1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tổ chức hạch toán kế toán tại Công ty Cổ phần sản xuất - Xuất nhập khẩu Dệt May

44 429 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 44
Dung lượng 520 KB

Nội dung

Tổ chức hạch toán kế toán tại Công ty Cổ phần sản xuất - Xuất nhập khẩu Dệt May

Trang 1

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU 3

PHẦN 1:TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CP SX-XNK DỆT MAY 4

1.1 Qúa trình hình thành và phát triển của công ty 4

1.2 Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh 5

1.2.1.Lĩnh vực sản xuất kinh doanh 5

1.2.2.Cơ sở vật chất kĩ thuật của Công ty: 5

1.2.3.Tổ chức lao động 6

1.2.4.Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty 8

1.3.Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của Công ty 15

PHẦN 2: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CP SX-XNK DỆT MAY\ 18

2.1 Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán trong Công ty 18

2.2 Đặc điểm vận dụng chế độ chính sách của công ty 21

2.2.1 Niên độ kế toán, đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán 21

2.4 Đặc điểm tổ chức phần hành kế toán thanh toán tại công ty 37

2.4.1 Chứng từ sử dụng khi tổ chức phần hành kế toán thanh toán tại công ty 37

2.4.2 Tài khoản sử dụng 37

2.4.3 Trình tự hạch toán kế toán phần hành trong công ty 38

PHẦN 3 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TỔ CHỨC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CP SX-XNK DỆT MAY 42

3.1.Ưu điểm 42

3.2.Nhược điểm 42

3.3.Giải pháp: 42

KẾT LUẬN 44

Trang 2

TĐPTBQTốc độ phát triển bình quân θLH Tốc độ phát triển liên hoàn

Trang 3

LỜI NÓI ĐẦU

Nền kinh tế Việt Nam hiện nay đang đối mặt với nhiều thách thức như thâmhụt thương mại và lạm phát cao, nhưng vẫn có lý do để lạc quan về triển vọng pháttriển lâu dài của đất nước Trong con mắt bạn bè thế giới VIỆT NAM là một nướcnăng động ,giàu tiềm năng ,đang trên đường phát triển trong thời kì mở cửa và hòanhập một cách toàn diện với nền kinh tế khu vực và thế giới.Đặc biệt sự kiện VIỆTNAM trở thành thành viên của tổ chức thương mại thế giới WTO đã đánh dấu bướcphát triển của đất nước,đem lại cho chúng ta biết bao cơ hội nhưng cũng không ítnhững thách thức

Trong bối cảnh như vậy các doanh nghiệp kinh doanh xuất ,nhập khẩu giữ mộtvai trò vô cùng quan trọng trong tiến trình hội nhập và phát triển của đấtnước Cũng như các doanh nghiệp khác,công ty CP SX-XNK DỆT MAY đã vàđang không ngừng hoàn thiện đổi mới mình,đề ra nhiều giải pháp giúp cho Công tyđứng vững trong thị trường đầy cạnh tranh này.Và một trong những nhân tố quantrọng góp phần giúp doanh nghiệp quản lý hiệu quả nguồn lực kinh tế, ra các quyếtđịnh phù hợp trong kinh doanh để doanh nghiệp luôn đứng vững đó là công tác kếtoán trong công ty, đặc biệt công tác nghiệp vụ xuất khẩu của công ty Kế toánnghiệp vụ xuất khẩu chính là công cụ kiểm tra, đánh giá tình hình kim ngạch xuấtkhẩu hàng hóa, tình hình thanh toán và giám sát việc thực hiện các hợp đồng xuấtkhẩu…Với tầm quan trọng của công nghiệp vụ xuất khẩu, trong báo cáo kiến tậpem xin đi sâu tìm hiểu công tác kế toán nghiệp vụ này tại Công ty CP SX-XNK Dệtmay Trong thời gian kiến tập,với sự hướng dẫn tận tình của Ths.Nguyễn Thị ThuLiên và phòng Kế toán Tài chính của công ty CP SX-XNK DỆT MAY,em đã cóthêm được sự hiếu biết thực tế về công tác kế toán của công ty nói riêng và về kếtoán tài chính nói chung Em xin cảm ơn nhà trường đã tạo điều kiện để chúng em –sinh viên ngành kiểm toán có điều kiện quan sát thực tế quy trình thực hiện công táckế toán để thuận lợi hơn khi đi sâu nghiên cứu những môn học chuyên ngành kiểmtoán.

Trang 4

PHẦN 1:TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CP SX-XNK DỆT MAY

1.1 Qúa trình hình thành và phát triển của công ty.

Tiền thân của công ty CP SX-XNK Dệt may là công ty SX-XNK Dệt may,thành viên hạch toán phụ thuộc của Tập đoàn Dệt may Việt Nam

Công ty SX-XNK Dệt may được thành lập theo Quyết định số 87/QD-HĐQTngày 21/01/2006 của Hội đồng quản trị Tổng Công ty Dệt may Việt Nam trên cơ sởhợp nhất 02 đơn vị thành viên của Tập doàn Dệt may Viêt Nam là Công ty Dịch VụThương Mại số 1-Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh số : 301282 cấp ngày03/12/1995 tại Hà Nội và Công ty XNK Dệt may-Giấy chứng nhận đăng kí kinhdoanh số : 313453 cấp ngày 14/02/2000 tại Hà Nội

Căn cứ Quyết định số 2414/QĐ-BCN, ngày 12/7/2007 của Bộ Công nghiệp(nay là Bộ Công thương) về việc phê duyệt phương án và chuyển đổi doanh nghiệp,kể từ ngày 17/10/2007 Công ty Sản xuất-Xuất nhập khẩu Dệt May thuộc Tập đoànDệt May Việt Nam đổi thành Công ty cổ phần Sản xuất-Xuất nhập khẩu Dệt May

 Tên công ty: Công ty cổ phần Sản xuất-Xuất nhập khẩu Dệt May

 Tên giao dịch tiếng Anh: TEXTILE-GARMENT IMPORT-EXPORT ANDPRODUCTION JOINT STOCK CORPORATION

 Tên viết tắt tiếng Anh: VINATEXIMEX

 Địa chỉ: Số 20 Đường Lĩnh Nam, phường Mai Động, Quận Hoàng Mai - HàNội

 Điện thoai: 04 6335517 /6335587 Fax: 04.8624620, 04.6335520  Email:vinateximex@vinateximex.vn

 Website: http://www.vinateximex.com.vn

 Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: số 0103020072 do Sở KH-ĐT Hà Nộicấpngày 17/10/2007

Công ty CP SX-XNK Dệt may gồm có các văn phòng đại diện:

 Văn phòng đại diện tại thành phố Hải Phòng, Số 315 đường Đà Nẵng, quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng ĐT, Fax : (84-31) 766.073

Trang 5

 Văn phòng đại diện tại thành phố Hồ Chí Minh

Phòng 205 Số 4 Lê Lợi, phường Bến Nghé, thành phố Hồ Chí MinhĐT, Fax : (84-8) 8.226.114

1.2 Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh

1.2.1.Lĩnh vực sản xuất kinh doanh

Trên cơ sở những ngành nghề kinh doanh của Công ty Sản xuất Xuất nhậpkhẩu Dệt may trước đây, căn cứ vào tình hình thực tế và chiến lược được xây dựng,khi chuyển sang Công ty cổ phần, Công ty đăng ký ngành nghề kinh doanh như sau:Sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu: nguyên liệu, vật tư, thiết bị, phụ tùng,phụ liệu, hoá chất, thuốc nhuộm, bông, xơ, tơ, sợi các loại, vải, hàng may mặc, dệtkim, khăn bông, len, thảm, đay tơ, tơ tằm và các sản phẩm của ngành dệt may;

Kiểm nghiệm chất lượng bông xơ phục vụ cho sản xuất kinh doanh và nguyêncứu khoa học.

Sản xuất, kinh doanh sửa chữa, lắp đặt các sản phẩm cơ khí và máy móc thiệtbị công nghiệp; thi công, lắp đặt hệ thống điện dân dụng, công nghiệp, hệ thốngđiện lạnh, hệ thống cẩu, thang nâng hạ, thang máy; Tư vấn, thiết kế qui trình côngnghệ cho ngành dệt may, da giầy;

Kinh doanh các ngành nghề khác phù hợp quy định của pháp luật.

Tuy nhiên Công ty tập trung vào lĩnh vực: Sản xuất, kinh doanh, xuất nhậpkhẩu: nguyên liệu, vật tư, thiết bị, phụ tùng, phụ liệu, hoá chất, thuốc nhuộm, bông,xơ, tơ, sợi các loại, vải, hàng may mặc, dệt kim, khăn bông, len, thảm, đay tơ, tơtằm và các sản phẩm của ngành dệt may;

1.2.2.Cơ sở vật chất kĩ thuật của Công ty:

Hiện trạng cơ sở vật chất kĩ thuật của Công ty được thể hiện qua biểu 01 Côngty CP SX-XNK Dệt may thuộc lĩnh vực kinh doanh thương mại dịch vụ nên tài sảncủa Công ty được trang bị cơ sở vật chất với quy mô nhỏ.Qua biểu 01 ta thấy rõđiều đó

Trang 6

Biểu 01:Cơ sở vật chất kỹ thuật của Công ty

1Nhà cửa vật kiến trúc6.458.424.54260,043.963.373.35661,372Máy móc thiết bị364.921.7153,39134.714.33736,923Phương tiện vận tải3.033.850.56228,20756.755.95024,944Thiết bị dụng cụ quản lý899.972.7228,37493.837.39454,87Tổng10.757.169.5411005.348.681.03749.72

Nguyên giá với tổng giá trị 10.757.169.541 VNĐ Trong đó nhà cửa ,vật kiếntrúc chiếm tỷ trọng lớn nhất 60,04%,sau đó đến phương tiện vận tải Còn máy mócthiết bị và thiết bị dụng cụ quản lý thì chiếm tỷ trọng nhỏ.Kết cấu như trên là tươngđối hợp lý đối với một ngành chủ yếu là thương mại

Tuy nhiên giá trị còn lại của tài sản chiếm tỷ trọng 49,72% Đối với nhà cửavật kiến trúc ,giá trị còn lại chiếm nhiều nhất 61,37% ,sau đó đến thiết bị dụng cụquản lý 54,87%.Nhà cửa vật kiến trúc có giá trị còn lại chiếm nhiều nhất cũng vìnăm 2006 công ty được hợp nhất từ 2 đơn vị thành viên thuộc tập đoàn Dệt may nênnhà cửa vật kiến trúc được tu bổ và xây dựng thêm Mặc dù công ty đã đầu tư thiếtbị dụng cụ quản lý từ những năm đầu thành lập nhưng tỷ lệ giá trị còn lại vẫn cònchiếm tỷ trọng lớn như vậy có thể thấy công ty cũng thường xuyên quan tâm đếnviệc đầu tư thêm và trang bị lại thiết bị dụng cụ quản lý.

Đối với máy móc thiết bị và phương tiện vận tải đã hoạt động 13 năm nênnhững tài sản này cũng khấu hao nhiều và tỷ lệ còn lại chỉ là 36.92% và 24,94%

Nhìn chung ,hiện trạng tài sản cua công ty cũng chưa cũ và lạc hậu nhưngcông ty cũng cần phải quan tâm hơn đến các tài sản này bằng cách tân trang ,sửachữa để phục vụ tốt hơn cho hoạt động đi lại chuyên chở và hoạt động sản xuất.

1.2.3.Tổ chức lao động

Cơ cấu về tổ chức lao động của Công ty được thể hiện qua Biểu 02

Biểu 02: Cơ cấu tổ chức lao động của Công ty

Phân loại theo trình độGiới tính

Trang 7

ILao động gián tiếp143110485257073

Với cơ cấu tổ chức như bây giờ được xem là khá hợp lý và trình độ lao độngthuộc mức cao nên Công ty phát huy và duy trì điểm mạnh này Bên cạnh đó Côngty cũng nên đầu tư để một số chuyên viên được đi học trên đại học để nâng cao trìnhđộ hơn nữa.

1.2.4.Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.

Kết quả hoạt động SXKD bằng chỉ tiêu kinh tế.

Kết quả SXKD bằng chỉ tiêu hiện kinh tế của Công ty được thể hiện trong biểu03 Thông qua biểu 03 ta nhận thấy mặt hàng kinh doanh của Công ty khá đa

Trang 8

dạng,và có sự tăng giảm không đều ở một số mặt hàng qua 3 năm gần đây Cụ thểnhư sau:

- Về nhóm hàng dệt may :

Trong nhóm hàng dệt may ta có thể thấy mặt hàng may có sự giảm sút đáng kểtrong năm 2006 Nguyên nhân chính của sự giảm sút này là do vào năm 2006 nhànước đã tiến hành bỏ hạn ngạch cho hàng may ở 2 thị trường chủ yếu là Châu âu vàMỹ, đã làm ảnh hưởng đến hàng may xuất khẩu của Công ty về mặt tìm thị trườngtiêu thụ cho hàng may và kết quả hàng may năm 2006 đã giảm so với năm 2005 đến664.314 chiếc gồm nhiều loại hàng may khác nhau Năm 2007, hàng may đã cótăng nhưng không đáng kể Tốc độ phát triển bình quân của hàng may qua 3 năm là58.57%.

Các mặt hàng còn lại trong nhóm không có biến động gì nhiều, khăn bông cótốc độ phát triển bình quân là 93.57%, hàng thảm len đay 97.75%, vải là 101.64%.Dù các mặt hàng này của công ty thuộc nhóm hàng dệt may, nhóm hàng được cấphạn ngạch nhưng Công ty không sử dụng hạn ngạch cho những mặt hàng đó, do đónăm 2006 Nhà nước bỏ hạn ngạch hàng dệt may cũng không ảnh hưởng đến doanhthu của những mặt hàng này của Công ty.

- Nhóm hàng máy móc thiết bị:

Tốc độ phát triển liên hoàn qua các năm gần đây của các mặt hàng trong nhómtăng dần đều với máy may trọn bộ là 101.53%, máy may là 127% Chỉ có mặt hàngphụ tùng của máy may thì giảm đi nhưng cũng không đáng kể với tốc độ phát triểnliên hoàn là 98,24%.

- Mặt hàng nông lâm sản với tốc độ phát triển bình quân qua 3 năm gần đâylên đến 143.41% Nguyên nhân chính là do đến năm 2006 công ty đã tìm được mộtmặt hàng mới đó là cà phê, năm 2007 thị trường cà phê của công ty càng được mởrộng.

- Mặt hàng hóa chất: qua 3 năm đã giảm đi với tốc độ phát triển bình quân là93.91% Công ty đang giảm dần kinh doanh loại mặt hàng này do có sự độc hại vàkhó khăn trong khâu vận chuyển nó.

Trang 9

- Nhóm hàng bông xơ, sợi: Trong nhóm hàng này ta nhận thấy có sự tăng giảmkhông đều ở mặt hàng bông, cụ thể năm 2006 mặt hàng bông đã tăng lên 45.9% sovời năm 2005 tương đương 2657 tấn.Vì năm 2006, sau khi Nhà nước bỏ hạn ngạchXK hang may của công ty, công ty đã chuyển sang kinh doanh mạnh mặt hàng bôngnày cộng với tìm những mặt hàng mới như mặt hàng cà phê là một ví dụ.

Năm 2007, mặt hàng bông giảm đi do công ty nhận thấy lợi nhuận từ mặt hàngcà phê cao hơn hẳn nên giảm kinh doanh mặt hàng bông này để tập trung vào mặthàng cà phê Tốc độ phát triển bình quân mặt hàng bông qua 3 năm là 109,17%, cònmặt hàng sợi vẫn tăng đều qua 3 năm với tốc độ phát triển bình quân là 107,79%.

Trang 10

Biếu 03: Kết quả SXKD của Công ty bằng chỉ tiêu kinh tế.

 LH (%) LH (%)I Nhóm hàng dệt may

3.Phụ tùng của máy mayChiếc677.324637.456563.675-39.86894,1116.219102,5498,24

VI Nhóm hàng Bông xơ, sợi

Trang 11

Kết quả SXKD bằng chỉ tiêu giá trị

Kết quả SXKD bằng chỉ tiêu giá trị trong 3 năm 2005, 2006 và 2007 được thểhiện ở Biểu 04

Tổng lợi nhuận sau thuế của Công ty được hình thành từ hoạt động SXKD vàhoạt động khác với tốc độ phát triển bình quân qua 3 năm là 211,54% Nhưng kếtquả đạt được của Công ty qua các năm không đều đặn thể hiện qua chỉ tiêu pháttriển liên hoàn

Năm 2006 so với năm 2005 lợi nhuận đạt 584,86% tương ứng với mức tănghơn 2 tỷ đồng Vì năm 2005 Công ty vẫn chưa hợp nhất từ 02 Công ty Thương MạiDịch Vụ số 1 và Công ty XNK Dệt may, nên lợi nhuận từ Công ty chưa được cộngtừ 2 đơn vị đó lại, mặt khác 2 công ty đó trong năm 2005 sản xuất kinh doanh chưathật sự có hiệu quả Năm 2006, với bộ máy quản lý mới, với những chính sách,chiến lược kinh doanh mới đã giúp cho công ty đạt được kết quả tăng vọt như ta đãthấy Nhưng đến năm 2007 so với năm 2006 lại giảm chỉ đạt 76,51% Để tìm hiểuđược thực chất vấn đề có thể đi sâu tìm hiểu các nguyên nhân lên xuống này thôngqua các chỉ tiêu tài chính :

- Lợi nhuân từ hoạt động SXKD: Tốc độ phát triển bình quân đạt 223,98%nhưng có sự lên xuống qua các năm Đối với năm 2006 so với 2005 thì tốc độ pháttriển liên hoàn lên đến 614,64% Tăng 514,64% tương đương với hơn 2 tỷ đồng.Nhưng sang đến năm 2007 so với năm 2006 thì tốc độ phát triển liên hoàn chỉ cònlà 81,62%, tức là giảm đi 18,83% là do các nhân tố sau:

+ Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ: Tốc độ phát triển bình quân đạt100,33% Tốc độ phát triển liên hoàn năm 2007 so với năm 2006 là 108,96%, tăng8,96% tương ứng gần 65 tỷ đồng Trong năm 2006, có một lý do khách quan làmcho doanh thu bán hàng và cung cấp dich vụ giảm đi đáng kể đó là “hiện tượngQuota dệt may” Quota dệt may là hạn ngạch cấp cho DN sản xuất trong ngành dệtmay Năm 2006 Nhà nước đã bỏ hạn ngạch đó đi làm cho lượng khách hàng vànguồn hàng giảm đi, mà nhất là đánh trúng vào hàng may, mặt hàng kinh doanhchính của công ty, và hạn ngạch lại áp dụng với thị trường Mỹ, là một trong nhữngthị trường chủ đạo Nhưng đến năm 2007 thì việc tìm mối hàng đã quen dần và

Trang 12

lượng khách đã tăng lên so với năm 2006, dẫn đến doanh thu bán hàng và cung cấpdịch vụ đã tăng lên đáng kể, với con số đã được thể hiện trong biểu.

+ Chi phí hoạt động tài chính: Chi phí hoạt động tài chính của công ty qua 3năm tăng dần Cũng do ảnh hưởng của việc bỏ hạn ngạch năm 2006, làm cho côngtác hoạt động tài chính khó khăn hơn, chi phí tăng lên vì không còn được Nhà nướctìm nguồn nữa mà phải tự đi tìm hiểu và giao dịch lấy Năm 2006 so với năm 2005tăng 26,2% tương đương với hơn 1,5 tỷ đồng Năm 2007 tăng lên so với năm 2006hơn 2 tỷ đồng, tăng 27,49% Nhưng sự tăng chi phí này không phải do lãng phí haylà hoạt động không có hiệu quả, nhìn vào doanh thu năm 2007 so với năm 2006 tacó thể nhận thấy điều đó Doanh thu của Công ty năm 2007 tăng so với năm 2006là 64 tỷ đồng.

+ Chi phí quản lý doanh nghiệp:

Đây là khoản chi phí hành chính của công ty Nhìn vào bảng số liệu ta thấyđược rằng doanh nghiệp đã ngày càng có tổ chức, hợp lý và hiệu quả của quản lýtrong doanh nghiệp ngày càng tăng Điều này thể hiện ở chi phí quản lý doanhnghiệp ngày càng giảm đi qua các năm, và giảm đi với con số đáng kể Nhất là ởnăm 2007 giảm gần 4 tỷ, một con số giảm không nhỏ về chi phí quản lý của mộtcông ty vừa Vì từ năm 2006, sau khi đã xác nhập 2 Công ty bé, Công ty tiến hànhgiảm biên chế và thay đổi cơ chế quản lý một cách phù hợp, hiệu quả và giảm chiphí hết mức có thể Tốc độ giảm bình quân của chi phí quản lý doanh nghiệp đã đạtđược qua 3 năm gần đây đó là 73,48% Một dấu hiệu đáng mừng cho Công ty nếuCông ty vẫn phát huy theo đà này.

+ Chi phí bán hàng :

Doanh thu của các năm 2005, 2007 cao hơn hẳn so với năm 2006, lý do cũngvì lượng hàng 2006 ít hơn, khách hàng ít hơn nên chi phí bán hàng cũng ít hơn, mộtphần cũng vì công tác bán hàng trong năm 2006 có hiệu quả hơn nên chi phí cũngkhông bị lãng phí, giảm so với năm 2005 là 6,88% Sang đến năm 2007, lượng hàngnhiều nên khiến chi phí bán hàng cũng tăng nên làm cho tốc độ tăng bình quân qua3 năm của chi phí bán hàng là 98.40%

Trang 13

+ Chi phí khác :

Ta có thể dễ nhận ra chi phí khác vào năm 2006 cao hơn hẳn so với năm 2005và năm 2007, nguyên nhân chính là chi phí phát sinh xung quanh việc sát nhập haiCông ty thành viên Nhưng sang đến năm 2007, chi phí khác đã giảm đi khi qua đãqua thời gian ban đầu của sự sát nhập Mặc dù có sự tăng lên trong 2006 nhưng tốcđộ phát triển bình quân qua 3 năm không cao lắm là 99.73%

+ Thu nhập khác :

Với tốc độ phát triển bình quân của thu nhập khác qua 3 năm là 219,38% cóthể nhận ra được sự tăng trưởng của thu nhập khác của Công ty qua 3 năm là đángkể Thu nhập khác của Công ty bao gồm một số hoạt động như cho thuê ki ốt, chothuê địa điểm hay cho thuê phương tiện vận tải chuyên chở …

Như vậy lợi nhuận trước thuế của Công ty qua 3 năm có sự lên xuống chủ yếulà do sự lên xuống vì chi phí quản lý và chi phí tài chính của Công ty.

Trang 14

Biểu 04: Kết quả SXKD của Công ty bằng chỉ tiêu giá trị

 LH  %  LH  %

1DT BH, CC DV781.640.371.150722.156.921.081786.881.186.221-59.483.450.06992,3964.725.265.140108,96100,332Các khoản giảm trừ146.506.5191.584.206.464352.587.4691.437.699.9451081,32-1.231.618.81522,26155,143DT thuần781.493.864.631720.572.714.617786.528.598.572-60.921.150.01492,20-719.786.186.0450,113,184GV hàng bán756.843.951.143696.515.873.241765.843.186.811-60.328.077.902S92,0369.327.313.570109,95100,595LN gộp24.649.913.48824.056.841.37620.865.441.761-593.072.11297,6-3.191.399.61586,7392,006Chi phí bán hàng10.440.822.0789.837.000.98210.109.656.618-603.821.09694,22272.655.636102,7798,407Chi phí QLDN12.113.647.78110.048.259.3496.541.649.187-2.065.388.43282,95-3.506.610.16265,1073,488LN hoạt động SXKD480.831.9642.955.362.2682.412.124.2532.474.530.304614,64-543.238.01581,62223,989DT HĐ tài chính4.320.222.4836.316.306.6177.981.367.6021.996.084.134614,64-543.238015126,36135,9110Chi phí HĐ tài chính5.934.834.1487.532.525.3949.603.349.3051.597.691.246126,922.070.823.191127,49127,2011Thu nhập khác65.949.571133.812.977317.386.34967.863.406202,90183.573.372237,19219,3812Chi phí khác30.856.75171.730.99930.697.09340.874.248232,46-41.033.90642,7999,7313Lợi nhận khác35.092.82062.081.978286.689.25626.989.158176,91224.607.278461,79285,8214LN trước thuế515.924.7843.017.444.2462.698.813.5092.501.519.462584,86-318.630.73789,44228,71

-16 LN sau thuế 515.924.784 3.017.444.246 2.308.637.017 2.501.519.462 584,86 -708.807.229 76,51 221,54

Trang 15

1.3.Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của Công ty.

Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty được thể hiện qua Sơ đồ 01

Sơ đồ 01:Sơ đồ bộ máy tổ chức của Công ty CP SX-XNK Dêt

ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

BAN GIÁM ĐỐC

BAN KIỂM SOÁT

Phòng KH thị trường

Phòng TC HC

Chi nhánh tại TP HCM

Chi nhánh tại Hải Phòng

Phòng KD XNKvật tư

Phòng KD XNK tổng hợp

Trang 16

 Hội đồng quản trị

Hội đồng quản trị của Công ty VINATEXIMEX bao gồm 5 thành viên trongđó có chủ tịch HĐQT và 4 ủy viên, không tham gia điều hành trực tiếp hoạt độngcủa công ty HĐQT họp định kì hàng quý để thao luận các vấn đề liên quan đếnhoạt động của Công ty HĐQT có vai trò xây dựng chiến lược tổng thể và địnhhướng hoạt động lâu dài cho công ty, ấn định mục tiêu tài chính giao cho Ban giámđốc, chỉ đạo giám sát hoạt động của Ban giám đốc qua một số hội đồng và banchuyên môn do HĐQT lập ra.

 Ban giám đốc

Ban giám đốc gồm có Tổng giám đốc điều hành chung và 5 phó Tổng giámđốc phụ tá cho Tổng giám đốc Ban giám đốc có chức năng cụ thể hóa các chiếnlược tổng thể và mục tiêu do HĐQT đề ra, bằng các kế hoạch và phương án kinhdoanh, tham mưu cho HĐQT các vấn đề về chiến lược, chính sách và điều hànhtrực tiếp hoạt động của Công ty.

Điều hành hoạt động của Công ty có: Tổng giám đốc và các phó tổng giám đốc.- Tổng giám đốc Công ty do Chủ tịch HĐQT bổ nhiệm, miễn nhiệm, khenthưởng và kỉ luật sau khi thông qua HĐQT của Công ty Khi vắng mặt,Tổng giámđốc ủy quyền cho một phó Tổng giám đốc quản lý và điều hành Công ty

- Phó tổng giám đốc giúp Tổng giám đốc điều hành một số lĩnh vực của côngty theo sự phân công của Tổng giám đốc công ty,chịu trách nhiệm trước Tổng giámđốc công ty và pháp luật trước những công việc được giao Phó Tổng giám đốccông ty do Tổng giám đốc công ty bổ nhiệm ,miễn nhiệm ,khen thưởng và kỷ luật.

- Kế toán trưởng giúp Tổng giám đốc công ty chỉ đạo, tổ chức thực hiện côngtác tài chính, kế toán, thống kê của công ty, có các quyền và nhiệm vụ theo quy địnhpháp luật Kế toán trưởng do Chủ tịch HĐQT bổ nhiệm, miễn nhiệm khen thưởng,kỷ luật theo đề nghị của Tổng giám đốc Công ty.

- Bộ máy giúp việc: Các phòng chuyên môn nghiệp vụ có chức năng thammưu giúp việc cho Tổng giám đốc trong quản lý và điều hành công việc, như:Phòng tổ chức hành chính, Phòng tài chính kế toán, Phòng tổ hợp.Phòng kinh doanh

Trang 17

XNK tổng hợp, Phòng XKN dệt…Các phòng khác khi thành lập phải có sự đồng ýcủa HĐQT

 Ban kiểm soát

Nhiệm vụ của Ban là kiểm tra, giám sát tình hình hoạt động của các phòngban trong Công ty về sự tuân thủ pháp luật, các quy định của Công ty….đánh giáchất lượng điều hành và hoạt động của từng đơn vị, tham mưu cho Ban giám đốc,cũng như đề xuất khắc phục yếu kém, đề phòng rủi ro nếu có

Trang 18

PHẦN 2: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CP SX-XNK DỆT MAY\

2.1 Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán trong Công ty.

Để tìm hiểu đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán trong Công ty CP SX-XNK Dệtmay, trước hết ta quan sát sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của Công ty:

Sơ đồ 02:Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của Công ty CP SX-XNK Dệt may.

Công ty tổ chức công tác kế toán của mình theo hình thức tập trung Mỗi chứcnăng kế toán chuyên môn trong phòng Tài chính Kế toán do mỗi người khác nhauđảm nhận.

Kế toán tổng hợp là người tổng hợp tất cả những số liệu từ các kế toán chuyênmôn.Bộ máy kế toán tại Công ty được tổ chức tập trung tại Phòng Tài chính Kếtoán gồm có:

Kế toán thanh toán

Nhóm kế toán thanh toán đối ngoại

Kế toán hàng hóa

Kế toán chi phí lưu thông,XDCB TSCD

Thủ quỹ

Trang 19

chính, tín dụng, cùng các phòng lập kế hoạch kinh doanh của công ty; giải quyết cácmối quan hệ: Cục thuế, hải quan; quản lý nhân sự phòng tài chính kế toán.

 Phó phòng

- Phó phòng phụ trách hạch toán kế toán-Chuyên viên kế toán tổng hợp-Lậpbáo cáo tài chính quý, năm: Kế toán công nợ khác (ngoài công nợ phát sinh trongmua bán hàng hóa); theo dõi hạch toán các quỹ, cùng kế toán TSCD xử lý ,thanh lý,bàn giao, chuyển nhượng TSCD; tập hợp kiểm kê định kì tài sản, công nợ, tiền vốncông ty; hàng tháng, quý làm cước báo nhanh định kì và đột xuất theo yêu cầu củaHDQT; hướng dẫn nghiệp vụ cho cán bộ trẻ chưa có kinh nghiệm làm việc.

- Phó phòng phụ trách thuế, công nợ: Tổng hợp thuế, khai thuế hàng tháng lậpbáo cáo thuế (GTGT, thuế thu nhập cá nhân,thuế XNK) theo quy định của Nhànước; lập hồ sơ hoàn thuế; theo dõi việc giải tỏa cưỡng chế thuế (nếu phát sinh);tham gia quản lý, tập hợp báo cáo công nợ của các bộ phận trong phòng, đôn đốcviệc thu hồi công nợ theo quy định của Công ty; xử lý số liệu công nợ, phân loạituổi thọ trong quý, năm theo chế độ tài chính của Nhà nước ban hành; giúp kế toántrưởng quản lý vốn.

 Kế toán thanh toán:

- Kế toán thanh toán tiền mặt:

Kế toán thanh toán tiền mặt nhận bộ chứng từ thanh toán (thu hoặc chi tiền)kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ của chứng từ theo quy định của cơ quan quản lý Nhànước và quy chế tài chính của Công ty, trường hợp kế toán thanh toán vượt quathẩm quyền phải báo cáo trưởng phòng xin ý kiến chỉ đạo của Tổng giám đốc; mởsổ kế toán theo dõi; hàng tháng lên Nhật kí chung, khóa sổ vào ngày cuối cùng củatháng; theo dõi tài khoản tạm ứng của cán bộ nhân viên vay công ty; cùng bộ phậnquỹ kiểm kê giữa tiền mặt tồn quỹ và sổ sách, lập biên bản kiểm kê quý, tháng; lưugiữ chứng từ thu chi; lập báo cáo thu chi tiền vào ngày mùng 5 và 20 hàng tháng.

- Kế toán ngân hàng tiền gửi , tiền vay, bảo lãnh tại các ngân hàng:

Ngân hàng Ngoại thương, Sở Giao Dịch Ngân hàng Đầu tư Cổ phần Quân đội,Ngân hàng Đầu tư Bắc Thăng long, Ngân hàng Nông nghiệp, Ngân hàng Côngthương, Công ty tài chính; nhận chứng từ thanh toán của các phòng, yêu cầu kiểm

Trang 20

tra tính chính xác, hợp lệ, hợp lý và đã được Tổng giám đốc hoặc Phó tổng giámđốc duyệt, sau đó lập ủy nhiệm chi, giấy chuyển tiền, nộp thuế…; đối chiếu, xácnhận với các bộ phận trong phòng để hạch toán, kế toán chính xác, đảm bảo theođúng chế độ; lấy sổ phụ các ngân hàng, hàng ngày phải báo cáo số dư các tài khoảncũng như phát sinh để lãnh đạo phòng biết và xử lý hoạt động của vốn; hàng thánglàm báo cáo ngân hàng vào mùng 5 và 20 hàng tháng; lưu trữ chứng từ ngân hàng:tỷ giá, vay, bảo lãnh bằng tiền VND và các ngoại tệ.

- Vay vốn huy động của CBCNV: Làm hợp đồng vay vốn, theo dõi từng hợpđồng, tính lãi vay từng tháng đưa vào chi phí kinh doanh; theo dõi quản lý và quyếttoán hợp đồng đúng hạn.

- Bảo lãnh đấu thầu: Hàng năm lên phương án trình Tổng giám đốc mức bảolãnh vay vốn, ủy quyền chữ ký tại các ngân hàng.

 Nhóm kế toán thanh toán đối ngoại:

- Thanh toán đối ngoại hàng xuất khẩu: Kiểm tra bộ chứng từ hàng xuất khẩu,đối chiếu với hợp đồng các chỉ tiêu lượng, đơn giá, tên địa chỉ khách hàng, số lượngcác loại chứng từ cần có theo quy định; giải quyết đối chiếu khiếu nại, bồithường….; lập hồ sơ vay mua hàng xuất khẩu, theo dõi đôn đốc thời hạn trả nợ vay;lên báo cáo vay, thanh toán vay hàng tháng.

- Thanh toán đối ngoại hàng nhập khẩu: Nhận kiểm tra, theo dõi chứng từ mởL/C hàng nhập khẩu; giao dịch với ngân hàng làm thủ tục vay vốn, khi được ngânhàng chấp nhận phải lập hồ sơ vay hoàn chỉnh theo yêu cầu của ngân hàng; lập báocáo kế hoạch vay, thanh toán hàng tháng; lập báo cáo vay ngân hàng vào mùng 5 và20 hàng tháng.

 Kế toán hàng hóa: Mua hàng, bán hàng, ủy thác, gia công, dự án (XNK vànội địa ).

- Kế toán hạch toán mua hàng: Nhận chứng từ, thanh toán các khoản phải trảcho người bán trong và ngoài nước; hàng tháng làm báo cáo mua hàng và công nợphải trả cho khách hàng vào ngày mùng 5 và 20; lưu toàn bộ hợp đồng, bộ chứng từmua hàng ( có hóa đơn tài chính gốc ), phiếu nhập kho …; kê khai thuế đầu vàohàng tháng; cuối tháng đối chiếu nhập xuất tồn với thủ kho, lên báo cáo tồn kho.

Trang 21

- Kế toán hạch toán bán hàng: Nhận, kiểm tra toàn bộ chứng từ bán hàng; theodõi hạch toán bán hàng và các khoản công nợ phải thu của khách hàng trong vàngoài nước; hàng tháng lên báo cáo bán hàng, báo cáo công nợ phải thu, báo cáodoanh số, kê khai thuế đầu ra, quản lý công nợ với khách hàng mua; đồng thời làmbáo cáo nhanh công nợ phải trả cho khách hàng vào ngày mùng 5 và 20 hàng tháng;lập chứng từ: Hợp đồng, hóa đơn bán hàng, phương án kinh doanh và các chứng từliên quan.

- Kế toán hạch toán hàng may mặc gia công, hàng mẫu ủy thác: Nhận và kiểmtra chứng từ mua vào và xuất ra nguyên phụ liệu, thành phẩm; theo dõi, hạch toánvà lưu toàn bộ chứng từ liên quan; báo cáo nhanh công nợ vào ngày mùng 5 và 20hàng tháng.

 Kế toán chi phí lưu thông XDCB, TSCĐ:

Tổng hợp chi phí, phân loại hạch toán và phân bổ chi phí theo khoản mục; kếtoán trích, sử dụng tiền lương, BHXH, BHYT; hạch toán chi tiết theo phòng, mặthàng: lên báo cáo chi tiết phí tháng, quý, năm; theo dõi các khoản vay, tạm ứng tiềncủa trung tâm bảo hành Juki qua tài khoản của Công ty; theo dõi tăng giảm tài sản,tính khấu hao hàng tháng, quý theo quy định; hạch toán các công trình mới, sửachữa, cải tạo …

 Thủ quỹ: Chịu trách nhiệm thu chi khi có đủ chứng từ đúng nguyên tắc vàchính xác; thường xuyên đối chiếu với kế toán tiền mặt về thu chi tiền mặt và số dưtồn quỹ; theo dõi quỹ Đảng, quỹ Đoàn.

2.2 Đặc điểm vận dụng chế độ chính sách của công ty

2.2.1 Niên độ kế toán, đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán

- Niên độ kế toán: Bắt đầu từ ngày 01/01, kết thúc vào ngày 31/12 hàng năm - Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán: VND

2.2.2 Chế độ kế toán áp dụng

Công ty áp dụng chế độ kế toán theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC banhành ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

 Hệ thống chứng từ sử dụng trong Công ty:

Hệ thống biểu mẫu chứng từ kế toán áp dụng trong doanh nghiệp gồm:

Trang 22

- Chỉ tiêu lao động tiền lương.- Chỉ tiêu hàng tồn kho.

- Chỉ tiêu bán hàng.- Chỉ tiêu tiền tệ - Chỉ tiêu TSCĐ

Mọi nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh liên quan đến hoạt động của Công tyđều phải lập chứng từ kế toán Chứng từ kế toán chỉ lập một lần cho một nghiệp vụkinh tế tài chính phát sinh Nội dung chứng từ kế toán phải đầy đủ các chỉ tiêu, rõràng, trung thực với nghiệp vụ kinh tế phát sinh Chữ viết trên chứng từ phải rõràng, không tẩy xóa, không viết tắt Số tiền viết bằng chữ phải khớp đúng với sốtiền viết bằng số

 Hệ thống tài khoản sử dụng trong Công ty:

Danh mục hệ thống tài khoản kế toán được sử dụng trong Công ty CP XNK Dệt may VINATEXIMEX được tuân thủ theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

SX- Hệ thống sổ sách sử dụng trong Công ty:

Vì Công ty áp dụng hình thức ghi sổ Nhật kí chung nên hệ thống sổ sử dụnggồm có:

- Sổ nhật kí chung.- Nhật kí mua hàng.- Nhật kí bán hàng.

- Nhật kí chi tiền, thu tiền.

- Sổ cái các TK 111, TK 112, TK 131, TK 133, TK 156, TK 157, TK 331,TK333, TK 511, TK 641, TK 642,…

- Các sổ thẻ kế toán chi tiết như sổ chi tiết hàng hóa, sổ chi tiết theo dõi thanhtoán với người bán bằng ngoại tệ, sổ chi tiết vay………

Ngày đăng: 13/11/2012, 15:35

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Công ty tổ chức công tác kế toán của mình theo hình thức tập trung. Mỗi chức năng kế toán chuyên môn trong phòng Tài chính Kế toán do mỗi người khác nhau  đảm nhận. - Tổ chức hạch toán kế toán tại Công ty Cổ phần sản xuất - Xuất nhập khẩu Dệt May
ng ty tổ chức công tác kế toán của mình theo hình thức tập trung. Mỗi chức năng kế toán chuyên môn trong phòng Tài chính Kế toán do mỗi người khác nhau đảm nhận (Trang 17)
Bảng cân đối kế toán - Tổ chức hạch toán kế toán tại Công ty Cổ phần sản xuất - Xuất nhập khẩu Dệt May
Bảng c ân đối kế toán (Trang 22)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w