vị mình trong năm học 2012 – 2013

và tiếp tục thực hiện trong năm học 2013 – 2014 đã thu được những hiệu quả rất lớn Việc tổ chức các hoạt động Đội như: phát thanh măng non, trò chơi lớn, rung chuông vàng,…thì hầu như ở Liên đội nào trong cả nước cũng thực hiện Tuy nhiên hinh thức chúng ta thực hiện như thế nào để đem lại hiệu quả cao nhất thì tôi xin đề xuất như sau:

Cần phải có kế hoạch lâu dài và thật cụ thể trong việc tổ chức các hoạt động Đội nhằm giúp các em đội viên học tập kiến thức lịch sử đất nước, đặc biệt là việc nắm rõ quá trình hình thành và phát triển của lịch sử Việt Nam

Trong các hoạt động Đội cần có sự tham gia tích cực của các ban ngành, đoàn thể và cá nhân có chuyên môn để giúp cho các hoạt động được tiến hành thuận lợi hơn

Trang 9

Các hội thi dù nhỏ cũng cần phải có kinh phí để khen thưởng cho các cá nhân, tập thể các em đội viên nhằm khích lệ tinh thần các em

Cần thiết phải tổ chức chuyên đề về lịch sử đất nước ở các cụm thi đua hoặc theo sự chỉ đạo của cấp trên – Hội đồng Đội, Phòng Giáo dục và Đào tạo – nhằm giúp các Liên đội bạn học hỏi cách thức thực hiện để triển khai cho Liên đội mình

Tổ chức hội thi tìm hiểu về lịch sử Việt Nam theo mức độ từ các Chi đội đến các Liên đội và giữa các Liên đội với nhau nhằm giúp các em giao lưu, học hỏi và hiểu được tầm quan trọng của lịch sử đất nước

II TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Đại cương lịch sử Việt Nam quyển 1,2,3 – Trương Hữu Quýnh, Phan Đại Doãn, Nguyễn Cảnh Minh - Nhà xuất bản Giáo dục – 2007

2 Thế thứ các triều vua Việt Nam – Nguyễn Khắc Thuần – Nhà xuất bản Giáo dục – 1995

3 Cẩm nang Trò chơi sinh hoạt tập thể Thanh thiếu niên – Trương Hưởng – Nhà xuất bản Trẻ - 2008

4 Cẩm nang Huấn luyện kỹ năng sinh hoạt tập thể - Trường Đoàn Lý Tự Trọng – Nhà xuất bản Trẻ - 7/2011

III PHỤ LỤC

A/ THẾ THỨ CÁC TRIỀU VUA THỜI SƠ SỬ Ở VIỆT NAM

Trên đại thể, chúng ta có thể tạm chia lịch sử dân tộc ta thành mấy thời đại lớn sau đây:

- Thời đại trước khi có nhà nước ( Tiền sử )

- Thời đại Hùng Vương – An Dương Vương ( Sơ sử )

- Thời đại bị phong kiến Trung Quốc đo hộ ( Bắc thuộc )

- Thời đại độc lập và tự chủ

- Thời đại bị thực dân Pháp thống trị ( Pháp thuộc )

- Thời đại hiện đại ( từ Cách mạng tháng tám đến nay )

I/ THỜI ĐẠI TRƯỚC KHI CÓ NHÀ NƯỚC

1/ Cách đây khoảng 30 vạn năm: Người-vượn đã có mặt trên lãnh thổ nước ta

2/ Thời kì đồ đá:

- Đồ đá cũ: Chấm dứt cách đây khoảng trên một vạn năm

- Đồ đá giữa: Mở đầu cách đây khoảng trên một vạn năm và kết thúc cách đây khoảng gần một vạn năm.

- Đồ đá mới: Mở đầu cách đây khoảng gần một vạn năm và kết thúc cách nay khoảng bốn vạn năm

3/ Thời kì đồ đồng:

- Sơ kì: Cách đây khoảng bốn ngàn năm

- Trung kì: Cách đây khoảng ba ngàn năm

Trang 10

- Hậu kì: Cách đây gần ba ngàn năm

II/ THẾ THỨ THỜI VUA HÙNG

1/ Hùng Dương ( tức Lộc Tục )

2/ Hùng Hiền ( tức Sùng Lãm )- Lạc Long Quân

3/ Hùng Lân

4/ Hùng Việp

5/ Hùng Hy

6/ Hùng Huy

7/ Hùng Chiêu

8/ Hùng Vỹ

9/ Hùng Định

10/ Hùng Hy (*)

11/ Hùng Trinh

12/ Hùng Võ

13/ Hùng Việt

14/ Hùng Anh

15/ Hùng Triều

16/ Hùng Tạo

17/ Hùng Nghị

18/ Hùng Duệ

(*) Tuy đọc là Hy nhưng mặt chữ Hán của hai chữ Hy này hoàn toàn khác nhau

III/ THỜI AN DƯƠNG VƯƠNG

Chỉ có một đời là An Dương Vương – vua của nước Âu Lạc ( ?-179TCN )

B/ THẾ THỨ THỜI BẮC THUỘC (179 TCN ĐẾN 905 )

I/ THẾ THỨ CHÍNH QUYỀN ĐÔ HỘ CỦA NAM VIỆT

1/ Triệu Vũ Đế ( 206 đến 137 TCN ) (nghi ngờ nhưng hiện chưa có tài liệu đáng tin cậy nào để kiểm tra lại ) Họ tên: Triệu Đà

2 / Triệu Văn Vương ( 136 đến 125 TCN ) Họ tên: Triệu Hồ

3/ Triệu Minh Vương ( 124 đến 113 TCN ) Họ tên: Triệu Anh Tề

4/ Triệu Ai Vương ( 112 TCN) Họ tên: Triệu Hưng

5/ Thuật Dương Vương ( 111 TCN ) Họ tên: Triệu Kiến Đức

II/ CHÍNH QUYỀN ĐÔ HỘ THỜI LƯỠNG HÁN ( ? – 220 )

III/ CHÍNH QUYỀN ĐÔ HỘ THỜI THUỘC NGÔ ( 220 - 280 )

IV/ CHÍNH QUYỀN ĐÔ HỘ THỜI THUỘC TẤN ( 280 - 420 )

V/ CHÍNH QUYỀN ĐÔ HỘ THỜI NAM TRIỀU ( 420 - 542 )

VI/ CHÍNH QUYỀN ĐÔ HỘ THỜI TÙY VÀ ĐƯỜNG ( 602 - 618 )

VII/ CÁC CHÍNH QUYỀN TỰ CHỦ ĐƯỢC THÀNH LẬP TRONG CÁC CUỘC KHỞI NGHĨA CHỐNG BẮC THUỘC

Ngày đăng: 20/09/2016, 20:39

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w