1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một số biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn âm nhạc ở các trường trung học cơ sở thành phố thanh hoá

105 1,1K 8

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 105
Dung lượng 0,96 MB

Nội dung

Biện pháp quản lý hoạt động dạy học nói chung và quản lý hoạt độngdạy học môn bộ môn Âm nhạc nói riêng ở các trường Trung học cơ sở tạithành phố Thanh Hoá đã có nhiều cố gắng và đạt được

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

Trang 2

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Chuyên ngành: Quản lý giáo dục

Mã số: 60.14.05

Người hướng dẫn khoa học: PGSTS NGUYỄN THỊ HƯỜNG

VINH – 2009

Trang 3

MỤC LỤC

1.3 Một số vấn đề về quản lý hoạt động dạy học môn Âm nhạc ở

trường Trung học cơ sở

2.1 Đặc điểm tự nhiên, tình hình kinh tế- xã hội thành phố Thanh

2.3 Thực trạng các biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn Âm

nhạc ở các trường Trung học cơ sở thành phố Thanh Hoá

44

Chương III: Một số biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn Âm

nhạc ở các trường Trung học cơ sở thành phố Thanh Hoá

52

3.3 Khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp 65

Trang 4

Tài liệu tham khảo 84

Trang 5

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN

BPQLDHMÂN : Biện pháp quản lý dạy học môn Âm nhạc

ĐTSPÂN : Đào tạo sư phạm âm nhạc

GD & ĐT : Giáo dục và đào tạo

GVBMÂN : Giáo viên bộ môn Âm nhạc

GSK,TT : Giáo sinh kiến thực tập

QLDHMÂN : Quản lý dạy học môn Âm nhạc

Trang 7

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Trong sự phát triển của thế giới ngày nay, bất cứ một quốc gia nàomuốn phát triển được đều phải coi trọng phát triển giáo dục đào tạo Đại hộiĐảng toàn quốc lần thứ X đã xác định: Giáo dục và đào tạo cùng với khoahọc và công nghệ là quốc sách hàng đầu, là nền tảng và động lực thúc đẩycông nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước

Với quan điểm nhìn thẳng vào sự thật, trong nghị quyết TW 2 khoáVIII, Đảng ta nhận định: “Giáo dục đào tạo ở nước ta còn nhiều yếu kémbất cập cả về qui mô, cơ cấu và nhất là về chất lượng và hiệu quả” Mộttrong những nguyên nhân của tình trạng yếu kém trên là “Công tác quản lýgiáo dục- đào tạo có những mặt yếu kém bất cập…có nhiều thiếu sót trongviệc quản lý chương trình, nội dung và chất lượng”( tr25) Để khắc phụcnhững yếu kém trên, thực hiện tốt những mục tiêu chiến lược giáo dục từnay đến năm 2010, Đảng ta nêu lên 7 giải pháp lớn, trong đó giải pháp thứ

3 là: “Đổi mới quản lý giáo dục”(Chiến lược phát triển giáo dục đến năm

2010, tr27)

Biện pháp quản lý hoạt động dạy học nói chung và quản lý hoạt độngdạy học môn bộ môn Âm nhạc nói riêng ở các trường Trung học cơ sở tạithành phố Thanh Hoá đã có nhiều cố gắng và đạt được nhiều thành tích đáng

kể trong sự nghiệp giáo dục của tỉnh Thanh Hoá Riêng đối với bộ môn Âmnhạc đã ngày càng chứng tỏ được vị thế vô cùng quan trọng của mình trongviệc tác động vào thế giới tinh thần của học sinh, qua đó giúp cho việc pháttriển tình cảm, thẩm mĩ, đạo đức và trí tuệ, góp phần làm cân bằng, hài hoàcác nội dung giáo dục chung

Trang 8

Âm nhạc thực sự cần thiết trong đời sống, là yếu tố khởi nguồn chocuộc sống, mơ ước của con người Âm nhạc là một loại hình nghệ thuật gắnliền với đời sống tình cảm của con người, đặc biệt là đối với tuổi trẻ lại càngkhông thể thiếu được Thông qua tính biểu hiện, âm nhạc gợi lên trong lòngngười thưởng thức sức tưởng tượng và sự rung cảm Người thưởng thức vớivốn hiểu biết về âm nhạc, vốn sống đã tích lũy, sẽ tự xây dựng nên hình tượng

âm nhạc cụ thể trong đầu óc của mình Vì vậy môn học này sẽ giúp cho họcsinh có tinh thần sảng khoái để tiếp thu các môn học khác tốt hơn đồng thời

nó tạo cho học sinh có những ước mơ cho tương lai, là phương tiện để giáodục đạo đức, giáo dục thẩm mĩ và tâm sinh quan cho học sinh từ đó giúp họcsinh có được sự khéo léo, chính xác, tinh thần tổ chức kỉ luật cao, một tácphong nhanh nhẹn, nếp sống lành mạnh, có tính trung thực thật thà, có ý chíquyết tâm vượt khó

Cần phải nhìn nhận rằng, những năm gần đây, nền giáo dục của ViệtNam nói chung và thành phố Thanh Hóa nói riêng đã đạt được nhiều tiến bộ,song nhìn chung, sự phát triển chưa được đồng đều, ngay cả cách nhìn nhậnmột số môn học tại các trường cơ sở cũng chưa phải đã đảm bảo yếu tố côngbằng Môn học Âm nhạc tại các trường Trung học cơ sở trên địa bàn thành phốThanh Hóa vẫn bị coi như là môn học phụ Trong khi đó, bộ môn Âm nhạc đãgóp phần đáng kể trong việc tác động vào thế giới tinh thần của học sinh, qua

đó giúp cho việc phát triển tình cảm, thẩm mĩ, đạo đức và trí tuệ, góp phầnlàm cân bằng, hài hoà các nội dung giáo dục chung

Để góp phần vào việc khắc phục những hạn chế trong công tác quản

lý và chất lượng giảng dạy môn Âm nhạc tại các trường THCS trên địa bàn

thành phố Thanh Hóa, chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu: “Một số biện pháp

quản lý hoạt động dạy học môn Âm nhạc ở các trường trung học cơ sở thành phố Thanh Hoá".

Trang 9

2 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn đề xuất một số biện phápquản lý hoạt động dạy học môn Âm nhạc nhằm nâng cao chất lượng dạy họcmôn học này ở các trường THCS Thành phố Thanh Hóa

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu:

- Khách thể nghiên cứu: Công tác quản lý hoạt động dạy học môn Âm nhạc ở

các trường Trung học cơ sở

- Đối tượng nghiên cứu: Một số biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn

Âm nhạc ở các trường Trung học cơ sở thành phố Thanh Hoá

4 Giả thuyết khoa học:

Chất lượng dạy học môn Âm nhạc ở các trường Trung học cơ sở tạithành phố Thanh Hoá sẽ được nâng cao nếu có những biện pháp quản lý hiệuquả hoạt động dạy học môn học này

5 Nhiệm vụ nghiên cứu:

- Tìm hiểu cơ sở lý luận của đề tài

- Tìm hiểu thực trạng công tác quản lý hoạt động dạy học môn Âmnhạc ở các trường trung học cơ sở thành phố Thanh Hóa

- Đề xuất và khảo nghiệm các biện pháp quản lý hoạt động dạy họcmôn Âm nhạc ở các trường trung học cơ sở thành phố Thanh Hóa

6 Phạm vi nghiên cứu:

Đề tài này, chúng tôi giới hạn nghiên cứu thực trạng và biện pháp quản

lý hoạt động dạy học Âm nhạc ë các trường trung học cơ sở trên địa bànthành phố Thanh Hoá

7 Phương pháp nghiên cứu:

7.1 Các phương pháp nghiên cứu lý luận:

Đọc, phân tích, khái quát hóa, hệ thống hóa, tổng kết các văn kiện, nghịquyết của Đảng, Nhà nước về lĩnh vực giáo dục nhằm định hướng lý luậnchung; các công trình nghiên cứu về Quản lý Nhà nước, Quản lý giáo dục,

Trang 10

Quản lý nhà trường, Quản lý bộ môn Âm nhạc trong hệ thống giáo dục phổthông.

7.2 Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn:

- Phương pháp quan sát: Trực tiếp quan sát quá trình quản lý của Hiệu

trưởng, Tổ trưởng chuyên môn các hoạt động dạy học thông qua công tác dựgiờ của sinh viên kiến tập, thực tập sư phạm Âm nhạc, các giờ dạy nhạc củagiáo viên bộ môn Âm nhạc các trường Trung học cơ sở trên dịa bàn thanh phốThanh Hoá Từ đó bổ sung thêm những dữ kiện cho việc khẳng định giả thiếtcủa đề tài

- Điều tra bằng phỏng vấn trực tiếp: Trao đổi, trò chuyện với đồngnghiệp, làm phiếu lấy ý kiến đánh giá của Hiệu trưởng, tổ trưởng chuyênmôn,giáo viên môn Âm nhạc ở các trường THCS tại thành phố Thanh Hoá đểtìm hiểu thực trạng các hoạt động dạy học Âm nhạc tại các trường trườngTHCS địa bàn Thành phố Thanh Hóa và xin ý kiến đóng góp về các biệnpháp quản lý hoạt động dạy học môn Âm nhạc mà đề tài đưa ra

- Điều tra bằng phiếu hỏi: Xây dựng mẫu phiếu điều tra đối với giáo

viên dạy nhạc tại các trường THCS địa bàn Thành phố Thanh Hóa và sinhviên thực tập sư phạm Âm nhạc để tìm hiểu thực trạng hoạt động dạy học Âmnhạc và xin ý kiến đóng góp về một số đổi mới phương pháp dạy học mà đềtài đưa ra

8 Những đóng góp của luận văn

8.1 Về mặt lý luận:

- Xác định những cơ sở có tính khoa học về việc cần thiết phải đổi mới các biện pháp quản lý HĐDHMÂN ở các trường THCS tại thành phố Thanh Hoá

8.2 Về mặt tực tiễn:

- Phát hiện một số tồn tại trong quản lý HĐDHMÂN hiện nay

Trang 11

- Đề xuất một số biện pháp quản lý mang tính tực tiễn và khả thi nhằm nâng cao chất lượng DHMÂN.

9 Cấu trúc luận văn:

Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm 3 chương:

- Chương 1: Cơ sở lý luận của đề tài nghiên cứu

- Chương 2: Cơ sở thực tiễn của đề tài nghiên cứu

- Chương 3: Một số biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn Âm nhạc ở các trường THCS tại thành phố Thanh Hoá

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Trang 12

Giáo dục và Đào tạo trong thời đại ngày nay đã có nhiều thay đổi lớn,đặc biệt là sự phát triển của khoa học - kỹ thuật và công nghệ đã làm thay đổichức năng và nhiệm vụ của người quản lý nhà trường, của giáo viên, đòi hỏingười quản lý và các giáo viên phải có những kỹ năng và năng lực mới trongquản lý và giảng dạy Phương pháp quản lý của cán bộ quản lý với hoạt độngdạy học nói chung và môn Âm nhạc nói riêng cần phải có sự nghiên cứu để

đề ra các biện pháp quản lý hoạt động dạy học phù hợp với thời đại ngày nay

Đã có một số tài liệu nghiên cứu về dạy học bộ môn Âm nhạc; đổi mớiphương pháp giảng dạy bộ môn Âm nhạc; về quản lý Nhà nước, quản lý giáodục và quản lý nhà trường như:

- Nguyễn Minh Toàn và Nguyễn Hoành Thông (2000) [54] “Âm nhạc

- Năm 2006, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho xuất bản Tập 1 “Tài liệu bồidưỡng thường xuyên cho giáo viên THCS chu kỳ III môn Âm nhạc” [9]

- Năm 2007, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho xuất bản Tập 2 “Tài liệu bồidưỡng thường xuyên cho giáo viên THCS chu kỳ III môn Âm nhạc” [10]

- Năm 2007, nhà xuất bản Đại học Huế cho xuất bản tập giáo trình

“Quản lý giáo dục và quản lý nhà trường” của tác giả Thái Văn Thành [56]

Trang 13

- Năm 2008, Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh cho xuất bảnTập bài giảng “Quản lý Nhà nước về kinh tế” của tác giả Nguyễn Cúc [11]

- Năm 2008, Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh cho xuất bảnTập bài giảng “Khoa học quản lý” của tác giả Nguyễn Cảnh Hoan [31]

Nhìn chung, đã có nhiều công trình nghiên cứu, nhiều văn bản, tài liệunói về công tác quản lý Nhà nước, quản lý nhà trường, công tác dạy học,hướng dẫn rèn luyện kỹ năng dạy học Song các nghiên cứu trước đây cũngcho thấy trong công tác quản lý hoạt động dạy học nói chung và quản lý hoạtđộng dạy học môn Âm nhạc nói riêng cộng với việc rèn luyện kỹ năng dạyhọc còn có nhiều vấn đề cụ thể chưa được giải quyết mà với bộ môn Âm nhạclại càng ít được đề cập vì đây là môn học, có tính đặc thù cao

1.2 Một số khái niệm cơ bản

1.2.1 Khái niệm về quản lý:

Quản lý là một thuộc tính lịch sử, là nội tại của quá trình lao động, nó

là hiện tượng xã hội xuất hiện rất sớm ngay từ khi xuất hiện xã hội loài người.Khi con người xuất hiện thì xuất hiện quản lý con người và quản lý xã hội

Bản chất của quản lý là hoạt động lao động Hoạt động này điều khiểnlao động, một hoạt động tất yếu vô cùng quan trọng nghiên cứu trong quátrình phát triển của xã hội loài người

Hoạt động quản lý bắt nguồn và phát triển từ lao động của con người,

nó mang tính lịch sử Nó có ý nghĩa là hoạt động điều khiển mọi hoạt độngchung, là một phần tất yếu của sự phát triển xã hội

Theo Harold Kootz [35.Tr 27], trong tác phẩm “Những vấn đề cốt yếucủa quản lý” đã được dịch sang tiếng Việt của nhà xuất bản khoa học kỹ thuật

- Hà Nội năm 1992; “Quản lý là một hoạt động thiết yếu, nó đảm bảo phốihợp nỗ lực cá nhân nhằm đạt được các mục đích của nhóm” “Mục tiêu củanhà quản lý là nhằm hình thành một môi trường mà trong đó con người có thểđạt được các mục đích của nhóm với thời gian tiền bạc vật chất và sự bất mãn

Trang 14

cá nhân ít nhất” Harold Kootz còn quan niệm: Quản lý là một khoa học vì nó

có hệ thống tri thức, hiểu biết kinh nghiệm, có cơ sở lý luận Hiểu biết về kiếnthức chung, kiến thức khoa học chuyên ngành, kiến thức về quản lý conngười( kinh tế, xã hội học, pháp lý )

- Theo tác giả Nguyễn Minh Đạo (1997) [24 Tr 7]: Quản lý là sự tácđộng liên tục có tổ chức, có định hướng của chủ thể quản lý lên khách thểquản lý về mặt chính trị, văn hoá, kinh tế, xã hội, giáo dục bằng hệ thống cácluật lệ, các chính sách, các nguyên tắc, các phương pháp và biện pháp cụ thểnhằm tạo ra môi trường và điều kiện cho sự phát triển của đối tượng

- Theo tác giả Nguyễn Gia Quý (2000) [52 Tr 56]: “Quản lý giáo dục

là sự tác động có ý thức của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý nhằmhướng hoạt động giáo dục tới mục tiêu đã định, trên cơ sở nhận thức và vậndụng đúng những quy luật khách quan của hệ thống…”

- Còn theo tác giả Nguyễn Ngọc Quang (1992) [50 Tr 2]: “Quản lýgiáo dục là sự tác động có ý thức của chủ thể quản lý tới khách thể quản lýnhằm đưa hoạt động sư phạm của hệ thống giáo dục đạt tới kết quả mongmuốn một cách hiệu quả nhất”

Khái niệm quản lý luôn luôn gắn với khái niệm xã hội Theo giáo sưNguyễn Văn Lê (1984) [41.Tr 59]: trong cuốn Những kiến thức phổ thông về

tổ chức và quản lý - NXB Thành phố Hồ Chí Minh - 1984 “Quản lý là một hệthống xã hội khoa học và nghệ thuật tác động vào từng thành tố của hệ bằngphương pháp thích hợp nhằm đạt được các mục tiêu đề ra cho hệ và từngthành tố của hệ”

Qua các định nghĩa trên của nhà khoa học Việt Nam, chúng ta thấyrằng:

Bản chất của các định nghĩa đó thống nhất với bản chất của các địnhnghĩa về quản lý mà các nhà khoa học trên thế giới nêu ở phần trên đã nói,Nhưng các nhà khoa học Việt Nam thêm các yếu tố: con người, công việc,

Trang 15

phương pháp, nghệ thuật, điều kiện, tổ chức hướng tới mục tiêu mà nhà quản

- Vai trò của quản lý: Đảng ta đã khẳng định và nhấn mạnh: “Việc tăngcường hiệu quả quản lý Nhà nước là công tác cấp bách, là điều kiện tất yếu vàđảm bảo huy động lực lượng to lớn của quần chúng nhân dân để hoàn thànhmọi nhiệm vụ chính trị do Đảng đề ra, đáp ứng được yêu cầu, nguyện vọngcủa nhân dân, yêu cầu của cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nướcbằng pháp luật, chính sách, kế hoạch và các công cụ khác”

Các nhà khoa học, các nhà kinh tế trong và ngoài nước đều nhất trí vaitrò của quản lý trong đời sống xã hội như sau:

Một là, quản lý có vai trò nâng cao hiệu qủa hoạt động của bộ máy,kích thích người lao động dẫn đến năng suất lao động tăng lên

Hai là, quản lý đảm bảo trật tự, kỷ cương; Quản lý là nhằm sắp xếp, bốtrí con người, công việc một cách nề nếp, chống lại sự lộn xộn, đưa bộ máyhoạt động hiệu quả hơn

Ba là, quản lý là nhân tố tất yếu của sự phát triển, một xã hội muốnphát triển được đương nhiên phải có quản lý:

- Chức năng của quản lý:

Một là: Chức năng kế hoạch hóa: xác định mục tiêu, nội dung, biệnpháp, cách thức, điều kiện cần thiết để đạt nội dung, mục tiêu

Hai là: Chức năng tổ chức: sắp xếp, bố trí con người vào công việc phùhợp, xác định tính chất của các mối quan hệ giữa con người với con người, bộphận với bộ phận trong một chỉnh thể thống nhất

Trang 16

Ba là: Chức năng điều hành: chức năng này có tính tác nghiệp, chỉ đạo,điều chỉnh, tác động đến con người chủ yếu bằng các quyết địng quản lý đểcon người hoạt động, đưa bộ máy đạt tới mục tiêu, trong đó bao gồm cả việckhuyến khích, động viên họ.

Bốn là: Chức năng kiểm tra: kiểm tra, giám sát hoạt động của bộ máy,con người lao động để nhằm kịp thời điều chỉnh sai sót, thu nhập những thôngtin để đánh giá, tổng két, rút kinh nghiệm phấn đấu, nâng cao chất lượng hiệuquả công tác

Các nhà quản lý giáo dục ở các cấp cần xác định vai trò, chức năngquản lý Quản lý giáo dục phải căn cứ vào 4 chức năng trên để tác động đến

bộ máy mà mình quản lý

1.2.2 Quản lý nhà trường:

Khái niệm: Quản lý trường học là hoạt động của các cơ quan quản lígiáo dục nhằm tập hợp và tổ chức các hoạt động của giáo viên, học sinh vàcác lực lượng giáo dục khác huy động tối đa các nguồn lực giáo dục để nângcao chất lượng giáo dục và đào tạo trong nhà trường Từ khái niệm trên chúng

- Quản lý là tạo ra một môi trường thuận lợi để mọi cá nhân và tập thểhợp tác với nhau hoàn thành mục tiêu chung Ban giám hiệu tổ chức tốt cáchoạt động của hội đồng giáo dục, các tổ chức chuyên môn tạo thành mộtphong trào thi đua hoàn thành kế hoạch của năm học

- Quản lý là tận dụng mọi nguồn lực, mọi cơ hội để đạt được mục tiêuchất lượng Ban giám hiệu biết tận dụng các lực lượng giáo dục gia đình, nhà

Trang 17

trường, xã hội, khai thác các nguồn lực: Cơ sở vật chất, nguồn tài chính, lựclượng giáo viên…tập trung phấn đấu cho chất lượng giáo dục.

- Theo tác giả Phạm Minh Hạc (1986) [27 Tr12] : “Quản lý nhà trường

là thực hiện đường lối giáo dục của Đảng trong phạm vi trách nhiệm của mìnhđưa nhà trường vận hành theo nguyên lý giáo dục để tiến tới mục tiêu giáodục, mục tiêu đào tạo đối với ngành giáo dục, với thế hệ trẻ và với từng HS

- Theo PGS- TS Thái Văn Thành, trong cuốn Quản lý Giáo dục và

quản lý nhà trường- NXB Đại học Huế 2007 [56.Tr 7] viết: Quản lý nhà trường là quản lý vi mô, nó là hệ thống con của quản lý vĩ mô: Quản lý giáo dục, quản lý nhà trường có thể hiểu là một chuỗi tác động hợp lý (có mục đích, tự giác, hệ thống, có kế hoạch) mang tính tổ chức- sư phạm của chủ thể quản lý đến tập thể giáo viên và học sinh, đến những lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường nhằm huy động họ cùng cộng tác, phối hợp, tham gia vào mọi hoạt động của nhà trường nhằm làm cho quá trình này vận hành tối ưu để đạt được những mục tiêu dự kiến

- Quản lý nhà trường bao gồm hai loại:

Một là: Tác động của những chủ thể quản lý bên trên và bên ngoài nhàtrường:

+ Quản lý nhà trường là những tác động quản lý của cơ quan quản lýgiáo dục cấp trên nhằm hướng dẫn và tạo điều kiện cho hoạt động giảng dạy,học tập của nhà trường

+ Quản lý cũng gồm những chỉ dẫn, qui định của các thực thể bênngoài nhà trường nhưng có liên quan trực tiếp đến nhà trường như cộng đồngđược đại diện dưới hình thức Hội đồng giáo dục nhằm định hướng sự pháttriển của nhà trường và hỗ trợ, tạo điều kiện cho việc thực hiện phương hướngphát triển đó

Hai là: Tác động của những chủ thể quản lý bên trong nhà trường:

Trang 18

+ Quản lý nhà trường do chủ thể quản lý bên trong nhà trường bao gồmcác hoạt động:

 Quản lý giáo viên

 Quản lý học sinh

 Quản lý quá trình dạy học- giáo dục

 Quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị của nhà trường

 Quản lý tài chính trường học

 Quản lý mối quan hệ giữa nhà trường và cộng đồng

Tóm lại, nghiên cứu vấn đề quản lý giáo dục, quản lý Nhà nước vàĐảng ta đối với GD - ĐT nhằm tìm hiểu cơ sở lý luận của Đảng và Nhà nướcđối với sự nghiệp GD - ĐT Từ đó, đề tài có định hướng cho việc nghiên cứuthực tiễn, đề xuất các biện pháp quản lý nói chung và đặc biệt là lĩnh vựcquản lý hoạt động dạy học môn Âm nhạc tại các trường THCS Thành phốThanh Hoá

1.2.3 Khái niệm về hoạt động dạy học:

Dạy học là một bộ phận của quá trình sư phạm tổng thể, là quá trình tácđộng qua lại giữa giáo viên và học sinh nhằm truyền thụ và lĩnh hội những trithức khoa học, những kỹ năng, kỹ xảo hoạt động nhận thức và thực tiễn, đểtrên cơ sở đó phát triển năng lực tư duy và hình thành thế giới quan khoa học.Hoạt động dạy học có ý nghĩa vô cùng to lớn:

- Dạy học là con đường thuận lợi nhất giúp học sinh trong khoảng thờigian ngắn có thể nắm được một khối lượng tri thức nhất định

- Dạy học là con đường quan trọng nhất, giúp học sinh phát triển mộtcách có hệ thống năng lực hoạt động trí tuệ nói chung và đặc biệt là tư duysáng tạo

- Dạy học là một trong những con đường chủ yếu góp phần giáo dụccho học sinh thế giới quan khoa học và những phẩm chất đạo đức

Trang 19

- Như vậy, dạy học là hoạt động đặc trưng nhất, chủ yếu nhất của nhàtrường Hoạt động này diễn ra theo một quá trình nhất định, gọi là quá trìnhdạy học Như vậy, chúng ta có khái niệm hoạt động dạy học (hay còn gọi làquá trình dạy học) như sau:

“Hoạt động dạy học là toàn bộ quá trình hoạt động của giáo viên và học sinh, do giáo viên hướng dẫn nhằm giúp cho học sinh nắm vững hệ thống kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo và trong quá trình đó phát triển được năng lực nhận thức, năng lực hành động, hình thành những cơ sở của thế giới quan khoa học Nói một cách khái quát, hoạt động dạy học bao gồm hoạt động dạy của thầy và hoạt động của trò”.

- Vai trò của giáo viên trong quá trình dạy học: người giáo viên đóngvai trò là người lãnh đạo, tổ chức, điều khiển hoạt động nhận thức - học tậpcủa học sinh, giúp học sinh tìm tòi và khám phá tri thức, qua đó thực hiện cóhiệu quả chức năng học của bản thân; điều này được thể hiện:

+ Theo dõi, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của người học, qua đó

mà có những biện pháp điều chỉnh, sửa chữa kịp thời những thiếu sót, sai lầmcủa họ cũng như trong công tác giảng dạy của mình

- Vai trò của học sinh trong quá trình dạy học: Trong quá trình dạy học,dưới sự tổ chức, điều khiển của giáo viên, người học tự giác, tích cực, chủđộng, tự tổ chức, tự điều khiển hoạt động nhận thức - học tập của mình nhằm

Trang 20

thu nhận, xử lý và biến đổi thông tin bên ngoài thành tri thức của bản thân,qua đó người học thể hiện mình, biến đổi mình, tự làm phong phú những giátrị của mình.

Điều này được thể hiện ra sao?:

+ Tiếp nhận nhiệm vụ và kế hoạch học tập do giáo viên đề ra

+ Thực hiện những hành động và thao tác nhận thức học tập nhằm giảiquyết nhiệm vụ đề ra

+ Tự điều chỉnh hoạt động nhận thức học tập của mình dưới tác độngkiểm tra, đánh giá của giáo viên và tự đánh giá của bản thân

+ Phân tích kết quả hoạt động học tập dưới sự lãnh đạo của giáo viên(tự kiểm tra, tự đánh giá) qua đó mà cải tiến hoạt động học tập

Hai hoạt động này (hoạt động thầy - hoạt động trò) có quan hệ như thế nàotrong quá trình dạy học?

Trong quá trình dạy học, hoạt động dạy và hoạt động học thống nhấtbiện chứng với nhau, trong đó sự nỗ lực của giáo viên và của học sinh trùngvới nhau tạo nên sự công hưởng của chính quá trình dạy học đó Hai mặt hoạtđộng này phối hợp chặt chẽ với nhau, kết quả của hoạt động này phụ thuộcvào hoạt động kia và ngược lại Nếu thiếu một trong hai hoạt động thì quátrình dạy học không diễn ra Mối quan hệ thống nhất giữa hoạt động dạy vàhoạt động học được thể hiện như sau:

- Giáo viên đưa ra nhiệm vụ, yêu cầu nhận thức, những nhiệm vụ, yêucầu này có tác dụng đưa học sinh vào tình huống có vấn đề, kích thích tư duycủa học sinh, học sinh tự đưa ra nhiệm vụ học tập cho mình

- Học sinh ý thức được nhiệm vụ cần giải quyết, có nhu cầu giải quyếtnhiệm vụ, biến các nhiệm vụ khách quan thành yêu cầu chủ quan, giải quyếtnhiệm vụ dưới sự chỉ đạo của giáo viên ở các mức độ khác nhau

- Giáo viên thu tín hiệu ngược từ học sinh để giúp cho học sinh điềuchỉnh hoạt động học, đồng thời giúp cho giáo viên tự điều chỉnh hoạt động

Trang 21

dạy của mình Học sinh cũng thu tín hiệu ngược trong để tự phát hiện, tự đánhgiá, tự điều chỉnh hoạt động học tập của mình.

- Giáo viên phân tích, đánh giá kết quả học tập của học sinh và củamình Vậy:

- Quá trình dạy học là một quá trình dưới sự lãnh đạo, tổ chức, điềukhiển của người giáo viên; người học tự giác, tích cực, chủ động biết tự tổchức, tự điều khiển hoạt động nhận thức - học tập của mình nhằm thực hiệnnhững nhiệm vụ dạy học

1.2.4 Biện pháp quản lý hoạt động dạy học:

- Khái niệm về biện pháp: Theo từ điển tiếng Việt, biện pháp là cáchlàm, cách giải quyết một vấn đề cụ thể

- Khái niệm về biện pháp quản lý hoạt động dạy học: Là cách quản lýcủa người lãnh đạo nhà trường với toàn bộ quá trình hoạt động của giáo viên

và học sinh trong nhà trường

- Khái niệm về biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn Âm nhạc: Làcách thức quản lý toàn bộ quá trình hoạt động dạy và học môn Âm nhạc trongnhà trường của Hiệu trưởng đối với giáo viên bộ môn và học sinh

1.3 Một số vấn đề về quản lý hoạt động dạy học môn Âm nhạc ở trường trung học cơ sở

1.3.1 Khái quát về môn Âm nhạc ở trường Trung học cơ sở:

Với tư cách là một chức năng xã hội, giáo dục- đào tạo con người lànhiệm vụ đặc trách và trực tiếp của nhà trường phổ thông, trong đó có đào tạo

và giáo dục thẩm mỹ, giáo dục nghệ thuật Nó được tiến hành trong một quátrình có tổ chức kế hoạch chặt chẽ với nhiều giai đoạn và nhiều hình thức, nộidung hoạt động giáo dục khác nhau, hợp thành một hệ thống, mà trước đây tavẫn gọi là Trí, Đức, Thể, Mĩ, hướng vào việc lĩnh hội những giá trị văn hóa,những kinh nghiệm xã hội của con người, xây dựng và phát triển ở con người

Trang 22

những nhân cách mới, căn cứ vào mục đích, yêu cầu, điều kiện giáo dục của

xã hội quy định

Việc “coi trọng đúng mức giáo dục thẩm mĩ, giáo dục âm nhạc” là mặtgiáo dục đến nay đang còn yếu và thiếu, đòi hỏi chúng ta hơn lúc nào hết làphải đặt mạnh vấn đề không chỉ là triển khai rộng khắp mà là tổ chức học tậpmôn Âm nhạc một cách có kết quả ở trường phổ thông, làm cho Âm nhạcđích thực đi vào các em, làm cho các em yêu thích, và hơn nữa, còn tham giatích cực vào việc sáng tạo nên những cái hay, cái đẹp trong Âm nhạc, bằng

Âm nhạc và qua Âm nhạc

Hiện nay, bên cạnh những tiến bộ ở ngoài xã hội và trong nhà trườngcũng còn kèm theo cái lạc hậu, chưa hay, chưa đẹp Chúng đan xen, va chạm,đấu tranh hàng ngày Có lúc cái lạc hậu còn lấn lướt, có những biểu hiện vềthị hiếu thấp kém, lố lăng, thiếu văn hóa, phản thẩm mĩ, không hay, khôngđẹp Nếu không quan tâm, có nguy cơ sẽ dẫn đến hiện tượng tâm lý thờ ơ, têliệt những tình cảm thẩm mĩ, đạo đức, không còn khả năng phản ứng nhạybén trước những cái không hay, cái dở

Nếu ở con người, nhu cầu về thẩm mĩ là nhu cầu tinh tế và cao quý, ýthức về cái đẹp, cái hay là ý thức có tính nhân loại cao thì trong cấu trúc nềngiáo dục phổ thông hiện đại, giáo dục thẩm mĩ nói chung và giáo dục Âmnhạc nói riêng, phải là bộ phận mang tính đặc thù, có cấp độ cao tương xứngvới nó

Ở trường phổ thông, các môn học khác đều được xây dựng và lấy tácđộng hình thành nhân cách học sinh theo hướng chủ yếu: từ trí tuệ đến tìnhcảm, thì ngược lại, môn học Âm nhạc lại được xây dựng, lấy tác động hìnhthành nhân cách học sinh theo hướng chủ yếu: trực tiếp từ tình cảm đến trítuệ, tạo ra một sự kết hợp hài hòa, và do đó, nó là môn học không thể thiếuđược

Trang 23

Mục đích giáo dục Âm nhạc, bao gồm những mục tiêu yêu cầu giáodục cụ thể, là sự phản ánh kết quả mong muốn sau một quá trình giáo dục-dạy học Kết quả ấy cũng chính là mô hình hay kiểu nhân cách cần hìnhthành, kiểu tập thể cần xây dựng ở học sinh thông qua môn học Âm nhạc.Giáo dục Âm nhạc là một hình thức giáo dục nghệ thuật mang tính đặc thù.

Nó có khả năng liên kết, sử dụngcũng như hỗ trợ, xen lồng vào tất cả các hìnhthức nội dung giáo dục khác làm cho chúng đạt đến hiệu quả cao trong việcthực hiện những yêu cầu mục tiêu giáo dục Nhưng với nhiệm vụ, chức năngchủ yếu của mình, giáo dục Âm nhạc trước hết thể hiện cho được mục tiêu,yêu cầu giáo dục trội bật của mình là giáo dục thẩm mĩ

Nắm vững mục đích trội bật này là một yêu cầu hết sức quan trọng.Nhưng để thực hiện trên thực tế có kết quả mục đích yêu cầu giáo dục này lạiđòi hỏi phải tìm hiểu, nắm vững bản chất đặc trưng của nghệ thuật Âm nhạc

1.3.1.1 Mục tiêu của môn Âm nhạc ở trường trung học cơ sở:

- Trang bị cho học sinh một số kiến thức, kỹ năng ca hát, đọc và nghenhạc, về lý thuyết âm nhạc đơn giản để một chừng mực nào đó, các em có thểtham gia vào các hoạt động âm nhạc của cộng đồng

- Hình thành cho học sinh những hiểu biết sơ đẳng về cái hay, cái đẹptrong nghệ thuật âm nhạc, về ý nghĩa tác dụng của âm nhạc với đời sống

- Mở rộng hiểu biết về truyền thống âm nhạc dân tộc Việt Nam, tinhhoa âm nhạc thế giới, góp phần bồi dưỡng tình cảm, đạo đức, trí tuệ, tạokhông khí vui tươi lành mạnh, làm phong phú thế giới tinh thần nhằm pháttriển hài hòa, toàn diện nhân cách học sinh

1.3.1.2 Đặc điểm chương trình môn Âm nhạc ở trường trung học cơ sở :

Môn âm nhạc có rất nhiều những phân môn nhỏ như: âm nhạc thườngthức, học hát, tập đọc nhạc Trong đó phân môn học hát được các em tiếpnhận một cách hết sức nhiệt tình, tự nhiên bởi tính đặc thù của phân môn nàyphù hợp với sở thích, tâm lý lứa tuổi của các em

Trang 24

- Với phân môn học hát: Hát có vị trí quan trọng trong đời sống conngười, bài hát phản ánh một cách hình tượng những khái niệm sâu sắc vềcuộc sống, thiên nhiên, con người và tất cả các mối quan hệ, tư tưởng, tìnhcảm Hoạt động ca hát ảnh hưởng trực tiếp đến con người bằng tác động của

âm nhạc và lời ca Giọng hát không chỉ là phương tiện thể hiện cảm xúc suynghĩ của người hát mà còn khơi dậy ở người nghe những xúc động tương ứng,những hiểu biết nhất định đem lại sảng khoái thẩm mĩ, sức diễn cảm củagiọng hát cùng những cử chỉ, thái độ, nét mặt phù hợp rất thu hút học sinh

Nó khơi dậy ở học sinh những cảm xúc hướng tới Chân, Thiện, Mỹ

Ca hát là một hoạt động quan trọng, bản chất của nó là thông qua luyện tậpgiúp học sinh có tinh thần sảng khoái và tạo cho học sinh có những ước mơtươi đẹp Vì vậy môn học này thực sự tạo hứng thú học tập cho học sinh.Trong chương trình dạy ở phân môn “Học hát” bậc THCS, việc giúp các emnắm được các kỹ năng hát thực sự còn có những điểm hạn chế, chưa đi sâuvào việc biểu diễn, thể hiện nội dung tác phẩm… Hầu hết các em chỉ hát theocảm tính, phản xạ tự nhiên là thuộc lời ca và giai điệu của bài hát Nhiều emhát còn không rõ lời, nhiều tiếng địa phương Song trong thực tế để thể hiệnthành công được một bài hát hay chúng ta cần rất nhiều yếu tố như: Tư thếhát, đứng, biết cách luyện tập hơi thở, luyện giọng, tập hát rõ lời, và tập các kĩthuật hát như: hát liền tiếng ( Legato), hát nẩy tiếng ( Stacato)

Các kỹ năng nêu trên chưa hình thành thì khi hát cũng kém phần sôinổi, hào hứng, sẽ ảnh hưởng đến chất lượng bồi dưỡng một số học sinh cónăng khiếu âm nhạc

- Với phân môn Nhạc lí-Tập đọc nhạc: Phân môn này được coi nhưbước khởi đầu cho những người bắt đầu học nhạc, được coi như những con sốvới nhà toán học; những chữ cái đầu tiên với người học văn hóa…Từ những

ký hiệu được trình bày trên 5 hàng kẻ được gọi là khuông nhạc, các em họcsinh sẽ biết được đó là những ký hiệu âm nhạc hoặc nốt nhạc, mỗi nốt có một

Trang 25

tên gọi khác nhau( có 7 nốt), có một vị trí âm thanh cao thấp khác nhau Từ

đó các em có thể “giải mã” được những giai điệu mà các nhạc sĩ sống cáchchúng ta hàng trăm năm hay nhạc sĩ đương thời, không phân biệt màu da,châu lục…Các em có thể hiểu được nội dung chủ đề, tư tưởng của các tácgiả… Bên cạnh đó, môn học giúp các em có thể ghi lại được những giai điệu,những âm thanh mang thuộc tính nhạc…các em có thể chép lại những giaiđiệu đó thành những nốt nhạc, bản nhạc… quả là điều kỳ diệu Phân môn Tậpđọc và ghi nhạc là môn học đầu tiên với những người học nhạc nhưng cũng làmôn học gắn liền với những học sinh trong các Học viện, Nhạc viên, hoặc cáctrường Âm nhạc trong thời gian tương đối dài ( từ Sơ cấp, Trung cấp đến Đạihọc đều phải học môn môn này Tuy nhiên, với học sinh Trung học cơ sở,mục tiêu đặt ra cho chúng ta chỉ cần trang bị cho học sinh nắm được tên nốt,các ký hiệu đơn giản, đọc được các bài nhạc dễ, có khả năng nhận biết, chép

ra được những nốt, những giai điệu đơn giản mà thôi Tránh tình trạng để họcsinh thấy khó, gây tâm lý ngại học hoặc sợ môn học này

- Với phân môn Âm nhạc thường thức: Là phân môn trang bị cho họcsinh hiểu được thân thế, sự nghiệp hoặc cao hơn là nắm được đặc điểm sángtác của các nhạc sĩ từ các thời kỳ xa xưa đến nay và các kiến thức khác về Âmnhạc Phân môn cũng giới thiệu nhiều câu chuyện, nhiều gương học tập phấnđấu, vượt khó của các nhạc sĩ, qua đó giáo dục cho học sinh nhiều bài học bổích…

1.3.1.3 Néi dung ch¬ng ch¬ng tr×nh m«n ¢m nh¹c ë trêng THCS

Nội dung môn Âm nhạc ở trường THCS được tiến hành thông qua baphân môn: học Hát; Lý thuyết Âm nhạc và Tập đọc nhạc; Âm nhạc thườngthức Học Hát là trọng tâm, lý thuyết và Tập đọc nhạc là cơ sở và Âm nhạcthường thức làm nhiệm vụ nâng cao nội dung giảng dạy Âm nhạc ở trườngTHCS

a Phân môn học Hát:

Trang 26

Toàn cấp Trung học cơ sở, học sinh được học 28 bài hát, mỗi lớp 8 bài,riêng lớp 9 học 4 bài.

- Chủ điểm: Các bài hát về quê hương đất nước, hòa bình và hữu nghị các dân tộc Việt Nam và thế giới, truyền thống dân tộc, gia đình, nhà trường, các sinh hoạt của tuổi học sinh…

- Thể loại: bao gồm các ca khúc thiếu nhi, các ca khúc quần chúng, ca khúc nghệ thuật, dân ca Việt Nam và bài hát nước ngoài…

- Hình thức: Các bài hát ở hình thức Một đoạn, Hai đoạn, Ba đoạn đơn

- Âm vực: Các bài hát có âm vực trong phạm vi quãng 11

- Qua việc học tập và rèn luyện các bài hát, rèn luyện cho học sinh những

kĩ năng ca hát thông thường như:

+ Tư thế ngồi, đứng hát

+ Hơi thở (cách lấy hơi)

+ Phát âm, nhả chữ

+ Hát theo tay chỉ huy…

Thông qua học hát, rèn luyện cho các em có ý thức tham gia hoạt động

ca hát, bước đầu biết diễn cảm bài hát( biểu cảm) Từ đó giáo dục học sinh yêu thích nghệ thuật ca hát

b Phân môn Nhạc lý- Tập đọc nhạc:

- Nhạc lý: Dạy những kí hiệu ghi chép âm nhạc đơn giản, thông thường nhất

Có khái niệm về yếu tố cơ bản của âm nhạc như cao độ, trường độ, giai điệu, tiết tấu, nhịp, sắc thái, cường độ, giới thiệu sơ lược về cung, quãng, gam, giọng trưởng, giọng thứ

- Tập đọc nhạc: Tập đọc nhạc các bài nhạc giọng Đô trưởng hoặc La thứ là chủ yếu, áp dụng các nhịp thông dụng như 2/4; 3/4; 4/4; 6/8 với các âm hình tiết tấu đơn giản và những giai điệu dễ đọc

c Phân môn Âm nhạc thường thức:

Trang 27

Nghe nhạc có dẫn giải khoảng 20 tác phẩm, qua đó giới thiệu một số tác giả tiêu biểu của âm nhạc Việt Nam và thế giới (một số nhạc sĩ Việt Nam được giải thưởng Hồ Chí Minh, một số nhạc sĩ quen biết với trẻ em và một vài nhạc sĩ thuộc trường phái cổ điển và lãng mạn phương Tây)

- Giới thiệu một vài nhạc cụ dân tộc và nhạc cụ phương Tây phổ biến

- Giới thiệu sơ lược về dân ca Việt Nam, một số sinh hoạt âm nhạc dân gian, dân ca một số vùng miền tiêu biểu…

- Một vài thể loại âm nhạc phổ biến Đôi nét về sáng tác âm nhạc cho thiếunhi

- Tác dụng và ảnh hưởng của âm nhạc trong đời sống xã hội

- Về cấu trúc môn học có chỗ cũng còn chưa hợp lý, ví dụ:

+ Bài số 4 lớp 6 (bài tập đọc nhạc của Mô Da): giai điệu trúc trắc, học sinhđọc thường đứt hơi giữa chừng(tiết tấu móc đơn từ nốt Đô1 đến Đô 2 sẽ hay dừng lại; lớp 6 là lớp đầu cấp, bài lại sử dụng một loạt nốt có cao độ phức tạp); nếu giáo viên không vững vàng về chuyên môn thì cũng sẽ bị vấp, khó khăn? Học sinh thành phố còn đỡ, học sinh nông thôn nắm bài chắc là khó khăn?

+ Lớp 9: tập bài hát “Nối vòng tay lớn” trong 1 tiết cuối chương trình, trong khi bài hát thì rất quen thuộc, phải chăng là quá dễ?

+ Tiết 2 lớp 9: bài giới thiệu về quãng; tính chất quãng; giọng son trưởng; tập đọc nhạc, phải chăng là nặng?

+ Tiết 19 lớp 7: sơ lược về quãng sau đó bỏ đi một năm lớp 8, đến lớp 9 mới quay lại, phải chăng là bất hợp lý?

- Giáo viên bộ môn Âm nhạc hiện nay nói chung khả năng sử dụng công nghệ tin học vào bài giảng còn hạn chế, có nhiều trường hợp chỉ sử dụng mang tính hình thức Các giáo án điện tử chưa khai thác được nhiều công năng cũng như kiến thức cho học sinh tiếp thu…

Trang 28

- Khả năng sử dụng nhạc cụ đàn Orgal của giáo viên nói chung còn hạn chế Phần lớn chỉ sử dụng nhạc cụ ở mức độ bấm đúng nốt theo giai điệu của bài? Mà chưa khai thác được các tính năng của cây đàn để từ đó sử dụng đàn thành thạo, có thể đệm hát cho bản thân giáo viên hay học sinh trong giờ học, trong các chương trình văn nghệ của nhà trường

- Việc sưu tầm các học liệu cho môn học Âm nhạc ở các trường còn nhiều hạn chế, đang còn giới hạn ở việc phô tô, phóng to các tranh, ảnh trong tài liệu sách giáo khoa Ít trường chịu đầu tư mua sắm học liệu hay cho làm mô hình mô phỏng hoặc sưu tầm các loại băng đĩa hình (kể cả việc Downlload từ mạng về)

1.3.2 HiÖu trëng víi viÖc quản lý hoạt động dạy học môn Âm nhạc ở trường Trung học cơ sở

1.3.2.1 Vai trò của Hiệu trưởng trong việc quản lý hoạt động dạy học môn

Âm nhạc ở trường Trung học cơ sở:

- Hiệu trưởng là người thường xuyên giáo dục tư tưởng cho giáo viên

và học sinh trong trường nhìn nhận một cách đúng đắn về môn Âm nhạc

- Âm nhạc là một môn học đặc thù, số lượng giáo viên môn này trongtrường thường là ít, không thể thành lập được tổ chuyên môn riêng nên phảighép vào tổ khác, vì vậy Hiệu trưởng có vai trò quan trọng trong việc giảiquyết các vấn đề về tâm lý của các giáo viên và bản thân giáo viên môn Âmnhạc

- Hiệu trưởng là người vạch ra các kế hoạch hoạt động, các yêu cầu vềđổi mới dạy, học nhằm nâng cao chất lượng dạy- học môn Âm nhạc

- Hiệu trưởng là người chỉ đạo tất cả các hoạt động trong nhà trường,trong đó mọi hoạt động bề nổi như các cuộc thi văn nghệ, các cuộc giao lưuvăn hoá trong trường, ngoài trường

Trang 29

- Hiệu trưởng dựa trên các đề nghị của giáo viên bộ môn Âm nhạc, xemxét giải quyết, đầu tư về cơ sở vật chất cho bộ môn, nhằm nâng cao chấtlượng dạy và học môn Âm nhạc.

Để thực hiện các vai trò trên một cách có hiệu quả, Hiệu trưởng cần chú ý tớimột số nhiệm vụ sau đây:

- Xây dựng kế hoạch, tổ chức chỉ đạo các thành viên trong trường (cóphối hợp với các lực lượng bên ngoài), phát huy vai trò làm chủ, ra sức thiđua “Dạy tốt học tốt”, tiến hành các hoạt động giáo dục cơ bản theo chỉ thị,hướng dẫn của cấp trên nhằm thực hiện kế hoạch phát triển giáo dục của địaphương và nâng cao chất lương đào tạo Đây là nhiệm vụ trung tâm của Hiệutrưởng vì nó quyết định trực tiếp việc đào tạo học sinh theo mục tiêu giáo dục

- Chỉ đạo xây dựng các điều kiện giáo dục (đội ngũ giáo viên, cơ sở vậtchất thiết bị trường học…)để tiến hành tốt các nhiệm vụ giáo dục

- Hiệu trưởng cần quan tâm tới tất cả các môn học trong trường, không nênxem nặng môn này, xem nhẹ môn kia kể cả những môn không thi cuối cấpnhư các môn nghệ thuật (Âm nhạc, Mỹ thuật)

- Đối với môn Âm nhạc, Hiệu trưởng thông qua đánh giá của tổ chuyênmôn, thông qua lịch báo giảng, thông qua công tác dự giờ, kiểm tra giáo án…

để đánh giá chất lượng dạy và học của bộ môn

- Ở trường Trung học cơ sở, khác với các môn văn hoá cơ bản khác, môn

Âm nhạc hiện nay không nằm trong hệ thống môn thi vượt cấp, thi tốt nghiệpnên học sinh không tập trung lắm để học môn này, dẫn đến tình trạng học sinhlười học, chất lượng không cao Trước tình trạng đó, nếu Hiệu trưởng quantâm đến bộ môn Âm nhạc thì giáo viên môn Âm nhạc mới có thể phát huyđược khả năng, thế mạnh của bản thân cũng như bộ môn Sự quan tâm củaHiệu trưởng được thể hiện trong việc đầu tư trang thiết bị cho môn học(phòng học nhạc, nhạc cụ…), cử giáo viên đi tập huấn các chương trình nâng

Trang 30

cao nghiệp vụ chuyên môn, cho tham gia các chương trình giao lưu, hội thivăn nghệ, cho tổ chức các hoạt động văn nghệ tại trường…

Hiện nay, cũng có trường đã làm tốt việc này, nhưng cũng còn nhiềutrường, Hiệu trưởng chưa thể hiện sự quan tâm nên chất lượng học tập cũngnhư phong trào văn nghệ còn thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu của người họccũng như yêu cầu đổi mới của giáo dục

- Đối với bản thân, Hiệu trưởng có nhiệm vụ thường xuyên chăm lo tự bồidưỡng để nâng cao trình độ về mọi mặt, không ngừng cải tiến phương phápquản lý, lề lối làm việc…để thực sự trở thành người quản lý giỏi

1.3.2.2 Nội dung quản lý hoạt động dạy học môn Âm nhạc của Hiệu trưởng

a Quản lý mục tiêu: Nghị quyết hội nghị lần thứ tư BCHTW Đảng

khoá VII đã ghi rõ: “Đào tạo những con người có kiến thức văn hoá, khoahọc, có kỹ năng nghề nghiệp, lao động tự chủ, sáng tạo và có kỷ luật, giàulòng nhân ái, yêu nước, yêu chủ CNXH, sống lành mạnh, đáp ứng nhu cầuphát triển đất nước…”

Điều 27 của Luật Giáo dục đã chỉ rõ mục tiêu của giáo dục phổ thông:

1 Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện

về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển nănglực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người ViệtNam XHCN, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho họcsinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng vàbảo vệ Tổ quốc

2 Giáo dục Tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở banđầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm

mỹ và các kỹ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học THCS

3 Giáo dục THCS nhằm giúp cho học sinh củng cố và phát triển nhữngkết quả của giáo dục Tiểu học; có học vấn phổ thông ở trình độ cơ sở và

Trang 31

những hiểu biết ban đầu về kỹ thuật và hướng nghiệp để tiếp tục học THPT,trung cấp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động…

Từ những tư tưởng chỉ đạo trên, Hiệu trưởng nhà trường trước hết phải

có quan điểm rõ ràng trong việc quản lý mục tiêu và chỉ đạo toàn bộ hoạtđộng dạy, học trong nhà trường nói chung và môn Âm nhạc nói riêng Phải cócách nhìn nhận đúng đắn về giáo dục toàn diện có nghĩa không nên xem nặngmôn này, xem nhẹ môn kia Từ đấy, Hiệu trưởng phải giáo dục tư tưởng chogiáo viên và học sinh có nhận thức đúng đắn về dạy và học môn Âm nhạc.Môn Âm nhạc phải được bình đẳng như tất cả cả các môn học khác trongtrường

b Quản lý chương trình:

- Chương trình môn Âm nhạc ở trường THCS được cấu tạo thành baphân môn: Học hát; Nhạc lý- Ký xướng âm; Âm nhạc thường thức Các phânmôn này được dạy kết hợp với nhau trong từng năm học với thời gian mỗituần một tiết học

Đối với phân môn Học hát:

+ Rèn luyện cho học sinh những kỹ năng ca hát thông thường như tư thếhát, hơi thở, hát rõ lời, ngắt câu, lấy hơi Tập cho học sinh hát tự nhiên, thoảimái, hát đúng âm điệu, biết hát đồng đều trong tập thể, biết bảo vệ giọng hát.+ Hướng dẫn cho học sinh biết thể hiện sắc thái, tình cảm, có ý thức thểhiện diễn cảm bài hát theo nội dung và tính chất âm nhạc

+ Luyện tập một số bài hát có bè đơn giản, hát đơn, hát tập thể bao gồmcác ca khúc cho tuổi học trò, dân ca Việt Nam và một số bài hát nước ngoài.+ Âm vực bài hát trong phạm vi quãng 9, 10, 11 Cấu trúc bài hát trongphạm vi hình thức Một, Hai, Ba đoạn đơn

- Đối với phân môn Nhạc lý- Tập đọc nhạc:

+ Về nhạc lý: Cung cấp cho học sinh những ký hiệu ghi chép âm nhạc ởmức độ đơn giản, thường gặp trong các bài hát; những khái niệm sơ lược về

Trang 32

các thuộc tính của âm nhạc, các phương tiện diễn tả âm nhạc như giai điệu,tiết tấu, hòa thanh Giới thiệu các loại nhịp thông dụng, cấu trúc âm nhạc ởnhững hình thức nhỏ, áp dụng trong các ca khúc ngắn; khái niệm về gam,giọng, những ký hiệu chỉ sắc thái, cường độ, nhịp độ hay dùng

+ Về Tập đọc nhạc: Tập đọc và nghe( ghi) những bài nhạc ngắn, chủ yếu

ở giọng Đô trưởng và La thứ với các loại nhịp 2/4; 3/4 ; 3/8; 6/8 có giai điệu,tiết tấu đơn giản, tập đánh nhịp Ngoài ra cho học sinh làm quen với nhữngbài nhạc ở các giọng có một dấu hóa

- Đối với phân môn Âm nhạc thường thức: Giới thiệu một số trích đoạntác phẩm, tác giả trong và ngoài nước, một vài xu hướng và trào lưu âm nhạctheo sự phát triển của lịch sử âm nhạc Việt Nam và thế giới

+ Một số hình thức biểu diễn, thể loại âm nhạc

+ Dân ca các miền, dân tộc Việt Nam, một số tập tục sinh hoạt âm nhạc,nhạc cụ dân tộc Việt Nam và thế giới

+ Âm nhạc trong đời sống xã hội, ảnh hưởng và tác dụng của âm nhạc

* Quản lý việc thực hiện chương trình:

- Quản lý chất lượng dạy của giáo viên: soạn bài; thực hiện tổ chức hoạt

động dạy học trên lớp; thời gian dành cho môn học, tiết học

- Quản lý chất lượng dạy thông qua công tác soạn bài: Soạn giáo án cóthể coi là quá trình xây dựng kế hoạch tiến hành từng tiết học cụ thể Đây là mộtviệc làm đặc biệt quan trọng đối với người giáo viên, quyết định chất lượng vàhiệu quả của quá trình dạy học; quy định chất lượng giáo dục và đào tạo thế hệtrẻ Có thể nói 50% sự thành công của người giáo viên khi dạy học được quyếtđịnh ở công việc này

c Quản lý chất lượng dạy học

- Là một ngành đặc thù, đòi hỏi sự rèn luyện thường xuyên nên, giáoviên môn Âm nhạc cần bố trí thời gian luyện tập chuyên môn, luôn cập nhậtnhững kiến thức, những đổi mới của ngành giáo dục nói chung, của bộ môn

Trang 33

Âm nhạc nói riêng Tìm tòi các phương pháp giảng dạy phù hợp với từng đốitượng( học sinh có năng khiếu cần được khuyến khích nâng cao học sinhkhông có năng khiếu cần được hỗ trợ từ giáo viên, từ nhóm học tập, dànhnhiều thời gian vào tập luyện tập thể, hạn chế việc luyện tập, kiểm tra cánhân

- Quản lý chất lượng thông qua kiểm tra việc tự rèn luyện kỹ năng củagiáo viên, giáo viên luôn ghi nhớ một số thao tác cơ bản sau:

+ Xác định đúng mục đích, yêu cầu bài học cần đạt được về tri thức, kỹnăng, thái độ

+ Xác định các kiến thức cơ bản, trọng tâm của bài và thời gian phù hợpcho chúng

+ Xác định phương pháp, phương tiện dạy học phù hợp với nội dung.Giáo viên phải nắm vững đặc điểm các phân môn và những phương phápdạy học đặc trưng phù hợp với từng phân môn trên cơ sở đó lựa chọn phươngtiện dạy học phù hợp với nội dung Ví dụ: Khi hát cần vận dụng các phươngpháp lấy hơi, nén hơi, chú ý khẩu hình, hát tròn vành rõ chữ Hát đúng cao độ,trường độ, xử lý tình cảm theo nội dung bài hát; bên cạnh đó còn phải quantâm đến việc thể hiện, diễn xuất Người giáo viên cần phân tích, gợi mở, làmmẫu, cho xem qua hình ảnh( Băng đĩa ) thông qua các câu truyện trong phânmôn Âm nhạc thường thức, sử dụng phương pháp quan sát, vấn đáp, đàmthoại, liên hệ với thực tế cuộc sống…

- Quản lý chất lượng thông qua việc giám sát, kiểm tra, đánh giá kết quảhoạt động dạy học:

Đánh giá không đơn thuần là sự ghi nhận kết quả của thực trạng màcòn đề xuất những quyết định làm thay đổi thực trạng Vì thế, đánh giá đượcxem là một khâu quan trọng phải được quan tâm ngay từ khi xây dựng kếhoạch và trong suốt thời gian triển khai công việc, chứ không phải chỉ tiếnhành khi công việc đã hoàn thành, đã kết thúc.Theo hướng dạy học “lấy học

Trang 34

sinh làm trung tâm”, người giáo viên không những phải biết đánh giá chínhxác kết quả dạy và học mà còn phải có kỹ năng phát triển khả năng tự đánhgiá của học sinh, để học sinh chủ động điều chỉnh cách học, cách tự hoànthiện bản thân.

- Quản lý chất lượng học của học sinh

Chất lượng học của học sinh là yếu cầu hàng đầu của một nhà trường.Tất cả mọi công tác, hoạt động của các tổ chức đoàn thể, của giáo viên, củaban giám hiệu đều đi đến một mục tiêu đó là: nâng cao chất lượng học tậpcủa học sinh Bên cạnh việc quản lý chất lượng dạy môn Âm nhạc của giáoviên, chúng ta cần phải đặt ra mục tiêu quản lý chất lượng học môn Âm nhạccủa học sinh Vì vậy, việc quản lý chất lượng học của học sinh phải đượcquan tâm hàng đầu, tránh tình trạng chạy theo thành tích

1.3.2.3 Biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn Âm nhạc của Hiệu trưởng:

- Thông qua đánh giá của tổ chuyên môn

- Thông qua lịch báo giảng của giáo viên bộ môn Âm nhạc

- Thông qua công tác dự giờ, kiểm tra giáo án môn Âm nhạc

- Kiểm tra việc thực hiện chương trình của GV môn Âm nhạc xem cóthay đổi, thêm bớt hoặc làm sai lệch nội dung chương trình dạy học môn họchay không

- Điều khiển hoạt động dạy học dựa vào nội dung chương trình, theo yêucầu và hướng dẫn của chương trình

- Tăng cường thăm lớp, dự giờ môn Âm nhạc như các môn học khác

- Áp dụng các hình thức động viên khuyến khích học sinh học tập

- Hiệu trưởng có chính sách đào tạo, nâng cao trình độ giáo viên

1.3.2.4 Hình thức quản lý hoạt động dạy học môn Âm nhạc của Hiệu trưởng:

Hiệu trưởng thường sử dụng hình thức quản lý trực tiếp và hình thứcquản lý gián tiếp

Trang 35

- Hình thức quản lý trực tiếp như, Hiệu trưởng đến lớp dự giờ; Hiệutrưởng kiểm tra kế hoạch của giáo viên soạn cho môn học; Hiệu trưởng giaocho giáo viên môn Âm nhạc phụ trách các chương trình ngoại khoá (cácchương trình văn nghệ của nhà trường từ chào cờ cho đến biểu diễn văn nghệphục vụ các ngày kỷ niệm trong trường kể cả các chương trình văn nghệ thamgia hội thi cấp Thành phố

- Hình thức quản lý gián tiếp như, Hiệu trưởng giao cho phó Hiệu trưởngquản lý; do môn Âm nhạc có những đặc thù, trong nhà trường thường chỉ cómột đến hai giáo viên Âm nhạc nên Hiệu trưởng phân công giáo viên Âmnhạc về sinh hoạt ở tổ Khoa học xã hội hoặc tổ chuyên môn Thể mỹ, giaotrách nhiệm quản lý bộ môn cho tổ chuyên môn Hiệu trưởng kiểm tra thôngqua các báo cáo của tổ chuyên môn, hội đồng sư phạm, sổ báo giảng của giáoviên hàng tuần, hàng tháng, học kỳ

Kết luận chương 1

Quản lý là một vấn đề hết sức phức tạp trong giáo dục Các nhà nghiêncứu tâm lý học, giáo dục học đã có những quan niệm khác nhau về quản lý.Chúng tôi cho rằng giữa các quan niệm có khác nhau nhưng không mâu thuẫnnhau Sự khác nhau chủ yếu ở chỗ mở rộng hay thu hẹp khái niệm mà thôi

Trong quá trình thực hiện luận văn, chúng tôi sử dụng khái niệm: Quản lý là

quá trình tác động của chủ thể nhằm điều khiển, hướng dẫn các quá trình

xã hội, hành vi hoạt động của con người để đạt tới mục đích đúng ý chí nhà quản lý và phù hợp với các quy luật khách quan.

- Từ khái niệm chung về quản lý, chúng tôi xây dựng khái niệm quản lýnhà trường “ Quản lý nhà trường là thực hiện đường lối của Đảng trong phạm

vi trách nhiệm của mình tức là đưa nhà trường vận hành theo nguyên lý giáodục để tiên tới mục tiêu giáo dục, mục tiêu đào tạo đối với ngành giáo dục,với thế hệ trẻ và với từng học sinh”

Trang 36

Trên cơ sở khái niệm về quản lý và quản lý nhà trường chúng tôi quanniệm: Quản lý trường học là hoạt động của các cơ quan quản lí giáo dục nhằmtập hợp và tổ chức các hoạt động của giáo viên, học sinh và các lực lượnggiáo dục khác huy động tối đa các nguồn lực giáo dục để nâng cao chất lượnggiáo dục và đào tạo trong nhà trường sao cho học sinh lĩnh hội được nội dungdạy - học một cách tốt nhất qua đó trang bị tri thức khoa học, phát triển trí tuệ

và hình thành thế giới quan, phẩm chất đạo đức cho học sinh

Ngày nay do sự phát triển của xã hội, nhất là sự phát triển của khoa họccông nghệ nói chung và công nghệ thông tin nói riêng cũng như sự thay đổi

về phương pháp dạy học, đòi hỏi người quản lý phải có những kỹ năng mớinhư nắm bắt tâm lý giáo viên và học sinh trong từng giai đoạn ; cập nhật kịpthời những đổi mới của giáo dục ; mở rộng trình độ hiểu biết về các môn họctrong nhà trường ngoài ra, người quản lý còn phải có kỹ năng sử dụng máytính để có thể cập nhật được các chương trình, các môn học, nâng cao trình độ

về ngoại ngữ… khó mà liệt kê đầy đủ được các kỹ năng cần có của một cán

bộ quản lý

Tóm lại, qua nghiên cứu vấn đề quản lý giáo dục, quản lý Nhà nước vàĐảng ta đối với GD - ĐT nhằm tìm hiểu cơ sở lý luận của Đảng và Nhà nướcđối với sự nghiệp GD - ĐT Đề tài có định hướng cho việc nghiên cứu thựctiễn, đề xuất các biện pháp quản lý nói chung và đặc biệt là lĩnh vực quản lýhoạt động dạy học môn Âm nhạc tại các trường THCS Thành phố ThanhHoá

Trang 37

Chương 2

CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

2.1 Đặc điểm tự nhiên, tình hình kinh tế - xã hội và giáo dục thành phố Thanh Hóa :

Tỉnh lỵ Thanh Hoá được thành lập năm 1804, đến năm 1994 được nângcấp lên thành phố loại 3, và đến năm 2004 được nâng cấp lên thành phố loại 2

Thành phố Thanh Hoá là trung tâm Kinh tế- Chính trị- Xã hội của tỉnh.Diện tích 58,58 Km2, chiếm 5,2 % diện tích toàn tỉnh Địa hình thành phố ởđồng bằng nhưng lại có các núi: Hàm Rồng; núi Nhồi; núi Một và núi Long

Có những con sông như: sông Mã; sông Thọ Hạc; sông Cốc; sông Lai Thành;sông nhà Lê; sông kênh Bắc Thành phố có 12 Phường và 6 xã Dân số trên

30 vạn người; mật độ dân số nội thành là 17.188 ng/Km2

Thành phố có truyền thống anh dũng trong các cuộc kháng chiến chốngthực dân, đế quốc Thành phố Thanh Hóa nằm bên bờ sông Mã, có nhịp cầuHàm Rồng đã được khắc ghi trong trang sử vàng của dân tộc Thành phốThanh Hoá có nhiều thuận lợi trong mở rộng về quy mô và có đầy đủ điềukiện phát triển Kinh tế- Văn hoá- Giáo dục để trở thành thành phố du lịchbên bờ sông Mã chạy dài xuống biển Sầm Sơn Từ thành phố xuống Sầm Sơnchỉ với chiều dài 16 Km, chúng ta sẽ được đắm mình với khung cảnh nonnước hữu tình Bờ biển đã được thiên nhiên ưu ái với những lợi thế như bãitắm đẹp trải dài khoảng 10 Km, sóng nước trong xanh, bờ cát vàng thoai thoảibên cạnh có phong cảnh mây núi, là điểm dừng chân lý tưởng của những tua

du lịch, là điểm nghỉ ngơi của mọi lứa tuổi sau những ngày lao động vất vả

Nối tiếp truyền thống anh hùng của cha ông, Thành phố Thanh Hóangày nay đã và đang chuyển mình để hòa nhịp cùng đất nước Trong đó sựnghiệp giáo dục, đã được Đảng bộ, chính quyền và nhân dân hết sức quan tâmchăm lo nên có điều kiện phát triển nhanh, mạnh và bền vững Ngành giáo

Trang 38

dục đã và đang đóng góp những thành tựu vĩ đại cho sự nghiệp phát triển củanước nhà Trong đó, bộ môn Âm nhạc tại các trường Trung học cơ sở cũnggóp phần đáng kể trong việc tác động vào thế giới tinh thần của học sinh, qua

đó giúp cho việc phát triển tình cảm, thẩm mĩ, đạo đức và trí tuệ, góp phầnlàm cân bằng, hài hoà các nội dung giáo dục chung

2.2 Thực trạng dạy học môn Âm nhạc ở các trường trung học cơ sở thành phố Thanh Hoá :

2.2.1 Số lượng giáo viên dạy môn Âm nhạc, trình độ đào tạo, thâm niên công tác:

Hiện nay thành phố có 19 trường THCS, với 302 lớp và 11.776 học sinh Với đội ngũ 26 giáo viên dạy môn Âm nhạc Trong đó có 3 giáo viên có trình độ Đại học sư phạm âm nhạc, 23 giáo viên được đào tạo trình độ Cao đảng sư phạm âm nhạc, tất cả đều có thâm niên giảng dạy môn Âm nhạc từ 4 năm trở lên

B¶ng 1: §éi ngò gi¸o viªn gi¶ng d¹y m«n ¢m nh¹c các tr ở các trườ ường THCS

TRÌNH ĐỘ

SỐ LỚP

SỐ HỌC SINH

KIÊM TỔNG PHỤ TRÁCH

Trang 39

12 LÊ LỢI 01 CĐSPÂN 15 521 X

(Số liệu do phòng Giáo dục Thành phố cung cấp năm 2009)

Từ số liệu trên cho chúng ta thấy, về trình độ giáo viên: 100% giáo viên

đã đủ chuẩn và trên chuẩn, trong đó trên chuẩn là 03 giáo viên chiếm tỷ lệ11,5%; đạt chuẩn là 23 giáo viên chiếm tỷ lệ 88,5% Về bố trí giáo viên môn

Âm nhạc, có nhiều trường một giáo viên dạy từ 13 đến 16 lớp với trên 500học sinh, có trường một giáo viên chỉ dạy 8 lớp với khoảng 250 học sinh.Điều đó cho chúng ta thấy, công tác tổ chức cán bộ, sắp xếp giáo viên còn cóchỗ chưa hợp lý, số giáo viên dạy môn Âm nhạc chưa đủ theo quy định

2.2.2 Thùc tr¹ng d¹y häc m«n ¢m nh¹c ë c¸c trêng THCS thµnh phè Thanh Hãa

2.2.2.1 Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý, của giáo viên về môn Âm nhạc:

Để làm cơ sở cho việc đề xuất những biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn Âm nhạc thì việc đánh giá thực trạng về nhận thức của cán bộ quản

lý và giáo viên về môn Âm nhạc là rất cần thiết Như ở phần đầu đã trình bày

về phương pháp nghiên cứu, việc đánh giá thực trạng được tiến hành bằng một số phương pháp phù hợp đó là: Điều tra khảo sát bằng phiếu hỏi, phỏng vấn, nghiên cứu bằng quan sát tại chỗ, tổng kết kinh nghiệm Chúng tôi đã xây dựng phiếu hỏi ý kiến về thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý và giáo viên về môn Âm nhạc, kết quả thể hiện như sau:

Trang 40

Khôngcần thiết

2.2.2.2 Thực trạng việc thực hiện nội dung chương trình sách giáo khoa của giáo viên môn Âm nhạc.

Qua kết quả điều tra thực trạng việc thực hiện nội dung chương trình môn Âm nhạc ở các trường THCS tại thành phố Thanh Hoá cho thấy hầu hết giáo viên đều chấp hành tốt, không có trường hợp nào vi phạm việc cắt xén chương trình đặc biệt là việc chấp hành chỉ thị số 14 của Thủ tướng chính phủ

về việc đổi mới chương trình sách giáo khoa, tất cả cán bộ, giáo viên đều thựchiện một cách nghiêm túc và cố gắng thực hiện đổi mới phương pháp dạy

học Xem bảng phụ lục sau:

Ngày đăng: 17/12/2013, 22:44

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Hoàng Anh, Vũ Kim Thanh (1997), Giao tiếp sư phạm, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giao tiếp sư phạm
Tác giả: Hoàng Anh, Vũ Kim Thanh
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1997
2. Nguyễn Như An (1989), Hệ thống kỹ năng giảng dạy trên lớp và quy trình rèn luyện kỹ năng đó cho sinh viên khoa Tâm lý - Giáo dục, Luận án Tiến sĩ Giáo dục học, Trường ĐHSP Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hệ thống kỹ năng giảng dạy trên lớp và quy trình rèn luyện kỹ năng đó cho sinh viên khoa Tâm lý - Giáo dục
Tác giả: Nguyễn Như An
Năm: 1989
3. Ban Tư tưởng- Văn hoá TW (2006), Tài liệu học tập Nghị quyết Đại hội X của Đảng. NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài liệu học tập Nghị quyết Đại hội X của Đảng
Tác giả: Ban Tư tưởng- Văn hoá TW
Nhà XB: NXB Chính trị quốc gia
Năm: 2006
4. Nguyễn Ngọc Bảo (1997), Tổ chức hoạt động dạy học ở trường Trung học cơ sở, Nxb Giáo dục. Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tổ chức hoạt động dạy học ở trường Trung học cơ sở
Tác giả: Nguyễn Ngọc Bảo
Nhà XB: Nxb Giáo dục. Hà Nội
Năm: 1997
5. Phan Trần Bảng (2001), Phương pháp giảng dạy âm nhạc, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp giảng dạy âm nhạc
Tác giả: Phan Trần Bảng
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2001
6. Bộ GD- ĐT (2000), Quyết định của Bộ trưởng bộ GD- ĐT về ban hành điều lệ trường Tiểu học và Trung học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quyết định của Bộ trưởng bộ GD- ĐT về ban hành điều lệ trường Tiểu học và Trung học
Tác giả: Bộ GD- ĐT
Năm: 2000
7. Bộ GD- ĐT (2000), chiến lược phát triển Giáo dục 2001- 2010, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: chiến lược phát triển Giáo dục 2001- 2010
Tác giả: Bộ GD- ĐT
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2000
9. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006) Tập 1 “Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên THCS chu kỳ III môn Âm nhạc” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên THCS chu kỳ III môn Âm nhạc
11. Nguyễn Cúc (2008), Quản lý nhà nước về kinh tế, Nxb Chính trị quốc gia Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý nhà nước về kinh tế
Tác giả: Nguyễn Cúc
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2008
12. Đỗ Văn Chấn ( 1999), Qui hoạch phát triển Giáo dục- Đào tạo, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Qui hoạch phát triển Giáo dục- Đào tạo
13. Đỗ Văn Chấn (1998), Tài chính cho Giáo dục, dự báo, qui hoạch và kế hoạch phát triển giao dục, Trường cán bộ quản lý Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài chính cho Giáo dục, dự báo, qui hoạch và kế hoạch phát triển giao dục
Tác giả: Đỗ Văn Chấn
Năm: 1998
14. Nguyễn Đình Chinh, Nguyễn Ngọc Bảo (1992), Bài tập thực hành sư phạm, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài tập thực hành sư phạm
Tác giả: Nguyễn Đình Chinh, Nguyễn Ngọc Bảo
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1992
15. Nguyễn Đình Chỉnh (1997), Hình thành kỹ năng nghề nghiệp cho giáo sinh một yêu cầu cấp bách của đổi mới giáo dục, TCĐH và GDCN Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hình thành kỹ năng nghề nghiệp cho giáo sinh một yêu cầu cấp bách của đổi mới giáo dục
Tác giả: Nguyễn Đình Chỉnh
Năm: 1997
16. Chiến lược phát triển giáo dục 2001 - 2010 (2002), NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chiến lược phát triển giáo dục 2001 - 2010
Tác giả: Chiến lược phát triển giáo dục 2001 - 2010
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2002
17. Nguyễn Hữu Dũng (1995), Hình thành kỹ năng sư phạm cho giáo sinh sư phạm, Nxb Giáo dục Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hình thành kỹ năng sư phạm cho giáo sinh sư phạm
Tác giả: Nguyễn Hữu Dũng
Nhà XB: Nxb Giáo dục Hà Nội
Năm: 1995
18. Vũ Cao Đàm (1996), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, Nxb Khoa học kỹ thuật Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp luận nghiên cứu khoa học
Tác giả: Vũ Cao Đàm
Nhà XB: Nxb Khoa học kỹ thuật Hà Nội
Năm: 1996
19. Đảng cộng sản Việt Nam (1993), Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 BCHTW Đảng khoá VII, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 BCHTW Đảng khoá VII
Tác giả: Đảng cộng sản Việt Nam
Nhà XB: NXB Chính trị quốc gia
Năm: 1993
20. Đảng cộng sản Việt Nam (1997), Nghị quyết Hội nghị lần thứ 2 BCHTW Đảng khoá VIII, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị quyết Hội nghị lần thứ 2 BCHTW Đảng khoá VIII
Tác giả: Đảng cộng sản Việt Nam
Nhà XB: NXB Chính trị quốc gia
Năm: 1997
21. Đảng cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ IX, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ IX
Tác giả: Đảng cộng sản Việt Nam
Nhà XB: NXB Chính trị quốc gia
Năm: 2001
22. Đảng cộng sản Việt Nam (2002), Văn kiện Hội nghị lần thứ 6 BCHTW Đảng cộng sản Việt Nam khoá IX, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Hội nghị lần thứ 6 BCHTW Đảng cộng sản Việt Nam khoá IX
Tác giả: Đảng cộng sản Việt Nam
Nhà XB: NXB Chính trị quốc gia
Năm: 2002

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1: Đội ngũ  giáo viên giảng dạy môn Âm nhạc ở cỏc trường THCS  TP Thanh Hãa - Một số biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn âm nhạc ở các trường trung học cơ sở thành phố thanh hoá
Bảng 1 Đội ngũ giáo viên giảng dạy môn Âm nhạc ở cỏc trường THCS TP Thanh Hãa (Trang 38)
Bảng 2: Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý và giáo viên về môn Âm nhạc. - Một số biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn âm nhạc ở các trường trung học cơ sở thành phố thanh hoá
Bảng 2 Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý và giáo viên về môn Âm nhạc (Trang 40)
Bảng 2: Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý  và giáo viên về môn Âm nhạc. - Một số biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn âm nhạc ở các trường trung học cơ sở thành phố thanh hoá
Bảng 2 Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý và giáo viên về môn Âm nhạc (Trang 40)
Bảng 4: Thực trạng việc thực hiện đổi mới phương pháp giảng dạy môn Âm nhạc - Một số biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn âm nhạc ở các trường trung học cơ sở thành phố thanh hoá
Bảng 4 Thực trạng việc thực hiện đổi mới phương pháp giảng dạy môn Âm nhạc (Trang 41)
Bảng 4: Thực trạng việc thực hiện đổi mới phương pháp giảng dạy  môn Âm nhạc - Một số biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn âm nhạc ở các trường trung học cơ sở thành phố thanh hoá
Bảng 4 Thực trạng việc thực hiện đổi mới phương pháp giảng dạy môn Âm nhạc (Trang 41)
Bảng 5: Kết quả học tập môn Âm nhạc tại trường THCS Điện Biên - Một số biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn âm nhạc ở các trường trung học cơ sở thành phố thanh hoá
Bảng 5 Kết quả học tập môn Âm nhạc tại trường THCS Điện Biên (Trang 42)
Bảng 6: Kết quả học tập môn Âm nhạc tại trường THCS Minh Khai - Một số biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn âm nhạc ở các trường trung học cơ sở thành phố thanh hoá
Bảng 6 Kết quả học tập môn Âm nhạc tại trường THCS Minh Khai (Trang 42)
Bảng 5: Kết quả học tập môn Âm nhạc tại trường THCS Điện Biên - Một số biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn âm nhạc ở các trường trung học cơ sở thành phố thanh hoá
Bảng 5 Kết quả học tập môn Âm nhạc tại trường THCS Điện Biên (Trang 42)
Bảng 6: Kết quả học tập môn Âm nhạc tại trường THCS Minh Khai - Một số biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn âm nhạc ở các trường trung học cơ sở thành phố thanh hoá
Bảng 6 Kết quả học tập môn Âm nhạc tại trường THCS Minh Khai (Trang 42)
Bảng 8: Kết quả học tập môn Âm nhạc tại trường THCS Trần Mai Ninh: - Một số biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn âm nhạc ở các trường trung học cơ sở thành phố thanh hoá
Bảng 8 Kết quả học tập môn Âm nhạc tại trường THCS Trần Mai Ninh: (Trang 43)
Bảng 7: Kết quả học tập môn Âm nhạc tại trường THCS Quang Trung - Một số biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn âm nhạc ở các trường trung học cơ sở thành phố thanh hoá
Bảng 7 Kết quả học tập môn Âm nhạc tại trường THCS Quang Trung (Trang 43)
Bảng 10: Một số biện pháp quản lý quản lý hoạt động dạy học môn Âm nhạc của Hiệu trưởng trường THCS tại thành phố Thanh Hoá: - Một số biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn âm nhạc ở các trường trung học cơ sở thành phố thanh hoá
Bảng 10 Một số biện pháp quản lý quản lý hoạt động dạy học môn Âm nhạc của Hiệu trưởng trường THCS tại thành phố Thanh Hoá: (Trang 49)
Bảng 10: Một số biện pháp quản lý quản lý hoạt động dạy học môn Âm nhạc  của Hiệu trưởng trường THCS tại thành phố Thanh Hoá: - Một số biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn âm nhạc ở các trường trung học cơ sở thành phố thanh hoá
Bảng 10 Một số biện pháp quản lý quản lý hoạt động dạy học môn Âm nhạc của Hiệu trưởng trường THCS tại thành phố Thanh Hoá: (Trang 49)
Bảng 6: Tính cần thiết và khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn Âm nhạc của chuyên viên bộ môn Âm nhạc cấp sở Giáo dục  - Một số biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn âm nhạc ở các trường trung học cơ sở thành phố thanh hoá
Bảng 6 Tính cần thiết và khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn Âm nhạc của chuyên viên bộ môn Âm nhạc cấp sở Giáo dục (Trang 67)
Bảng 6: Tính cần thiết và khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động dạy học  môn Âm nhạc của chuyên viên bộ môn Âm nhạc cấp sở Giáo dục - Một số biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn âm nhạc ở các trường trung học cơ sở thành phố thanh hoá
Bảng 6 Tính cần thiết và khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn Âm nhạc của chuyên viên bộ môn Âm nhạc cấp sở Giáo dục (Trang 67)
Bảng 7: Tính cần thiết và khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn Âm nhạc của chuyên viên bộ môn Âm nhạc cấp Phòng Giáo dục thành  - Một số biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn âm nhạc ở các trường trung học cơ sở thành phố thanh hoá
Bảng 7 Tính cần thiết và khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn Âm nhạc của chuyên viên bộ môn Âm nhạc cấp Phòng Giáo dục thành (Trang 69)
Bảng 7: Tính cần thiết và khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động dạy học  môn Âm nhạc của chuyên viên bộ môn Âm nhạc cấp Phòng Giáo dục thành - Một số biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn âm nhạc ở các trường trung học cơ sở thành phố thanh hoá
Bảng 7 Tính cần thiết và khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn Âm nhạc của chuyên viên bộ môn Âm nhạc cấp Phòng Giáo dục thành (Trang 69)
Bảng 8: Tính cần thiết và khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn Âm nhạc của Hiệu trưởng trường THCS: - Một số biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn âm nhạc ở các trường trung học cơ sở thành phố thanh hoá
Bảng 8 Tính cần thiết và khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn Âm nhạc của Hiệu trưởng trường THCS: (Trang 70)
Bảng 8: Tính cần thiết và khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động dạy học  môn Âm nhạc của Hiệu trưởng trường THCS: - Một số biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn âm nhạc ở các trường trung học cơ sở thành phố thanh hoá
Bảng 8 Tính cần thiết và khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn Âm nhạc của Hiệu trưởng trường THCS: (Trang 70)
Bảng 9: Tính cần thiết và khả thi của các biện pháp đổi mới công tác quản lý hoạt động dạy học môn Âm nhạc cấp tổ chuyên môn tại trường THCS: - Một số biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn âm nhạc ở các trường trung học cơ sở thành phố thanh hoá
Bảng 9 Tính cần thiết và khả thi của các biện pháp đổi mới công tác quản lý hoạt động dạy học môn Âm nhạc cấp tổ chuyên môn tại trường THCS: (Trang 72)
10 Áp dụng các hình thức động   viên   khuyến   khích  - Một số biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn âm nhạc ở các trường trung học cơ sở thành phố thanh hoá
10 Áp dụng các hình thức động viên khuyến khích (Trang 72)
Bảng 9: Tính cần thiết và khả thi của các biện pháp đổi mới công tác quản lý  hoạt động dạy học môn Âm nhạc cấp tổ chuyên môn tại trường THCS: - Một số biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn âm nhạc ở các trường trung học cơ sở thành phố thanh hoá
Bảng 9 Tính cần thiết và khả thi của các biện pháp đổi mới công tác quản lý hoạt động dạy học môn Âm nhạc cấp tổ chuyên môn tại trường THCS: (Trang 72)
Bảng 10: Tính cần thiết và khả thi của các biện pháp đổi mới phương  pháp giảng dạy môn Âm nhạc của giáo viên trường THCS: - Một số biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn âm nhạc ở các trường trung học cơ sở thành phố thanh hoá
Bảng 10 Tính cần thiết và khả thi của các biện pháp đổi mới phương pháp giảng dạy môn Âm nhạc của giáo viên trường THCS: (Trang 75)
Bảng 11: Tính cần thiết và khả thi của các biện pháp đổi mới công tác thực tập sư phạm tại các trường THCS đối với sinh viên sư phạm âm nhạc : - Một số biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn âm nhạc ở các trường trung học cơ sở thành phố thanh hoá
Bảng 11 Tính cần thiết và khả thi của các biện pháp đổi mới công tác thực tập sư phạm tại các trường THCS đối với sinh viên sư phạm âm nhạc : (Trang 76)
Bảng 11: Tính cần thiết và khả thi của các biện pháp đổi mới công tác thực tập  sư phạm tại các trường THCS đối với sinh viên sư phạm âm nhạc : - Một số biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn âm nhạc ở các trường trung học cơ sở thành phố thanh hoá
Bảng 11 Tính cần thiết và khả thi của các biện pháp đổi mới công tác thực tập sư phạm tại các trường THCS đối với sinh viên sư phạm âm nhạc : (Trang 76)
10 Áp dụng các hình thức động viên khuyến khích học sinh học tập.   11 Tăng   cường   thăm   lớp,   dự   giờ  - Một số biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn âm nhạc ở các trường trung học cơ sở thành phố thanh hoá
10 Áp dụng các hình thức động viên khuyến khích học sinh học tập. 11 Tăng cường thăm lớp, dự giờ (Trang 96)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w