1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

sáng kiến kinh nghiệm môn lịch sử THPT

12 658 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 119,5 KB

Nội dung

sáng kiến kinh nghiệm môn lịch sử THPT

Trang 1

A.PHẦN MỞ ĐẦU I- LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:

1- Cơ sở lý luận:

- Luật giáo dục ban hành ngày 02/12/1998, điều 2412 đã ghi: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm từng lớp học, môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, tự bồi dưỡng, rèn kỹ năng vận dụng vào thực tiễn, đem lại hứng thú học tập cho học sinh…”

- Lịch sử là một môn khoa học có vị trí quan trọng trong hệ thống giáo dục phổ thông Các giáo viên giảng dạy lịch sử cần có phương pháp giảng dạy hợp lí nhằm giúp học sinh tiếp thu một cách tốt nhất các kiến thức lịch sử

- Một trong những nội dung hết sức quan trọng trong đổi mới phương pháp dạy- học lịch sử hiện nay là giáo viên hướng dẫn học sinh khai thác kênh hình trong SGK một cách có hiệu quả bởi vì: hệ thống kênh hình trong SGK có vai trò rất quan trọng, nó nhằm tái tạo, bổ sung, khắc sâu nội dung cho kênh chữ, giúp học sinh tiếp thu kiến thức một cách trọn vẹn, ngoài ra còn là một trong những phương tiện quan trọng nhằm tạo biểu tượng, phát huy tính tích cực của học sinh trong học tập

- Từ sự phân tích trên, tôi cho rằng vấn đề sử dụng kênh hình trong SGK nhằm phát huy tính tích cực của học sinh có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao chất lượng dạy học Lịch sử

2- Cơ sở thực tiễn:

- Trong tình hình đổi mới hiện nay, với việc triển khai thay SGK lớp 10 bậc THPT đang được tiến hành thì việc đổi mới phương pháp dạy- học, sử dụng tranh ảnh lịch sử để khai thác kiến thức là vấn đề không thể phủ nhận

- Tuy nhiên, trong thực tế giảng dạy ở nhiều trường THPT, giáo viên vẫn chưa triệt để

sử dụng và khai thác kênh hình trong SGK, vẫn còn nặng về thuyết trình kiến thức, chưa phát huy được tính tích cực của học sinh khi sử dụng Sở dĩ có điều đó là do nhiều nguyên nhân: + Tranh, ảnh lịch sử còn thiếu, chưa phục vụ đầy đủ bài dạy

+ Chưa có những tài liệu hướng dẫn sử dụng kênh hình lịch sử, giáo viên còn phải tự mầy mò nghiên cứu

Trang 2

+ Giáo viên chưa hiểu hết tầm quan trọng của tranh, ảnh lịch sử.

Từ cơ sở lý luận và thực tiễn nói trên, thấy rõ tầm quan trọng của hệ thống kênh hình trong SGK, tôi thấy: Mỗi giáo viên cần phải xác định cho mình những biện pháp sử dụng và khai thác hệ thống kênh một cách hiệu quả nhất theo hướng phát huy tính tích cực học tập của học sinh

II MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:

Nhận thấy rõ tầm quan trọng của hệ thống kênh hình trong dạy- học lịch sử, bản thân tôi là một giáo viên bộ môn Lịch sử ở trường THPT, trực tiếp giảng dạy chương trình Lịch sử lớp 10, tôi luôn suy nghĩ và xác định cho mình phải làm thế nào để khai thác có hiệu quả hệ thống kênh hình trong SGK theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh

Trong khuôn khổ bài viết này, tôi xin đưa ra một số biện pháp khai thác, sử dụng kênh hình trong dạy học phần Lịch sử Việt Nam nhằm nâng cao chất lượng môn học, phát triển năng lực tư duy và hứng thú học lịch sử ở học sinh

III ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU:

- Đối tượng nghiên cứu: Nội dung chương trình Lịch sử lớp 10, các kênh hình trong SGK Lịch sử 10, phần Lịch sử thế giới và lịch sử Việt Nam

- Phạm vi: do điều kiện thời gian và cơ sở vật chất có hạn, ở đề tài này tôi xin trình bày một số biện pháp khai thác các tranh ảnh lịch sử trong SGK Lịch sử 10, phần phần Lịch sử thế giới và lịch sử Việt Nam

Trang 3

B NỘI DUNG

I Thực trạng

1- Tính tích cực của học sinh trong học tập:

- Học tập của học sinh là một quá trình nhận thức, song đó là quá trình nhận thức đặc thù- Vì vậy, nói đến tính tích cực học tập, thực chất là nói đến tính tích cực của sự nhận thức

- Từ đó chúng ta có thể hiểu: tính tích cực nhận thức là trạng thái hoạt động của học sinh thể hiện trong khát vọng học tập, cố gắng trí tuệ và nghị lực cao trong quá trình nắm vững kiến thức

- Trong quá trình dạy- học, chúng ta có thể nhận biết tính tích cực của học sinh ở những mặt sau:

+ Thứ nhất: học sinh tập trung chú ý, theo dõi vấn đề đang học; khoa khát, tự nguyện

tham gia trả lời câu hỏi của giáo viên

+ Thứ hai: là đào sâu suy nghĩ, hay nêu thắc mắc, đòi hỏi được giải thích những vấn

đề giáo viên trình bày chưa rõ

+ Thứ ba: chủ động vận dụng những kiến thức đã học, vốn hiểu biết của bản thân nhận

thức những vấn đề mới

+ Thứ tư: hào hứng, say mê tiếp thu bài giảng của thầy, cô, cố gắng hoàn thành những

vấn đề được giao

Ngoài ra còn có thể nhận biết sự tích cực của học sinh qua ánh mắt, cử chỉ, nét mặt khi theo dõi bài giảng

2- Phát huy tính tích cực của học sinh thông qua việc khai thác và sử dụng hệ thống kênh hình trong SGK:

- Bộ môn Lịch sử có đặc trưng riêng: Quá khứ là không trực tiếp quan sát Vì vậy việc

sử dụng và khai thác kênh hình là cầu nối giữa quá khứ và hiện tại chính xác và gần nhất Góp phần vào sự tích cực của học sinh trong học tập, qua đó nâng cao chất lượng nhận thức, thể hiện ở các mặt sau:

+ Ý nghĩa giáo dục:Việc khai thác kênh hình có hiệu quả góp phần tích cực vào việc

giáo dục tư tưởng tình cảm, đặc biệt là những xúc cảm thẩm mĩ cho HS

Trang 4

+ Ý nghĩa phát triển: Việc khai thác tốt kênh hình giúp học sinh nhớ kỹ, hiểu sâu

những hình ảnh, kiến thức lịch sử Kênh hình giúp học sinh phát triển khả năng quan sát, tưởng tượng, tư duy và ngôn ngữ của học sinh Học sinh có hứng thú trong khai thác tranh, ảnh Từ đó sẽ giúp cho các em tiếp thu kiến thức một cách có hiệu quả

- Như vậy, khai thác và sử fụng hiệu quả kênh hình trong SGK là một trong những phương pháp nhằm phát huy tính tích cực trong học tập lịch sử của học sinh; đồng thời giáo viên cũng có thể gây hứng thú nhận thức cho học sinh thông qua hệ thống kênh hình Có nghĩa là việc khai thác tốt kênh hình sẽ giúp học sinh đi từ chưa biết đến biết và hiểu lịch sử Với tất cả những ý nghĩa nói trên việc khai thác và sử dụng kênh hình trong SGK góp phần quan trọng nâng cao chất lượng dạy- học lịch sử, gây hứng thú và phát huy tính tích cực của học sinh trong học tập Nó là chiếc “cầu nối” giữa quá khứ và hiện tại

3- Hệ thống kênh hình trong SGK Lịch sử lớp 10.

- Sách giáo khóa Lớp 10, được biên soạn một cách công phu với số lượng kênh hình phong phú và tiêu biểu

- Hệ thống kênh hình trong SGK Lịch sử lớp bao gồm rất nhiều loại:

+ Các loại bản đồ, lược đồ Lược đồ địa danh

Bản đồ ranh giới lãnh thổ

Lược đồ diễn biến các trận đánh

+ Các loại hình vẽ, tranh ảnh Tranh phản ánh thành tựu văn hóa vật chất

Lược đồ phản ánh sự kiện, hiện tượng lịch sử

Ảnh chân dụng

- Kênh hình trong SGK Lịch sử có vai trò đặc biệt trong việc truyền đạt đến học sinh những hình ảnh sinh động, chính xác và “cầu nối” ngắn nhất giữa kiến thức với nhận thức của học sinh Vì vậy cần phải có một cách khai thác và sử dụng hiệu quả để giảng dạy lịch sử

II Giải pháp

1- Những lưu ý chung khi sử dụng:

Trang 5

Để phát huy hết hiệu quả khi sử dụng hệ thống kênh hình, điều quan trọng là giáo viên phải xác định cho mình nên sử dụng, khai thác thế nào Theo tôi, khi sử dụng hệ thống kênh hình, giáo viên cần chú ý những điểm sau:

- Cần phải căn cứ vào nội dung, yêu cầu giáo dưỡng, giáo dục của bài học để lựa chọn phương pháp sử dụng thích hợp, đảm bảo phát huy được sự chú ý và tính tích cực của học sinh vào khai thác kênh hình

- Khi soạn giáo án, giáo viên phải xác định được thời điểm, thời gian hợp lí để sử dụng kênh hình vào bài dạy, và phải xây dựng được hệ thống câu hỏi khai thác một cách hợp lí và

hệ thống câu hỏi này phải có tác dụng phát huy tính tích cực của học sinh trong học tập

- Trước khi hướng dẫn học sinh sử dụng, khai thác, giáo viên phải hiểu một cách đầy

đủ và chính xác nhất nội dung kiến thức phản ánh trong kênh hình đó là gì, tức là phải hiểu hết bản chất của kênh hình

- Phải đảm bảo sự kết hợp giữa lời nói với việc trình bày nội dung kênh hình theo hướng rèn luyện khả năng thực hành của học sinh, đồng thời kết hợp với các tài liệu khác khi

sử dụng

2- Một số biện pháp sử dụng và khai thác đối với từng loại kênh hình cụ thể:

Khi sử dụng và khai thác hệ thống kênh hình thì trước hết giáo viên cần phải đảm bảo thực hiện tốt theo những lưu ý nói trên; đồng thời dựa trên cơ sở đó, đối với mỗi loại kênh hình cụ thể cần kèm theo các bước sử dụng và khai thác như sau:

a) Đối với tranh, ảnh lịch sử:

* Trong SGK Lịch sử ; Tranh, ảnh lịch sử bao gồm có tranh ảnh phản ánh những thành tựu văn hóa, vật chất và tranh, ảnh chân dụng

Việc khai thác hình vẽ, tranh ảnh trong dạy- học lịch sử là một biện pháp sư phạm rất quan trọng giúp cho học sinh hình dung được quá khứ, làm phong

phú kiến thức cho các em Tuy nhiên, để phát huy tính tích cực của học sinh thông qua khai thác tranh, ảnh là một việc cũng hết sức khó khăn Để đạt hiệu quả khi sử dụng, giáo viên cần phải thực hiện tốt các bước sau:

- Giáo viên hiểu đầy đủ những thông tin kiến thức trong tranh, xây dựng được hệ thống câu hỏi theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh, xác định thời điểm hợp lí khi sử dụng

Trang 6

- Đối với tranh ảnh phản ánh thành tựu văn hóa, vật chất thì giáo cho học sinh quan sát toàn cảnh bức tranh, giáo viên gợi ý, sau đó miêu tả toàn bộ, tỉ mỉ theo phương pháp đàm thoại

- Đối với tranh, ảnh phản ánh sự kiện, hiện tượng lịch sử, giáo viên cho học sinh quan sát toàn bộ bức tranh theo nguyên tắc từ trên xuống, từ trai qua phải Tiếp đó gợi mở một số câu hỏi định hướng có vấn đề hướng dẫn học sinh khai thác tranh sau đó giáo viên bổ sung và chốt lại nội dung kiến thức phản ánh trong tranh

Ngoài ra, cần lưu ý:

- Trong dạy- học Lịch sử, giáo viên cần hướng dẫn hcọ sinh tập trung chủ yếu vào tranh, ảnh có liênq uan đến sự kiện, tránh làm phân tán sự chú ý của học sinh

- Sử dụng tranh không phải minh họa “đơn thuần” cho bài học, mà phải hướng dẫn học sinh quan sát để rút ra những chi tiết có liên quan đến nội dung sự kiện

- Đặc biệt khi sử dụng các loại tranh, ảnh chân dung, cần phải chú ý đến mục đích giáo dục và phát triển Giáo viên không nên quá chủ quan đến việc đặt câu hỏi cho học sinh nhận xét, miêu tả về hình dáng bên ngoài của nhân vật, mà phải hướng dẫn học sinh phân tích nội tâm, tài đức, quan điểm, vai trò thể hiện ở hành động của nhân vật

* Ví dụ cụ thể:

- Tôi xin đưa ra ví dụ về khai thác và sử dụng H 5 “Người tối cổ và người tinh khôn”, trong Bài 2- SGK

- Để khai thác và sử dụng hiệu quả bức tranh này theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh, cần thực hiện như sau:

+ Giáo viên hiểu rõ nội dung kiến thức phản ánh trong bức tranh đó là: bức tranh miêu

tả về người tối cổ và người tinh khôn qua hình ảnh phân biệt được giữa 2 dạng người; đặc điểm Người tối cổ : vẫn còn những dấu tích của loài vượn (trán thấp và bợt ra phía sau, mày nổi cao, xương hàm nhô ra phía trước, trên người còn một lớp lông bao phủ ) ; còn người tinh khôn đã hoàn toàn đi bằng hai chân, hai chi trước đã biết cầm nắm, hộp sọ đã phát triển, thể tích sọ não lớn, biết sử dụng và chế tạo công cụ

+ Xác đinh thời điểm sử dụng tranh

Sau khi giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu về người tinh khôn thì hướng dẫn học sinh khia thác tranh nhằm củng cố và khắc sâu kiến thức

Trang 7

+ Xây dựng hệ thống câu hỏi khai thác tranh.

GV treo tranh (phóng to) lên bảng

Quan sát tranh và hãy miêu tả toàn cảnh bức tranh này?

- Học sinh trả lời, giáo viên nhận xét và bổ sung

Bức tranh này thể hiện sự tôn kính của nhân dân và sự đồng lòng hưởng ứng của nhân dân đối với cuộc khởi nghĩa do ông phát động, hãy tìm những chi tiết thể hiện điều đó?

Học sinh thảo luận và trả lời

 Giáo viên nhận xét câu trả lời và miêu tả toàn bộ bức tranh, trọng nhấn mạnh sự đồng lòng hưởng ứng của nhân dân đối với cuộc khởi nghĩa do Trương Định phát động

b) Đối với lược đồ, biểu đồ:

Lược đồ, bản đồ là một loại kênh hình chiếm số lượng rất lớn trong SGK Đây là một loại “thông tin” rất trực quan về vị trí các địa danh, về diễn biến của trận đánh, từ đó giúp cho học sinh nắm được kiến thức và tái tạo lại sự kiện lịch sử một cách rõ nét hơn

Đặc trưng của lược đồ, bản đồ là hiểu qua hệ thống các ký hiệu là chủ yếu Trên cơ sở

đó, khi khai thác, sử dụng, ngoài những lưu ý chung ở trên còn cần phải làm tốt các thao tác

và biện pháp sau:

* Cách khai thác, sử dụng:

Khi sử dụng nếu không có bản đồ, lược đồ treo tường, giáo viên có thể sử dụng trong SGK, học phóng khổ lớn Để đạt hiệu quả cần theo quy trình sau:

- Cần xác định rõ mục đích sử dụng, khai thác lược đồ, bản đồ là gì, từ đó sẽ đưa ra được cách sử dụng hợp lý

- Giáo viên cần hiểu rõ những kiến thức lịch sử, địa lý được thể hiện trên lược đồ, bản

đồ như: tên bản đồ, chú giải, ký hiệu, quy ước, mầu sắc,…

- Xác định được thời điểm hợp lý để tiến hành khai thác, sử dụng lược đồ trong tiến trình bài dạy

- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc lược đồ, bản đồ hoặc dùng phương phám đàm thoại

để cùng học sinh khai thác kiến thức trên bản đồ, lược đồ

- Ngoài quy trình trên, để đảm bảo tính nghiệp vụ sư phạm, khi hướng dẫn học sinh khai thác, sử dụng, giáo viên không nên dùng tay mà phải dùng que chỉ, tư thế chếch

Trang 8

nghiêng, chỉ hệ thống sông từ thượng lưu xuống hạ lưu Trước khi trình bày bao giờ cũng phải giới thiệu tên lược đồ Ngôn ngữ, cử chỉ của giáo viên là hết sức quan trọng Trong quá trình khai thác cần chú ý đến đối tượng học sinh và thời gian giờ giảng

* Ví dụ cụ thể:

Tôi xin đưa ra ví dụ về khai thác và sử dụng H.55 “lược đồ chiến thắng Bạch Đằng năm 938” (lược đồ địa danh) trong bài 16- SGK 10

- Giáo viên treo tranh (phóng to) lên bảng và cho học sinh quan sát toàn bộ lược đồ, sau đó đặt câu hỏi

Nhìn vào lược đồ, em hãy mô tả về cách Ngô Quyền chọn sông Bạch Đằng làm nơi đặt mai phục ?

- Học sinh mô tả qua lược đồ

- Giáo viên nhận xét sau đó thuyết trình về sông Bạch Đằng , tiếp đó đặt câu hỏi?

Em có nhận xét gì về chiến thắng Bạch Đằng năm 938 ?

- Cuối cùng giáo viên nhận xét và bổ sung, cần nhấn mạnh cho học sinh thấy đây là địa điểm thuận lợi cho việc đặt phục binh, và ta biết lợi dụng thuận lợi này để đặt bãi cọc ở sông Bạch Đằng

Như vậy, với bước khai thác như vậy, học sinh sẽ được phát triển năng lực quan sát, kĩ năng đọc bản đồ, khả năng tư duy, nhận xét, đánh giá vấn đề lịch sử

c) Niên biểu lịch sử:

Niên biểu là một “thông tin trực quan rất hiệu quả, giúp cho học sinh tiếp thu nhanh kiến thức và khi giáo viên hướng dẫn học sinh lập niên biểu sẽ rèn cho học sinh kĩ năng tổng hợp, sắp xếp lô gic, khoa học

* Cách xây dựng:

- Dựa vào nội dung của lịch sử và yêu cầu của câu hỏi để xác định được số lượng cột ngang, dọc cho phù hợp

- Chú ý lựa chọn những sự kiện tiêu biểu, cơ bản nhất của mỗi giai đoạn lịch sử

- Ngôn ngữ trong niên biểu cần ngắn gọn, rõ ý, chính xác

- Giáo viên yêu cầu học lập niên biểu theo mẫu, sau khi học sinh lập niên biểu, giáo viên nhận xét và đưa ra niên biểu đầy đủ, hoàn chỉnh

Trang 9

* Mô hình cụ thể:

- Tôi xin đưa ra cách hướng dẫn học sinh xây dựng niên biểu trong Bài 3- SGK10

- Trước tiên: Giáo viên yêu cầu học sinh tìm hiểu lại tình hình văn hóa thời cổ đại

- Tiếp theo: Yêu cầu học sinh lập bảng thốn kê theo mẫu như trong SGK

- Cuối cùng: Giáo viên cho học sinh trình bày bài làm của mình, giáo viên nhận xét và

bổ sung bảng niên biểu hoàn chỉnh:

Lĩnh vực Tên nhà khoa học Phát minh

Người Lưỡng Hà

Phép đếm đến 10, tính số pi là 3,16 Giỏi về số học

Kiến trúc Phương Đông

Phương Tây

Kim tự tháp ở Ai Cập, thành Babilon ở Lưỡng Hà

Đền Pác-tê-nông, tượng thần vệ sĩ Mi-lô Thiên văn Người phương Đông

Người phương Tây

Làm ra âm lịch Làm ra dương lịch Chữ viết Người phương Đông

Người Hi Lạp và Rô-ma

Dùng chữ tượng hình Sáng tạo hệ chữ cái a,b,c

Văn học Phương Tây Sử thi của I-li-at, đi-xê của Hô-me, vở kịch

Ô-re-xti của Et-sin

III Kết quả

Trang 10

Để rút ra nhận xét về một số biện pháp sử dụng hệ thống kênh hình ở - Lịch sử lớp 10, tôi đã tiến hành dạy ở lớp thực nghiệm là 10A1 và lớp đối chứng là 10A2

* Kết quả khảo sát như sau:

* Nhận xét sau khảo sát:

- Sau khi dạy đối chứng, kết quả kiểm tra nắm bắt kiến thức của học sinh ở lớp dạy thực nghiệm có chất lượng cao hơn lớp dạy bình thường

- Nhiều học sinh hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài, lớp học sôi nổi

- Học sinh hứng thú học hơn, thể hiện sự chú ý theo dõi bài học, theo dõi nội dung SGK

KẾT LUẬN

I Ý nghĩa đề tài

Ngày đăng: 22/09/2016, 20:08

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w