Nâng cao vai trò của hệ thống tính điểm tự động đối với tín dụng tiêu dùng

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển sản phẩm cho vay tiêu dùng tại NHTMCP Á Châu Cần Thơ (Trang 75 - 80)

tiêu dùng

Ngày nay rất nhiều ngân hàng sử dụng hệ thống tính điểm tín dụng tự động. Ưu diểm của việc sử dụng hệ thống này là giải quyết nhanh chóng một số lượng lớn yêu cầu mà không cần nhiều sức người, điều đó sẽ làm giảm chi phí hoạt động, và có thể là cách đánh giá có hiệu quả thay thế cho việc sử dụng các cán bộ tín dụng thiếu kinh nghiệm. Điều này giúp giảm bớt các khoản nợ khó thu hồi. Nhiều khách hàng cũng muốn những lá đơn xin vay của họ được xem xét một cách nhanh chóng thông qua một hệ thống tính điểm tự động.

Hệ thống tính điểm tự động thường dựa trên cơ sở các mô hình đặc biệt hoặc một số kỹ thuật có liên quan như mô hình trung thực, trong đó một vài biến số sẽ được kết hợp lại để đánh giá về điểm số cho mỗi lá đơn. Nếu lá đơn đó đạt mức điểm giới hạn thì nó gần như sẽ được thông qua trừ trường hợp có những thông tin không bình thường. Ngược lại nếu lá đơn đạt điểm thấp hơn mức giới hạn thì lá đơn đó gần như bị bác bỏ trừ trường hợp có yếu tố giảm nhẹ. Hệ thống tín điểm tín dụng này thường lựa chọn từ 7 đến 12 yếu tố từ đơn xin vay của khách hàng và đánh giá mỗi khoản mục bằng cách cho điểm từ 0 đến 10.

Ở ngân hàng Á Châu hiện nay cũng đã sử dụng hệ thống tín điểm tín dụng tự động, nhưng chỉ áp dụng đối với các sản phẩm cho doanh nghiệp, còn đối với các sản phẩm dành cho khách hàng cá nhân như tín dụng tiêu dùng thì hiện nay ngân hàng vẫn chưa xây dựng được một hệ thống tính điểm riêng. Do đó tôi đã nghiên cứu và tham khảo các tài liệu về hệ thống tín điểm tín dụng tự động được áp dụng tại một số ngân hàng khác, trên cơ sở tình hình thực tế của ngân hàng Á Châu chi nhánh Cần Thơ để lựa chọn một số nhân tố đánh giá chất lượng tín dụng tiêu dùng. Những biến số quan trọng được dùng trong hệ thống này là xếp loại chất lượng tín dụng, số người ăn theo, số nhà cửa sở hữu, thu nhập ròng, có điện thoại cố định tại nơi ở hay không, loại nghề nghiệp, thời gian làm việc tại chỗ làm hiện tại, thời gian cư trú tại nơi sống hiện tại. Sau khi lựa chọn được các yếu tố sẽ tiến hành cho điểm từng yếu tố.

Bảng 10 : Các yếu tố cho việc dự đoán chất lượng tín dụng tiêu dùng

1. Nghề nghiệp hay loại công việc của khách hàng

- Chuyên nghiệp hoặc điều hành kinh doanh 10

- Công nhân viên chức Nhà nước 8

- Nhân viên văn phòng 7

- Công nhân không có chuyên môn 5

- Nhân viên làm việc bán thời gian 2

2. Tình trạng về nhà cửa

- Có nhà riêng 9

- Nhà hoặc căn hộ thuê 4

- Sống với bạn bè họ hàng 2 3. Xếp loại về chất lượng tín dụng là - Rất tốt 10 - Khá 7 - Trung bình 5 - Không có hồ sơ 2

4. Thời gian làm việc ở nơi hiện tại

Lớn hơn 05 năm 6

Từ 01 đến 05 năm 4

Nhỏ hơn 01 năm 2

5. Thời gian cư trú tại nơi hiện tại

- Lớn hơn 05 năm 8

- Từ 01 đến 05 năm 5

- Nhỏ hơn 01 năm 2

CÁC YẾU TỐ (tt) ĐIỂM SỐ

6. Có điện thọai cố định tại nơi ở hay không

- Có 2

- Không 0

7. Số người ăn theo hiện nay

- Không có 6 - Từ 01 đến 03 người 3 - Lớn hơn 03 người 0 8. Thu nhập hàng tháng - Trên 5.000.000 đồng/ tháng 9 - Từ 3.500.000 đến 5.000.000 đồng/ tháng 7 - Từ 1.500.000 đến dưới 3.500.000 đồng/ tháng 3 - Thấp hơn 1.500.000 đồng/ tháng 0

Điểm số được cho dựa vào mức độ quan trọng của yếu tố tức là yếu tố đó có đảm bảo khả năng trả nợ của khách hàng hay không.

- Nghề nghiệp hiện tại của khách hàng: Đây được xem là yếu tố quan trọng hàng đầu để đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng. Nghề nghiệp còn phản ánh sự biến động của thu nhập. Nếu một người có nghề nghiệp ổn định chắc chắn thu nhập của họ cũng sẽ ổn định. Chính vì thế điểm số

tối đa của yếu tố này là 10 (nếu khách hàng đang giữ vị trí điều hành hoặc lãnh đạo của một doanh nghiệp). Tương tự cho các nghề nghiệp tiếp theo với mức biến động về thu nhập ngày càng cao nên điểm số càng giảm.

- Xếp loại chất lượng tín dụng tại ngân hàng cũng là một yếu tố đáng tin cậy khi quyết định có nên cho khách hàng đó vay hay không. Nếu khách hàng trước đây đã từng vay ở ngân hàng, thì điều này tương đối dễ dàng ngân hàng có thể căn cứ vào xếp loại tín dụng trước đây của khách hàng để cho điểm. Nếu khách hàng được xếp loại là rất tốt hoặc khá thì ta có thể tin tưởng vào khả năng trả nợ của họ, tuy nhiên nếu xếp loại tín dụng của khách hàng trước đây là trung bình thì ngân hàng cần có sự quan tâm hơn, nên điều tra, xem xét nguyên nhân tại sao khách hàng bị xếp loại trung bình và hiện nay đã khắc phục được các nhược điểm đó chưa. Trường hợp khách hàng hoàn toàn mới, chưa có hồ sơ tại ngân hàng thì khả năng đảm bảo trả nợ sẽ thấp hơn, vì ngân hàng không có căn cứ để xem xét. Vì thế trường hợp này điểm số cho là thấp nhất (2 điểm).

- Thu nhập của người xin vay cũng là một nhân tố quan trọng hàng đầu, căn cứ vào mức thu nhập hàng tháng có thể đánh giá về khả năng tài chính và trả nợ của khách hàng. Ở đây mức thu nhập tối thiểu để ngân hàng có thể cho vay là trên 1.500.000 đồng, và ứng với từng mức thu nhập thì có mức cho vay khác nhau. Tuy nhiên khi xem xét về khả năng trả nợ của khách hàng ta không chỉ hoàn toàn dựa vào thu nhập mà chúng ta cần chú ý đến chi phí hàng tháng mà khách hàng phải trả. Nếu chi phí chi trả hàng tháng quá lớn thì khả năng trả nợ của khách hàng sẽ suy giảm.

- Tình trạng nhà cửa hiện tại nếu khách hàng có nhà riêng thì đây có thể được xem là một tài sản đảm bảo cho việc trả nợ của khách hàng. Ngược lại nếu khách hàng chỉ ở nhà thuê hay ở chung với người thân thì rủi ro của khoản vay này sẽ tăng lên và ngân hàng cần thận trọng hơn khi quyết định cho vay đối với các khách hàng này.

- Đối với các yếu tố còn lại như số năm làm việc, thời gian cư trú, số người ăn theo... tuy là các yếu tố bổ sung khi xem xét cho vay, nhưng

ngân hàng không nên xem nhẹ các yếu tố này bởi vì các yếu tố đó cũng góp phần phản ánh khả năng trả nợ của khách hàng cũng như uy tín của họ đối với môi trường xung quanh.

Đánh giá kết quả

Điểm tối đa một khách hàng có thể đạt được là 60 điểm, điểm tối thiểu khách hàng đạt được là 10 điểm. Mức điểm trung bình đạt được của một khách hàng là (60 + 10)/ 2= 35 điểm.

+ Nếu hồ sơ vay của khách hàng đạt nhỏ hơn 35 điểm: từ chối cho vay. + Nếu hồ sơ khách hàng đạt từ 35 điểm trở lên: đồng ý cho vay.

Lý luận cơ sở của hệ thống này là ngân hàng có thể định dạng được các yếu tố về tài chính, kinh tế và động cơ của khách hàng để tách riêng các khoản cho vay loại tốt với loại tồi thông qua việc quan sát, thu thập và tổng kết từ số đông những khách hàng đã từng vay nợ từ trước đến nay. Tuy nhiên trong quá trình sử dụng hệ thống tính điểm tiêu dùng tự động ngân hàng không được quá chủ quan, vì các ngân hàng thường giả định rằng các yếu tố tài chính và các yếu tố khác mà trước đây đã từng tạo ra sự khác biệt giữa những khoản tín dụng chất lượng tốt và những khoản tín dụng chất lượng kém vẫn có thể được áp dụng trong tương lai, với tỷ lệ sai sót rất nhỏ. Rõ ràng là các giả định ngầm này có thể sai nếu nền kinh tế hoặc các yếu tố khác thay đổi đột ngột. Và đây là lý do tại sao không nên chỉ dựa vào hệ thống tính điểm tự động này mà quyết định cho vay hay không. Cần có sự kết hợp với việc phân tích của các nhân viên tín dụng để có kết quả chính xác hơn và định kỳ phải kiểm tra lại hệ thống tính điểm tín dụng tiêu dùng, phát hiện kịp thời và chính xác các yếu tố lỗi thời, không đánh giá đúng chất lượng tín dụng và thay thế bằng các yếu tố mới thích hợp hơn.

5.1.2 Kiểm tra quá trình vay vốn, sử dụng vốn và quản lý giám sát tín dụng

Biện pháp này nhằm góp phần giảm thiểu nợ quá hạn của ngân hàng 5.1.2.1 Kiểm tra quá trình vay vốn sử dụng vốn

Kiểm tra quá trình vay vốn bao gồm kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay a) Kiểm tra trước khi vay

Là quá trình khảo sát điều tra trực tiếp khách hàng có nhu cầu vay đối chiếu vói quy chế cho vay đặc biệt là các nguyên tắc, điều kiện, thủ tục vay... xem khách hàngcó thể đáp ứng được hay không.

b) Kiểm tra trong khi vay

Kiểm tra trực tiếp bộ hồ sơ vay về tính hợp pháp, hợp lệ, các chứng từ quy định theo sự phê duyệt đã đầy đủ chưa, kiểm tra đúng người, đúng việc.

c) Kiểm tra sau khi cho vay

Bao gồm việc kiểm tra sử dụng vốn và khả năng trả nợ, quá trình chấp hành các điều khoản ghi trong hợp đồng tín dụng. Trong đó nội dung quan trọng là quản lý thu hồi nợ vay.

- Quản lý thu hồi nợ vay:

+ Bộ phận kiểm tra cho vay theo dõi dư nợ, thu nợ, thu lãi, chuyển nợ quá hạn. + Bộ phận Loan CSR theo dõi và lập giấy báo nợ đến hạn thanh toán, gấy báo thay đổi lãi suất theo định kỳ đã quy định trong hợp đồng tín dụng, chuyển mọi thông tin cần thiết về tình hình trả nợ cho bộ phận tín dụng (A/O) và giám sát tín dụng (pháp chế, pháp lý chứng từ) biết để tùy theo chức năng và mức độ vi phạm theo hợp đồng để xử lý. Vi dụ như cho phép điều chỉnh kỳ hạn trả nợ theo yêu cầu của khách hàng hoặc khi phát hiện khách hàng chưa có khả năng trả nợ kịp thời.

- Phát hiện đúng và kịp thời các khoản tín dụng có vấn đề thông qua kết quả giám sát và công cụ tính điểm tính dụng để có biện pháp xử lý thu hồi nợ xấu.

Khi phát hiện khoản tín dụng có vấn đề cần lưu trữ tập trung là bài học kinh nghiệm thực tế cho ngân hàng đặc biệt là các cán bộ tín dụng có thể tránh được những sai sót trong tương lai.

Tín dụng có vấn đề thường tạp trung vào những vấn đề sau: + Nguyên nhân nợ quá hạn

+ Các sai phạm chủ quan, khách quan trong quá trình cho vay + Các tài liệu pháp lý chưa hoàn chỉnh

+ Các sai sót trong quá trình sử dụng vốn, tài sản đẩm bảo + Thiếu sót trong quá trình điều hành ngân hàng.

5.1.2 Quản lý giám sát tín dụng

- Quản lý giám sát lưu trữ hồ sơ vay, đặc biệt các giấy tờ có giá được dùng để cầm cố, thế chấp phải được lưu giữ cẩn thận, an toàn trong kho theo quy định của ngân hàng nhà nước.

- Giám sát suốt quá trinh cho vay (trước, trong và sau khi cho vay).

- Kiểm tra chặt chẽ quá trình giải ngân và các giấy tờ liên quan đến khoản này như hồ sơ có đầy đủ chữ ký phê duyệt chưa, số tiền, lãi suất, thời hạn cho vay có chính xác chưa, tài sản đảm bảo có đúng như trong hợp đồng tín dụng đã ghi chưa ...

- Giám sát việc trả nợ, thu hồi nợ để đưa ra những tình huống xử lý thích hợp. Giám sát trả nợ, thu hồi nợ là nội dung quan trọng để đảm bảo chất lượng tín dụng. Ngân hàng cần tổ chức quản lý chạt chẽ các khoản vay có vấn đề và thường xuyên báo cáo với ban điều hành để có sự chỉ đạo kịp thời.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển sản phẩm cho vay tiêu dùng tại NHTMCP Á Châu Cần Thơ (Trang 75 - 80)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(103 trang)
w