Phương pháp giáo dục đó đòi hỏi mỗi giáo viên phải xácđịnh việc dạy học không chỉ cung cấp những kiến thức lí thuyết mà còn phải gắnliền với thực hành; phương pháp truyền thụ kiến thức m
Trang 1I ĐIỀU KIỆN, HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN
Giáo dục nước ta đang phát triển trong bối cảnh thế giới có nhiều biến đổinhanh và phức tạp Toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế đã trở thành xu thế tất yếu.Cách mạng khoa học công nghệ tác động trực tiếp đến sự phát triển của các nềngiáo dục trên thế giới trong đó có Việt Nam
Nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của giáo dục và đào tạo trong thời
kì hội nhập và phát triển, những năm qua, Đảng và Nhà nước ta luôn coi “Giáo dục
là quốc sách hàng đầu”, “Phát triển giáo dục là một trong những động lực thúc đẩycông nghiệp hóa để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững” Luậtgiáo dục đã ghi rõ: “Đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức,tri thức, sức khỏe, thẩm mĩ và nghề nghiệp; trung thành với lí tưởng độc lập dân tộc
và CNXH; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của côngdân, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” Mục tiêu giáo dục đòi hỏi giáodục phải thực hiện nguyên lí “học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao độngsản xuất, lí luận gắn liền với thực tiễn, giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục giađình và giáo dục xã hội”
Luật giáo dục cũng quy định rõ nhà trường phổ thông phải thực hiện phươngpháp giáo dục sao cho “phát huy tính tự giác, tích cực, chủ động, sáng tạo của ngườihọc, bồi dưỡng cho người học năng lực tự học, khả năng thực hành, lòng say mêhọc tập và ý chí vươn lên” Phương pháp giáo dục đó đòi hỏi mỗi giáo viên phải xácđịnh việc dạy học không chỉ cung cấp những kiến thức lí thuyết mà còn phải gắnliền với thực hành; phương pháp truyền thụ kiến thức một chiều không còn phùhợp, tránh những biện pháp áp đặt, khắc phục cách dạy học theo kiểu giáo điều,thay vào đó là phải phát huy tính tích cực, độc lập của học sinh trong học tập, họcphải đi đôi với hành, lí thuyết phải có thực hành
Công cuộc đổi mới đất nước đang đặt ra những yêu cầu rất lớn về nguồnnhân lực, đó là những con người có trình độ cao, giỏi về tri thức khoa học, có nănglực về chuyên môn, nghiệp vụ, trong sáng về đạo đức Đây chính là vấn đề đặt ravới công tác giáo dục đào tạo ở trường phổ thông nói chung và bộ môn Lịch sử nóiriêng
Trang 2Bộ môn Lịch sử có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc thực hiện mục tiêugiáo dục phổ thông, giáo dục thế hệ trẻ Lịch sử không chỉ khơi dậy cho các emlòng tự hào dân tộc, tinh thần yêu nước, ý thức trách nhiệm đối với đất nước mà còngóp phần phát triển tư duy, nhất là tư duy biện chứng, giúp các em độc lập suy nghĩ,sáng tạo, từng bước hình thành nhân cách con người Việt Nam, xứng đáng là chủnhân tương lai của đất nước.
Tuy nhiên, thực tiễn trong những năm qua, chất lượng dạy và học lịch sử ởtrường phổ thông chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra, chưa phát huy được thế mạnhcủa bộ môn trong việc giáo dục toàn diện học sinh Phương pháp dạy học chủ yếuvẫn là thầy đọc trò ghi, học sinh học tập một cách thụ động, đối phó, một bộ phậnkhông nhỏ học sinh không để ý tới bộ môn này, có tư tưởng chán học và ngại họcmôn lịch sử, thậm chí chỉ coi Lịch sử là môn học phụ Điều đó dẫn đến chất lượngcác bài thi trong các đợt thi tuyển sinh đại học - cao đẳng còn thấp, những quanđiểm chỉ đạo, tư tưởng đổi mới chưa tạo ra sự chuyển biến căn bản về chất lượngdạy học bộ môn
Chắc hẳn trong mỗi chúng ta ai cũng chạnh lòng khi đọc một bài thi của thí
sinh dự thi khối C – năm học 2004 – 2005 môn lịch sử có đoạn viết: “Hoà thượng Thích Quảng Đức treo cổ tự sát ở Ngã Tư Sở !” Tình trạng này đã được nêu lên ở
nhiều diễn đàn giáo dục, trên các phương tiện thông tin đại chúng nhưng có vẻ hiệuquả trong việc làm thay đổi nhận thức của các em học sinh về bộ môn Lịch sử vẫncòn ở mức hạn chế Nếu để tình trạng đó kéo dài sẽ ảnh hưởng đến kết quả học tập
và làm giảm đi sự yêu thích của học sinh đối với bộ môn lịch sử Chúng tôi, nhữngngười thầy, những người cô không khỏi băn khoăn trăn trở làm thế nào để nâng caohiệu quả giảng dạy? Vì sao các em học sinh lại không nắm vững lịch sử dân tộccũng như lịch sử thế giới Tại ngôi trường có thể nói là “sơn cùng, thủy tận” củatỉnh Nam Định, nơi tôi đang giảng dạy - THPT Thịnh Long, phần lớn là các em họcsinh nông thôn, điều kiện học tập còn khó khăn, ngoài giờ học trên lớp các em cònphải giúp đỡ công việc gia đình Hơn thế nữa, nhiều em rỗng kiến thức từ lớp dướinên sang cấp 3, việc tiếp thu kiến thức còn hạn chế Chính vì vậy, hơn ai hết cácthầy giáo, cô giáo phải tìm tòi học hỏi, đổi mới phương pháp dạy học để thu hútđược học sinh, tạo cho các em lòng say mê và hứng thú trong mỗi giờ học lịch sử
Trang 3trường phổ thông nói riêng là một vấn đề lớn, thu hút sự quan tâm không chỉ củangười làm công tác dạy học mà còn có cả các cấp quản lý giáo dục ở Trung ương vàđịa phương Làm thế nào để biến tư tưởng đổi mới đó thành thực tiễn dạy học,nhằm nâng cao chất lượng dạy học bộ môn Lịch sử ở trường phổ thông? Đấy là yêucầu bức thiết đang đặt ra cho những người làm công tác chỉ đạo và trực tiếp dạy họclịch sử ở trường THPT.
Đổi mới phương pháp dạy học lịch sử, khắc phục lối dạy học cũ truyền thụmột chiều, áp đặt thầy đọc trò chép sang lối dạy học phát huy tính tích cực, chủđộng của người học là vấn đề cấp thiết Trong đổi mới phương pháp giảng dạy, mộttrong những phương pháp được nhiều nhà giáo dục quan tâm là dạy học nêu vấn đề.Đây là nhân tố trọng tâm trong xu hướng dạy học tích cực “ lấy học sinh làm trungtâm”
Tuy nhiên, hiểu thế nào cho đúng về dạy học nêu vấn đề, áp dụng như thếnào để thực sự nâng cao chất lượng và hiệu quả trong dạy học lịch sử còn rất nhiềuchông gai, gánh nặng này đòi hỏi sự nỗ lực không chỉ của các nhà quản lý giáo dục
mà còn của cả các thầy giáo, cô giáo đang công tác và giảng dạy trong các nhàtrường phổ thông
Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề trên, trong các năm học vừa qua,tôi được nhà trường phân công trực tiếp giảng dạy ở các khối lớp, được tham giacác đợt tập huấn về thay sách giáo khoa, đổi mới kiểm tra đánh giá, day học theohướng tích cực, chuyên đề , tham gia các buổi sinh hoạt của tổ chuyên môn vềgiảng dạy theo phương pháp mới; tôi đã bước đầu nghiên cứu và thử nghiệm sáng
kiến kinh nghiệm: “Vận dụng phương pháp dạy học nêu vấn đề trong dạy học chương I – Các cuộc cách mạng tư sản (từ giữa thế kỷ XVI đến cuối thế kỷ XVIII), sách giáo khoa lịch sử lớp 10 THPT (chương trình chuẩn)”
Với mong muốn qua sáng kiến này tôi sẽ tiếp thu tốt hơn về phương phápdạy học mới, sử dụng có hiệu quả các phương pháp dạy học nói chung và phươngpháp dạy học lịch sử nói riêng Để từ đó trong quá trình giảng dạy bộ môn lịch sửtại trường THPT Thịnh Long sẽ góp phần nâng cao chất lượng bộ môn mình phụtrách đồng thời nâng cao chất lượng giáo dục chung của nhà trường
II MÔ TẢ GIẢI PHÁP
Trang 42.1 Thực trạng dạy và học môn lịch sử trước khi áp dụng sáng kiến tại trường THPT Thịnh long
2.1.1 Ưu điểm
a) Về phía giáo viên:
- Trường THPT Thịnh long là một ngôi trường mới được thành lập Trongnhững năm gần đây chất lượng giáo dục mũi nhọn và đại trà của nhà trường ngàycàng được nâng cao Đội ngũ giáo viên trong nhà trường say mê với nghề nghiệp,đầu tư thời gian cho chuyên môn, nghiệp vụ và thường xuyên có sự trao đổi kiếnthức chuyên môn với đồng nghiệp trong và ngoài nhà trường
- Giáo viên bộ môn lịch sử của trường THPT Thịnh Long gồm 03 đồng chí,trong đó 100% các đồng chí có trình độ ĐHSP Với biên chế bộ môn như trên, côngtác giảng dạy môn lịch sử trong nhà trường có nhiều thuận lợi trong công tácchuyên môn, các đồng chí giáo viên có thể thường xuyên học tập, trao đổi kinhnghiệm với nhau trong quá trình giảng dạy môn lịch sử Mặt khác Sở GD & ĐTNam Định thường xuyên tổ chức các đợt tập huấn thay SGK, tập huấn chuyên đề,đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá, dạy học theo chuyên đề qua đó các giáo viên trên địa bàn tỉnh có điều kiện bồi dưỡng chuyên môn, trao đổikinh nghiệm và học tập lẫn nhau
- Phần lớn giáo viên đều cố gắng thay đổi phương pháp giảng dạy của mìnhtheo hướng phát huy tính tích cực của học sinh thông qua các phương pháp dạy họcnhư: phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan, phương pháp nêu và giải quyết vấn
đề, phương pháp tình huống, phương pháp vấn đáp thông qua sự trình bày sinhđộng giàu hình ảnh của giáo viên trong tường thuật, miêu tả, kể chuyện, hoặc nêuđặc điểm của nhân vật lịch sử
- Giáo viên đã tích cực hướng dẫn học sinh thảo luận nhóm, bổ trợ kiến thứccho nhau và thông qua hoạt động này, những bạn yếu kém được hoạt động một cáchtích cực dưới sự hướng dẫn của giáo viên cũng như các bạn học sinh khá giỏi Qua
đó các em đã nắm chắc kiến thức và hiểu sâu hơn về bản chất của sự kiện, hiệntượng lịch sử
Trang 5- Trong quá trình giảng dạy, giáo viên đã kết hợp nhuần nhuyễn việc sử dụngcác đồ dùng dạy học, khai thác một cách triệt để các đồ dùng và phương tiện dạyhọc như tranh ảnh, bản đồ, sa bàn, mô hình, phim đèn chiếu, phim video và từngbước ứng dụng công nghệ thông tin phù hợp trong dạy học lịch sử
- Bên cạnh đó, một thực tế không thể phủ nhận là sách giáo khoa, sách giáoviên, các tài liệu tham khảo được in ấn kịp thời, đa dạng; các phương tiện thông tintruyền thông: báo, mạng internet… rộng khắp đã giúp ích rất nhiều cho cả giáo viên
và học sinh trong dạy – học lịch sử
b) Về phía học sinh
- Phần lớn các em đều chú ý nghe giảng, tập trung suy nghĩ trả lời các câuhỏi mà giáo viên đặt ra, các em đã chuẩn bị bài mới ở nhà, trả lời các câu hỏi cuốimục trong bài cho nên khi học các em luôn chú ý để nắm chắc bài hơn
- Học sinh đều tích cực tham gia thảo luận nhóm và đã đưa lại hiêụ quả caotrong quá trình lĩnh hội kiến thức
- Học sinh yếu kém đã có nhiều cố gắng để nắm bắt các kiến thức trọng tâm
cơ bản thông qua các hoạt động học như thảo luận nhóm, vấn đáp, đọc sách giáokhoa… Các em đã mạnh dạn khi trả lời các câu hỏi hay ghi nhớ các sự kiện, nhânvật Đây là một chuyển biến rất lớn trong việc chiếm lĩnh kiến thức của các em
2.1.2 Hạn chế
a) Về phía giáo viên
- Trang thiết bị phục vụ cho việc dạy học nói chung và dạy học lịch sử nói
riêng còn thiếu, đội ngũ giáo viên trẻ chưa có nhiều kinh nghiệm trong công tác;hơn nữa lại mới được làm quen với phương pháp dạy học cũng như chương trìnhSGK mới nên còn nhiều lúng túng trong quá trình thực hiện
- Vẫn còn một số ít giáo viên chưa thực sự thay đổi phương pháp dạy họccho phù hợp với từng tiết dạy, chưa tích cực hoá hoạt động của học sinh, tạo điềukiện cho các em suy nghĩ, chiếm lĩnh, nắm vững kiến thức Một số giáo viên trongmột số giờ dạy vẫn còn lạm dụng phương pháp dạy học truyền thống như “thầy nói,trò nghe ”, “thầy đọc, trò chép” Do đó nhiều học sinh chưa nắm vững được kiến
Trang 6thức mà chỉ học thuộc một cách máy móc, trả lời câu hỏi thì nhìn vào sách giáokhoa hoàn toàn
- Đa số giáo viên chưa nêu câu hỏi nhận thức đầu giờ học, tức là sau khikiểm tra bài cũ, giáo viên vào bài luôn mà không giới thiệu bài qua việc nêu câu hỏinhận thức Điều này làm giảm bớt sự tập trung, chú ý bài học của học sinh ngay từhoạt động đầu tiên
- Một số câu hỏi giáo viên đặt ra hơi khó, học sinh không trả lời được nhưnggiáo viên lại không đưa ra những câu hỏi gợi mở nên nhiều khi phải trả lời thay chohọc sinh Vấn đề này được thể hiện rất rõ trong hoạt động thảo luận nhóm, giáo viênmới chỉ nêu ra câu hỏi nhưng lại không hướng dẫn học sinh trả lời câu hỏi đó nhưthế nào vì không có hệ thống câu hỏi gợi mở vấn đề
- Một số tiết học, giáo viên chỉ nêu vài ba câu hỏi và huy động một số họcsinh khá, giỏi trả lời, chưa có câu hỏi dành cho đối tượng học sinh yếu, kém Chonên đối tượng học sinh yếu kém ít được chú ý và không được tham gia hoạt động,điều này làm cho các em thêm tự ti về năng lực của mình và cảm thấy chán nản
- Học sinh chỉ có trả lời được những câu hỏi dễ, đơn giản (như trình bày),còn một số câu hỏi tổng hợp, phân tích, giải thích, so sánh thì học sinh còn rấtlúng túng khi trả lời hoặc trả lời thì mang tính chất chung chung
- Chất lượng đầu vào của nhà trường còn thấp, nhiều em học sinh có hoàncảnh gia đình khó khăn nên nhận thức còn có những hạn chế
c) Điều tra cụ thể
Trang 7Qua quá trình tìm hiểu và thông qua thực tế hoạt động dạy học của bản thâncũng như đồng nghiệp, tôi nhận thấy một thực tế đang đặt ra là hiện nay trong hoạtđộng dạy và học lịch sử ở nhà trường THPT đang nổi lên thực trạng: Người giáoviên trong quá trình dạy học chưa sử dụng đúng hoặc chưa khai thác triệt để cácphương pháp dạy học để từ đó phát huy vai trò chủ thể của mình, đồng thời pháthuy tính chủ động, tích cực, độc lập, sáng tạo của học sinh dẫn đến chất lượng giờdạy và học chưa cao Nhiều giáo viên và học sinh vẫn quan niệm rằng: “Lịch sử làmôn học thuộc” Cuối giờ học, giáo viên thường căn dặn học sinh học ở nhà mộtcách chung chung như học bài cũ, đọc bài mới trong sách giáo khoa, trả lời câu hỏicuối bài , còn học sinh cũng không biết làm gì ngoài đọc lại vở ghi, so sánh vớisách giáo khoa và đọc lại một số sự kiện nào đó Cụ thể: giáo viên chưa thể hiện rõvai trò chủ thể, dẫn dắt của mình Học sinh bị động, lúng túng trong tư duy, tiếp thukiến thức một chiều, dẫn đến hiện tượng không nắm được nội dung kiến thức củabài một cách có hệ thống, thậm chí có hiện tượng nhầm lẫn sự kiện và bản chất củacác sự kiện hiện tượng lịch sử, không rút ra được bài học kinh nghiệm Một nhiệm
vụ học tập chung chung không rõ ràng, không biết phải hoàn thành những công việcthế nào, như vậy sẽ không thúc đẩy việc tự học của học sinh Vì vậy việc vận dụngphương pháp dạy học nêu vấn đề sẽ từng bước hình thành kĩ năng, thói quen tự họccho học sinh, tạo cho các em sự say mê và hứng thú trong giờ học, từ đó góp phầnnâng cao chất lượng hiệu quả dạy - học Xuất phát từ đặc trưng của bộ môn, khônggiống như các khoa học khác ,đối tượng của khoa học lịch sử là những gì đã xảy ra,song không “hiện có”, không thể trực quan sinh động, cũng không thể tái hiện bằngcác thí nghiệm Hơn nữa nhận thức lịch sử bao giờ cũng khó khăn và phức tạp, bởilịch sử chính là bản thân cuộc sống, kết quả của hoạt động con người Mặt khác,chương trình bộ môn Lịch sử ở trường phổ thông được cấu tạo từ xa đến gần, từ quákhứ đến hiện tại, trong khi đó nhận thức phù hợp với đặc điểm tâm lí và trình độcủa học sinh là nhận thức từ gần đến xa, từ đơn giản đến phức tạp Do đó, việc họctập và nghiên cứu lịch sử có những nét riêng, đòi hỏi phải phát huy tính tích cực củahọc sinh Bên cạnh đó, việc học tập lịch sử không chỉ là biết về quá khứ, về mộtthời đã qua, mà phải làm cho tầm nhìn của học sinh được mở rộng, có sự liên hệgiữa quá khứ - hiện tại - tương lai, có thể dự đoán sự phát triển hợp quy luật của xãhội loài người Trên cơ sở cung cấp kiến thức thực sự khoa học, có hệ thống, hiện
Trang 8đại, cơ bản, phổ thông, giáo dục cho học sinh tính tự giác, tích cực, chủ động ứng
xử trong mọi tình huống Nói đến vai trò của tri thức lịch sử trong việc đào tạo con
người, nhà văn Nga thế kỉ XIX, Tsecnusepki khẳng định: “Có thể biết, không cảm thấy say mê, học tập môn Toán, tiếng Latinh, Hóa học; có thể không biết hàng nghìn môn khoa học khác, nhưng dù sao đã là con người có giáo dục mà không yêu thích Lịch sử thì chỉ có thể là một con người phát triển không đầy đủ về trí tuệ”.
Cách mạng tư sản (CMTS) là một trong những nội dung quan trọng trongchương trình SGK lớp 10 và cũng là một phần tương đối khó học, nhưng qua thựctiễn giảng dạy nhiều năm nay, tôi nhận thấy học sinh chưa hiểu được bản chất cũngnhư những tiền đề của các cuộc CMTS dẫn đến những nhận thức không đúng, việccác em có tâm lý ngại học và thiếu hứng thú học tập đã ảnh hưởng không nhỏ đếnviệc tiếp nhận kiến thức Trong quá trình giảng dạy, tôi luôn luôn có ý thức vừanghiên cứu đặc điểm tình hình học tập bộ môn của học sinh, vừa tiến hành rút kinhnghiệm qua mỗi tiết dạy Việc điều tra được tôi thực hiện thông qua hỏi đáp vớinhững câu hỏi phát triển tư duy học sinh ở trên lớp, kiểm tra 15 phút, kiểm tra 45phút
Kết quả điều tra của tôi cho thấy đa số học sinh chỉ trả lời được những câuhỏi mang tính chất trình bày, còn những câu hỏi giải thích tại sao, so sánh, đánh giánhận thức thì các em còn rất lúng túng khi trả lời
Đứng trước thực tế trên, trong quá trình giảng dạy, tôi đã bước đầu nghiêncứu vận dụng phương pháp dạy học nêu vấn đề trong dạy học chương I – Các cuộccách mạng tư sản (từ giữa thế kỷ XVI đến cuối thế kỷ XVIII), sách giáo khoa lịch
sử lớp 10 THPT (chương trình chuẩn)”, tại trường THPT Thịnh Long nhằm khắcphục những hạn chế nêu trên
2.2 GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Trong quá trình giảng dạy lịch sử tại trường, qua một số năm được phâncông giảng dạy ở lớp 10, bản thân tôi đã rút ra được một số kinh nghiệm khi giảngdạy về các cuộc cách mạng tư sản để phát huy tính tích cực của học sinh đồng thờigiúp học sinh có được những nhận thức đầy đủ về CMTS, cụ thể là qua sáng kiến
kinh nghiệm: ‘‘Vận dụng phương pháp dạy học nêu vấn đề trong dạy học chương
Trang 9I – Các cuộc cách mạng tư sản (Từ giữa thế kỷ XVI đến cuối thế kỷ XVIII), sách giáo khoa lịch sử lớp 10 THPT (Chương trình chuẩn)”.
2.2.1 Quan niệm về phương pháp dạy học nêu vấn đề
Theo I-a Lec ne: “Dạy học nêu vấn đề là giúp học sinh làm quen với cách giải quyết vấn đề, lĩnh vực và biện pháp ứng dụng chúng Ngoài ra tìm hiểu lôgic, đôi khi chứa đựng mâu thuẫn của sự tìm tòi những cách giải quyết này” Theo khoa
học sư phạm thì bản chất của dạy học nêu vấn đề chính là quá trình tác động giữahai nhân tố: dạy và học, xem xét nó trên quan điểm phát triển trí tuệ, tính độc lậpcủa tư duy trong việc giải quyết vấn đề
Dạy học nêu vấn đề là một hoạt động dạy học sáng tạo, nó khác về bản chất
so với dạy học truyền thống về mục đích cũng như phương pháp thực hiện Mộttrong những nguyên tắc cơ bản của nó là song song với việc lĩnh hội tích cực kiếnthức là sự phát triển năng lực sáng tạo của học sinh
Dạy học nêu vấn đề không phải là một phương pháp dạy học cụ thể mà làmột nguyên tắc chỉ đạo việc tiến hành của nhiều phương pháp dạy học Nó đượcvận dụng trong tất cả các khâu của giờ học và là một kiểu dạy học Khi tiến hànhbài học lịch sử trên lớp là thực hiên công việc của bài cung cấp kiến thức mới
Như vậy, học tập theo phương pháp nêu vấn đề là hình thức dạy học ở đógiáo viên tổ chức được tình huống có vấn đề, nêu vấn đề và tổ chức hoạt động tìmtòi sáng tạo của học sinh, giúp học sinh nhận thức vấn đề, chấp nhận giải quyết và
tìm kiếm lời giải trong quá trình “hoạt động hợp tác” giữa thầy và trò, phát huy tối
đa tính độc lập của học sinh kết hợp với sự hướng dẫn của giáo viên Đặc trưng độcđáo của phương pháp nêu vấn đề là việc học sinh tiếp thu tri thức trong hoạt động tưduy sáng tạo
2.2.2 Thực trạng
Lý luận dạy học cho thấy có nhiều con đường, biện pháp để phát triển cáchoạt động nhận thức độc lập, tích cực và tư duy sáng tạo của học sinh: trao đổi đàmthoại, dạy học nêu vấn đề, dạy học tích cực, Trong đó dạy học nêu vấn đề là mộttrong những biện pháp có tác dụng lớn, đồng thời tạo điều kiện phối hợp nhuầnnhuyễn các con đường, biên pháp dạy học với nhau Tuy nhiên, quan niêm như thế
Trang 10nào cho đúng, vận dụng như thế nào để đạt được hiệu quả tối ưu trong dạy học lịch
sử thì còn nhiều vấn đề cần được làm rõ Một số giáo viên chưa thực sự quan tâmđến những phương pháp dạy học mới, trong đó có phương pháp nêu vấn đề Từ đódẫn đến việc thực hiện dạy học nêu vấn đề trong môn lịch sử nói riêng và nhiềumôn học khác nói chung chưa đem lại hiệu quả cao nhất Do đó tôi mạnh dạn đề
xuất một số cách thức để “Vận dụng phương pháp dạy học nêu vấn đề trong dạy học chương I – Các cuộc cách mạng tư sản (Từ giữa thế kỷ XVI đến cuối thế
kỷ XVIII), sách giáo khoa lịch sử lớp 10 THPT (Chương trình chuẩn)”
2.2.3 Một số nội dung cơ bản của phương pháp dạy học nêu vấn đề và những ứng dụng thực tế trong các bài dạy về các cuộc CMTS (SGK Lịch sử 10).
Phương pháp dạy học nêu vấn đề gồm có ba thành tố:
a) Tình huống có vấn đề:
Để tiến hành phương pháp dạy học nêu vấn đề thì phải đưa học sinh vào tình
huống có vấn đề Để biết tình huống có vấn đề là gì, trước hết ta cần tìm hiểu thếnào là dạy học tình huống?
Tình huống dạy học là khái niệm mô tả hoàn cảnh, điều kiện dạy học cụ thểnhư: thầy trò, sách giáo khoa có gì đặc biệt? Mục đích, nội dung, phương pháp,phương tiện, môi trường dạy học như thế nào? Tình huống dạy học luôn luôn thayđổi, vì vậy để học tốt đòi hỏi người giáo viên phải quan sát thực tế, nhạy cảm và tậptrung sự chú ý của mình vào những trở ngại trong nhận thức học sinh Vậy thế nào
Như vậy có thể nói rằng vấn đề là mâu thuẫn hay khó khăn cần được xem