Giải pháp phát triển sản phẩm cho vay tiêu dùng tại NHTMCP Á Châu Cần Thơ
Trang 1Cần Thơ 2008
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH - -
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU CHI NHÁNH CẦN THƠ
MSSV: 4043491
Lớp: Tài chính ngân hàng 2 –K30
Trang 2LỜI CẢM TẠ
Sau 4 năm học tập và nghiên cứu tại Khoa Kinh tế và Quản trị kinh doanhtrường Đại học Cần Thơ Hôm nay, với những kiến thức đã học được ở trường vànhững kinh nghiệm thực tế trong quá trình thực tập tại ngân hàng TMCP Á Châuchi nhánh Cần Thơ em đã hoàn thành Luận văn Tốt nghiệp của mình Nhânquyển luận văn này, em xin gửi lời chân thành cảm ơn đến:
Quý Thầy Cô Trường Đại học Cần Thơ, đặc biệt là các Thầy Cô Khoa Kinhtế và Quản trị Kinh doanh, đã dầy công truyền đạt kiến thức cho em trong suốtbốn năm học tập tại trường Đặc biệt em xin gửi lời cám ơn đến Tiến sĩ LÊKHƯƠNG NINH, Thầy đã nhiệt tình hướng dẫn và đóng góp ý kiến giúp emhoàn thành luận văn này.
Bên cạnh đó, em cũng xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo, các cô chú, cácanh chị trong phòng Tín dụng và các phòng ban khác của Ngân hàng TMCP ÁChâu chi nhánh Cần Thơ đã tạo điều kiện cho em thực tập tại Ngân hàng giúp emcó điều kiện hoàn thành Luận văn của mình.
Tuy nhiên, do hạn chế về kiến thức và thời gian thực tập có hạn nên chắcchắn luận văn không tránh khỏi những sai sót Vì vậy em kính mong được sựđóng góp ý kiến của Quý Ngân hàng cùng Quý Thầy Cô để luận văn này hoànthiện hơn và có ý nghĩa thực tế hơn.
Cuối lời, em kính chúc quý Thầy Cô Khoa KT-QTKD cùng Quý Cô Chú,Anh Chị tại Ngân hàng TMCP Á Châu chi nhánh Cần Thơ được dồi dào sứckhỏe, công tác tốt, luôn vui vẽ trong cuộc sống và thành đạt trong công việc.
Trân trọng kính chào!
Cần Thơ, ngày tháng năm 2008Sinh viên thực hiện
Nguyễn Đỗ Thùy Uyên
LỜI CAM ĐOAN
Trang 3Tôi cam đoan rằng đề tài này là do chính tôi thực hiện, các số liệu thu thập vàkết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất kỳ đề tàinghiên cứu khoa học nào.
Cần Thơ, ngày … tháng … năm 2008Sinh viên thực hiện
Nguyễn Đỗ Thùy Uyên
NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP
Trang 5NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Trang 6NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN
Trang 71.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ……… ……2
1.2.1 Mục tiêu chung ………2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể ……2
1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU ……2
1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU … ……2
1.4.1 Giới hạn không gian ……2
1.4.2 Giới hạn thời gian ……2
1.4.3 Đối tượng nghiên cứu ……3
1.5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU … 3
1.5.1 Phương pháp thu thập số liệu .… 3
1.5.2 Phương pháp phân tích số liệu … 4
1.6 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU ……5
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN ……7
Trang 82.1 KHÁI QUÁT VỀ SẢN PHẨM CHO VAY TIÊU DÙNG ……7
2.1 Khái niệm cho vay tiêu dùng ……7
2.2 Đặc điểm cho vay tiêu dùng ……7
2.3 Đối tượng và điều kiện vay tiêu dùng tại ACB ……7
2.2 PHÂN LOẠI CHO VAY TIÊU DÙNG ……7
2.4.1 Cho vay tiêu dùng có tài sản đảm bảo 8
2.4.2 Cho vay tiêu dùng không có tài sản đảm bảo … … 9
2.3 MỘT SỐ SẢN PHẨM CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI ACB … 10
2.4 QUY TRÌNH CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI ACB … 12
2.4.1 Lập hồ sơ cho vay và phỏng vấn khách hàng … 13
2.4.2 Thẩm định cho vay … 14
2.4.3 Phê duyệt tín dụng … 17
2.4.4 Thương lượng các điều kiện vay … 18
2.4.5 Giải ngân … 18
2.5 NHỮNG THÁCH THỨC TRONG CHO VAY TIÊU DÙNG 19
Trang 9CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CHO VAY TIÊU DÙNGTẠI NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU CHI NHÁNH CẦN THƠ … 20
3.1 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ NHTMCP Á CHÂU .……… 20
3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển .… 20
3.1.2 Cơ cấu tổ chức và nguồn lực nhân sự .… 22
3.1.3 Các sản phẩm dịch vụ chính ….… 24
3.1.4 Mạng lưới phân phối và các đối tượng chiến lược … 24
3.1.5 Khái quát về NHTMCP Á Châu chi nhánh Cần Thơ …… 25
3.2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NHTMCP ÁCHÂU CHI NHÁNH CẦN THƠ QUA BA NĂM (2005-2007) … 30
3.2.1 Tình hình hoạt động kinh doanh của NHTMCP Á Châu chinhánh Cần Thơ qua ba năm ……… 30
3.2.2 Tình hình huy động vốn của NHTMCP Á Châu chi nhánh CầnThơ qua ba năm ……… 33
3.2.3 Tình hình sử dụng vốn của NHTMCP Á Châu chi nhánh CầnThơ qua ba năm ……… 36
3.3 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠINHTMCP Á CHÂU CHI NHÁNH CẦN THƠ QUA BA NĂM … 38
3.3.1 Thực trạng thị trường tiêu dùng hiện nay … 38
Trang 103.3.2 Thực trạng tín dụng tiêu dùng tại ACB chi nhánh Cần Thơ 40
CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰPHÁT TRIỂN SẢN PHẨM CHO VAY TIÊU DÙNG … 53
4.1 NHÓM CÁC NHÂN TỐ KHÁCH QUAN … 53
4.2 NHÓM CÁC NHÂN TỐ CHỦ QUAN 57
CHƯƠNG 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẺ PHÁT TRIỂN SẢN PHẨMCHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG … 60
5.1 MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU RỦI RO TRONG CHO VAY TIÊUDÙNG TẠI NHTMCP Á CHÂU CHI NHÁNH CẦN THƠ 615.1.1 Nâng cao vai trò của hệ thống tính điểm tự động đối với tín dụng tiêu dùng 615.1.2 Kiểm tra quá trình vay vốn, sử dụng vốn và quản lý giám sát tín dụng 65
5.1.3 Tăng cường tham gia các chế độ bảo hiểm tín dụng tiêu dùng66
5.2 CÁC BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM CHO VAY TIÊU DÙNGTẠI NGÂN HÀNG 67
5.2.1 Xây dựng thương hiệu ACB vững mạnh 675.2.2 Nâng cao trình độ đội ngũ nhân viên và phát triển hệ thống cơ sở hạ tầngtại chi nhánh Cần Thơ 69
5.2.3 Xây dựng và thực hiện chiến lược tiếp thị nhằm phát triển sản phẩm tiêudùng tại ACB chi nhánh Cần Thơ 69
5.2.4 Một số biện pháp khác 71
CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ….73
6.1 KẾT LUẬN …….73
6.2 KIẾN NGHỊ …… ….74
TÀI LIỆU THAM KHẢOPHỤ LỤC
Trang 11DANH MỤC BIỂU BẢNG
1 Trình độ chuyên môn và ngoại ngữ của nhân viên ACB Cần Thơ 292 Kết quả hoạt động kinh doanh của ACB Cần Thơ qua ba năm 303 Tình hình huy động vốn của ACB Cần Thơ qua ba năm
Trang 12DANH MỤC HÌNH
1 Quy trình cho vay tiêu dùng tại ngân hàng 12
2 Sơ đồ cơ cấu tổ chức ngân hàng TMCP Á Châu 223 Sơ đồ cơ cấu tổ chức ngân hàng TMCP Á Châu chi nhánh Cần Thơ 26
5 Sự biến động doanh thu và chi phí qua các năm 32
7 Tình hình cho vay và thu nợ qua các năm 378 Tỷ lệ khách hàng vay tiêu dùng tại các ngân hàng trên địa bàn TP
9 Tỷ trọng vay tiêu dùng tại ACB Cần thơ qua ba năm 4410 Mục đích vay tiêu dùng của khách hàng 4611 Doanh số cho vay tiêu dùng thế chấp qua các năm 4712 Doanh số cho vay tiêu dùng tín chấp qua các năm 5113 Tố độ giảm nợ quá hạn của khoản vay tiêu dùng thế chấp và tín chấp 5213 Các nhân tố tác động đến quyết định vay của khách hàng 58
Trang 13Loan CSR Nhân viên dịch vụ khách hàngNHNN Ngân hàng nhà nước
NHTM Ngân hàng thương mại
NHTMCP Ngân hàng thương mại cổ phầnTCTD Tổ chức tín dụng
TSĐB Tài sản đảm bảo
Trang 15
GVHD: TS Lê Khương Ninh SVTH: Nguyễn Đỗ Thùy Uyên
Trang 161.5.1 Phương pháp thu thập số liệu
1.5.1.1 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
Sử dụng phương pháp Bàn giấy (Desk research): phương pháp này có tên
gọi xuất phát ở chỗ người nghiên cứu có thể ngồi tại bàn giấy của mình để tiếnhành nghiên cứu không cần ra hiện trường Muốn vậy người người nghiên cứuphải sử dụng thông tin có sẵn khác nhau, không phải do tự mình điều tra cho đềtài nghiên cứu Ở luận văn này, sử dụng các số liệu thứ cấp được thu thập từ cácnguồn sau:
- Nguồn thông tin bên trong ngân hàng: là các số liệu và tài liệu do ngânhàng cung cấp như doanh số cho vay tiêu dùng qua các năm, doanh số thu nợ, dưnợ, cơ cấu tổ chức, cơ cấu nhân sự của ngân hàng
- Nguồn thông tin bên ngoài: được thu thập từ các loại sách báo, tạp chí, từtrang web của các ngân hàng như thông tin về tình hình chính trị, kinh tế, vănhóa, xã hội
1.5.1.2 Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp
Số liệu sơ cấp được thu thập bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp kháchhàng đang giao dịch với ACB chi nhánh Cần Thơ.
Hoạch định công tác thu thập số liệu sơ cấp
- Soạn thảo bản câu hỏi nghiên cứu.- Chọn mẫu điều tra:
+ Đối tượng mẫu: Khách hàng đang vay tiêu dùng tại bất kỳ một ngânhàng nào trên địa bàn thành phố Cần Thơ.
+ Phương pháp chọn mẫu: chọn mẫu thuận tiện phi xác suất Nghĩa là cácđơn vị mẫu được chọn ở tại một địa điểm vào một thời gian nhất định (phỏng vấnkhách hàng ngay sau khi giải ngân xong).
+ Cỡ mẫu: 40
- Điều tra thực địa, thu thập số liệu
Thời gian dự kiến là 01tuần (từ ngày 24/03/2008 đến 31/03/2008)
1.5.2 Phương pháp phân tích số liệu
1.5.2.1 Đối với số liệu thứ cấp
Sau khi được ngân hàng cung cấp và thu thập từ các nguồn bên ngoài, sẽtiến hành phân loại, hệ thống, kiểm tra sau đó sử dụng phương pháp tỷ trọng,
Trang 17phương pháp so sánh để phân tích về thực trạng của khoản vay tiêu dùng tại ngânhàng.
Phương pháp tỷ trọng
Xác dịnh phần trăm của từng yếu tố chiếm được trong tổng thể các yếu tốđang xem xét phân tích.
Phương pháp so sánh- Khái niệm
Là phương pháp xem xét một chỉ tiêu phân tích bằng cách dựa trên việc sosánh với một chỉ tiêu cơ sở (chỉ tiêu gốc) Đây là phương pháp đơn giản và đượcsử dụng nhiều nhất trong phân tích hoạt động kinh doanh cũng như trong phântích và dự báo các chỉ tiêu kinh tế - xã hội thuộc lĩnh vực kinh tế vĩ mô.
- Nguyên tắc so sánh + Tiêu chuẩn so sánh
Chỉ tiêu kế hoạch của một kỳ kinh doanh Tình hình thực hiện các kỳ kinh doanh đã qua Chỉ tiêu của các doanh nghiệp tiêu biểu cùng ngành Chỉ tiêu bình quân của ngành
Các thông số thị trường
Các chỉ tiêu có thể so sánh được
+ Điều kiện so sánh: Các chỉ tiêu so sánh được phải phù hợp về yếu tốkhông gian, thời gian; cùng nội dung kinh tế, đơn vị đo lường, phương pháp tínhtoán; quy mô và điều kiện kinh doanh.
- Các phương pháp so sánh
+ Phương pháp so sánh số tuyệt đối
Là kết quả của phép trừ giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của cácchỉ tiêu kinh tế.
F = FF = F t– F0
Trong đó: Ft là chỉ tiêu kinh tế ở kỳ phân tích F0 là chỉ tiêu kinh tế ở kỳ gốc + Phương pháp so sánh số tương đối
Là kết quả của phép chia giữa trị số kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉtiêu kinh tế.
Trang 181.5.2.2 Đối với số liệu sơ cấp
Tiến hành kiểm tra chỉnh lý các dữ liệu (làm sạch dữ liệu) đã thu thập đượctrong quá trình phỏng vấn Sau đó tiến hành mã hóa số liệu, nhập số liệu vào máytính Sử dụng phần mềm thống kê SPSS để phân tích dữ liệu, phát triển các môhình Cuối cùng là tóm tắt các kết quả phân tích được, hình thành biểu bảng vàdiễn giải kết quả.
1.6 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
Đề tài có sự tham khảo các tài liệu sau:
- Thái Phương Thảo (2007), “Tình hình hoạt động tín dụng tại ngân hàng
thương mại cổ phần Á Châu chi nhánh Cần Thơ”, Tiểu luận tốt nghiệp, Giáo
viên hướng dẫn ThS Phạm Thị Thu Trà, Đại học Cần Thơ Bài viết phân tích vềtình hình huy động vốn, cho vay và các chính sách tín dụng tại ngân hàng ÁChâu chi nhánh Cần Thơ trong 2 năm 2005 và 2006 Qua phân tích và tìm hiểuthực tế tại ngân hàng tác giả đã có những nhận xét và đánh giá sau:
+ Tình hình tài chính của ngân hàng khá bền vững và biến động theo xuhướng tích cực Vốn huy động chi nhánh năm sau cao hơn năm trước và chiếm tỷtrọng cao trong tổng nguồn vốn, số dư tiền gửi cao.
+ Chính sách huy động vốn và sử dụng vốn của ngân hàng rất hiệu quả, phùhợp với khả năng và vị thế của mình.
+ ACB Cần Thơ rất xem trọng nhân tố con người, xem đó là nhân tố quyếtđịnh thành công của đơn vị Nhân viên chi nhánh được quan tâm đào tạo nângcao trình độ nghiệp vụ.
+ Tuy nhiên do các tác nhân khách quan và chủ quan tác động, ngân hàngcũng có một số hạn chế như: Vốn huy động tăng nhưng phần lớn nguồn vốn ngắnhạn chiếm đa số trong khi đó nguồn vốn trong dân cư là không nhỏ, tác giả chorằng chi nhánh nên chủ động hơn trong việc thu hút khách hàng, mở rộng thịphần tín dụng Nợ quá hạn vẫn phát sinh, các chiến lược quãng bá vẫn chưa thậtsự có hiệu quả
+ Tóm lại tác giả nhận định rằng ngân hàng TMCP Á Châu chi nhánh CầnThơ là một ngân hàng có tiềm năng phát triển ở thành phố Do các dịch vụ khách
Trang 19hàng luôn cải tiến Trong tương lai có thể là mục tiêu cạnh tranh với các NHTMtrên địa bàn thành phố, nếu từng bước khắc phục được các hạn chế và hoàn thiệndần cơ chế hoạt động của mình.
- Tác giả Quỳnh Đan (2007), “14 năm ACB một cuộc chạy tiếp sức”, Bản tin
ACB tháng 06/2007 Bài viết là cuộc phỏng vấn Chủ tịch Hội đồng quản trị TrầnMộng Hùng về quá trình hình thành và phát triển của ACB trong 14 năm qua.Những thành tựu đạt được cũng như những khó khăn đã trải qua, định hướngphát triển trong những năm sắp tới Qua bài viết tác giả giúp người đọc hiểuđược: Bằng cách nào NHTMCP Á Châu đã trở thành NHTMCP số một ở ViệtNam về tổng tài sản và lợi nhuận Đâu là nhũng yếu tố tạo nên sự thành công củaACB trong 14 năm qua và cho chặng đường phía trước Câu trả lời chính là sựlãnh đạo tài tình của Hội đồng quản trị, nguyên tắc điều hành minh bạch cao vàquản trị tốt, hoạch định chiến lược kinh doanh cho ngân hàng phù hợp và có hiệuquả, sự liên kết đồng tâm của nhân viên, có chính sách để khuyến khích nhânviên, nắm bắt nhu cầu để phục vụ tốt khách hàng Qua bài viết tác giả cũngnhận thấy được ACB có một chiến lược tín dụng thận trọng – luôn duy trì tìnhtrạng tài chính ở mức độ an toàn cao
CHƯƠNG 2CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1 GIỚI THIỆU VỀ SẢN PHẨM CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI ACB 2.1.1 Khái niệm cho vay tiêu dùng
Trang 20Cho vay tiêu dùng là sản phẩm tín dụng nhằm hỗ trợ nguồn vốn cho kháchhàng để khách hàng sử dụng vào mục đích tiêu dùng như mua sắm vật dụng giađình, sữa chữa nhà ở, mua xe, mua nền nhà, làm kinh tế hộ gia đình, thanh toánhọc phí, đi du lịch, chữa bệnh, ma chay, cưới hỏi mà có thể cần hoặc không cầntài sản đảm bảo.
2.1.2 Đặc điểm cho vay tiêu dùng
Từ trước đến nay cho vay tiêu dùng vẫn được các ngân hàng coi là khoản mụcmang lại lợi nhuận khá cao, điều đó có nghĩa là nó đủ bù đắp chi phí huy độngvốn của ngân hàng Loại cho vay này đang chiếm một tỷ trọng đáng kể trong cácloại cho vay hiện nay tại ACB Tuy cho vay tiêu dùng thường chỉ là những mónvay nhỏ, nhưng đây là loại cho vay có số lượng khách hàng nhiều nhất, phát triểntốt loại vay này sẽ góp phần quan trọng đưa tiếng nói của ngân hàng rộng khắpquần chúng nhân dân và từ đó ngân hàng sẽ thu dược lợi nhuận khả quan nhất.
2.1.3 Đối tượng và điều kiện vay tiêu dùng tại ACB
Khách hàng vay vốn của ngân hàng phải hội đủ các điều kiện sau:
- Người vay vốn là công dân Việt Nam từ 18 tuổi trở lên không bị bệnh tâmthần có đủ năng lực pháp luật, năng lực hành vi dân sự theo quy định tại Luật dânsự Việt Nam.
- Có mục đích vay hợp pháp.- Có khả năng trả nợ.
- Có giấy chứng minh nhân dân, có hộ khẩu thường trú tại địa phương haylàm việc tại doanh nghiệp có trụ sở cùng địa phương với đơn vị tác nghiệp củangân hàng.
2.2 PHÂN LOẠI CHO VAY TIÊU DÙNG
Cho vay tiêu dùng được phân loại dựa vào tài sản đảm bảo khi vay Cho vaytiêu dùng hiện nay tại ACB Cần Thơ được chia ra làm hai loại:
- Cho vay tiêu dùng trong trường hợp có tài sản đảm bảo (Thế Chấp).- Cho vay tiêu dùng trong trường hợp không có tài sản đảm bảo (Tín chấp).
2.2.1 Cho vay tiêu dùng có tài sản đảm bảo (Cho vay thế chấp)
2.2.1.1 Phạm vi áp dụng
Trang 21- Bao gồm tất cả các khoản cho vay với mục đích tiêu dùng cho cá nhân vàgia đình hàng ngày (như mua sắm phương tiện đi lại, mua sắm đồ dùng gia đình,tiện nghi sinh hoạt, chi phí sinh hoạt cá nhân, đời sống cá nhân và gia đình).
- Loại cho vay này thường theo phương thức trả góp hàng tháng hay địnhkỳ với thời hạn trung hoặc dài hạn (đôi khi vẫn cho vay ngắn hạn theo phươngthức trả góp hoặc trả lãi, đáo hạn hợp đồng sẽ trả vốn theo đề nghị của kháchhàng (người vay)).
- Có thể cho vay trực tiếp khách hàng hoặc cho vay gián tiếp trả thẳng tiềncho các đơn vị bán hàng tiêu dùng cho khách hàng (người vay)).
- Loại cho vay này khuyến khích người tiêu dùng chi tiêu trước thu nhập,chưa đủ thu nhập vẫn có thể sở hữu được tài sản, sản phẩm tiêu dùng như ý, chỉcần có ý thức tiết kiệm tích góp một thời gian thì sản phẩm tiêu dùng đó sẽ hoàntoàn thuộc về mình Người tiêu dùng còn tiếp cận ngay với sản phẩm mới, có giátrị mà không phải đợi đến khi có đủ thu nhập Qua đó kích thích sản xuất tiêu thụtrong nền kinh tế, ngân hàng nhanh chóng mở rộng hoạt động tín dụng.
2.2.1.2 Những quy định chung
- Khi cho vay phải luôn chú ý đến: Tình hình nợ nần của khách hàng, mụcđích vay cụ thể, giá trị mua sắm, chi tiêu là gì? Khả năng trả nợ, thu nhập dànhtrả nợ, tính thanh khoản trả nợ.
- Loại vay tiêu dùng có thể dùng cho nhiều mục đích khác nhau, thườnggiá trị vay không lớn nhưng vẫn phải biết rõ tiêu dùng vào mục đích cơ bản nào,nhằm hạn chế rủi ro sau này.
- Thời hạn cho vay thường là trung hạn (<=5 năm) Tùy theo mức vay, khảnăng trả nợ và yêu cầu khách hàng bố trí một thời hạn vay thích hợp.
- Phương thức vay chủ yếu là trả góp vốn và lãi hàng tháng hoặc định kỳ,các trường hợp khác vẫn xem xét giải quyết nhưng cần có ý kiến của ban lãnhđạo hoặc HĐTD/ BTD.
- Lãi được tính trên dư nợ giảm dần hoặc cố định trên dư nợ vay ban đầu.Tuỳ theo từng trường hợp áp dụng cách tính nào sẽ có lãi suất cho vay thích hợp.
- Khoản vay được chia đều số tiền phải trả trong từng kỳ cụ thể Nếu trảkhông đúng mức quy định mà không có được một thỏa thuận nào khác, sẽ lập tứcbị phân loại chuyển sang loại vay có nợ trễ kỳ hoặc nợ quá hạn, nợ xấu theo quy
Trang 22định của ngân hàng Nhà nước và ACB Một số khoản vay được đảm bảo bằng tàisản có tính thanh khoản cao (như thế chấp sổ tiết kiệm, tiền gửi chứng khoánmạnh ) sẽ không áp dụng quy định trên.
- Tính ổn định của thu nhập khách hàng và tỷ lệ thu nhập trên giá trị khoảnvay càng cao sẽ là tiêu chuẩn quan trọng trong việc xét duyệt cho vay Thu nhậpphụ của các thành viên trong gia đình, có sự cam kết đồng trả nợ, có mối quan hệvới người vay rõ ràng, hợp lý cũng là yếu tố tham khảo trong việc xét duyệt.
- Thế chấp trực tiếp, hoặc tài sản thế chấp, cầm cố do người thứ ba bảolãnh càng có giá trị cao, dễ bán, tính thanh khoản cao là yếu tố quyết định trongquá trình cho vay Cần lưu ý khi có tài sản thế chấp, cầm cố, bảo lãnh thì phảixem xét mối quan hệ gần gũi với người vay như thế nào, có cùng chung sử dụngmón vay hay không và cần xem xét tư cách của người này cũng như khả năng trảnợ vay của họ.
- Vay tiêu dùng từng món vay thường có giá trị không lớn nhưng có rấtnhiều khách hàng tham gia vì vậy ngân hàng phải có chương trình nhập, tổ chứcquy trình cho vay - thu nợ khoa học thì mới quản lý được khách hàng đặc biệt làcông tác thu hồi nợ, xử lý nợ chặt chẽ, chính xác và kịp thời.
2.2.2 Cho vay tiêu dùng không có tài sản đảm bảo (Cho vay tín chấp)
2.2.2.1 Phạm vi áp dụng
Cho vay tiêu dùng tín chấp bao gồm tất cả các khoản cho vay cho mục đích
tiêu dùng sinh hoạt cá nhân và gia đình hàng ngày bao gồm:
- Mua xe, sửa chữa xe- Xây nhà, sửa chữa nhà- Học tập
- Sản xuất kinh doanh- Du lịch
- Mua nhà, đất
- Mua vật dụng gia đình- Các mục đích tiêu dùng khác
2.2.2.2 Các quy định chung
Khi thẩm định khách hàng, sở Giao dịch và chi nhánh cần quan tâm tớinhân thân và khả năng trả nợ của khách hàng thể hiện qua:
Trang 23- Lịch sử trả nợ của kách hàng: Lịch sử trả nợ của khách hàng được thẻhiện qua quá trình thanh toán các khoản vay trong quá khứ tại ACB hay bất kỳ tổchức tín dụng nào khác.
- Uy tín khách hàng trong xã hội thể hiện qua vị trí công tác, quan hệ bạnbè hay quan hệ hàng xóm.
- Thu nhập và tính ổn định của thu nhập thể hiện qua vị trí công tác, quymô đơn vị khách hàng đang công tác, thời gian công tác, sự khan hiếm trên thịtrường lao động
- Mức trả nợ hàng tháng bao gồm tất cả các nghiệp vụ tài chính hàng thángcủa khách hàng tính cả bảo hiểm và các khoản nợ cá nhân Trường hợp cácnghiệp vụ này không phát sinh hàng tháng thì tính trung bình các tháng có phatsinh nghiệp vụ tài chính để ra được mức trả nợ bình quân của khách hàng Tùytheo từng nhóm khách hàng nhưng mức trả nợ không vượt quá 50% mức vay.
- Tính ổn định của nơi khách hàng cư ngụ thể hiện qua tình trạng hôn nhâncủa khách hàng, tính pháp lý của bất động sản nơi khách hàng cư ngụ.
- Các nguồn trả nợ thay thế.
2.3 MỘT SỐ SẢN PHẨM CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI ACB HIỆN NAY
- Cho vay trả góp mua nhà ở, nền nhà: Thời gian cho vay tối đa 120 tháng.
Loại tiền vay: VND hoặc vàng SJC Lãi suất theo lãi suất hiện hành của ACB.Phương thức trả nợ: trả lãi hàng tháng và vốn trả vào cuối kỳ.
- Cho vay mua nền nhà Phú Mỹ Hưng: Thời gian cho vay tối đa 240 tháng.
Loại tiền vay: VND Lãi suất theo lãi suất hiện hành của ACB Mức cho vay tốiđa 70% giá trị căn nhà mua Phương thức trả nợ: trả dần vốn và lãi theo định kỳ.
- Cho vay mua biệt thự Riviera: Thời gian cho vay tối đa 144 tháng Loại tiền
vay: VND Lãi suất theo lãi suất hiện hành của ACB Phương thức trả nợ: trả dầnvốn và lãi theo định kỳ.
- Cho vay trả góp xây dựng sửa chữa nhà: Thời gian cho vay tối đa 84 tháng.
Loại tiền vay: VND hay vàng SJC Lãi suất theo lãi suất hiện hành của ACB.Mức cho vay được xác định dựa vào nhu cầu vốn thực tế (căn cứ vào dự toáncông trình), trị giá tài sản thế chấp, cầm cố đảm bảo cho khoản vay, khả năngthanh toán nợ của khách hàng Phương thức trả nợ: trả lãi hàng tháng và vốn trả
Trang 24vào cuối kỳ (nếu vay ngắn hạn) hoặc trả dần (vốn + lãi) hàng tháng (nếu vaytrung dài hạn).
- Cho vay trả góp sinh hoạt tiêu dùng: Thời gian cho vay tối đa 60 tháng Loại
tiền vay: VND hoặc vàng SJC Lãi suất theo quy định hiệ hành của ACB Mứccho vay theo nhu cầu khách hàng tối đa không vượt quá 100 triệu VND và giá trịtài sản cầm cố, thế chấp Phương thức trả nợ: trả lãi hàng tháng và vốn trả vàocuối kỳ (nếu vay ngắn hạn), hoặc trả dần (vốn + lãi) hàng tháng (nếu vay trungdài hạn).
- Cho vay hỗ trợ tiêu dùng: Thời gian cho vay từ 12 đến 60 tháng Loại tiền
vay: VND Lãi suất add- on theo quy định hiện hành của ACB Mức cho vay: tốiđa 200 triệu VND tùy theo nhu cầu và khả năng trả nợ của khách hàng Phươngthức trả nợ: trả dần (vốn + lãi) hàng tháng.
- Cho vay mua xe ô tô cầm cố bằng chính xe mua: Thời gian cho vay tối đa 36
tháng Loại tiền vay: VND hoặc vàng SJC Lãi suất theo quy định hiện hành củaACB Mức cho vay căn cứ nhu cầu vay vốn và khả năng trả nợ tối đa 60% trị giámua xe Phương thức trả nợ: trả dần (vốn + lãi) hàng tháng.
- Cho vay du học: Thời gian cho vay tối đa 120 tháng Loại tiền vay: VND.
Lãi suất theo quy định hiện hành của ACB Mức cho vay xác định dựa trên:+ Nhu cầu vốn và khả năng trả nợ của khách hàng.
+ Tổng số tiền cho vay với một khách hàng không vượt quá mức chi phí hợplý (bao gồm học phí, sinh hoạt phí, y tế ) cho toàn bộ khóa học do nhà trườnghoặc cơ sở giáo dục ở nước ngoài thông báo.
+ Trị giá tài sản thế chấp, cầm cố đảm bảo cho khoản vay.
Phương thức trả nợ: trả lãi hàng tháng và vốn trả vào cuối kỳ (nếu vay ngắnhạn) hoặc trả dần (vốn + lãi) hàng tháng (nếu vay trung dài hạn).
- Cho vay cầm cố sổ tiết kiệm, giấy tờ có giá: Thời hạn vay được xác định phù
hợp với nhu cầu người vay Loại tiền vay: VND, USD, vàng, EUR theo quy địnhvề quản lý ngoại hối Mức cho vay theo nhu cầu của khách hàng Lãi suất theoquy định hiện hành của ACB Phương thức trả nợ: nợ gốc và lãi vay được thnahtoán một hoặc nhiều lần trong thời hạn vay.
- Cho vay thẻ tín dụng (quốc tế, nội địa): Cho vay đối với số tiền đã chi tiêu
trên thẻ và chưa thể hoàn trả khi đến hạn thanh toán Thời gian cho vay tối đa 12
Trang 25tháng Loại tiền vay: VND hoặc USD Lãi suất và phí theo quy định hiện hànhcủa ACB Mức cho vay tối đa 80% số tiền đã chi tiêu trên thẻ tín dụng Tài sảnđẩm bảo: ký quỹ bằng tiền mặt, sổ tiết kiệm hoặc chứng từ có giá do ACB pháthành hoặc được cấp tín chấp tùy theo đối tượng Phương thức trả nợ: thanh toánhàng tháng tối thiểu 20% số tiền chi tiêu trên thẻ theo bảng kê giao dịch hàngtháng Số tiền chi tiêu trên thẻ không được trừ vào số tiền đã ký quỹ.
- Cho vay thế chấp chứng khoán:
+ Thời gian cho vay:
Cho vay từng lần thời hạn tối đa 12 tháng.
Cho vay theo hạn mức tín dụng: Thời hạn hiệu lực của hạn mức tín dụngtối đa 12 tháng Mỗi khế ước nhận nợ có thời hạn tối đa không quá 6 tháng.
+ Loại tiền vay: VND Lãi suất và mức cho vay theo quy định của ACB.Phương thức trả nợ: Trả lãi hàng tháng hoặc hàng quý, trả vốn khi đáo hạn.Hoặc trả lãi và vốn một lần khi đáo hạn.
2.4 QUY TRÌNH CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI ACB CẦN THƠ
Hình 1: Quy trình cho vay tiêu dùng tại ACB Cần Thơ
Có 5 bước cơ bản trong quy trình cho vay tiêu dùng: - Lập hồ sơ vay và phỏng vấn khách hàng.
- Thẩm định khách hàng và thẩm định TSĐB (nếu là cho vay thế chấp).- Phê duyêt tín dụng.
- Thương lượng với khách hàng và điều chỉnh cho vay.
Tái thươnglượng với KH
Giải ngân vàthu hồi nợKhông đồng
ý cho vay
Lập hồ sơ vayvà phỏng vấn
Thẩm định Phê duyệttín dụng
Đồng ý cho vay
Trang 26- Giải ngân và thu hồi nợ.
2.4.1 Lập hồ sơ cho vay và phỏng vấn khách hàng
2.4.1.1 Lập hồ sơ vay
Gồm có các chứng từ sau
- Giấy đề nghị vay vốn (theo mẫu): Khi người vay đến ngân hàng thì cánbộ tín dụng (AO hoặc Loan CSR) có trách nhiệm hướng dẫn khách hàng khaiđầy đủ chi tiết như mẫu đơn quy định Trong đó chú ý tên, địa chỉ rõ ràng, sửdụng vốn vào việc gì? Có nguồn thu nhập nào, TSĐB là gì, số tiền vay, phươngthức trả nợ.
- Các giấy tờ có liên quan đến mục đích vay, nhu cầu vay vốn (nếu có) Vídụ hóa đơn, giấy báo giá, dự trù chi phí… Cung cấp càng đầy đủ càng tốt Tuynhiên trong trường hợp vay sinh hoạt không thể cung cấp chứng từ thì cán bộ tíndụng hướng dẫn khách hàng tự khai và thẩm định lời khai đó.
- Các giấy tờ chứng minh nguồn thu nhập như giấy phép kinh doanh, giấyxác nhận thu nhập của cơ quan sử dụng lao động, bảng lương, giấy xác nhậnnghề nghiệp khác, giấy ủy nhiệm trích lương hàng tháng từ ngân hàng nếu ngườivay là CBCNV có tài khoản tại ngân hàng… Yếu tố này rất quan trọng trong việctrả nợ sau này, khả năng thu nhập càng cao, tính ổn định lâu dài càng nhiều thìviệc trả nợ sẽ dễ dàng Vì vậy nên giải thích rõ ràng để khách hàng am hiểu,không quá nặng nề mà chỉ cung cấp chứng từ có thể linh hoạt dưới nhiều hìnhthức thích hợp, gọn nhẹ.
- Hồ sơ pháp lý liên quan đến TSĐB: bao gồm+ Bản sao giấy tờ bất động sản thế chấp.+ Bản sao giấy tờ động sản cầm cố.
+ Bản sao giấy tờ tài sản thế chấp, cầm cố của người bảo lãnh (nếu có).+ Các giấy tờ khác (Chứng khoán có giá, sổ tiết kiệm, tài khoản tiền gửi,…) Nếu có điều kiện cần kiểm tra từ đầu bản chính các loại chứng từ này, nếukhách hàng không xuất trình được thì phải tìm cách thẩm định tính trung thực,chính xác, hạn chế các trường hợp giấy tờ giả mạo, lừa đảo.
2.4.1.2 Phỏng vấn khách hàng
Trang 27Đây là bước đầu khi khách hàng đặt mối quan hệ với ngân hàng, cán bộphỏng vấn khi tiếp nhận hồ sơ phải am tường kỹ thuật nghiệp vụ của loại vaynày, cách thức phỏng vấn phải nhằm tạo mối quan hệ thiện cảm của khách hàngđối với ngân hàng ngay từ đầu, giúp khách hàng hiểu rõ những quy định cụ thể,biết cách thức lập hồ sơ một cách nhẹ nhàng, đơn giản.
Qua phỏng vấn trực tiếp giúp:
- Ngân hàng phát hiện khách hàng tiềm năng, có thể đến các quan hệ vay,dịch vụ khác sau này.
- Ghi nhận nhu cầu vay vốn làm cơ sở để thương lượng tiếp theo.- Giúp khách hàng thấy rõ quy trình cho vay, trả nợ.
- Ghi nhận các thông tin cần thiết cho việc thẩm định thông tin, đồng thờilưu trữ thông tin khách hàng trong dữ liệu của ngân hàng, giúp hỗ trợ công tácthống kê, khai thác tài liệu, dữ liệu sau này khi tiến hành lập thủ tục vay thế chấp,cầm cố
- Giúp sàng lọc khách hàng ngay từ đầu, tránh lãng phí nguồn nhân lực củangân hàng.
- Sau cùng, người phỏng vấn phải cho khách hàng biết được khoản vay cókhả năng phê duyệt hay không, cần bổ sung thêm những chứng từ gì Tuy nhiêncũng cần cho khách hàng biết họ không phải là người phê duyệt cuối cùng, cácchỉ tiêu cụ thể của khoản vay còn phải qua quá trình thẩm định, phân tích bổsung chứng từ và phải qua HĐTD/ BTD phê duyệt chính thức.
Trang 28- Khách hàng đủ điều kiện về tài chính: Một khách hàng đủ điều kiện vềtài chính là khách hàng có đủ khả năng trả nợ (vốn + lãi) đúng hạn mà khônggặp phải bất kỳ một khó khăn nào Vì vậy cán bộ thẩm định phải đánh giá đúng,tính toán đúng được tổng thu nhập hiện tại, dự báo được cả thu nhập trong tươnglai, xác định tổng chi phí cho sinh hoạt và chi phí khác.
Tổng thu nhập bao gồm thu nhập bằng tiền ổn định hàng tháng Thôngthường khách hàng có 2 nguồn thu nhập: thu nhập thường xuyên và thu nhậpkhông thường xuyên Thu nhập thường xuyên là thu nhập từ các nguồn ổn địnhnhư lương, thưởng, cổ tức, cho thuê nhà, xe, kinh doanh… Thu nhập khôngthường xuyên là thu nhập phát sinh không theo định kỳ như tiền hoa hồng, tiềnlàm ngoài giờ, tăng ca, bán nhà… Tổng thu nhập được tính theo công thức:
Tổng thu nhập = TN thường xuyên + 50% TN không thường xuyên
Thu nhập ổn định lệ thuộc vào tính cách nghề nghiệp, quá trình công tác,địa vị chức vụ, quá trình đào tạo, trình độ học vấn, quy mô và tình hình tài chínhcủa cơ sở kinh doanh… Ngoài ra khách hàng còn phải có thiện chí trả nợ, dựđoán yếu tố này thường dựa vào tình hình trả nợ trong quá khứ và tư cách củakhách hàng Một khoản vay nếu khách hàng dùng vốn tự có càng lớn so với vốnvay chứng tỏ năng lực tài chính mạnh, có ý thức trả nợ và thường ít gặp rủi rohơn nếu khách hàng chỉ dùng vốn vay ngân hàng.
Hoàn cảnh gia đình khách hàng cũng là yếu tố quan trọng trong việc xácđịnh tính thống nhất trong khi vay, sự hợp tác đồng trả nợ cao, ít tốn kém chi phínếu gia đình có ít người phải nuôi dưỡng hoặc họ đều có việc làm ổn định.
Cuối cùng sau khi thu thập đủ thông tin cần thiết phải đưa vào hệ thốngchấm điểm tín dụng Hệ thống chấm điểm tín dụng dựa trên những tiêu chí cầnthiết sẽ là yếu tố quan trọng trong việc xét duỵêt cho vay.
- Tính ổn định của thu nhập: Thu nhập ổn định xuất phát từ công ăn việclàm có quá trình ổn định lâu dài, có nhiều kinh nghiệm nghề nghiệp, ít dời đổicông tác.
+ Thu nhập tối thiểu ổn định là thu nhập thuần hàng tháng từ việc làm chínhthức của khách hàng và các khoản thu nhập phụ khác như tiền thưởng hoa hồng,tiền làm ngoài giờ, bán thời gian, thời vụ Các khoản thu nhập phụ không thườngxuyên nhưng thường xuyên lặp lại thì cũng được tính vào thu nhập chung.
Trang 29+ Thu nhập của các thành viên khác trong gia đình có tính ổn định, có tíchlũy và cam kết cùng trả nợ cũng là yếu tố bổ sung.
+ Thu nhập khác như cho thuê nhà, thuê xe, cổ tức, hùn vốn liên doanh…cũng được xem xét.
Những trường hợp không có chứng từ chứng minh thu nhập, cán bộ thẩmđịnh phải đi sâu vào tìm hiểu qua chính quyền địa phương, người lối xóm, bạnbè, người thân và thị sát hiện trường.
- Tỷ lệ chi phí trên tổng thu nhập: Xem xét tỷ lệ này để xác định được tỷlệ thu nhập ròng dùng để trả nợ vay
Tổng thu nhập bao gồm các yếu tố đã đề cập ở phần trên.
Tổng chi phí bao gồm tất cả các yếu tố chi phí cho sinh hoạt tiêu dùng cánhân và gia đình, các loại chi phí khác như tiền thuê nhà, thuê các loại, chi phíbảo hiểm Tỷ lệ chi phí/ thu nhập càng lớn chứng tỏ thu nhập tích luỹ càng cao.
Thu nhập còn lại dùng để trả nợ món vay (trừ các khoản vay khác hoặc nợphải trả khác) là yếu tố góp phần quyết định mức cho vay.
Trường hợp khả năng trả nợ món vay thấp có thể xét đến các yếu tố khácnhư tình hình tài sản, các khoản phải thu của khách hàng, thói quen tiết kiệm, uytín trả nợ trong quá khứ, các nguồn thu nhập trong tương lai đáng tin cậy đểquyết định cho vay Một khách hàng có nhiều tài sản, có uy tín, có tiện chí trả nợsẽ dễ dàng được phê duyệt cho vay.
- Cân đối tài sản và công nợ
Công nợ thấp so với tổng tài sản của khách hàng, các khoản phải thu đềutập trung về ngân hàng cho vay, khả năng tích luỹ tài sản của khách hàng sẽ giúpngân hàng an tâm cho vay, nhất là trường hợp tài sản đó đều được thế chấp, cầmcố cho ngân hàng.
2.4.2.2 Thẩm dịnh TSĐB
Các quy dịnh về TSĐB được xem xét trong quá trinh thẩm định thế chấphoặc cầm cố Các tài sản có khả năng thanh khoản cao sẽ dễ dàng được ngânhàng chấp thuận cho vay.
Mức cho vay quá thấp so với giá trị TSĐB sẽ dễ mất khách hàng vì khônglàm hài lòng, nhất là trường hợp khách hàng có nhu cầu vốn chính đáng Ngược
Trang 30lại mức cho vay quá cao so với TSĐB cũng dễ gặp rủi ro nhất là khi có biến độnggiá cả TSĐB.
Các trường hợp ngoài quy định cần xin ý kiến phê duyệt của cấp trên để bổsung các điều kiện cần thiết.
2.4.3 Phê duyệt tín dụng
2.4.3.1 Quy trình phê duyệt
- Sau khi cán bộ tín dụng đã thẩm định và lập xong tờ trình cho vay, hồ sơvà tờ trình sẽ được cán bộ thẩm định trực tiếp trình bày trước BTD chi nhánh/Hội sở oặc HĐTD tùy theo phân cấp hạn mức phán quyết.
- Hồ sơ phê duyệt xong, BTD có thẩm quyền sẽ gửi biên bản phê duyệt vềnơi cho vay để làm căn cứ thực hiện các bước tiếp theo trong quy trình cho vay.
- Hồ sơ không được duyệt, BTD/ HĐTD cũng thông báo cho nơi cho vayđược biết để giải thích cho khách hàng hoặc khách hàng cần bổ sung thêm nhữngđiều kiện gì Sau khi khách hàng đáp ứng những điều kiện bổ sung, hồ sơ vay sẽđược tiến hành theo quy trình bình thường.
2.4.3.2 Tờ trình phê duyệt
Tờ trình do cán bộ thẩm định (A/O) thực hiện theo mẫu thống nhất quyđịnh nhằm đảm bảo đầy đủ (không thừa, không thiếu) những thông tin cần thiết.Nội dung tờ trình bao gồm:
- Cơ sở pháp lý của khách hàng: tư cách khách hàng, hoàn cảnh gia đình,nghề nghiệp, cơ sở pháp lý về kinh doanh.
- Quá trình tiếp nhận hồ sơ, xử lý hồ sơ.
- Quá trình lịch sử tín dụng ACB tại nơi khách hàng uy tín thanh toán.- Mục đích khoản vay, nhu cầu vốn, thời hạn vay.
- Tình hình tài chính: Mức độ ổn định thu nhập, tỷ lệ thu nhập/ Chi phí;Các chứng từ chứng minh thu nhập; Các số liệu phân tích, đánh giá từng nguồnthu nhập, độ tin cậy của nguồn thu nhập, các yếu tố chi phí, công nợ ảnh hưởngđến thu nhập; Thu nhập ròng dành trả nợ ngân hàng.
- Tình hình tài sản thế chấp, cầm cố: Đánh giá tài sản theo phương phápthẩm định của ACB nhận xét về tài sản, tính thanh khoản của tài sản này, cácđiều kiện theo dõi, giám sát, bảo quản tài sản (nếu cần)
Trang 31- Kết luận: Nhận xét; Kiến nghị về mức cho vay, lãi suất, thời hạn, điềukiện ràng buộc khác
2.4.4 Thương lượng các điều kiện vay
Sau khi đơn vay vốn đã dược BTD/ HĐTD cấp phụ trách phê duyệt, thườngtrong biên bản phê duyệt có đính kèm một số điều kiện bổ sung thường gặp như:Thời hạn vay, mức cho vay; Kế hoạch trả lãi và vốn gốc; Các điều kiện ràngbuộc và cam kết thực hiện; Các điều khoản đảm bảo tiền vay; Các chứng từchứng minh sử dụng vốn.
Trong trường hợp đặc biệt ngân hàng có thể từ chối cho vay hoặc đưa nhữngđiều kiện mà khách hàng chưa thể đáp ứng ngay được.
Cán bộ thẩm định phải thông báo kết quả phê duyệt ngay cho khách hàng Nếukhách hàng đáp ứng ngay thì các thủ tục của quy trình cho vay sẽ được tiếp tụctiến hành Nếu khách hàng quay lại ngân hàng để tìm hiêu nguyên nhân vàthương lượng lại thì ngân hàng có thể xem xét, đàm phán để có thể đưa ra kếtluận mà 2 bên thống nhất sau khi ngân hàng đã kiểm tra lại một số thông tin cóthể bị sai lệch hoặc khách hàng có cách bổ sung thêm chứng từ, điều kiện khácmà ngân hàng có thể chấp nhận được.
2.4.5 Giải ngân và thu hồi nợ
Trước khi ký hợp đồng tín dụng và chấp nhận với ngân hàng để nhận tiền giảingân, ngân hàng cần thực hiện các việc sau đây:
- Khách hàng nộp đầy đủ chứng từ pháp lý: bao gồm giấy tờ TSĐB, bảo lãnh,hỗ trợ trả nợ, giấy tùy thân, giấy tờ chứng minh mục đích sử dụng vốn vay
- Lập thủ tục thế chấp cầm cố TSĐB và điều kiện giao dịch đảm bảo theo quyđịnh của nhà nước.
- Ngoài ra nếu ngân hàng nhận cầm cố tài sản thì cán bộ tín dụng phải xuốnghiện trường kiểm tra tài sản và ký biên bản giao nhận về kho của ngân hàng haykho do ngân hàng chỉ định hoặc để tại kho khách hàng nếu được ngân hàng chấpthuận.
- Bộ pháp lý chứng từ kiểm tra lại toàn bộ giấy tờ bản chính nhận thế chấp,cầm cố, các giấy tờ chứng nhận thế chấp, cầm cố đã được cơ quan nhà nước liênquan xác nhận, lập thủ tục niêm phong và giao cho bộ phận khoquỹ lưu trữ Sau
Trang 32đó sẽ thông báo cho bộ phận Loan CSR là hồ sơ đã sẵn sàng để tiến hành giảingân.
- Giải ngân: Các cán bộ Loan CSR sẽ in mẫu hợp đồng tín dụng (mẫu quyđịnh) và phiếu chi (nhận nợ) sau khi đã tạo lập tài khoản vay, khách hàng ký tênvào các giấy tờ trên, nhận lại bảng hợp đồng tín dụng, giấy nhận nợ (phiếu chi)và nhận tiền vay Trường hợp tiền vay trả thẳng cho đơn vị cung cấp thì ngânhàng sẽ chuyển khoản trả thẳng cho đơn vị đó.
Khách hàng sẽ được nhắc nợ/ thúc nợ vào mỗi định kỳ trả nợ của mình donhân viên thu nợ tuyến trước tại từng chi nhánh thực hiện theo đúng quy định thunợ của ngân hàng.
2.5 NHỮNG THÁCH THỨC TRONG CHO VAY TIÊU DÙNG
Việc đánh giá các khoản cho vay tiêu dùng thật không đơn giản Lý do thứnhất là cá nhân dễ dàng giữ kín các thông tin đáng ra phải trình bày (như triểnvọng về công việc hay sức khỏe của họ) Hơn nữa cá nhân thường không dễ dàngvượt qua các khó khăn về tài chính so với 1 hãng kinh doanh Trên thực tế cáckhoản cho vay tiêu dùng không được thanh toán thường lớn hơn nhiều lần so vớicác khoản cho vay kinh doanh khác.
Một đặc điểm chính giúp cho Ngân hàng giảm bớt thua lỗ từ các khoản chovay này là giá trị của chúng thường nhỏ và được đảm bảo bằng các tài sản thếchấp dễ bán trên thị trường Các cán bộ tín dụng đã tổng kết rằng trong hầu hếtcác loại cho vay, cho vay tiêu dùng có số lượng không được thanh toán lớn nhất.
CHƯƠNG 3
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂNHÀNG TMCP Á CHÂU CHI NHÁNH CẦN THƠ
Trang 333.1 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển
- Tên ngân hàng: Ngân hàng TMCP Á Châu.- Tên giao dịch: Asia Commercial Bank.- Tên viết tắt: ACB.
- Hội sở tại : 442 Nguyễn Thị Minh Khai, Quận 3, TP Hồ Chí Minh.- Điện thoại: 84-8-929 0999 Fax: 84-8-839 9885
- Telex: 813158 ACBVT SWIFT: ASCBVNVX- Email: acb@acb.com.vn Website: www.acb.com.vn
Tầm nhìn: Trở thành và duy trì vị trí là ngân hàng TMCP bán lẻ hàng đầuViệt Nam.
Ngân hàng TMCP Á Châu được thành lập theo quyết định số 0032 NHCPngày 20/04/1993 của thống đốc ngân hàng nhà nước Việt Nam và theo quyếtđịnh số 533 QĐUB ngày 13/05/1993 do ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minhcho phép thành lập ngân hàng TMCP Á Châu.
Ngân hàng TMCP Á Châu đi vào họat động vào ngày 04/06/1993 với vốn điềulệ ban đầu là 20 tỷ đồng, trải qua hành trình 14 năm tính đến ngày 12/12/2007vốn điều lệ của ACB đã tăng lên là 2.360.059.960.000 đồng “Hành trình 14 nămcủa ACB là một cuộc chạy đua tiếp sức của những người lãnh đạo cùng toàn thểđội ngũ nhân viên của mình, trong một cuộc đua tiếp sức, thắng lợi chỉ thuộc vềđội ngũ có sự cộng hưởng những nổ lực cao nhất của từng thành viên trong độingũ đó” Không chỉ tăng trưởng mạnh về nguồn lực tài chính , đội ngũ giúp vậnhành hiệu quả sự cộng hưởng đó cũng đã lớn mạnh hơn rất nhiều Vào ngày đầumở cửa hoạt động, ACB chỉ có 27 nhân viên, bây giờ con số đó đã tăng lên là4.600 nhân viên Hành trình 14 năm của ACB có thể được tóm tắt qua các sựkiện nổi bật sau:
- 04/06/1993: ACB chính thức hoạt động.
- 27/04/1996: ACB là ngân hàng TMCP đầu tiên của Việt Nam phát hành thẻ
tín dụng quốc tế ACB – MasterCard.
- 15/10/1997: ACB phát hành thẻ tín dụng quốc tế ACB- Visa.
- Năm 1997:
Trang 34+ Bắt đầu thực hiện chương trình đào tại nghiệp vụ ngân hàng toàn diện đểđáp ứng các chuẩn mực quốc tế trong hoạt động ngân hàng.
+ Thành lập hội đồng ALCO: ACB là ngân hàng đầu tiên của Việt Namthành lập Hội đồng quản lý tài sản Nợ- Có (ALCO).
+ Mở siêu thị địa ốc: ACB trở thành ngân hàng cho vay mua nhà mạnh nhấtViệt Nam.
- Năm 1999: ACB băt đầu triển khai chương trình hiện đại hóa công nghệ
thông tin ngân hàng nhằm trực tuyến hóa và tin học hóa hoạt động của ACB.
- Năm 2000: Bắt đầu thực hiện chương trình tái cấu trúc (2000- 2004) Cơ cấu
tổ chức được thay đổi theo định hướng kinh doanh và hỗ trợ.
- 29/06/2000: Thành lập Công ty chứng khoán ACBS Với sự ra đời của Công
ty chứng khoán, ACB chính thức tham gia thị trường vốn Rủi ro của hoạt độngđầu tư được tách khỏi hoạt động ngân hàng thương mại.
- 02/01/2002: ACB chính thức vận hành TCBS.
- 06/01/2003: Đạt tiêu chuẩn ISO 9001: 2000 trong các lĩnh vực huy động
vốn, cho vay ngắn hạn và trung dài hạn, thanh toán quốc tế và cung ứng nguồnlực tại hội sở.
- 14/11/2003: ACB là ngân hàng TMCP đầu tiên của Việt Nam phát hành thẻ
ghi nợ quốc tế ACB- Visa Electron.
- 01/12/2004: Đưa ra sản phẩmquyền chọn vàng, quyền chọn mua bán ngoại
tệ, ACB tiếp tục khẳng định mục tiêu trở thành ngân hàng luôn dẫn đầu cung cấpdịch vụ đa dạng và tiện ích cho khách hàng.
- 17/06/2005: Standard Chartered Bank (SCB) và ACB ký kết thỏa thuận hỗ
trợ kỹ thuật SCB chính thức trở thành cổ dông chiến lược của ACB.
- 04/07/2006: Nhận giải thưởng Euromoney.
- 21/11/2006: Khai trương giao dịch cổ phiếu ACB- Trung tâm giao dịch
Trang 35* Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban
- Bảy khối: Khách hàng cá nhân, Khách hàng doanh nghiệp, Ngân quỹ, Pháttriển kinh doanh, Giám sát điều hành, Quản trị nguồn lực, Công nghệ thông tin;
Đại hội đồng cổ đông
Ban kiểm soát
Ban kiểm soát nội bộ
Khối CNTTHội đồng
quản trị
Tổng giám đốc
Văn phòng hội đồng quản trị
Khối khách
hàng Cá nhân
Các hội đồng
Khối giám sát Điều hành
Khối Quản trị nguồn lựcKhối
phát triển kinh doanhKhối
Ngân quỹKhối
khách hàng Doanh nghiệp
Ban chính sách và quản lý rủi ro
TDPhòng
quan hệ Quốc
tếBan
chiến lượcBan
đảm bảo chất lượngPhòng
đầu tưPhòng
thẩm định giá tài
Trang 36- Bốn ban: Kiểm tra– Kiếm soát nội bộ, Chiến lược, Đảm bảo chất lượng,Chính sách và Quản lý tín dụng
- Hai phòng: Quan hệ Quốc tế, Thẩm định tài sản (trực thuộc Tổng giám đốc).- Đại hội đồng cổ đông: là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của Ngân hàng.- Hội đồng quản trị: do ĐHĐCĐ bầu ra, là cơ quan quản trị Ngân hàng, cótoàn quyền nhân danh Ngân hàng để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mụcđích, quyền lợi của Ngân hàng, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền củaĐHĐCĐ HĐQT giữ vai trò định hướng chiến lược, kế hoạch hoạt động hàngnăm; chỉ đạo và giám sát hoạt động của Ngân hàng thông qua Ban điều hành vàcác Hội đồng.
- Ban kiểm soát: do ĐHĐCĐ bầu ra, có nhiệm vụ kiểm tra hoạt động tài chínhcủa Ngân hàng; giám sát việc chấp hành chế độ hạch toán, kế toán; hoạt động củahệ thống kiểm tra và kiểm toán nội bộ của Ngân hàng; thẩm định báo cáo tàichính hàng năm; báo cáo cho ĐHĐCĐ tính chính xác, trung thực, hợp pháp vềbáo cáo tài chính của Ngân hàng.
- Các Hội đồng: Do HĐQT thành lập, làm tham mưu cho HĐQT trong việcquản trị ngân hàng, thực hiện chiến lược, kế hoạch kinh doanh; đảm bảo sự pháttriển hiệu quả, an toàn và đúng mục tiêu đã đề ra Hiện nay, Ngân hàng có 04 Hộiđồng, bao gồm:
+ Hội đồng nhân sự có chức năng tư vấn cho Hội đồng quản trị các vấn đềvề chiến lược quản lý và phát triển nguồn nhân lực của Ngân hàng để phát huycao nhất sức mạnh của nguồn nhân lực, phục vụ hiệu quả cho nhu cầu phát triểncủa Ngân hàng.
+ Hội đồng tín dụng có chức năng xét cấp tín dụng, phê duyệt hạn mức tiềngửi của Ngân hàng tại các tổ chức tín dụng khác, phê duyệt việc áp dụng biệnpháp xử lý nợ và miễn giảm lãi; quyết định về chính sách tín dụng và quản lý rủiro tín dụng trên toàn hệ thống.
+ Hội đồng đầu tư có chức năng thẩm định các dự án đầu tư và đề xuất ýkiến cho cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư.
+ Hội đồng ALCO có chức năng quản lý cấu trúc bảng tổng kết tài sản củaNgân hàng, xây dựng và giám sát các chỉ tiêu tài chính, tín dụng phù hợp vớichiến lược kinh doanh của Ngân hàng.
Trang 37- Tổng Giám đốc: là người chịu trách nhiệm trước HĐQT và trước pháp luậtvề hoạ tđộng hàng ngày của Ngân hàng Giúp việc cho Tổng Giám đốc là cácPhó Tổng Giám đốc, các Giám đốc khối, Kế toán trưởng và bộ máy chuyên mônnghiệp vụ.
b) Nguồn nhân lực
Tính đến ngày 31/12/2007 tổng số nhân viên nghịêp vụ của ngân hàng Á Châulà 4.600 người Cán bộ có trình độ đại học và trên đại học chiếm 93% , thườngxuyên được đào tạo chuyên môn nghiệp vụ tại trung tâm đào tạo riêng của ACB.
Hai năm 1998-1999, ACB được Công ty Tài chính Quốc tế (IFC) tài trợ mộtchương trình hỗ trợ kỹ thuật chuyên về đào tạo nghiệp vụ cho nhân viên, doNgân hàng Far East Bank and Trust Company (FEBTC) của Phi-lip-pin thựchiện Trong năm 2002 và 2003, các cấp điều hành đã tham gia các khoá học vềquản trị ngân hàng của Trung tâm Đào tạo Ngân hàng (Bank Training Center)
- Kinh doanh ngoại tệ và vàng.
- Phát hành và thanh toán thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ.
3.1.4 Mạng lưới kênh phân phối và các đối tác chiến lược
a) Mạng lưới kênh phân phối
Gồm 113 chi nhánh và phòng giao dịch tại những vùng kinh tế phát triển trêntoàn quốc:
- Tại TP Hồ Chí Minh: 1 Sở giao dịch, 30 chi nhánh và 33 phòng giao dịch.- Tại khu vực phía Bắc (Hà Nội, Hải Phòng, Hưng Yên, Bắc Ninh, QuảngNinh): 2 Sở giao dịch (Hải Phòng, Hà Nội), 7 chi nhánh và 16 phòng giao dịch.
Trang 38- Tại khu vực miền Trung (Đà Nẵng, Daklak, Khánh Hòa, Hội An, Huế): 6chi nhánh và 3 phòng giao dịch.
- Tại khu vực miền Tây (Long An, Cần Thơ, An Giang, và Cà Mau): 4 chinhánh, 2 phòng giao dịch (Ninh Kiều, Thốt Nốt).
- Tại khu vực miền Đông (Đồng Nai, Bình Dương, Vũng Tàu): 3 chi nhánhvà 6 phòng giao dịch.
- 5.584 đại lý chấp nhận thanh toán thẻ của Trung tâm thẻ ACB, 360 đại lýchi trả của Trung tâm chuyển tiền nhanh ACB-Western Union
b) Các công ty trực thuộc
Công ty Chứng khoán ACB (ACBS)
Công ty Quản lý và khai thác tài sản Ngân hàng Á Châu (ACBA) Công ty cho thuê tài chính Ngân hàng Á Châu (ACBL)
b) Các công ty liên kết
Công ty Cổ phần Dịch vụ Bảo vệ Ngân hàng Á Châu (ACBD) Công ty Cổ phần Địa ốc ACB (ACBR)
c) Các công ty liên doanh
Công ty Cổ phần Sài Gòn Kim hoàn ACB- SJC (góp vốn thành lập với SJC)
3.1.5 Khái quát về ngân hàng TMCP Á Châu chi nhánh Cần Thơ
a) Quá trình hình thành và phát triển
Ngân hàng TMCP Á Châu chi nhánh Cần Thơ được thành lập vào ngày16/09/1994 theo giấy phép thành lập số 52/QĐUBT của ủy ban nhân dân tỉnhCần Thơ Giấy chứng nhận cho phép mở chi nhánh trong nước thuộc ngân hàngTMCP do ngân hàng nhà nước Việt Nam cấp số 002/QTC ngày 21/11/1994 vàgiấy phép kinh doanh số 063984 do ủy ban kế hoạch tỉnh Cần Thơ cấp ngày19/06/1995.
Trụ sở: 17- 19 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ.Điện thọai: (0710) 825610 – 825625 – 816817
Fax: (0710) 825610a) Sản phẩm dịch vụ
ACB chi nhánh Cần Thơ có đầy đủ các sản phẩm và dịch vụ để phục vụ nhucầu khách hàng như tại hội sở chính Các sản phẩm chủ yếu như: nhận tiền gửi
Trang 39tiết kiệm, cho vay sản xuất kinh doanh đối với doanh nghiệp, cho vay tiêu dùngđối với khách hàng cá nhân, bão lãnh, cho vay cầm cố sổ tiết kiệm, du học,…
b) Cơ cấu tổ chức và nguồn nhân lực
Hình 3: Sơ đồ cơ cấu tổ chức ngân hàng TMCP Á Châu chi nhánh Cần Thơ
* Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban
- Phòng giao dịch ngân quỹ
GIÁM ĐỐC
PHÒNG KINH DOANHPHÒNG GIAO
DỊCH NGÂN QUỸ
PHÒNG KẾ TOÁNVI TÍNH
Kiểm ngân viên
Thủ quỹ
Bộ phận giao dịchBộ phận ngân quỹ
Kiểm toán viên Bộ phận Xử lý nợxấu
Giao dịch viên
Dịch vụ khách hàng
Tổ thẻ, Kiều hối,WU
Bộ phận Thẩm địnhkhách hàngBộ phận Thẩm định
và quản lý TSTCBộ phận Tiếp thị
khách hàngBộ phận thanh toán
quốc tế
PHÒNG HÀNH CHÁNH
TỔ CHỨC
Tạp vụLái xeBảo vệVi tính
Văn thư
Bộ phận Pháp lýchứng từ
Kế toán tổng hợp
Trang 40Về nhân sự gồm có trưởng phòng giao dịch, trưởng bộ phận và các kiểm soátviên, giao dịch viên, dịch vụ khách hàng, tổ thẻ, kiều hối, WU, bộ phận ngân quỹvà kiểm ngân viên.
Có nhiệm vụ hướng dẫn khách hàng làm thủ tục mở và sử dụng tài khoản,thực hiện và quản lý các nghiệp vụ liên quan đến tài khỏan tiền gửi, tài khỏan tiếtkiệm, tài khỏan cho vay và các tài khoản trong giao dịch với khách hàng Thựchiện ký quỹ chờ thanh toán thư tín dụng, thanh toán séc bảo chi… mua bán ngọaitệ, vàng, bạc, thanh tóan thẻ, mua bán chứng từ có giá, chi thu tiền mặt, ngọai tệ,chuyển tiền trong và ngòai nước, chi trả kiều hối…
Thường xuyên kiểm soát chứng từ Đối chiếu số dư ngày, tháng … với số liệucủa phòng kế toán.
Lưu trữ hồ sơ phụ, phiếu thu tiết kiệm (đối với sổ TGTK của khách hàng,phòng giao dịch co smột phiếu lưu riêng để phục vụ cho việc theo dõi tính lãi, sosánh đối chiếu chữ ký, tất toán sổ …)
- Phòng kinh doanh
Về nhân sự gồm có trưởng phòng kinh doanh, trưởng bộ phận và các bộ phậnthanh toán quốc tế, bộ phận tiếp thị, thẩm định khách hàng, bộ phận thẩm định vàquản lý tài sản thế chấp, bộ phận dịch vụ khách hàng, bộ phận pháp lý chứng từvà bộ phận xử lý nợ xấu.
Tìm kiếm khách hàng thông qua công tác tiếp thị, thẩm định và phân loạikhách hàng, lập hồ sơ tín dụng trình ban tín dụng xét duyệt theo hạn mức do tổnggiám đốc quy định.
Thực hiện các nghiệp vụ cho vay, bão lãnh, thanh toán quốc tế theo đúng thểlệ, chỉ định, hướng dẫn của nhà nước và ACB.
Theo dõi nợ vay, thường xuyên kiểm tra việc sử dụng vốn vay, tài sản thếchấp, cầm cố của khách hàng, đôn đốc thu hồi nợ và có biện pháp xử lý nợ quáhạn kịp thời.
Lưu trữ hồ sơ tín dụng theo trình tự dễ quản lý, kiểm tra thuận tiện việc theodõi nợ vay.
Đề xuất ý kiến về việc giải quyết, khởi tố các vụ kiện liên quan đến họat độngtín dụng của chi nhánh.